Monday, May 26, 2014

Du lịch Turkey. Istanbul. Sóng Việt Đàm Giang




Du Lịch Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ)
Sóng Việt Đàm Giang
Istanbul

Turkey hay Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) nằm ở phía Đông Địa Trung Hải, với diện tích trải  trên cả 2 châu Âu và Á.  Biên giới với nhiều quốc gia lân cận, phần lớn lãnh thổ nằm về  phiá  châu Á. Bắc giáp Hắc Hải, Đông Bắc giáp Georgia, Armenia , Đông giáp Iran, Nam giáp Iraq và Syria , Tây Nam giáp Địa Trung Hải, Tây Bắc giáp Hy Lạp và Bulgaria .



Dân số cỡ 75 triệu người, 70% là người Thổ; 20% người Kurden và 10% các dân tộc khác, 99% theo đạo Hồi (Muslime) theo phái truyền thống Sunniten. Theo tài liệu có tất cả 2.562 nhà thờ Hồi Giáo lớn (Moscheen) 215 nhà thờ Hồi giáo nhỏ (Kleinmoscheen/Mescit).

Nguồn gốc từ  Thổ Nhĩ Kỳ (theo Nhị Ca)
Người Tàu đọc Turkey thành 3 âm (Tǔ'ěrqí) và dùng 3 chữ 土耳其 để phiên âm: Tǔ' nghĩa là đất; ěr nghĩa là tai; qi nghĩa là như thế.
Ngày xưa người Việt chưa tiếp xúc với Tây phương nên học giả VN tham khảo sách Tàu rồi đọc theo tiếng Hán Việt như sau:
Tǔ' nghĩa là đất, đọc thành Thổ
ěr nghĩa là tai, đọc thành Nhĩ
qi nghĩa là như thế, đọc thành Kỳ
Turkey => Tǔ'ěrqí => 土耳其 => Thổ Nhĩ Kỳ.

Loạt bài về quốc gia Thổ Nhĩ kỳ đuợc chia ra làm nhiều bài ngắn cùng hình ảnh đính kèm. Những địa điểm chính  được kể đến là Istanbul, Cappadocia, Nevsehir, Konya, Pamukkale, Kusadasi.

ISTANBUL
Istanbul là thành phố lớn nhất của Turkey, và còn được xem là thành phố lớn nhất thế giới với  13.5 triệu dân, có diện tích 2,062.95 sq miles trong tổng số 74 triệu dân của quốc gia Turkey. 
Istanbul nguyên là kinh đô thứ hai của Đế quốc La-mã (330 SC), ngày nay thành phố này được xem là giầu có thịnh vượng về kinh tế thương mại, có một nền văn hóa cổ xưa từ Đế quốc La mã-Hy lạp.  Istanbul (Constantinople) vốn là kinh đô của các Đế quốc sau công nguyên: La-mã (330–395), Byzantine (395–1204 and 1261–1453), Latin (1204–1261), và Ottoman (1453–1922).
 Istanbul nằm  về phía Đông Bắc của Turkey, trên trục giao thương hàng hải bận rộn nhất ở giữa Sea of Marmara  và Black Sea nối liền hai lục địa Âu và Tiểu Á (Asia Minor).
Ngoài ra, Istanbul còn có “Con Đường Tơ Lụa” (Silk Road) dài 4,000 miles (6,500 km), vận chuyển hàng hóa, tơ lụa từ Âu sang Trung Đông (Mid East) và Trung Hoa (Á châu) đời nhà Hán và nguợc lại từ thời cổ đại (206 TC – 222 SC). 

Chuyến đi thăm Turkey, Greece và Greek Islands với Voyages Saigon, Inc rất tốt, những nơi người viết đã được thăm viếng tại Istanbul theo lộ trình như sau: chợ Misir Carsisi, Thánh đường Hồi giáo Rustem Pasha, du thuyền trên eo biển Phosphorus, thăm Hagia Sophia, Blue Mosque, Điện Topkapi, Basilica Cistern, , Grand Bazaar.
Dưới đây là một chút chi tiết và hình ảnh thuộc bộ ảnh riêng của người viết về những nơi thăm viếng.
Chợ nhà lồng Misir Carsisi  trong khu phố cổ  Eminonu với  những gia vị truyền thống của TNK.






Thánh đường Hồi giáo Rustem Pasha.
 Đây là một đền Hồi giáo do Rustem Pasha (Rustem Pasha lấy một người con gái của Sulleiman the Magnificent) cho xây cất và hoàn thành sau khi Rustem Pasha qua đời vào thế kỷ thứ 16. Đền này đuợc xây cất tại tầng trên của một khu nhà hàng. Phải đi  lên một số bậc thang  để tới courtyard và đền.
Đền nổi tiếng với những gạch men màu xanh (iznik tiles) từ phía ngoài cho đến bên trong đền  với nhiều designs khác nhau. Vòm trần chính nằm giữa bốn nửa-vòm. Bốn cột chống hình tám cạnh là sức chịu đựng chính cộng them những cột phụ.






Du ngoạn du thuyền trên eo biển Bosphorus , một đường nước nối biển Hắc Hải với Địa Trung Hải (Mediterranean) và phân chia Istanbul  hai lục Á và Âu châu. Trên bờ Bosphorus một dải nằm giữa Biển Marmara va Black Sea, phân chia phần trên Âu châu và Á châu là những khu nhà có những đặc điểm khác nhau, nhiều dinh thự Ottoman cổ (đẹp nhất là dinh Dolmabahce) và công viên. Hai cây cầu treo trên eo biển Bosphoros là cầu Bosphoros và cầu FSM-Fatih Sultan Mehmet.
                                                 Cầu Bosphoros và đền Ortakoy

Nhà thờ Chora (Bảo tàng Kariye)

Nhà thờ Chora  (Bảo tàng Kariye) là một trong các nhà thờ Byzantine đẹp nhất còn tồn tại ở Istanbul, bên trong được bài trí bằng tranh ghép và bích họa , đã được chuyển thành Bảo tàng Kariye hiện đại.
 Nhà thờ đầu tiên trên mảnh đất này được xây dựng vào thế kỷ thứ tư. Chora có nghĩa là "đất nước". Hoàng đế Constantine đã ra lệnh xây dựng công trình ở phía tây của thành phố và nhà thờ được đặt tên là "Nhà thờ của Đấng Cứu Thế Thánh Ngoại Thành" (The Church of the Holy Savior Outside the Walls). Hoàng đế Theodosius II mở rộng tường thành vào năm 413, bao gồm cả nhà thờ ở Constantinople.  Vào thế kỷ thứ 16, thời Ottoman, nhà thờ đã bị biến cải thành mộtnhà thờ Hồi giáo. Và đến năm 1948 thì nhà thờ Chora trở thành Bảo tàng Kariye. Trong nhà thờ có nhiều tranh ghép có chủ đề  và những câu chuyện trong Kinh Thánh.
Nhà thờ mà chúng ta thấy bây giờ là nhà thờ đã đuợc xây lại vào cuối thế kỷ 11. Tất cả những trang hoàng bên trong là do công trình của nhà thơ, nhà văn, stateman Theodore Metochites  đệ trình và cho thực hiện vào khoảng từ năm 1312. Một bức tranh ghép rất đặc biệt ngay trên cửa vào chính điện miêu tả cảnh Theodore Metochites đề nghị nhà thờ dâng Chúa. Cảnh Đức Mẹ và Chúa và nhiều tranh rất đẹp.



Hagia Sophia.
Thánh đuờng Thiên Chúa Giáo (thế kỷ thứ 6) biến thành thánh đuờng Hồi giáo vào thế kỷ thứ 15, và trở thành Viện Bảo Tàng Quốc Gia vào năm 1935. Bên trong là sự hoà hợp từ những kiến trúc nguyên thủy rồi bị xoá bỏ một phần và chuyển sang kiến trúc Hồi giáo với nhiều hình ảnh của thời kỳ Ottoman.
Hagia Sophia (có nghĩa là holy wisdom/ khôn ngoan thần thánh)   ban đầu là một Vương cung thánh đường Chính thống giáo, xây dựng làm nhà thờ từ năm 532 đến năm 537 theo lệnh của Hoàng đế Byzantine Justinian, Mặt trong của bức tường được xây dựng bằng đá hoa cương trắng, xanh da trời, đen và đỏ, được nạm bằng những tấm kính viền vàng. Đặc biệt nổi tiếng vì vòm trần lớn, đường kính của mái vòm là 33 m, được nâng bằng bốn cây trụ cao 24,3 m. Giáo đường hình chữ nhật, phần nóc gồm 40 cánh cửa sổ, diện tích bên trong giáo đường là 7.576 m2, được trang hoàng lộng lẫy. Toàn bộ công trình hoàn thành trong hơn 5 năm. Tòa nhà này được xem là hình ảnh thu nhỏ của kiến trúc Byzantine. Năm 1453, Constantinopolis bị đế quốc Ottoman chiếm, rồi bị  biến tòa nhà thành một nhà thờ Hồi giáo. Chuông khánh, bàn thờ, tường tranh bị gỡ bỏ, nhiều phần nền khảm tranh mosaic bị trát vữa đè lên. Nhiều kiến trúc theo phong cách Hồi giáo chẳng hạn như bốn ngọn tháp cao hướng lên trời, giản đường lớn, nhiều khu cầu nguyện, được xây thêm trong thời của các Ottoman. Tòa nhà là nơi thờ phụng của Hồi giáo cho đến năm 1935, khi nó được chính phủ Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ chuyển thành một viện bảo tàng. Lưu ý tên nhà thờ là Trí tuệ Thần Thánh của Chúa chứ không phải là thờ thánh tên Sophia.
 Hagia Sophia do nhà kiến trúc Isodore của Miletus xây cất dưới triều đạo Hoàng đế Justinian I vào năm 532-537 trước Công nguyên. Những cột chống phía ngoài (flying buttress) mang hình ảnh của kiến trúc Byzantine và La-mã.


                                                   Hagia Sophia. Mihrab và minbar

 Tất cả các đền thờ Hồi Giáo trên khắp thế giới dù lớn hay nhỏ cũng có các tiêu chuẩn như sau:

a. Có chỗ cho tín đồ rửa mặt và tay chân sạch sẽ trước khi cầu nguyện.
b. Bên trong nhà thờ phải trống trải để các tín đồ có chỗ xếp hàng cầu nguyện.
c. Mọi đền thờ phải có một cái hốc lõm sâu vào tường (mihrab/prayer niche) để định hướng cho mọi người quay mặt về thánh địa Mecca khi cầu nguyện, vì tại đó có nhà của Chúa, tức đền thờ Ka'ba.
d. Trong đền có một bục cao (minbar) để  tu sĩ Hồi giáo (imam) giảng kinh vào ngày thứ Sáu hàng tuần.
e. Tường trong đền không trang trí bằng tranh ảnh. Chỉ có thể trang trí bằng các hình kỷ hà học hoặc bằng nghệ thuật viết chữ, hoặc bằng các hình vẽ nghệ thuật.

 Từ Hagia Sophia, đi bộ sang thăm Thánh đường Hồi giáo Sultanahmet (Blue Mosque) và Trường Đua Ngựa (Hippodrome).
Blue Mosque
Ngôi đền thờ xanh được xây dựng năm 1616, tại sảnh đền thờ có sức chứa 3,500 người, nền được phủ thảm tía của Thổ Nhĩ Kỳ,  chung quanh tường được lát bằng gạch màu xanh  và được xếp theo nhiều hình dạng khác nhau . Đây cũng được coi là ngôi đền xanh nổi tiếng thế giới. Blue Mosque có cửa vào trạm trổ theo đúng kiểu Seljuk-Turkish rất tinh vi.
Đền thờ Sultan-Ahmed-Mosque/Sultanahmet Camii từ thời Sultan Ahmed đệ nhất ( do kiến trúc sư Mehmet Aga, bắt đầu  xây năm 1609 và hoàn thành năm 1616) toàn bộ các trang trí đẹp nổi lên màu xanh nên có tên Blue Mosque, phòng cầu nguyện (Gebestsraum) lộng lẫy với 53 m chiều dài và 51 m chiều rộng, gần như vuông, những mái vòm có đường kính 22,2 m. Cao 43m bốn trụ cột đường kính lớn 5m. Tất cả có 260 cửa sổ chiếu sáng qua cửa kính màu thay đổi từ thứ thế kỷ thứ 17.
Ghi chú. Những đền Hồi giáo tư nhân thường mang một minaret (tháp giáo đường). Minaret đứng riêng biết rời khỏi đền chính. Sultan đuợc phép xây bốn minarets, chỉ có Mecca được có sáu minarets. Tuy nhiên Sultan Ahmet I đã cho xây sáu minarets bằng vàng. Và sau đó ra lệnh cất thêm một minaret khác  cho đền Mecca tại Ka’aba. Tài liệu cho biết có lẽ ông muốn chứng tỏ quyền lực vô biên của ông. Truyền thuyết cũng kể Sultan Ahmet I chỉ thị kiến trúc sư Mehmed Aga xây minaret bằng vàng . Chữ TNK vàng là altin, nhưng đã bị hiểu lầm là alti có nghĩa là sáu, và Sultan Ahmet I cũng không tức giận mà còn toại ý hơn nữa. Tháp giáo đường là nơi phát ra những thông báo những giờ cầu nguyện của các tín đồ.



Quảng trường Hippodrome
Quảng trường được xây dựng năm 203 bởi hoàng đế La Mã Septime Sévèse, dài 400 m,ngang 120 m, có sức chứa 40,000 chỗ ngồi cho khán giả. Xưa kia, đây là nơi diễn ra những trận đấu của các võ sĩ, những cuộc đua xe ngựa, những buổi lễ tôn vinh các hoàng đế.
Trên quảng trường, còn lại ba công trình cổ chính:

1. Cột tháp Ai Cập (Obelisk của Thutmosis III): Cột tháp cao 40m, làm từ một viên đá nguyên khối vào khoảng 1,500 năm trước Công nguyên, bị hoàng đế La Mã Théodosius the Great 379-395 lấy từ Ai Cập đem về dựng lại ở Constantinople (tức Istanbul) vào năm 390. Vì obelisk quá cao nên ông cho cắt obelisk ra làm ba mảnh. Hiện nay chỉ còn phần ngọn đứng trên bục đá cẩm thạch. Dưới chân cột có những khắc nổi cảnh Hoàng đế Theodosius cầm một vòng Laurel để trao tặng kẻ chiến thắng.

2. Cột hình rắn (Colonne serpentine): Cột đúc bằng đồng cao 5m và có hình dáng ba con rắn quấn vào nhau. Phần trên của cột, có hình ba đầu rắn đã gãy mất. Cột này do những người Hy Lạp dựng lên vào năm 479.

3.Walled Obelisk. Đây là obelisk của Hoàng đế Constantine Porphyrogenitus đặt ở cuối quảng trường vào thế kỷ thứ 10. Nay còn đuợc gọi là Walled Obelisk.

Ngoài ra, công trình La Mã lớn nhất là hệ thống tường thành bao quanh thành phố cổ, dài hơn 20km, được xây dựng từ thế kỷ thứ 5, dưới thời hoàng đế Théo dose. Hệ thống tường thành này lớn nhất so với các bức tường thành ở châu Âu, và về chiều dài thì chỉ sau Vạn lý trường thành của Trung Quốc.
Trước lối sang Blue Mosque có German Fountain (Kaiser Wilhelm Fountain), một fountain tám cạnh do chính quyền Đức xây cất năm 1900, kỷ niệm cuộc thăm viếng Istanbul của Hoàng đế Đức Wilhelm II vào năm 1898.
Million là một đài đá dựng vào đầu thế kỷ 4 AD tại Istanbul cổ (Constantinople) để ghi từ khởi điểm khoảng cách tất cả các đường dẫn đến các thành phố của Đế quốc Byzantine.




Basilica Cistern
Cung điện ngầm lòng đất (Yerebatan Sarayi), hay Basilica Cistern là một cistern lớn nhất trong những cisterns nằm bên dưới thành phố Constantinople ngày xưa (Istanbul bây giờ) , nó cách Hagia Sophia phía tây nam cỡ 150 m và được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 dưới sự trị vì của Đế vương Byzantine Justinian. Người ta cũng gọi đó là cung điện trữ nước vì công dụng chính của nơi này là mang nước sạch vào thành phố cho người dân dùng.
Cung điện ngầm trữ nước này được xây dựng vào năm 532 sau Công nguyên, dưới thời Hoàng đế Justinian I. Nó dài 143m, ngang 65m, là bể chứa khoảng 80,000 mét khối nước.
Toàn phần trần của cung điện trữ  nước khổng lồ này được chống đỡ bởi 336 cột đá lớn, tạo nên những mái vòm đẹp như thấy trong những ngôi giáo đường, tu viện cổ. Nước sạch được dẫn vào đây qua hai cây cầu dẫn thủy cộng chung dài 20km nối liền vào một hồ trữ nước lộ thiên ở gần bờ Hắc Hải.
Một hệ thống bục gỗ được ráp làm đường bộ cho khách thăm viếng. Ngày nay, khách có thể nhúng tay vào làn nước mát lạnh và sạch trong. Hiên nay nơi này còn là nơi diễn ra các buổi hòa nhạc cổ điển.
Cung điện nước có 336 cột đá cao 9m, chia làm 12 dãy mỗi dãy có 8 cột, và nếu tiếp tục đi thì sẽ thấy hai cột lớn mang tượng đầu Medusa đặt ngược (Medusa là vị nữ thần đầu người tóc rắn, ai nhìn vào mắt Medusa thì sẽ hóa thành đá). Một cột có đầu Medusa đặt ở ngược trên xuống dưới, một cột có đầu Medusa đặt nằm nghiêng. Lý do tại sao hai đầu Medusa hiện diện cũng không rõ rệt. Lý do tại sao đặt ngược và đặt nằm ngang đã đuợc giải thích là cho có cùng một chiều cao cân xứng cho hai cột.


Topkapi
Cung điện Topkapi là một cung điện lớn tại Istanbul, và là nơi tư dinh của các Sultan Ottoman trong  suốt khoảng thời gian cỡ 400 năm (1465-1856) với thời gian điều trị 624 năm của triều đại Ottoman. Sauk hi Sultan Mecid quyết định rởi về dinh Dolbamahce vào năm 1856 thì điện Topkapi bị mất vị trí quan trọng. Sau năm 1923 khi thể chế Ottoman chấm dứt thì điện Topkapi trở thành Bảo Tàng trưng bày những kỷ vật lịch sử của thời Ottoman (imperial era).


Grand Bazaar.
Và lẽ dĩ nhiên là chúng tôi cũng ghé thăm chợ Grand Bazaar
Taksim Square.
Quảng trường Taksim là địa điểm chính chuyên chở công cộng. Đại lộ Độc lập (Istiklal Caddesi) một con phố bộ hành với nhiều cửa hàng nổi tiếng tận cùng tại đây, đây cũng là nơi có hệ thống subway chạy ngang. Taksim có Đài kỷ niệm Republic Monument để kỷ niệm sự thành lập Quốc gia Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 1923. Đài mang tượng những vị thành lập ra Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, quan trọng nhất là Kemal Ataturk, và hai cộng sự viên đắc lực. Đài có bốn mặt quay về bốn hướng. Mặt hướng bắc miêu tả Ataturk vào thời kỳ sớm, còn mặt hướng nam (đại lộ Istiklal) có hình tượng Ataturk và cộng sự viên mặc đồ Âu phục tiêu biểu cho cả hai vai trò lãnh đạo quân đội và chính khách của ông.
Sóng Việt Đàm Giang