Thursday, August 24, 2017

Trai Tim Chợt Thơ Ngây. SVDG. French version by QSDA



Mon coeur tout innocent

Soudain mon coeur tout innocent
Bat brièvement comme le vent fugace
Tu étais venu et partis tout autant doucement
Laissant mon âme tourmentée
Souciante d’une séparation prochaine.

Qui pourrait percevoir le charme
D’une rencontre toute fortuite
Ou d’un espoir sans lendemain
D’un amour profond et sublime?

Mon âme s’inquiète à la nuit tombante
Égarée parmi les nuages en plein jour
Le printemps est de retour
Et mon coeur tout soudain pleure.
QSDA

Trái tim chợt thơ ngây.

Thoảng qua như cơn gió. Người đến rồi chợt đi. Để hồn ai day dứt. Vấn vương nỗi biệt ly

Cơ duyên nào ai biết. Tình cờ nào ai hay. Nhớ nhung chợt tha thiết. Mang lại mộng tình say

Đêm về lắng thao thức. Ngày ngơ ngẩn trời mây. Xuân về trong náo nức. Trái tim chợt thơ ngây.

SVĐG.

Tuesday, August 15, 2017

Longing. QSDA. Triệu Mảnh Tương Tư. SVDG



Longing, a persistent desire!
If you are in love with someone and you are longing for that person…
English version created by QSDA. Vietnamese poem written by SVDG.

A million pieces of longing

Not unlike the clouds, I am sending you a ray of sunshine as a token of love.
Would the clouds ever stay still?
I am a gust of wind to cool down your soul,
to sweep away nostalgic memories towards the far end of celestial blue sky.

Just as I am a flying cloud
So you should spare your golden sun rays
To warm up every thread of love
And saving every flake of my cast shadow.

And because I am the Spring wind
You should cherish every cool shade
And wrap around your heart each second of love
And treasure the soft fragrance I carried.

I am just a flying cloud
Have I ever wanted to stay?
I am a fugacious wind
That would never know how to dwell.

No wonder memories of me swirl around
Even with your eyes closed you’d still see my soul
Or again I appear as you open your eyes
The longing has shredded you in a million pieces of longing.


Translation by QSDA from a Vietnamese poem by SVDG.


Triệu Mảnh Tương Tư

Em như mây bay. Gởi anh chút nắng. Trao anh chút tình.
Mây có bao giờ cố định?

Em như cơn gió. Thổi mát hồn anh.
Cuốn theo lưu luyến. Đong về cuối trời xanh bao la.

Vì em như mây bay,
Nên anh cần kiệm từng chút nắng
Ấp yêu từng chút hình
Chắt chiu từng chút bóng em trao.

Vì em như gió xuân
Nên anh lưu luyến từng chút mát
Quấn quýt từng chút tình
Ấp ủ chút hương ngát em mang.

Em như mây bay
Có bao giờ cố định
Em như cơn gió
Có bao giờ biết ngưng.
Nên nỗi nhớ cứ xoay vần
Nhắm mắt lại thấy em
Mở mắt ra cũng là em nữa
Nỗi nhớ đã chia anh thành triệu mảnh tương tư.


Sóng Việt Đàm Giang


Spanish Romance. English version by QSDA. Tình Anh by SVDG





Spanish Romance. English version translated by QSDA.

Spanish Romance, by an anonymous 19th century composer, is a favorite work for classical guitar. Vietnamese lyrics written by SVDG.

So much love to give you and you alone for a lifetime
A love so deeply intimate that’s prone to swooning
Adorned with deep faith and sweet nurturing
I dream to always have you by my side all through the night
Let us raise our glasses to enjoy our sheer delight.

A little confusion occurred as we exchanged our first kiss
With our warm hands so closely clutched in unison
Pampering our hearts in an endless closed union
I will give you all and transfer my devotion and my soul’s bliss
As I will cherish the lavish perfume so light and ardent.

Getting to know one another
And falling in love was our karma
Deep in my heart I shall always want you, and only you
And I shall forever remember your voice like the chirpy robin
Babbling your passionate and life long love words.

Should there be stormy vicissitudes surrounding us, best
We will endure and never in our hearts let fade the love bond
Such love seems like the northeast wind to loom in drowsiness
To always follow me leisurely and hauntingly all year long.



My soul melody plays the romantic strings of my true love
And thru all eternity, I 'll always cherish this treasure trove.

Translation by QSDA from a Vietnamese poem by SVDG

Romance-Tình Anh (Nhạc Tây ban nha)
Sóng Việt Đàm Giang

Một bản nhạc vô danh/hay khuyết danh của Tây ban nha, mang tên Romance đã có tiếng từ lâu, lâu lắm (thời 1450-1599 ?). Bản nhac nguyên thủy không có lời nhưng chiếm được cảm tình của hàng triệu triệu người trên trái đất.
Bản nhạc đã được làm theme nhạc cho cuốn phim đen trắng Jeux Interdits phát hành ở Âu châu vào năm 1952, nhạc soạn cho guitar bởi Narciso Yepes, và từ đó bản nhạc được nổi tiếng hơn nữa.

Dù có người cho rằng bản nhạc đuợc viết sớm hơn (thế kỷ 16?) nhưng một số người căn cứ trên kỹ thuật và trạng thái của dòng nhạc đã cho rằng bản nhạc việt vào cỡ năm 1800s (thế kỷ thứ 19) trong thời kỳ nở rộ của trường phái Lãng mạn. Nhạc sĩ cổ điển tây phương cho rằng cả hai versions của Spanish hay Germany với những căn bản như nhạc của Robert Schumann và nhạc sĩ đương thời đều nghe phảng phất trong suốt bản nhạc này.

Thể điệu của bản nhạc giống như thuộc loại nhạc Parlour vào cuối thế kỷ 19 ở Spain.

Ghi chú. Nhạc Parlour là loại nhạc phổ thông thường đuợc sáng tác để nhạc sĩ dương cầm hay những người ca hát không chuyên nghiệp trình diễn, nhạc thường trình bày như một bản nhạc (music sheet), loại bản nhạc này rất thịnh hành vào thời thế kỷ 19 do thời đại sung túc và rất nhiều gia đình có thể mua nhạc cụ và học hỏi âm nhạc. (http://en.wikipedia.org/wiki/Parlour_music).

Cho tới thời điểm 2002, dù bản Romance đã có từ lâu, nhưng hình như ở Việt Nam, không có một nhạc sĩ có tiếng nào đã viết lời Việt mà người viết này được biết.

Trong bản lời Việt của Romance là Tình Anh, thực hiện năm 2003, Sóng Việt Đàm Giang đã sáng tạo và cố gắng thể hiện lời sao cho thích hợp với trạng huống của bản nhạc.

Lời do Sóng Việt Đàm Giang viết:

Bao nhiêu yêu thương muốn trao riêng em trọn đời
Tình yêu thắm thiết chất ngất
Với đam mê, với nâng niu
Anh ước mơ có em mãi mãi bên anh suốt đêm thâu
Hãy cùng nhau nâng ly vui hết đêm này.

Có chút bối rối trên môi hôn nhau lần đầu
Vòng tay ấm áp khắng khít
Chắt chiu nhau suốt đêm thâu
Ta sẽ cho, sẽ trao hết, với đam mê, với yêu thương
Mãi còn vương dư hương tha thiết êm đềm.

Cơ duyên đưa ta đến quen nhau, yêu nhau
Lòng anh vẫn mãi mãi muốn có riêng em, riêng em thôi
Và anh sẽ nhớ mãi tiếng em như chim oanh reo vui
Líu lo câu yêu thương tha thiết trong đời.

Dẫu có bão táp có phong ba quanh ta
Tình yêu vẫn thắm thiết mãi, khó phôi pha trong tim ta
Tình yêu đó vẫn thấp thoáng như heo may, như cơn say
Vẫn theo ta thênh thang trong tháng năm dài.

Saturday, August 12, 2017

Ai Cập 3. Alexandria. Egypt. Sóng Việt Đàm Giang



Egypt: Alexandria
Ai Cập
Sóng Việt Đàm Giang

Hành trình thăm viếng Ai Cập của chúng tôi được theo lộ trình: máy bay từ các nơi (Anh, Pháp, Mỹ, Canada…) bay đến Cairo, thăm viếng Cairo năm ngày, trong thời gian này, có một ngày vào buổi sáng sớm chúng tôi đáp tàu điện đến Alexandria, thăm viếng Alexandria, đến chiều đi tàu điện trở về Cairo. Sau Cairo, chúng tôi lên máy bay, bay thẳng xuống Aswan. Tới phi trường Aswan là có xe bus đưa chúng tôi thăm viếng vùng Aswan (đập cao Aswan), đi thuyền buồm máy felucca vòng quan thăm các đảo, rồi tất cả lên du thuyền River Anuket của hãng du lịch, có dành một buổi sáng ngay ngày hôm sau bay đến thăm Abu Simbel, đi du thuyền thăm Philae gần Aswan rồi theo du thuyền đi trên sông Nile đổ lên hướng bắc thăm viếng tất cả những đền đài nằm dọc theo sông Nile như Kom Ombo, Edfu, Esna (qua lock trên song Nile), Valleys of Kings, Dendera, cho đến trạm chót là Luxor thăm đền Karnak và đền Luxor. Từ Luxor chúng tôi lại dùng máy bay nội địa trở lại Cairo ở lại một ngày chót trước khi đáp máy bay trở về nhà. Lộ trình như thế là: USA-Cairo-Alexandira-Cairo-Aswan (Abu Simbel)-Kom Ombo-Edfu-Esna-Luxor-Cairo-USA.
Phần bài viết này nói về Alexandria

Hạ Ai Cập : Cairo, Alexandria

Alexandria
Alexandria nằm về phía tây châu thổ sông Nile, giữa hồ Mareotis và đảo Pharos. Một con đường nối liền thành phố với đảo Pharos, làm thành phố rộng thêm, và cũng chia bến cảng Alexandria thành hai bến đông và tây.
Alexandria với dân số 4,1 triệu, là thành phố lớn thứ nhì của Ai Cập, và là hải cảng lớn nhất xứ này, là nơi khoảng 80% hàng xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước phải đi qua.
Thành phố Alexandria dài khoảng 32 km (20 miles) dọc theo bờ Địa Trung Hải. Thành phố này là một trung tâm kỹ nghệ lớn nhờ có khí đốt và ống dẫn dầu đến từ kênh Suez. Alexandria cũng là một trung tâm thương mại quan trọng giữa châu Ân và châu Á, nhờ vị trí gần kênh Suez.
Năm 334 TCN, vua xứ Macedonia là Alexandros III (sau đó nổi tiếng với danh hiệu Đại đế Alexander) thống lĩnh liên quân Macedonia –Hy lạp xâm lăng đế quốc Ba Tư (Persia). Cuối năm 332 TCN Alexander the Great chiếm được Ai cập từ Ba Tư. Và triều đại Macedonia ra đời. Năm 331 TCN Alexander ra lệnh xây một thành phố mới, mang tên ông “Alexandria”, tại địa điểm của một thành phố xưa, đã có từ thời các Pharoah, là thành Rhakotis. Vì vậy, người Copt, con cháu của người Ai Cập nguyên thủy, vẫn gọi Alexandria là Rakota.
Trong thời gian đầu, người ta thường gọi Alexandria Ai Cập vì Alexander the Great đã ra lệnh xây rất nhiều thành phố mang tên ông. Đại đế Alexander qua đời năm 323 TCN. Sau Alexander thì có Philip Arrhidacus rồi Alexander IV cầm quyền trong một thời gian ngắn từ 323 đến 305. Rồi Ptolemy, một trong 6 hộ vệ viên, và là một trong những tướng lãnh thân cận của Alexander hùng cứ Ai Cập và lập triều đại Plotemy, lấy Alexandria làm thủ đô. Triều đại Ptolemy kéo dài 275 năm, từ 305 BC như một độc lập Ai cập cho đến khi Rome chiếm cứ Alexandria vào năm 30BC. Triều đại Ptolemy đã xây cho Alexandria khu văn hóa, thư viện, ngọn hải đăng, lăng Đại đế Alexander và nhiều kiến trúc khác. Dân số Alexandria lên đến 1 triệu người vào khoảng năm 230 TCN và được coi là thành phố đông dân nhất thế giới mà người Âu biết được lúc bấy giờ.
Tất cả đàn ông trị vì Ai Cập trong thời kỳ này đều mang danh Ptolemy từ Ptolemy I dến Ptolemy XV. Vợ Ptolemy, một số chính là chị/em của chồng họ đều mang danh là Cleopatra, Arsinoe, hay Berenice. Cleopatra nổi tiếng nhật trong dòng Cleopatra là hoàng hậu cuối cùng Cleopatra VII. Cleopatra VII, một người đàn bà Hy lạp Macedonia có học, được sử sách nhắc đến rất nhiều trong vai trò của bà trong những chiến trận La mã giữa Julius Caesar và Pompey, rồi sau đó là giữa Octavian và Marck Antony. Julius Caesar và Antony dùng sự giàu có của Egypt để phục vụ tham vọng đế quốc của họ và Cleopatra dùng quân đội họ để bảo đảm trị vì của bà. Cleopatra VII trị vì Alexandria từ năm 69 đến 30 BC. Cleopatra có một con trai với Julius Caesar (tên là Caesarion/Ptolemy XV) và ba con với Mark Antony. Sự tự vẫn của Cleopatra thứ bẩy sau khi La mã chiếm Alexandria ghi sự kết thúc của triều đại Ptolemy cai quản Ai Cập (305-30 BC).
Sau thời kỳ Plolemy là thời đại La mã. Ai Cập bị La Mã chiếm năm 30 TCN, và Alexandria trở thành thủ phủ của tỉnh Ai Cập trong đế quốc La Mã. Năm 115 (SCN), có nội chiến giữa người Hy Lạp và Do Thái, khiến Alexandria bị tàn phá. Hoàng đế La Mã là Hadrian ra lệnh cho xây lại thành phố. Ngày 21 tháng 7 năm 365, Alexandria bị sóng thần tàn phá (Thiệt hại nhất là vụ động đất năm 365 SCN tại đảo Crete).
Vào cuối năm 641, Ả Rập ký hoà ước tiếp thu Alexandria từ đế quốc Đông La Mã (Byzantine). Từ đó Alexandria nằm trong vùng kiểm soát của người Ả Rập. Quân Pháp của Napoleon chiếm Alexandria ngày 2 tháng 7 năm 1798. Quân Anh bao vây gần 6 tháng và chiếm Alexandria ngày 2 tháng 9 năm 1801. Tiếp theo đó Muhammad Ali của đế quốc Ottoman dựng lên một nước Ai Cập tự trị. Muhammad Ali có công xây lại thành phố khoảng năm 1810 và đến năm 1850 thì Alexandria đã có được nét huy hoàng của thời cổ xưa. Từ năm 1869, khi kênh Suez được khánh thành, Alexandria lại trở thành trung tâm buôn bán quan trọng nhất Ai Cập, với nhiều sắc dân nước ngoài đến định cư như người Hy Lạp, người Ý, người Pháp.
Đồn Qayt Bay
Ở cổng vào bến cảng đông, đồn này được xây vào thập niên 1480. Đồn ở ngay vị trí của ngọn hải đăng Alexandria ngày trước. Ngọn hải đăng vốn bị động đất phá hủy khoảng năm 1100. Xây theo kiểu trung cổ, đồn Qayt Bey đã được hoàn toàn tái thiết năm 2001/2002; bên trong có viện bảo tàng Hải quân, trưng bày nhiều cổ vật của những trận hải chiến thời La Mã và thời Napoleon. Bên cạnh đồn có viện thủy sinh học nuôi rất nhiều giống cá hiếm.


Nhà hát thời La mã Kom-el-Dick
Nhà hát nằm trong khu vườn du ngoạn thời nhà Ptolemy, có khoảng 800 chỗ ngồi, gồm 13 hàng ghế bằng đá hoa trắng. Những hàng cột làm bằng đá hoa màu lục, đem từ Tiểu Á sang, và đá hoa màu đỏ đem từ Aswan ở miền nam Ai cập. Bên cạnh nhà hát còn có những mái vòm và tường bằng đá, các nhà tắm La Mã làm bằng gạch và phế tích của những căn nhà thời La Mã.
Ngay cạnh nhà hát này là một viện bảo tàng lộ thiên, để trưng bày những khảo cổ dưới lòng biển đem lên được từ thềm lục địa Alexandria. Đáng chú ý nhất là những tượng nhân sư, cột trụ obelisk, và nhiều mảnh của những pho tượng khổng lồ.


Viện bảo tàng châu báu hoàng gia
Nằm trong một cung điện của vua Farouk ngày trước, viện bảo tàng này quy tụ nhiều đồ trang sức và báu vật đã thuộc về gia đình nhà Muhammad Ali (1805 - 1952). Đặc biệt nhất là những bàn cờ của vua có cẩn nhiều đá quý và vương miện có 1506 viên kim cương của hoàng hậu Farida.

Viện bảo tàng quốc gia Alexandria
Trưng bày các cổ vật xuất xứ từ tất cả các thời đại của lịch sử Ai Cập. Dưới hầm là một tầng dành cho những cổ vật thời các pharaohs.


Dinh Farouk hay El Montanza và vườn thượng uyển của Montanza
Montaza Palace Dinh Montanza rất lộng lẫy, xây từ năm 1892 do Khedive Abbas II ra lệnh, nằm trên một cao nguyên thấp ở phía đông của trung Alexandria nhìn ra biển Địa Trung Hải và thuộc nhà Mohammad Ali cho đến thời kỳ chót năm 1952 của vua Farouk. Dinh là một hỗn hợp giữa cấu trúc Thổ nhĩ kỳ và Florentine. Cái tower của dinh làm bắt chước toà Palazzo Vecchio ở Florence. Dinh không mở cửa cho thăm viếng nhưng cạnh đó có vườn Montanza và bãi biển rất đẹp. Sau cách mạng Ai Cập năm 1952, dinh Montanza và cung Salamek bên cạnh đuợc chính quyền dùng làm nơi đón khách của tổng thống Ai Cập.


Thư viện Alexandria
Thư viện Hoàng gia Alexandria ở thành phố Alexandria (Ai Cập) là thư viện công cộng nổi tiếng nhất thời cổ đại, được thành lập ngay bên bờ Địa Trung Hải từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, dưới thời Hoàng đế Ptolemy II. Thư viện này nằm trong một quần thể kiến trúc rộng lớn, bao gồm bảo tàng, đài quan sát thiên văn, thảo cầm viên và các phòng họp.


Trung tâm nghiên cứu và thư viện Alexandria mới mở cửa từ năm 2002, nằm ở cảng phía Nam của Alexandria với bức tường đá granite của vùng Aswan bao bên ngoài, khắc đầy chữ theo dạng cổ ký tự của 120 bản thảo. Thư viện Alexandria chứa hơn 8 triệu cuốn sách, với nhiều phòng đọc sách chứa được đến 2000 người đọc, 3 viện bảo tàng, 5 viện nghiên cứu, và nhiều phòng triển lãm. Thư viện cao 11 tầng với 7 tầng phòng đọc sách, 4 tầng nằm dưới mực nước biển. Phòng đọc chính nằm dưới một mái nhà ốp kính cao 32m, nghiêng về biển như một đồng hồ tròn, có đường kính cỡ 160 m. Trong viện bảo tàng có triển lãm hàng ngàn tài liệu viết tay, trong đó có 2 quyển Kinh thánh do toà thánh Vatican biếu tặng.


Ngoài ra còn có một bản sao phiến đá Rosetta, tài liệu đã giúp nhà khảo cổ Jean-Francois Champollion giải mã được văn tự Cổ Ai Cập.
Phiến đá Rosetta là một tấm bia đá lớn thời cổ đại Ai cập có khắc sắc lệnh ban hành ở Memphis vào năm 196 TCN nhân danh vua Ptolemy V trị vì thời đó. Trên tấm bia đá này có ghi khắc ba loạic chữ theo thứ tự từ trên xuống dưới là chữ tượng hình Ai cập cổ đại (hieroglyphic), chữ ký tự demotic, và chữ Hy lạp cổ đại. Nguồn gốc tấm đá chưa đuợc biết rõ rệt, nhưng vào giai đọan người ta tìm thấy tấm bia đá này là tại pháo đài Julien, mà người ta cho rằng nó đã đuợc dung như một vật liệu xây dựng. Năm 1799 một người lính Pháp tên Pierre-Francois Bouchard thuộc đoàn quân viễn chinh Pháp đã phát hiện nó tại pháo đài kể trên, một pháo đài trong khu Delta nằm gần thành phố Rashid (Rosetta) và vì thế mà phiến đá này đuợc mang tên phiến đá Rosetta. Phần demotic và Hy lạp ghi công ơn vua pharaoh Ai cập đã thực hiện cho những nhà tu và dân chúng Ai cập. Phần hieroglyphic là phần hắc búa nhất, rất nhiều nhà ngôn ngữ đã tìm cách phân tích và giải mã chữ tượng hình Ai cập hàng trăm năm nhưng đều thất bại. Phải đến năm 1822, Jean-Francois Champollion căn cứ vào bộ chữ trên tấm đá Rosetta mới giải mã được hầu như toàn bộ chữ tượng hình Ai cập.

Sóng Việt Đàm Giang


Tuesday, August 8, 2017

Tình Hoài Nhớ. La Cumparsita. SVĐG. QSĐA.





Tình Hoài Nhớ. Lời Việt viết theo âm điệu bản nhạc La Cumparsita của Matos Rodríguez. Bản Anh ngữ do nhà thơ QSĐA dịch.

Tình Hoài Nhớ

Chiều sắc vương buồn trong nắng dần tàn phai
Chiều vướng cơn sầu trong bóng đêm đèn soi
Chiều nhắc ai về tình cách biệt trùng khơi
Chiều dỗ u buồn gây nhớ thương đầy vơi.

Nhớ…nhìn bóng chiều xuống mà nhớ người
Nhìn lá vàng rơi mà yêu thời
Mãi mãi trong tim tình tôi.

Người yêu dấu, người tôi đắm say ơi
Có biết đêm nay tôi cô đơn mong chờ
Nhớ tới môi hôn ngọt ngào
Nhớ mắt long lanh như năm xưa nào.

Này em hỡi, này em có hay chăng
Lá biếc năm xưa vẫn trông chờ
Chờ cho gió bắt muôn phương
Chờ hoa bát ngát lên hương
Chờ đến sao đêm giăng đầy trời.
Cho mình hôn nhau náo nơi thiên đàng
Cho người chung quanh muốn chia vui cùng
Cho tình lên ngôi chất ngất vun đầy
Cho dù chỉ đuợc phút giây xum vầy.

Em nói yêu anh nồng nàn ước mong
Em nói nhớ anh ngàn lần thiết tha
Tiếng hát năm xưa như còn vẫn vang
Mối tình còn say.

Sóng Việt Đàm Giang

A Love To Remember

A pervasive sadness dwells in the waning sunlight
A lasting pain pierces the dimly lit night veil
Nightfall reminds me of ocean wide separation
And softens the melancholy evoking oscillating remembrance.

Missing…Looking at the night falling, I begin to miss you
Looking at the falling leaves, I for ever
Adore the time your love stayed in my heart.

O my beloved, you whom I worshipped
Know you not in my loneliness tonight I am waiting?
I recall the longingly passionate kiss
And the sparkling eyes of the yesteryears

And Dearest, do you or don’t you know
The green leaf of yore is still expecting.
Expecting the wind to cast it to all horizons
Expecting the flower to exude its fragrance
Expecting the night sky to be filled with twinkling stars
Allowing us amidst the heavens to wildly kiss
Permitting the world to share in our bliss
Crowning our love in all its glory
A split second fugacious reunion though as it may have been.

You said with hope you loved me passionately
You whispered you’d deeply missed me a thousand times
Your old singing voice still seems to linger
Just as the love that’s still deeply woven.

Translated by QSDA





Friday, August 4, 2017

Ai Cập 2. Obelisks Cổ Ai Cập. Sóng Việt Đàm Giang




Những Obelisks cổ ở Ai Cập
.

Những obelisk cổ còn lại ở Ai Cập không nhiều, tổng cộng tám cái, gồm ba ở Karnak, một ở Luxor, một ở Viện bảo tàng Luxor, ba ở Cairo và một obelisk dang dở vẫn còn nằm ở Aswan.

Đền đài Karnak, Thebes có ba obelisks:
Obelisk Tuthmosis I, cao 66-75ft nặng cỡ 143-160 tons.
Obelisk Hatshepsut, cao 97ft nặng 320-323tons
Obelisk Seti II, cao cỡ 23ft

Đền đài Luxor: Luxor có Obelisk Rameses II cao 82ft nặng 254 tons
Viện Bảo tàng Luxor: có obelisk Rameses II

Thành phố Cairo:
Heliopolis, Cairo. có Obelisk Senusret cao cỡ 69 ft nặng 120 tons
Gezira Island, Cairo. Có obelisk Rameses II cao cỡ 68 ft nặng 120 tons
Cairo International Airport. Có Obelisk Rameses II cao cỡ 56 ft nặng 110 tons.


Obelisk tại đền Luxor.

Đền Luxor được Amenhotep III cho xây cất để thờ thần Amun-Re, vợ là Mut, và con trai là Khonsu. Đền này được coi là nơi trú ẩn của Amun Re. Đền này trực tiếp nối liền với đền Karnak, trung tâm chính để thờ Amun-Re hay Amun-Min, là thần mắn con. Ngày xưa trước đền có một cặp obelisks dành riêng cho Rameses II thờ thần Ramun-Re. Nhưng hiện nay chỉ còn có một. Obelisk này làm bằng đá hoa cương hồng, cao 25 m (82ft) nặng cỡ 254 tons. Lối dẫn vào đền cũng còn tồn tại hai tượng Rameses ngồi. Trong thời gian đền Luxor còn nằm ẩn sâu dưới lòng đất cát thì vào thế kỷ thứ XIV một ngôi đền Hồi giáo được xây ngay phía trên ngôi đền Luxor. Hiện nay đền Hồi giáo vẫn còn thấy.
Phụ chú. Obelisk thứ hai cao 23 m, (72 ft/230 tons) hiện ở tại Place de La Concorde, Paris, Pháp. Pháp đã nhận obelisk này như món quà của Ai Cập do Muhammad Ali tặng vua Pháp Louis Philippe vào năm 1836 để thắt chặt ngoại giao giữa hai quốc gia. Để đáp lễ lại, vào năm 1845, vua Louis Philippe đã tặng lại Muhammad Ali một cái đồng hồ bằng đồng đặt tại tòa tháp của đền Muhammad Ali tại Cairo, Ai Cập.

Obelisks tại đền Karnak.




Như đã nói ở trên dẫy đền đài Karnak nằm ngay gần phía bắc của Luxor. Nơi đây có đủ loại di tích như đại lộ thú đầu cừu dẫn đến cổng đền thờ, cột trụ khổng lồ, v.v... Đền Karnak được phân chia ra làm bốn khu vực. Chỉ có khu của Amun-Re là mở cửa cho du khách. Ai tới Karnak cũng phải sững sờ trước những hàng cột khổng lồ ở Hypostyle Hall trong khu Amun-Re, một khu vực rộng 5,000 thước vuông, với 130 cột, chia làm 16 dẫy; 122 cột cao 10 m, 12 cột cao 21 m, có đường kính lớn hơn 3 m.

Một obelisk được Hoàng hậu Hatshepsut (1473-1458 BC) cho dựng lên. Obelisk được cắt từ đá granite quarries ở Aswan. Obelisk của Hatshepsut cao 97 ft nặng 320 tons. Dưới đáy có hàng chữ cho biết việc cắt đá và hoàn thành tốn 7 tháng. Hatshepsut đã dựng 4 obelisks, nhưng chỉ còn có một là đứng. Một đã gẫy và chỉ còn một nửa nằm gần đó.

Obelisks: Tuthmosis, Hatshepsut.
Seti II


Obelisk dang dở tại Aswan


Gần đó là một obelisk dựng bởi Tuthmosis I (1504-1492 BC) nhỏ hơn cao 75 ft, nặng cỡ 160 tons. Obelisk Tuthmosis I hơi nghiêng một chút. Trên bốn mặt của obelisk có khắc ba hàng chữ, hàng ở giữa thường cho biết lịch sử của những vị vua thời đó. Hàng chữ ở mặt phía đông có liên hệ đến Tuthmosis I.
Ngoài hai obelisk cao, còn một obelisk rất thấp của Seti II nằm trong Đền lớn của Amum, cao khoảng 23 ft.
Obelisk thường dựng có đôi, chiều cao hơi chênh lệch nhau một chút. Kích thước cùng độ góc của cặp obelisk đã được tính toán kỹ lưỡng khi dựng đặt ở một địa điểm với nhiều nghiên cứu về thiên văn và lịch ngày tháng.

Obelisk dang dở ở Aswan. Đây là obelisk lớn (cao) nhất của thời cổ đại. Hiện nay obelisk này vẫn còn nằm tại chỗ, còn gắn liền với một tảng đá. Vì có một vết nứt tự nhiên ở trên tảng đá mà công trình này phải bỏ dở. Obelisk dang dở nằm ngang này cho thấy có chiều cao 36 m (120 ft), và như vậy nếu được hoàn tất thì đó là obelisk cao nhất và nặng nhất cỡ 1000 tons. Obelisk dang dở này đã được cho rằng là một cặp với Lateran obelisk ngày trước dựng ỡ Karnak, nay ở Rome, Italy, gần nhà thờ San Giovanni.

Obelisks ở Cairo.

Thành phố thủ đô Cairo có 3 obelisks

Heliopolis
Geiriza
Cairo Airport

Obelisk ở tại Heliopolis, Cairo, Egypt của pharaoh Sesostris I (trị vì 1972-1928 B.C.), cao 69 feet, nặng 120 tons. Đây là obelisk cổ nhất từ thời Trung Nguyên (2050-1786 B.C.), được dựng để kỷ niệm trị vì hơn 30 năm của vị pharaoh Sesotris I. Người ta cho rằng cái obelisk thứ hai đã đổ mất vào thế kỷ thứ 12 A.D.

Obelisk ở Vườn Al Andalus, Gezira Island. Đây là obelisk của Ramses II xuất xứ ở Tanis cách bắc Cairo cỡ 70 miles. Nó được chuyên chở đến Vườn Al Andalus, đảo Gezira trên sông Nile, gần Cairo vào năm 1958. Obelisk này cao cỡ 45 ft.

Và ở gần phi trường Cairo có một Obelisk cao cỡ 56 ft.

Ngoài obelisks cổ, Cairo có Đền Al-Azhar, Đền Mohammad Ali, Cairo tower, Viện Bảo Tàng Ai cập, Cairo, và v.v… Viện Bảo Tàng Cairo là một trong những VBT lớn nhất thế giới với những tạo tác và di sản từ thời cổ đại với 250,000 mẫu vật có từ 5,000 năm về trước và 11 xác ướp của các triều đại Pharoah Ai cập. Tại đây, bộ sưu tập những báu vật của vua Tutankhamum là nơi được chiêm ngưỡng nhiều nhất.

Alexandria
Một thành phố Ai Cập có nhiều di tích lịch sử là Alexandria, Alexandria là thành phố lớn thứ hai của Ai Cập nằm ở Tây Bắc sông Nile. Là hải cảng chính của Ai Cập, và là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Ai Cập. Có viện bảo tàng Graeco Roman, có thư viện Alexandria. Thư viện Alexandria nằm ngay bờ biển Địa Trung Hải có nhiều chữ tượng hình, ký tự cổ của nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả ký tự có trong bộ chữ cái của tiếng Việt. Có pháo đài Qaitbay cùng ngọn hải đăng. Alexandria cũng có lâu đài và vườn Montazah rất đẹp.



Thư viện Alexandria

Tượng khổng lồ Memnon


Hai tượng khổng lồ Memnon
Phía Tây thành phố Thebes, Luxor hiện nay chỉ còn lại vết tích duy nhất của một ngôi đền lớn với hai tượng khổng lồ thường gọi là Tượng khổng lồ Memnon và Emathion. Hai tượng, cao 18 m và nặng cỡ 1300 tấn, nguyên thủy là tượng thờ Amenophis III của người Ai cập. Khi Hy lạp trị vì Ai Cập, họ đã gọi tượng này là Memnon. Theo thần thoại Hy lạp thì Memnon (con của Eos và Tithonus) là hoàng tử xứ Ethiopie đã tham dự chiến trận thành Troy và bị Achilles giết chết. Người Hy lạp đã nghe thấy từ tượng Amenophis (bên trái) phát ra tiếng vi vu do gió lọt vào kẽ hở trong tượng gây ra, tựa như tiếng rên rỉ than thở của Memnon khi thấy dạng của Eos (hay Aurora, mẹ của Memnon) hiện ra trong bầu trời vào mỗi buổi sáng, nên đặt tên tượng là tượng Memnon. Tiếng vi vu đã biến mất sau khi được chỗ nứt được sửa chữa.

Tạm kết
Bài viết rất ngắn này chỉ mới nêu lên được một vài địa danh của Ai cập. Những đền đài và một số địa danh có nhiều di tích lịch sử của Ai cập sẽ được viết tiếp trong những bài viết khác.


Sóng Việt Đàm Giang

Thursday, August 3, 2017

Ai Cập 1. Sóng Việt Đàm Giang




Egypt.
• Ai Cập.


• Sóng Việt Đàm Giang





• Kim Tự Tháp Khafre và tượng Nhân sư

• Nói đến Ai Cập thì chúng ta thường nghĩ đến những Kim tư tháp cổ, hay tượng Nhân sư (The Sphinx). Thăm viếng nước Ai Cập là một chuyến du lịch đáng kể đối những người thích du lịch.

Quốc Gia Ai Cập

• Ai Cập thuộc Bắc phi, phía Bắc giáp Địa Trung Hải, biên giới với Libya ở phía tây, Sudan ở phía nam, với Isreal ở đông bắc. Vai trò địa chính trị quan trọng của Ai Cập xuất phát từ vị trí chiến lược của nó: là một quốc gia liên hai lục địa châu Á và châu Phi qua eo đất Suez và kênh Suez nối giữa Biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương ngang qua Biển Đỏ.
• Ai Cập chiếm một phần sa mạc Sahara và sa mạc Libya. Các sa mạc này được coi là "vùng đất đỏ" trong thời Ai Cập cổ đại, và nó bảo vệ Vương quốc của các Pharaohs tránh khỏi các mối đe dọa từ phía tây. Và Ai cập cũng có một số ốc đảo, như ốc đảo Bahariya với đá trắng, ốc đảo Farafra, v.v…
• Vào trước thế kỷ 20, Phạm Phú Thứ đã phiên âm Egypt thẳng bằng Hán Việt thành Y Diệp trong cuốn Tây hành nhật ký (1863-thời vua Tự Đức nhà Nguyễn). Còn Ai Cập là phiên âm Egypt theo tiếng quan thoại Trung quốc rồi chuyển sang Hán Việt.

• Những địa điểm có nhiều di tích lịch sử của Ai cập nằm dọc theo bờ sông Nile từ bờ biển Địa trung hải (vùng hạ lưu sông Nile) đi xuống miền nam (thượng lưu sông Nile) được biết đến nhiều nhất phải kể là Alexandria, Giza, Cairo, Saqquara, Memphis, Dashur, Meidum, Tell el-Amarna, Dendedra, Karnak, Luxor, Esna, Edfu, Kom Ombo, Aswan, Philae, và Abu Simbel.


o Ai cập là một trong những nước hiện diện sớm nhất ở bên bờ sông Nile ở vùng đông bắc Phi châu. Nến văn minh cổ của Ai Cập là một trong những nền văn minh cổ xưa và sớm nhất trong lịch sử loài người.
o Từ ngàn đời người Ai cập đã được biết là có phong tục ướp xác người chết và chôn trong những ngôi mộ như Masbata và Kim tự tháp. Mastabas (lăng) là nguồn gốc đầu tiên của Kim tự tháp với một khối hình tháp xây bằng đá. Trong Mastaba có ba phòng: sảnh đường, phòng tế lễ và phòng thờ (nơi đặt tượng người chết). Mastaba hiện còn thấy ở vùng lăng mộ vua chúa ở Memphis, Ai cập.


o Một trong những Kim tự tháp lớn đầu tiên là Kim tự tháp Djoser ở Saqquara hình bậc thang, gồm 6 tầng thang, phía trên thu nhỏ dần, đáy hình chữ nhật, cao chừng 60 m. Đây là công trình của Imhotep (BC 2770). Hai kim tự tháp có ba bậc nhỏ hơn tìm thấy ở Meidum và Dashur.
o Kim tự tháp ở Giza gồm 3 kim tự tháp nổi tiếng là Kheops, Khefren, và Mykerinos. Những kim tự tháp này là tháp đá vôi. Ở Giza, ngoài ba kim tự tháp trên phải nói đến tượng Sphinx.

• Đền thờ
• Đền thờ cổ xưa được biết là dùng để thờ thần Mặt trời, nơi này cũng chính là để thờ vua. Một đền thờ tiêu biểu còn thấy rõ như Đền Karnak ở Karnak . Theo tài liệu cổ thì đền thờ gồm có một tiền tháp môn (propylon), một đường lát đá hai bên có những tượng đầu người mình thú, rồi bút tháp obelisk, tượng vua và cửa thành.


• Sông Nile



Kim tự tháp Khufu-Khafre-Maenkaure


Đời sống Ai cập cổ xưa

Đời sống Ai Cập cổ coi như gắn liền với sông Nile, một dải sông dài 6695 km (4184 miles), có bẩy nhánh đổ vào Địa Trung Hải. Tên sông Nile bắt nguồn từ chữ Hy lạp “Nelios”, có nghĩa là Sông Thung lũng.
o Sông Nile bắt nguồn từ hồ Victoria, Uganda có tên là giòng Nile Trắng chảy qua Sudan, và Ai cập. Giòng Nile Xanh bắt nguồn từ hồ Tana, Ethiopa chảy qua Zaire, Kenya, Tanzanian, Rwanda, và Burundi cùng các nhánh chảy vào sông Nile hay hồ Victoria Nyanes. Những thành phố chính nằm kề bên sông Nile và Nile Trắng phải kể Cairo, Gondokoro, Khartoum, Aswan, Thebes/Luxor, Karnak, và thành phố Alexandria nằm gần nhánh Rosetta .

o Trong bài viết đó đây có thể kể rằng sông Nile chảy từ nam lên bắc. Điều này không có gì khó hiểu vì nước sông chảy theo giòng từ trên đồi núi cao ở trung Phi tới vùng delta sông Nile đổ vào biển Địa trung hải. Miền nam Ai Cập được gọi là Thượng Ai Cập, miền bắc Ai Cập gọi là Hạ Ai cập. Trên bản đồ khúc sông Nile chảy qua Ai Cập nhìn tựa như hình chữ S.
o Phần thượng lưu sông Nile nằm phía nam của tượng Sphinx là một vùng đất hẹp, có ít nguồn lợi thiên nhiên nên không phát triển được mấy.
o Trái lại, phần hạ lưu sông Nile nơi nước chảy vào biển Địa trung Hải là một vùng đất đồng bằng phì nhiêu được bồi đắp phù sa với nước sông Nile hàng năm từ tháng 6 đến tháng 9 nên rất màu mỡ và thuận lợi cho canh nông, mùa màng, trồng trọt và hải sản, chim cá cùng động vật.
o Tất cả các điều kiện thuận lợi thiên nhiên trên ở vùng hạ lưu sông Nile đã góp phần hình thành nền văn minh Ai Cập sớm nhất. Các ngành nghề như đánh bắt cá, nghề nông, thủ công nghiệp, và thương nghiệp đều phát triển ngay từ 3000 năm trước Công nguyên (BC 3000). Đặc biệt, các di sản kiến trúc như Kim tự tháp, điêu khắc, Obelisk, đã được cả thế giới ngưỡng phục cho đến ngày nay.

o Bài viết này không đi vào chi tiết, chỉ xin tóm tắt ở đây là Kim tự tháp đầu tiên vào thời kỳ 2800 năm Trước Công nguyên ( BC 2800) là do Hoàng đế Djoser ra lệnh cho Imotep xây và dựng ở Saqquara.
o Cỡ BC 2700 thì có kim tự tháp ở Meidum và Daschur. Sau đó là thời kỳ xây dựng kéo dài cỡ 20 năm cho ba Kim tự tháp ở Giza của Kheops (Khufu), Khefren (Krafre = Chephren), và Mykerinos (Menkaure). Phía trước Kim tự tháp Khefren là tượng nhân sư Sphinx có khuôn mặt tựa như Khefren.
• Sau thời kỳ Kim tự tháp thì một obelisk đầu tiên xây dựng ở Abusir để thờ thần mặt trời Re.

Quan niệm về thế giới huyền bí của người Ai Cập cổ hay tôn giáo tín ngưỡng liên quan đến thần Ra (hay Re)

• Truyền thuyết kể rằng thần linh của người Ai Cập cổ, khi sơ khởi được quan niệm là một thế giới hỗn hợp của vật chất là nước. Vị thần đầu tiên, thần Atum (Ra hay Re), hàng năm xuất hiện như nước lũ của sông Nile ở xứ sở Ai Cập. Thần Ra sinh ra các bọt nước, từ đó biến thành thần Shu (liên hệ đến tia sáng mặt trời và không khí khô ráo giữa đất và trời) và nữ thần Tefnut (thần mưa, ẩm ướt liên hệ đến mặt trời và mặt trăng). Thế giới được tạo ra khi thần Shu và Tefnut sinh ra nữ thần Nut (Trời) và thần Geb (Đất). Theo như thế thì thần Tefnut với người anh song sinh Shu (và cũng là chồng) cùng với hai con tạo nên bốn nguyên tố chính: đất (Geb), trời (Nut), không khí (Shu), và nước (Tefnut). Người Ai cập có lòng tin rằng nếu không có nước của nữ thần Tefnut thì Ai cập sẽ bị khô cằn và bị mặt trời đốt cháy.

o Nut và Geb có bốn con là Osiris, Seth, Nephthys, và Isis. Isis là em và cũng là vợ của Osiris, con trai lớn của thần Geb. Osiris được cử làm vua Ai Cập cổ. Người em trai của Osiris là Seth được xem là người xấu. Vì ghen ghét, Seth đã âm mưu giết Osiris, phân thây ra làm nhiều mảnh vứt bỏ rải rác khắp nơi, và tự lên ngôi làm vua Ai Cập. Isis, vợ Osiris tìm đủ mọi cách để thu thập hầu hết những mảnh thân thể của chồng, nhờ thần Thoth dùng phép làm Osiris sống lại và sau đó Isis tự thụ thai với tinh trùng của Osiris và sinh ra Horus và Anubis. Horus sau đó, tìm cách trả thù cho cha. Seth thách đấu với Horus, bị thua, và bị đày đến sa mạc và biến thành thần bão cát khủng khiếp. Horus lên ngôi vua và trở thành pharaoh. Osiris được ướp xác bởi Anubis và biến thành thần của thế giới bên kia.


• Có rất nhiều truyền thuyết xung quanh vị thần Ai cập và các triều đại Ai Cập.
• Người Ai cập thờ rất nhiều loại thần. Họ cho rằng khi những hoàng đế (pharaohs) của họ chết đi, qua thế giới bên kia thì sẽ biết thành thần. Thế giới của người Ai Cập luôn xoay quanh các điều thần bí về con sông Nile và sa mạc, tạo nên một đức tin về các thế lực thần bí, luôn lôi kéo con người phải thuần phục các pharaohs và coi các pharaoh như một vị thần hiện hữu, thay mặt các vị thần khác có nhiệm vụ trông coi dân Ai Cập, cùng dung hòa các thế lực thiên nhiên khắc nghiệt để mang lại cho nhân dân Ai Cập một cuộc sống yên lành bên cạnh dòng sông Nile.
o Như trên đã đề cập, Osiris bị người em độc ác Seth giết chết. Sau đó Osiris được Thoth làm phép cho sống lại (phục sinh). Công thức I.A.O. (Isis, Apophis, Osiris) Sinh ra, Chết đi, Phục sinh rât quen thuộc với người Ai cập. Osiris giữ vai trò quan trọng trong Ai cập cổ huyền bí, và là vị thần được dân Ai cập hết lòng yêu quý và ngưỡng phục. Osiris dạy dân Ai cập cách làm ruộng, ăn rau, và ăn thịt thú vật đúng cách. Osiris cũng là vị thần của thế giới bên kia. Hình cho thấy Osiris là người được gói thân như xác ướp, có da mầu xanh, tay cầm một cái móc và một cái đòn đập lúa. Trên đầu Osiris mang một vương miện (atef) gồm một mũ hình nón trắng tượng trưng Thượng Ai Cập, có gắn lông đỏ hai bên.

o Một tấm hình vẽ cho thấy nữ thần Nut cong người lên, có hai tay và hai chân chạm đất tạo thành một bán cầu. Thần Nut tượng trưng cho thiên đàng, chân và tay tượng trưng cho bốn cột trụ để trời nghỉ ngơi. Nut được thần không khí Shu (bố) đỡ. Chồng nàng nằm nghiêng trên mặt đất, chống một khửu tay và hai chân ở trên mặt đất. Vị trí nằm miêu tả đồi và thung lũng. Truyền thuyết nói rằng khi Shu nâng Nut (trời) trên Geb (đất), Shu đã chấm dứt được sự hỗn loạn mà nếu Shu thay đổi vị trí thì sự hỗn loạn lại xẩy ra.

• Thần trời Nut, Thần khí Shu, Thần đất Geb Thần mưa Tefnut
Chữ cổ



Chữ viết Ai Cập cổ: chữ tượng hình (Egyptian hieroglyphs)
• Đã lâu, các nhà khảo cổ học tìm thấy những ký hiệu tượng hình được khắc trên các bức tranh trong các di tích tìm thấy khi tiến hành khai quật Heliopolis vào năm 1894. Tuổi của những chữ tượng hình này có niên đại vào khoảng 3200 TCN. Các nhà khảo cổ Ai cập xếp hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ vào thể loại chữ tượng hình là lối viết sớm của hệ thống chữ viết của thế giới.
• Chữ cổ Ai Cập là một loại chữ viết diễn tả qua hình (pictograms) . Bảng chữ ABC cổ Ai Cập biểu hiệu vật thể. Thí dụ hình cái chân có nghĩa là cái chân. Dần dần nó được dùng để biểu hiệu cho âm như là biểu hiệu thanh âm (phonetic). Thí dụ hình cái chân cũng tượng trưng cho b sound vì chữ Ai cập cho chân bắt đầu với âm b. Chữ cổ Ai Cập có thể viết ngang hay dọc. Khi viết dọc thì từ trên xuống dưới. Khi viết ngang thì có thể từ trái sang phải hay từ phải qua trái. Khi đọc cần nhìn mặt của biểu tượng ABC cổ này. Các khuôn mặt người hay thú vật đầu hướng về đầu của câu. Thí dụ như khi viết tên Giang trên name tag (gọi là cartouche) chữ cổ cho âm a mặt chim ưng (phượng hoàng) hướng phía trái, nên chữ viết bắt đầu từ trái qua phải. Tiệm kim hoàn địa phương nhận order và khắc tên trên cartouche , vài ngày sau thì lấy được.



o Chữ tượng hình Ai Cập cổ không còn được sử dụng từ thế kỷ thứ 4. Đến thế kỷ 15, người ta bắt đầu tìm cách giải mã hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ. Đến thế kỷ 19, nhà khảo cổ người Pháp là Champollion đã giải mã được văn tự Ai Cập này.

o Cuối thế kỷ 20, người ta đã truy ra là mẫu tự Phoenix (tổ tiên của người Li Ban) đã được đặt ra bắt chước theo văn tự Ai Cập. Sau đó các dân tộc Do Thái, Ả Rập, Hy Lạp và La-Tinh đã dựa theo mẫu tự Phoenix để thành lập chữ viết của mình. Ngày nay, các xứ dùng mẫu tự La Tinh, trong đó có Việt Nam, Pháp, Anh; các xứ dùng mẫu tự Hi Lạp, trong đó có Nga đều thừa hưởng di sản của chữ viết Ai Cập.
o Điều đáng thán phục nhất chính là kỹ thuật xây dựng của người Ai Cập cổ. Những công trình đồ sộ, cao lớn và chính xác theo quan niệm vũ trụ của người Ai Cập cổ đến hôm nay cũng vẫn còn làm cho các nhà khảo cổ học lúng túng và còn liên tục khám phá. Có nhiều công trình nghiên cứu mới ra đời thay thế cho các lập luận cũ không còn đứng vững. Cũng cần nhắc đến kiểu kiến trúc đặc biệt của các cổng, cửa theo kiểu của vòm ở triều đại thứ 4; tất cả các lối vào của các công trình lớn được kết cấu bởi các cổng lớn có dầm đỡ.
o Ai cập bắt đầu thuộc Ai Cập từ khi Đại đế Alexandros III làm vua xứ Macedonia vào năm 332 TCN. Khi Alexandros chết năm 323 TCN thì Ai cập rơi vào tay của Ptolemy. Triều đại Ptolemy bắt đầu từ đó và trị vì gần 300 năm và chấm dứt với nữ hoàng Cleopatra VII.

Nữ hoàng Cleopatra VII

• Nhà Ptolemy truyền đến người trị vì cuối cùng là nữ hoàng Cleopatra VII Philopator. Năm 51 TCN, bà cùng lên ngôi và cưới người em trai, Plolemy XIII Theos Philopator.
o Năm TCN, ở La Mã có cuộc nội chiến giữa hoàng đế Julius Cesar và tướng Gnaeus Pompeius Magnus. Năm 48 TCN, Cleopatra bị lật đổ. Cùng năm đó, Pompeius bị đánh bại, ông phải chạy trốn vào Ai Cập và bị giết tại thành Alexandria bởi một viên quan của vua Ptolemy XIII. Caesar đã chiến thắng, xong sau đó ông lại dính vào cuộc nội chiến dành quyền giữa Ptolemy XIII và Cleopatra. Quân đội của Ptolemy XIII bị tiêu diệt và Caesar trở thành tình nhân của Cleopatra, ông lập lại ngôi vị cho Cleopatra. Cleopatra lại lên ngôi cùng một người em khác là Plotemy XIV, còn Cleopatra thì theo Caesar về La Mã. Năm 44 TCN, Caesar bị giết và Cleopatra trở về Ai Cập.

o Năm 41 TCN, Cleopatra gắn bó với Marcus Antonius, một vị danh tướng La Mã. Năm 31 TCN, La Mã có nội chiến, Cleopatra và Antonius cùng ra đánh trận Actium ngoài khơi. Tại đây, Cleopatra và Antonius đã bị danh tướng Octavian (người cháu gọi Caesar là chú) đánh bại. Theo truyền thuyết, sau thất bại, Cleopatra về cung điện và tự sát bằng rắn độc. Octavian chiếm được Ai Cập và năm 27 TCN, ông lên ngôi Hoàng đế La Mã Augustus.
o Thời kỳ Ai Cập thuộc Hy Lạp kết thúc. Đất nước Ai Cập đã biến thành một tỉnh La Mã và bước sang thời kỳ Ai Cập trực thuộc La Mã. Đây là một thời đại thanh bình mà sử gọi là Thái Bình La Mã (Pax Romana).

Sóng Việt Đàm Giang biên soạn.