Wednesday, June 29, 2011

Thơ Sóng Việt: Tuổi Đời

Tuổi Đời

Tuổi đến hôm nay chẳng thấy thừa
Cuộc đời chữ nghĩa vẫn như xưa
Hè về sách vở khó mà chán
Thu đến thi văn thật dễ ưa
Non nước hữu tình chưa thấy đủ
Trăng sao tri kỷ mấy cho vừa
Trời cho mạnh khỏe thì vui hưởng
Bỏ mặc ngoài song chuyện nắng mưa.

Sóng Việt
29 tháng 6 năm 2011

Saturday, June 25, 2011

Người Trung Hoa, Người Ngô. Người Tàu

Tại sao người Việt mình gọi người Trung Hoa là Tàu?
Mới đọc bài viết ngắn giải thích dưới đây đăng trên mục Tản Mạn Saigon của g8ubvn.

SV

Nếu các bạn thắc mắc tại sao dân Saigon xa xưa gọi người Trung Quốc là Tàu (vì người miền Bắc gọi người Trung Quốc là người Ngô) thì đó cũng là thắc mắc chính đáng lắm vậy.

Khi nhà Thanh xâm chiếm và thống trị tất cả Trung Quốc, một số quan chức nhà Minh không thuần phục dùng tàu vượt biển xuôi Nam. Họ xin gặp chúa Nguyễn Hiền lúc đó và xin làm dân Nam. Chúa Nguyễn đồng ý nhưng ra lệnh cho họ tiếp tục Nam tiến đánh chiếm vùng đất Saigon bây giờ và lập nên hai làng đầu tiên là Thanh Hà (Biên Hoà ngày nay) và Minh Hương (Saigon Mỹ Tho ngày nay). Khu vực Saigon vì nhiều sông rạch và thuận tiện cho tàu bè từ biển Đông đi vào nên mua bán ngày càng nhộn nhịp và thu hút ngày càng đông người Trung Quốc bất phục nhà Thanh. Đa số những người Trung Quốc tiếp tục sống trên tàu để tiện việc mua bán nên dân Saigon gọi họ là người Tàu.

Dần dần người Tàu cũng lên bờ và lấy vợ người Việt ngày càng đông nên dân Saigon goi những người Tàu lấy vợ Việt là Các Chú vì bây giờ họ cũng như là anh em với cha của mình do hôn nhân. Cho thấy dân Saigon từ thời khai hoang tạo dựng đã khoáng đạt mở rộng vòng tay đón nhận không kỳ thị phân chia. Còn tại sao lại gọi người Tàu là Chệt vì tiếng Triều Châu Chệt có nghĩa là Chú và người Saigon một cách quí trọng đã gọi Chệt thay vì Các Chú để chứng tỏ sự chấp nhận không những con người mà ngôn ngữ của người phương xa đến nữa.

Do những hoàn cảnh kinh tế và lịch sử mà các danh xưng Ba Tàu, Các Chú, và Chệt mất đi cái ý nghĩa nguyên thủy của nó. (by g8ubvn).

Bỏ Đi Tám

Bỏ đi Tám!

Theo tin tức nói về Saigon ngày trước thì cụm từ “Bỏ đi Tám” xuất phát từ Nam bộ trong thời Pháp thuộc. (Tản mạn Saigon, g8ubvn)
Người miền Nam hay gọi nhau trong nhà bằng thứ tự như Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu, v.v…Và người Saigon cũng đã phân chia thứ bậc các tầng lớp xã hội cho được dễ dàng ứng xử và giao thiệp.
Quyền lực cao nhất là quan Tây cầm đầu guồng máy, thì người dân không có dịp tiếp xúc trực tiếp nên không kể thứ hạng.
Tiếp đến là những người làm việc với chính quyền bảo hộ như thầy Thông, thấy Phán, thầy Ký nên được người dân Nam bộ gọi là thầy Hai.
Vị trí thứ ba thuộc về người Trung hoa vì họ là những người hầu như nắm trọn guồng máy kinh tế của Saigon. Họ làm chủ vựa hoặc các chành dọc kinh Bến Nghé của Saigon năm xưa. Họ là những người thuê muớn nhân công làm việc cho họ. Từ thuở mới thành lập hai tỉnh Biên Hòa và Saigon-MyTho, người Trung Quốc thường sống trên tàu, nên họ được mệnh danh là chú Ba Tàu.
Anh Tư đao búa để chỉ những nhóm người đã chiếm đóng hùng cứ một khu vực nào đó và sẵn sang dùng đao búa để bảo vệ hay chiếm đoạt lãnh thổ của nhóm kém vế hơn.
Thứ năm là nhóm Cá Đá Lăn Dưa. Đây là nhóm phá rối người buôn bán để ăn cắp của họ như đi ngang đá cá văng ra khỏi sạp để cho đứa khác chụp, hay lăn cho dưa đổ để cho đứa khác ôm chạy.
Thứ Sáu là anh Sáu Mã Tà hay Sáu Lèo là những người giữ trật tự khi những người tứ xứ đổ về Saigon kiếm sống bàn hàng rong đủ loại xâm chiếm đuờng phố, bán buôn đủ thứ.
Anh Bảy Chà-Và là tên đặt cho những người Ấn độ hoặc là giầu có buôn bán cho vay với giá cắt cổ, hay là những người gác cửa cho cơ sở kinh doanh như nhà băng hay dinh thư lớn.
Và thứ Tám là những người tá điền nghèo đổ về Saigon làm nghề khuân vác hay kéo xe. Họ cũng có thể là những người đàn bà nghèo làm công việc ở đợ cho những gia đình giầu có. Cụm từ “Bỏ đi Tám” ám chỉ họ chẳng làm được chi khác đâu, đừng hy vọng nữa.
Và sau cùng là những người quá nghèo chỉ biết đánh đổi cái vốn sẵn có để sinh tồn, họ là những chị Chín (xóm) Bình Khang.
(viết theo Tản mạn Saigon của g8ubvn)

Sóng Việt

Hãy Bỏ Đi. Frank Kafka. Sóng Việt

Hãy Bỏ Đi!
Give It Up. Frank Kafka
(Gibs Auf_Frank Kafka)

Sóng Việt

Hắn đấy. Hắn dậy sớm, hắn biết là hắn có dư thì giờ để sửa soạn cho một cuộc hành trình tiếp nối. Làm cái nghề như hắn, cứ di chuyển liên miên, một hai ngày là một cuộc hành trình, thời giờ với hắn trở nên vô nghĩa, nơi chốn là những nơi không còn tên sau khi hắn đi qua, những con phố chỉ là những cái tên không hồn để dẫn dắt hắn đến nơi cần đến. Những con đường hắn đi qua lặng ngắt, chẳng thấy rác rưởi như chứng tích của nhân loài hiện hữu, không có dấu vết sinh hoạt của người, ngay cả thú vật, chim chóc cũng không hiện diện. Thành phố chán, chán quá, chán như tâm hồn một kẻ chán ngán mọi thứ. Cái tòa tháp cao có cái đồng hồ, nó là toà tháp nhà thờ hay nó là tòa tháp của đô thành, hay tòa tháp của nhà ga xe điện? Nó ở đâu hiện ra ấy nhỉ, nó mới đây mà, lại biến đằng nào mất rồi. Từ nhỏ đến bây giờ hắn đã theo bố mẹ, gia đình thay đổi chỗ ở bao nhiêu lần, hắn nhớ không hết, cũng chỉ quanh quẩn trong một thành phố thôi, hắn đã nhớ những con đường dẫn đến nhà hắn, cứ loanh quanh một hồi cũng tới, làm sao lạc được. Hắn tưởng mình đang ở thành phố quen thuộc, nhưng sao lạ quá, đi hoài vẫn không thấy nhà ga. Nhìn đồng hồ đeo tay, dù hắn chẳng muốn chút nào, hắn tự nhủ phải nhanh chân lên, phải tìm đường mà đi, không lang thang được nữa. Hắn lạc rồi, hắn không thể ỷ vào tên đường phố, không thể ỷ vào cái tòa tháp cao mang cái đồng hồ ngạo nghễ, bây giờ làm sao? Ah có người cảnh sát đứng tít đằng kia rồi, hắn rảo bộ và dường như chạy vội đến vì hắn thấy mình thở hổn hển, thở không ra hơi, ô hay hắn yếu đến thế sao, mới chạy qua có vài con phố mà đã mệt nhoài hay sao? Câu hỏi thoát khỏi miệng hắn hắt vào mặt người cảnh sát nghe sao lạ quá, hắn tự giận mình: chỉ là một câu hỏi đường mà hắn nói không mạch lạc, một chuỗi chữ lắp bắp, không có cái khẩn khoản cần thiết khi nhờ cậy người khác. Nó chỉ là một câu nói ú ớ, vô nghĩa, và lại có vẻ như bất cần? Người cảnh sát, một người có nhiệm vụ bảo vệ an ninh, mang trật tự lại cho xã hội, giúp đỡ kẻ hoạn nạn khi cần, nhưng sao anh ta lại không phải là người như thế? Anh ta nhếch mép tạo một nụ cười khinh mạn: “Từ tôi ư, anh muốn hỏi đường ư?” Thế này thì hỏng rồi, hắn vội đào lý do, tìm lý do, lý do nào đây, trễ giờ quá ư, không hắn có nhiều thì giờ lắm mà; lạc đuờng ư? không, hắn nghĩ là đường dễ quá mà, hắn vội chống chế là tại hắn không quen đường phố nơi đây. Hắn đã nói ra sao, cử chỉ như thế nào, thái độ có đáng ghét không mà người cảnh sát chợt như giận giữ tại sao hắn có thể ngu ngốc đến thế, cái nhà ga thì có khó chi đâu mà phải hỏi, cảnh sát này đâu có phải thứ cảnh sát quèn đó. Thôi “hãy bỏ đi, bỏ đi”. Hãy bỏ đi?! đừng tìm nữa cho mệt, chuyện nhỏ thế mà anh không làm được một mình ư? Tiếng cười khinh bạc, ngạo mạn vọng lại sau lưng người cảnh sát như đâm suốt vào đầu hắn. Hắn là con người vô tích sự, lại một lần nữa hắn lại bị coi như một kẻ vô tích sự. “Hãy bỏ đi, hãy bỏ đi”, tiếng cười ngaọ mạn nổi lên như mỗi lúc một lớn dần, lớn dần…Hắn choàng tỉnh. Ô hay đây chỉ là một giấc mơ ? Hắn nhìn đồng hồ của hắn. Hãy còn dư thì giờ mà….

**
Ồ, sao nghe quen thuộc quá, có vẻ như kafkaesque ở đây, như có cái gì đó phi lý, ảo giác, nửa tỉnh nửa mộng, là như mơ hồ có điều gì đó mang đe dọa kỳ lạ, nặng chĩu tâm tư, là như sợ hãi, là tự ti, là lạc lõng tuyệt vọng, là mặc cảm tôi lỗi vô cớ, v.v…
Nói đến kafkaesque là phải nghĩ đến nhà văn Frank Kafka, một nhà vănkhác thường đã viết nên những chuyện đã làm say mê biết bao nhiêu người và là đề tài cho biết bao nhiêu phân tích tâm lý, xã hội, triết học, chuyện phim ảnh kinh dị, quái đản, trò chơi trên máy điện tử, sách báo hoạt họa, châm biếm, khôi hài đen, v.v…

Mời đọc bản dịch của Sóng Việt cùng nguyên tác Đức ngữ cùng bản dịch Anh ngữ câu chuyện rất ngắn của Frank Kafka, đó là “Gibs auf”.

Đó là lúc rất sớm vào buổi sáng, đường phố sạch sẽ và vắng vẻ. Tôi đang trên con đường đến trạm xe hỏa. Khi so giờ cái đồng hồ đeo tay của tôi với cái toà tháp đồng hồ tôi mới nhận ra rằng tôi đã trễ nhiều hơn là tôi nghĩ, tôi phải nhanh chân lên, sửng sốt vì khám phá này làm tôi không dám chắc về con đường mình đi. Tôi chưa quen thuộc nhiều với thành phố này, may mắn thay có một người cảnh sát đứng gần đó, tôi chạy lại và hổn hển hỏi thăm hắn đường đi. Hắn cười (khỉnh) và nói “từ tôi, anh muốn hỏi thăm đường đi ư?”. “Đúng thế”, tôi nói “vì tôi không thể tự tìm thấy đường được”. “Hãy bỏ đi, hãy bỏ đi”, hắn nói, và quay phắt lưng về tôi, như một người chỉ muốn được một mình với tiếng cười lớn (ngạo mạn) của hắn.(*)

Es war sehr früh am Morgen, die Straßen rein und leer, ich ging zum Bahnhof. Als ich eine Turmuhr mit meiner Uhr verglich, sah ich, dass es schon viel später war, als ich geglaubt hatte, ich musste mich sehr beeilen, der Schrecken über diese Entdeckung ließ mich im Weg unsicher werden, ich kannte mich in dieser Stadt noch nicht sehr gut aus, glücklicherweise war ein Schutzmann in der Nähe, ich lief zu ihm und fragte ihn atemlos nach dem Weg. Er lächelte und sagte: “Von mir willst du den Weg erfahren?” “Ja”, sagte ich, “da ich ihn selbst nicht finden kann”. “ Gibs auf, gibs auf”, sagte er und wandte sich mit einem großen Schwunge ab, so wie Leute, die mit ihrem Lachen allein sein wollen. (Gibs Auf. Frank Kafka)

It was very early in the morning, the streets clean and deserted, I was on my way to the railroad station. As I compared the tower clock with my watch I realized it was already much later than I had thought, I had to hurry, the shock of this discovery made me feel uncertain of the way, I was not very well acquainted with the town yet, fortunately there was a policeman nearby, I ran to him and breathlessly asked him the way. He smiled and said: 'from me you want to learn the way?' 'Yes,' I said, 'since I cannot find it myself.' 'Give it up, give it up,' said he, and turned away with a great sweep, like someone who wants to be alone with his laughter.(Give It Up. Frank Kafka).
Sóng Việt
12 June 2011

(*) Việt ngữ có câu nói bình dân rất quen thuộc “Thôi! Bỏ đi Tám”.

Tuesday, June 21, 2011

Hàm Nghi: Một Nghệ sĩ đa tài


(1)

(2)


(1) Vua Hàm Nghi (chụp năm 1935)
(2) Mộ Judith Gautier






Qua lịch sử và những ảnh đã lưu truyền, chúng ta đã biết vua Hàm Nghi là một nhà ái quốc. Mặc dù ông đã lấy cô Marcelle Laloe, con gái của ông Chánh Biện lý Laloe vào ngày 4 tháng 11 năm 1904, nhưng trong suốt 55 năm sống lưu đày từ ngày rời quê hương cho đến khi chết,ông luôn luôn để tóc búi "củ hành", đội khăn đóng, mặc áo dài đen theo đúng phong tục cổ truyền của người Việt Nam từ thế kỷ thứ 19.
Những hình ảnh đám cưới của vua Hàm Nghi có thể xem từ nguồn của es'mma.
Hơn thế nữa vua Hàm Nghi lại còn là một nghệ sĩ đa tài.
Bài viết với những tài liệu rất quý của Nguyễn Ngọc Giao đuợc truy cập từ trang diễn- đàn.org để có nhiều độc giả có thể xem/đọc đuợc.

http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/ham-nghi-nghe-si/

by Nguyễn Ngọc Giao — Cập nhật : 08/07/2008 10:35

Vua Hàm Nghi (1871-1944) sau ba năm kháng chiến, đã bị bắt và lưu đày ở Alger từ tháng giêng 1889 đến khi từ trần ngày 14.1.1944 (theo tài liệu của gia đình, năm 1944 cũng được ghi trên mộ ở Thonac). Điều ít ai biết là trong 55 năm lưu vong, ông đã trở thành một hoạ sĩ và một nhà điêu khắc. Tác phẩm của ông đã được trưng bày năm 1926 tại Paris. Dưới đây là một vài phát hiện về khía cạnh nghệ sĩ của "ông hoàng An Nam" mà chúng tôi tập hợp được trong dịp giúp đoàn quay phim của nhà điện ảnh Nguyễn Hồ tìm tư liệu về "Ba Vua".

Vừa qua, trên mạng VietNamNet, bài viết của nhà nghiên cứu người Nga N. L. Nikulin (bản dịch của Vũ Thanh, 5.5.2008,) đã hé mở cho chúng ta một nét ít được biết về Hàm Nghi : hoạ sĩ. Nội dung chủ yếu của bài viết này thực ra đã được công bố cách đây hơn 10 năm (Tạp chí Khoa học Xã hội, Năm thứ 9, Số 33, Quý III-1997, bản dịch của Phương Phương). Nhà sử học Nga đã viện dẫn T.L. Sepkina-Kupernhic. Qua một câu ngắn của nhà văn nữ (trong bút kí « Ông hoàng Li Tsong », 1902) : « Ở một chỗ khác trong nhà là cây đàn dương cầm, chiếc viôlông, những bản nhạc, giữa chúng tôi tìm thấy Glinka của chúng ta, và giá vẽ cùng với bản thảo dang dở. Trên những chiếc bàn khắp nơi là phác thảo của hoàng tử, tranh của chàng, chúng cho tôi biết rằng trong thân hình nhỏ bé như chiếc ngà voi kia ẩn giấu tâm hồn của một nghệ sĩ lớn », Nikulin đã đi tới kết luận : « Số phận đã khiến ông cũng là người sáng lập nền hội họa hiện đại Việt Nam. Vua Hàm Nghi có thể có vị trí vinh dự không chỉ trong lịch sử của cuộc đấu tranh vì tự do chống lại chủ nghĩa thực dân, mà còn cả trong lịch sử nền nghệ thuật Việt Nam. Không đâu ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, một cựu hoàng lại có được một vai trò tương tự như vậy trong lịch sử nền văn hóa của dân tộc mình. ». Ông cũng cho biết thêm : « Cũng cần biết rằng, cuộc hôn nhân của Hàm Nghi với con gái của Laloer đã cho ra đời hai người con gái. Cả hai đều là những người thành đạt và sống ở châu Âu. Chắc rằng con cháu họ vẫn còn gìn giữ những bức tranh của họa sĩ Hàm Nghi ».
Nhận định rằng Hàm Nghi là « người sáng lập nền hội hoạ hiện đại Việt Nam » tất nhiên có phần khiên cưỡng. Ít nhất vì hai lẽ : người đi đầu vào con đường hội hoạ hiện đại là hoạ sĩ Lê Văn Miến (tốt nghiệp Trường cao đẳng Mĩ thuật Paris năm 1894) mà Nikulin cũng đã nói tới trong bài ; tác phẩm hội hoạ của Hàm Nghi, theo những thông tin có được đến nay, dường như không được biết ở Việt Nam, do đó không tác động vào sự phát triển của nền hội hoạ hiện đại.
Nikulin sinh thời cũng không có thông tin đầy đủ về hậu duệ của nhà vua. Đúng là Hàm Nghi và bà vợ, Marcelle Laloë (thành hôn năm 1904, chứ không phải 1902), có hai con gái : công chúa Như Mai và công chúa Như Lý. Nhưng họ còn có một người con trai là hoàng tử Minh Đức. Công chúa Như Mai (1905-1999) là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên trúng tuyển (và đỗ đầu) vào Institut d’agronomie de Paris (Viện nông học Paris) năm 1926. Bà sống độc thân ở lâu đài Losse (tỉnh Périgord, Pháp) từ năm 1928, và chăm lo phần mộ của vua cha từ năm 1965 khi thi hài của Hàm Nghi được dời từ Alger về Pháp, cho đến khi bà tạ thế (năm 1999). Hoàng tử Minh Đức (1910-1990) lập gia đình, nhưng không có con. Công chúa Như Lý (1908-2005), lấy một nhà quý tộc Pháp, bá tước François Barthomivat de La Besse, sinh được ba người con (hai gái, một trai). Như vậy, hiện nay, ba người cháu ngoại này là hậu duệ chính thức của vua Hàm Nghi (1871-1944). Theo điều tra của chúng tôi, nhà vua còn có một người cháu nội (con gái của một người con trai không chính thức) hiện sống tại Pháp. Người này đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều thông tin, tài liệu và giúp chúng tôi đi tìm ra nhiều nguồn tư liệu mới (sẽ trình bày dưới đây). Bà không muốn « lộ diện », chúng tôi buộc phải tôn trọng ý muốn nên trong bài, sẽ gọi là Bà X., và nhân đây, xin thành thực cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và khẳng khái của bà.
Cũng phải nói rõ : những khiếm khuyết của nhà sử học Nikulin không hề làm giảm giá trị những phát hiện của ông. Nhờ ông, chúng tôi đã tìm được toàn văn nguyên tác tiếng Nga của T. L. Sepkina-Kupernhic (1). Vấn đề ông nêu ra – vai trò của Hàm Nghi trong hội hoạ – đã kích thích chúng tôi tìm hiểu thêm, đáp ứng yêu cầu của nhà điện ảnh Nguyễn Hồ đang thực hiện bộ phim tư liệu về « Ba Vua » (xem bài viết của Nguyễn Duy)

Trong khuôn khổ một bài báo nhỏ, xin trình bày vắn tắt một vài phát hiện về « Hàm Nghi – nghệ sĩ » :
• Hàm Nghi không những là một nhà hội hoạ, mà còn là một nhà điêu khắc.
• Tranh và tượng của ông đã được trưng bày lần đầu tiên – và có lẽ cũng là lần duy nhất – tại Paris năm 1926.
• Hàm Nghi có quan hệ rộng rãi và mật thiết với giới văn học và nghệ thuật Pháp.

Đúng như Nikulin đoán định, « chắc rằng con cháu (...) vẫn còn gìn giữ những bức tranh của họa sĩ Hàm Nghi ». Nhà sử học Charles Fourniau, chuyên gia về phong trào Cần Vương, người bạn chí cốt của Việt Nam, cho chúng tôi biết ông đã từng được gặp hai bà Như Mai và Như Lý, được hai bà cho xem một số tác phẩm của vua cha. Tiếc rằng khi ông đề nghị tổ chức một cuộc triển lãm thì hai bà từ khước. Cho đến nay (tháng 5-2008), con cháu của bà Như Lý (tức là hậu duệ chính thức của Hàm Nghi) vẫn giữ đúng ý nguyện của hai người đã khuất. Không những thế, họ xem những tác phẩm nghệ thuật này là sở hữu riêng tư, không muốn công bố, dù là dưới hình thức hình ảnh hay phim ảnh, cũng như họ dứt khoát gìn giữ ngôi mộ của Hàm Nghi ở nghĩa trang Thonac (2).

Tấm hình kèm đây, chụp năm 1935 khi vua Hàm Nghi 64 tuổi, là tấm hình đầu tiên được công bố, cho ta một ý niệm về tác phẩm điêu khắc của ông. Phải chăng đến khi nào hậu duệ của « ông hoàng An Nam » thay đổi ý kiến, chúng ta mới được thưởng ngoạn những sáng tác của Hàm Nghi nghệ sĩ ? Hi vọng ngày ấy sẽ không xa, và trong khi chờ đợi, còn có những tia hi vọng khác. Xin kể hai « đường dây » để chúng ta tìm manh mối :
• Trong số nhiều bạn bè văn nghệ sĩ của Hàm Nghi, có hai người bạn thân là bà Judith Gautier (1845-1917) và Suzanne Meyer-Zundel (1882-1971) (chúng tôi sẽ nói thêm ở dưới). Trong hồi ký Mười lăm năm sống bên Judith Gautier (3), Suzanne Meyer-Zundel (cũng là nghệ sĩ tạo hình) cho biết tháng 11-1926, bà đã tổ chức một cuộc triển lãm tranh và tượng của Hàm Nghi tại Galerie Mantelet (phố La Boetie, quận 8, Paris). Những tác phẩm nào đã có người mua, và hiện nay ở trong tay nhà sưu tập nào ?
• Bà X. cho biết, cách đây một phần tư thế kỷ, bà đã sang Algérie để tìm dấu tích của ông nội : lúc đó, biệt thự Gia Long ở khu El Biar (phía tây thủ đô Alger) do chính quyền Algérie quản lý, đang được trùng tu để trở thành chiêu đãi sở của nhà nước, nên những pho tượng lớn do Hàm Nghi sáng tác, đặt ở ngoài vườn, được Bộ văn hoá Algérie đưa về một viện bảo tàng. Đối chiếu bản đồ “ Villa Gia Long” ở khu El Biar thời Pháp thuộc với không ảnh trên mạng Google ngày nay, ta có thể xác định địa điểm đã trở thành trụ sở đại sứ quán Nga (số 7, Chemin du Prince d’Annam / Đường ông Hoàng An Nam). Tác phẩm điêu khắc của « ông Hoàng An Nam » đã được kiểm kê và bảo tồn như thế nào sau mấy chục năm biến thiên ? Chúng ta có quyền chờ đợi ở Bộ văn hoá và Bộ ngoại giao Việt Nam chủ động đặt vấn đề với chính quyền Algérie và mong rằng nước bạn sẽ đáp ứng lòng mong đợi của dư luận bằng một cử chỉ hữu nghị.
Cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của Hàm Nghi bắt đầu từ bao giờ và trong hoàn cảnh như thế nào ? Như ta biết nhà vua bôn ba kháng chiến từ tuổi 14. Ông bị bắt và lưu đày sang Alger khi chưa đầy 18 tuổi. Đi cùng ông là một thông ngôn (Trần Bình Thanh), một người hầu và một đầu bếp, cả ba đều do chính quyền thực dân sắp đặt. Báo cáo của viên thông ngôn gửi cho Toàn quyền Pháp tại Algérie cho biết : cuối năm 1889, đại uý de Vialar (người được toàn quyền Tirman cử tới coi sóc Hàm Nghi) trông thấy những hình vẽ của cựu hoàng, tuy không theo luật phối cảnh của hội hoạ Âu châu, nhưng rất tinh tế và sinh động, nên ngày 15.11.1889, de Vialar đưa hoạ sĩ Reynaud tới thăm Hàm Nghi và đề nghị, nếu cựu hoàng muốn, Reynaud có thể dạy hội hoạ cho ông. Hàm Nghi nhận lời ngay, cũng như đã nhận lời học tiếng Pháp, sau 10 tháng đầu từ chối (báo cáo này còn được lưu trữ tại CAOM, Aix-en-Provence, Pháp). Theo những chứng nhân (kể cả những người làm công việc chỉ điểm), Hàm Nghi đã thay đổi thái độ khi thấy cách ứng xử của viên toàn quyền và các viên chức cũng như người da trắng khác hẳn hành xử của bọn toàn quyền, công sứ, tướng tá Pháp ở Đông Dương. Chứng từ này có thể tin cậy được, vì hai lẽ. Một là, ở Alger, Hàm Nghi hoàn toàn bị cô lập, không có cách nào liên lạc với quê hương, càng không có đường dây liên lạc với phong trào Cần Vương, còn toàn quyền Pháp ở Algérie tỏ ra sáng suốt, chọn cách ứng xử khôn khéo, trọng thị và mềm mỏng. Hai là, khác với Đông Dương, một thuộc địa « khai thác », Algérie là một thuộc địa mà thực dân vừa khai thác, vừa tổ chức nhập cư. Người da trắng (Pháp và các nước ở quanh Địa Trung Hải) đến đây lập nghiệp. Một xã hội người Âu thành hình ở đây, với nhiều thành phần. Tầng lớp bên trên, viên chức, chủ đồn điền, doanh nhân... sính những gì là « quý tộc » (dù không phải là « quý tộc » châu Âu), nên mở rộng cửa đón tiếp « cựu hoàng An Nam » cũng như « cựu nữ hoàng Madagascar ». Sau một thời gian, Hàm Nghi quyết định học tiếng Pháp, học mĩ thuật, đánh kiếm, thể dục... và « hội nhập » xã hội « thượng lưu » Alger (thâm tâm ông nghĩ gì, chúng tôi sẽ đề cập ở cuối bài).
Thế là chàng thanh niên 18 tuổi say mê lao vào hội hoạ. Mỗi tuần, « thầy » Reynaud (giải nhất Roma) tới dạy hai lần, vào thứ ba và thứ sáu. Hàm Nghi « tiến bộ nhanh chóng, thấy rõ từng ngày ». Ngày nào cũng đi vẽ cả buổi, bất chấp thời tiết, đến mức bệnh sốt rét (từ núi rừng chiến khu) tái phát. Theo Wikipedia (không nói rõ xuất xứ), mười năm sau, năm 1899, Hàm Nghi sang thăm Paris, đến xem cuộc triển lãm của Paul Gauguin, tranh của ông chịu ảnh hưởng của phong cách Gauguin.
Hàm Nghi có những quan hệ rộng rãi trong giới văn học nghệ thuật Pháp vào đầu thế kỉ 20. Các cuốn tiểu sử bà Judith Gautier đều ghi rằng : nhà thơ Pierre Louys là người đã giới thiệu « ông hoàng An Nam » với nhà văn nữ vào năm 1900. J. Gautier, con gái của nhà văn Théophile Gautier, là một nhân vật nổi bật trên văn đàn thời ấy, tài sắc vẹn toàn (từng làm mê mẩn V. Hugo và R. Wagner), tác giả của khoảng 50 ấn phẩm. Bà viết tiểu thuyết, làm thơ, dịch thơ (tập thơ Đường do bà dịch được xuất bản ở tuổi 22), sáng tác kịch, nặn tượng... Bà là phụ nữ đầu tiên được bầu vào Viện hàn lâm Goncourt (trước Colette 35 năm). Học chữ Hán từ thuở nhỏ, bà say mê các nền văn hoá Á Đông và đã dịch hoặc phóng tác những tác phẩm Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Điều ít được biết, là 3 năm trước khi làm quen Hàm Nghi, bà đã sáng tác một truyện ngắn « Ông hoàng thủ cấp đỏ máu » mà chủ đề là cuộc kháng chiến Hai Bà Trưng. Truyện ngắn này đã công bố trên bán nguyệt san « La Revue de Paris » (số đề ngày 15-12-1897). Không có gì ngạc nhiên nếu trong những năm đầu thế kỉ 20, J. Gautier viết một vở kịch thơ « Những cánh cửa son đỏ » (Les portes rouges), nhiều bài thơ về « ông hoàng An Nam » và điêu khắc chân dung Hàm Nghi. Một đoạn thơ tiêu biểu, nói lên tình cảm và sự trân quý đối với nhà ái quốc nghệ sĩ :

Đất nước tan tành, giống nòi xé lẻ
Bình minh cuộc đời vấy máu
Ôi, quân vương niên thiếu lên ngôi
Rồng quằn quại dưới thềm, hấp hối.

Trong khổ đau anh sẽ lớn lên
Tên man di xâm phạm, tên phản bội khốn cùng
Cướp đi của anh đất nước giang sơn
Nhưng trước mặt anh đây, thế giới vô biên, chân trời mở rộng.

Trong cuộc gặp năm 1902, bà Sepkina-Kupernhic kể lại rằng cựu hoàng đã « thố lộ những điều mà ông đã và sẽ không nói với kẻ thù, những điều ông dồn nén trong lòng và chỉ đợi dịp trào ra (...). Ông nói ông viết bằng văn tự nước ông những tác phẩm triết học, những bình chú về Khổng giáo. Đó là mục đích cuộc đời của ông, và điều đó, ông không nói với ai cả ». Công chúa Như Mai sau này xác nhận với sử gia Fourniau rằng phụ thân bà ghi chép bằng chữ nho và cất trong một cái hòm. Tiếc thay, cái hòm ấy, một ngày kia đã bị cháy. Không ai biết ông đã ghi chép những gì trong hơn nửa thế kỉ lưu đày. Cựu hoàng biết gì, nghĩ gì về tình hình đất nước Việt Nam trong 55 năm lưu đày, điều đó mãi mãi sẽ là điều bí ẩn.
Thêm một lí do để chúng ta và đời sau tiếp tục đi tìm di sản nghệ thuật của Hàm Nghi.

Nguyễn Ngọc Giao
Paris, 17.5.2008


Judith Gautier, Hàm Nghi ở Saint-Énogat
Ngày nay Saint-Énogat là khu phố nằm ở phía tây bắc thành phố Dinard (vùng Bretagne của Pháp). Cuối thế kỉ XIX, Saint-Énogat là một làng nhỏ, ven biển Manche, ngay sát thành phố Dinard, nơi sông Rance chảy ra biển Manche (bên kia cửa sông là Saint-Malo). Judith Gautier là một trong những nghệ sĩ đầu tiên mua nhà ở đây. Biệt thự Pré des Oiseaux (Cánh đồng chim) là nơi nhà văn ra nghỉ hè, và sống liên tục những năm cuối đời. Nơi đây, cũng như ngôi nhà của bà ở số 30 rue de Washington (Paris), là điểm hẹn của văn nghệ sĩ Pháp và quốc tế trong nhiều thập niên. Gia đình Hàm Nghi đã từng ra đây nghỉ, và trong nhiều năm, kể cả sau khi bà Gautier từ trần (năm 1917), họ đã thuê nhà hàng xóm, ở phía sau, để ra nghỉ hè
Cách đó vài chục mét, là nghĩa trang nhỏ của làng Saint-Énogat, nơi yên nghỉ của Judith Gautier, và người bạn gái, Suzanne Meyer-Zundel, người thừa kế của Judith Gautier, cũng là bạn của Hàm Nghi. Tháng 5-1914, vài tháng trước ngày Thế giới chiến tranh lần thứ nhất bùng nổ, hai bà đã đáp tàu qua Alger theo lời mời của cựu hoàng, ở hai tuần tại biệt thự Gia Long. Đây là lần cuối cùng Hàm Nghi và Judith Gautier gặp nhau. Ngày 26.12.1917, Judith Gautier từ trần tại Saint-Énogat. Chiến tranh còn tiếp diễn, bạo liệt hơn bao giờ. Vua Hàm Nghi không sang Pháp đưa tiễn người bạn cố tri được. Nhưng ngôi mộ của bà còn mang chứng tích của mối tình bạn hiếm có ấy. Đó là những chữ Hán mà Suzanne Meyer-Zundel đã cho khắc theo chữ viết của Hàm Nghi đầu năm 1918. Cột bên trái, là ba chữ TỬ XUÂN BÁI (子春拜). TỬ XUÂN là tên hiệu của Nguyễn Phúc Ưng Lịch (Hàm Nghi), BÁI là cúi chào. Cột bên cạnh là NGÃ MA Y GIA (我麻衣嘉), và bên phải, phía trên : NHẬT LAI THIÊN (日來天). Đó là những đoạn câu bí hiểm, khó hiểu, nếu ta không rõ thân thế Judith Gautier và biết thêm rằng đó là những dòng chữ bà dán trong phòng, khi bà mất, Suzanne Meyer-Zundel không hiểu nghĩa, nên "vẽ" lại và gửi thư sang Alger hỏi "ông hoàng An Nam" (le prince d'Annam). Ba chữ NHẬT LAI THIÊN có thể hiểu là Ngày (Thiên) Ánh sáng Mặt trời (Nhật) hiện ra (Lai) (theo SM-Z, Hàm Nghi dịch ra tiếng Pháp là La lumière du Ciel arrive). Còn bốn chữ NGÃ MA Y GIA sẽ mãi mãi bí ẩn nếu ta không biết rằng MAYA là tên gọi thân mật của bà Judith Gautier (thư của bà viết cho bạn bè thường kí là Maya, thư của bạn bè gửi cho bà cũng thường bắt đầu bằng Chère Maya). Vậy có thể nghĩ MA Y GIA là phiên âm sang Hán văn của MAYA , và NGÃ MA Y GIA : Tôi (là) Maya.
Nhân đây, xin thành thực cảm ơn anh Cao Tự Thanh, nhà Hán học (Thành phố Hồ Chí Minh) đã vui lòng phiên âm cho những dòng chữ Hán nói trên. Khi tôi gửi tấm ảnh này về thì chưa có đầy đủ những thông tin về hai tên hiệu Tử Xuân và Maya, để có thể lí giải thoả đáng. Cách lí giải trình bày ở trên, tôi xin chịu trách nhiệm, và mong được sự chỉ giáo của bạn đọc xa gần.
NNG

(1) Bài này đã được dịch ra tiếng Việt và đăng toàn văn trên báo điện tử Tổ Quốc (http://www.toquoc.gov.vn/tin-tuc/2363.html?ccat=50 ). Tác giả là bà Tatiana Lvovna Sepkina-Kupernhic (1874-1952, Татья́на Льво́вна Ще́пкина-Купе́рник), thi sĩ và dịch giả, nổi tiếng từ trước Cách mạng Nga 1917.
(2) Gần đây, báo chí đưa tin Thừa Thiên Huế xây lăng, sắp đưa hài cốt vua Hàm Nghi về nước. Đưa Hàm Nghi về an táng trên quê hương hẳn đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người Việt Nam. Nhưng một quyết định như vậy chỉ có thể thực hiện với sự đồng ý của hậu duệ Hàm Nghi. Vì biết con cháu nhà vua vẫn muốn giữ mộ ở làng Thonac, nên khi nghe tin xây lăng, chúng tôi có tìm hiểu thêm : đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, hội đồng hoàng tộc trên thế giới (mà đại diện ở Pháp là ông Georges Vĩnh San, con trai cả của vua Duy Tân) cũng như ông xã trưởng Thonac, nơi vua Hàm Nghi an nghỉ từ hơn bốn mươi năm nay, đều hoàn toàn không biết. Phải chăng dự án xây lăng là kết quả của một ước nguyện chính đáng biến thành quyết định chủ quan, bất chấp pháp luật quốc tế ? Người ta không thể không đặt nghi vấn về ý đồ của những người chủ xướng.
(3) Suzanne Meyer-Zundel, Quinze ans auprès de Judith Gautier, Porto, tip. Nunes, 1969. Những thông tin về quan hệ giữa Hàm Nghi và Judith Gautier được lấy từ cuốn hồi kí này, và từ hai cuốn tiểu sử Judith Gautier của Joanna Richardson (bản dịch tiếng Pháp, Ed. Seghers, Paris 1988), Judith Gautier / Une intellectuelle française libertaire, 1845-1917 của Bettina L. Knapp (L'Harmattan, Paris 2007), nguyên bản tiếng Anh : Judith Gautier: Writer, Orientalist, Musicologist, Feminist (Paperback, 2004).

Đàn Ơi!


Cây đàn vĩ cầm Medio- Fino của hãng JTL
(Photo by Uyên Mạc)








Cây đàn vĩ cầm thân thương
Của một thời niên thiếu quê hương.
Theo những bước chân giang hồ
Cùng chàng nghệ sĩ, đi khắp muôn phương

Tiếng đàn
Khi nhẹ nhàng âm điệu tình ca
Lúc thánh thót cổ điển kiêu sa
Khi ríu rít như yến oanh ca hát
Lúc thì thầm khúc tình tự thiết tha

Nay, đàn ơi
Tuy tuổi đời hằn vết , ta bỏ quên đàn
Tri kỷ một đời đàn vẫn bên ta,

Sóng Việt
21 June, 2011

Đàn vĩ cầm Medio Fino là loại đàn được làm ở tỉnh Mirecourt, Pháp vào cuối thế kỷ thứ 19 (1890s) bởi hãng Jerome Thibouville-Lamy hay viết tắt là JTL. Một số lớn được làm bằng gỗ ép, có nghĩa là phần cung trên đỉnh của đàn không phải là do tạc khắc gỗ. Thay vào đó, gỗ đã được hâm nóng, và ép cho vào dạng đàn với một mẫu khuôn. Loại đàn này dù không phải loại hiếm quý nhưng khá tốt.

Tin Vịt !

Với những người đã từng lớn lên ở Việt Nam, cụm từ Tin Vịt (tin không đúng sự thật) có lẽ đã quen thuộc, nhưng với những bạn trẻ thuộc thế hệ thứ hai ở ngoại quốc, có lẽ một số không hiểu rõ hai từ này, và lý do được gọi là Tin Vịt.

Người viết mang lên ở đây một vài đoạn trích từ bài viết của Hoàng Hải Thủy (Công Tử Hà Đông) viết về "Ao Thả Vịt" một đề mục của ông Chu Tử trên nhật báo Sống ngày xưa. Như đề tựa và lời giải thích của người chủ trương, tin trong "Ao Thả Vịt" là tin không có thật, loại tin hoạt kê, nói móc đời tư của một số nhân vật đương thời. Và từ đó những tin không đúng sự thật (kể cả tin đăng vào ngày Cá Tháng Tư) với dụng ý hoặc chế diễu hoặc có tính cách phá hoại được gán cho hai chữ tin vịt.

Ngoài nhà văn HHT ra, nhà văn Vũ Bằng trong "Bốn Mươi Năm Nói Láo" cũng nhắc đến tờ "Vịt Đực" (cũng được gọi theo tờ báo Pháp mang tên Le Canard Enchainé/Vịt Buộc).

Vài hàng tóm tắt,
Tờ báo Pháp Le Canard Enchainé và mục La Mare aux Canards đã có từ năm 1915 (1)
Tờ Vịt Buộc/Vịt Đực có mặt ở ViệtNam vào cỡ những năm 1940s
Mục "Ao Thả Vịt" là đề mục của nhà văn Chu Tử viết trong tờ báo Sống từ đầu năm 1960 đến cuối thập niên 1960 thì đóng cửa.


Sóng Việt
***

Hoàng Hải Thủy:
“Ao Thả Vịt” đến trong ngôn ngữ Làng Báo Việt Nam từ câu tiếng Pháp La Mare aux Canards, tên một mục trong Tuần báo LE CANARD ENCHAINÉ của làng báo Pháp .
*. Những ông nhà báo Hà Nội, trong số có ông Vũ Bằng, những năm 1938, 1940, dịch Le Canard Enchainé là “Vịt Buộc.” Dường như những năm xưa ấy, những năm cách năm nay 2010 đã 70 năm, một nhóm các ông nhà báo trẻ ở Hà Nội – trong số có ông Vũ Bằng – có xuất bản tờ báo “Con Vịt Buộc,” hay tờ “Vịt Ðực”, theo nội dung tờ Le Canard Enchainé. Nhưng xã hội An Nam ngày xưa ấy chưa tiến đến cái độ có thể dung nạp và nuôi sống loại báo hoạt kê chính trị chuyên bới móc, phanh phui những chuyên kín, kể cả chuyện đời tư của những nhân vật tai to, mặt lớn trong xã hội, trong chính quyền, trong giới kinh doanh và tài phiệt như tờ Le Canard Enchainé. Do đó, theo cái Nhớ không bảo đảm Trúng, cũng không bảo đảm Trật của tôi, tờ báo Vịt Buộc, hay Vịt Ðực Hà Nội 1940 chỉ ra được năm, bẩy số là tắt thở, tôi không nhớ, đúng ra là tôi không biết, Vịt Buộc chết vì bị chính quyền đóng cửa hay tự đình bản vì lý do nội bộ. (2)
Tôi được nghe nói – rất lơ mơ – đến tờ báo Le Canard Enchainé và mục La Mare aux Canards – Ao Thả Vịt – từ những năm 1945. Tôi được nghe kể lơ mơ là vì những ông anh, ông cậu, ông chú tôi thời tôi mười hai, mười ba tuổi không biết gì nhiều về báo Le Canard Enchainé và mục La Mare aux Canards. Các ông cũng chỉ nghe người khác nói lơ tơ mơ về tờ báo Phú-lang-sa ly kỳ ấy. Ðến những năm 1970 ở Sài Gòn, tôi thấy ông Chu Tử mở và viết mục Ao Thả Vịt trên Nhật báo SỐNG.
Trong 20 năm báo chí Quốc Gia VNCH, cái tên “Ao Thả Vịt” chỉ xuất hiện trên Nhật báo Sống của ông Chu Tử. Ông Chu Tử viết Ao Thả Vịt Sống, ông ký tên là Kha Trấn Ác.
Kha Trấn Ác là tên một nhân vật trong tiểu thuyết Võ Lâm Ngũ Bá của Kim Dung. Kha Trấn Ác bị què một chân, phải chống nạng. Khoảng năm 1960, ký giả Văn Minh, tức Minh Vồ, chở ông Chu Tử trên xe Lambretta. Tới ngã ba, một xe taxi trờ tới, đụng ngay vào chân phải của ông Chu Tử. Ông bị dập xương ống chân, ông đi khập khiễng từ đó. Vì chân đi khập khiễng như nhân vật Kha Trấn Ác, ông lấy bút hiệu Kha Trấn Ác khi ông viết Ao Thả Vịt.
Ao Thả Vịt Kha Trấn Ác xuất hiện mỗi ngày trên Nhật Báo Sống cho đến ngày báo bị chính phủ Nguyễn Văn Thiệu đóng cửa.
Từ năm 1954 tôi ngu ngốc và ngớ ngẩn yên trí rằng tờ báo Le Canard Enchainé của Pháp đã đình bản từ năm 1945. Không biết tại sao tôi lại yên trí một cách ngu ngáo như thế. Cho đến hôm nay, một ngày Tháng Tám 2010, khi tôi viết bài này ở Kỳ Hoa Ðất Trích, nơi tôi sống những ngày lưu đày biệt xứ cuối đời, tôi mới biết Tuần báo Le Canard Enchainé từ năm xưa đến nay vẫn sống, không những chỉ sống thường mà là sống đường hoàng, báo vẫn phát hành mỗi tuần ở Paris.(3)

Ðây là những sự kiện về Le Canard Enchainé trên Internet:
* Le Canard Enchainé ra đời ngày 10 Tháng Chín năm 1915. Chủ nhiệm sáng lập là ông Maurice Maréchal và bà vợ Jeanne Maréchal. Ông bà Maréchal chủ trương:
“La Liberté de la Presse ne s’use que quand On ne s’en sert pas.”
“Tự Do Báo Chí chỉ mòn đi khi Người ta không dùng đến nó.”

Từ 1915 đến nay, 2010, qua hai trận Thế Chiến, qua 4 năm nước Pháp Cộng Hoà bị Ðức Nazi chiếm đóng, qua 4 năm bọn Gestapo của Hitler Ria Cứt Mũi làm chủ Paris, qua những năm ông Nhà Văn Jean-Paul Sartre buồn nôn, Nữ tiểu thuyết gia Francoise Sagan « Bonjour Tritesse : Buồn ơi Chào Mi,» qua 50 năm cô đào Brigitte Bardot từ thiếu nữ Mười Bẩy Bẻ Gẫy Sừng Trâu trở thành Bà Lão, Le Canard Enchainé vẫn xuất bản đều, vẫn sống bền. Và tờ báo đã sống 95 năm ! Dường như trên thế giới, kể từ ngày loài Người phát minh ra tờ báo giấy, Le Canard Enchainé là tờ báo sống lâu nhất, trước sau như nhất, tờ báo có tôn chỉ và nội dung trước sau không khác.(3)
Hoàng Hải Thủy (Công Tử Hà Đông) (2010)

Ghi chú bởi SV
1-Chủ báo Le Canard Enchainé lấy ý La Mare aux Canards theo tên tiểu thuyết La Mare au Diable của Nữ Văn Sĩ George Sand.
2-Theo "Bốn Mươi Năm Nói Láo" của Vũ Bằng thì Vịt Đực (hay Vịt Buộc) nguyên thủy chỉ ra đuợc có mười đến 12 số rồi chấm dứt, nhưng sau một thời gian ngắn Vịt Đực được tái phát hành sau khi chỉnh đốn đường lối và nội dung. Vịt Đực (mới) phát hành được năm mươi hai (52) số thì phải đóng cửa theo lệnh của chính quyền. Lý do vì có một vụ kiện Vịt Đực nên tờ báo phải đình bản, nhưng sau đó tờ báo không có tiền nộp phạt để chống án.(tr 13-14) nên phải đóng cửa luôn vì quá hạn nộp tiền chống án vụ kiện.
3-Link mở đọc báo Pháp Le Canard Enchainé:
http://www.lecanardenchaine.fr/

Sóng Việt

Wednesday, June 15, 2011

Tung tăng

Tung Tăng

Cánh thiệp Tình yêu tháng hai đó,
Chẳng mong nhận được đã từ lâu.
Dù mình chẳng còn yêu nhau nữa?
Nhưng tình ngày đó vẫn còn sâu?

Nhớ lại những ngày mình có nhau,
Thơ xanh em nhận biết bao nhiêu.
Một trang tình sử vẫn đầy ắp,
Kỷ niệm êm đềm ướp thương yêu.

Thế rối là thư anh chợt đến,
Vài hàng vắn tắt ý thiết tha.
Bồi hồi nhớ đến người thương mến,
Xa nhau vẫn quý vẫn ân cần.

Nói chi bây giờ để gửi anh
Ngang trái ngay khi mới buổi đầu
Lạ đường lạc lối đếm không hết
Còn lại ân tình gió thoảng hương.

Sóng Việt
Tháng Hai 2009

Hoa Sưa Hà Nội

Vào đầu muà Xuân,
Sóng Việt chưa có dịp ngắm tận mất hoa Anh đào ở Nhật bổn.
Sóng Việt đã có nhiều lần được lang thang dưới rừng hoa Anh đào Nhật bổn rực rỡ ở Hoa Thịnh Đốn.
Sóng Việt cũng đã hàng năm ngắm hoa lê (Bradford pears) âm thầm nở rộ.
Sóng Việt cũng hàng năm vương vấn hoa dogwood trắng yêu kiều trang nhã

Riêng về hoa Sưa, thì ngày còn rất nhỏ tuổi, Sóng Việt đã được dẫn đi chơi hồ Hoàn kiếm, vườn Bách Thảo nhiều lần, đi qua hàng Đào, hàng Dầu, hàng Cót v.v.... Có lẽ vậy nên hoa sưa có thể vẫn còn ở trong tiềm thức mà nay sống lại chăng ?

Hoa sưa có nét đẹp thật đặc biệt, không rực rỡ phơi bày như Anh đào Nhật-bổn, không mạnh vươn như hoa lê Bradford, không khiêm nhường dưới tàn cây lớn như Dogwood, mà hoa sưa mang cái mềm mại, uyển chuyển, cái khả ái yêu kiều của riêng biệt một mình một cõi.
Lá sưa cũng không tròn trịa như là Dogwood, bóng mướt như lá cây lê, mà hình dáng thon thon, mầu xanh mát, khiêm nhường.
Hoa Anh đào, hoa lê Bradford, hoa Dogwood không có hương thơm. trái lại hoa sưa được kể là có mùi hương rất nhẹ nhàng, thanh thoát.

Sóng Việt chưa có dịp được chiêm ngưỡng hoa Sưa ở Hà-nội trong lần ghé thăm Hà-nội tháng 1 năm 2006, nhưng thể nào trong tương lai cũng sẽ tìm cơ hội để được gặp lại hoa sưa hơn nửa thế kỷ trước ở Hà-Nội.

Hoa Sưa

Ôi hoa sưa, những đóa hoa trắng muốt
Mềm mại rung rinh, quấn quýt không ngơi
Uyển chuyển đong đưa theo cơn gió
Mưa nhẹ lác đác vời cánh rơi
**
Một mình ai lang thang trên phố
Dưới mưa bay lãng mạn hoa sưa
Không ô che, đón hoa trên áo
Nhẹ nhàng âu yếm mái tóc vương
**
Hoa tinh khiết như nàng tiên cổ tích
Xuống trân gian mỏi mắt vấn vương
Trang công tử một thời duyên nợ
Từ kiếp nào gá nghĩa yêu thương.
**
Đôi trai gái chụm đầu khúc khích
Xếp cánh hoa làm trái tim yêu
Sắp hai chữ làm quà xuân mới
Cùng vui trong mộng đẹp mỹ miều.
**

Sóng Việt
11 March 2009

Thơ : Tình Sầu. Say Trăng. Hồ Say (TT_SV)

Xin góp với TÌNH SẦU của SÓNG VIỆT

Say trăng
Lung linh bóng Nguyệt ngả nghiêng
Nuột nà, lơi lả niềm riêng gợi tình...
Chén bồ đào rượu rung rinh,
Mềm môi từng hớp chờ tình bấy lâu !

Ngọt miệng đi ! Em theo hầu !
Men tình sóng sánh tan sầu anh mang...
Hãy say ôm áo mây ngàn,
Rồi cùng trăng gió cung hàn Nguyệt Nga

T.Thanh
Monday, September 15, 2008 6:39:55 PM
**

Song Việt họa tiếp bài Say Trăng của T. Thanh

Hồ Say

Nàng Hằng thả mái tóc nghiêng
Thẹn thò nấp mảnh mây riêng dấu tình
Hồ đêm lừa gió rung rinh
Vời nàng giáng bước đón tình ngóng lâu

Xuống đi, chải tóc anh hầu
Xuống đi anh gấp khỏi nhầu áo mang
Cùng nhau ngụp lặn sóng ngàn
Anh làm Hoàng đế, Em nàng Tiên nga

Sóng Việt

Kỷ niệm tối Chủ Nhật rằm Trung thu
Ngày 14 tháng 9, 2008 tại tư gia
Thi sĩ TT & phu nhân.

Thơ Hàn Mặc Tử. Uống Trăng

Uống Trăng
Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử sanh ngày 22 tháng 9 năm 1912, nếu ông còn sống thì đến 22 tháng 9, năm 2008 ông được 96 tuổi.
Trong dịp về thăm quê hương vào tháng 1, năm 2006, người viết những hàng chữ này đã có dịp ghé thăm viếng nơi an nghỉ cuối cùng của nhà thơ Hàn Mặc Tử ở Ghềnh Ráng, Qui Nhơn.
Nơi ông an nghỉ rất hài hòa; có một nghệ sĩ và cũng là một nghệ nhân ngưỡng mộ ông cư trú ở ngôi nhà nhỏ bên cạnh, và bán những sách thơ hay những quà lưu niệm cho du khách.

Đọc thơ của ông, với nhiều cảm hứng, người viết đã phóng họa lại một bài thơ của ông, đó là bài Uống Trăng. (bản Uống Trăng này chép lại từ tập sách thơ bán tại quán sách thơ và lưu niệm của Bút lửa Dzũ Kha như đã nói ở trên.).


Uống Trăng

Bóng Hằng trong chén ngả nghiêng,
Lả lơi tắm mát làm duyên gợi tình.
Gió lùa mặt nước rung rinh,
Lòng ta khát miếng chung tình từ lâu. (1)

Uống đi cho đỡ khô hầu,
Uống đi cho bớt cái sầu miên man.
Có ai nuốt ánh trăng ngàn, (2)
Có ai nuốt cả bóng nàng tiên nga.

Hàn Mặc Tử
(1) có bản viết là: Lòng ta khát tiếng chung tình từ lâu
(2) có bản viết là: Có ai nuốt ánh trăng vàng

Tình Sầu

Giọt sầu sóng sánh chén nghiêng,
Mình ta nặng chĩu niềm riêng mối tình.
Đong đưa giọt nhớ rung rinh,
Lòng này khao khát tỏ tình bấy lâu.

Trút đi cho bớt mối sầu,
Trút đi cho nhẹ lời cầu miên man.
Yêu người xa cách dặm ngàn,
Ước gì uống được bóng nàng vào tim.

Sóng Việt
Phóng hoạ bài Uống Trăng của Hàn Mặc Tử
16:00- Jan 05, 2006

Thủy Trúc (Cây cọ dù Cyperus involucratus)

Câu chuyện cây sậy dù trồng làm kiểng (Cyperus involucratus)hay Thủy trúc

Sóng Việt

Ngày tôi còn nhỏ ở tại căn nhà trên đường Phan Thanh Giản, Saigon, với bố mẹ. Ba tôi, một người rất ưa chuộng nghệ thuật trang trí, đã tạo nên nhiều cảnh đẹp ở căn nhà này. Vườn cây cảnh thường làm ở phía bên hông hay sau nhà, nhưng đặc biệt ba tôi lại tạo ngay một hồ đá nhỏ trồng sen nuôi cá ngay trước mặt tiền của nhà. Ngoài sen trong hồ, ba tôi lại trồng đặc biệt ven hồ trong những bồn đá nửa nước nửa cạn một loại cây lau sậy kiểu có lá dài xanh mướt tua tủa một lớp như tán dù, cọng dài thiệt dài, trông rất đẹp, và nên thơ . Tôi rất thích nhưng hồi đó không biết là cây gì. Tính ra cũng đã hơn 40 năm, cho đến khi sang đây, nhân dịp xuống Houston, lại nhà ông anh, thì tình cờ được biết cô cháu gái đã tìm cách mang từ VN sang, cô sắn cho tôi vài nhánh rễ và hiện nay tôi vẫn còn có tại sau nhà, một kỷ niệm nhớ đời đến ba tôi. Cho đến bây giờ tôi mới biết cây cọ này tên latin là cyperus involucratus thuộc gia đình Cyperaceae, và còn được gọi là thủy trúc. (http://www.floridata.com/ref/C/cypa_inv.cfm)

Đã từ lâu tôi vẫn có ý định tìm hiểu về cây cọ dù này. Thật tình cờ, trong câu chuyện của cuốn sách nổi tiếng The Da Vinci Code có một đoạn nói về bí mật của cái hộp gỗ (rosewood) đựng một cryptex hình trụ mang mật mã đa số có chứa một chất dấm làm tiêu hủy những hàng chữ viết trên một loại giấy cổ của Ai Cập làm bằng cây cọ cyperus papyrus nếu tìm cách phá hủy hộp để lấy thông điệp trong đó. Khi tò mò tìm hiểu về papyrus và xem hình thì tôi thấy cây cọ này sao giống cây cọ dù của ba tôi, và từ đó tôi đã khám phá ra hai cây cọ này có họ hàng với nhau cùng chung với vài loại cọ dù trên khắp thế giới.


Cây cọ Papyrus
Chữ papyrus là tên đặt cho một loại giấy từ thời cổ làm bằng ruột cây papyrus. Cyperus papyrus, một loại cây cọ lau sậy ở vùng đất ướt (wetland), cây cọ này có thể mọc cao đến 5 thước (5 m), và mọc rất rập rạp ở miền trung châu sông Nile bên Ai cập. Biết đến đầu tiên từ lâu ở Ai Cập, nhưng loại cọ này có mặt ở nhiều vùng trên thế giới và rất thông dụng ở vùng Địa Trung Hải, cũng như trong đất liền ở Âu châu, và tây-nam Á Châu.
Chữ Latin papyrus bắt nguồn từ chữ papuros của Greek, chữ papuros còn một tên thứ hai là bublos, papuros được dùng để ám chỉ một loại cây ăn đuợc, bublos để ám chỉ phần không ăn được dùng làm sản phẩm thông dụng như dây thừng, thúng rổ, hay giấy viết. Từ chữ bublos này mà những từ ngữ bằng tiếng Anh được tạo nên như bibliography, bibliophile, và bible. Papyrus cũng là nguyên ngữ cho chữ paper của Anh và papier của Pháp.

Cách làm giấy papyrus thời thượng cổ
Một lớp giấy papyrus được làm bằng nhiều cọng (thân) của cây. Người ta gọt lột lớp cứng ở ngoài của thân cây, lớp ruột bên trong được cắt mỏng theo chiều dài, xếp lớp chồng lên nhau một chút, va` một lớp thứ hai được đặt lên theo góc phải. Hai lớp này được thấm chút nước rồi ép chặt lại, sau đó được phơi khô, được mài cho nhẵn bằng đá. Nếu cần phải làm một cuộn giấy thật dài thì họ có cách gắn nhiều tờ vào với nhau.
Giấy papyrus của Hy Lạp và Ý hiện nay không còn tìm được vì đã bị khí hậu và mọt phá hủy, nhưng ở Ai Cập vẫn còn tìm thấy những mảnh sản phẩm này trong những cuộc đào sới tìm di tích lịch sử.
Thời thượng cổ, papyrus là loại cây rất được ưa thích ở Ai cập, nó được dùng làm thực phẩm, thuốc, chất fiber, và làm nơi cư trú. Theo Tackholm và Drar (1973), người Ai cập dùng cây này là viền vòng cho vòng hoa đám ma, làm tầu thuyền, quạt, dép, chiếu, hộp và giấy. Họ cũng nhai hút nước như ăn miá và nhổ bã. Papyrus cũng còn được dùng trong nghệ thuật trang hoàng và thủ công nghệ. Cọng papyrus dùng để gắn kẽ hở của tàu bè.
Cây cọ Cyperus, thuộc gia đình Cyperaceae, gồm nhiều loại. Loại cây nhỏ như Cyperus nanus hay C. profiler chỉ cao cỡ 1 m. Cây cọ cyperus involucratus có nhiều ở Florida.
Cây cyperus papyrus mọc cao, rất mạnh, chịu nước, có thể cao tới 4-5 m, lá mọc một chùm trên đỉnh cây, lá mọc tia ra như vòng tròn của bánh xe, mỗi lá dài từ 10-35 cm.Cây cyperrus papyrus mọc nhiều ở đầm lầy, hồ nông, dọc theo suối ở Phi châu. Nhiều nơi coi nó như cỏ dại.

Dược tính
Galen, Dioscorides và sau này Islamic pharmacologists, như Ibn Gulgul and El Ghafiqi, đã đặt cây cọ này vào loại dược thảo. Cách dùng chính là đốt cháy cây và dùng tro để trị một vài bệnh về mắt. Dioscorides (78 AD) đã viết tro này để trị lở mồm. Galen (129-200 AD) viết rằng cây này nếu ngâm với dấm và đốt cháy lấy tro thì tro này dùng để trị vết thương. Người Âu châu cũng liệt kê vào thuốc tri ung thư trong dân gian.
Hóa học
Gồm glucose, fructose, unreduced polysaccharides và xylan (List and Horhammer, 1969-1979).
Umbrella Plant: Cyperus involucratus: cây kiểng này ưa mọc trong bùn, trong ao kiểng, tuy nhiên cũng có thể trồng trên đất liền, trong châu kiểng, chỉ cần tưới nhiều nước.


Sóng Việt
May 25, 2006

Tuesday, June 14, 2011

Thu Hồng

Thu hồng

Giọng hát ...thiết tha nồng nàn
Giòng nhạc ...thì thào quyến rũ
quyện theo gió ...làm sũng lòng ai.
..

Anh mời em ...vòng tay mở rộng
Đón em vào...vườn hoa thanh xuân
Nơi đó chúng mình vờn hoa đuổi bướm
Góc vườn kia tìm bắt được nhau

Anh trải thảm xanh...đón gót hài son
Anh rắc phím nhạc..cài lên mái tóc
Anh kết tơ trời ..thành vòng vương miện
Anh muốn tặng em tuổi hồng trong tim

Tuổi hồng trở về... con tim rộn rã
Thu hồng chợt đến...giòng máu xôn xao...
Bâng khuâng tự hỏi..
tình cảm muộn màng...
Ngơ ngẩn bàng hoàng
Con tim chưa ngủ quên...

Sóng Việt
29 November 2007

Thơ dịch: Tình Bất Thường. Louise Labé_Sonnet VIII

Louise Labé

Je vis, je meurs : je me brule et me noye.
J'ay chaut estreme en endurant froidure :
La vie m'est et trop molle et trop dure.
J'ai grands ennuis entremeslez de joyes

Tout à un coup je ris et je larmoye,
Et en plaisir maint grief tourment j'endure :
Mon bien s'en va, et à jamais il dure :
Tout en un coup je seiche et je verdoye.

Ainsi amour inconstamment me meine :
Et quand je pense avoir plus de douleur,
Sans y penser je me treuve hors de peine.

Puis quand je croy en ma joye estre certeine,
Et estre au haut de mon désiré heur,
Il me remet en mon premier malheur.

Một bản khác:

Je vis, je meurs; je brûle et je me noie ;
j'ai très chaud tout en souffrant du froid ;
la vie m'est et trop douce et trop dure ;
j'ai de grands chagrins entremêlés de joie.

Je ris et je pleure au même moment,
et dans mon plaisir je souffre maintes graves tortures ;
mon bonheur s'en va, et pour toujours il dure ;
du même mouvement je sèche et je verdoie.

Ainsi Amour me mène de manière erratique ;
et quand je pense être au comble de la souffrance,
soudain je me trouve hors de peine.

puis quand je crois que ma joie est assurée
et que je suis au plus haut du bonheur auquel j'aspire,
il me remet en mon malheur précédent.

Bài thơ 14 câu số 8

Tôi sinh, tôi tử; tôi cháy, chết chìm;
Giữa cái nóng hực, lạnh buốt thấu xương;
Cuộc đời tôi êm ái lẫn khốn cùng;
Nhiều khổ lụy không kém phần vui sướng.

Cười bất chợt rồi tự nhiên oà khóc;
Giữa khoan khoái, lại quay cuồng thê thảm.
Khi hạnh phúc dường như vẫn còn mãi;
Bất chợt thân tiều tụy rồi mát tươi.

Cứ như thế tình bất thường dày xéo
Khi tưởng mình đớn đau đến tận cùng,
Thì bỗng dưng chẳng thấy mình đau đớn.

Rồi khi mình đinh ninh đang vui sướng
Và cầm bằng giờ tuyệt đỉnh đam mê,
Lại là lúc vận xấu đầu tiên xuất hiện.

Sóng Việt phỏng dịch

Ghi chú. Bài sonnet số 8 (abba-abba-cdc-cdd)
Bản phỏng dịch thơ theo thể tự do.

Hãy Hôn Anh Nữa...

Hãy hôn anh nữa đi em
Hãy hôn anh, hôn nữa đi em
Cho anh tất cả ngọt ngào êm
Cho anh tất cả tình say đắm
Để rồi anh thưởng bốn hôn thêm

Than thở làm chi hỡi diễm kiều
Cho anh nựng nịu mười hôn yêu
Để mình hôn nhau trong hạnh phúc
Dìu nhau trên thảm gấm hoa thêu

Dù đời đôi ngả đôi đường
Dù mình hai đứa hai phương không cùng
Thả say theo mối tình cuồng
Anh còn sầu mãi cõi lòng riêng mang
Nhất lòng tình chỉ trao nàng
Bao giờ toại nguyện thiên đàng mình anh.

Sóng Việt
Cảm hứng từ bài thơ của Louise Labé “Baise m’encor’”
4 December 2004

Baise m’encor'
Louise Labé (1526-1566)
Baise m’encor, rebaise-moi et baise :
Donne-m’en un de tes plus savoureux ,
Donne m’en un de tes plus amoureux ;
Je t’en rendrai quatre plus chauds que braise.

Las, te plains-tu ? ça, que ce mal j’apaise
En t’en donnant dix autres doucereux
Ainsi mêlant nos baisers tant heureux ,
Jouissons-nous l’un de l’autre à notre aise.

Lors, double vie à chacun en suivra,
Chacun en soi et son ami vivra
Permets m’Amour penser quelque folie ;
Toujours suis mal, vivant discrètement
Et ne puis donner contentement,
Si hors de moi ne fais quelque saillie

Ha~y ho^n anh nu+~a ddi em
Ha~y ho^n anh, ho^n nu+~a ddi em
Cho anh ta^'t ca? ngo.t nga`o e^m
Cho anh ta^'t ca? ti`nh say dda('m
DDe^? ro^`i anh thu+o+?ng bo^'n ho^n the^m
Than tho+? la`m chi ho+~i die^~m kie^`u
Cho anh nu+.ng ni.u mu+o+`i ho^n ye^u
DDe^? mi`nh ho^n nhau trong ha.nh phu'c
Di`u nhau tre^n tha?m ga^'m hoa the^u
Du` ddo+`i ddo^i nga? ddo^i ddu+o+`ng
Du` mi`nh hai ddu+'a hai phu+o+ng kho^ng cu`ng
Tha? say theo mo^'i ti`nh cuo^`ng
Anh co`n sa^`u ma~i co~i lo`ng rie^ng mang
Nha^'t lo`ng ti`nh chi? trao na`ng
Bao gio+` toa.i nguye^.n thie^n dda`ng mi`nh anh\.
So'ng Vie^.t
Ca?m hu+'ng tu+` ba`i tho+ cu?a Louise Labe' “Baise m’encor’”
4 December 2004

Thursday, June 9, 2011

Những Địa Danh Mang Tên Cái II

SV sưu tầm

Chúng ta thấy chữ Cái ở hai miền Nam Bắc khác nhau.

Dưới đây là bài viết do Conlele thu thập và mang lên trang Phuot.com với một số chi tiết nhân vật lịch sử vùng đó đã loại bỏ.
Được biết bài viết này đuợc lưu chuyển chính thức trên internet dưới tên của tác giả bài viết là Vương Kim Hùng (Úc châu)

http://www.dongnaicuulongucchau.org.au/tapsan01/subpages/nc_diadanhtencai.pdf


1. Miền Bắc có những địa danh mang tên Cái, là do hình dáng mà đặt tên như: Ðảo Cái Bàn,
Cái Bầu. Trong Vịnh Hạ Long có 2 đảo tên là: Cái Bầu, Cái Bàn. Cũng trong thành phố Hạ Long nầy, có một địa danh mang tên Cái Lân, tại đây cũng có một đền thờ gọi là Cái Lân.
Huyện Vân Ðồn có một thị tứ tên là Cái Rồng.
Ngoài khơi bờ biển Thị Xã Mong Cái, còn có một hòn đảo mang tên là Cái Chiên. Tất cả
những cư dân nầy sống bằng nghề đánh cá, hay kinh doanh ngành du lịch. Ðó là những địa
danh ở miền Bắc, còn miền Trung không có chữ Cái.

Trái lại ở miền Nam chúng ta thấy rất nhiều, ngoài những địa danh mang tên Cái đó, còn có Sông, Kinh, Rạch, Vàm cũng mang tên Cái. Ðôi lúc có những địa danh trùng với nhau.
2) Sau đây là những địa danh mang tên Cái ở miền Nam:
Tỉnh Tây Ninh, có một Vàm là Cái Răng nằm khoảng giữa từ Tây Ninh đến Bến Kéo. Ngoài ra còn có con Rạch tên là Cái Bác, nằm trong Xã Phước Vinh, Huyện Châu Thành. Con rạch nầy nối liền sông Vàm Cỏ Ðông chảy qua Kampuchia.

Tỉnh Long An, có Huyện Mộc Hóa với 2 địa danh Cái Nứa, Cái Ðôi. Cũng tại đây có con sông Vàm Cỏ Tây nhận nước từ con rạch Cái Rô chảy qua
Kampuchia. Long An còn có một Huyện nữa tên là Tân Hưng, có các địa danh mang tên Cái:
Cái Bát, Cái Môn, Cái Sách. Ðịa danh Cái Bát có con kinh Cái Bát chảy qua gặp con Rạch
Cái Cỏ rồi chảy vào Tỉnh Xvay Riêng Kampuchia.
Tỉnh Tiền Giang, tại Tiền Giang có một Huyện tên là Cái Bè
Ðịa danh Cái Bè nằm trên Quốc Lộ IV (Sài Gòn về Cà Mau) nổi danh qua những vườn cây
ăn trái như: Cam Mật, ổi Xá Lị, mận Hồng Ðào, vú sữa Hột Gà. Ðặc biệt có loại chuối Cái Bè
ăn rất ngon (mọc từ thân cây ra). Cái Bè có 2 địa danh mang tên Cái Thia và Cái Nưa. Tại đây
cũng có con Rạch Cái Thia chảy qua Ðồng Tháp Mười.
Qua Cái Bè bước sang Tỉnh Bến Tre chúng ta lại có Quận Ðôn Nhơn (bây giờ gọi là
huyện Chợ Lách). Nằm trên Cù Lao Minh với 2 địa danh mang tên Cái Mơn và Cái Nhum.
Hai địa danh nầy nổi tiếng có nhiều vườn trái cây, ở đây có vườn sầu Riêng của Ông Chín
Hóa trồng, rất nổi tiếng (hạt lép nhiều cơm, thơm ngon ngọt). Cư dân sống ở đây đều theo
đạo Công Giáo, tại đây có một ngôi giáo đường rất cổ, trước sân nhà thờ Cái Mơn, có một
cây cổ thụ to gọi là cây Thiên Tuế.
Cái Mơn cũng là nơi sinh của Trương Vĩnh Ký. Dưới bến đò Ðình Khao, có con Rạch tên là Cái Kè, khoảng từ Vĩnh Long đi chợ Lách. Cái Kè đi xuống một chút là tới Cái Muối, rồi qua gặp Cái Gà. Chợ Lách còn có một địa danh nữa tên là Cái Tắc thuộc Xã Hưng Khánh Trung, ngoài ra còn có cù lao tên là Cái Cát. Ngoài Cái Nhum ở chợ Lách., còn có một địa danh mang tên Cái Nhum nữa, là Cái Nhum, Huyện Mân Thít thuộc Tỉnh Vĩnh Long.
Tại Huyện Giồng Trôm thuộc Xã Hưng Lễ có một địa danh mang tên Cái Ða Trại. Nơi đây
đánh dấu bước chân của Nguyễn Ánh trốn chạy quân Tây Sơn, gần đó là Cái Mít Nguyễn
Ánh cũng tá túc thời gian ngắn. Huyện Thạnh Phú có địa danh Cái Cá thuộc Xã Mỹ Hưng. Ði
qua Mỏ Cày có con Rạch tên là Cái Gấm, nhận nước từ con sông Hàm Luông. Tại Quận Ba
Tri có điạ danh mang tên là Cái Bông, đây cũng là nơi sinh ra Cụ Phan Thanh Giản. Tại
Huyện Châu Thành có một Xã tên là Cái Nứa. Riêng tại Bến Tre ngay trung tâm thành phố
có 2 cây cầu tên là Cái Cối và Cái Cá.
Sau đây đến Vĩnh Long: Vào ngày 25-08-1960 cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã khánh
thành Khu Trù Mật Cái Sơn thuộc Tỉnh Vĩnh Long. Tại Huyện Bình Minh, tên địa phương
gọi là Cái Vồn. Thời Ðệ I Cộng Hòa có Tướng Trần Văn Soái (Phật Giáo Hòa Hảo) đặt bản
doanh tại đây. Ðây cũng là cửa ngỏ để đi Cần Thơ qua Bắc Bình Minh. Ðến Huyện Tam Bình có địa danh tên là Cái Cui, thuộc Xã Hòa Lộc. Ðây cũng là quê hương của giáo sư Phạm Hoàng Hộ (Cựu Viện Trưởng Viện Ðại Học Cần Thơ).

Huyện Vũng Liêm có Cù Lao Cái Dứa, thuộc Xã Thanh Bình.. Tại Thị Xã Vĩnh Long có con sông Cái Ca ở Phường 2 chảy qua Phường 1 rồi đổ ra sông Cổ Chiên cuối cùng chảy ra biển.
Nằm sát bên Vĩnh Long có Tỉnh Trà Vinh, đây là tỉnh có nhiều người Khmer ở, có tất cả 129
ngôi chùa Miên lớn nhỏ khắp nơi ở trong tỉnh. Tại huyện Duyên Hải có điạ danh Cái Cối
thuộc Xã Long Vĩnh và Cái Ðôi thuộc Xã Long Khánh.

Ði về hướng Sa Ðéc có một địa danh tên là Cái Tàu Hạ tức Quận Ðức Tôn (trước năm 1975)
nay đổi thành Huyện Châu Thành. Nơi đây có nhiều lò nung gạch, cung cấp gạch cho các
tỉnh miền Tây. Chữ Cái Tàu được hiểu là “con sông nước lạt”.

Huyện Lai Vung Sa Ðéc có con Rạch tên là Cái Mít thuộc Xã Vĩnh Thới. Con rạch nầy chảy
qua sông Hậu. Huyện Hồng Ngự có địa danh Cái Cái, là nơi tập trung dân chúng sống nhờ
vào nguồn thủy sản cá tôm tép, từ biển hồ của Kampuchia chảy qua. Gần Cái Cái còn có Cái
Tiêu, Cái Sơ nữa cũng trong Huyện Hồng Ngự. Chúng ta thấy thiên nhiên rất ưu đãi cho đồng
bào sống trong vùng sông Tiền, sông Hậu. Vì chính 2 con sông nầy là nguồn lợi kinh tế cho
đồng bào ở đây, ngoài nhiệm vụ cung cấp cá, tôm, nước ngọt dùng để làm ruộng, tưới nương
rẫy. Mỗi năm sau mùa nước nổi, chúng ta được một lớp đất phù sa mầu mỡ, dùng để trồng
trọt hay cày cấy. Bản chất đất không có làm biếng, chỉ có con người mới làm biếng.
“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”
Qua phần đất của sông Hậu có Tỉnh An Giang. Chúng ta thấy có địa danh Cái Tàu Thượng ở
Xã Mỹ An Hưng nằm trên đường từ bắc Cao Lãnh đi Chợ Mới. Từ Bắc Vàm Cống về Long
Xuyên có địa danh mang tên Cái Sơn. Trên đường Long Xuyên đi Châu Ðốc gặp một địa
danh tên là Cái Dầu, đây cũng là Huyện Châu Phú thuộc Tỉnh An Giang. Ða số người dân
sống ở đây (An Giang, Châu Ðốc) đều theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo, người sáng lập là Ðức
Huỳnh Phú Sổ.

Giáp ranh Tỉnh An Giang có Tỉnh Kiên Giang, tại đây có 2 con sông mang tên Cái Lớn và
Cái Bé. Hai con sông nầy xuất phát từ Tỉnh Chương Thiện chảy ra cửa biển Rạch Giá. Ðảo
Phú Quốc có quần đảo An Thới, trong đó có hòn đảo Cái Bàn thuộc Vịnh Thái Lan.
Quay về Hậu Giang chúng ta thấy có địa danh mang tên Cái Sắn, thuộc Xã Vĩnh Trinh
Huyện Thốt Nốt. Rời Cái Sắn chúng ta đến Cần Thơ sẽ gặp ngay chợ Cái Khế. Chợ nầy nằm khoảng giữa từ bến xe đến cầu Bắc Cần Thơ, có thể nói chợ Cái Khế là ngôi chợ lớn thứ nhì sau chợ Bến
Ninh Kiều của thành phố Cần Thơ. Hướng về Bến Ninh Kiều qua đường Hai Bà Trưng có
cây cầu Cái Khế bắc qua đường Nguyễn Trãi. Kế bên chân cầu là dinh của Ông Tướng Vùng
IV (Tướng Nguyễn Khoa Nam cùng Lê Văn Hưng đã tự sát vào thời điểm 30-04-1975). Sát
bên là hãng BGI (nước ngọt, nước đá) của Pháp trước năm 1975. Tại Cần Thơ còn có trung
tâm kỹ nghệ Cái Sơn Hàng Bàng. Là nơi sản xuất hàng thủ công nghệ và vật dụng gia đình.
Dọc theo bờ sông Hậu đi hướng về Ðại Ngãi lần lượt chúng ta thấy có những địa danh như:
Cảng Cái Cui (đang xây cất) Cái Sâu, Cái Gia, Cái Ðôi rồi đến Cái Côn.

Tại đây có một con Kinh gọi là Cái Côn để đi vô Phụng Hiệp, trước khi tới Phụng Hiệp gặp
nhau tại ngã bảy (7 con Kinh đi 7 hướng khác nhau). Cái Côn trước năm 1975 là quận Phong
Thuận. Sau 1975 là Xã An Lạc Tây thuộc Huyện Kế Sách, từ Cái Côn đi xuống sẽ gặp Cái
Cao, Cái Trâm, Cái Trưng, những địa danh nầy đều thuộc Quận Kế Sách. Tại Xã Nhơn Mỹ
có một con rạch để vô Huyện Kế Sách, được gọi là Vàm Cái Sách (theo lời ông Lê Công
Tiệp là người dân cố cựu ở Mương Khai - Trà Ếch, hiện Ông định cư ở Bass Hill Sydney).
Ðối diện Vàm Cái Sách là Cù Lao Quốc Gia, đã được cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
viếng thăm vào năm 1973.

Từ Cần Thơ đi xe xuống Sóc Trăng, sẽ gặp ngay một Huyện cách Cần Thơ 5 cây số. Ðó là
Cái Răng, tên Cái Răng nguyên là gốc chữ Miên đọc “carăng” nghĩa thật tên Cà Ràng. Cà
Ràng là tên cái lò làm bằng đất sét, được đặt ở bếp dùng để nấu ăn. Cái Răng là một Huyện
của Cần Thơ đứng hàng thứ nhứt về mọi mặt, có câu ca dao nói về Cái Răng:
“Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Ðiền,
Anh có thương em cho bạc cho tiền.
Ðừng cho lúa gạo xóm giềng họ hay”

Qua 3 câu ca dao trên chúng ta thấy cuộc sống của người dân Cái Răng và những vùng phụ
cận rất là sung túc của một thời trước 1975. Sau 1975 Cái Răng tách làm 2 Huyện: Châu
Thành A và Châu Thành. Huyện Châu Thành có con Kinh mang tên là Cái Dầu đổ ra sông
Hậu.

Ngoài ngôi chợ cố định, Cái Răng còn có một chợ nổi nữa. Ðó là chợ nổi nhóm trên sông,
đây là nét sinh hoạt đặc thù của người dân miền Tây. Chợ nổi nầy chủ yếu là bán trái cây,
rau, củ không giới hạn thời gian, ngày cũng như đêm đều có nhóm chợ. Trong vùng Cái Răng
còn có những ngôi chợ: Cái Chanh, Cái Muồng, Cái Da.
Từ Rạch Ðầu Sấu đi vô sẽ gặp Rạch Cái Sơn, rồi đổ qua Rạch Bình Thủy.
Rời Cái Răng đi xuống khoảng 15 cây số, sẽ gặp một địa danh mang tên là Cái Tắc. Tại Cái
Tắc có một ngã 3 nếu chạy thẳng sẽ tới Phụng Hiệp, còn theo hướng Lộ Tẻ dẫn tới Tỉnh
Chương Thiện. Chương Thiện là một Tỉnh nhỏ của Miền Tây.

Vùng Hỏa Lựu (Vị Thanh) có 2 địa danh mang tên Cái Sình, Cái Su; ở đây trồng rất nhiều
khóm.

Huyện Long Mỹ (Chương Thiện) còn có địa danh mang tên Cái Nhào, Cái Dứa. Ðây cũng là
chiến trường trước năm 1975, xảy ra những trận đánh giữa Sư Ðoàn 21 Bộ Binh với quân
Cộng Sản.

Từ Cái Tắc đi xuống sẽ gặp Tỉnh Sóc Trăng, nếu đi Long Phú sẽ gặp địa danh Cái Oanh nằm
ở gần cầu sắt Tân Thạnh (quê hương của Ðại Tướng Cao văn Viên). Ðối diện với Cái Oanh là
Cái Xe và Cái Ðường thuộc phần đất của quận Mỹ Xuyên.

Tại huyện Thạnh Trị (Phú Lộc) có Khu Trù Mật Cái Trầu thuộc Xã Tuân Tuất, ở đây cũng có
một con Kinh Cái Trầu chảy qua gặp Kinh Xáng Phụng Hiệp.
NgTrước khi tới Bạc Liêu khoảng chừng 5 cây số là Cái Dầy. Cư dân ở đây hay người dân ở
Bạc Liêu, đều biết đại điền chủ Trần Trinh Trạch. Ông là một trong những người giàu có ở
miền Nam, Ông có người con trai tên là Trần Trinh Huy ( Ba-Huy). Ông Trần Trinh Trạch là
người giỏi kiếm tiền, thì con trai ông lại giỏi ăn chơi. Ðúng với danh gọi là Công Tử Bạc
Liêu, không có chỗ nào mà thiếu vắng công tử, nếu chỗ đó là chốn ăn chơi nổi tiếng. Công
Tử Bạc Liêu thể hiện đúng cá tính con người miền Nam.

Tại Cái Dầy có nghĩa trang Trần Gia, Cậu Ba Huy cũng chôn cất tại đây (chết vào đầu tháng Giêng 1973).
Gần Cái Dầy có Cái Gia thuộc Xã Châu Hưng
Huyện Vĩnh Lợi Bạc Liêu.
nh TTừ Bạc Liêu đi xuống Cà Mau, chúng ta có Cái Tràm (Xã Long Thạnh, Huyện Vĩnh Lợi). Tại
Xóm Lung có con Kinh Cái Cùng, nhận nước từ Kinh Xáng Bạc Liêu rồi đổ ra biển Ðông.
Tại đây đồng bào sinh sống bằng nghề làm ruộng muối, trồng nhãn. Ðịa danh Cái Cùng nằm
trong Xã Long Ðiền Ðông A, Huyện Giá Rai. Ở đây có một câu chuyện rất thương tâm:

Sau ngày 20-07-1954 Hiệp Ðịnh Genève có ghi “tất cả mọi quân nhân Pháp đều phải rời khỏi
nước Việt Nam”, nhưng có một anh quân nhân Pháp có người vợ Việt Nam và 3 đứa con (2
trai, 1 gái) ở lại Ấp Mỹ Ðiền, Xã Long Ðiền Ðông để sinh sống. Hằng ngày anh quân nhân
nầy làm thuê làm mướn cho những người giàu có ở đây. Nhưng không may cho anh là vợ anh
bị bệnh, anh không dám đem vợ của anh đến bệnh viện Bạc Liêu để trị bệnh (vì bản thân anh
trốn ở lại Việt Nam). Sau đó vợ anh chết, anh đem chôn xác vợ ngay tại chòi của anh ở. Mỗi
ngày trước khi ăn cơm, 4 cha con dều dọn cơm cùng thức ăn ra trước phần mộ của vợ van
vái, sau đó 4 cha con mới ăn. Năm 1960 trong đợt hành quân của Sư Ðoàn 21 (Trung Ðoàn
33) đã gặp anh tại đây, bộ chỉ huy Sư Ðoàn 21 gọi điện về cho Quân Khu IV báo cáo sự có
mặt của anh quân nhân người Pháp nầy. Cuối cùng Tòa Ðại Sứ Pháp ở Sài Gòn lãnh anh
cùng 3 người con về Pháp. Bản thân anh cùng 3 người con không muốn về Pháp chỉ muốn ở
Việt Nam và sống chết cho quê hương Việt Nam. Nhưng đành gạt lệ để về Pháp.
rị Lần qua Huyện Hồng Vân có các địa danh: Cái Chanh, Cái Nhum. Ðây cũng có con Rạch Cái Chanh Lớn đổ về Huyện Phước Long. tạÐoạn đường từ Tắc Vân đến Cà Mau, có Cái Ngang ở gần đầu lộ Tân Thành. Cuối cùng chúng ta đến Cà Mau là nơi tận cùng của đất nước. Tại Huyện U Minh có con Rạch Cái Tàu, chảy ra biển Rạch Giá, cư dân ở đây trồng rẫy: Như khoai, đậu cùng vườn cây ăn trái. Bước qua Huyện Cái Nước, đây là huyện xung quanh toàn là những rừng đước. Cây đước giúp ích cho người dân rất nhiều như: Dùng làm cột nhà, cột để đóng đáy ngoài sông, biển. Còn dùng làm chất đốt như: Than, củi. Ngoài địa danh Cái Nước ra, còn có Cái Nhum thuộc Xã Hưng Mỹ, Cái Rô thuộc Xã Lương Thế Trân. Cái Ðôi Xã Phú Tâm còn có Cái Ðôi Vàm, đây là con sông đổ ra biển.

Huyện Ngọc Hiển (trước 1975 là Quận Năm Căn, tại đây có căn cứ Hải Quân, Hải Ðội 5
Duyên Phòng) ngoài ra còn có địa danh tên Cái Nải, chung quanh ở đây toàn là rừng đước.
Huyện Ðầm Dơi có Cái Keo thuộc Xã Quách Phẩm, đồng bào ở đây làm ruộng, trồng khoai
lang, khoai mì và đào ao nuôi cá. Cái Ngay ở Xã Thanh Tùng, có một sân chim rất lớn có đủ
loại chim: Như cò Quắm, Gương Sen, Chàng Bè. Tại Xã Tân Duyệt nổi danh qua nghề dệt
chiếu, đã được cố nghệ sĩ Út Trà Ôn ca bài “Tình Anh Bán Chiếu” của soạn giả Viễn Châu.
Ngoài ra còn có con Rạch Cái Bé, chảy ra biển Ðông.

Tên nước, tên địa danh gắn liền với triều đại, với chế độ. Tên có bị thay đổi hay không cũng
tùy thuộc vào sự tồn vong của chế độ đó. Mỗi một tấc đất là một tấc máu xương, của các bậc
tiền nhân, anh hùng liệt nữ trong công cuộc bảo vệ đất nước. Mỗi một địa danh là một chứng
tích lịch sử, dù tên gọi của nước, địa danh có thay đổi. Nhưng nước ta, dân tộc ta thì muôn
đời vẫn hiện hữu, là những kết quả tiếp nối của nhiều thế hệ, nhiều triều đại, nhiều chế độ đã
tích lũy gần 5000 năm giữ nước và dựng nước là thực tại có giá trị trường cửu.

Những Địa Danh Mang Tên Cái I

Những địa danh mang tên Cái

Theo Vương Hồng Sển thì miền Nam có cỡ 160 địa danh mang tên Cái

Nước Việt Nam có hình chữ S, phía đông hoàn như toàn là giáp biển. Giao thông bằng đường thủy là phương tiện thích hợp nhất cho sự vận chuyển từ miền Bắc đến miền Trung và Nam từ thuở lập quốc. Sau này ngoài hệ thống giao thông đuờng bộ, hệ thống đường thủy ở miền Nam cũng phát triển nhiều và những địa danh mang tên Cái hiện hiện nhiều vô kể.
Bài viết ngắn này thử tìm hiểu và thu thập những địa danh mang chữ “Cái”.
Chữ CÁI có nghĩa ra sao?
Có nhiều cách giải thích về chữ cái một cách tổng quát, và cũng có một số địa danh được giải thích theo sự tích của vùng đó.
Chữ Cái được cho là chữ cổ của dân tộc Phù Nam, có nghĩa là sông con, vì hầu như tất cả địa danh trong Nam bộ bắt đầu bằng chữ cái đều nằm trên một con sông nhỏ, chảy ra một con sông lớn.
Nếu cho rằng chữ Cái xuất phát từ chữ Hán mà ra thì có hai chữ Cái đuợc đề cập đến.
Ý nghĩa chữ Cái

I.
Bộ 85 水 thủy
溉 cái, khái
(Động) Tưới, rót. ◎Như: quán cái 灌溉 tưới nước vào.
(Động) Giặt rửa.
溉 cái: nghĩa gốc là động từ như rót nước, khơi nước, dẫn nước (thủy lợi).
Nhưng tiếng Việt lại dùng như một danh từ với nghĩa là kênh, rạch.
Do đó có các địa danh gắn liền với sông nước vùng Cửu Long và các đất ven biển mang tên Cái, thí dụ như Cái Lân, (Quảng Ninh) Cái Mơn, Cái Bè, Cái Nước , v.v…

I I.
Cái cũng là một âm mang tính chất nguồn gốc, nâng đỡ, bao bọc.
Bộ 1 一 nhất
丏 diễn, cái
(Động) Che lấp không thấy.
(Danh) Tường ngắn ngày xưa dùng để tránh tên bắn.
Chữ Cái này hiểu như nghĩa mẹ= đàn bà cho nên có người cho rằng chữ Cái mang giống cái.

III.
Một âm khác với Cái 丐 có ý cầu khẩn
Bộ 1 一 nhất
丐 cái
(Động) Xin, cầu khẩn.
(Động) Cho, cấp cho. .
(Danh) Người ăn xin, người ăn mày. ◎Như: khất cái 乞丐 người ăn mày.

Dựa vào sự liên hệ giữa hệ thống sông lạch kênh với những địa danh mang tên Cái, chúng ta có thể cho rằng chữ Cái bắt nguồn từ chữ 溉 cái bộ thủy .

Sóng Việt Đàm Giang
***

Thursday, June 2, 2011

Quán Cà Phê Nho Nhỏ










Quán Cà Phê Nho Nhỏ

Quán Cà phê nơi đây
Nho nhỏ và xinh xinh
Mang một tên quen thuộc
Nơi mình vẫn hẹn nhau
Chia xẻ chuyện vui buồn
Nói hoài không hết chuyện

Chén cà phê nơi đây
Không là Café de Flore
Không là Les Deus Magots
Cũng không trên đại lộ Saint Germain
Sao mình uống thấy ngon
Uống hoài vẫn còn muốn

Chén cà phê thân thiết
Kết nhau làm tri kỷ
Luôn đậm đà muôn vị
Như tình bạn chúng mình

JSongV