Monday, April 30, 2012

Copenhagen, Đan Mạch. Sóng Việt Đàm Giang

Thăm Viếng Copenhagen, Denmark

Sóng Việt Đàm Giang




Tiếp nối những ngày thăm viếng Liên Bang Nga là thăm vài đô thị của ba quốc gia lân cận: Phần Lan, Thụy Điển, và Đan Mạch. Phần bài viết này nói về một số thắng cảnh của thành phố Copenhagen, Đan Mạch.
Copenhagen (København) là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Đan Mạch. Dân số cỡ hơn một triệu. Đan Mạch nối liền với Thụy Điển qua cầu Oresund và biến toàn khu này thành một trung tâm của vùng đô thị Đan Mạch-Thụy Điển mang tên Oresund.

Ngày 13: Thứ Hai 19 September 2011. Sáng sớm, đoàn rời Stockholm, Thụy Điển để đi đến bến tàu Helsingborg, Thụy điển rồi qua phà sang Đan Mạch. Trên đường đi, đoàn ghé thăm thị trấn cổ Granna nằm dưới chân núi Gränna bên bờ hồ Vatten, nơi có những con phố dốc và nhà gỗ sơn nhiều màu và lợp mái ngói.
Thành phố Granna nhỏ chỉ có cỡ trên 2,500 dân nhưng vì nằm cạnh hồ và gần một xa lộ được sử dụng nhiều nhất của Sweden nên có rất nhiều du khách viếng thăm. Đặc biết nhất đây là nơi làm cây kẹo polkagris có sọc trắng, đỏ và xanh peppermint bằng phương pháp thủ công gia truyền đã trên 150 năm. Granna cũng là địa điểm có hệ thống phà di chuyển.
Từ Helsingborg (Thụy Điển) dùng tàu phà băng qua eo biển nhỏ đi sang bến tàu Helsingor (Đan Mạch). Helsingor là thành phố ở phía đông bắc đảo Zealand của Denmark và là điểm gần nhất và hẹp nhất nối liến Thụy điển với Denmark qua eo biển Oresund (Hel phát sinh từ chữ cổ Hals có nghĩa là cổ họng). Vì địa thế chiến lược trên biển, Helsingor được xây như một pháo đài. Đặc biệt Helsingor có cung điện Kronborg, một pháo đài có tường bao quanh và ở trong có một quảng trường và nhiều nhà cổ. Kronborg được xây cất vào năm 1420 (mang tên ban đầu là Krogen) với mục đích kiểm soát tàu đi ngang qua eo biển. Helsingor được nổi tiếng vì là nơi diễn ra bối cảnh câu chuyện Hamlet của William Shakespeare với tên Elsinore.


Phà sang Helsingor Helsingor-Elsinore

Buổi chiều thì đến Copenhagen, thủ đô của Vương Quốc Đan Mạch. Trên con đường dọc theo biển vào thành phố, phong cảnh rất đẹp, với nhiều ngôi nhà gạch lợp mái rơm và những khu vườn trồng hoa và cây ăn trái.

Ngày thứ 14: Thứ ba 20 September 2011
Chương trình đi thăm : từ khách sạn đoàn đuợc dịp đi xe điện và rồi xe bus thành phố để đến hải cảng Langelinie, Copenhagen.

Bức tượng Tiểu nhân-ngư (Little Mermaid). Nữ nhân ngư ngồi trên một tảng đá tại cảng Langelinie của Copenhagen, thủ đô Đan Mạch, là một biểu tượng của Copenhagen và là một điểm thu hút du khách. Tượng được Carl Jacobsen, con trai của sáng lập viên hãng rượu bia Carlberg, một người rất say mê vũ ballet về câu chuyện cổ tích của H.C. Andersen, đặt làm vào năm 1909 và sau đó tặng thành phố. Tượng mang khuôn mặt của vũ công ballet Ellen Price, nhưng thân hình khỏa thân là của vợ của nhà điêu khắc Edvard Eriksen, người sáng tạo ra bức tượng.
Tượng nhỏ một cách đáng ngạc nhiên, với chiều cao 1.25 m và nặng cỡ 175 Kg. Tượng Nữ ngư nhân hiện diện từ năm 1911 đến giờ đã từng bị phá hủy một phần, đã từng bị chém đầu hai lần, chặt hai tay, bôi sơn, mặc áo và choàng đầu khăn tôn giáo v.v… nhưng luôn luôn được trùng tu lại cho đúng hình dạng nguyên thủy. Ngoài ra, cũng nên nhắc có tài liệu cho rằng đây chỉ là một bản sao chép của bức tượng nguyên thủy và cho hay Eriksen còn cất giữ một bức tượng ngư nhân khác mà người thừa tự gia đình Eriksen đã cất dấu ở một nơi bí mật nào đó. Khi câu hỏi được mang lên, bà hướng dẫn viên địa phương phủ nhận ngay, nói rằng tượng đặt tải cảng Langelinie, Copnhagen là tượng gốc.




Gefion Fountain & St Alban Church. Nữ thần Gefion và bốn Bò thần.

Bồn phun nước Gefion (Gefjun) là tượng đài lớn nhất của Copenhagen. Bồn nước này được ví như là Fontana di Trevi của Rome, và là nơi mà rất nhiều người đến cầu nguyện khi ném tiền coin xuống nước. Nữ thần Gefion là chủ đề cho khu tượng đài này. Anders Bundgard là điêu khắc gia đã thực hiện tượng đài trong vòng 2 năm (1897-1899), và khánh thành vào năm 1908. Tượng đài phun nước này nằm ở trong công viên Langeliinie gần Kastellet.
Theo chuyện thần thoại (The Prose Edda) thì vua Gylfi, vị tổng lãnh của giải đất mang tên Thụy Điển đã ban phát cho một người đàn bà du thủ du thực, để thưởng công cho cô ta đã giải trí cho vua, một mảnh đất mà Gefion có thể cầy được trong một đêm và một ngày với bốn con bò cùng cho phép nàng muốn làm gì với đất đó cũng được. Nữ thần Gefion chấp thuận lời Vua Gylfi phán, và nàng đã biến bốn người con trai của nàng thành bốn con bò lớn mạnh và mài miệt cầy đất. Khi hết thời gian, nàng mang tất cả đất cầy được từ Thụy Điển đổ vào phía tây và đặt tên là Zealand, tức là Copenhagen bây giờ. Còn cái lỗ hổng mất đất mà Gefion để lại trở thành hồ Vanern, miến Bắc của Gothenburg, Thụy Điển. Nếu nhìn bản đồ thì hình dạng của tỉnh Zealand và hồ Vanern từa tựa như nhau.
Gần Gefion Fountain là nhà thờ cổ St Alban còn đuợc gọi là English church.

Thăm Cung điện Hoàng-gia Amalienborg, quần thể kiến trúc theo phong cách kiến trúc Baroque (thế kỷ thứ 18), (đây là nhà mùa đông của hoàng gia Đan Mạch) và được cho như là mô hình thu nhỏ của Cung điện Versaille ở Pháp. Kiến trúc gồm bốn toà nhà giống nhau nằm chung quanh một quảng trường tám cạnh (Amalienborg Slotsplads) và ở chính giữa quảng trường là tượng vua Đan Mạch Frederick V cưỡi ngựa.(Hai hình Hoàng cung trích từ Wikipedia)


Hoàng Cung chụp từ phía New Opera House (ngoài cảng nhìn vào) cho thấy bồn phun nước, tượng Frederick V nằm giữa Hoàng cung có kiến trúc tám cạnh, và Marble Church.

Tượng vua Frederick V (trị vì 1746-66) nằm giữa quảng truờng Amalienborg cưỡi ngựa là tác phẩm của Jacques Saly (1717-76). Tượng hoàn tất và được khánh thành vào năm 1771, năm năm sau khi vua Frederick qua đời. Bốn dinh thư của bốn góc trong quảng trường đuợc xây cất theo kiểu Rocco bởi Nicolai Eigtved. Một trong bốn dinh thự này hiện nay là tư dinh dành cho Hoàng gia.

Chụp từ Marble Church nhìn ra Hoàng Cung và New Opera House bên kia bờ sông


Marble Church Dome. Tượng King Frederic V. Amalienborg Palace




New Opera House bên kia bờ sông. Nyhavn Harbor

Rời khu Hoàng cung, là đi thăm dãy phố cổ dọc theo cảng Nyhavn, đây là một kinh đào từ thế kỷ 17 của Copenhagen, Denmark với hàng trăm ngôi nhà sơn nhiều màu cùng nhiều tầu gỗ cổ.

Nhà thờ nổi tiếng của Copenhagen.
Copenhagen có vài nhà thờ lịch sử, đáng chú ý là hai nhà thờ The Church of Our Savior và Marble Churh.
Nhà thờ Our Savior còn được gọi là nhà thờ của của Christian V, kỷ niệm quốc vương đầu tiên có quyền lực tối cao. Nhà thờ này có tòa tháp thật đặc biệt với một cầu thang màu đen và vàng xoắn ốc ngược kim đồng hồ lên tận chóp nhọn. Trên đỉnh là một quả cầu vàng có gắn tượng một lá cờ. Cầu thang xoắn ốc này gồm 400 bực thang, với 150 bực thang ngoài trời, và tổng cộng cao 95 m. Đứng trên đó cóthể nhìn toàn diện Copenhagen và cây cầu Oresund nối liền Đan Mạch với Thụy Điển.
Lịch sử nhà thờ này cho thấy viên gạch đầu tiên xây nhà thờ bắt đầu năm 1639, khởi công xây cất năm 1682, hoàn tất năm 1695 nhưng chưa có thang xoắn. Thang xoắn được thêm vào và xây ngược chiều kim đồng hồ với lý do vẫn chưa biết đích xác và chỉ hoàn tất và đuợc vua Frederick khánh thành thang xoắn vào tháng 8 năm 1752.


Nhà thờ Our Savior với toà tháp xoắn

Nhà thờ Đá Cẩm thạch (Marble Church) đuợc vua Frederick V ra lệnh cho xây bắt đầu từ năm 1749, để kỷ niệm 300 năm của triều đại vương quốc. Nhưng phải đến năm 1874 mới hoàn tất vì trải qua nhiều giai đoạn phải ngưng vì hết tiền. Nhà thờ làm rập theo kiểu The Pantheon ở Rome.

Ngoài Tượng cưỡi ngựa Vua Frederick V tại Hoàng Cung, còn nhiều tượng khác, nhưng được nhiều người biết nhất phải kể tượng Archishop Absolon cưỡi ngựa. Absolon (cỡ 1128-1201) thuộc một gia đình có thế lực với Hoàng gia. Được lịnh của vua thời đó (Vua Valdemar), Absolon đã cho xây cất một thành trì bằng đá đặt tên là Kaufmanne Hafen có nghĩa là Cảng của Thương gia (bây giờ là Christianborg Castle ở Copenhagen),và từ đó thành phát triển rộng ra cho đến ngày nay. Nhờ thành đá này mà Đan Mạch chiếm được một vi trí quan trọng trong thương mại. Và Bishop Absalon được coi như cha đẻ của Copenhagen (một bức trạm nổi bằng vàng gắn ở trên lầu hai của tòa Đô chính tại quảng trường Đô Chính mang hình Absalon.)

Tượng đài Absolon

Tượng Absolon cưỡi ngựa được dựng tại Hojbro Plads vào năm 1201, do điêu khắc gia Vilhelm Bissen (1836-1913) làm bằng đồng và cột đặt tượng làm bằng đá hoa cương. Trong hai chân sau và đuôi của tượng ngựa có chứa nhiều chì để giữ thăng bằng cho thế đứng của ngựa với hai chân trước chổng lên không. Tượng miêu tả Absolon là một chiến sĩ dũng cảm. Cũng nên nói Giáo chủ (bishop) hay Thượng đẳng Giáo chủ (Archbishop) thời đó được hiểu như một người tham gia rất đắc lực trong chính quyền, thường đi chung với quân đội hay hải quân, và cũng tham dự mãnh liệt nhiều trận chiến đấu .
Copenhagen cũng có một Quãng trường Đô chính rất rộng dành riêng cho người đi bộ (Stroget) với đủ các loại cửa hàng mua sắm nhiều loại. Nơi đây có tòa Đô chính, có bồn phun nước Dragon Leap, có đài kỷ niệm hai người chăn chiên thổi kèn lur, có vườn Tivoli, v.v…

Two lur players monument Stroget. Nikolaj Church & Art center

Đối diện với Palace Hotel trên Town Hall Square, có một đài cao trên đỉnh có hình tượng hai người chăn chiên đang thổi kèn lur, một loại kèn thổi như trumpet từ thời Bronze Age/Viking Age. Tác phẩm này của Siegfried Wagner, hoàn tất vào năm 1914.
Bồn phun nước Dragon Leap do Joachim Skovgaard vẽ kiểu năm 1923, có hai con Rồng Đan Mạch đang leo nhảy vào trong bồn và giữa bồn phun nước là tượng miêu tả cảnh Tranh tài giữa Trâu và Rồng (lindworm). Tác phẩm này để tưởng nhớ Hans Christian Andersen. Trong hình cũng cho thấy toà Đô chính ở phía sau.

Đèn phố với rồng của Dahlerup Dragon Leap Fountain. Tòa Đô chính

Và dĩ nhiên nói đến Copenhagen là phải nói đến Hans Christian Andersen.

H.C. Andersen Castle H.C. Andersen (photo L. Garrison)

Hans Christian Anderden (H.C.Andersen) (1805-1875) người Đan Mạch, là một thơ, nhà văn, nhà viết chuyện thần thoại, và nhất là chuyện cổ tích cho trẻ em. Được biết đến nhất là Bà hoàng tuyết, Chú lính chì dũng cảm, Nàng Tiên cá (Tiểu nhân ngư), Cô bé bán diêm, Chú vịt xấu xí,v.v…
Hans C. Andersen đuợc trẻ em trên toàn thế giới ngưỡng mộ và ưa thích. Chuyện của ông đuợc dịch trên hơn 150 ngôn ngữ và là đề tài cho biết bao nhiêu là phim ảnh, kịch nghệ, nhảy múa ballet, cùng hoạt họa. Về chuyện Tiểu Nhân ngư, ông viết vào năm 1837, và đến năm 1909 thì được Carl Jacobsen, con trai của sáng lập viên công ty làm rượu bia Carlsberg quá thích cốt chuyện nên đã cho xây bức tượng The Little Mermaid mà bây giờ tất cả mọi người đến Copenhagen đều không thể không dừng chân thăm viếng.

Kết luận

Thành phố Copenhagen, Đan Mạch thường chỉ được biết đến nhiều nhất như là thành phố có tượng Ngư nhân, và liên hệ đến Hans Christian Andersen. Nhưng có đến Copenhagen mới thấy sức hấp dẫn của thành phố này với không khí trong lành, với những cảnh thơ mộng, những căn nhà đẹp như những bức tranh và cũng là nơi có nhiều cửa hàng mua sắm đặc biệt.

SóngViệt ĐàmGiang
23 September, 2011


Link xem hình du lịch Denmark và thành phố Copenhagen:
https://picasaweb.google.com/115586466389532301413/DenmarkCopenhagenSep2011?feat=email#

Frank Kafka: Một Y Sĩ Làng Quê.








A Country Doctor
Franz Kafka



Frank Kafka (1913)

“Một Y Sĩ Làng Quê” (“A Country Doctor" hay tiếng Đức "Ein Landarzt") là một chuyện trong tập những chuyện ngắn mà Frank Kafka viết vào năm 1919. Cũng giống như hầu hết những chuyện khác của Kafka, cốt chuyện thường diễn tả dưới hình thức siêu thực, mơ hồ, dẫn dắt người đọc vào một mê hồn trận khó tìm được lối thoát.

Đây là câu chuyện của một người Y sĩ làng, ăn lương tháng của chính quyền và ông đã lái một cỗ xe với hai con ngựa lạ kỳ đến làng bên cạnh cách mười dặm đường để cứu một bệnh nhân qua chuông báo động khẩn cấp. Một loạt những siêu thực xẩy ra với sự xuất hiện của gã giữ ngựa và đôi ngựa không biết từ đâu đến, và quyết định mặc cả một chiều do gã giữ ngựa đặt ra. Diễn tiến và biến chuyển về gã giữ ngựa, gia đình bệnh nhân, tình trạn bệnh nhân, đôi ngựa bất kham do chính người Y Sĩ độc thoại, bào chữa, biện minh và đưa đến một kết luận chua chát, cay đắng bực bội: bị đặt vào một thế mà không thể làm gì khác được.

Bản dịch Anh ngữ đính kèm là của Ian Johnson trích dẫn từ internet để theo dõi.

This translation, which has been prepared by Ian Johnston of Malaspina University-College in Nanainio, BC, Canada, is in public domain and may be used by anyone, in whole or in part, without charge and without permission, provided the source is acknowledged, released October 2003, last modified December 2003.


A Country Doctor (transl. Ian Johnston)
I was in great difficulty. An urgent journey was facing me. A seriously ill man was waiting for me in a village ten miles distant. A severe snowstorm filled the space between him and me. I had a carriage—a light one, with large wheels, entirely suitable for our country roads. Wrapped up in furs with the bag of instruments in my hand, I was already standing in the courtyard ready for the journey; but the horse was missing—the horse. My own horse had died the previous night, as a result of overexertion in this icy winter. My servant girl was at that very moment running around the village to see if she could borrow a horse, but it was hopeless—I knew that—and I stood there useless, increasingly covered with snow, becoming all the time more immobile.
The girl appeared at the gate, alone. She was swinging the lantern. Of course, who is now going to lend his horse for such a journey? I walked once again across the courtyard. I couldn’t see what to do. Distracted and tormented, I kicked my foot against the cracked door of the pig sty which had not been used for years. The door opened and banged to and fro on its hinges. A warmth and smell as if from horses came out. A dim stall lantern on a rope swayed inside. A man huddled down in the stall below showed his open blue-eyed face. “Shall I hitch up?” he asked, crawling out on all fours. I didn’t know what to say and merely bent down to see what was still in the stall. The servant girl stood beside me. “One doesn’t know the sorts of things one has stored in one’s own house,” she said, and we both laughed.
“Hey, Brother, hey Sister,” the groom cried out, and two horses, powerful animals with strong flanks, shoved their way one behind the other, legs close to the bodies, lowering their well-formed heads like camels, and getting through the door space, which they completely filled, only through the powerful movements of their rumps. But right away they stood up straight, long legged, with thick steaming bodies. “Help him,” I said, and the girl obediently hurried to hand the wagon harness to the groom. But as soon as she was beside him, the groom puts his arms around her and pushes his face against hers. She screams out and runs over to me. On the girl’s cheek are red marks from two rows of teeth.
“You brute,” I cry out in fury, “do you want the whip?” But I immediately remember that he is a stranger, that I don’t know where he comes from, and that he’s helping me out of his own free will, when everyone else is refusing to.
As if he knows what I am thinking, he takes no offence at my threat, but turns around to me once more, still busy with the horses. Then he says, “Climb in,” and, in fact, everything is ready. I notice that I have never before traveled with such a beautiful team of horses, and I climb in happily.
“But I’ll take the reins. You don’t know the way,” I say.
“Of course,” he says; “I’m not going with you. I’m staying with Rosa.”
“No,” screams Rosa and runs into the house, with an accurate premonition of the inevitability of her fate. I hear the door chain rattling as she sets it in place. I hear the lock click. I see how in addition she chases down the corridor and through the rooms putting out all the lights in order to make herself impossible to find.
“You’re coming with me,” I say to the groom, "or I’ll give up the journey, no matter how urgent it is. It’s not my intention to give you the girl as the price of the trip.”
“Giddy up,” he says and claps his hands. The carriage is torn away, like a piece of wood in a current. I still hear how the door of my house is breaking down and splitting apart under the groom’s onslaught, and then my eyes and ears are filled with a roaring sound which overwhelms all my senses at once. But only for a moment. Then I am already there, as if the farm yard of my invalid opens up immediately in front of my courtyard gate. The horses stand quietly. The snowfall has stopped, moonlight all around. The sick man’s parents rush out of the house, his sister behind them. They almost lift me out of the carriage. I get nothing from their confused talking. In the sick room one can hardly breathe the air. The neglected cooking stove is smoking. I want to push open the window, but first I’ll look at the sick man. Thin, without fever, not cold, not warm, with empty eyes, without a shirt, the young man under the stuffed quilt heaves himself up, hangs around my throat, and whispers in my ear, “Doctor, let me die.” I look around. No one has heard. The parents stand silently, leaning forward, and wait for my judgment. The sister has brought a stool for my handbag. I open the bag and look among my instruments. The young man constantly gropes at me from the bed to remind me of his request. I take some tweezers, test them in the candle light, and put them back. “Yes,” I think blasphemously, “in such cases the gods do help. They send the missing horse, even add a second one because it’s urgent, and even throw in a groom as a bonus.”
Now for the first time I think once more of Rosa. What am I doing? How am I saving her? How do I pull her out from under this groom, ten miles away from her, with uncontrollable horses in the front of my carriage? These horses, who have now somehow loosened their straps, are pushing open the window from outside, I don’t know how. Each one is sticking its head through a window and, unmoved by the crying of the family, is observing the invalid.
“I’ll go back right away,” I think, as if the horses were ordering me to journey back, but I allow the sister, who thinks I am in a daze because of the heat, to take off my fur coat. A glass of rum is prepared for me. The old man claps me on the shoulder; the sacrifice of his treasure justifies this familiarity. I shake my head. In the narrow circle of the old man’s thinking I was not well; that’s the only reason I refuse to drink. The mother stands by the bed and entices me over. I follow and, as a horse neighs loudly at the ceiling, lay my head on the young man’s chest, which trembles under my wet beard. That confirms what I know: the young man is healthy. His circulation is a little off, saturated with coffee by his caring mother, but he’s healthy and best pushed out of bed with a shove. I’m no improver of the world and let him lie there. I am employed by the district and do my duty to the full, right to the point where it’s almost too much. Badly paid, but I’m generous and ready to help the poor. I still have to look after Rosa, and then the young man may have his way, and I want to die, too. What am I doing here in this endless winter! My horse is dead, and there is no one in the village who’ll lend me his. I have to drag my team out of the pig sty. If they hadn’t happened to be horses, I’d have had to travel with pigs. That’s the way it is. And I nod to the family. They know nothing about it, and if they did know, they wouldn’t believe it. Incidentally, it’s easy to write prescriptions, but difficult to come to an understanding with people. Now, at this point my visit might have come to an end—they have once more called for my help unnecessarily. I’m used to that. With the help of my night bell the entire region torments me, but that this time I had to sacrifice Rosa as well, this beautiful girl, who lives in my house all year long and whom I scarcely notice—this sacrifice is too great, and I must somehow in my own head subtly rationalize it away for the moment, in order not to leave this family who cannot, even with their best will, give me Rosa back again. But as I am closing up by hand bag and calling for my fur coat, the family is standing together, the father sniffing the glass of rum in his hand, the mother, probably disappointed in me—what more do these people really expect?—tearfully biting her lips, and the sister flapping a very bloody hand towel, I am somehow ready, in the circumstances, to concede that the young man is perhaps nonetheless sick. I go to him. He smiles up at me, as if I was bringing him the most nourishing kind of soup—ah, now both horses are whinnying, the noise is probably supposed to come from higher regions in order to illuminate my examination—and now I find out that, yes indeed, the young man is ill. On his right side, in the region of the hip, a wound the size of the palm of one’s hand has opened up. Rose coloured, in many different shadings, dark in the depths, brighter on the edges, delicately grained, with uneven patches of blood, open to the light like a mining pit. That’s what it looks like from a distance. Close up a complication is apparent. Who can look at that without whistling softly? Worms, as thick and long as my little finger, themselves rose coloured and also spattered with blood, are wriggling their white bodies with many limbs from their stronghold in the inner of the wound towards the light. Poor young man, there’s no helping you. I have found out your great wound. You are dying from this flower on your side. The family is happy; they see me doing something. The sister says that to the mother, the mother tells the father, the father tells a few guests who are coming in on tip toe through the moonlight of the open door, balancing themselves with outstretched arms.
“Will you save me?” whispers the young man, sobbing, quite blinded by the life inside his wound. That’s how people are in my region. Always demanding the impossible from the doctor. They have lost the old faith. The priest sits at home and tears his religious robes to pieces, one after the other. But the doctor is supposed to achieve everything with his delicate surgeon’s hand. Well, it’s what they like to think. I have not offered myself. If they use me for sacred purposes, I let that happen to me as well. What more do I want, an old country doctor, robbed of my servant girl! And they come, the family and the village elders, and are taking my clothes off. A choir of school children with the teacher at the head stands in front of the house and sings an extremely simple melody with the words

Take his clothes off, then he’ll heal,
and if he doesn’t cure, then kill him.
It’s only a doctor; it’s only a doctor.

Then I am stripped of my clothes and, with my fingers in my beard and my head tilted to one side, I look at the people quietly. I am completely calm and clear about everything and stay that way, too, although it is not helping me at all, for they are now taking me by the head and feet and dragging me into the bed. They lay me against the wall on the side of wound. Then they all go out of the room. The door is shut. The singing stops. Clouds move in front of the moon. The bedclothes lie warmly around me. In the open space of the windows the horses’ heads sway like shadows.
“Do you know,” I hear someone saying in my ear, “my confidence in you is very small. You were only shaken out from somewhere. You don’t come on your own feet. Instead of helping, you give me less room on my deathbed. The best thing would be if I scratch your eyes out.”
“Right,” I say, “it’s a disgrace. But now I’m a doctor. What am I supposed to do? Believe me, things are not easy for me either.”
“Should I be satisfied with this excuse? Alas, I’ll probably have to be. I always have to make do. I came into the world with a beautiful wound; that was all I was furnished with.”
“Young friend,” I say, “your mistake is that you have no perspective. I’ve already been in all the sick rooms, far and wide, and I tell you your wound is not so bad. Made in a tight corner with two blows from an axe. Many people offer their side and hardly hear the axe in the forest, to say nothing of the fact that it’s coming closer to them.”
“Is that really so, or are you deceiving me in my fever?” “It is truly so. Take the word of honour of a medical doctor.” He took my word and grew still. But now it was time to think about my escape. The horses were still standing loyally in their place. Clothes, fur coat, and bag were quickly gathered up. I didn’t want to delay by getting dressed; if the horses rushed as they had on the journey out, I should, in fact, be springing out of that bed into my own, as it were. One horse obediently pulled back from the window. I threw the bundle into the carriage. The fur coat flew too far and was caught on a hook by only one arm. Good enough. I swung myself up onto the horse. The reins dragging loosely, one horse barely harnessed to the other, the carriage swaying behind, last of all the fur coat in the snow.
“Giddy up,” I said, but there was no giddying up about it. We dragged slowly through the snowy desert like old men; for a long time the fresh but inaccurate singing of the children resounded behind us:

“Enjoy yourselves, you patients.
The doctor’s laid in bed with you.”

I’ll never come home at this rate. My flourishing practice is lost. A successor is robbing me, but to no avail, for he cannot replace me. In my house the disgusting groom is wreaking havoc. Rosa is his victim. I will not think it through. Naked, abandoned to the frost of this unhappy age, with an earthly carriage and unearthly horses, I drive around by myself, an old man. My fur coat hangs behind the wagon, but I cannot reach it, and no one from the nimble rabble of patients lifts a finger. Betrayed! Betrayed! Once one responds to a false alarm on the night bell, there’s no making it good again—not ever.
Revision: 2004/11/08 - 12:23 - © Mauro Neivi
http://archive.org/stream/ACountryDoctor/kafka_country_doctor_djvu.txt

Y sĩ Làng Quê
Sóng Việt Đàm Giang chuyển dịch

Bản dịch dưới đây do người viết (Sóng Việt Đàm Giang) chuyển dịch từ sách Anh ngữ The Metamorphosis, In the Penal Colony, and Other Stories của Joachim Neugrogel, NXB Simon & Schuster, 2000.


Tôi ở trong tình trạng rối bời lớn: một chuyến đi cấp bách đang bày ra trước tôi; một con bệnh đau hiểm nghèo đang chờ tôi ở một cái làng cách đây mười dặm đường; một cơn bão tuyết nặng làm ngập đầy khoảng cách giữa tôi và con bệnh; tôi có một cái xe ngựa nhẹ có bánh lớn đấy chứ, đúng là cái loại để đi lại ở những con đường quê của chúng tôi. Người tôi to phù lên vì áo lông, với bị đồ nghề cầm trong tay, tôi đứng ở sân sẵn sàng đi; nhưng không có ngựa, ngựa. Chú ngựa của tôi đã chết đêm hôm trước vì kiệt sức trong mùa đông băng giá này. Cô người làm của tôi bây giờ đang đôn đáo quanh làng, cố tìm mượn cho tôi một chú ngựa; nhưng thật là vô hy vọng, tôi đã biết; và tuyết càng phủ đầy lên tôi, tôi càng thêm khó khăn cử động, tôi cứ đứng đó.

Con bé gái người làm xuất hiện ở cổng, một mình, vẫy cây đèn; hiển nhiên: ai mà muốn cho người ta mượn một con ngựa vào giờ này để làm một cuộc hành trình? Tôi lại đi vòng lại một lần nữa quanh sân vườn; tôi không nghĩ được một giải pháp nào cả. Rối loạn, tinh thần dày xéo, tôi đá vào cái cửa ọp ẹp của khu chuồng heo đã không dùng đến từ lâu lắm rồi. Cánh cửa mở tung, đập phật qua phật lại quanh cái bản lề. Một luồng hơi nóng dường như có mùi ngựa đưa ra. Bên trong, ánh đèn yếu ớt từ cái đèn chuồng súc vật đang đong đưa trên một sợi dây. Một người đàn ông, co quắp người ở khu đất thấp, đưa khuôn mặt có đôi mắt xanh mở to. “Tôi nên đóng ngựa không?” hắn hỏi, bò cả tứ chi ra phía ngoài. Tôi không biết nói chi đây, nên cúi khom người xuống để thử xem còn có chi nữa trong chuồng. Con bé người làm đứng ngay bên cạnh tôi. “Mình không bao giờ biết được mình có cái gì ngay trong chính căn nhà của mình,” cô ta nói, và cả hai chúng tôi đều cười lớn.

“Ơ, nào Anh, nào Chị!” gã giữ ngựa cất tiếng gọi, và hai con ngựa, hai con vật khổng lồ, hông chắc mạnh, lèn chân sát vào thân, cúi thấp đầu tựa như con lạc đà xuống, từng con một nó lắc mông xục xịch trườn tới chiếm trọn cái cửa để thoát ra ngoài với một sức mạnh từ thân chúng. Nhưng rồi chúng đứng thẳng lên, chân cao, với toàn thân nồng nặc sặc sụa mùi.

“Lại giúp hắn,” tôi bảo con bé người làm, và đứa tớ gái sốt sắng chạy lại đưa yên cương cho tên giữ ngựa. Nhưng vừa đúng khi con bé tới gần là gã giữ ngựa vòng tay ôm ngay lấy nó và dí mặt gã lên mặt nó. Con bé hét lên và chạy lại gần tôi; dấu đỏ máu hai hàm răng của gã hiện rõ trên má nó.

“Đồ súc sanh,” tôi giận dữ la lớn, “bộ ngươi muốn ăn roi hay sao?” Nhưng rồi tôi nhớ ngay rằng hắn là một người lạ, rằng tôi không biết gã từ đâu tới, và rằng hắn đang tự ý giúp tôi trong khi mọi người đều từ chối. Như biết được ý tôi hắn không coi trọng lời hăm dọa của tôi, vẫn bận rộn với yên ngựa, hắn chỉ quay lại về phía tôi có một lần.

“Lên xe đi,” hắn rồi nói, và quả thật mọi chuyện đã sẵn sàng. Tôi chưa hề, tôi ghi nhận, được cưỡi một cỗ xe với đôi ngựa đẹp như thế, và tôi khoan khoái trèo lên.

“Nhưng tôi cầm cương đấy,” tôi nói, “anh đâu có biết đường.”

“Lẽ dĩ nhiên rồi,” hắn nói, “dù sao tôi đâu có đi với ông, tôi ở lại với Rosa mà.”

“Không,” Rosa la lớn lên và chạy vào trong nhà, linh cảm trước sẽ chẳng thoát được số phận. Tôi nghe tiếng dây xích leng keng khi nó gài then cửa, tôi nghe khóa đóng cạch một cái: tôi cũng nhìn thấy nó chạy bổ qua hành lang, và tắt hết đèn trong những căn phòng để tránh bị tìm ra.

“Anh đi cùng với tôi,” tôi nói với người chăn ngựa, “hay tôi sẽ không đi nữa, dù khẩn cấp đến mấy đi nữa. Tôi không thể mơ chuyện đổi đứa con gái làm giá cho cuộc hành trình.”

“Đi đi!” hắn nói, vỗ hai tay, cỗ xe vùng chạy như một khúc gỗ trên một giòng nước lũ. Tôi nghe cánh cửa căn nhà tôi bể tung, vỡ từng mảnh gỗ dưới đập phá của gã chăn ngựa: rồi mắt và tai tôi ngập những tiếng ầm ầm mù mịt làm tôi mất hết cảm giác.”
Nhưng dường như tất cả những sự kiện đó chỉ xẩy ra chớp nhoáng, bởi vì như là cửa nhà của người bệnh đã mở ngay trước ông của tôi. Tôi đã tới đó rồi. Ngựa đứng yên lặng, tuyết ngưng rơi; trăng rọi sáng trưng. Cha mẹ người bệnh chạy ra khỏi nhà, cô chị người bệnh chạy theo sau; họ hành động như là nhấc bổng tôi ra khỏi cỗ xe ngựa. Tôi chẳng luợm lặt được điều gì qua những lời nói liên tu bất tận tán loạn của họ; không khí trong phòng người bệnh thật không thể chịu nổi; khói bốc lên từ cái lò cũ kỹ. Tôi sẽ phải đẩy mở cửa ra; nhưng trước tiên tôi muốn nhìn con bệnh đã. Gầy ốm, không sốt, không lạnh, không ấm, mắt trống rỗng, ở trần, thằng bé tự nâng mình dậy từ chiếc chăn đắp, dí đầu vào gần cổ tôi, thì thầm vào tai tôi, “Bác sĩ, hãy để tôi chết.” Tôi dò xét chung quanh; không có ai nghe hết. Bố mẹ nó đứng lặng ngắt, hơi cúi về phía trước, chờ nghe tôi phán quyết; con chị gái mang một cái ghế để đựng đồ nghề của tôi lên. Thằng bé vẫn tiếp tục mò mẫm nhắc nhở tôi từ trên giường về mong muốn của nó: tôi cầm lên một vài cái kìm kẹp, quan sát duới ánh đèn cầy, rồi lại đặt xuống.

“Được rồi,” tôi nghĩ một cách xúc phạm đến thần thánh, “trong những trường hợp như thế này mà có thần thánh giúp, gửi đến một con ngựa vì thiếu, thêm một con thứ hai bởi sự khẩn cấp, trên hết lại ban cho một thằng giữ ngựa nữa.”

Chỉ đến lúc này tôi mới nhớ đến con Rosa. Tôi cần làm gì, làm sao tôi có thể cứu nó, làm sao tôi có thể cứu nó ra khỏi tay cái thằng giữ ngựa, cách xa tôi mười dặm đường, những con ngựa bất kham trước cỗ xe của tôi? - những con ngựa này không biết làm sao mà lỏng được dây cương, đẩy toang cánh cửa sổ, tôi không biết sao, ở phía ngoài, chúng đang thò đầu qua những cánh cửa sổ, không hề sợ tiếng kêu thét của gia chủ, chúng há miệng lớn về bệnh nhân.

“Ta cần lái xe về nhà ngay,” tôi nghĩ, như thể đôi ngựa đang hỏi tôi lên đường; nhưng tôi lại để cho con bé chị cởi áo choàng lông của tôi ra vì có lẽ nó nghĩ rằng tôi đang choáng váng vì nóng. Một ly rượu rum soạn ra để cạnh cho tôi. Người đàn ông già vỗ lưng tôi - sự hy sinh tài sản của ông ta biện minh cho hành động quen thuộc này. Tôi lắc đầu; tôi cảm thấy buồn ói trong vòng nghĩ hẹp hòi của ông ta; đó là lý do duy nhất tại sao tôi không uống. Bà mẹ đứng bên cạnh giường, khuyến khích tôi lại gần; tôi chấp thuận và, trong khi con ngựa hí lớn đầu hướng lên trần nhà, tôi đặt đầu tôi lên ngực thằng bé, và nó rùng mình dưới bộ râu ướt của tôi. Điều này xác nhận điều tôi biết: thằng bé khỏe mạnh, hệ tuần hoàn hơi kém một chút—nó đã bị người mẹ lo âu quá sức cho dùng nhiều cà phê quá, nhưng nó lành mạnh, và tốt nhất là đẩy nó ra khỏi giường. Tôi không là kẻ làm việc tốt, và như thế tôi cứ để cho nó nằm đó. Tôi chỉ là kẻ làm công cho quận, và tôi đã thực hiện trách nhiệm của tôi đủ rồi, quá đủ nữa là khác. Mặc dù tiền trả rất kém, tôi rộng lượng và giúp đỡ người nghèo. Tôi cũng vẫn còn phải lo cho con Rosa, rồi thằng bé có thể toại nguyện với ước muốn của nó, và rồi tôi cũng sẽ muốn chết. Tôi làm gì ở đây trong cái mùa đông bất tận này? Con ngựa của tôi chết, không ai trong làng cho tôi mượn ngựa của họ, tôi phải kéo sức đến cửa chuồng heo; nếu chúng không là những con ngựa, thì tôi đã phải đánh cỗ xe với heo rồi. Đó là chuyện làm sao đấy. Và tôi gật gật đầu với người nhà thằng bé. Họ không biết chi hết, và ngay cả dù họ biết họ cũng không tin đâu. Viết toa thuốc (đưa cho họ) thì dễ, nhưng nói cho người ta hiểu là chuyện khó khăn. Vậy, thì tôi đã hoàn tất xong cuộc thăm viếng bệnh nhân của tôi, một lần nữa, họ lại triệu tôi đến một cách vô ích, tôi đã quen thuộc rồi, cái chuông ban đêm của tôi đã giúp toàn quận địa phương lợi dụng để làm khổ tôi; nhưng phải hy sinh con Rosa lần này - con bé hiền lành đã sống ở nhà tôi cả bao nhiêu năm mà tôi ít khi để ý đến nó - sự hy sinh này quá lớn, và tôi đang phải tìm kiếm lý do thỏa đáng để tránh khỏi đấm vào gia đình này, những kẻ, nói cho cùng, không thể đánh đổi đời họ với con bé Rosa của tôi được.

Nhưng khi tôi đóng bị dụng cụ lại và ra hiệu lấy áo lông, và mọi người trong gia đình đứng cùng nhau, nhìn người cha ngửi ly rượu rum đang cầm trong tay, người mẹ có lẽ thất vọng vì tôi (mọi người muốn gì đây không biết?), cắn môi, nước mắt chảy dài, và khi nhìn thấy con bé chị quơ cái khăn có dính vết máu đỏ, tôi có cảm nhận trong tình trạng đó rằng thằng bé có thể đau bịnh thật.

Tôi lại gần thằng bé, nó cười với tôi như thể tôi mang cho nó chén súp mạnh nhất- và ồ cả hai con ngựa đều hí vang: tiếng động, có lẽ được truyền đến từ một lực cao hơn nào đó, làm cho sự khám bệnh được sáng tỏ hơn. Và bây giờ tôi khám phá ra: đúng, thằng nhỏ bị bệnh. Ở phía bên phải, gần hông nó, một vết thương mở loét cỡ bàn tay. Màu hồng, với nhiều độ màu khác nhau, xậm ở trong sâu, nhạt hơn ở phía ngoài mép, với nhưng cục máu đọng không đều, và mở ngỏ như bề mặt một cái mỏ. Đó là nhìn từ xa. Quan sát gần kỹ hơn nữa thấy có biến chứng. Ai nhìn thấy mà không khỏi huýt gió nhẹ? Nhưng con sâu mập và dài cỡ ngón tay út của tôi, mầu hồng và đang quậy trong máu, trong vết thương, chúng có thân trắng, nhiều chân, ngọ nguậy khi nhìn dưới ánh sáng. Tôi nghiệp thằng bé, không thể giúp được nó nữa rồi. Tôi đã tìm ra vết thương lớn của em, rồi thể nào em cũng bị cái hoa đang nở bên sườn đánh gục thôi. Cả gia đình mừng ra mặt, họ thấy tôi làm được chuyện rồi (tìm ra bệnh rồi), con chị kể cho mẹ nó, mẹ nói cho người cha, người cha nói với những người khách đang dón dén đến với hai cánh tay dang rộng để giữ thăng bằng dưới ánh trăng sáng qua cánh cửa mở.

“Ông sẽ cứu tôi chứ?” thằng bé thì thầm, khóc tấm tức, hầu như không hề biết có những sinh vật đang sống ở vết thương. Đó là cái mà mọi người ở khu này đều giống nhau cả. Luôn luôn đòi hỏi cái không thể của một y sĩ. Họ đã mất lòng tin cổ truyền; vị cố đạo ngồi nhà, cắt thành miếng nhỏ từng lớp áo thánh. Nhưng người y sĩ thì được xem như có thể hoàn tất mọi chuyện với đôi bàn tay mổ xẻ tinh xảo. Vậy đó, cái gì đây: Tôi có tự xả thân đâu; nếu họ dùng tôi một cách lầm lẫn cho mục đích linh thiêng, thì tôi cũng phụ theo vậy. Tôi còn đòi hỏi cái gì nữa đây? Tôi một gã y sĩ làng già nua, bị tước đoạt mất đứa tớ gái!
Thế rồi họ đến, người nhà thằng bé và những kẻ già nua trong làng, và họ cởi bỏ quần áo tôi ra. Ở phía ngoài căn nhà, một ca đội học sinh với một thầy giáo đứng đầu hướng dẫn hát đồng ca một bản nhạc rất đơn giản với những lời:

Hãy cởi quần áo người y sĩ ra, rồi thằng bé sẽ khỏi
Và nếu nó không khỏi thì giết ông ta đi!
Ông ta chỉ là một y sĩ, chỉ là một y sĩ.

Thế là tôi bị lột trần và, với ngón tay đan vào bộ râu, đầu nghiêng sang một bên, tôi điềm tĩnh nhìn mọi người. Tôi hoàn toàn chấn tĩnh và làm sáng tỏ mọi chuyện và tiếp tục như thế, mặc dù cũng chẳng giúp được gì cho chính tôi, bởi vì bây giờ họ nắm đầu tôi nắm chân tôi và mang tôi tới bên giường con bệnh. Họ đặt tôi bên tường, bên phía có vết thương. Rồi tất cả mọi người rời phòng; cửa đóng lại; tiếng hát tắt lặng; mây che khuất mặt trăng, khăn trải giường ấm bao quanh tôi.

“Ông biết không,” có tiếng ai đó nói vào tai tôi, “Tôi không mấy tin tưởng vào ông. Tại sao ư, ông chỉ bị liệng tới đây, ông đã không tự ý đến đây với đôi chân của ông. Thay vì giúp tôi, ông lại làm chật giuờng tôi. Tôi chỉ muốn cào mắt ông ra thôi.”

“Đúng thế,” tôi nói, “thật là nhục nhã. Nhưng nói cho cùng, tôi là một y sĩ. Tôi nên làm gì? Hãy tin tôi đi, thật không dễ cho tôi chút nào cả.”

“Tôi phải hài lòng với cái cớ đó hay sao? Ồ, phải rồi tôi phải. Tôi bao giờ cũng phải hài lòng với chính tôi. Tôi đến với thế giới này với một vết thương đáng yêu; đó là ưu đãi duy nhất của tôi.”

“Này anh bạn trẻ,” tôi nói, “vấn đề của anh là sự hiểu biết của anh hạn chế quá. Tôi đã từng ở trong bao nhiêu phòng bệnh rồi, nói xa và rộng, tôi cho anh biết: Vết thương của anh không có chi quá tệ đâu. Tạo một góc sắc với hai nhát rìu phạt vào thân cây. Trong rừng nhiều người phơi bên cạnh của họ ra, họ chẳng nghe được tiếng vang của rìu chém đổ cây, và lẽ dĩ nhiên họ không nhận ra rằng cái rìu đã ở gần ngay bên họ.”

“Thật thế sao hay là ông lừa tôi trong cơn nóng sốt của tôi?”
“Đúng thật như thế- hãy nghe lời danh dự của người y sĩ quận.”
Và nó tin thật và trở nên yên lặng.

Nhưng bây giờ là lúc tôi nghĩ làm sao thoát thân. Ngựa vẫn còn đứng trung thành ở chỗ cũ. Quần áo lông và bị đồ nghề được tôi túm lấy nhanh chóng; tôi không muốn mất thì giờ mặc quần áo vào. Nếu hai con ngựa chạy mau như khi chúng tới, thì tôi có thể nhẩy bổng như lò xo từ giường này đến giường tôi rồi. Một con ngựa lùi xa cái cửa sổ như nghe lệnh; tôi liệng cái đống đang ôm trong tay lên xe; cái áo lông của tôi đáp rơi quá xa, chỉ có một cánh tay áo là dính vào cái móc. Cũng đủ chán. Tôi đu người lên con ngựa. Dây cương lỏng lẻo lết, hai con ngựa như tách rời riêng biệt kéo cỗ xe theo sau, chiếc áo lông lết sau cùng trên tuyết.

“Hãy đi nào,” Tôi nói, nhưng sao sự di chuyển không sống động tí nào. Chầm chậm, như một ông lão, cỗ xe bò trên vùng tuyết bao la. Trong một thời gian dài, từ xa giọng ca không chính xác của trẻ em vẫn vọng lại:

Hãy vui lên, tất cả bệnh nhân ơi
Bác sĩ đã cùng lên giường rồi.

Tôi chẳng thể nào về đến nhà với cái tốc độ này; cái huy hoàng nghề nghiệp của tôi trở nên tối tăm rồi; một kẻ thay thế đã ăn cắp chỗ tôi. Nhưng hắn chẳng thể thay thế được tôi. Gã chăn ngựa ghê tởm đã làm tan hoang nhà tôi; Rosa là nạn nhân của hắn; tôi nhất định không tin như vậy. Trần trụi, với sự ban thưởng của giá băng ở trên những khoảng đáng thương nhất, với cổ xe trần thế, với đôi ngựa hoang đường, tôi, một gã già nua, đi lang thang. Cái áo lông choàng treo ở phía sau của cỗ xe, nhưng tôi không với tới được, và không một ai trong số người bệnh già nua vô giá trị của tôi, sẽ nhấc một ngón tay giúp tôi. Bị lừa rồi! Bị lừa rồi! Một khi đã đáp lại một báo động giả tạo của cái chuông đêm thì không bao giờ có thể làm đúng được- không bao giờ.


April 27, 2012
Sóng Việt Đàm Giang

Câu chuyện Y Sĩ Làng Quê đã được họa sĩ Yoji Yamamura làm thành một phim hoạt họa ngắn rất linh động. Phim đã được nhiều giải thưởng kể cả giải Ōfuji Noburō 2008 và Giải nhất 2007 tại Đại hội hoạt họa phim Quốc tế Ottawa.

Ba đoạn chuyện vẽ linh hoạt phim của Yamamura có thể xem tại links:
http://www.youtube.com/watch?v=_XpvlrOcEcM
http://www.youtube.com/watch?v=12XfWsSiEjY&feature=relmfu
http://www.youtube.com/watch?v=XlapQIZbKxU&feature=relmfu



Sunday, April 15, 2012

Chùa Một Cột. Hà Nội










Chùa Một Cột hay Chùa Mật ( Nhất Trụ tháp), còn có tên khác là Diên Hựu tự hoặc Liên Hoa Đài (đài hoa sen), tọa lạc ở phố chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam. Chùa Diên Hựu được biết là do vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào mùa đông năm 1049.

Trong cuốn Hà Nội-di tích lịch sử và danh thắng, nhóm các nhà sử học Đinh Xuân Lâm, Doãn Đoan Trinh, và tất cả nhóm, khi nghiên cứu văn bia dựng tại chùa năm 1665, đời vua Lê Huyền Tông, do Tỳ Khưu Lê Tất Đạt khắc lại, thấy ghi rằng: tại vị trí chùa Một Cột ngày nay, vào thời nhà Đường (năm Hàm Thống thứ nhất) một cột đá trên có ngôi lầu ngọc (với tượng Phật Quan Âm ở trong) đã được dựng giữa một hồ nước vuông. Vua Lý Thái Tông thường đến cầu nguyện, được hoàng tử nối dõi, liền tu sửa lại thành chùa, xây thêm một ngôi chùa bên cạnh chùa Một Cột (cách 10 m về phía Tây Nam) và đặt tên cả quần thể chùa này là Diên Hựu tự (với nghĩa là "phúc lành dài lâu").

Truyền thuyết lại kể rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật Bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.(1)

Chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850 và vào năm 1922. Đài Liên Hoa chúng ta thấy hiện nay được sửa chữa lại năm 1955 do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm.

Sách “Chùa Việt Nam” có ghi: “Mùa đông, tháng 10 năm 1049 dựng chùa Diên Hựu. Trước đấy vua Lý Thái Tông chiêm bao thấy Phật bà Quân âm ngồi trên tòa sen, dắt vua lên tòa. Tỉnh dậy, vua đem việc ấy nói với bầy tôi. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa ao làm tòa sen của Phật Quan âm trên cột, như thấy trong mộng, cho các sư đi lượn vòng quanh, tụng kinh cầu cho nhà vua sống lâu. Vì thế gọi là chùa Diên Hựu”. Diên Hữu có nghĩa là sống lâu.

Triều đại nhà Lý xây dựng kinh đô ở thành Thăng Long cũng noi theo cách cũ, ngày càng tu bổ chùa. Khi vua Lý Thánh Tông chưa có Hoàng tử, thường đến chùa Một Cột để cầu nguyện. Một đêm nằm mộng, thấy Phật Quan âm mời lên chùa, ôm một đứa bé đặt vào lòng. Tháng đó Hoàng hậu có mang sau đó sinh Hoàng tử.(2)

Ghi chép của danh nho Trần Bá Lãm (1758-1815) trong “La thành cổ tích vịnh” có ghi lịch sử chùa Một Cột như sau: “ Chùa ở thôn Nhất Trụ, huyện Vĩnh Thuận. Thời xưa, đất ở đây bỏ hoang chưa có xóm làng. Cao Biền khi sang đô hộ An Nam bảo đấy là chỗ sườn rồng chạy, sai đóng cột đồng vào đấy, cắt đứt long mạch. Về sau dân đến ở lập thành thôn Nhật Trụ (Một Cột). Có lần vua Lý Thánh Tông đêm mơ đến làng Một Cột, Bồ tát Quan âm xuất hiện gọi vua bảo: “Đất này rất linh, cột đồng làm thương tổn đến long mạch đã lâu rồi, nên kịp hủy bỏ thì vận nước lại bền thêm mấy đời nữa, bằng không thì sẽ mất”. Tỉnh mộng, vua sai hủy bỏ đồng trụ ám phù. Quả nhiên sau đó triều đại nhà Lý hưng thịnh.

Hơn nửa thế kỷ sau, chùa Một Cột lại được làm lại to đẹp hơn. Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa thu tháng 9 năm Long Phù thứ 5 (1105), làm hai ngọn tháp trắng ở chùa Diên Hựu. Bấy giờ vua (Lý Nhân Tông) cho chữa lại chùa Diên Hựu đẹp hơn cũ, vét hồ Liên Hoa Đài đổi tên là hồ Linh Chiểu. Ngoài hồ còn có hành lang chạm vẽ chạy xung quanh. Ở ngoài hành lang lại đào hồ gọi là Bình Trì, bắc cầu cong để đi qua. Trước sân chùa xây bảo tháp. Hàng tháng cứ ngày rằm mồng một, vào hạ (ngày 8 tháng 4) vua xa giá ngự đến, đặt lễ cầu sống lâu, bày nghi thức tắm Phật, hàng năm lấy làm lệ thường.”

Qua những nguồn tư liệu khác nhau, ta thấy được lịch sử, hình dáng và cấu trúc của chùa Một Cột thời Lý. Chùa này dù có tiền thân từ đời Đường như văn bia của chùa ghi lại hoặc bắt đầu có từ năm 1049, thì ngôi chùa Một Cột trước năm 1105 đều có hình dáng một đóa hoa sen.
Cách thể hiện những biểu tượng ở chùa Một Cột thật đặc biệt, không hề giống bất cứ một tháp Phật giáo nào.

Hiện tại, chùa Một Cột mang hình dáng một bông sen nhô lên trên mặt nước. Chùa vuông vức có mái lợp ngói ta, làm bằng gỗ, mỗi cạnh 3m, đặt trên một trụ đá có đuờng kính 1.2 m và cao 4m tính từ mặt nước ở chân cột. Phần thân trụ mang 8 cánh gỗ gắn với 8 mộng cột của chùa để đỡ mái chùa. Nóc chùa có mặt trăng bốc lửa ở chính giữa đỉnh chùa, hai bên có hai rồng ngoảnh mặt chầu mặt trăng. Trên bốn mái chùa có gắn rồng linh vật lạ được gọi là xi-vẫn ở bốn đầu đao cong. Trong chùa có tượng Đức Phật có nhiều tay tọa lạc trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Phía trên tượng Phật là hoành phi “Liên Hoa Đài”.
Mặt tiền từ sân chùa có một bực thang với 13 bậc để lên chùa, bậc rộng 1.4 m, có thành tường gạch hai bên. Tường bậc thang bên trái có gắn bia đá đề là viết vào thời Cảnh Trị, vua Lê Huyền Tông (1665) do Lê tất Đạt ghi. Chùa đuợc bao quanh bởi một hồ nước thả sen có tường thấp, mỗi cạnh 20m.

Nói một chút về xi-vẫn ở trên mái ngói chùa Một Cột.
Quan sát mái ngói chùa Một Cột, chúng ta thấy có một hình dạng giống như rồng có đuôi ngắn,
đang hả miệng đón đầu đao của mái ngói.

Vậy xi-vẫn là thuộc loài gì? Chúng có xuất xứ từ đâu, và biểu tượng của nó là gì? Theo Wikipedia, Xi-vẫn còn có tên là li vẫn, li đầu, xi vĩ, từ vĩ, long vẫn, long vỹ, li hổ, li long cù vĩ, xi manh, thôn tích thú hay vẫn thú, đều do người Trung Hoa dịch từ tiếng Phạn là Makara (Ma Kiệt ngư, Ma Ca La, Ma Già La). Hình của nó thường được đắp trên nóc, mái của các công trình kiến trúc thời cổ, với miệng há rộng, hoặc ngậm vào đầu kìm (nên mới có chữ vẫn là “miệng”).

Trong văn hóa Ấn độ, makara là một thú có đầu voi, đầu cá sấu chuyên sống dưới nước và được coi như vật cưỡi của chúa tể sông Ganga (Hằng) và chúa tể biển cả. Makara tiếng Phạn (Sankrit) là loài rồng biển, hay Sea Dragon. Việc thờ thần Makara đuợc truyền từ Hindu giáo sang đến Phật giáo Ấn độ. Và với truyền bá của Phật giáo, mà Makara đã đuợc biết đến khắp vùng Đông Nam Á.

Sang đến Trung Hoa thì vua Hán Vũ là người tiên phong đưa loài Makara của Phật giáo vào văn hóa cung đình, đắp hình trên nóc điện, coi như là linh vật bảo vệ chống hỏa hoạn, và định danh nó là xi vẫn. Người Trung Hoa dần dần biến hóa linh vật này theo thời gian, và nguồn gốc từ chữ Makara hay Phật giáo hầu như không còn đuợc nhắc đến nữa, mà chỉ được biết như một linh vật mang dáng dấp rồng với đầu há rộng, và đuôi cong lên tựa như bốc lên trời và là biểu tượng chống hỏa tai.

Xi-vẫn mái chùa Bảo Ân (1888) Xi-vẫn Trung Hoa
Và xi-vẫn hiện diện ở các mái chùa hay điện ở Việt Nam, chắc chắn là do ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa.
Như vậy, xi-vẫn được coi như một con vật huyền thoại được dùng trang trí trên nóc, mái các kiến trúc đời cổ, với ý nghĩa tượng trưng cho việc bảo vệ phòng ngừa hoả tai. Nếu nói về phương diện khoa học, thì xi-vẫn khi được đắp ở hai bên đầu kìm hay góc điện, nơi nước mưa trôi xuống, hiển nhiên nó có mục đích thực dụng là giúp tránh thấm dột.



Ghi chú

1-Lý Thái Tông (1000-1054), tên thật Lý Phật Mã, còn có tên khác là Lý Đức Chính, là vị vua thứ hai của triều đại nhà trong lịch sử Việt Nam, cai trị từ năm 1028 đến năm 1054. Ông sinh tại kinh đô Hoa Lư, Ninh Bình, Việt Nam. Năm 23 tuổi ông có con trai đầu lòng là thái tử Nhật Tôn, sau là vị vua thứ ba của nhà Lý mang tên Lý Thánh Tông.
2- Lý Thánh Tông (1023-1072) là vị vua thứ ba của nhà Lý, cai trị từ năm 1054 đến 1072. Ông tên thật là Lý Nhật Tôn, sinh tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam. Ông có hoàng tử Càn Đức con đầu lòng khi ông 43 tuổi. Càn Đức là Lý Nhân Tông (1066-1127), vị vua thứ tư của nhà Lý.

Nguồn:
*Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Khoa học xã hội 1993.
*Chùa Việt Nam, NXB KHXH 1993.
*Lịch sử Thăng Long – Hà Nội, NXB trẻn 2005.

CÁC TRIỀU ĐẠI VIỆT NAM - TRIỀU LÝ (1010 - 1225)
Lý Thái Tổ (974-1010-1028)-
Lý Thái Tông (1000-1028-1054)-
Lý Thánh Tông (1023-1054-1072)-
Lý Nhân Tông (1066-1072-1127)-
Lý Thần Tông (1115-1128-1138)-
Lý Anh Tông (1135-1138-1175)-
Lý Cao Tông (1173-1176-1210)-
Lý Huệ Tông (1194-1211-1225)-
Lý Chiêu Hoàng (1218-1224-1225).
(số đầu là năm sinh , hai hàng số sau là thời gian trị vì)

Sóng Việt Đàm Giang
15 April, 2012

Friday, April 13, 2012

Cơm Lam/Sôi Ống Tre

















Vùng Tây Nguyên nghe nói có một loại cơm gọi là cơm Lam, và nghe tả là cơm lam nấu trong ống tre. Trong dịp đi thăm Cambodia vừa qua, người viết đuợc thấy tận mắt và đuợc dịp ăn thử loại cơm/sôi ống tre này.
Vài hàng giới thiệu sôi/cơm ống tre với tài liệu từ Wikipedia. Hình ảnh do SVĐG chụp.

Cơm lam là loại cơm được làm từ gạo (thường là gạo nếp) cùng một số nguyên liệu khác, cho vào ống tre, giang, nứa v.v. và nướng chín trên lửa. Cơm đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam, Tây Nguyên và một số dân tộc tại Cambodia, Lào.

Nguyên liệu làm cơm lam bao gồm gạo nếp, ống nứa (tre), lá chuối. Ngoài ra có thể còn có dừa nạo, nước cốt dừa, vừng trộn lẫn gạo trước khi nướng. Cũng đôi khi, tại một số vùng miền sắn, khoai, ngô, được chặt miếng nhỏ nhồi vào ống để nướng thay cho nguyên liệu chính là gạo.
Lấy gạo bỏ vào một chiếc ống tre một đầu hở, sau đó dùng lá chuối bịt kín lại rồi đốt. Ống tre dùng nấu cơm lam phải còn tươi để khi cơm chín, hạt cơm quyện thêm một chút vị ngọt và mùi đặc trưng của tre. Đốt lên một đống lửa, chờ thật đượm, sau đó đặt lên trên một chiếc gía và xếp các ống Lam trên đó. Trong khi nấu không quên xoay đi xoay lại những chiếc ống Lam như khi nướng bắp. Khoảng một giờ thì ăn được. Thực tế, theo kinh nghiệm của những người dân tộc thì khi nghe mùi thơm từ ống Lam bay ra là biết cơm chín hay chưa mà không cần mở nắp.
Khi cơm chín, chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài ống cơm cho đến khi bao bọc phần ruột cơm chỉ là một lớp lạt mỏng. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp lạt bên ngoài.

Trong cuốn Hổ trướng khu cơ, tác giả Đào Duy Từ cho biết để đáp ứng quân lương khi hành quân, một phương thức nấu cơm của binh lính ngày xưa là làm cơm dưới dạng cơm lam. Đựng cơm trong ống tre, cho thêm nước, nút chặt và có thể được nướng ngay khi ngồi trên lưng ngựa với một bó đuốc.(theo Wikipedia).

Tại vùng Đắk Lắk (Tây Nguyên), người dân địa phương có cơm lam, nấu gạo nếp trong ống tre, ống nứa với gạo đặc sản của họ. Cơm ống tre thường được mang theo khi đi rẫy hoặc vào rừng dài ngày. Khi ăn chỉ cần tét ống tre ra. Họ thường ăn với muối sả bằm và ớt.

Trong hình: xe bus chúng tôi ngưng và đậu bên kia đường để chúng tôi chụp hình và mua sôi ống tre ăn thử. Sôi có nước dừa rất ngon và thơm. (SVĐG)

Wednesday, April 4, 2012

Núi Yên Tử. Việt Nam. SVĐG








Núi Yên Tử
Sóng Việt Đàm Giang



Núi Yên Tử
Yên Tử Sơn (安子山, 1.068 m) là ngọn núi cao trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi Yên Tử ở xã Thượng Yên Công, phía tây thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Núi Yên Tử cảnh đẹp và còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử liên quan đến Phật giáo Việt Nam. Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn.

Trên núi Yên Tử có chùa Hoa Yên nổi tiếng.



Chùa Hoa Yên thường gọi là chùa Cả, tọa lạc trên núi Yên Tử, ở độ cao 516m. Chùa nguyên tên là Vân Yên, do Thiền sư Hiện Quang khai sơn. Qua nhiều biến đổi chùa đuợc đổi tên là Hoa Yên.
 Và sau đó Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo khi vua Trần Nhân Tông (1258-1308) từ bỏ ngai vàng khoác áo tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Vua Trần Nhân Tông đã cho xây dựng rất nhiều công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Trước chùa Hoa Yên có Huệ Quang Kim Tháp xây năm 1309, an táng Xá Lợi Trần Nhân Tông, và hơn 40 ngôi tháp lớn nhỏ khác, đều là tháp cổ đời Trần.



Tháp Huệ Quang


Cây sứ đại cổ 700 năm


Núi Yên Tử





Bài thơ đề núi Yên Tử, Chùa Hoa Yên của Nguyễn Trãi

Trong một dịp thăm Yên tử, Cụ Nguyễn Trãi (1380-1442) có làm một bài thơ đề núi Yên Tử, chùa Hoa Yên như sau:

題安子山花煙寺

安山山上最高峰
纔五更初日正紅
宇宙眼窮滄海外
笑談人在碧雲中
擁門玉槊森千畝
掛石珠流落半空
仁廟當年遺跡在
白毫光裏睹重瞳

Đề Yên Tử Sơn, Hoa Yên Tự

Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải thạch châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng
Nguyễn Trãi

**
Mùa xuân năm 2012, người viết có dịp được lên thăm núi Yên Tử, thăm chùa Hoa Yên. Tràn đầy ngưỡng mộ, chút lòng hoài cảm, nay tạm phóng tác theo bài thơ của cụ Nguyễn Trãi.

Núi Yên Tử, Chùa Hoa Yên

Một đỉnh Yên sơn cao chót vời
Vừa chớm canh năm sáng nơi nơi
Vũ trụ nhìn xa tầm biển ngát
Người giữa vừng mây xen nói cười
Trúc xanh, quanh cửa hàng ngàn mẫu
Giữa không, đá sững rũ châu rơi
Nhân Tông miếu cổ di tích đó
Dường ánh hào quang tỏa sáng ngời.

Sóng Việt Đàm Giang
04-04-2012
**

Monday, April 2, 2012

Cây Hoa Sala















Theo tài liệu sách và trên internet thì cây hoa này là cây đầu lân hay sala
Cây đầu lân, còn gọi là cây sala (Phật giáo), ngọc kỳ lân, hàm rồng, tên khoa học là Couroupita guianensis trong tiếng Anh thường gọi là Cannonball Tree.
Cây đầu lân được nhà thực vật học người Pháp J.F. Aublet đặt danh pháp khoa học vào năm 1775.Tuy nhiên bảng tên gắn trên cây tại Hoàng Cung Cambodia thì lại mang một tên latin khác. Và cũng có tài liệu nói về một loại cây sala hoàn toàn khác. Sự tìm hiểu về những sự kiện khác biệt này nằm trong một bài viết khác.

SV Đàm Giang

Cây Hoa Phượng Hoàng








Một loại cây “mới” ở Việt Nam
Sóng Việt Đàm Giang

Cây hoa Phượng hoàng


Cây hoa Phượng hoàng, Chuông đỏ, Sò đo cam hay nhiều tên khác nữa như Hồng kỳ, Phượng hoàng đỏ, Đỉnh phượng hoàng, Tulip châu Phi, Uất kim hương châu Phi… là một loài cây gốc từ vùng tây châu Phi được thấy xuất hiện ở Đà Nẵng, Nha Trang, rất nhiều ở Bảo Lộc, Lâm Đồng, Đà Lạt, trên con đường từ phi trường Liên Khương vào Đà Lạt, trên con đường Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP Saigon, Vũng Tàu, Long Hải, và nhiều nơi nữa.
Cây hoa phượng hoàng đỏ (Sò đo cam) thấy rất nhiều ở những đảo Caribbean khi người viết có dịp thăm viếng những đảo này. Cây này người viết cũng đã thấy ở hai tỉnh Siem Riep và Phnom Penh, Cambodia, và khá thường tại nhiều tỉnh ở Việt Nam. Bài viết ngắn này phỏng theo tài liệu thu thập trên internet.
Cây hoa phượng hoàng là một loại cây trong gia đình họ Bignoniaceae. Tên latin là spathodea campanulata với những tên English như Fountain tree, African tulip tree, Flame of the Forest, Nandi Flame hay Rudra Palash, Pichkari, v.v.. Cây trưởng thành có thể cao đến 15 m. Cây được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới vì cây chịu nóng tốt, và vì hoa của cây màu đỏ cam lớn rất rực rỡ và bắt mắt. Đôi khi cũng có một vài cây với hoa màu vàng. Gỗ cây mềm và dòn. Và vì cây mọc rất dễ qua chiết cành nên phát triển khá nhanh.
Hiện nay ở Việt Nam, cũng giống như một số quốc gia trên thế giới, cây hoa Sò đỏ cam bị đặt vào trong nhóm cây có xâm hại cho sinh thái cần kiểm soát.
Nói riêng ở Việt Nam, được biết cây hoa phương hoàng (Sò đỏ cam) này xuất hiện đầu tiên ở Đà Lạt vào năm 1965, một quà tặng của một người bạn bên châu Phi cho kỹ sư Lương Văn Sáu, và ông Sáu đã xin phép trồng cây hoa chuông đỏ này tại khuôn viên chùa Quan Thế Âm, Đà lạt. Vào thời đó phương pháp chiết cành chưa đuợc thịnh hành, và sự thụ phấn của cây này cần có sự hiện diện của một vài loại chim hummingbird mới đơm trái nên cây này được xem là một cây hiếm ở Việt Nam (vì Việt Nam không có loại chim gây thụ phấn này).
Nụ hoa là cả từng chùm hình ống chuông và chứa nước. Nụ hoa này khi ngắt và bóp thì phụt nước ra. Hoa nở hình ống và giữ nước và suơng ở trong. Ngoài chim hummingbird có mỏ dài thường hút nhụy, ngoài ra còn có những chú ong chui vào hút nhụy và rồi chết chìm trong nhụy hoa cùng làm mồi ngon cho sinh vật khác. Hoa từng cụm ở đầu cành. Trái khi chín là một nang khô dài màu nâu sậm, khi chín già thì tự mở ra để phát tán những hạt mỏng có cánh nhẹ theo gió bay đi khắp nơi.

Vỏ và lá cây đã được dùng như thuốc cổ truyền ở một số quốc gia vùng nhiệt đới. Vỏ cây được dùng làm lành vết thương nhất là vết bỏng. Vỏ và lá được dân địa phương dùng như thuốc sát trùng và sản phẩm trích từ lá đã được xem như có công dụng trị sốt rét. Vỏ cọng qua thử nghiệm cho biết có tác dụng giảm đường trong máu ở loài chuột.
Cây này hiện nay chưa được coi như mọc tự nhiên khắp nơi mà chỉ hoàn toàn do gây trồng ở nhiều nơi như là một cây vườn cảnh, hay cây trồng dọc theo đường phố. Những cây tự nhiên mọc lên do hạt theo gió bay có thể thấy ở những vùng đất nông nghiệp bỏ hoang, dọc theo đuờng, rãnh nước, ven rừng, v.v….
Nhắc lại những đặc điểm của cây là: cây lớn, có từng chùm lá kép mọc dọc theo cành, hoa có thể lớn đến cỡ 10-12 cm, có cấu trúc từng chùm ở ngọn cành. Và quả là những nang lớn khá dài có thể dài đến 30 cm giống như cácloại nang hạt đậu và khi chín nang tách đôi để phát tán những hạt có cánh nhẹ như giấy.
Nói tóm lại cây hoa Phượng hoàng hay Sò Đo cam là một cây khá mới ở Việt Nam (kể từ năm 1965). Cây được trồng nhiều ven đường lớn mới xây cất vì cây chiết mau lớn, chịu đựng khí hậu vùng nhiệt đới tốt, cây có lá xanh rất đẹp, và có hoa đỏ rực rỡ lớn bắt mắt. Sư tô điểm thẩm mỹ cho các đô thành đã mang lại màu sắc và ấn tượng thêm cho thành phố. Sư lo ngại về sự xâm lấn nguy hại cho môi trường cũng đáng để ý. Mặc dù nhiều tên đuợc gọi nhưng người viết đắc ý nhất với tên Phương hoàng. Việt Nam đã có hoa tên phượng vĩ, phượng tím và bây giờ phượng hoàng, thật không gì hay hơn. Cũng cần lưu ý tên gọi phượng hoàng có thể là do vì cây đầu tiên được trồng tại chùa Quan Thế Âm, nên những vị trụ trì đã gọi cây này là phượng vàng thay vì phượng đỏ. Và vì thế mà nay có tên là phượng hoàng chăng?

Tóm lại
Cây “mới” Phượng hoàng ở Việt Nam dù đẹp, hoa đỏ rực rỡ, lá xanh mướt nhưng chắc chắn không bao giờ có thể thay thế, hay mang được cái chất thơ mộng vào tuổi học trò cho hàng ngàn, hàng vạn nam nữ sinh trung học trên khắp đất nước Việt Nam như cây Phượng vĩ đỏ.


Sóng Việt Đàm Giang
March 30, 2012