Monday, December 17, 2012

Roman Charity. Lòng Hiếu Thảo và Nhân Ái La Mã. SVĐG.

Lòng Hiếu Thảo và Lòng Nhân Ái La Mã


Sóng Việt Đàm Giang

Chữ Hiếu với đạo làm người.

Chữ "Hiếu" (孝/từ Hán việt) là chữ viết tắt của hai chữ "Lão" 老 ở trên (lượt bớt phần dưới) và chữ "Tử" 子 ở dưới. "Hiếu" tức là mối quan hệ cha trên, con dưới; suy rộng ra là đạo nghĩa của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Hiếu có nghĩa là hết lòng kính yêu và phụng dưỡng ông bà, cha mẹ,đồng thời cũng ám chỉ việc tang chế khi cha mẹ qua đời.

Hiếu là đức tính đứng đầu của đạo làm người. Trong ngôn ngữ nó được kết hợp với một số từ khác để thành từ kép như: Hiếu dưỡng (chăm sóc, nuôi dưỡng); hiếu đạo (đạo làm con); hiếu đễ (kính trọng cha mẹ và tôn trọng anh chị); hiếu thuận (hiếu với cha mẹ và hoà thuận với anh em).Ở Phương Đông, ngay từ thời thượng cổ chữ hiếu đã rất được đề cao và ngược lại, người đời cũng lên án gay gắt và khinh bỉ những hành vi bất hiếu. Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã soạn ra sách Hiếu Kinh chuyên bàn về chữ hiếu, trong Kinh của ông có những câu hiếu nghĩa thật tha thiết. Cha sinh ra ta, mẹ nuôi nấng ta, thương lắm cha mẹ khó nhọc vì ta. Ân nghĩa sâu xa, trời cao khôn sánh.(trích trên internet).

Vài hàng như trên đã cho biết ý nghĩa của chữ hiếu, phận làm con đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên ở phương Đông nói chung dù hiểu theo đạo Khổng hay đạo làm người.Vậy chữ Hiếu thảo theo ý nghĩ của người Âu châu ngày xưa ra sao? Bài viết ngắn này chỉ viết thử nói đến một bức điêu khắc nổi của Jean Goujon đặt tại Viện Bảo tàng Louvre.


Nếu có ai đến thăm viện Bảo tàng Louvre ở Paris, Pháp, vào Bảo Tàng viện qua lối cửa đối diện với toà Kim tự tháp bằng kính, sau khi lên thang máy thì sẽ đi qua một cánh phòng cửa bảo tàng viện Di tích Lịch sử. Ngay phía ngoài bên tay phải, ta sẽ thấy một bức tượng khắc nổi. Không để mắt đến thì thôi, để mắt đến có nhiều người sẽ ngỡ ngàng, giật mình hay sững sờ khi nhìn bức điêu khắc này. Lại gần hơn đọc những hàng chữ ghi bên cạnh, hầu hết đều thắc mắc hai nhân vật này là ai, và sự tích câu chuyện ra sao.

Hàng chữ bên bức  điêu khắc nổi của Jean Goujon viết:
 Một biểu trưng cho người con hiếu thảo. 
Hàng chót ghi là Pero đang nuôi dưỡng người cha già của cô ta đang bị cầm tù.
Hình internet

Ý nghĩa của La Charité romaine (Roman Charity/Lòng từ thiện La-mã).

Câu chuyện của nàng Pero và người bố mang tên Cimon đã là nguồn hứng khởi cho rất nhiều hoạ sĩ thời La mã ngày xưa và ít nhất là hàng tá bức tranh, khắc nổi và điêu khắc đã từ từ xuất hiện. Cimon và Pero là ai? Theo bản Anh ngữ của D.R. Shackleton Bailey, (1917-2005), dịch từ bản gốc Latin ghi lại bởi sử gia Valerius Maximus trong cuốn “ Memorable Doing and Saying of Ancient Romans”, viết vào thời trị vì của Tiberius (A.A. 14-37). Sách IV: “Of Piety Towards Parents and Brothers and Country” (*), viết câu chuyện như sau: một vị Pháp quan thời cổ La mã trao một người đàn bà có tội mang án tử hình cho vị Chấp hành quan để xử tử trong tù. Người gác khám nhận người đàn bà vào ngục nhưng vì thương hại nên không bóp cổ cho chết ngay và còn cho phép người con gái vừa sanh con vào thăm nhưng tuyệt đối không cho phép mang thức ăn vào nhà tù, người cai ngục nghĩ là thế nào rồi người tù này cũng chết vì đói. Nhưng nhiều ngày trôi qua, người gác ngục thấy người tù vẫn còn sống. Thắc mắc, ông quan sát kỹ lưỡng và nhận ra rằng người con gái đã vạch vú ra và cho mẹ bú sữa để nuôi mẹ khỏi chết đói. Cai ngục mang điều này kể cho vị Pháp quan chấp hành. Vị này trình lên vị Pháp quan, vị Pháp quan trình lên bồi thẩm đoàn; kết quả là người đàn bà được tha tội.

Theo thời gian, câu chuyện đã chuyển đổi từ một người mẹ bị tội trong tù ngục thành một người đàn ông can tôi mang án tử hình. Và nhân vật được biết như do lòng hiếu thảo, người con gái Pero mới sanh con đang có bầu sữa, đã cho người bố già Cimon bú sữa của cô để sống sót trong nhà ngục sau khi ông ta can tội, bị mang án tử hình và sẽ bị bỏ đói cho chết. Hành động lén lút nuôi bố trong ngục của cô bị kẻ gác tù khám phá ra, nhưng hành động hiếu thảo của cô đã làm các vị quan hành chánh động lòng và cho phép thả bố cô ra.

Câu chuyện này được kể như là một hành động hiếu thảo rất lớn và có danh dự La mã. Trong thế kỷ thứ 17 và 18, rất nhiều nghệ sĩ đã miêu tả cảnh này. Ngoài tấm điêu khắc nổi của Jean Goujon tại Viện Bảo Tàng Louvre, đáng kể nhất là những bức họa Roman Charity của Charles Mellin, Peter Paul Reubens, Jean Baptist Greuze, bức tượng hổ phách của Christoph Maucher. Nghệ sĩ Caravaggio có vẽ Pero và Cimon trong bức họa “Bẩy hành động nhân ái”. Dưới đây là một số hình thu thập trên trang Wikipedia.

Charles Mellin

Bernadino Mei
Christophe Maucher
Jean Baptist Greuze
Caravaggio

Peter Paul Reubens

Tóm lại, sau khi đã hiểu rõ sự tích về bức điêu khắc nổi của Jean Goujon tại Louvre mang đề tựa Roman Charity thì khách đi ngang có lẽ không còn sửng sốt, ngỡ ngàng nữa. Tuy nhiên cái cảm nhận về tình tiết câu chuyện thì có thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau thí dụ như phong tục, cá tính, tín ngưỡng, dân tộc v.v…


December 7, 2012
Sóng Việt Đàm Giang



(*) Từ

"Memorable Doings And Sayings Of Ancient Romans"
Book IV: "Of Piety Towards Parents And Brothers And Country"
Recorded by Valerius Maximus (20 B.C. - 50 A.D.)



Friday, December 7, 2012

La Bohème

La Bohème

I tell you about a time
Which those younger than twenty
Weren’t able to know
Montmartre in those days
Hung its lilacs on walls
Right up to our windows
And even if the humble pad
That served as our nest
Wasn’t much to look at
It was there that we know each other
Me, crying of hunger
And you, posing in the nude

La bohème,…la bohème,…
It used to mean we are happy
La bohème,…la bohème,…
We didn’t eat but once every two days

In the neighbouring cafés
We were just people
Awaiting fame
And even ‘though miserable
With our tummies tucked in
We never stop believing
And when some pub
Would exchange a canvas
For a good warm meal
We would then recite verses
Gathered ‘round the stove
And forget about winter

La bohème,…la bohème,…
It used to mean “you are pretty”
La bohème,…la bohème,…
And we were all geniuses

It often times happened
In front of my canvas
I’d spend sleepless nights
Touching-up the drawing
Of the line of a breast
Or the shape of a hip
And it wasn’t ‘till dawn
That we’d finally sit
On front of a café-crème
Exhausted, yet ecstatic
As long as there was love
For each other and for life itself

La bohème,…la bohème,…
It used to mean, “we are 20 years old”
La bohème,…la bohème,…
And we would live off…the air…of times!

When a few days ago
I went to re-visit
My old address
I didn’t recognize
Neither walls, nor the streets,
That witnessed my youth
At the top of a stairway
I looked for the workshop
..of which nothing remains
With its new “look”
Montmartre seems sad
And the lilacs are dead

La bohème, …la bohème,…
We were young, we were crazy fools
La bohème, …la bohème,…
It doesn’t mean anything …
at all…anymore

La Bohème
Nhạc: Charles Aznavour 1965

Đời Lãng Tử

Bài hát vang lên

Chuyện đời lãng tử
Một nghệ sĩ tuổi còn xanh
Một họa sĩ không có danh
Sống trên gác trọ
Ngoài khung cửa nhỏ
Có cành cây lilas vươn
Người yêu làm người mẫu
Chàng vẽ họa khỏa thân

Lãng tử, ôi đời lãng tử
Hai người yêu nhau
Hạnh phúc ngập lòng
Lãng từ, ôi đời lãng tử
Dù nghèo đói chẳng thức ăn
Một hai ngày là thường

Bài hát vang lên

Trong quán cà phê kề bên
Họ là vài người
Chờ ngày thành công
Dù nghèo quá nghèo
Bụng đói thường xuyên
Vẫn hết mực một lòng
Khi quán ăn nào đó
Đổi thức ăn nóng hổi
Lấy một bức tranh
Họ ngồi tụ tập
Đọc thơ cho nhau nghe
Ngồi quanh lò sưởi
Quên đi mùa đông

Lãng tử, ôi đời lãng tử
Là có nàng xinh đep
Lãng tử, ôi đời lãng tử
Họ là những thiên tài

Bài hát vang lên

Có nhiều khi đấy
Đứng trước giá vẽ
Chàng thức suốt đêm
Trau chuốt bức họa
Sửa làn cong một bầu ngực
Uốn tròn mượt một bờ mông
Và rồi sáng ra họ ngồi với nhau
Trước ly ca phê sữa
Mệt nhưng vui thích
Vì họ yêu nhau
Và họ yêu đời

Lãng tử, ôi đời lãng tử
Với tuổi hai mươi ấy
Lãng tữ, ôi đời lãng tử
Họ tận hưởng hiện thời …

Bài hát vang lên

Rồi tình cờ gần đây
Một ngày chàng đi
Một vòng qua phố
Nhà cùng số đó
Mà nhận không ra
Còn đâu bức tuờng, còn đâu phố cũ
Chứng kiến tuổi trẻ chứng tích năm xưa
Trên cao tầng thang
Chàng tìm phòng vẽ
Chẳng còn dấu vết
Trong trang hoàng mới
Montmartre buồn làm sao
Và cây lilac cũng đã chết rồi

Lãng tử, ôi đời lãng tử
Khi họ trẻ, họ là cuồng nhân
Lãng tử, ôi đời lãng tử
Bây giờ có còn chi để nói nữa đâu…

Sóng Việt Đàm Giang diễn ý



La bohème

Nhạc: Charles Aznavour, 1965

Lời Pháp: J. Plante


Je vous parle d'un temps
Que les moins de vingt ans
Ne peuvent pas connaître
Montmartre en ce temps-là
Accrochait ses lilas
Jusque sous nos fenêtres
Et si l'humble garni
Qui nous servait de nid
Ne payait pas de mine
C'est là qu'on s'est connu
Moi qui criait famine
Et toi qui posais nue

La bohème, la bohème
Ça voulait dire on est heureux
La bohème, la bohème
Nous ne mangions qu'un jour sur deux

Dans les cafés voisins
Nous étions quelques-uns
Qui attendions la gloire
Et bien que miséreux
Avec le ventre creux
Nous ne cessions d'y croire
Et quand quelque bistro
Contre un bon repas chaud
Nous prenait une toile
Nous récitions des vers
Groupés autour du poêle
En oubliant l'hiver

La bohème, la bohème
Ça voulait dire tu es jolie
La bohème, la bohème
Et nous avions tous du génie

Souvent il m'arrivait
Devant mon chevalet
De passer des nuits blanches
Retouchant le dessin
De la ligne d'un sein
Du galbe d'une hanche
Et ce n'est qu'au matin
Qu'on s'asseyait enfin
Devant un café-crème
Epuisés mais ravis
Fallait-il que l'on s'aime
Et qu'on aime la vie

La bohème, la bohème
Ça voulait dire on a vingt ans
La bohème, la bohème
Et nous vivions de l'air du temps

Quand au hasard des jours
Je m'en vais faire un tour
A mon ancienne adresse
Je ne reconnais plus
Ni les murs, ni les rues
Qui ont vu ma jeunesse
En haut d'un escalier
Je cherche l'atelier
Dont plus rien ne subsiste
Dans son nouveau décor
Montmartre semble triste
Et les lilas sont morts

La bohème, la bohème
On était jeunes, on était fous
La bohème, la bohème
Ça ne veut plus rien dire du tout .

Link nghe nhạc do NS Phạm Ngọc Lân đàn và hát.
Hình ảnh do Sóng Việt Đàm Giang sưu tầm, dàn soạn và thực hiện.
Bạch Yến giúp phần kỹ thuật.

http://www.youtube.com/watch?v=Yvi42VXcK14



CÁC NGHỆ SĨ CỦA MONTMARTRE (*)

PABLO PICASSO : Picasso (1881-1913) đã vẽ Les Demoiselles d’Avignon vào năm 1907 khi ông sống ở Bateau-Lavoir. Bức tranh nổi tiếng này được xem như là điểm khởi đầu của phong trào lập thể (mouvement cubiste) mà Picasso đã khởi xướng cùng các bạn của ông Georges Braque và Juan Gris.

SALVADOR DALI : họa sĩ siêu thực catalan (1904-1989) đã đến và trưng bày lần thứ nhất ở Paris năm 1929. Ông có một xưởng vẽ ở Montmartre và tác phẩm của ông hiện nay được trưng bày ở viện bảo tàng Espace Montmartre-Salvador.

VINCENT VAN GOGH : người Hòa Lan thiên tài này (1853-1890) sống ở số 54 rue Lepic. Một vài trong các tác phẩm của ông lấy nguồn cảm hứng từ Moulin de la Galette.

PIERRE AUGUSTE RENOIR : Renoir cũng lấy nguồn cảm hứng từ Moulin de la Galette trong khi ông sống ở số 12 rue Cortot. Ông cũng là một trong nhiều khách quen của Lapin Agile .

EDUARD MANET (1832-1883) thường lui tới Montmartre. Những tác phẩm khỏa thân tạo bạo, như tác phẩm Olympia nổi tiếng làm công phẫn công chúng của thế giới nghệ thuật thời đó.Tuy nhiên tác phẩm này có một ảnh hưởng lớn lên các nghệ nhân thời đó.

MAURICE UTRILLO : đứa con thật sự của Montmartre, Utrillo (1883-1955) thường vẽ Auberge de la Bonne-Franquette. Ông đã sống với mẹ ông, Suzanne Valandon, cũng họa sĩ, ở số 12 rue Cortot. Ở đây giờ đây là musée de Montmartre.

HENRI DE TOULOUSE-LAUTREC : hơn bất cứ nghệ nhân nào khác, Henri de Toulouse-Lautrec (1864-1901) vẫn liên kết chặt chẽ với Montmartre qua nhiều tác phẩm và các tờ quảng cáo thể hiện các vũ nữ của Moulin-Rouge và các buổi khiêu vũ dân gian khác.

AMEDEO MODIGLIANI : nhà nghệ sĩ người Ý (1884-1920) này, họa sĩ và nhà điêu khắc, đến Paris năm 1906. Khi đó ông được 22 tuổi và bị ảnh hưởng lớn lao bởi Henri de Toulouse-Lautrec và những nghệ nhân khác của Montmartre.

EDGAR DEGAS : sinh ở Paris năm 1834, Degas hầu như sống suốt đời trong thủ đô. Phần lớn thời gian ông sống ở Montmartre và chết ở đó năm 1917. Ông được chôn ở nghĩa trang Montmartre.

RAOUL DUFY : họa sĩ Dufy (1877- 1953) sống ở Villa Guelma, trên đại lộ Clichy, bắt đầu từ năm 1911. Khi đó ông đang trên đỉnh cao của sự nghiệp.



(*) : thu thập trên internet.