Tuesday, June 21, 2016

Hạ Chí và Trăng Dâu 2016.SVDG


Hạ Chí và Trăng Dâu 2016

Summer solstice and Strawberry moon 2016

Summer solstice. In the northern hemisphere, it can fall on different dates from year to year, between 20 and 22 June. The summer solstice is the longest day of the year, a day falling around late June when there are approximately 17 hours of light. The name comes from the Latin solstitium meaning “sun stands still”.
Strawberry Moon. It is a full moon, which occurs in June, named by early Native American tribes. It is a full moon like any other, but marks the beginning of the strawberry season.
The two events coincide once every 70 years.
*

Lần đầu tiên trong 70 năm qua, trăng tròn trùng với ngày hạ chí. Sự kiện thiên văn hiếm hoi này diễn ra vào ngày thứ hai (ngày 20 tháng 6 năm 2016) và có thể quan sát được trên toàn thế giới.

Ở Bắc bán cầu, ngày hạ chí sẽ diễn ra vào tháng 6 và đánh dấu cho sự khởi đầu của mùa hè. Các ngày hạ chí và đông chí là những ngày dài nhất và ngắn nhất trong năm. Vì vậy mà trong dân gian Việt Nam có câu: "Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối".

Các mô hình toán học dự đoán rằng trăng tròn trùng ngày hạ chí sẽ diễn ra khoảng 15 năm/lần. Tuy nhiên, trong thực tế, ngày hạ chí trùng với trăng tròn trong tháng 6 là hiện tượng chưa từng xuất hiện kể từ năm 1948.

Hạ chí và trăng tròn là những thời điểm quan trọng đối với nhiều tôn giáo khác nhau trên thế giới vì nó có nghĩa là sự khởi đầu của mùa hè. Nhiều tập tục văn hóa cổ xưa, các nền văn hóa khác nhau đã tổ chức kỷ niệm hạ chí như là biểu tượng của sự đổi mới, sự sinh sôi nảy nở và vụ mùa thu hoạch. Có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày hạ chí như lễ hội Sankt Hans Aften của Đan Mạch hay lễ hội Litha của đạo Wicca.

Ở nước Mỹ, bộ lạc Algonquin gọi mặt trăng tháng 6 là “mặt trăng dâu”. Tuy vậy, trăng tròn tháng 6 sẽ không xuất hiện với màu hồng hoặc đỏ. Nó có tên gọi như vậy vì đây là thời điểm báo hiệu thu hái cao điểm của trái dâu.

Vào ngày hạ chí, mặt trời lên rất cao ở trên bầu trời. Trong khi đó, mặt trăng lại phải ở một vị trí rất thấp. Điều này khiến cho ánh sáng rực rỡ của trăng tròn phải xuyên qua một lớp không khí dày và ẩm ướt đặc trưng của mùa hè. Sự kết hợp này sẽ làm cho trăng có màu hổ phách như mật ong.

Năm nay, có khoảng 25.000 người dự kiến tại khu di tích đá Stonehenge ở Wiltshire để thưởng ngoạn thời điểm hạ chí đặc biệt này. Sự kiện trùng hợp này không những gây hứng thú đối với các nhà thiên văn học mà còn cả những nhà chiêm tinh học. (theo Phan Thanh).

Summer solstice. Stonehenge. Wiltshire. England

Stonehenge



Monday, June 20, 2016

Cầu Mirabeau. Paris


Paris: Cây Cầu Mirabeau

Đàm Giang

Nói đến Paris, Pháp thì chúng ta ai cũng nghĩ đến Tour Eiffel, nhà thờ Đức Bà Notre Dame, viện bảo tàng Louvre, viện bảo tàng Orsay, dòng sông Seine, v.v… Nói đến sông Seine thì mọi người đều nhớ đến những cây cầu nối liền tả ngạn và hữu ngạn con sông này. Theo thống kê thì sông Seine có tất cả 37 cây cầu, không kể những cây cầu ngoài vòng các quận của Paris, cũng như những cầu dành riêng cho hệ thống xe điện, xe lửa (RATP, SNCF), v.v…
Cây cầu cũ nhất làm bằng đá bắc ngang sông Seine hoàn thành năm 1607 mang tên Pont Neuf. Cây cầu mới nhất dành cho bộ hành là cây cầu Simone de Beauvoir, hoàn thành năm 2006.
Lộng lẫy tráng lệ nhất phải kể là cây cầu Alexandre III hoàn thành năm 1900. Và một trong những cây cầu được nhắc đến trong thơ văn, và nhờ đó trở thành rất nổi tiếng thì phải kể đến cây cầu Mirabeau.

Cầu Mirabeau
Đây là một cây cầu thép có cấu trúc khung vòm, nằm giữa quận 15 và quận 16, Paris, Ile de France do Jean Resal vẽ kiểu. Cầu có ba vòm, dài 173 mét, rộng 20 mét (đường xe đi rộng 12 m, vỉa hè hai bên mỗi bên rộng 4 m) được xây cất vào năm 1893 và hoàn thành năm1896. Vì cầu làm bằng thép nên vòm giữa đã nâng cao được gần 100m, một điều mà cầu đá không thể thực hiện được. Tổng thống Felix Faure khánh thành cầu ngày 11 tháng 4, năm 1897.
Cầu có hai cột trụ lớn đặt sâu xuống lòng sông, ở thành lan can trên cầu nhìn xuống hai bên trụ này thì thấy có 4 tượng của Jean Antoine Injalbert như đứng ở mũi thuyền, mang tên "The City of Paris", "Abundance”, "Navigation", và "Commerce". Tượng mang tên “City of Paris” và “Abundance” quay mặt ra sông Seine, hai tượng mang tên "Navigation" và "Commerce" quay mặt vào cầu.


 Trong hình: ba cây cầu bắc ngang đảo Thiên Nga từ gần đến xa: Bir-Hakeim, Rouelle, Grenelle. Cầu xa hơn nữa (cầu thứ tư ) là cầu Mirabeau. (Hình chụp từ Toà Eiffel nhìn xuống)

Bài thơ về cây cầu Mirabeau
Bài thơ Le Pont Mirabeau của Guillaume Apollinaire (1880-1918) làm vào năm 1912, trích từ tập thơ Alcools xuất bản năm 1913, đã được rất nhiều người từ học trò, sinh viên, đến những người thích thơ văn nhớ đến. Bài thơ gắn liền với cây cầu Mirabeau đã làm cầu Mirabeau nổi tiếng hơn và du khách nếu thích thơ Apollinaire thì khi thăm Paris không thể không đến thăm cây cầu nổi tiếng này.
Bài thơ đề tựa “Cây cầu Mirabeau” nhưng nội dung không phải nói về cây cầu này mà là sự so sánh sự mất mát của tình yêu với dòng nước. 

Tài liệu kể rằng thời gian Apollinaire viết bài thơ Le pont Mirabeau, thì ông ta sống ở Auteuil. Là một người đi bộ không biết mệt, ông thường đi qua cấu này để về nhà, luôn luôn chiêm ngưỡng cây cầu. Ông giải thích trong trường ca “Zone” như ông bước về hướng Auteuil, ông muốn đi bộ về nhà… Không biết có phải ông bước về nhà người bạn ông tên là Chagall, ở tại Ruche, vùng quận 15 hay không?
Với một chút nước sông Seine và tên một cây cầu, Apollinaire đã tạo ra một bài thơ tuyệt diệu nói về sự trôi qua của thời gian và bản chất tình yêu không bền vững phản ảnh qua sự tiếp tục chảy không ngừng của dòng nước. Bài thơ này được coi như là Apollinaire làm để nhớ lại mối tình trôi qua rất nhanh của ông với nữ họa sĩ Marie Laurencin (1885-1956), một cuộc tình kéo dài bốn năm (1909-1912).

Le Pont Mirabeau
Guillaume Apollinaire

Sous le pont Mirabeau coule la Seine
Et nos amours
Faut-il qu'il m'en souvienne
La joie venait toujours après la peine

Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure

Les mains dans les mains restons face à face
Tandis que sous
Le pont de nos bras passe
Des éternels regards l'onde si lasse

Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure

L'amour s'en va comme cette eau courante
L'amour s'en va
Comme la vie est lente
Et comme l'Espérance est violente

Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure

Passent les jours et passent les semaines
Ni temps passé
Ni les amours reviennent
Sous le pont Mirabeau coule la Seine

Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure
"

Le Pont Mirabeau"
Apollinaire, Alcools (1913)


Cầu Mirabeau

Dưới cầu Mirabeau dòng sông Seine nước chảy 
Như tình chúng mình
Có cần phải tự nhắc rằng
Niềm vui nào có cũng sau buồn phiền đớn đau

Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây

Hãy nắm tay nhau và giữ mặt đối nhau đây
Trong cùng lúc này
Tay chúng mình tưa như dưới gầm cầu
Là miệt mài làn sóng của ánh mắt thiên thu (*)

Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây

Tình qua đi chẳng khác chi giòng nước chảy miết
Tình yêu qua đi
Sao cuộc đời trôi chậm thế
Và Hy-vọng sao mà lại mãnh liệt quá thay

Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây

Hàng ngày trôi qua và hàng tuần cũng trôi qua
Chẳng thời quá khứ
Chẳng kỷ niệm tình trở lại 
Dưới cầu Mirabeau dòng sông Seine nước chảy 

Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây
(SV Đàm Giang tạm phỏng dịch)


(*): Nếu nhìn tấm hình cầu Mirabeau, thấy gầm cầu có dạng hình vòm, mặt nước có sóng lăn tăn, rồi hình dung ra một đôi nhân tình đứng đối diện nhau, cách xa nhau bằng tầm tay hai người đang nắm, họ đang nắm tay nhau đưa lên cao trên tầm mắt. Nhà thơ đã ví ánh mắt nhìn của họ như làn sóng chảy dưới gầm cầu.

Saturday, June 18, 2016

Khát Vọng. Desire. Song Nghiên

 Khát vọng
Song Nghiên

Chúng ta đã nghe Un Secret của Félix Avers. Đó là mối tình u uẩn khép kín một chiều, không có cái ao ước nồng nhiệt, cái ám ảnh sở hữu, cái say mê điên cuồng. Mốt tình đó sao đẹp quá, lãng mạn quá, nhẹ nhàng quá làm người đọc bùi ngùi thương cảm…

Nhưng tình yêu một chiều không phải chỉ nhẹ nhàng như thế, có những vần thơ diễn tả mối tình tuyệt vọng, mối tình một chiều với khát vọng cao độ, với ám ảnh sở hữu tuyệt đối. Mời đọc bài thơ Desire của nữ sĩ người Armenia Shushanig Gourghenian (1876-1927)  . Bài thơ nguyên thủy viết bằng chữ Armenia gồm 20 hàng, đã được chuyển dịch sang Anh ngữ. Và bài thơ mà Song Nghiên dịch dưới đây là phỏng theo bài thơ Anh ngữ dịch qua Google, lời dịch cũng tựa như do Dianna Der Hovanessian, một văn sĩ gốc Armenia chuyển dịch.



DESEO

Quería darte la bienvenida
dentro de mi alma como a un dios,
perdido y agotado por el camino
para oírte llamar a esta tu
  casa.


Quería restringir
al ruiseñor a un solo
jardín. Y guardar sus cantos
de libertad para mí
   sola.


Te quería aprisionado
en mi pecho como parte
del flujo de mi sangre,
el mecer de mis
    huesos.


Quería cuando yo muriera
mi nombre fuese tallado
en el más duro de los monumentos
tu corazón de
     piedra.


Desire

I wanted to welcome you 
into my soul like a god,
lost and road weary
to hear you calling this 
home.

I wanted to restrict
the nightingale to but one 
garden. And keep his free
songs for me
alone.

I wanted you jailed 
in my breast as part
of the flow of my blood,
the sway of my
bones.


I wanted when I die
my name to be carved
on that hardest of monuments
your heart of
stone.


Khát Vọng

Em muốn quá muốn đón anh
Vào tâm hồn em như một thiên thần
Lỡ đường và nhiều mệt mỏi
Để nghe anh gọi nơi đây là
nhà

Em muốn hạn chế nơi này
Họa mi chỉ hót cho vườn riêng tư
Dành những bài hát tự do
Cho em và chỉ em nghe
một mình

Em muốn được giam cầm anh
Vào trong lồng ngực tràn đầy yêu thương
Như giòng màu chảy miệt mài
Nuôi dưỡng thân em tận cùng 
xương cốt

Em muốn khi em qua đời
Tên em ghi tạc không rời thân anh.
Mãi mãi trên bia mộ cứng 
Là trái tim vô cảm tựa 
đá của anh.

Song Nghiên phỏng dịch





Friday, June 17, 2016

Ba Tôi. KTS Nguyen Ba Chi (1911-1967)



Bố Tôi
Đàm Giang

                                                     Kiến Trúc sư Nguyễn Bá Chí (1911-1967)

Bố tôi là Kiến Trúc Sư.  Tôi nghĩ ông làm việc với Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Hà Nội và có viết nhiều bài nghiên cứu trong tạp chí này, thời trước 1954. Và sau này ông có văn phòng kiến trúc tư  tại Saigon vẽ kiểu nhà theo ý khách hàng,

Trường hay Viện Viễn Đông Bác cổ ( École française d'Extrême-Orient, viết tắt EFEO) là một trung tâm nghiên cứu của Pháp về Đông Phương học, chủ yếu trên thực địa. Tiền thân là Phái đoàn Khảo cổ tại Đông Dương từ năm 1898 và chính thức thành lập với tên gọi Viện Viễn Đông Bác cổ ngày 20 tháng 1 năm 1900, Viện có nhiệm vụ nghiên cứu, khai quật khảo cổ trên toàn bán đảo Đông Dương.
 Hiện nay, Viện Viễn Đông Bác cổ thuộc Bộ Giáo dục đại học và Nghiên cứu Pháp, có 17 trung tâm nghiên cứu tại 12 quốc gia  châu Á.
Trong hơn một thế k tồn tại, Viện Viễn Đông Bác cổ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về Đông phương học. Tạp chí nghiên cứu Bulletin de l'École Française d'Extrême-Orient (Tập san Viện Viễn Đông Bác cổ, viết tắt BEFEO), đã trở nên quen thuộc trong phần danh mục tham khảo của nhiều sách, bài viết về khảo cổ và lịch sử Á châu. Viện Viễn Đông Bác cổ cũng có những ảnh hưởng quan trọng đối với các sử gia Việt Nam thế kỷ 20.(Wikipedia).

Tôi có thấy tên ba tôi trong vài ghi chú dẫn chứng những bài viết về những địa danh tại Hà-Nội và bài viết nói về đlện Cần Chánh, Huế.




Saturday, June 4, 2016

GDTVTX Cám Ơn Anh 2016

GĐTVTX Cảm Ơn Anh 2016
Đàm Giang ghi chép


Có bạn Trưng Vương điện thư hỏi thăm buổi Gây quỹ cho Hội Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH tối Thứ Sáu June 3, 2016  tại Kim Sơn ra sao.
Và chắc chắn một số chị em đóng góp vào quỹ GDTVTX Cám Ơn Anh cũng có thể muốn biết.
Vậy nên có vài hàng ghi lại như sau.

Quan khách bắt đầu đến có lẽ từ 5PM-5:30PM, khi chúng tôi (TV Phương Thảo và người viết/ĐG) đến lúc 6PM, phòng tiệc vẫn còn vắng cỡ vài trăm người. Đến 7PM, phòng đã có rất nhiều người đến, và đến 7:30PM thì chương trình bắt đầu.
Được biết là BTC Houston Cảm Ơn Anh đã bán đuợc 120 bàn. Hầu hết số bàn danh dự đều đuợc thương gia và chuyên gia các ngành khoa học, kỹ nghệ v.v… bảo trợ.
Dù số người tham dự theo nhận xét của người viết thì không quá 1,000 người, nhưng vì bàn đã bán đủ nên không thành vấn đề.
Chương trình giới thiệu, nhận diện, tuyên danh ân nhân ủng hộ chương trinh, rồi ghi nhận đóng góp cho năm 2015, với mời đại diện các tư nhân, hội đoàn lên nhận Chứng chỉ hay plaque ghi tên lưu niệm.
Chương trình văn nghệ xen kẽ giữa những kêu gọi và tường trình kết quả số tiền gây quỹ. Màn đấu gía lúc 10:30PM cũng mang lại một số tiền đáng kể.

Tổng thu khi chúng tôi rời (lúc 11:15PM, trước khi sổ số bắt đầu) là cỡ $245,000.00.
Như thế so với năm 2015 có số thu $224,000.00 thì năm nay thành công tốt đẹp.

Gia đình TV Texas năm 2015 đã đóng góp quỹ Houston Cám Ơn Anh $5,000.00.
Năm nay thời gian gấp gáp do thông báo quá trễ, nên một số đã có đóng góp riêng biệt thẳng cho Hội Thương Phế binh, nên tổng số GDTVTX nhận được cho 2016 là $4,000.00.
Và gia đình TVTX đã nhận được hai bảng tri ân, một cho 2015, và một cho 2016 từ BTC Houston Cám Ơn Anh.

Một số cựu nữ sinh TV có mặt mà người viết nhận diện được là TV Quỳnh Hoan, Nguyễn Thi Xinh, Vũ thị Bình, Đan Kim Tâm, Nancy Bùi, Nguyễn Thị Hải, một số được cho biết tên nhưng không quen mặt như TV Võ Tuyết Hồng, Vũ thị Hòa, Vũ thị Lan, Nguyễn Thanh Hương một số chị em khác ngồi rải rác có thể quen mặt nhưng không quen tên. Riêng TV mặc áo dài xanh đồng phục thì có Phương Thảo, Diệu Trang, Anh Tú, và Đàm Giang.

Thay mặt BTC TV 2016 lên nhận hai món quá cảm tạ và tri ân của nhóm BTC Houston Cám Ơn Anh, Phương Thảo và Đàm Giang xin cảm ơn tất cả các Chị Em đã sốt sắng và tích cực tham gia và đóng góp vào quỹ Hội Thương Phế Binh & Quả Phụ Quân Lực Việt-Nam Cộng Hoà cho năm 2016. Bảng tri ân nay được TV Phương Thảo chấp thuận cho để tạm tại Làng Tre trong văn phòng của chị.


Ghi chú. Chiều Thứ bẩy, June 04, BTC Houston Cám Ơn Anh,  Ms. Christine Quỳnh cho hay tổng kết sơ khởi là $270,000.00.

**
Kèm theo là vài hình ảnh 









Friday, June 3, 2016

EM VỀ. Sóng Việt Đàm Giang

Nghe Thơ Nhạc Em Về

Sóng Việt Đàm Giang

Lần đầu tiên cách đây vài năm, tôi nghe bài hát Em Về, lời thơ của Mùi Quý Bồng, nhạc Phạm Anh Dũng, dòng nhạc valse nhẹ nhàng quyến rũ đã lôi cuốn tôi vào chú ý, và trên con đường dài hun hút xa lộ liên bang, tôi đã nghe đi nghe lại nhiều lần đến gần như thuộc được melody và lời bản nhạc. Đã nhủ thầm sẽ viết vài hàng khen bài thơ và nhạc nhưng thời gian cứ vùn vụt trôi qua, rồi vẫn chưa có cơ hội, rồi cách đây hơn một năm, tôi lại được nghe lại bản nhạc này trong CD Tình Khúc Hồi Hương của Phạm Anh Dũng do chính tác giả bản nhạc trình bày. “Em về” lại trở về trong tư tưởng, dòng nhạc nhẹ nhàng vẫn ám ảnh tôi…

Hãy thưởng thức và cảm nhận tâm tình của người trong cuộc qua lời thơ truyền đạt của thi sĩ Mùi Quý Bồng.
Khi có em ở bên cạnh, anh nghe như có tiếng chim hót líu lo, tiếng chim đó có phải chăng là tiếng nói ríu rít của em?
Có em bên anh, quấn quýt đồng hành cùng anh trên con đường hướng về tương lai, ngày nào trong anh cũng như có mùa xuân, có hoa bướm dập dìu trong tình yêu thăng hoa.
Khi em hiện diện, cây cối như xanh tươi đón chào, nắng như đồng lõa với anh để kết vòng vương miện tình yêu trên mái tóc em.
Nhìn vào mắt em anh thấy một trời thương yêu, xanh mát như trời cao, xanh biếc như đại dương.
Hỡi em, em là tất cả, là tiếng nói, là linh hồn, là ngoại cảnh, là nội tâm của anh. Có em, anh có tất cả. Không có em anh còn chi đâu với không gian lạnh lùng, với lạc lõng bơ vơ, với hoa lá cây cỏ úa tàn, với trời buồn ảm đạm, với mưa sầu day dứt. Không có em, đời anh còn có chi? Không còn em, anh lạc loài cô đơn.
Mãi mãi bên anh nhé em. Anh luôn luôn vinh danh tình yêu chúng mình có nhau, cho nhau. Anh sẽ chia sẻ những vui buồn hạnh phúc với em bây giờ và mãi mãi….
Tôi không phải là nhạc sĩ nên không thể bàn về cấu trúc hay dàn xếp của note nhạc mà chỉ nói lên cảm nghĩ cá nhân về bài thơ khi nghẹ
Một bài thơ lục bát mởi đầu cho mỗi câu trong bài là hai chữ em đi, em về… em đi em về. Dùng điệu valse để sáng tạo bài nhạc là một sự hòa hợp tuyệt vời giữa thơ và nhạc. Ta có thể hình dung như những vòng quay cuồng trong note nhạc của em đi, em về tiếp tục quấn quýt mãi mãị
Nhạc Em Về rất nên thơ ấm áp, quyến rũ, truyền đạt tâm tình xúc động của kẻ đang yêu. Ngay dòng thơ đầu, lời nhạc cho ta thấy sự khác biệt so sánh giữa khi người yêu vắng mặt hay hiện diện. Tôi rất thích những note nhạc của Phạm Anh Dũng trong ngay câu đầu, hai chữ chim bặt thật hay:
Em đi chim bặt lời ca
Và khi:
Em về chim hót mặn mà yêu đương
Ngôn ngữ diễn tả chim hót mặn mà thật đáng yêu
Buồn bã đìu hiu là những ngày không có em, và diễm kiều biết bao khi em hiện hữu:
Em đi ngày tháng đìu hiu
Em về ngày tháng diễm kiều ái ân
Nhẹ nhàng thôi em đi trời hắt hiu mưa, và mặt trời như cũng vừa trở lại trong tim anh khi em trở về:
Em đi trời hắt hiu mưa
Em về trời nắng cũng vừa trong anh
Bài thơ nhạc này làm trên mười bốn năm, nhạc của anh Phạm Anh Dũng hồi đó có lẽ chưa điêu luyện, chải chuốt như những bài nhạc sau này, nhưng trong bài này, Phạm Anh Dũng đã có cái thiên tính bén nhạy mà sáng tạo qua thể điệu dập dìu quấn quýt này.
Thi sĩ Mùi Quý Bồng đã vinh danh người yêu thật tài tình qua bài thơ Em Về, và nhạc sĩ Phạm Anh Dũng đã thành công dùng dòng nhạc truyền đạt được ý của bài thơ lục bát 6/8 này đến thính giả khắp bốn phương qua dòng nhạc valse rất dễ thương, rất hay
Cám ơn nhạc sĩ Phạm Anh Dũng đã làm cuộc đời thêm thi vị qua những dòng nhạc tình cảm của anh.
(Sóng Việt Đàm Giang viết năm 2005)

Em Về (thơ Mùi Quý Bồng, nhạc Phạm Anh Dũng)
Em về

Em đi chim bặt lời ca
Em về chim hót mặn mà yêu đương
Em đi anh lạc nẻo đường
Em về anh hát giữa vườn hoa xuân
Em đi ngày tháng đìu hiu
Em về ngày tháng diễm kiều ái ân
Em đi lá úa ngoài sân
Em về cây đã muôn ngàn lá xanh
Em đi trời hắt hiu mưa
Em về trời nắng cũng vừa trong anh
Em đi nước mắt long lanh
Em về mắt biếc thắm xanh duyên tình

Mùi Quý Bồng