Sư tử Hà Đông
(Người Viễn Xứ)
Thoạt nghe, không ít người nghĩ rằng, trong nội dung câu thành ngữ “Sư tử hà Đông” có điều gì đó liên can đến đất Hà Đông xưa của Việt Nam. Chuyện thực lại không phải như vậy. Chẳng ra là chuyện “râu ông nọ cắm cằm bà kia”
Số là, ở đất Vĩnh Gia bên Trung Quốc đời nhà Tống có một người đàn ông tính nết thất thường, họ Trần tên Tháo, tự là Quý Thường. Lúc còn nhỏ, Tháo rất thích chơi trò đấu kiếm và nghe kể chuyện về các anh hùng hảo hán một cách say mê, khâm phục.
Lớn lên Tháo thích lân la đến bên các chí sĩ giang hồ để học hỏi các môn võ nghệ và cùng họ ngao du nay đây mai đó. Tháo cũng tự liệt mình vào cùng một hạng với những bậc chí sĩ kia và lúc nào cũng tỏ ra sẵn lòng làm việc nghĩa, giúp bạn, cứu người.
Lạ thay vừa bước sang tuổi trung niên Trần Tháo bỗng thay tính đổi nết. Tháo chán ghét cuộc sống giang hồ và lạc vào văn chương, chữ nghĩa và lui về sống ẩn dật. Trần Tháo thường cùng Tô Thức luận bàn về bút pháp và sự thành bại của cổ kim, rất thích đạo Phật, đã từng ăn rau, ở chùa, không màng gì đến thế sự. Vợ Tháo là Liễu Thị, tính hung hãn, hay ghen. Mỗi lần Tháo mở tiệc mời khách, nếu có ca kỹ đến hát xướng mua vui thì Liễu Thị ở nhà trong, máu ghen nổi lên, lấy gậy đánh sàn sạt vào tường, gầm thét om sòm, khách không chịu nổi phải bỏ ra về. Tô Thức nhân đấy có thơ đùa Trần Tháo rằng:
Thùy tự Long Khâu cư sĩ hiền
Đàm không thuyết hữu dạ bất miên
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên
Dịch nghĩa:
Ai hiền như cư sĩ đất Long Khâu
Bàn về thuyết không thuyết có của nhà Phật đêm không ngủ
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống lên
Gậy chống rơi khỏi tay, lòng bàng hoàng quên phắt đi hết
Câu thơ trên dựa theo câu thơ của Đỗ Phủ (nhà Đường)
Hà Đông nữ nhi thâm tính Liễu
(người con gái đất Hà Đông tên Liễu)
Tô Thức mượn chữ hà Đông để chỉ Liễu Thị, vợ Tháo. Còn sư tử hống là tiếng Phật dùng để nói về sự uy nghiêm của Phật tổ, nói giọng thuyết pháp của Phật âm thanh chấn động thế giới như sư tử gầm. nay Trần tháo thích đàm luận đạo Phật, Tô Thức bèn mượn tiếng nhà Phật để đùa, chỉ cái tính hung hãn hay ghen của Liễu Thị.
Từ tích trên, trong tiếng Việt, thành ngữ “sư tử Hà Đông” nhằm ám chỉ những người phụ nữ có tính ghen tuông dữ tợn, khi nổi máu tam bành có thể làm cho các đức ông chồng kinh hồn, táng đởm khiến bao dũng khí của giới mày râu tiêu tan thành mây khói cả.
Friday, January 22, 2010
Thơ Sóng Việt: Ai Bảo...
Ai Bảo Đôi Mắt Em
Ai bảo đôi mắt em
Chứa cả một giòng sông
Cho hồn anh lênh đênh
Lang thang hoài không bến
Ai bảo đôi mắt em
Chứa đam mê cao ngất
Kéo anh vào cơn lũ
Cuộn sóng tình đảo điên
Ai bảo đôi mắt em
Cả một hồ lãng mạn
Bốc khói tình mù mịt
Mờ ảo trong sương mai
Ai bảo đôi mắt em
Sũng lệ khi hờn dỗi
Giọt ngắn lại giọt dài
Cho lòng anh trùng sâu
Ai bảo đôi mắt em
Cuộn sóng tình dào dạt
Như mời gọi hồn anh
Ngụp lặn biển gió mây
Anh nói: yêu em rồi
Anh chẳng muốn gỡ ra
Không muốn tấp vào bờ
Để nước cuốn anh đi
Anh nói: yêu em rồi
Như thuyền trên biển hoang
Anh chẳng muốn cập bến
Để có mãi mình em
Như sóng yêu con thuyền
Anh chẳng chút nghĩ suy
Như gió nói lời tình
Mải miết với sông thôi
Khi biết yêu em rồi
Mây ngàn yêu cỏ hoang
Sao hỏi gió lạc lối
Chỉ biết mỗi em thôi
Ai bảo đôi mắt em
Chứa đam mê cao ngất
Như mời gọi hồn anh
Ngụp lặn biển gió mây ...
Sóng Việt
Ai bảo đôi mắt em
Chứa cả một giòng sông
Cho hồn anh lênh đênh
Lang thang hoài không bến
Ai bảo đôi mắt em
Chứa đam mê cao ngất
Kéo anh vào cơn lũ
Cuộn sóng tình đảo điên
Ai bảo đôi mắt em
Cả một hồ lãng mạn
Bốc khói tình mù mịt
Mờ ảo trong sương mai
Ai bảo đôi mắt em
Sũng lệ khi hờn dỗi
Giọt ngắn lại giọt dài
Cho lòng anh trùng sâu
Ai bảo đôi mắt em
Cuộn sóng tình dào dạt
Như mời gọi hồn anh
Ngụp lặn biển gió mây
Anh nói: yêu em rồi
Anh chẳng muốn gỡ ra
Không muốn tấp vào bờ
Để nước cuốn anh đi
Anh nói: yêu em rồi
Như thuyền trên biển hoang
Anh chẳng muốn cập bến
Để có mãi mình em
Như sóng yêu con thuyền
Anh chẳng chút nghĩ suy
Như gió nói lời tình
Mải miết với sông thôi
Khi biết yêu em rồi
Mây ngàn yêu cỏ hoang
Sao hỏi gió lạc lối
Chỉ biết mỗi em thôi
Ai bảo đôi mắt em
Chứa đam mê cao ngất
Như mời gọi hồn anh
Ngụp lặn biển gió mây ...
Sóng Việt
Đàn bà trong thơ Hán Nguyễn Du_Sóng Việt
NHẬN DIỆN NHỮNG KHUÔN MẶT ĐÀN BÀ
TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU
Sóng Việt Đàm Giang
Biên soạn và Phỏng dịch
LỜI MỞ ĐẦU
Nói tới nhà đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820), người ta nghĩ ngay đến Truyện Kiều, và nghĩ đến Truyện Kiều, chúng ta liên tưởng đến nội dung câu chuyện với nhân vật chính là một người đàn bà.
Ngoài Truyện Kiều, Nguyễn Du còn để lại một số tác phẩm khác như Thơ Quốc Âm, Chiêu hồn thập loại chúng sinh, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, Thơ thác lời trai phường nón trả lời Nguyễn Huy Quýnh. Và thơ chữ Hán gồm Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm và Bắc Hành tạp lục.
Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, tác giả có viết nhiều bài nói về nhân vật nữ. Những người nữ được nhắc đến là những người sinh sống đồng thời với Nguyễn Du mà ông tình cờ gặp gỡ, hay những người tác giả quen biết lúc còn trẻ, hoặc những người đàn bà nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Bài viết này bàn về những khuôn mặt đàn bà trong thơ Hán Nguyễn Du và tâm tình của tác giả đối với họ.
Bài viết chỉ là một ý kiến cá nhân, viết tìm hiểu không đặt cơ sở trên phương cách khoa học, mà mục đích duy nhất chỉ là để bày tỏ lòng quý mến thơ Hán Nguyễn Du, và nhà thơ Nguyễn Du đối với phái nữ nói chung, nhân dịp kỷ niệm 240 năm sinh nhật Nguyễn Du (Ất Dậu 1765-2005). Tất cả những câu thơ diễn dịch, phỏng dịch trong bài do chính tác giả bài viết diễn đạt.
Thơ Hán Nguyễn Du và những khuôn mặt nữ giới
Trong tập Thơ Chữ Hán Nguyễn Du, với 249 bài thơ, có hơn 25 bài đề cập đến khuôn mặt người nữ. Những bài thơ liệt kê và con số trong ngoặc đơn để giúp độc giả dễ tìm đọc lại trong sách thơ Hán. Cách sắp xếp thứ tự bài thơ trong bài viết này căn cứ trên cách sắp xếp của Thơ Hán Nguyễn Du của Lê Thước và Trương Chính, do nhà xuất bản Văn Học Hà Nội phát hành năm 1978. Cuốn này gồm 249 bài thơ chia theo tên của từng tập thơ.
Nhiều tác giả biên soạn đã nêu lên sự có cảm tình đặc biệt của Nguyễn Du với phụ nữ. Ông viết về họ với những nhận xét riêng, ý ẩn trong từng nét chữ, từng câu thơ. Những người đàn bà này không hiện diện quá rõ ràng trong thơ ông nhưng đọc thơ ông, chúng ta có thể hình dung được nhân vật đó.
Trước hết, xin bàn về hình ảnh người vợ đầu của ông trong bài thơ Ký mộng và sau đó là những người mà Nguyễn Du gặp gỡ tại một thời điểm nào đó như cô gái hái sen ở Hồ Tây, cô Cầm: người đàn bà gảy đàn ở Long Thành, người đẹp cách tường cao, cô gái kéo nước giếng, người đàn bà giận chồng, cô gái cài hoa vàng, và người đẹp ở đất Thăng Long.
Sau đó xin liệt kê qua tập thơ Hán những người đàn bà danh tiếng trong điển tích được Nguyễn Du nhắc đến như Tiểu Thanh, hai bà phi Nga Hoàng và Nữ Anh vợ vua Ngu Thuấn, chị em Tiểu Kiều, Đại Kiều thời Tam quốc, ba người phụ nữ trung trinh tiết liệt trong Tam Liệt Miếu, Dương Quí Phi, Ngu Cơ, Chiêu Quân. Với những người đàn bà này, Nguyễn Du không tiếc lời khen ngợi và tỏ lòng quý mến. Nhưng với người đàn bà lòng dạ ác độc thâm hiểm như vợ Tần Cối thì Nguyễn Du cũng không tiếc lời mỉa mai, châm biếm hết sức nặng nề.
Những khuôn mặt phái nữ đương thời với Nguyễn Du
Một số bài thơ Hán của Nguyễn Du có bóng dáng của thân nhân, nhưng bài Ký Mộng là bài duy nhất ông viết về người vợ đầu tiên vắn số, với tình cảm chứa chan, tràn đầy thương nhớ.
Trong bài thơ này, chúng ta hãy nghe nhà thơ kể lại câu chuyện một người đàn bà lặn lội từ quê hương đi tìm chồng bên bờ sông. Dung nhan nàng không mấy thay đổi, nhưng quần áo xốc xếch, nàng mệt mỏi, trông bệnh hoạn có lẽ do thương nhớ. Thêm vào đó đường đi qua núi Tam Điệp hiểm trở, muông thú rình rập, sông Lam thì nguy hiểm có thuồng luồng. Vậy mà nàng chẳng quản ngại gian nan vất vả, một thân lặn lội thăm chồng.
1-
KÝ MỘNG (30/249)
Thệ thủy nhật dạ lưu
Du tử hành vị quy
Kinh niên bất tương kiến
Hà dĩ úy tương ti (tư)
Mộng trung phân minh kiến
Tầm ngã giang chi mi
Nhan sắc thị trù tích
Ý sức đa sâm si
Thỉ ngôn khổ bệnh hoạn
Kế ngôn cửu biệt ly
Đái khấp bất chung ngữ
Phảng phất như cách duy (2)
Bình sinh bất thức lộ
Mộng hồn hoàn thị phi?
Điệp sơn đa hổ trĩ
Lam thủy đa giao ly
Đạo lộ hiểm thả ác
Nhược chất tương hà y (3)
Mộng lai cô đăng thanh
Mộng khứ hàn phong xuy
Mỹ nhân bất tương kiến
Nhu tình loạn như ti (4)
Không ốc lậu tà nguyệt
Chiếu ngã đan thường y
GHI LẠI GIẤC MỘNG
Ngày đêm nước chảy rề rề
Người đi xa mãi ngày về biết đâu
Bao năm chưa gặp lại nhau
Lấy gì an ủi nỗi sầu nhớ thương
Mộng nay thấy được người mong
Gặp ta ngay ở ven sông bến bờ
Mặt trông vẫn vẻ như xưa
Nhưng xiêm luộm thuộm bao giờ thấy đâu
Trước thì kể chuyện ốm đau
Sau thì than thở nỗi sầu cách xa
Nghẹn ngào lời nói chẳng ra
Tuồng như màn trướng chia lìa hai phương
Bình thường ta chẳng rành đường
Trong cơn mộng mị không lường thực hư
Núi Tam Điệp hổ báo dư
Nước sông Lam có kình ngư vẫy vùng
Đường đi hiểm trở vô cùng
Một thân yếu đuối biết nương nơi nào?
Mộng đến bên ngọn đèn hao
Mộng đi gió lạnh lao xao thổi cùng
Giai nhân chẳng được tương phùng
Tấm lòng rối loạn lùng bùng ngẩn ngơ
Ánh trăng nhà trống thẩn thơ
Chiếu trên manh áo đơn sơ thân buồn.
Chú thích:
Bài thơ này, Nguyễn Du nói về người vợ đã mất, em gái của Đoàn Nguyễn Tuấn. Nay nhà thơ về quê nhà ở Hà Tĩnh, nằm mộng thấy vợ vào tìm mình ở Lâm giang.
(1) Cách duy: cách bức màn. Vợ Hán Đế Vũ là Lý phu nhân, có sắc đẹp và múa giỏi, nhưng chết sớm. Vũ Đế rất thương tiếc. Có người phương sĩ nói có thể chiêu hồn Lý phu nhân về. Vua bằng lòng. Ban đêm, người ấy bèn giương màn, đốt nến, để vua ngồi trong màn, nhìn sang một bức màn khác, thấy bóng một người đàn bà giống Lý phu nhân.
(2) Nhược chất: tư chất yếu đuối, chỉ phụ nữ.
(3) Nhu tình: mối tình vấn vương.
2-
ĐIẾU LA THÀNH CA GIẢ (48/249)
Một người ca nữ đất La thành chết trẻ đã gợi hứng cho Nguyễn Du làm bài thơ Điếu La Thành Ca Giả, và liên tưởng đến chuyện cũ với điển tích Liễu Kỳ Thanh.
ĐIẾU LA THÀNH CA GIẢ
Nhất chi nùng diễm há bồng doanh
Xuân sắc yên nhiên động lục thành
Thiên hạ hà nhân liên bạc mệnh
Trủng trung ưng tự hối phù sinh
Yên chi bất tẩy sinh tiền chướng
Phong nguyệt không lưu tử hậu danh
Tưởng thị nhân gian vô thức thú
Cửu tuyền khứ bạn Liễu Kỳ Khanh
VIẾNG CA NỮ ĐẤT LA THÀNH
Một cành hoa đẹp rời cõi tiên
Dung nhan diễm lệ sáu thành nghiêng
Đời ai thương cho kẻ bạc mệnh
Hối kiếp phù sinh dưới mồ riêng
Lúc sống nghiệp phấn không rửa hết
Chết đi còn lại tiếng phong lưu
Nghĩ rằng thế gian chẳng ai biết
Suối vàng làm bạn cùng Liễu Khanh
Chú thích:
(1) La Thành: chỉ thành Nghệ An. Thành này có nhiều tên như Lam Thành, Tiểu Khẩu Thành, Nghệ An Thành, Nghĩa Liệt Thành, tục truyền trương Phụ đắp ở chốn bến Phù Thạch nơi La Giang và Lam Giang gặp nhau. Đời Lê, đã rời bỏ Phù Thạch mà lập ở xã Yên Trường, tức là Vinh ngày nay.
(2) Liễu Kỳ Khanh (987-1053): tức Liễu Vĩnh, một nhà làm từ nổi tiếng đời Tống. Ông về già mới đỗ Tiến sĩ và giữ những chức quan nhỏ. Thuở thiếu thời thường lui tới các xóm chị em. Trên quan điểm của một nhà văn bất đắc chí, ông làm nhiều bài từ tả cuộc sống của kỹ nữ bị áp bức trong xã hội phong kiến và tỏ mối đồng tình với họ. Tương truyền Liễu Vĩnh chết, kỹ nữ góp tiền chôn cất, tổ chức “Ngày bảy viếng Liễu Vĩnh”, “hội viếng Liễu”.
3-
MỘNG ĐẮC THÁI LIÊN (80-84/249)
Bài Mộng Đắc Thái Liên gồm có năm đoạn. Khúc III nói đến một cô gái trẻ hàng xóm đi hái sen cùng tác giả. Tác giả còn đang phân vân không biết cô ta có đến không thì đã chợt nghe tiếng cười nói của cô ấy. Hẳn là buổi hái sen và người con gái đã là một vấn vương thích thú cho Nguyễn Du để ông có hứng ghi lai qua bài thơ.
I
Khẩn thúc giáp điệp quần (1)
Thái liên trạo tiểu đĩnh
Hồ thủy hà xung dung
Thủy chung hữu nhân ảnh
II
Thái, thái Tây hồ liên
Hoa, thực câu thướng thuyền
Hoa dĩ tặng sở úy
Thực dĩ tặng sở liên
III
Kim thần khứ thái liên
Nải ước đông lân nữ (2)
Bất tri lai bất lai
Cách hoa văn tiếu ngữ
IV
Công tri liên liên hoa
Thủy gia liên liên cán?
Kỳ trung hữu chân ty
Khiên liên bất khả đoạn
V
Liên diệp hà thanh thanh
Liên hoa kiều doanh doanh
Thái chi vật thương ngẫu
Minh niên bất phục sinh
CHIÊM BAO THẤY HÁI SEN
I
Xắn quần cánh bướm cho gọn gàng
Chèo chiếc thuyền xinh để hái sen
Mặt hồ sóng nước tràn lai láng
Dưới nước ẩn in bóng người mang
II
Hái, hái hoa Sen tại hồ Tây
Hoa, gương đều hái bỏ lên thuyền
Hoa này tặng kẻ mình kính phục
Còn gương mang tặng kẻ thân tình
III
Sáng nay đi hái đóa hoa sen
Hẹn cô hàng xóm cùng đi với
Chưa biết có đến hay không đây?
Chợt vọng qua hoa tiếng nói cười
IV
Hoa sen thì ai cũng thích
Còn cuống có mấy ai ưa?
Trong cuống ẩn những sợi tơ
Bền dai không hề đứt đoạn
V
Lá cây sen thì xanh xanh
Bông hoa sen thì mơn mởn
Hái sen nhớ nương nhẹ ngó
Kẻo năm sau hoa không mọc
Chú thích:
Bài này sáng tác thời làm quan với nhà Nguyễn, năm mơ thấy hái sen ở Hồ Tây hồi còn trẻ sống ở Thăng Long.
(1) Giáp điệp quần: quần bay phấp phới như cánh bướm.
(2) Có sách nói rằng “cô hàng xóm” trong bài thơ này là Hồ Xuân Hương, dựa theo một bài thơ coi như lưu bút của Hồ Xuân Hương, đó là bài thơ nôm gửi “Cần Chánh Điện Học Sĩ Nguyễn Hầu”.
4-
LONG THÀNH CẦM GIẢ CA (119/249)
Bài Long Thành Cầm Giả Ca viết về cô Cầm, một cô gái một thời nổi danh vào bậc nhất chốn Thăng Long, nhưng khi tác giả gặp lại thì cô Cầm dung nhan tàn tạ, gầy còm, ngồi nép bên góc chiếu, trông thật đáng thương. Hình ảnh tương phản của một cô Cầm ngày xưa xinh đẹp tài cao, và một người đàn bà tiều tụy khi gặp lại đã làm Nguyễn Du không khỏi bùi ngùi thương xót và tạo nên bài thơ Long Thành Cầm Giả Ca.
Long Thành Cầm Giả Ca là bài thơ đầu tiên trong tập Bắc Hành Tạp Lục, phần tiểu dẫn xin chép lại ở đây.
Bài ca Người gảy đàn đất Long-Thành (Làm trong khi đi sứ).
Người gảy đàn đất Long-Thành không rõ họ tên là gì. Nghe nói thuở nhỏ, nàng học đàn “Nguyễn” (đàn nguyệt ca do Nguyễn Hàm , người đời Tấn ở Trung Quốc chế ra) trong đội nữ nhạc ở cung vua Lê. Quân Tây Sơn kéo ra, các đội nhạc cũ người chết, kẻ bỏ đi. Nàng lưu lạc ở các chợ ôm đàn hát rong. những bài nàng gãy đều là những khúc cung phụng gảy cho vua nghe, người ngoài không hề được biết, cho nên tài nghệ của nàng nổi tiếng hay nhất một thời.
Hồi còn trẻ (1792-1793?), tôi đến kinh đô thăm anh tôi (Nguyễn Nễ), ở trọ gần Giám hồ (hồ Gương). Cạnh đó các quan Tây Sơn mở cuộc hát lớn, con hát đẹp có đến vài chục người. Nàng nổi tiếng nhờ ngón đàn Nguyễn. Nàng hát cũng hay và khéo nói khôi hài, mọi người say mê, đua nhau ban thưởng từng chén rượu lớn, nàng uống hết ngay, tiền thưởng nhiều vô kể, tiền và lụa chồng đầy mặt đất. Lúc ấy tôi nấp trong bóng tối, không thấy rõ lắm. Sau được gặp ở nhà anh tôi. Nàng người thấp, má bầu, trán giô, mặt gẫy, không đẹp lắm, nhưng nước da trắng trẻo, thân hình đẫy đà, khéo trang điểm, lông mày thanh, má đánh phấn, áo màu hồng, quần lụa cánh chả, có vẻ phong nhã. Nàng hay uống rượu, hay nói pha trò, con mắt long lanh, không coi ai ra gì. Khi ở nhà anh tôi mỗi lần uống rượu thì nàng uống say đến nỗi nôn bừa bãi, nằm lăn ra đất, các bạn có chê trách cũng không lấy làm điều.
Sau đó vài năm, tôi rời nhà về Nam (Thái Bình), mấy năm liền không trở lại Long-Thành. Mùa Xuân năm nay (1813) tôi lại phụng mệnh sang sứ Trung Quốc, đi qua Long-Thành. Các bạn mở tiệc tiễn tôi ở dinh Tuyên phủ, có gọi tất cả vài chục nữ nhạc, tôi đều không biết mặt biết tên. Chị em thay nhau múa hát. Rồi nghe một khúc đàn Nguyễn trong trẻo nổi lên, khác hẳn những khúc thường nghe, tôi lấy làm lạ, nhìn người gảy đàn thì thấy, một chị gầy gò, vẻ tiều tụy, sắc mặt đen sạm, xấu như quỷ, áo quần mặc toàn vải thô bạc thếch, vá nhiều mảnh trắng, ngồi im lặng ở cuối chiếu, chẳng hề nói cười, hình dáng thật khó coi. Tôi không biết nàng là ai, nhưng nghe tiếng đàn thì dường như đã quen biết, nên động lòng thương. Tiệc xong, hỏi thì chính là người trước kia đã gặp.
Than ôi! Người ấy sao đến nỗi thế! Tôi bồi hồi, không yên, ngửng lên cúi xuống, ngậm ngùi cho cảnh xưa và nay. Người ta trong cõi trăm năm, những sự vinh nhục buồn vui thật không lường được. Sau khi từ biệt trên đường đi, cảm thương vô hạn nên làm bài ca sau, để ghi lại mối cảm hứng.
LONG THÀNH CẦM GIẢ CA (119/ 249)
Long thành giai nhân,
Tính thị bất ký thanh.
Độc thiện Nguyễn cầm,
Cử thành chi nhân dĩ cầm danh.
Học đắc tiên triều cung trung cung phụng khúc,
Tự thị thiên thượng nhân gian đệ nhất thanh.
Dư ức thiếu thời tằng nhất kiến,
Giám hồ hồ biên dạ khai yến.
Kỳ thời tam thất chính phương niên,
Hồng trang yểm ái đào hoa diện.
Đà nhan hám thái tối nghi nhân;
Lịch loạn ngũ thanh tùy thủ biến.
Hoãn như sơ phong độ tùng lâm,
Thanh như song hạc minh tại âm.
Liệt như Tiến phúc bi đầu toái tích lịch (1)
Ai như Trang tích bệnh trung vi Việt ngâm (2).
Thính giả mĩ mĩ bất tri quyện,
Tiện thi Trung-hòa đại nội âm (3).
Tây sơn chư thần mãn toa tận khuynh đảo,
Triết da truy hoan bất tri bão.
Tả phao hữu trịch tranh triền đầu (4),
Nê thổ kim tiền thù thảo thảo.
Hào hoa ý khí lăng vương hầu,
Ngũ-lăng thiếu niên bất túc đạo (5).
Tính tương tam thập lục cung xuân,
Hoạt tố Trường-an vô giá bảo (6).
Thủ tịch hồi dầu nhị thập niên,
Tây sơn bại hậu dư tam thiên (7)
Chỉ xích Long-thành bất phục kiến,
Hà luống thành trung ca vũ diên.
Tuyên phủ sứ quân vị dư trụng mãi tiếu (8).
Tịch trung ca kỹ giai niên thiếu.
Tịch mạt nhất nhân phát bán hoa.
Nhan sấu thần khô hình lược tiểu.
Lang tạ tàn mi bất sức trang.
Thùy tri tựu thị đương
thời thành trung đệ nhất diệu.
Cựu khúc thanh thanh ám lệ thùy.
Nhĩ trung tĩnh thính tâm trung bi,
Mãnh nhiên ức khởi nhị thập niên tiền sự.
Giám hồ tịch trung tằng kiến chi.
Thành quách suy di nhân sự cải,
Kỷ xứ tang điền biến thương hải.
Tây sơ cơ nghiệp tận tiêu vong.
Ca vũ không di nhất nhân tại.
Thuần tức bách niên năng kỷ thi,
Thương tâm vãng sự lệ triêm y.
Nam hà qui lai đầu tận bạch (9)
Quái đề giai nhân nhan sắc suy.
Song nhãn trừng trừng không tưởng tượng.
Khả liên đối diện bất tương tri.
Chú thích:
1-Tiến Phúc bi: bia chùa Tiến Phúc ở Nhiêu Châu, tỉnh Giang-tây. Tương truyền ông Phạm trọng Yên đời Tống, lúc làm quan ở Bá Dương, có người học trò nghèo dâng bài thơ hay, ông muốn giúp đỡ, cho rập một nghìn bản để bán lấy tiền. Chưa rập xong thì một đêm, bản in bị sét đánh vỡ tan.
2. Câu chuyện Trang Tích. Trang Tích là người nước Việt, làm quan nước Sở. Khi ông ốm, Sở vương hỏi mọi người: "Tích là kẻ tầm thường ở đất Việt, nay làm quan nước Sở, được phú quý rồi, thì còn nhớ nước Việt nữa không?". Viên thị ngự đáp: "Phàm người ta có nhớ nước cũ hay không, thường tỏ ra trong lúc đau ốm. Nếu lúc này ông ta nói tiếng Việt tức là nhớ nước Việt, bằng không thì nói tiếng nước Sở". Sở vương sai người lén nghe thì thấy Trang Tích nói tiếng Việt.
3. Trung Hòa: tên một điện của triều Lê ở Thang-Long.
4. Triền đầu: lấy khăn quấn đầu làm vật tặng thưởng. Đời Đường trong yến tiệc vua đãi, ai đứng dậy múa được ban gấm để quấn đầu như vật tặng thưởng. Về sau các món tiền thưởng cho người ca múa được gọi là triền đầu.
5- Ngũ Lăng: nơi có năm lăng tẩm của đế vương đời Hán, nơi này dân hào hoa phú quý thường ở. Bài Tì Bà Hành của Bạch Cư Dị có câu: Ngũ Lăng niên thiếu tranh triền đầu.
6. Trường An: chỉ Thăng Long.
7. Sau khi Tây Sơn bại, tôi vào Nam, ý muốn nói sau năm 1802 nhà thơ vào Phú Xuân làm quan.
8. Tuyên Phủ chỉ quan trấn thủ Bắc Thành, vào lúc Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc mùa xuân 1813.
9. Nam Hà: chỉ phía Nam sông Gianh.
NGƯỜI GẢY ĐÀN Ở LONG-THÀNH
Người Gảy Ðàn Ở Long Thành
(Sóng Việt Đàm Giang dịch xuôi nghĩa)
Người đẹp Long Thành
Tên họ chẳng ai hay
Đàn Nguyễn rất thành thạo
Dân thành thường gọi là nàng Cầm
Nàng gãy khúc “Cung phụng” triều vua xưa
Một khúc đàn hay tuyệt do trời ban trần thế
Nhớ hồi trẻ tôi đã gặp nàng một lần
Bên hồ Giám trong một đêm yến ẩm
Tuổi nàng cỡ độ hai mươi mốt
Áo hồng ánh lên khuôn mặt đẹp như hoa
Rượu đậm thêm nét mặt ngây thơ khả ái
Ngón tay lướt năm cung réo rắt
Tiếng khoan như gió thổi qua rừng thông
Thanh trong như đôi hạc kêu nơi xa vắng
Mạnh như sét đánh tan bia Tiến phúc
Sầu bi như Trang Tích lúc đau ốm ngâm rên tiếng Việt
Người nghe nàng say sưa không biết mệt
Trong khúc nhạc thành đại nội Trung Hoà.
Quan tướng nhà Tây say rượu nghiêng ngả
Lo vui chơi suốt đêm không nghỉ
Bên phải bên trái tranh nhau cho thưởng
Tiền bạc coi thường có nghĩa chi.
Vẻ hào hoa hơn bậc vương hầu
Giới trẻ nơi Ngũ Lăng không đáng kể
Dường như ba mươi sáu cung xuân
Nay Tràng An đã hun đúc được một báu vật vô giá.
Trong đầu nhớ lại đã hai mươi năm
Tây sơn thua bại, tôi vào Nam
Long Thành gần mà cũng chẳng được thấy
Còn nói chi đến chuyện múa hát trong thành.
Nay Tuyên phủ sứ bày cuộc chơi vui đãi
Ca kỹ trẻ xinh đẹp cả một đám
Chỉ có một kẽ tóc hoa râm ngồi cuối góc
Mặt xấu, sắc khô, người hơi nhỏ
Mày phờ phạc không điểm phấn tô son
Sao mà đoán được là một đệ nhất danh ca thời xưa được.
Điệu nhạc xưa làm ta thầm nhỏ lệ
Lắng tai nghe lòng càng đau xót thêm
Tự nhiên nhớ lại hai mươi năm trước
Bên hồ Giám trong dạ tiệc nàng đó ta đã thấy
Thành quách đã chuyển, người cũng thay đổi
Nương dâu nay biến thành biển cả
Cơ nghiệp Tây sơn cũng đà tiêu tán
Còn sót lại đây một người múa ca.
Thấm thoắt trăm năm có là bao
Cảm thương chuyện cũ dùng áo thấm nước mắt
Ta từ Nam trở lại, đầu bạc trắng
Trách làm sao được sắc đẹp cũng suy tàn.
Trừng hai mắt nhớ lại chuyện cũ
Thương cho đối mặt mà chẳng nhận ra nhau.
Nàng Cầm đất Thăng Long
Sóng Việt phỏng dịch theo thể song thất lục bát
Người đẹp Long Thành xưa một độ
Nàng ra sao tên họ ai hay
Nguyễn đàn điêu luyện cung dây
Dân thành thường gọi khéo tay nàng Cầm
“Cung phụng” triều xưa Cầm gảy tiếng
Một khúc đàn hay miếng trời ban
Nhớ hồi còn trẻ một lần
Gặp bên hồ Giám phục thầm tài danh
Hăm mốt xuân tuổi xanh đang độ
Áo xiêm hồng sắc lộ như hoa
Rượu tô diện mặt như thoa
Ngón tay réo rắt ngọc ngà năm cung
Tiếng khoan như rừng thông vuốt nhạc
Thanh như âm đôi hạc vọng xa
Mạnh như sét đánh tan bia
Sầu như Trang Tích rên ca Việt mình
Người nghe nàng hữu tình mê muội
Khúc nhạc thành đại nội triều xưa
Tây sơn quan tướng đều ưa
Ngả nghiêng chơi suốt đêm chưa thỏa lòng
Cùng tranh nhau tây đông ban thưởng
Tiền bạc như không tưởng nghĩa chi.
Vương hầu hào khí mấy thì
Ngũ Lăng giới trẻ đáng gì kể đâu
Lả lướt đàn cung thâu băm sáu
Trầm bổng cao đâm thấu tiếng vang
Trải qua dâu biển tan hoang
Đất Tràng nay có báu vàng trần gian
Nhớ thuở hai mươi năm về trước
Tây sơn thua, tôi bước vào Nam
Long Thành chẳng được thấy gần
Nói chi đến chuyện nhạc đàn vui chơi
Nay phủ gia vui mời yến tiệc
Ca kỹ xinh trẻ đẹp đầy bàn
Góc kia ngồi kẻ điêu tàn
Dung nhan tiều tụy, chẳng màng điểm trang
Đoán làm sao được nàng thời trẻ
Nhất danh cầm lắm kẻ chuộng ưa
Lệ trào qua khúc nhạc xưa
Lắng nghe lòng dạ xót thương ngậm ngùi
Nhớ bồi hồi hai mươi năm trước
Vui cùng nàng bên nước hồ đây
Quách thành chuyển, lắm đổi thay
Nương dâu biển cả xưa nay tuần hoàn
Giang sơn Tây nay đà tiêu tán
Còn sót đây kẻ bán nhạc rao
Trăm năm thấm thoắt là bao
Cảm thương chuyện cũ thấm bào lệ sâu
Ta từ Nam về đầu cũng bạc
Trách làm chi một sắc vơi tàn
Trừng hai mắt nhớ lan man
Thương cho đối mặt chẳng màn nhận nhau.
Sóng Việt- Đàm Giang
5-
Trong lần thăm viếng Thăng Long trước khi đi sứ Trung Quốc, ngoài cô Cầm, Nguyễn Du có dịp gặp lại vài người quen biết lúc trước. Ông cho những nhận xét về họ với tất cả chân tình. Những cô gái xinh đẹp quen biết lúc trước nay đều đã đèo bồng con trẻ, những người bạn thân thiết lúc trước nay đều đã làm ông, làm bố.
THĂNG LONG I (1) (120/249)
Tản Lĩnh Lô Giang tuế tuế đồng.
Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long (2)
Thiên niên cự thất thành quan đạo,
Nhất phiến tân thành một cố cung.
Tương thức mỹ nhân khan bão tử,
Đồng du hiệp thiếu tẫn thành ông.
Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy,
Đoản địch thanh thanh minh nguyệt trung.
THĂNG LONG I
Núi Tản sông Lô qua bao năm trời đều vẫn vậy.
Bạc đầu nay lại thấy được Thăng Long.
Những tòa nhà cũ nghìn xưa, nay đã trở thành đường đi,
Một dải thành mới thay dấu cung điện cũ.
Những người đẹp biết ngày xưa nay đều đèo bồng con trẻ,
Bạn hào hiệp lúc trẻû cũng đều già cả.
Suốt đêm khổ tâm nghĩ ngợi không ngủ được,
Tiếng sáo nghe văng vẳng trong ánh trăng.
Chú thích
(1) Thăng Long: Từ đời Lý, kinh đô Việt Nam đóng tại Thăng Long. Thăng Long nghĩa đen là rồng hiện lên. Đến đời Nguyễn, Gia Long đóng đô tại Huế, và đổi chữ Thăng Long là rồng hiện thành chữ Thăng Long là thịnh vượng. Nhưng trong văn thơ, cổ nhân vẫn viết chữ theo tên cũ Thăng Long là rồng hiện.
(2) Bạch đầu: Nguyễn Du mới ba mươi tuổi đã bạc đầu và dùng chữ này để nói về mình trong rất nhiều bài thơ trong Thanh Hiên Thi tập và Nam Trung tạp ngâm. Nhưng chữ bạch đầu trong bài này nói về tuổi già. Bởi Nguyễn Du rời Thăng Long lúc nhà Lê mạt (1789), vua Lê chạy sang Trung Quốc, lúc ấy Nguyễn Du mới 25 tuổi. Đến khi Gia Long lên ngôi (1802) Nguyễn Du từ Hà Tĩnh ra Thăng Long làm quan. Lúc ấy Nguyễn Du 37 tuổi. Đến khi vâng mệnh đi sứ Trung Hoa (1813), Nguyễn Du đến Thăng Long một lần nữa. Bài thơ này làm lúc ra Thăng Long để sang Trung Quốc. Lúc đó Nguyễn Du đã gần năm mươi tuổi. Cho lên mới nói Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long.
6-
Một người hầu cũ của em ông ngày xưa xinh đẹp, giọng ca hay, nay đã có chồng ba con và đáng thương thay nàng vẫn còn mặc chiếc áo cũ ngày xưa.
NGỘ GIA ĐỆ CỰU CA CƠ (122/249)
Phồn hoa nhân vật loạn lai phi,
Huyền hạc qui lai kỷ cá tri (1).
Hồng tụ tằng văn ca uyển chuyển (2),
Bạch đầu tương kiến khốc lưu ly,
Phúc bồn dĩ hĩ nan thu thủy,
Đoạn ngẫu thương tai vị tuyệt ti!
Kiến thuyết giá nhân dĩ tam tử
Khả liên do trước khứ thời y.
GẶP NGƯỜI HÁT CŨ CỦA EM TÔI
Nơi chốn thị thành gặp lại người sau thời loạn,
Hạc đen ta nay trở về có ai hay đâu.
Áo hồng đào hát giọng ca hay ngày trước,
Đầu bạc nay gặp lại than khóc nỗi chia lìa
Chẳng thể vớt lại chậu nước đã đổ,
Ngó sen tuy đứt, mà tơ vẫn còn vương.
Nói chuyện biết lấy chồng khác có ba con,
Thấy ái ngại thương cho chiếc áo ngày xưa
Ghi chú:
Người em ở đây có lẽ Nguyễn Du muốn nói về người em trai tên là Nguyễn Ức. Nguyễn Ức lúc bấy giờ đang làm thiềm sự bộ Công, tước hầu. Khi ghé Thăng Long trên đường đi sứ, Nguyễn Du gặp lại người bạn ca hát của người em.
(1) Chim hạc đen: Ý nói Nguyễn Du xa Thăng Long lâu ngày nay mới trở lại.
(2) Hồng tụ: ống tay áo mầu hồng, chỉ áo đào hát.
7-
Cô gái kéo nước giếng: có lúc dù chỉ nhìn thoáng qua một người con gái cũng đủ để Nguyễn Du có hứng viết về họ như cô gái thôn dã ngày xuân ra giếng kéo nước.
SƠN THÔN
Vạn sơn thâm xứ tuyệt phong trần
Thác lạc sài môn bế mộ vân
Trưởng giả y quan do thị Hán (1)
Sơn trung giáp tý quýnh phi Tần (2)
Mục nhi giác chủy hoang giao mộ
Cấp nữ đồng liên ngọc tỉnh xuân
Ná đắc khiêu ly phù thế ngoại
Trường tùng thụ hạ tối nghi nhân
XÓM NÚI
Sâu giữa muôn núi khuất gió trần
Cổng tre rải rác lẩn trong mây
Người sang còn mặc y kiểu Hán
Tháng năm trong núi khác đời Tần
Chiều về mục đồng gõ sừng trâu
Giếng ngọc gái quê kéo nước gàu
Ước gì thoát được cõi trần tục
Ngồi dưới cây tùng thú biết bao.
Chú thích:
(1) Cuối đời Tây Hán: Vương Mãng cướp ngôi vua Hán. Lưu Tú (sau này là Quang Vũ đế, Đông Hán) khởi binh khôi phục lại cơ nghiệp. Khi tiến vào kinh đô Lạc Dương, phu lão mừng nói: “Không ngờ ngày nay lại trông thấy uy nghi nhà Hán”.
(2) Câu này lấy trong tích bài Đào Nguyên ký của Đào Tiềm. Đời Tần tàn bạo, có một nhóm người đem nhau vào vùng Đào Nguyên ở, không đi lại với người ngoài núi. Họ không theo niên hiệu Tần nữa.
8-
Một lần trông thấy người đẹp xa vời cách tường cao cũng đủ làm Nguyển Du chao đao.
NGẪU THƯ CÔNG QUÁN BÍCH I (87/249)
Triêu san nhất vu phạn
Mộ dục nhất bồn thủy
Bế môn tạ tri giao
Khai song kiến kinh kỷ
Song ngoại kinh kỷ mạn thả trường
Mỹ nhân du du cách cao tường
Đỗ vũ nhất thanh xuân khứ hĩ (1)
Hồn hề! quy lai! bi cố hương!
NGẪU ĐỀ VÁCH NHÀ CÔNG I
Sớm lùa một bát cơm
Chiều tắm một chậu nước
Đóng cổng phụ lòng khách
Mở cửa ngắm cây gai
Ngoài cửa lan tràn cây gai mọc
Người đẹp xa vời cách tường cao
Chim cuốc kêu sầu báo xuân tận
Hồn ơi! hãy về! buồn quê xưa!
Chú thích:
(1) Câu này vốn khuyết hai chữ, có lẽ nhà thơ dùng câu thơ cổ “Đỗ vũ nhất thanh xuân khứ hĩ”.
9- THƯƠNG NGÔ TRÚC CHI CA
Trong 15 bài thơ Hán ngắn Thương Ngô Trúc Chi Ca, ba bài kể lại hình ảnh một người đàn bà trẻ nhìn như đang giận chồng, một cô gái đầu cài hoa vàng quá ham vui đứng trước khoang thuyền không tránh người lên xuống, hay cô gái thị thành tóc bới cao, cài lông chim thúy đẹp rúng động lòng người.
Bài số X, XI, XIV của Thương Ngô Trúc Chi Ca (145-159/249) được trích dẫn ở đây.
X (154/249)
Ban trúc yên đồng xích nhị trường (1),
Trà âu phù động Vũ Tiền hương (2).
Nhất lai nhất vãng nhân vô vấn,
Độc ỷ thuyền song chính hận lang.
Hoa trúc ống điếu dài hai thước,
Trà Vũ Tiền thơm ngát một bình
Thấy người qua lại chẳng cất tiếng
Cửa song nàng tựa giận chồng chăng?
1- Ban trúc: trúc hoạ Tục truyền rằng Nga Hoàng và Nữ Anh khóc vua Thuấn, nước mắt vẩy vào bụi trúc thành đốm.
2- Vũ tiền: tức Vũ tiền trà, là một loại trà ngon, hái trước tiết cốc vũ (tháng ba).
XI (155/249)
Thập chích long châu nhất tự trần,
Xao la qua cổ điếu Linh quân (1).
Hoàng hoa khuê nữ tham hành lạc,
Khiêu xuất thuyền đầu bất tị nhân.
Mười thuyền rồng sắp hàng chữ nhất,
Chiêng trống vang rền điếu Khuất nguyên.
Cài hoa vàng một nàng vui quá,
Ngay mũi thuyền đứng chẳng tị hiềm.
Chú thích:
1. Linh quân: tức Khuất nguyên, điển tích rằng Khuất nguyên trầm mình trên sông Mịch-la, một con sông nhỏ chảy vào sông Tương. Hàng năm cứ vào ngày giỗ Khuất nguyên, người Trung Hoa thường tổ chức đua thuyền tượng trưng việc tìm thi thể của nhà thơ, để tưởng nhớ Khuất nguyên.
XIV (158/249)
Trường quần tập tập duệ khinh tiêu,
Vân kế nga nga ủng thúy kiều.
Doanh đắc quỷ đầu mãn mang khẩu (1),
Bằng quân vô phúc dã năng tiêu.
Quần dài, áo lụa nàng thướt tha,
Tóc bới, lông thúy trâm cài hoa
Cứ rằng có tiền bạc đầy túi,
Vô phúc vẫn duyên với họ mà.
Chú thích:
(1) Quỷ đầu: một loại tiền cổ.
Những khuôn mặt phụ nữ trong lịch sử Trung Quốc.
Người đàn bà thời xưa nói chung chiếm một địa vị rất khiêm nhường trong xã hội, và những câu chuyện liên quan với họ cũng rất hạn chế.
Cũng như những văn nhân khác, Nguyễn Du có những bài thơ viết về những đề tài cao cả, ẩn ý chính trị, hay cá tính anh hùng của người đàn ông, nhưng thêm vào đó Nguyễn Du lại dành một số bài viết về nữ giới, với lời thơ rất giản dị nhưng súc tích, gần gũi với họ, hay một số bài với nhiều suy nghĩ sâu sắc trong những bài thơ ca tụng họ.
Nguyễn Du rất có cảm tình với nữ giới, và điều này lại biểu lộ rõ hơn khi ông viết về những người đẹp trong lịch sử Trung Quốc.
1-
Bài thơ Độc Thanh Tiểu Ký nói về Tiểu Thanh, một người đẹp đa tài, vắn số. Phải ghi thêm rằng trong bài này, nổi tiếng nhất là hai câu thơ chót khi Nguyễn Du so sánh bản thân với Tiểu Thanh trên phương diện lưu danh tiếng lại cho hậu thế.
ĐỘC TIỂU THANH KÝ (1) (78/249)
Tây Hồ hoa uyển tận thành khư
Độc điếu song tiên nhất chỉ thư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư (2)
Cổ kim hận sự thiê nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu (3)
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
ĐỌC TẬP TIỂU THANH KÝ
Hồ Tây vườn Uyển thành gò hoang
Biết nàng bên cửa cánh thơ tàn
Má đào có thiêng hẳn nhỏ lệ
Thơ văn vắn số đốt còn vương
Khó hỏi nhà trời hận xưa nay
Lậm vòng phong nhã đã cùng mang
Ba trăm năm tới làm sao biết
Người đời có ai khóc Như chăng?
Chú thích:
(1) Tiểu Thanh Ký: chuyện kể cuộc đời một người con gái có tài có sắc, sống vào đầu đời Minh. Nàng họ Phùng, lấy lẽ một người cũng tên Phùng, vì tránh tên chồng nên gọi là Tiểu Thanh. Vợ cả ghen, bắt ở riêng trong một ngôi nhà trên núi Cô Sơn, cạnh Tây Hồ, chẳng bao lâu nàng buồn mà chết, lúc mới 18 tuổi. Nay ở Cô Sơn vẫn còn mộ.
(2) Phần dư: tức Phần dư cảo, tên tập thơ bị đốt còn sót lại. Tiểu Thanh có một tập thơ nói tâm sự của mình, lúc nàng chết rồi, vợ cả ghen, lấy đốt đi còn lại một số bài, người ta thu thập lại gọi là Phần dư cảo.
(3) Tam bách dư niên: có thuyết cho rằng ba trăm năm là tính từ khi Tiểu Thanh mất cho đến lúc Nguyễn Du làm bài thơ trên.
2-
Hình ảnh hai người đàn bà Nga Hoàng và Nữ Anh vợ vua Ngu Thuấn đi tìm chồng ngồi khóc bên bờ sông Tương đã là động lực gây cảm xúc mãnh liệt cho Nguyễn Du đến nỗi ông viết đến bốn đoản thơ trong Thương Ngô Tức Sự, để nhắc đến hai bà và một bài khác để nhắc lại tích nước mắt hai bà phi vẩy vào bụi trúc thành vết lốm đốm.
THƯƠNG-NGÔ TỨC SỰ (142/249)
Ngu đế nam tuần cánh bất hoàn (1)
Nhị phi sài lệ trúc thành ban (2)
Du du trần tích thiên niên thượng,
Lịch lịch quần thư nhất vọng giang.
Tân lạo sơ thiêm tam xích thủy,
Phù vân bất tiện Cửu-nghi sơn (3).
Tầm thanh dao tạ tì bà ngữ (4),
Thiên lý thanh sam bất nại hàn.
TỨC CẢNH THƯƠNG-NGÔ
Vua Thuấn nam tuần không trở về
Hai phi sa lệ đốm trúc thanh
Trăm năm vết cũ chuyện xưa kể,
Bây giờ nhìn lại rõ sử xanh.
Cao thêm ba thước nước lụt về,
Cửu nghi núi khuất mây mờ che
Tì bà nghe vẳng đành từ tạ
Ngàn dặm áo xanh lạnh lẽo ghê!
Ghi chú:
1. Ngu đế nam tuần: Sử chép vua Thuấn nam tuần (tỉnh Hồ-nam) chết bất thình lình và an táng tại đó.
2. Nhị phi: Hai bà phi của Thuấn, Nga Hoàng và Nữ Oanh, khóc vua Thuấn nước mắt rơi làm lốm đốm trên lá trúc.
3. Cửu nghi: dẫy núi Cửu nghi cũng gọi là Thương ngô, ở tỉnh Hồ-nam.
4. Tì bà hành: chỉ tiếng đàn tì bà của Nga Hoàng và Nữ Anh, chứ không phải tì bà nói trong bài Tì Bà Hành của Bạch Cư Dị.
THƯƠNG NGÔ MỘ VŨ (143/249)
Vũ trệ Tầm giang hiểu phát trì (1),
Ngô thành bạc mộ thượng phi phi (2).
Nhất giang tân lạo bình Tam sở (3),
Đại bán phù vân trú Cửu nghi
Trách trách tiểu chu nan quá hạ (4)
Sam sam trường phát tự tri dị
Bình ba nhật mộ Tươngđdàm viễn,
Bôi tửu bằng lan điếu nhị phi.
THƯƠNG PHỐ CHIỀU MƯA
Tầm giang mưa sớm, rời bên trưa,
Thành Ngô day dứt vẫn còn mưa.
Sông tràn nước đổ bờ Tam sở,
Mây đầy quanh quẩn Cửu nghi xưa.
Nho nhỏ chiếc thuyền hạ khó qua,
Mái tóc thả dài rõ người xa.
Tương đàm chiều lặng còn xa tắp,
Chén rượu tựa song tưởng hai bà.
Ghi chú:
1. Tầm-giang: tên một con sông thuộc huyện Quế-bình, tỉnh Quảng-tây, chảy qua Thương-ngô vào Quế-giang.
2. Ngô thành: có hai nơi gọi tên Thương-ngô. Tỉnh Quảng tây có Thương-ngô (Ngô châu). Ở tỉnh Hồ-Nam, Thưong-ngô là tên dãy núi cũng gọi là núi Cửu nghi.
Bài thơ này hai câu đầu nói đến Thưong-ngô ở Quảng tây, vì câu bẩy nhắc đến Tương đàm là một huyện thuộc Hồ-nam. Nhưng câu bốn lại nói nhìn về núi Cửu nghi (Thương-ngô, Hồ-nam), nơi vua Thuấn mất nên trạnh lòng nhớ đế hai bà phi của vua Thuấn.
3. Tam Sở: ba miền nước Sở gồm Tây Sở, Nam Sở, và Đông Sở, nay là đất các tỉnh Hồ-nam, Hồ-bắc.
4. Hạ: chữ hạ có sách diễn là chỉ nước Trung-quốc (Hoa hạ), ý nói đi trên chiếc thuyền nhỏ thì khó lòng mà đi khắp Trung quốc.
THƯƠNG NGÔ TRÚC CHI CA
III (147/249)
Vũ tự bàng đà vân tự si,
Cửu nghi sơn sắc vọng trung nghi (1).
Ngu vương táng xứ vô thâu mộ (2),
Thuỷ diện huyền thanh tự nhị phi (3).
Mưa rơi sướt mướt, mây lững lờ,
Núi Cửu nhạt nhòa trong xa mờ
Ngóng lăng vua Thuấn sao chẳng thấy,
Tiếng đàn tưởng hai phi trong mơ.
Chú thích:
1. Cửu nghi sơn: còn gọi là núi Thương-ngô, núi có chín ngọn thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung-quốc.
2. Ngu vương: Vua Thuấn đời nhà Ngu, nên gọi là Ngu vương.
3. Nhị phi: hai vợ của vua Thuấn tên Nga Hoàng và Nữ Anh. Tích kể rằng sau khi vua Thuấn mất, hai bà đi tìm, đến sông Tương, trông lên núi Thương-ngô than khóc rồi gieo mình xuống sông Tương.
VIII (152/249)
Kê-lung sơn tại thuỷ trung ương,
Vạn khoảnh yên ba cộng diểu mang.
Tương ước đông gia cụ chu tiếp,
Thiên phi các thượng cộng phần hương (1)
Núi Kê-Lung ở giữa giòng sông,
Khói sóng vạn lớp trải chập chùng.
Đã hẹn chủ thuyền cùng sửa soạn,
Viếng gác Thiên phi sắm hương trầm.
Chú thích:
(1) Thiên phi các: đền thờ hai bà phi, con gái vua Nghiêu tên Nga Hoàng và Nữ Anh.
3-
Nguyễn Du đặc biệt chú ý đến Dương Quí Phi. Người đời cho rằng vì Đường Minh Hoàng quá mê sắc đẹp của Dương Quí Phi mà xao nhãng việc nước, thì Nguyễn Du lại cho rằng việc mất nước là do triều đình bất tài, cứ như phỗng đứng nên không đuổi được giặc, chứ tại sao lại đổ tội cho Dương Quí Phi.
DƯƠNG PHI CỐ LÝ (160/249) (1)
Sơn vân tước lược ngạn hoa minh,
Kiến thuyết Dương Phi thử địa sinh.
Tự thị cử triều không lập trượng (2),
Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành.
Tiêu tiêu Nam Nội (3) bồng cao biến,
Mịch mịch Tây Giao (4) khâu lũng bình.
Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ,
Đông phong thành hạ bất thăng tình.
QUÊ CŨ DƯƠNG QUÍ PHI
Núi mây thưa thớt hoa rực rỡ bên bờ,
Thuyết rằng đây là quê sinh đẻ của Dương Phi
Chỉ tại triều đình như tuồng phỗng đá,
Khiến xui ngàn năm cứ đổ tội sắc nghiêng thành.
Trong cung Nam buồn cỏ bồng mọc khắp lối,
Vắng vẻ Tây giao, gò đống phẳng bằng.
Phấn lạt hương phai biết tìm đâu,
Gió đông thành dưới gợi nhiều cảm thương (*).
(*) Nguyễn Du không đi qua vùng này trên đường đi xứ, lý do tại sao bài thơ này sắp ở đây còn là nghi vấn.
Chú thích :
1. Dương Quí Phi : tức Dương Ngọc Hoàn là Quí Phi của Đường Minh Hoàng. Quê ở làng Hoàng Nông, huyện Hòa Âm, tỉnh Thiểm Tây ngày nay. Vì An Lộc Sơn nổi loạn, Đường Minh Hoàng (Đường Huyền Tông) phải chạy vào đất Thục. Đến đèo Mã Ngôi, quân lính đòi giết Dương Quí Phi và người anh tên Dương Quốc Trung, là những người làm Đường Minh Hoàng mê muội mà mất nước (Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành). Quốc Trung bị quân lính giết chết, Dương Quí Phi bị buộc thắt cổ tự sát ở đâỵ.
2. Lập trượng: Đứng như gậy, chỉ quan bù nhìn không dám can gián vua, để xảy ra cuộc loạn An Lộc Sơn. Do lệ thiết triều nhà Đường (lập trượng mã), có tám con ngựa phải đứng chầu trong hàng gậy làm nghi vệ cho vuạ Con nào kêu hoặc đụng đậy không đúng phép là bị thay thế.
3. Nam Nội : Tức cung Hưng Khánh, nơi Đường Minh Hoàng và Dương Quí Phi thường ra chơi.
4. Tây Giao : Cánh đồng ở phía tây Tràng An, chỉ gò Mã Ngôi nơi Dương Quí Phi bị buộc phải thắt cổ chết.
4-
Bài Tam Tiệt Miếu viết về người vợ, người thiếp và con gái của Lưu Thời Cửu, ca tụng ba tấm gương sáng nghìn đời còn sáng tỏ.
TAM LIỆT MIẾU (63/249)
Thái nữ sinh sồ Trác nữ bôn (1),
Lạc hoa phi nhứ bất thắng ngôn.
Thiên thu bi kiệt hiển tam liệt,
Vạn cổ cương thường thuộc nhất môn.
Địa hạt tương khan vô quí sắc,
Giang biên hà xứ điếu trinh hồn?
Thanh thời đa thiểu tu như kích (2),
Thuyết hiếu đàm trung các tự tôn!
MIẾU BA LIỆT NỮ
Nàng Thái sinh con, Trác theo tình,
Hoa rơi lá rụng không nên lời.
Ngàn thu bia đá tam liệt nữ,
Sáng gương vạn cổ thuộc một nhà.
Dưới đất nhìn nhau không hổ thẹn,
Nơi nào bến nước viếng hồn trinh?
Thời bình bao kẻ mang râu mác,
Bàn chuyện hiếu trung, tôn nhất mình.
Chú thích:
Tam liệt miếu: tác giả chú thích như sau: "Khoảng niên hiệu Chính đức nhà Minh (1506-1521), Lưu Thời Cửu đi nhậm chức, thuyền tới nơi lập miếu thì bị bọn cướp giết. Cả vợ, thiếp, và con gái đều không chịu nhục, nhảy xuống sông chết. Khoảng năm Gia tĩnh (1522-1526) được biểu dương và lập miếu thờ".
1. Thái nữ: chỉ Thái Diễm, tự Văn Cơ, con gái Thái Ung, cuối đời Đông Hán, gặp lúc loạn lạc, bị quân Hung nô bắt đi ,sang ở Hung nô mười hai năm, sinh được hai con. Sau Tào Tháo, bạn của Thái Ung đem vàng bạc sang chuộc về. Thái nữ là tác giả bài Bi phẫn thi.
Trác nữ: chỉ Trác Văn Quân, con gái Trác Vương Tôn, người đời Hán, goá chồng về nhà. Gặp ngày Tư Mã Tương Như đến dự tiệc, thấy Trác Văn Quân, bèn gẩy khúc Phượng Cầu Hoàng quyến rũ. Trác Văn Quân bỏ nhà đi theo. Theo thời xưa hai người đàn bà này không giữ đúng lễ nghi phong tục thời đó.
2. Tu như kích: râu như mác. Sách Nam sử chép chuyện Chử Ngạn Hồi có câu: "Râu ông cứng như mác mà sao không có chí khí trượng phu.", ý nói những người chỉ tốt mã bề ngoài kỳ thực vô tài.
5.
Người đẹp Ngu Cơ dược Nguyễn Du nhắc đến với nhiều mến phục.
SỞ BÁ VƯƠNG MỘ I (224/249)
Bạt sơn giang đỉnh nại thiên hà? (1)
Túc hậu du du ký thiển sa
Bá thượng dữ thành thiên tử khí (2)
Trướng trung không thính mỹ nhân ca (3)
Nhãn tiền phiến thạch anh hùng tại
Sự hậu quần nho khẩu thiệt đa (4)
Dục mịch Trường lăng nhất phôi thổ
Xích my loạn hậu biến bồng ma (5)
MỘ SỞ BÁ VƯƠNG I
Rời núi nhấc vạc trời chẳng trơ
Cánh hận chan chan phủ cát mờ
Đất Bá điềm con trời đã hiện
Trong trướng nghe người đẹp hát thơ
Rõ mặt anh hùng nằm trơ đá
Chuyện Hạng nhà nho nói nhiều rồi
Nấm đất Trường Lang dù muốn kiếm
Loạn quân mày đỏ nay cỏ thôi
Chú thích:
Sở Bá Vương : tức Hạng Vũ.
(1) Bạt Sơn Giang Đỉnh: nhổ núi, nhắc vạc, chỉ sức mạnh vô địch của Hạng Vũ.
(2) Bá Thượng: tên đất nay thuộc tỉnh Thiểm Tây. Khi Bái Công tức Hán Cao Tổ ở đất Bá Thượng, có đám mẩy nổi trên trời như hình con rồng năm sắc; có người cho đó làm điềm làm vua (thiên tử khí).
(3) Mỹ nhân ca: khi bị vây chặt ở đất Cai Hạ, Hạng Vũ ngồi trong trướng nghe bài ca Ngu cơ hát họa lại bài Ngu hề.
(4) Ý nhắc đến chuyện các nhà nho bàn luận về việc Hạng Vũ sau khi thua ở Cai Hạ, không chịu về Giang Đông.
(5) Trường Lăng: tên huyện thuộc tỉnh Thiểm Tây. Mộ Hán Cao Tổ ở đấy.
(6) Xích mi: toán quân nông dân khởi nghĩa thời Tây Hán. Vì sợ lẫn lộn với quân lính của Vương Mãng, nên họ bôi đỏ lông mày (xích my). Sau bị Hán Quang Vũ đán áp.
6-
Ngoài những người đàn bà nổi tiếng trên còn có chị em Tiểu Kiều, Đại Kiều thời Tam quốc.
ĐỒNG TƯỚC ĐÀI (205/249)
Bài thơ này gồm 26 câu, ở đây chỉ ghi lại từ câu 4 đến câu 12.
Đãn kiến giang biên Đồng Tước đài
Đài cơ tuy tại, dĩ khuynh dĩ
Âm phong nộ hào thu thảo mĩ
Ngọc long Kim phượng tẫn mang mang (2)
Hà huống đài trung ca vũ kỹ!
Tư nhân thịnh thời, thùy cảm đương?
Diểu thị hoàng đế, lăng hầu vương
Chỉ hận tằng đài không luật ngột
Tiểu Kiều chung lão giá Chu lang (3)
Còn đài Đồng Tước nơi ven sông
Chân đài còn, đài đâu còn nữa
Gió gào lạnh lẽo bãi cỏ thu
Lầu Long lầu Phượng không còn dấu
Nói chi ca kỹ chốn đài xưa
Người lúc mạnh ai dám đối đầu
Khinh rẻ vua nhục đám vương hầu
Tiếc đài sang không mang lợi ích
Tiểu Kiều vẫn vợ Chu lang đến già.
Đổng Tước Đài: một kiến trúc tráng lệ do Tào Tháo dựng lên, di tích nay còn ở phía tây nam huyện Lâm Chương, tỉnh Hà Nam.
(2) Ngoc Long, Kim Phượng: là hai tòa lầu ở hai bên đài Đồng Tước.
(3) Tiểu Kiều: vợ Chu Du, tương truyền Tào Tháo xây đài Đồng Tước, với ý định bắt hai chị em Đại Kiều, Tiểu Kiều ở Đông Ngô về cho ở đấy.
CHU LANG MỘ (232/249)
Thiêu tận Tào gia bách vạn binh (1)
Trượng phu sai túc úy bình sinh
Đồng niên giao nghị liên Tôn Sách (2)
Nhất thế tri âm đắc Khổng Minh (3)
Ngõa lịch Ngô cung hoang đế nghiệp
Kinh trăn cổ mộ thượng hùng danh
Nhị Kiều hương cốt tàng hà sở (4)
Nhãn kiến Đồng đài bán dĩ khuynh (5)
MỘ CHU LANG
Hủy mất nhà Tào trăm vạn binh
Trượng phu đủ thỏa chí bình sinh
Cùng tuổi thân tình bạn Tôn Sách
Một thời ân nhớ gặp Khổng Minh
Cung Ngô tan hoang, nghiệp vua tàn
Mộ xưa phủ cỏ vẫn hùng danh
Hương cốt hai Kiều chôn đâu nhỉ?
Mắt thấy đài Đồng nửa đổ tan
Chú thích:
Chu Lang: tức Chu Du, mưu sĩ Đông Ngô.
(1) Tào Tháo đem trăm vạn quân xuống đánh Đông Ngô, Chu Du liên kết với Khổng Minh đánh hỏa công, Tào Tháo thua.
(2) Đồng niên: Chu Du với Tôn Sách là bạn cùng một tuổi, lại có tình anh em rể.
(3) Tri âm: Khổng Minh chọc tức Chu Du ba lần. Khi Chu Du chết, Khổng Minh khóc Chu Du nhận là bạn tri âm.
(4) Nhị Kiều: Đại Kiều và Tiểu Kiều, hai chị em, vợ Chu Du và Tôn Sách, nổi tiếng có sắc đẹp.
(5) Tào Tháo dựng đài Đồng Tước ở bến sông Chương, tương truyền có ý định khi thu phục Đông Ngô sẽ bắt hai nàng Kiều cho ở trong đài (Xem bài số 205/249: Đồng Tước Đài).
7-
Nguyễn Du xúc động khi nhìn đá ngóng chồng, theo tích do hóa thân của người đàn bà ôm con chờ chồng trên đầu núi ngàn năm hóa thành đá.
VỌNG PHU THẠCH (72/249)
Thạnh da? nhân da? bỉ hà nhân?
Độc lập sơn đầu thiên bách xuân
Vạn kiếp yểu vô vân vũ mộng (1)
Nhất trinh lưu đắc cổ kim thân
Lệ ngân bất tuyệt tam thu vũ
Đài triện trường minh nhất đoạn văn
Tứ vọng liên sơn diểu vô tế
Độc giao nhi nữ thiện di luân
ĐÁ NGÓNG CHỒNG
Phải người? Phải đá? Hỏi ai đây?
Sừng sững trên núi ngàn năm nay
Chẳng mộng mây mưa cả vạn kiếp
Cổ kim thanh khiết thân vẫn đầy
Dòng lệ mưa thu không ngưng chảy
Thảm rêu như khắc đoản văn chương
Bốn bề núi dăng hàng lớp lớp
Dành riêng phận nữ giữ đạo thường
Chú thích:
Vọng Phu Thạch: Nguyễn Du tả núi Vọng Phu ở Lạng Sơn, khi đi nghênh tiếp sứ thần nhà Thanh sang phong sắc cho Gia Long năm Quí Hợi (1803). trường hợp này cũng giống như những bài Lạng Sơn Đạo Trung, Đề Nhị Thanh Động, Quỉ Môn Đạo Trung.
(1) Vân vũ: Thần nữ ở Vu Sơn làm mây buổi sáng, làm mưa buổi chiều. Về sau người ta dùng điển này để chỉ chuyện tình ái.
8-
Với những người đàn bà trên Nguyễn Du thương xót bao nhiêu thì khi viết về vợ Tần Cối ông lại khinh bỉ, dè bĩu, nặng lời mỉa mai bấy nhiêu. Ngoài sự mắng nhiếc, khinh miệt vợ chồng Tấn Cối, ông lại còn bày tỏ tư kiến rằng việc dựng hai pho tượng sắt vợ chồng Tần Cối quỳ trước mộ Nhạc Phi để mọi người thăm viếng Nhạc Phi có thể đánh đập lên đầu hay phun nhổ vào mặt vợ chồng Tần Cối thì chỉ oan cho đống sắt vô tri vô giác, và lại làm cho vợ chồng Tần Cối được bất tử cùng vị anh hùng Nhạc Phi.
VƯƠNG THỊ TƯỢNG (203/249)
Nhị thủ
VƯƠNG THỊ TƯỢNG I
Thiệt trường tam xích cánh hà vi?
Hảo dữ quyền gian bị xướng tùy
Hậu hoạn chính ân cầm hổ nhật (1)
Tiền công an vấn ẩm long kỳ (2)
Nhất sinh tâm tích đồng phu tế
Thiên cổ hình hài nhục nữ nhi (3)
Để sự tưởng lai “mạc tu hữu”
Khuê trung tư ngữ cánh thùy tri ?
TƯỢNG VƯƠNG THỊ I
Lưỡi thị ba thước làm chi nhỉ
Gian thần khéo nghĩa kết phu thê
Trừ hoạn đề phòng đà bắt hổ
Hoàng Long hẹn ước đếm xỉa chi
Một đời bụng dạ hệt gã chồng
Muôn thuở thân thị nhục nữ nhi
Nhớ lại cái lời “mạc tư hữu”
Phải chăng lời rỉ chốn phòng the?
Chú thích:
Vương thị: vợ gian thần Tần Cối đời Tống (960-1279).
(1) Tống bị Kim xâm lăng, Nhạc phi chủ trương đánh, Tần Cối chủ trương hòa. Tần Cối giả lệnh vua bắt Nhac phi bỏ ngục, coi như bắt được hổ, nếu để sổng ra thì sẽ có mối lo về sau nên giết đi.
(2) Ẩm long: Nhạc phi mang quan đánh Kim, có hẹn với tướng sĩ rằng: “Thẳng đến Hoàng Long cùng các ngươi uống rượu mừng” (Hoàng Long là thủ đô nhà Kim).
(3) Ở Hàng Châu hiện có mộ Nhạc phi, phía trước có tượng vơ chồng Tần Cối quì chịu tội. Vương thị làm điều phi nghĩa, pho tượng của thị làm nhục đến phụ nữ.
(4) Mạc tư hữu: chẳng cần có tội. (Xem chú thích bài Nhạc Vũ mục mộ, số 200).
VƯƠNG THỊ TƯỢNG II (204/249)
Thâm đồ mật toán thắng phu quân
Ưng thị “thần kê” đệ nhất nhân (1)
Bất lạn dĩ sinh tam thốn thiệt
Thuần cương hoàn đắc vạn niên thân
Xướng tùy tận đạo ưng vô hối
Kỹ lưởng đồng niên cánh khả thân
Mạc đạo nữ nhi vô lực lượng
Dã tằng hám phá Nhạc gia quân (2)
TƯỢNG VƯƠNG THỊ II
Mưu thâm sâu sắc quá anh chồng
Chính thị nhất mạng đã lộng quyền
Hiếm có trên đời ba tấc lưỡi
Thân lại đúc sắt tiếng vạn niên
Trọn đạo xướng theo chẳng ân hận
Đồng lòng thủ đoạn cùng nhịp ăn
Chớ nói đàn bà không sức lực
Chính thị phá tan Nhạc gia quân
Chú thích:
(1) Thần kê: do câu “Tẫn kê tư thần”; gà mái gáy sớm, chỉ người đàn bà lộng quyền.
(2) Nhạc gia quân: quân họ Nhạc. Quân Kim rất sợ Nhạc phi, thường bảo nhau; “Chuyển núi thì dễ, phá đội quân của họ Nhạc thì khó”.
KẾT LUẬN
Tóm lại, bàn về đặc điểm nghệ thuật của Thơ Hán Nguyễn Du không phải là mục đích của bài viết, ở đây tác giả chỉ muốn nói đến cái tình cảm của Nguyễn Du thể hiện qua một số bài thơ. Cái tình cảm rất thân thuộc, rất thân ái của một văn hào, đã mang dòng thơ truyền đạt đến độc giả một cách rất hay, rất tài tình, và rất chân thật. Trong một xã hội còn nặng phong kiến, sự biểu lộ tình cảm của Nguyễn Du với nữ giới thật đặc biệt, và chính sự đặc biệt này đã là nguyên nhân để tác giả viết về Thơ Hán Nguyễn Du và những khuôn mặt nữ giới qua thơ của ông với tất cả lòng cảm phục và ngưỡng vọng.
Chú thích ghi chép theo những sách biên khảo và chú giải của quý cụ Lê Thước- Phan Sĩ Bằng, Bùi Kỷ-Phan Võ-Nguyễn Khắc Hanh, Lê Thước-Trương Chính, Nguyễn Thạch Giang-Chương Chính.
Sóng Việt Đàm Giang biên soạn và phỏng dịch.
Ngày 15 tháng 1, năm 2005
(thêm sửa đổi ngày 18 tháng 11, 2009)
TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU
Sóng Việt Đàm Giang
Biên soạn và Phỏng dịch
LỜI MỞ ĐẦU
Nói tới nhà đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820), người ta nghĩ ngay đến Truyện Kiều, và nghĩ đến Truyện Kiều, chúng ta liên tưởng đến nội dung câu chuyện với nhân vật chính là một người đàn bà.
Ngoài Truyện Kiều, Nguyễn Du còn để lại một số tác phẩm khác như Thơ Quốc Âm, Chiêu hồn thập loại chúng sinh, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, Thơ thác lời trai phường nón trả lời Nguyễn Huy Quýnh. Và thơ chữ Hán gồm Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm và Bắc Hành tạp lục.
Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, tác giả có viết nhiều bài nói về nhân vật nữ. Những người nữ được nhắc đến là những người sinh sống đồng thời với Nguyễn Du mà ông tình cờ gặp gỡ, hay những người tác giả quen biết lúc còn trẻ, hoặc những người đàn bà nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Bài viết này bàn về những khuôn mặt đàn bà trong thơ Hán Nguyễn Du và tâm tình của tác giả đối với họ.
Bài viết chỉ là một ý kiến cá nhân, viết tìm hiểu không đặt cơ sở trên phương cách khoa học, mà mục đích duy nhất chỉ là để bày tỏ lòng quý mến thơ Hán Nguyễn Du, và nhà thơ Nguyễn Du đối với phái nữ nói chung, nhân dịp kỷ niệm 240 năm sinh nhật Nguyễn Du (Ất Dậu 1765-2005). Tất cả những câu thơ diễn dịch, phỏng dịch trong bài do chính tác giả bài viết diễn đạt.
Thơ Hán Nguyễn Du và những khuôn mặt nữ giới
Trong tập Thơ Chữ Hán Nguyễn Du, với 249 bài thơ, có hơn 25 bài đề cập đến khuôn mặt người nữ. Những bài thơ liệt kê và con số trong ngoặc đơn để giúp độc giả dễ tìm đọc lại trong sách thơ Hán. Cách sắp xếp thứ tự bài thơ trong bài viết này căn cứ trên cách sắp xếp của Thơ Hán Nguyễn Du của Lê Thước và Trương Chính, do nhà xuất bản Văn Học Hà Nội phát hành năm 1978. Cuốn này gồm 249 bài thơ chia theo tên của từng tập thơ.
Nhiều tác giả biên soạn đã nêu lên sự có cảm tình đặc biệt của Nguyễn Du với phụ nữ. Ông viết về họ với những nhận xét riêng, ý ẩn trong từng nét chữ, từng câu thơ. Những người đàn bà này không hiện diện quá rõ ràng trong thơ ông nhưng đọc thơ ông, chúng ta có thể hình dung được nhân vật đó.
Trước hết, xin bàn về hình ảnh người vợ đầu của ông trong bài thơ Ký mộng và sau đó là những người mà Nguyễn Du gặp gỡ tại một thời điểm nào đó như cô gái hái sen ở Hồ Tây, cô Cầm: người đàn bà gảy đàn ở Long Thành, người đẹp cách tường cao, cô gái kéo nước giếng, người đàn bà giận chồng, cô gái cài hoa vàng, và người đẹp ở đất Thăng Long.
Sau đó xin liệt kê qua tập thơ Hán những người đàn bà danh tiếng trong điển tích được Nguyễn Du nhắc đến như Tiểu Thanh, hai bà phi Nga Hoàng và Nữ Anh vợ vua Ngu Thuấn, chị em Tiểu Kiều, Đại Kiều thời Tam quốc, ba người phụ nữ trung trinh tiết liệt trong Tam Liệt Miếu, Dương Quí Phi, Ngu Cơ, Chiêu Quân. Với những người đàn bà này, Nguyễn Du không tiếc lời khen ngợi và tỏ lòng quý mến. Nhưng với người đàn bà lòng dạ ác độc thâm hiểm như vợ Tần Cối thì Nguyễn Du cũng không tiếc lời mỉa mai, châm biếm hết sức nặng nề.
Những khuôn mặt phái nữ đương thời với Nguyễn Du
Một số bài thơ Hán của Nguyễn Du có bóng dáng của thân nhân, nhưng bài Ký Mộng là bài duy nhất ông viết về người vợ đầu tiên vắn số, với tình cảm chứa chan, tràn đầy thương nhớ.
Trong bài thơ này, chúng ta hãy nghe nhà thơ kể lại câu chuyện một người đàn bà lặn lội từ quê hương đi tìm chồng bên bờ sông. Dung nhan nàng không mấy thay đổi, nhưng quần áo xốc xếch, nàng mệt mỏi, trông bệnh hoạn có lẽ do thương nhớ. Thêm vào đó đường đi qua núi Tam Điệp hiểm trở, muông thú rình rập, sông Lam thì nguy hiểm có thuồng luồng. Vậy mà nàng chẳng quản ngại gian nan vất vả, một thân lặn lội thăm chồng.
1-
KÝ MỘNG (30/249)
Thệ thủy nhật dạ lưu
Du tử hành vị quy
Kinh niên bất tương kiến
Hà dĩ úy tương ti (tư)
Mộng trung phân minh kiến
Tầm ngã giang chi mi
Nhan sắc thị trù tích
Ý sức đa sâm si
Thỉ ngôn khổ bệnh hoạn
Kế ngôn cửu biệt ly
Đái khấp bất chung ngữ
Phảng phất như cách duy (2)
Bình sinh bất thức lộ
Mộng hồn hoàn thị phi?
Điệp sơn đa hổ trĩ
Lam thủy đa giao ly
Đạo lộ hiểm thả ác
Nhược chất tương hà y (3)
Mộng lai cô đăng thanh
Mộng khứ hàn phong xuy
Mỹ nhân bất tương kiến
Nhu tình loạn như ti (4)
Không ốc lậu tà nguyệt
Chiếu ngã đan thường y
GHI LẠI GIẤC MỘNG
Ngày đêm nước chảy rề rề
Người đi xa mãi ngày về biết đâu
Bao năm chưa gặp lại nhau
Lấy gì an ủi nỗi sầu nhớ thương
Mộng nay thấy được người mong
Gặp ta ngay ở ven sông bến bờ
Mặt trông vẫn vẻ như xưa
Nhưng xiêm luộm thuộm bao giờ thấy đâu
Trước thì kể chuyện ốm đau
Sau thì than thở nỗi sầu cách xa
Nghẹn ngào lời nói chẳng ra
Tuồng như màn trướng chia lìa hai phương
Bình thường ta chẳng rành đường
Trong cơn mộng mị không lường thực hư
Núi Tam Điệp hổ báo dư
Nước sông Lam có kình ngư vẫy vùng
Đường đi hiểm trở vô cùng
Một thân yếu đuối biết nương nơi nào?
Mộng đến bên ngọn đèn hao
Mộng đi gió lạnh lao xao thổi cùng
Giai nhân chẳng được tương phùng
Tấm lòng rối loạn lùng bùng ngẩn ngơ
Ánh trăng nhà trống thẩn thơ
Chiếu trên manh áo đơn sơ thân buồn.
Chú thích:
Bài thơ này, Nguyễn Du nói về người vợ đã mất, em gái của Đoàn Nguyễn Tuấn. Nay nhà thơ về quê nhà ở Hà Tĩnh, nằm mộng thấy vợ vào tìm mình ở Lâm giang.
(1) Cách duy: cách bức màn. Vợ Hán Đế Vũ là Lý phu nhân, có sắc đẹp và múa giỏi, nhưng chết sớm. Vũ Đế rất thương tiếc. Có người phương sĩ nói có thể chiêu hồn Lý phu nhân về. Vua bằng lòng. Ban đêm, người ấy bèn giương màn, đốt nến, để vua ngồi trong màn, nhìn sang một bức màn khác, thấy bóng một người đàn bà giống Lý phu nhân.
(2) Nhược chất: tư chất yếu đuối, chỉ phụ nữ.
(3) Nhu tình: mối tình vấn vương.
2-
ĐIẾU LA THÀNH CA GIẢ (48/249)
Một người ca nữ đất La thành chết trẻ đã gợi hứng cho Nguyễn Du làm bài thơ Điếu La Thành Ca Giả, và liên tưởng đến chuyện cũ với điển tích Liễu Kỳ Thanh.
ĐIẾU LA THÀNH CA GIẢ
Nhất chi nùng diễm há bồng doanh
Xuân sắc yên nhiên động lục thành
Thiên hạ hà nhân liên bạc mệnh
Trủng trung ưng tự hối phù sinh
Yên chi bất tẩy sinh tiền chướng
Phong nguyệt không lưu tử hậu danh
Tưởng thị nhân gian vô thức thú
Cửu tuyền khứ bạn Liễu Kỳ Khanh
VIẾNG CA NỮ ĐẤT LA THÀNH
Một cành hoa đẹp rời cõi tiên
Dung nhan diễm lệ sáu thành nghiêng
Đời ai thương cho kẻ bạc mệnh
Hối kiếp phù sinh dưới mồ riêng
Lúc sống nghiệp phấn không rửa hết
Chết đi còn lại tiếng phong lưu
Nghĩ rằng thế gian chẳng ai biết
Suối vàng làm bạn cùng Liễu Khanh
Chú thích:
(1) La Thành: chỉ thành Nghệ An. Thành này có nhiều tên như Lam Thành, Tiểu Khẩu Thành, Nghệ An Thành, Nghĩa Liệt Thành, tục truyền trương Phụ đắp ở chốn bến Phù Thạch nơi La Giang và Lam Giang gặp nhau. Đời Lê, đã rời bỏ Phù Thạch mà lập ở xã Yên Trường, tức là Vinh ngày nay.
(2) Liễu Kỳ Khanh (987-1053): tức Liễu Vĩnh, một nhà làm từ nổi tiếng đời Tống. Ông về già mới đỗ Tiến sĩ và giữ những chức quan nhỏ. Thuở thiếu thời thường lui tới các xóm chị em. Trên quan điểm của một nhà văn bất đắc chí, ông làm nhiều bài từ tả cuộc sống của kỹ nữ bị áp bức trong xã hội phong kiến và tỏ mối đồng tình với họ. Tương truyền Liễu Vĩnh chết, kỹ nữ góp tiền chôn cất, tổ chức “Ngày bảy viếng Liễu Vĩnh”, “hội viếng Liễu”.
3-
MỘNG ĐẮC THÁI LIÊN (80-84/249)
Bài Mộng Đắc Thái Liên gồm có năm đoạn. Khúc III nói đến một cô gái trẻ hàng xóm đi hái sen cùng tác giả. Tác giả còn đang phân vân không biết cô ta có đến không thì đã chợt nghe tiếng cười nói của cô ấy. Hẳn là buổi hái sen và người con gái đã là một vấn vương thích thú cho Nguyễn Du để ông có hứng ghi lai qua bài thơ.
I
Khẩn thúc giáp điệp quần (1)
Thái liên trạo tiểu đĩnh
Hồ thủy hà xung dung
Thủy chung hữu nhân ảnh
II
Thái, thái Tây hồ liên
Hoa, thực câu thướng thuyền
Hoa dĩ tặng sở úy
Thực dĩ tặng sở liên
III
Kim thần khứ thái liên
Nải ước đông lân nữ (2)
Bất tri lai bất lai
Cách hoa văn tiếu ngữ
IV
Công tri liên liên hoa
Thủy gia liên liên cán?
Kỳ trung hữu chân ty
Khiên liên bất khả đoạn
V
Liên diệp hà thanh thanh
Liên hoa kiều doanh doanh
Thái chi vật thương ngẫu
Minh niên bất phục sinh
CHIÊM BAO THẤY HÁI SEN
I
Xắn quần cánh bướm cho gọn gàng
Chèo chiếc thuyền xinh để hái sen
Mặt hồ sóng nước tràn lai láng
Dưới nước ẩn in bóng người mang
II
Hái, hái hoa Sen tại hồ Tây
Hoa, gương đều hái bỏ lên thuyền
Hoa này tặng kẻ mình kính phục
Còn gương mang tặng kẻ thân tình
III
Sáng nay đi hái đóa hoa sen
Hẹn cô hàng xóm cùng đi với
Chưa biết có đến hay không đây?
Chợt vọng qua hoa tiếng nói cười
IV
Hoa sen thì ai cũng thích
Còn cuống có mấy ai ưa?
Trong cuống ẩn những sợi tơ
Bền dai không hề đứt đoạn
V
Lá cây sen thì xanh xanh
Bông hoa sen thì mơn mởn
Hái sen nhớ nương nhẹ ngó
Kẻo năm sau hoa không mọc
Chú thích:
Bài này sáng tác thời làm quan với nhà Nguyễn, năm mơ thấy hái sen ở Hồ Tây hồi còn trẻ sống ở Thăng Long.
(1) Giáp điệp quần: quần bay phấp phới như cánh bướm.
(2) Có sách nói rằng “cô hàng xóm” trong bài thơ này là Hồ Xuân Hương, dựa theo một bài thơ coi như lưu bút của Hồ Xuân Hương, đó là bài thơ nôm gửi “Cần Chánh Điện Học Sĩ Nguyễn Hầu”.
4-
LONG THÀNH CẦM GIẢ CA (119/249)
Bài Long Thành Cầm Giả Ca viết về cô Cầm, một cô gái một thời nổi danh vào bậc nhất chốn Thăng Long, nhưng khi tác giả gặp lại thì cô Cầm dung nhan tàn tạ, gầy còm, ngồi nép bên góc chiếu, trông thật đáng thương. Hình ảnh tương phản của một cô Cầm ngày xưa xinh đẹp tài cao, và một người đàn bà tiều tụy khi gặp lại đã làm Nguyễn Du không khỏi bùi ngùi thương xót và tạo nên bài thơ Long Thành Cầm Giả Ca.
Long Thành Cầm Giả Ca là bài thơ đầu tiên trong tập Bắc Hành Tạp Lục, phần tiểu dẫn xin chép lại ở đây.
Bài ca Người gảy đàn đất Long-Thành (Làm trong khi đi sứ).
Người gảy đàn đất Long-Thành không rõ họ tên là gì. Nghe nói thuở nhỏ, nàng học đàn “Nguyễn” (đàn nguyệt ca do Nguyễn Hàm , người đời Tấn ở Trung Quốc chế ra) trong đội nữ nhạc ở cung vua Lê. Quân Tây Sơn kéo ra, các đội nhạc cũ người chết, kẻ bỏ đi. Nàng lưu lạc ở các chợ ôm đàn hát rong. những bài nàng gãy đều là những khúc cung phụng gảy cho vua nghe, người ngoài không hề được biết, cho nên tài nghệ của nàng nổi tiếng hay nhất một thời.
Hồi còn trẻ (1792-1793?), tôi đến kinh đô thăm anh tôi (Nguyễn Nễ), ở trọ gần Giám hồ (hồ Gương). Cạnh đó các quan Tây Sơn mở cuộc hát lớn, con hát đẹp có đến vài chục người. Nàng nổi tiếng nhờ ngón đàn Nguyễn. Nàng hát cũng hay và khéo nói khôi hài, mọi người say mê, đua nhau ban thưởng từng chén rượu lớn, nàng uống hết ngay, tiền thưởng nhiều vô kể, tiền và lụa chồng đầy mặt đất. Lúc ấy tôi nấp trong bóng tối, không thấy rõ lắm. Sau được gặp ở nhà anh tôi. Nàng người thấp, má bầu, trán giô, mặt gẫy, không đẹp lắm, nhưng nước da trắng trẻo, thân hình đẫy đà, khéo trang điểm, lông mày thanh, má đánh phấn, áo màu hồng, quần lụa cánh chả, có vẻ phong nhã. Nàng hay uống rượu, hay nói pha trò, con mắt long lanh, không coi ai ra gì. Khi ở nhà anh tôi mỗi lần uống rượu thì nàng uống say đến nỗi nôn bừa bãi, nằm lăn ra đất, các bạn có chê trách cũng không lấy làm điều.
Sau đó vài năm, tôi rời nhà về Nam (Thái Bình), mấy năm liền không trở lại Long-Thành. Mùa Xuân năm nay (1813) tôi lại phụng mệnh sang sứ Trung Quốc, đi qua Long-Thành. Các bạn mở tiệc tiễn tôi ở dinh Tuyên phủ, có gọi tất cả vài chục nữ nhạc, tôi đều không biết mặt biết tên. Chị em thay nhau múa hát. Rồi nghe một khúc đàn Nguyễn trong trẻo nổi lên, khác hẳn những khúc thường nghe, tôi lấy làm lạ, nhìn người gảy đàn thì thấy, một chị gầy gò, vẻ tiều tụy, sắc mặt đen sạm, xấu như quỷ, áo quần mặc toàn vải thô bạc thếch, vá nhiều mảnh trắng, ngồi im lặng ở cuối chiếu, chẳng hề nói cười, hình dáng thật khó coi. Tôi không biết nàng là ai, nhưng nghe tiếng đàn thì dường như đã quen biết, nên động lòng thương. Tiệc xong, hỏi thì chính là người trước kia đã gặp.
Than ôi! Người ấy sao đến nỗi thế! Tôi bồi hồi, không yên, ngửng lên cúi xuống, ngậm ngùi cho cảnh xưa và nay. Người ta trong cõi trăm năm, những sự vinh nhục buồn vui thật không lường được. Sau khi từ biệt trên đường đi, cảm thương vô hạn nên làm bài ca sau, để ghi lại mối cảm hứng.
LONG THÀNH CẦM GIẢ CA (119/ 249)
Long thành giai nhân,
Tính thị bất ký thanh.
Độc thiện Nguyễn cầm,
Cử thành chi nhân dĩ cầm danh.
Học đắc tiên triều cung trung cung phụng khúc,
Tự thị thiên thượng nhân gian đệ nhất thanh.
Dư ức thiếu thời tằng nhất kiến,
Giám hồ hồ biên dạ khai yến.
Kỳ thời tam thất chính phương niên,
Hồng trang yểm ái đào hoa diện.
Đà nhan hám thái tối nghi nhân;
Lịch loạn ngũ thanh tùy thủ biến.
Hoãn như sơ phong độ tùng lâm,
Thanh như song hạc minh tại âm.
Liệt như Tiến phúc bi đầu toái tích lịch (1)
Ai như Trang tích bệnh trung vi Việt ngâm (2).
Thính giả mĩ mĩ bất tri quyện,
Tiện thi Trung-hòa đại nội âm (3).
Tây sơn chư thần mãn toa tận khuynh đảo,
Triết da truy hoan bất tri bão.
Tả phao hữu trịch tranh triền đầu (4),
Nê thổ kim tiền thù thảo thảo.
Hào hoa ý khí lăng vương hầu,
Ngũ-lăng thiếu niên bất túc đạo (5).
Tính tương tam thập lục cung xuân,
Hoạt tố Trường-an vô giá bảo (6).
Thủ tịch hồi dầu nhị thập niên,
Tây sơn bại hậu dư tam thiên (7)
Chỉ xích Long-thành bất phục kiến,
Hà luống thành trung ca vũ diên.
Tuyên phủ sứ quân vị dư trụng mãi tiếu (8).
Tịch trung ca kỹ giai niên thiếu.
Tịch mạt nhất nhân phát bán hoa.
Nhan sấu thần khô hình lược tiểu.
Lang tạ tàn mi bất sức trang.
Thùy tri tựu thị đương
thời thành trung đệ nhất diệu.
Cựu khúc thanh thanh ám lệ thùy.
Nhĩ trung tĩnh thính tâm trung bi,
Mãnh nhiên ức khởi nhị thập niên tiền sự.
Giám hồ tịch trung tằng kiến chi.
Thành quách suy di nhân sự cải,
Kỷ xứ tang điền biến thương hải.
Tây sơ cơ nghiệp tận tiêu vong.
Ca vũ không di nhất nhân tại.
Thuần tức bách niên năng kỷ thi,
Thương tâm vãng sự lệ triêm y.
Nam hà qui lai đầu tận bạch (9)
Quái đề giai nhân nhan sắc suy.
Song nhãn trừng trừng không tưởng tượng.
Khả liên đối diện bất tương tri.
Chú thích:
1-Tiến Phúc bi: bia chùa Tiến Phúc ở Nhiêu Châu, tỉnh Giang-tây. Tương truyền ông Phạm trọng Yên đời Tống, lúc làm quan ở Bá Dương, có người học trò nghèo dâng bài thơ hay, ông muốn giúp đỡ, cho rập một nghìn bản để bán lấy tiền. Chưa rập xong thì một đêm, bản in bị sét đánh vỡ tan.
2. Câu chuyện Trang Tích. Trang Tích là người nước Việt, làm quan nước Sở. Khi ông ốm, Sở vương hỏi mọi người: "Tích là kẻ tầm thường ở đất Việt, nay làm quan nước Sở, được phú quý rồi, thì còn nhớ nước Việt nữa không?". Viên thị ngự đáp: "Phàm người ta có nhớ nước cũ hay không, thường tỏ ra trong lúc đau ốm. Nếu lúc này ông ta nói tiếng Việt tức là nhớ nước Việt, bằng không thì nói tiếng nước Sở". Sở vương sai người lén nghe thì thấy Trang Tích nói tiếng Việt.
3. Trung Hòa: tên một điện của triều Lê ở Thang-Long.
4. Triền đầu: lấy khăn quấn đầu làm vật tặng thưởng. Đời Đường trong yến tiệc vua đãi, ai đứng dậy múa được ban gấm để quấn đầu như vật tặng thưởng. Về sau các món tiền thưởng cho người ca múa được gọi là triền đầu.
5- Ngũ Lăng: nơi có năm lăng tẩm của đế vương đời Hán, nơi này dân hào hoa phú quý thường ở. Bài Tì Bà Hành của Bạch Cư Dị có câu: Ngũ Lăng niên thiếu tranh triền đầu.
6. Trường An: chỉ Thăng Long.
7. Sau khi Tây Sơn bại, tôi vào Nam, ý muốn nói sau năm 1802 nhà thơ vào Phú Xuân làm quan.
8. Tuyên Phủ chỉ quan trấn thủ Bắc Thành, vào lúc Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc mùa xuân 1813.
9. Nam Hà: chỉ phía Nam sông Gianh.
NGƯỜI GẢY ĐÀN Ở LONG-THÀNH
Người Gảy Ðàn Ở Long Thành
(Sóng Việt Đàm Giang dịch xuôi nghĩa)
Người đẹp Long Thành
Tên họ chẳng ai hay
Đàn Nguyễn rất thành thạo
Dân thành thường gọi là nàng Cầm
Nàng gãy khúc “Cung phụng” triều vua xưa
Một khúc đàn hay tuyệt do trời ban trần thế
Nhớ hồi trẻ tôi đã gặp nàng một lần
Bên hồ Giám trong một đêm yến ẩm
Tuổi nàng cỡ độ hai mươi mốt
Áo hồng ánh lên khuôn mặt đẹp như hoa
Rượu đậm thêm nét mặt ngây thơ khả ái
Ngón tay lướt năm cung réo rắt
Tiếng khoan như gió thổi qua rừng thông
Thanh trong như đôi hạc kêu nơi xa vắng
Mạnh như sét đánh tan bia Tiến phúc
Sầu bi như Trang Tích lúc đau ốm ngâm rên tiếng Việt
Người nghe nàng say sưa không biết mệt
Trong khúc nhạc thành đại nội Trung Hoà.
Quan tướng nhà Tây say rượu nghiêng ngả
Lo vui chơi suốt đêm không nghỉ
Bên phải bên trái tranh nhau cho thưởng
Tiền bạc coi thường có nghĩa chi.
Vẻ hào hoa hơn bậc vương hầu
Giới trẻ nơi Ngũ Lăng không đáng kể
Dường như ba mươi sáu cung xuân
Nay Tràng An đã hun đúc được một báu vật vô giá.
Trong đầu nhớ lại đã hai mươi năm
Tây sơn thua bại, tôi vào Nam
Long Thành gần mà cũng chẳng được thấy
Còn nói chi đến chuyện múa hát trong thành.
Nay Tuyên phủ sứ bày cuộc chơi vui đãi
Ca kỹ trẻ xinh đẹp cả một đám
Chỉ có một kẽ tóc hoa râm ngồi cuối góc
Mặt xấu, sắc khô, người hơi nhỏ
Mày phờ phạc không điểm phấn tô son
Sao mà đoán được là một đệ nhất danh ca thời xưa được.
Điệu nhạc xưa làm ta thầm nhỏ lệ
Lắng tai nghe lòng càng đau xót thêm
Tự nhiên nhớ lại hai mươi năm trước
Bên hồ Giám trong dạ tiệc nàng đó ta đã thấy
Thành quách đã chuyển, người cũng thay đổi
Nương dâu nay biến thành biển cả
Cơ nghiệp Tây sơn cũng đà tiêu tán
Còn sót lại đây một người múa ca.
Thấm thoắt trăm năm có là bao
Cảm thương chuyện cũ dùng áo thấm nước mắt
Ta từ Nam trở lại, đầu bạc trắng
Trách làm sao được sắc đẹp cũng suy tàn.
Trừng hai mắt nhớ lại chuyện cũ
Thương cho đối mặt mà chẳng nhận ra nhau.
Nàng Cầm đất Thăng Long
Sóng Việt phỏng dịch theo thể song thất lục bát
Người đẹp Long Thành xưa một độ
Nàng ra sao tên họ ai hay
Nguyễn đàn điêu luyện cung dây
Dân thành thường gọi khéo tay nàng Cầm
“Cung phụng” triều xưa Cầm gảy tiếng
Một khúc đàn hay miếng trời ban
Nhớ hồi còn trẻ một lần
Gặp bên hồ Giám phục thầm tài danh
Hăm mốt xuân tuổi xanh đang độ
Áo xiêm hồng sắc lộ như hoa
Rượu tô diện mặt như thoa
Ngón tay réo rắt ngọc ngà năm cung
Tiếng khoan như rừng thông vuốt nhạc
Thanh như âm đôi hạc vọng xa
Mạnh như sét đánh tan bia
Sầu như Trang Tích rên ca Việt mình
Người nghe nàng hữu tình mê muội
Khúc nhạc thành đại nội triều xưa
Tây sơn quan tướng đều ưa
Ngả nghiêng chơi suốt đêm chưa thỏa lòng
Cùng tranh nhau tây đông ban thưởng
Tiền bạc như không tưởng nghĩa chi.
Vương hầu hào khí mấy thì
Ngũ Lăng giới trẻ đáng gì kể đâu
Lả lướt đàn cung thâu băm sáu
Trầm bổng cao đâm thấu tiếng vang
Trải qua dâu biển tan hoang
Đất Tràng nay có báu vàng trần gian
Nhớ thuở hai mươi năm về trước
Tây sơn thua, tôi bước vào Nam
Long Thành chẳng được thấy gần
Nói chi đến chuyện nhạc đàn vui chơi
Nay phủ gia vui mời yến tiệc
Ca kỹ xinh trẻ đẹp đầy bàn
Góc kia ngồi kẻ điêu tàn
Dung nhan tiều tụy, chẳng màng điểm trang
Đoán làm sao được nàng thời trẻ
Nhất danh cầm lắm kẻ chuộng ưa
Lệ trào qua khúc nhạc xưa
Lắng nghe lòng dạ xót thương ngậm ngùi
Nhớ bồi hồi hai mươi năm trước
Vui cùng nàng bên nước hồ đây
Quách thành chuyển, lắm đổi thay
Nương dâu biển cả xưa nay tuần hoàn
Giang sơn Tây nay đà tiêu tán
Còn sót đây kẻ bán nhạc rao
Trăm năm thấm thoắt là bao
Cảm thương chuyện cũ thấm bào lệ sâu
Ta từ Nam về đầu cũng bạc
Trách làm chi một sắc vơi tàn
Trừng hai mắt nhớ lan man
Thương cho đối mặt chẳng màn nhận nhau.
Sóng Việt- Đàm Giang
5-
Trong lần thăm viếng Thăng Long trước khi đi sứ Trung Quốc, ngoài cô Cầm, Nguyễn Du có dịp gặp lại vài người quen biết lúc trước. Ông cho những nhận xét về họ với tất cả chân tình. Những cô gái xinh đẹp quen biết lúc trước nay đều đã đèo bồng con trẻ, những người bạn thân thiết lúc trước nay đều đã làm ông, làm bố.
THĂNG LONG I (1) (120/249)
Tản Lĩnh Lô Giang tuế tuế đồng.
Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long (2)
Thiên niên cự thất thành quan đạo,
Nhất phiến tân thành một cố cung.
Tương thức mỹ nhân khan bão tử,
Đồng du hiệp thiếu tẫn thành ông.
Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy,
Đoản địch thanh thanh minh nguyệt trung.
THĂNG LONG I
Núi Tản sông Lô qua bao năm trời đều vẫn vậy.
Bạc đầu nay lại thấy được Thăng Long.
Những tòa nhà cũ nghìn xưa, nay đã trở thành đường đi,
Một dải thành mới thay dấu cung điện cũ.
Những người đẹp biết ngày xưa nay đều đèo bồng con trẻ,
Bạn hào hiệp lúc trẻû cũng đều già cả.
Suốt đêm khổ tâm nghĩ ngợi không ngủ được,
Tiếng sáo nghe văng vẳng trong ánh trăng.
Chú thích
(1) Thăng Long: Từ đời Lý, kinh đô Việt Nam đóng tại Thăng Long. Thăng Long nghĩa đen là rồng hiện lên. Đến đời Nguyễn, Gia Long đóng đô tại Huế, và đổi chữ Thăng Long là rồng hiện thành chữ Thăng Long là thịnh vượng. Nhưng trong văn thơ, cổ nhân vẫn viết chữ theo tên cũ Thăng Long là rồng hiện.
(2) Bạch đầu: Nguyễn Du mới ba mươi tuổi đã bạc đầu và dùng chữ này để nói về mình trong rất nhiều bài thơ trong Thanh Hiên Thi tập và Nam Trung tạp ngâm. Nhưng chữ bạch đầu trong bài này nói về tuổi già. Bởi Nguyễn Du rời Thăng Long lúc nhà Lê mạt (1789), vua Lê chạy sang Trung Quốc, lúc ấy Nguyễn Du mới 25 tuổi. Đến khi Gia Long lên ngôi (1802) Nguyễn Du từ Hà Tĩnh ra Thăng Long làm quan. Lúc ấy Nguyễn Du 37 tuổi. Đến khi vâng mệnh đi sứ Trung Hoa (1813), Nguyễn Du đến Thăng Long một lần nữa. Bài thơ này làm lúc ra Thăng Long để sang Trung Quốc. Lúc đó Nguyễn Du đã gần năm mươi tuổi. Cho lên mới nói Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long.
6-
Một người hầu cũ của em ông ngày xưa xinh đẹp, giọng ca hay, nay đã có chồng ba con và đáng thương thay nàng vẫn còn mặc chiếc áo cũ ngày xưa.
NGỘ GIA ĐỆ CỰU CA CƠ (122/249)
Phồn hoa nhân vật loạn lai phi,
Huyền hạc qui lai kỷ cá tri (1).
Hồng tụ tằng văn ca uyển chuyển (2),
Bạch đầu tương kiến khốc lưu ly,
Phúc bồn dĩ hĩ nan thu thủy,
Đoạn ngẫu thương tai vị tuyệt ti!
Kiến thuyết giá nhân dĩ tam tử
Khả liên do trước khứ thời y.
GẶP NGƯỜI HÁT CŨ CỦA EM TÔI
Nơi chốn thị thành gặp lại người sau thời loạn,
Hạc đen ta nay trở về có ai hay đâu.
Áo hồng đào hát giọng ca hay ngày trước,
Đầu bạc nay gặp lại than khóc nỗi chia lìa
Chẳng thể vớt lại chậu nước đã đổ,
Ngó sen tuy đứt, mà tơ vẫn còn vương.
Nói chuyện biết lấy chồng khác có ba con,
Thấy ái ngại thương cho chiếc áo ngày xưa
Ghi chú:
Người em ở đây có lẽ Nguyễn Du muốn nói về người em trai tên là Nguyễn Ức. Nguyễn Ức lúc bấy giờ đang làm thiềm sự bộ Công, tước hầu. Khi ghé Thăng Long trên đường đi sứ, Nguyễn Du gặp lại người bạn ca hát của người em.
(1) Chim hạc đen: Ý nói Nguyễn Du xa Thăng Long lâu ngày nay mới trở lại.
(2) Hồng tụ: ống tay áo mầu hồng, chỉ áo đào hát.
7-
Cô gái kéo nước giếng: có lúc dù chỉ nhìn thoáng qua một người con gái cũng đủ để Nguyễn Du có hứng viết về họ như cô gái thôn dã ngày xuân ra giếng kéo nước.
SƠN THÔN
Vạn sơn thâm xứ tuyệt phong trần
Thác lạc sài môn bế mộ vân
Trưởng giả y quan do thị Hán (1)
Sơn trung giáp tý quýnh phi Tần (2)
Mục nhi giác chủy hoang giao mộ
Cấp nữ đồng liên ngọc tỉnh xuân
Ná đắc khiêu ly phù thế ngoại
Trường tùng thụ hạ tối nghi nhân
XÓM NÚI
Sâu giữa muôn núi khuất gió trần
Cổng tre rải rác lẩn trong mây
Người sang còn mặc y kiểu Hán
Tháng năm trong núi khác đời Tần
Chiều về mục đồng gõ sừng trâu
Giếng ngọc gái quê kéo nước gàu
Ước gì thoát được cõi trần tục
Ngồi dưới cây tùng thú biết bao.
Chú thích:
(1) Cuối đời Tây Hán: Vương Mãng cướp ngôi vua Hán. Lưu Tú (sau này là Quang Vũ đế, Đông Hán) khởi binh khôi phục lại cơ nghiệp. Khi tiến vào kinh đô Lạc Dương, phu lão mừng nói: “Không ngờ ngày nay lại trông thấy uy nghi nhà Hán”.
(2) Câu này lấy trong tích bài Đào Nguyên ký của Đào Tiềm. Đời Tần tàn bạo, có một nhóm người đem nhau vào vùng Đào Nguyên ở, không đi lại với người ngoài núi. Họ không theo niên hiệu Tần nữa.
8-
Một lần trông thấy người đẹp xa vời cách tường cao cũng đủ làm Nguyển Du chao đao.
NGẪU THƯ CÔNG QUÁN BÍCH I (87/249)
Triêu san nhất vu phạn
Mộ dục nhất bồn thủy
Bế môn tạ tri giao
Khai song kiến kinh kỷ
Song ngoại kinh kỷ mạn thả trường
Mỹ nhân du du cách cao tường
Đỗ vũ nhất thanh xuân khứ hĩ (1)
Hồn hề! quy lai! bi cố hương!
NGẪU ĐỀ VÁCH NHÀ CÔNG I
Sớm lùa một bát cơm
Chiều tắm một chậu nước
Đóng cổng phụ lòng khách
Mở cửa ngắm cây gai
Ngoài cửa lan tràn cây gai mọc
Người đẹp xa vời cách tường cao
Chim cuốc kêu sầu báo xuân tận
Hồn ơi! hãy về! buồn quê xưa!
Chú thích:
(1) Câu này vốn khuyết hai chữ, có lẽ nhà thơ dùng câu thơ cổ “Đỗ vũ nhất thanh xuân khứ hĩ”.
9- THƯƠNG NGÔ TRÚC CHI CA
Trong 15 bài thơ Hán ngắn Thương Ngô Trúc Chi Ca, ba bài kể lại hình ảnh một người đàn bà trẻ nhìn như đang giận chồng, một cô gái đầu cài hoa vàng quá ham vui đứng trước khoang thuyền không tránh người lên xuống, hay cô gái thị thành tóc bới cao, cài lông chim thúy đẹp rúng động lòng người.
Bài số X, XI, XIV của Thương Ngô Trúc Chi Ca (145-159/249) được trích dẫn ở đây.
X (154/249)
Ban trúc yên đồng xích nhị trường (1),
Trà âu phù động Vũ Tiền hương (2).
Nhất lai nhất vãng nhân vô vấn,
Độc ỷ thuyền song chính hận lang.
Hoa trúc ống điếu dài hai thước,
Trà Vũ Tiền thơm ngát một bình
Thấy người qua lại chẳng cất tiếng
Cửa song nàng tựa giận chồng chăng?
1- Ban trúc: trúc hoạ Tục truyền rằng Nga Hoàng và Nữ Anh khóc vua Thuấn, nước mắt vẩy vào bụi trúc thành đốm.
2- Vũ tiền: tức Vũ tiền trà, là một loại trà ngon, hái trước tiết cốc vũ (tháng ba).
XI (155/249)
Thập chích long châu nhất tự trần,
Xao la qua cổ điếu Linh quân (1).
Hoàng hoa khuê nữ tham hành lạc,
Khiêu xuất thuyền đầu bất tị nhân.
Mười thuyền rồng sắp hàng chữ nhất,
Chiêng trống vang rền điếu Khuất nguyên.
Cài hoa vàng một nàng vui quá,
Ngay mũi thuyền đứng chẳng tị hiềm.
Chú thích:
1. Linh quân: tức Khuất nguyên, điển tích rằng Khuất nguyên trầm mình trên sông Mịch-la, một con sông nhỏ chảy vào sông Tương. Hàng năm cứ vào ngày giỗ Khuất nguyên, người Trung Hoa thường tổ chức đua thuyền tượng trưng việc tìm thi thể của nhà thơ, để tưởng nhớ Khuất nguyên.
XIV (158/249)
Trường quần tập tập duệ khinh tiêu,
Vân kế nga nga ủng thúy kiều.
Doanh đắc quỷ đầu mãn mang khẩu (1),
Bằng quân vô phúc dã năng tiêu.
Quần dài, áo lụa nàng thướt tha,
Tóc bới, lông thúy trâm cài hoa
Cứ rằng có tiền bạc đầy túi,
Vô phúc vẫn duyên với họ mà.
Chú thích:
(1) Quỷ đầu: một loại tiền cổ.
Những khuôn mặt phụ nữ trong lịch sử Trung Quốc.
Người đàn bà thời xưa nói chung chiếm một địa vị rất khiêm nhường trong xã hội, và những câu chuyện liên quan với họ cũng rất hạn chế.
Cũng như những văn nhân khác, Nguyễn Du có những bài thơ viết về những đề tài cao cả, ẩn ý chính trị, hay cá tính anh hùng của người đàn ông, nhưng thêm vào đó Nguyễn Du lại dành một số bài viết về nữ giới, với lời thơ rất giản dị nhưng súc tích, gần gũi với họ, hay một số bài với nhiều suy nghĩ sâu sắc trong những bài thơ ca tụng họ.
Nguyễn Du rất có cảm tình với nữ giới, và điều này lại biểu lộ rõ hơn khi ông viết về những người đẹp trong lịch sử Trung Quốc.
1-
Bài thơ Độc Thanh Tiểu Ký nói về Tiểu Thanh, một người đẹp đa tài, vắn số. Phải ghi thêm rằng trong bài này, nổi tiếng nhất là hai câu thơ chót khi Nguyễn Du so sánh bản thân với Tiểu Thanh trên phương diện lưu danh tiếng lại cho hậu thế.
ĐỘC TIỂU THANH KÝ (1) (78/249)
Tây Hồ hoa uyển tận thành khư
Độc điếu song tiên nhất chỉ thư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư (2)
Cổ kim hận sự thiê nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu (3)
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
ĐỌC TẬP TIỂU THANH KÝ
Hồ Tây vườn Uyển thành gò hoang
Biết nàng bên cửa cánh thơ tàn
Má đào có thiêng hẳn nhỏ lệ
Thơ văn vắn số đốt còn vương
Khó hỏi nhà trời hận xưa nay
Lậm vòng phong nhã đã cùng mang
Ba trăm năm tới làm sao biết
Người đời có ai khóc Như chăng?
Chú thích:
(1) Tiểu Thanh Ký: chuyện kể cuộc đời một người con gái có tài có sắc, sống vào đầu đời Minh. Nàng họ Phùng, lấy lẽ một người cũng tên Phùng, vì tránh tên chồng nên gọi là Tiểu Thanh. Vợ cả ghen, bắt ở riêng trong một ngôi nhà trên núi Cô Sơn, cạnh Tây Hồ, chẳng bao lâu nàng buồn mà chết, lúc mới 18 tuổi. Nay ở Cô Sơn vẫn còn mộ.
(2) Phần dư: tức Phần dư cảo, tên tập thơ bị đốt còn sót lại. Tiểu Thanh có một tập thơ nói tâm sự của mình, lúc nàng chết rồi, vợ cả ghen, lấy đốt đi còn lại một số bài, người ta thu thập lại gọi là Phần dư cảo.
(3) Tam bách dư niên: có thuyết cho rằng ba trăm năm là tính từ khi Tiểu Thanh mất cho đến lúc Nguyễn Du làm bài thơ trên.
2-
Hình ảnh hai người đàn bà Nga Hoàng và Nữ Anh vợ vua Ngu Thuấn đi tìm chồng ngồi khóc bên bờ sông Tương đã là động lực gây cảm xúc mãnh liệt cho Nguyễn Du đến nỗi ông viết đến bốn đoản thơ trong Thương Ngô Tức Sự, để nhắc đến hai bà và một bài khác để nhắc lại tích nước mắt hai bà phi vẩy vào bụi trúc thành vết lốm đốm.
THƯƠNG-NGÔ TỨC SỰ (142/249)
Ngu đế nam tuần cánh bất hoàn (1)
Nhị phi sài lệ trúc thành ban (2)
Du du trần tích thiên niên thượng,
Lịch lịch quần thư nhất vọng giang.
Tân lạo sơ thiêm tam xích thủy,
Phù vân bất tiện Cửu-nghi sơn (3).
Tầm thanh dao tạ tì bà ngữ (4),
Thiên lý thanh sam bất nại hàn.
TỨC CẢNH THƯƠNG-NGÔ
Vua Thuấn nam tuần không trở về
Hai phi sa lệ đốm trúc thanh
Trăm năm vết cũ chuyện xưa kể,
Bây giờ nhìn lại rõ sử xanh.
Cao thêm ba thước nước lụt về,
Cửu nghi núi khuất mây mờ che
Tì bà nghe vẳng đành từ tạ
Ngàn dặm áo xanh lạnh lẽo ghê!
Ghi chú:
1. Ngu đế nam tuần: Sử chép vua Thuấn nam tuần (tỉnh Hồ-nam) chết bất thình lình và an táng tại đó.
2. Nhị phi: Hai bà phi của Thuấn, Nga Hoàng và Nữ Oanh, khóc vua Thuấn nước mắt rơi làm lốm đốm trên lá trúc.
3. Cửu nghi: dẫy núi Cửu nghi cũng gọi là Thương ngô, ở tỉnh Hồ-nam.
4. Tì bà hành: chỉ tiếng đàn tì bà của Nga Hoàng và Nữ Anh, chứ không phải tì bà nói trong bài Tì Bà Hành của Bạch Cư Dị.
THƯƠNG NGÔ MỘ VŨ (143/249)
Vũ trệ Tầm giang hiểu phát trì (1),
Ngô thành bạc mộ thượng phi phi (2).
Nhất giang tân lạo bình Tam sở (3),
Đại bán phù vân trú Cửu nghi
Trách trách tiểu chu nan quá hạ (4)
Sam sam trường phát tự tri dị
Bình ba nhật mộ Tươngđdàm viễn,
Bôi tửu bằng lan điếu nhị phi.
THƯƠNG PHỐ CHIỀU MƯA
Tầm giang mưa sớm, rời bên trưa,
Thành Ngô day dứt vẫn còn mưa.
Sông tràn nước đổ bờ Tam sở,
Mây đầy quanh quẩn Cửu nghi xưa.
Nho nhỏ chiếc thuyền hạ khó qua,
Mái tóc thả dài rõ người xa.
Tương đàm chiều lặng còn xa tắp,
Chén rượu tựa song tưởng hai bà.
Ghi chú:
1. Tầm-giang: tên một con sông thuộc huyện Quế-bình, tỉnh Quảng-tây, chảy qua Thương-ngô vào Quế-giang.
2. Ngô thành: có hai nơi gọi tên Thương-ngô. Tỉnh Quảng tây có Thương-ngô (Ngô châu). Ở tỉnh Hồ-Nam, Thưong-ngô là tên dãy núi cũng gọi là núi Cửu nghi.
Bài thơ này hai câu đầu nói đến Thưong-ngô ở Quảng tây, vì câu bẩy nhắc đến Tương đàm là một huyện thuộc Hồ-nam. Nhưng câu bốn lại nói nhìn về núi Cửu nghi (Thương-ngô, Hồ-nam), nơi vua Thuấn mất nên trạnh lòng nhớ đế hai bà phi của vua Thuấn.
3. Tam Sở: ba miền nước Sở gồm Tây Sở, Nam Sở, và Đông Sở, nay là đất các tỉnh Hồ-nam, Hồ-bắc.
4. Hạ: chữ hạ có sách diễn là chỉ nước Trung-quốc (Hoa hạ), ý nói đi trên chiếc thuyền nhỏ thì khó lòng mà đi khắp Trung quốc.
THƯƠNG NGÔ TRÚC CHI CA
III (147/249)
Vũ tự bàng đà vân tự si,
Cửu nghi sơn sắc vọng trung nghi (1).
Ngu vương táng xứ vô thâu mộ (2),
Thuỷ diện huyền thanh tự nhị phi (3).
Mưa rơi sướt mướt, mây lững lờ,
Núi Cửu nhạt nhòa trong xa mờ
Ngóng lăng vua Thuấn sao chẳng thấy,
Tiếng đàn tưởng hai phi trong mơ.
Chú thích:
1. Cửu nghi sơn: còn gọi là núi Thương-ngô, núi có chín ngọn thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung-quốc.
2. Ngu vương: Vua Thuấn đời nhà Ngu, nên gọi là Ngu vương.
3. Nhị phi: hai vợ của vua Thuấn tên Nga Hoàng và Nữ Anh. Tích kể rằng sau khi vua Thuấn mất, hai bà đi tìm, đến sông Tương, trông lên núi Thương-ngô than khóc rồi gieo mình xuống sông Tương.
VIII (152/249)
Kê-lung sơn tại thuỷ trung ương,
Vạn khoảnh yên ba cộng diểu mang.
Tương ước đông gia cụ chu tiếp,
Thiên phi các thượng cộng phần hương (1)
Núi Kê-Lung ở giữa giòng sông,
Khói sóng vạn lớp trải chập chùng.
Đã hẹn chủ thuyền cùng sửa soạn,
Viếng gác Thiên phi sắm hương trầm.
Chú thích:
(1) Thiên phi các: đền thờ hai bà phi, con gái vua Nghiêu tên Nga Hoàng và Nữ Anh.
3-
Nguyễn Du đặc biệt chú ý đến Dương Quí Phi. Người đời cho rằng vì Đường Minh Hoàng quá mê sắc đẹp của Dương Quí Phi mà xao nhãng việc nước, thì Nguyễn Du lại cho rằng việc mất nước là do triều đình bất tài, cứ như phỗng đứng nên không đuổi được giặc, chứ tại sao lại đổ tội cho Dương Quí Phi.
DƯƠNG PHI CỐ LÝ (160/249) (1)
Sơn vân tước lược ngạn hoa minh,
Kiến thuyết Dương Phi thử địa sinh.
Tự thị cử triều không lập trượng (2),
Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành.
Tiêu tiêu Nam Nội (3) bồng cao biến,
Mịch mịch Tây Giao (4) khâu lũng bình.
Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ,
Đông phong thành hạ bất thăng tình.
QUÊ CŨ DƯƠNG QUÍ PHI
Núi mây thưa thớt hoa rực rỡ bên bờ,
Thuyết rằng đây là quê sinh đẻ của Dương Phi
Chỉ tại triều đình như tuồng phỗng đá,
Khiến xui ngàn năm cứ đổ tội sắc nghiêng thành.
Trong cung Nam buồn cỏ bồng mọc khắp lối,
Vắng vẻ Tây giao, gò đống phẳng bằng.
Phấn lạt hương phai biết tìm đâu,
Gió đông thành dưới gợi nhiều cảm thương (*).
(*) Nguyễn Du không đi qua vùng này trên đường đi xứ, lý do tại sao bài thơ này sắp ở đây còn là nghi vấn.
Chú thích :
1. Dương Quí Phi : tức Dương Ngọc Hoàn là Quí Phi của Đường Minh Hoàng. Quê ở làng Hoàng Nông, huyện Hòa Âm, tỉnh Thiểm Tây ngày nay. Vì An Lộc Sơn nổi loạn, Đường Minh Hoàng (Đường Huyền Tông) phải chạy vào đất Thục. Đến đèo Mã Ngôi, quân lính đòi giết Dương Quí Phi và người anh tên Dương Quốc Trung, là những người làm Đường Minh Hoàng mê muội mà mất nước (Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành). Quốc Trung bị quân lính giết chết, Dương Quí Phi bị buộc thắt cổ tự sát ở đâỵ.
2. Lập trượng: Đứng như gậy, chỉ quan bù nhìn không dám can gián vua, để xảy ra cuộc loạn An Lộc Sơn. Do lệ thiết triều nhà Đường (lập trượng mã), có tám con ngựa phải đứng chầu trong hàng gậy làm nghi vệ cho vuạ Con nào kêu hoặc đụng đậy không đúng phép là bị thay thế.
3. Nam Nội : Tức cung Hưng Khánh, nơi Đường Minh Hoàng và Dương Quí Phi thường ra chơi.
4. Tây Giao : Cánh đồng ở phía tây Tràng An, chỉ gò Mã Ngôi nơi Dương Quí Phi bị buộc phải thắt cổ chết.
4-
Bài Tam Tiệt Miếu viết về người vợ, người thiếp và con gái của Lưu Thời Cửu, ca tụng ba tấm gương sáng nghìn đời còn sáng tỏ.
TAM LIỆT MIẾU (63/249)
Thái nữ sinh sồ Trác nữ bôn (1),
Lạc hoa phi nhứ bất thắng ngôn.
Thiên thu bi kiệt hiển tam liệt,
Vạn cổ cương thường thuộc nhất môn.
Địa hạt tương khan vô quí sắc,
Giang biên hà xứ điếu trinh hồn?
Thanh thời đa thiểu tu như kích (2),
Thuyết hiếu đàm trung các tự tôn!
MIẾU BA LIỆT NỮ
Nàng Thái sinh con, Trác theo tình,
Hoa rơi lá rụng không nên lời.
Ngàn thu bia đá tam liệt nữ,
Sáng gương vạn cổ thuộc một nhà.
Dưới đất nhìn nhau không hổ thẹn,
Nơi nào bến nước viếng hồn trinh?
Thời bình bao kẻ mang râu mác,
Bàn chuyện hiếu trung, tôn nhất mình.
Chú thích:
Tam liệt miếu: tác giả chú thích như sau: "Khoảng niên hiệu Chính đức nhà Minh (1506-1521), Lưu Thời Cửu đi nhậm chức, thuyền tới nơi lập miếu thì bị bọn cướp giết. Cả vợ, thiếp, và con gái đều không chịu nhục, nhảy xuống sông chết. Khoảng năm Gia tĩnh (1522-1526) được biểu dương và lập miếu thờ".
1. Thái nữ: chỉ Thái Diễm, tự Văn Cơ, con gái Thái Ung, cuối đời Đông Hán, gặp lúc loạn lạc, bị quân Hung nô bắt đi ,sang ở Hung nô mười hai năm, sinh được hai con. Sau Tào Tháo, bạn của Thái Ung đem vàng bạc sang chuộc về. Thái nữ là tác giả bài Bi phẫn thi.
Trác nữ: chỉ Trác Văn Quân, con gái Trác Vương Tôn, người đời Hán, goá chồng về nhà. Gặp ngày Tư Mã Tương Như đến dự tiệc, thấy Trác Văn Quân, bèn gẩy khúc Phượng Cầu Hoàng quyến rũ. Trác Văn Quân bỏ nhà đi theo. Theo thời xưa hai người đàn bà này không giữ đúng lễ nghi phong tục thời đó.
2. Tu như kích: râu như mác. Sách Nam sử chép chuyện Chử Ngạn Hồi có câu: "Râu ông cứng như mác mà sao không có chí khí trượng phu.", ý nói những người chỉ tốt mã bề ngoài kỳ thực vô tài.
5.
Người đẹp Ngu Cơ dược Nguyễn Du nhắc đến với nhiều mến phục.
SỞ BÁ VƯƠNG MỘ I (224/249)
Bạt sơn giang đỉnh nại thiên hà? (1)
Túc hậu du du ký thiển sa
Bá thượng dữ thành thiên tử khí (2)
Trướng trung không thính mỹ nhân ca (3)
Nhãn tiền phiến thạch anh hùng tại
Sự hậu quần nho khẩu thiệt đa (4)
Dục mịch Trường lăng nhất phôi thổ
Xích my loạn hậu biến bồng ma (5)
MỘ SỞ BÁ VƯƠNG I
Rời núi nhấc vạc trời chẳng trơ
Cánh hận chan chan phủ cát mờ
Đất Bá điềm con trời đã hiện
Trong trướng nghe người đẹp hát thơ
Rõ mặt anh hùng nằm trơ đá
Chuyện Hạng nhà nho nói nhiều rồi
Nấm đất Trường Lang dù muốn kiếm
Loạn quân mày đỏ nay cỏ thôi
Chú thích:
Sở Bá Vương : tức Hạng Vũ.
(1) Bạt Sơn Giang Đỉnh: nhổ núi, nhắc vạc, chỉ sức mạnh vô địch của Hạng Vũ.
(2) Bá Thượng: tên đất nay thuộc tỉnh Thiểm Tây. Khi Bái Công tức Hán Cao Tổ ở đất Bá Thượng, có đám mẩy nổi trên trời như hình con rồng năm sắc; có người cho đó làm điềm làm vua (thiên tử khí).
(3) Mỹ nhân ca: khi bị vây chặt ở đất Cai Hạ, Hạng Vũ ngồi trong trướng nghe bài ca Ngu cơ hát họa lại bài Ngu hề.
(4) Ý nhắc đến chuyện các nhà nho bàn luận về việc Hạng Vũ sau khi thua ở Cai Hạ, không chịu về Giang Đông.
(5) Trường Lăng: tên huyện thuộc tỉnh Thiểm Tây. Mộ Hán Cao Tổ ở đấy.
(6) Xích mi: toán quân nông dân khởi nghĩa thời Tây Hán. Vì sợ lẫn lộn với quân lính của Vương Mãng, nên họ bôi đỏ lông mày (xích my). Sau bị Hán Quang Vũ đán áp.
6-
Ngoài những người đàn bà nổi tiếng trên còn có chị em Tiểu Kiều, Đại Kiều thời Tam quốc.
ĐỒNG TƯỚC ĐÀI (205/249)
Bài thơ này gồm 26 câu, ở đây chỉ ghi lại từ câu 4 đến câu 12.
Đãn kiến giang biên Đồng Tước đài
Đài cơ tuy tại, dĩ khuynh dĩ
Âm phong nộ hào thu thảo mĩ
Ngọc long Kim phượng tẫn mang mang (2)
Hà huống đài trung ca vũ kỹ!
Tư nhân thịnh thời, thùy cảm đương?
Diểu thị hoàng đế, lăng hầu vương
Chỉ hận tằng đài không luật ngột
Tiểu Kiều chung lão giá Chu lang (3)
Còn đài Đồng Tước nơi ven sông
Chân đài còn, đài đâu còn nữa
Gió gào lạnh lẽo bãi cỏ thu
Lầu Long lầu Phượng không còn dấu
Nói chi ca kỹ chốn đài xưa
Người lúc mạnh ai dám đối đầu
Khinh rẻ vua nhục đám vương hầu
Tiếc đài sang không mang lợi ích
Tiểu Kiều vẫn vợ Chu lang đến già.
Đổng Tước Đài: một kiến trúc tráng lệ do Tào Tháo dựng lên, di tích nay còn ở phía tây nam huyện Lâm Chương, tỉnh Hà Nam.
(2) Ngoc Long, Kim Phượng: là hai tòa lầu ở hai bên đài Đồng Tước.
(3) Tiểu Kiều: vợ Chu Du, tương truyền Tào Tháo xây đài Đồng Tước, với ý định bắt hai chị em Đại Kiều, Tiểu Kiều ở Đông Ngô về cho ở đấy.
CHU LANG MỘ (232/249)
Thiêu tận Tào gia bách vạn binh (1)
Trượng phu sai túc úy bình sinh
Đồng niên giao nghị liên Tôn Sách (2)
Nhất thế tri âm đắc Khổng Minh (3)
Ngõa lịch Ngô cung hoang đế nghiệp
Kinh trăn cổ mộ thượng hùng danh
Nhị Kiều hương cốt tàng hà sở (4)
Nhãn kiến Đồng đài bán dĩ khuynh (5)
MỘ CHU LANG
Hủy mất nhà Tào trăm vạn binh
Trượng phu đủ thỏa chí bình sinh
Cùng tuổi thân tình bạn Tôn Sách
Một thời ân nhớ gặp Khổng Minh
Cung Ngô tan hoang, nghiệp vua tàn
Mộ xưa phủ cỏ vẫn hùng danh
Hương cốt hai Kiều chôn đâu nhỉ?
Mắt thấy đài Đồng nửa đổ tan
Chú thích:
Chu Lang: tức Chu Du, mưu sĩ Đông Ngô.
(1) Tào Tháo đem trăm vạn quân xuống đánh Đông Ngô, Chu Du liên kết với Khổng Minh đánh hỏa công, Tào Tháo thua.
(2) Đồng niên: Chu Du với Tôn Sách là bạn cùng một tuổi, lại có tình anh em rể.
(3) Tri âm: Khổng Minh chọc tức Chu Du ba lần. Khi Chu Du chết, Khổng Minh khóc Chu Du nhận là bạn tri âm.
(4) Nhị Kiều: Đại Kiều và Tiểu Kiều, hai chị em, vợ Chu Du và Tôn Sách, nổi tiếng có sắc đẹp.
(5) Tào Tháo dựng đài Đồng Tước ở bến sông Chương, tương truyền có ý định khi thu phục Đông Ngô sẽ bắt hai nàng Kiều cho ở trong đài (Xem bài số 205/249: Đồng Tước Đài).
7-
Nguyễn Du xúc động khi nhìn đá ngóng chồng, theo tích do hóa thân của người đàn bà ôm con chờ chồng trên đầu núi ngàn năm hóa thành đá.
VỌNG PHU THẠCH (72/249)
Thạnh da? nhân da? bỉ hà nhân?
Độc lập sơn đầu thiên bách xuân
Vạn kiếp yểu vô vân vũ mộng (1)
Nhất trinh lưu đắc cổ kim thân
Lệ ngân bất tuyệt tam thu vũ
Đài triện trường minh nhất đoạn văn
Tứ vọng liên sơn diểu vô tế
Độc giao nhi nữ thiện di luân
ĐÁ NGÓNG CHỒNG
Phải người? Phải đá? Hỏi ai đây?
Sừng sững trên núi ngàn năm nay
Chẳng mộng mây mưa cả vạn kiếp
Cổ kim thanh khiết thân vẫn đầy
Dòng lệ mưa thu không ngưng chảy
Thảm rêu như khắc đoản văn chương
Bốn bề núi dăng hàng lớp lớp
Dành riêng phận nữ giữ đạo thường
Chú thích:
Vọng Phu Thạch: Nguyễn Du tả núi Vọng Phu ở Lạng Sơn, khi đi nghênh tiếp sứ thần nhà Thanh sang phong sắc cho Gia Long năm Quí Hợi (1803). trường hợp này cũng giống như những bài Lạng Sơn Đạo Trung, Đề Nhị Thanh Động, Quỉ Môn Đạo Trung.
(1) Vân vũ: Thần nữ ở Vu Sơn làm mây buổi sáng, làm mưa buổi chiều. Về sau người ta dùng điển này để chỉ chuyện tình ái.
8-
Với những người đàn bà trên Nguyễn Du thương xót bao nhiêu thì khi viết về vợ Tần Cối ông lại khinh bỉ, dè bĩu, nặng lời mỉa mai bấy nhiêu. Ngoài sự mắng nhiếc, khinh miệt vợ chồng Tấn Cối, ông lại còn bày tỏ tư kiến rằng việc dựng hai pho tượng sắt vợ chồng Tần Cối quỳ trước mộ Nhạc Phi để mọi người thăm viếng Nhạc Phi có thể đánh đập lên đầu hay phun nhổ vào mặt vợ chồng Tần Cối thì chỉ oan cho đống sắt vô tri vô giác, và lại làm cho vợ chồng Tần Cối được bất tử cùng vị anh hùng Nhạc Phi.
VƯƠNG THỊ TƯỢNG (203/249)
Nhị thủ
VƯƠNG THỊ TƯỢNG I
Thiệt trường tam xích cánh hà vi?
Hảo dữ quyền gian bị xướng tùy
Hậu hoạn chính ân cầm hổ nhật (1)
Tiền công an vấn ẩm long kỳ (2)
Nhất sinh tâm tích đồng phu tế
Thiên cổ hình hài nhục nữ nhi (3)
Để sự tưởng lai “mạc tu hữu”
Khuê trung tư ngữ cánh thùy tri ?
TƯỢNG VƯƠNG THỊ I
Lưỡi thị ba thước làm chi nhỉ
Gian thần khéo nghĩa kết phu thê
Trừ hoạn đề phòng đà bắt hổ
Hoàng Long hẹn ước đếm xỉa chi
Một đời bụng dạ hệt gã chồng
Muôn thuở thân thị nhục nữ nhi
Nhớ lại cái lời “mạc tư hữu”
Phải chăng lời rỉ chốn phòng the?
Chú thích:
Vương thị: vợ gian thần Tần Cối đời Tống (960-1279).
(1) Tống bị Kim xâm lăng, Nhạc phi chủ trương đánh, Tần Cối chủ trương hòa. Tần Cối giả lệnh vua bắt Nhac phi bỏ ngục, coi như bắt được hổ, nếu để sổng ra thì sẽ có mối lo về sau nên giết đi.
(2) Ẩm long: Nhạc phi mang quan đánh Kim, có hẹn với tướng sĩ rằng: “Thẳng đến Hoàng Long cùng các ngươi uống rượu mừng” (Hoàng Long là thủ đô nhà Kim).
(3) Ở Hàng Châu hiện có mộ Nhạc phi, phía trước có tượng vơ chồng Tần Cối quì chịu tội. Vương thị làm điều phi nghĩa, pho tượng của thị làm nhục đến phụ nữ.
(4) Mạc tư hữu: chẳng cần có tội. (Xem chú thích bài Nhạc Vũ mục mộ, số 200).
VƯƠNG THỊ TƯỢNG II (204/249)
Thâm đồ mật toán thắng phu quân
Ưng thị “thần kê” đệ nhất nhân (1)
Bất lạn dĩ sinh tam thốn thiệt
Thuần cương hoàn đắc vạn niên thân
Xướng tùy tận đạo ưng vô hối
Kỹ lưởng đồng niên cánh khả thân
Mạc đạo nữ nhi vô lực lượng
Dã tằng hám phá Nhạc gia quân (2)
TƯỢNG VƯƠNG THỊ II
Mưu thâm sâu sắc quá anh chồng
Chính thị nhất mạng đã lộng quyền
Hiếm có trên đời ba tấc lưỡi
Thân lại đúc sắt tiếng vạn niên
Trọn đạo xướng theo chẳng ân hận
Đồng lòng thủ đoạn cùng nhịp ăn
Chớ nói đàn bà không sức lực
Chính thị phá tan Nhạc gia quân
Chú thích:
(1) Thần kê: do câu “Tẫn kê tư thần”; gà mái gáy sớm, chỉ người đàn bà lộng quyền.
(2) Nhạc gia quân: quân họ Nhạc. Quân Kim rất sợ Nhạc phi, thường bảo nhau; “Chuyển núi thì dễ, phá đội quân của họ Nhạc thì khó”.
KẾT LUẬN
Tóm lại, bàn về đặc điểm nghệ thuật của Thơ Hán Nguyễn Du không phải là mục đích của bài viết, ở đây tác giả chỉ muốn nói đến cái tình cảm của Nguyễn Du thể hiện qua một số bài thơ. Cái tình cảm rất thân thuộc, rất thân ái của một văn hào, đã mang dòng thơ truyền đạt đến độc giả một cách rất hay, rất tài tình, và rất chân thật. Trong một xã hội còn nặng phong kiến, sự biểu lộ tình cảm của Nguyễn Du với nữ giới thật đặc biệt, và chính sự đặc biệt này đã là nguyên nhân để tác giả viết về Thơ Hán Nguyễn Du và những khuôn mặt nữ giới qua thơ của ông với tất cả lòng cảm phục và ngưỡng vọng.
Chú thích ghi chép theo những sách biên khảo và chú giải của quý cụ Lê Thước- Phan Sĩ Bằng, Bùi Kỷ-Phan Võ-Nguyễn Khắc Hanh, Lê Thước-Trương Chính, Nguyễn Thạch Giang-Chương Chính.
Sóng Việt Đàm Giang biên soạn và phỏng dịch.
Ngày 15 tháng 1, năm 2005
(thêm sửa đổi ngày 18 tháng 11, 2009)
MotMai KhiEm Khong Con Tre. Tho WilliamYeats. SVDG
Đọc thơ William Butler Yeats:
Một Mai Khi Em Không Còn Trẻ
Sóng Việt Đàm Giang
WHEN YOU ARE OLD
When you are old and gray and full of sleep,
And nodding by the fire, take down this book,
And slowly read, and dream of the soft look
Your eyes had once, and of their shadows deep;
How many loved your moments of glad grace,
And loved your beauty with love false and true,
But one man loved the pilgrim soul in you,
And loved the sorrows of your changing face;
And bending down beside the glowing bars.
Murmur, a little sadly, how Love fled,
And paced upon the mountains overhead
And hid his face amid a crowd of stars.
William Butler Yeats, 1892
Trong bài thơ ngắn chỉ có 12 hàng mà Yeats làm khi 26 tuổi, Yeats nghĩ về Tình yêu, Thời gian và khả năng tàn phá của Thời gian. Bài thơ viết ngày 21 tháng 10 năm 1891, và đuợc gửi cho người đàn bà mà Yeats đã yêu tha thiết, đó là người đẹp Maud Gonne, một lãnh tụ của phong trào tranh đấu quốc gia cho Ái Nhĩ lan. Vào thời đó Yeats đã cầu hôn Maud hai lần và đều bị nàng từ chối. Mặc dù bài thơ của Yeats viết bắt chước bài sonnet nổi tiếng của Pierre Ronsard gửi cho Hélène (1578) “Quand Vous Serez Bien Vieille” và cũng mang ý một bài của Shakespeare nói về Thời gian vượt khỏi tầm tay khi Yeats cũng nói về Thời gian. Nhưng trong khi Shakespeare than thở về sự hủy hoại của thời gian thì Yeats cảm thấy tự ái được ve vuốt: bởi vì Maud đã từ chối Yeats khi còn trẻ đẹp, thì nàng sẽ tìm thấy tình yêu ở Yeats với một tình yêu tôn linh nhiệt tâm. Sự khác biệt trong bài thơ của Ronsard với Yeats rất rõ ràng. Trong khi Ronsard tiên đoán khi ông trở thành bóng ma gày còm lẩn quẩn quanh mộ mình và người Ronsard yêu, một người đàn bà lưng còng già nua sẽ phải hối hận đã gạt bỏ tình yêu của Ronsard, thì Yeats nhẹ nhàng hơn đổ lỗi cho sự thất bại trong tình yêu không phải là do người đàn bà mà do Tình yêu của chính Yeats, một người lúc đó đã rời bỏ quỹ đạo của loài người trần thế.
Trong câu đầu, nhà thơ kể cho Maud Gonne nghe rằng khi nàng về già, tóc bạc xám, nàng sẽ tối ngày buồn ngủ, ngồi cạnh lò sưởi để sưởi ấm thân thể lạnh cóng. Nhà thơ sẽ bảo nàng cầm tập thơ của ông lên và đọc chậm chạp, và nhớ những ngày nàng còn trẻ khi nàng có cái nhìn êm ái và có đôi mắt quầng đậm. Đoạn 2, nhà thơ bảo nàng hãy nhớ lại những người đã yêu nàng thật sự vì sắc đẹp thể xác hay cả những kẻ giả vờ. Nhưng ông bảo nàng rằng chỉ có ông là một người đã yêu tâm hồn nàng, một linh hồn được chuyển sinh từ thân thể này sang thân thể khác (pilgrim soul). Ảnh hưởng của triết lý Pluto, đặc biệt chuyển sinh linh hồn hiển nhiên ở đây. Nhà thơ nói rằng chỉ có ông đã yêu nàng không chỉ vì sắc đẹp trẻ trung mà yêu cả sự phiền muộn và sắc đẹp tàn tạ của nàng. Trong đoạn ba, nhà thơ nói nhiều hơn nữa rằng khi về già nàng sẽ ngẫm nghĩ, gục đầu bên lò sưởi và thương khóc để tang cho nhà thơ lúc đó sẽ bước đều lên đỉnh núi và nhập vào với tinh tú trên trời, sau khi ông đã rời thân xác.
Bài thơ biểu lộ tình cảm thắm thiết mà Yeats dành cho Maud. Khi viết bài thơ này, Yeats đã bị Maud từ chối lời cầu hôn hai lần. Mặc dù tình yêu với Maud lúc đó còn quá mới mẻ, nhà thơ
đã chứng tỏ sự tha thiết khi nhắn nhủ Maud rằng một mai khi nàng không còn trẻ đẹp nữa, nàng sẽ phải ăn năn hối hận vì chàng đã cho nàng tình yêu không thuấn thể xác mà có cả tâm linh.
Bài thơ là một thông điệp toàn cầu, cấu trúc theo thể abba trong cả 3 đoạn. Chữ yêu được nhắc đến 6 lần.
Đây chỉ là một bài thơ trong ít nhất là 26 bài thơ mà Yeats đã viết cho Maud. Sau hai lần ngỏ lời cầu hôn Maud (năm 1891), là những lần kế tiếp 1899, 1900, 1901, 1903, nhưng ông luôn luôn bị Maud từ chối. Và cho đến năm 1916 khi Yeats 51 tuổi, ông lại ngỏ lời muốn lấy cô con gái 21 tuổi của Maud với người chồng đầu tiên, nhưng cũng không thành. Câu chuyện tình của Yeats với Maud có ảnh hưởng đến cuộc đời của ông, nhưng Yeats luôn luôn chứng tỏ tình yêu của Maud không hề làm suy giảm sư hăng say của ông trên con đường phụng sự văn hóa, chính trị, và xã hội.
Một mai khi em không còn trẻ
Một mai tóc bạc buồn hiu
Em nghiêng bên lửa nâng niu sách mình (1)
Nhẩn nha đọc rước mộng hình
Một thời đôi mắt diễm tình quầng sâu
Lúc thời bao kẻ ngất ngây
Yêu em thật giả tình say khó toàn
Riêng anh yêu cả linh hồn
Yêu em yêu cả gánh buồn dung nhan
Cúi đầu bên lửa sáng lan
Em buồn thầm khẽ thở than Tình rời
Bước bằng lên núi cao vời
Thoát thân mình giữa vùng trời đầy sao
Sóng Việt phỏng dịch
20 July 2009
(1). Sách mình: sách của Yeats, ông nói về tuyển tập thơ văn mà ông viết cho Maud.
Một Mai Khi Em Không Còn Trẻ
Sóng Việt Đàm Giang
WHEN YOU ARE OLD
When you are old and gray and full of sleep,
And nodding by the fire, take down this book,
And slowly read, and dream of the soft look
Your eyes had once, and of their shadows deep;
How many loved your moments of glad grace,
And loved your beauty with love false and true,
But one man loved the pilgrim soul in you,
And loved the sorrows of your changing face;
And bending down beside the glowing bars.
Murmur, a little sadly, how Love fled,
And paced upon the mountains overhead
And hid his face amid a crowd of stars.
William Butler Yeats, 1892
Trong bài thơ ngắn chỉ có 12 hàng mà Yeats làm khi 26 tuổi, Yeats nghĩ về Tình yêu, Thời gian và khả năng tàn phá của Thời gian. Bài thơ viết ngày 21 tháng 10 năm 1891, và đuợc gửi cho người đàn bà mà Yeats đã yêu tha thiết, đó là người đẹp Maud Gonne, một lãnh tụ của phong trào tranh đấu quốc gia cho Ái Nhĩ lan. Vào thời đó Yeats đã cầu hôn Maud hai lần và đều bị nàng từ chối. Mặc dù bài thơ của Yeats viết bắt chước bài sonnet nổi tiếng của Pierre Ronsard gửi cho Hélène (1578) “Quand Vous Serez Bien Vieille” và cũng mang ý một bài của Shakespeare nói về Thời gian vượt khỏi tầm tay khi Yeats cũng nói về Thời gian. Nhưng trong khi Shakespeare than thở về sự hủy hoại của thời gian thì Yeats cảm thấy tự ái được ve vuốt: bởi vì Maud đã từ chối Yeats khi còn trẻ đẹp, thì nàng sẽ tìm thấy tình yêu ở Yeats với một tình yêu tôn linh nhiệt tâm. Sự khác biệt trong bài thơ của Ronsard với Yeats rất rõ ràng. Trong khi Ronsard tiên đoán khi ông trở thành bóng ma gày còm lẩn quẩn quanh mộ mình và người Ronsard yêu, một người đàn bà lưng còng già nua sẽ phải hối hận đã gạt bỏ tình yêu của Ronsard, thì Yeats nhẹ nhàng hơn đổ lỗi cho sự thất bại trong tình yêu không phải là do người đàn bà mà do Tình yêu của chính Yeats, một người lúc đó đã rời bỏ quỹ đạo của loài người trần thế.
Trong câu đầu, nhà thơ kể cho Maud Gonne nghe rằng khi nàng về già, tóc bạc xám, nàng sẽ tối ngày buồn ngủ, ngồi cạnh lò sưởi để sưởi ấm thân thể lạnh cóng. Nhà thơ sẽ bảo nàng cầm tập thơ của ông lên và đọc chậm chạp, và nhớ những ngày nàng còn trẻ khi nàng có cái nhìn êm ái và có đôi mắt quầng đậm. Đoạn 2, nhà thơ bảo nàng hãy nhớ lại những người đã yêu nàng thật sự vì sắc đẹp thể xác hay cả những kẻ giả vờ. Nhưng ông bảo nàng rằng chỉ có ông là một người đã yêu tâm hồn nàng, một linh hồn được chuyển sinh từ thân thể này sang thân thể khác (pilgrim soul). Ảnh hưởng của triết lý Pluto, đặc biệt chuyển sinh linh hồn hiển nhiên ở đây. Nhà thơ nói rằng chỉ có ông đã yêu nàng không chỉ vì sắc đẹp trẻ trung mà yêu cả sự phiền muộn và sắc đẹp tàn tạ của nàng. Trong đoạn ba, nhà thơ nói nhiều hơn nữa rằng khi về già nàng sẽ ngẫm nghĩ, gục đầu bên lò sưởi và thương khóc để tang cho nhà thơ lúc đó sẽ bước đều lên đỉnh núi và nhập vào với tinh tú trên trời, sau khi ông đã rời thân xác.
Bài thơ biểu lộ tình cảm thắm thiết mà Yeats dành cho Maud. Khi viết bài thơ này, Yeats đã bị Maud từ chối lời cầu hôn hai lần. Mặc dù tình yêu với Maud lúc đó còn quá mới mẻ, nhà thơ
đã chứng tỏ sự tha thiết khi nhắn nhủ Maud rằng một mai khi nàng không còn trẻ đẹp nữa, nàng sẽ phải ăn năn hối hận vì chàng đã cho nàng tình yêu không thuấn thể xác mà có cả tâm linh.
Bài thơ là một thông điệp toàn cầu, cấu trúc theo thể abba trong cả 3 đoạn. Chữ yêu được nhắc đến 6 lần.
Đây chỉ là một bài thơ trong ít nhất là 26 bài thơ mà Yeats đã viết cho Maud. Sau hai lần ngỏ lời cầu hôn Maud (năm 1891), là những lần kế tiếp 1899, 1900, 1901, 1903, nhưng ông luôn luôn bị Maud từ chối. Và cho đến năm 1916 khi Yeats 51 tuổi, ông lại ngỏ lời muốn lấy cô con gái 21 tuổi của Maud với người chồng đầu tiên, nhưng cũng không thành. Câu chuyện tình của Yeats với Maud có ảnh hưởng đến cuộc đời của ông, nhưng Yeats luôn luôn chứng tỏ tình yêu của Maud không hề làm suy giảm sư hăng say của ông trên con đường phụng sự văn hóa, chính trị, và xã hội.
Một mai khi em không còn trẻ
Một mai tóc bạc buồn hiu
Em nghiêng bên lửa nâng niu sách mình (1)
Nhẩn nha đọc rước mộng hình
Một thời đôi mắt diễm tình quầng sâu
Lúc thời bao kẻ ngất ngây
Yêu em thật giả tình say khó toàn
Riêng anh yêu cả linh hồn
Yêu em yêu cả gánh buồn dung nhan
Cúi đầu bên lửa sáng lan
Em buồn thầm khẽ thở than Tình rời
Bước bằng lên núi cao vời
Thoát thân mình giữa vùng trời đầy sao
Sóng Việt phỏng dịch
20 July 2009
(1). Sách mình: sách của Yeats, ông nói về tuyển tập thơ văn mà ông viết cho Maud.
Thơ Sonnet của Shakespeare_Sóng Việt
Một Chút Về Thơ Sonnet của Shakespeare
Sóng Việt Đàm Giang
William Shakespeare (1564-1616)
Những chi tiết về cuộc đời của William Shakespeare không được rõ rệt, một số lớn tài liệu bài viết đều viết căn cứ trên giấy tờ cũ lưu lại hoặc ở thành phố gia đình ông ở (Stratford-Upon-Avon) hay ở London.
William Shakespeare sinh ngày 23 tháng 4 năm 1564 (tài liệu cho hay ông được rửa tội ngày 26/4/1564, cho nên người viết tài liệu có lẽ đã đặt ngày sinh của ông là 3 ngày trước đó, theo đúng thủ tục tôn giáo) tại thị trấn Straford-Upon-Avon, Warwickshire, Anh. Cha ông buôn bán trong ngành da, có thời kỳ được bầu là thị trưởng thành phố ông ở (1568), mẹ ông là con gái của một gia đình khá giả có tiếng.
Thủa bé Shakespeare theo học ở trường La tinh, nhưng phải bỏ học sớm, ở nhà giúp bố kinh doanh. Năm 18 tuổi (1582), Shakespeare kết hôn với Anne Hathaway và có ba con. Năm 21 tuổi (1585), Shakespeare lên sống ở London và bắt đầu tham gia hoạt động sân khấu.
Khởi đầu từng làm chân giữ ngựa ở cửa rạp, làm vai nhắc tuồng, sau đó ông trở thành diễn viên đoàn hát của Leicester (1594). Trong thời gian này ông bắt đầu sáng tác kịch bản, vở đầu tiên xuất hiện những năm 1590. Tại đây, ông gặp bá tước Southampton là người giúp đỡ Shakespeare rất nhiều cho đến năm 1601, bá tước Southampton bị kết tội dấy loạn (cuộc nổi loạn Essex) chống triều đình Elizabeth và bị kết án tù làm ông mất một người tài trợ quan trọng. Trong hai năm rạp hát phải đóng cửa do bệnh dịch (1592-1594), ông sáng tác hai tập thơ nổi tiếng “Venus and Adonis” và “The Rape of Lucrece” đề tặng bá tước Southampton. Cũng trong thời gian này ông viết một số bài thơ sonnet; có thể là do thời điểm đó là thịnh hành của sonnet, và có thể không phải là những bài thơ tình cảm gắn vào một nhân vật nào đó. Ông có lẽ ngưng viết thơ sonnet và trở lại viết kịch vào năm 1594 sau khi gánh hát được phép mở cửa lại.
Năm 1599 ông thành lập nhà hát Globe, nơi trình diễn những vở kịch của ông Mười năm sau (1609) ông cho diễn kịch ở rạp hát có mái che, đây là một sự tiến bộ rất cao trong kịch nghệ vì trước đó kịch thường trình diễn ở ngoài trời.
Năm 1597, ông mua một ngôi nhà khá đắt tiền có đất rộng ở quê ông và đặt tên là New Place nhưng vẫn sống ở London. Năm 1611, sau khi từ bỏ sân khấu ông trở về nhà, sống ở đó cho đến ngày ông từ trần (ngày 23 tháng 4, 1616). Mộ ông đuợc chôn ngày 25 tháng 4, 1616 ở Holy Trinity Church, Stratford-upon-Avon, nơi mà ông được làm lễ rửa tội 52 năm trước đó (tài liệu chính thức lưu trữ tại nhà thờ Holy Trinity ghi rõ ngày rửa tôi và ngày chôn). Tấm đá trên mộ ông có ghi bốn câu thơ ông viết được xem như là một lời nhắn nhủ đến những ai muốn di chuyển mộ của ông đến Websminter Abbey hay quật mồ ông để làm giảo nghiệm.
Good frend for Iesvs sake forbeare,
To digg the dvst encloased heare.
Blest be ye man yt spares thes stones,
And cvrst be he yt moves my bones
Good friend, for Jesus' sake forbeare
To dig the dust enclosed here.
Blessed be the man that spares these stones,
And cursed be he that moves my bones.
Shakespeare sáng tác khá nhiều với 37 vở kịch và hai trường ca là Venus and Adonis (1593), The Rape of Lucrece (1594), và tập thơ Sonnets (Tập thơ Mười Bốn Hàng) gồm 154 bài Sonnets (1592 - 1598) được xuất bản năm 1609.
Một số nghiên cứu gia chia sáng tác của ông làm 3 thời kỳ:
Thời kỳ đầu (1590-1600): Shakespear viết các tác phẩm gồm nhiều kịch bản đề tài khác nhau về vua chúa như Henri IV (1599), Richard III (1593). Hài kịch như The Comedy of Errors, Two Gentlemen of Verona, A Midsummer Night's Dream, The Merchant of Venice, The Merry Wives of Windsor.Và vào cuối thời kỳ thứ nhất, bi kịch như Romeo và Juliet, Julius Caesar.
Thời kỳ thứ hai (1601-1608): ngoài một số hài kịch như All's Well That Ends Well, Timon of Athens, đây là giai đoạn ông viết những vở hài kịch cay đắng và những vở bi kịch được coi như kiệt tác trong nghệ thuật và văn chương: Hamlet(1601), Othello (1604), Macbeth(1605), King Lear (1607), v.v…
Thời kỳ cuối (1609-1612) là giai đoạn ông muốn tìm kiếm cách giải thoát cho những mâu thuẫn của xã hội. Sự lý tưởng hóa cuộc sống được thể hiện qua những vở kịch mang tính chất huyền thoại, trữ tình, hoặc bi hài kịch như: Pericles(1609), Cymbeline (1610), The Winter's Tale (1610), The Tempest (1611), Prince of Tyre, v.v…
Tập thơ Sonnet của Shakespeare do Thomas Thorpe xuất bản năm 1609, không có sự chấp thuận của ông, dưới đầu đề "Shakespeare, Sonnets, Never before imprinted". Bản đề là “Never before imprinted" nhưng thực sự, trong số 154 bài Sonnets chứa 152 bài chưa từng xuất bản trước đó. Hai bài 138 (When my love swears that she is made of truth) và 144 (Two loeves have I of comfort anh despair) đã in trong tập "The Passionate Pilgrim" vào năm 1599.
Căn cứ vào đặc điểm nội dung cùng hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, nghiên cứu gia nghiêng về kết luận là các bài Sonnets được sáng tác vào khoảng từ 1592 - 1598. Đây là giai đoạn mà thể thơ Sonnet được phát triển mạnh mẽ trong văn học Phục hưng Anh.
Sonnet của ông là những dòng cảm xúc của một tâm hồn chân thành trước tình bạn và tình yêu, với sự tri âm, đồng cảm. Tình yêu trở thành muôn màu, đa dạng với nhiều cung bậc khác nhau diễn tả hạnh phúc, dỗi hờn, đau đớn.
Đặc biệt, thơ Sonnet của Shakespeare nói nhiều về biến đổi của thời gian: thời gian nhớ quá khứ, nuối tiếc hiện tại và lo lắng cho tương lai, thêm vào đó là ám ảnh về sự phôi phai sau cái chết và quên lãng của người đời. Giải pháp để chống lại sự lãng quên hiển nhiên là những bài thơ ông làm, như một hình thức lưu giữ thời gian, chống lại sự tàn phá mãnh liệt của nó để hướng đến một cao điểm hạnh phúc hơn. Sự lưu giữ đó thể hiện qua giòng thơ tình yêu, qua niềm vui gia đình các con và chính tác phẩm nghệ thuật ông tạo dựng.
Những đối tượng trong sonnet của Shakespeare.
Thơ sonnet của Shakespeare hầu hết đền nói đến một người đàn ông trẻ đẹp và một người đàn bà. Những nhân vật này không hề được ông tiết lộ và cho đến hiện tại cũng không ai biết được những người đó là ai: là người thật, hay là những người do ông tạo ra dựa vào những nhân vật chung quanh ông.
Người đàn ông trẻ trong thơ sonnet của Shakespeare đã đuợc bàn luận rất nhiều và có hai giả thuyết được đưa ra: có thể người đàn ông đó là bá tước Southampton thứ ba hay bá tước Pembroke thứ ba.
Người đàn ông thứ nhất: Henry Wriothesley, 3rd Earl of Southampton (6 October 1573 – 10 November 1624), là người mà ông đã đề tặng tập Venus and Adonis năm 1593, và The Rape of Lucrece (1594). Trong tập thơ thứ nhất lời đế tặng rất bình thường, nhưng sang đến tập thứ hai và một năm sau đó (1594) thì giọng điệu có phần thân thiết và tha thiết hơn nhiều."The love I dedicate to your lordship is without end ... What I have done is yours; what I have to do is yours; being part in all I have, devoted yours."
Bỏ ngoài sự bàn cãi về hai chữ viết tắt (Mr W.H.) ở đầu tập thơ sonnet mà Thomas Thorpe xuất bản, thì những bài thơ sonnet làm trong thời gian 1592-1594 của ông coi như hiển nhiên là viết về bá tước Southampton, một người đàn ông trẻ đẹp trai (Fair Youth) kém Shakespeare 9 tuổi. Thời gian tính của những bài thơ sonnet từ số 1 đến 17 này nếu viết về bá tước Southampton vào năm 1592-1594 thì rất hợp lý vì năm sau (1595) là năm bá tước Southampton có liên hệ với Elizabeth Vernon và kết quả là những xáo trộn đáng kể sau đó.
Ngưòi đàn ông thứ hai là William Herbert, 3rd Earl of Pembroke (8 April 1580-10 April 1630). Bá tước Pembroke kém Shakespeare 16 tuổi. Nếu những bài thơ sonnet làm vào những năm trước 1595, khi Shakespeare cỡ ngoài 30 thì lúc đó Herbert mới cỡ tuổi 15. Và dù cho gia đình Herbert có ngắm nghé tìm vợ có nhiều tiền cho Herbert thì sự liên hệ giữa Herbert và Shakespeare vào thời điểm đó cũng không đủ thân thiết để ông có thể làm một loạt bài thơ ca tụng thiếu niên nhỏ tuổi này và khuyến khích chuyện lập gia đình.
Tuy nhiên đến năm Herbert 20 tuổi (1600) thì Herbert có mối tình với một người đàn bà mang tên Mary Fitton (mà có giả thuyết cho rằng người đàn bà này là mẫu hình cho nhân vật Dark Lady của ông). Cuộc đời tình cảm của vị bá tước này rất sóng gió và liên hệ đến nhiều người đàn bà khác nhau, nên nếu Shakespeare đã dùng vị bá tước Pembroke này để làm nhân vật đàn ông trẻ thứ hai trong thơ sonnet của ông thì cũng không có chi lạ.
Shakespeare là một nhà viết kịch nổi tiếng trên toàn thế giới, ông đã viết sonnet xen kẽ với kịch bản trong thời gian từ 1592 đến 1598 (28-34 tuổi). Nếu thơ ông có mang những nhân vật giả tưởng, và ông đặt ông vào vị trí người thơ trong những bài sonnet đó thì tưởng cũng không lấy gì làm ngạc nhiên quá đáng.
Trong tập 154 bài sonnets, một số lớn (1-126) là những bài thơ nói với một người đàn ông trẻ mà nhà thơ có một liên hệ tình cảm sâu xa. Mười bẩy bài thơ đầu tiên nhà thơ cố gắng thuyết phục người đàn ông trẻ này nên lấy vợ và có con, viện dẫn đứa trẻ con trai sinh đẹp sẽ giống bố làm bố trở nên bất tử với thời gian. Những bài còn lại phân tích những lúc đẹp tuyệt vời và những lúc không hay trong mối liên hệ với ngôn ngữ gợi cảm, sự thôi thúc khôn nguôi. Phần còn lại (127-154) trừ hai bài chót, nói với một người đàn bà không có tông tích, chỉ được biết như là một Dark Lady, với những ám ảnh kỳ lạ. Hai bài kết thúc (153-154) là bản dịch hay phỏng theo huyền thoại về Cupid, đuợc mang vào tập sonnet, mục đích vẫn còn là nghi vấn, có người cho rằng đó chỉ là một cách mà nhà xuất bản đã mang vào theo chiếu lệ.
Sau đây là hai bài thơ trong tập Sonnet 154 bài của Shakespeare.
Những bài thơ sonnet của Shakespeare nói chung viết gồm 3 tứ cú âm hệ: abab-cdcd-efef, và hai câu kết liên vận gg phát triển theo lối bố cục, chứng minh, khai triển và kết luận.
Bài sonnet thứ 2 trong 17 bài đầu tiên ông viết cho một người đàn ông trẻ, thúc dục anh lấy vợ, có con, và truyền cái đẹp của anh cho đứa con trai ra đời. Ngoài đời Shakespeare lấy vợ rất sớm năm 18 tuổi và có ba con (hai gái một trai) trước khi rời nhà lên London làm việc. Phải chăng những bài thơ muợn tiếng thúc dục người đàn ông trẻ lấy vợ chính là lời nói của nhà thơ về chính ông?
Trong bốn câu đầu nhà thơ viết dù anh bây giờ còn trẻ rất đẹp, nhưng bốn mươi năm sau trán nhăn đâu còn cái đẹp như xưa nữa. Phân tích cái đẹp hiện tại, ý nghĩa về cái đẹp, làm sao trả lời ngoài cách xụ mặt với cảm tưởng ngượng ngùng vì anh mất cái đẹp rồi. Nhưng có cách chứ, đó là anh sẽ hãnh diện nói về đứa con sẽ nối tiếp mang những đẹp của anh trong tương lai, và cái đẹp đó sẽ không bao giờ mất vì được nối tiếp mãi mãi. Nhà thơ dường như thơ thới vì đã tìm ra giải pháp để truyền cái đẹp bất tử với thời gian.
Sonnet No 2
When forty winters shall beseige thy brow,
And dig deep trenches in thy beauty's field,
Thy youth's proud livery, so gazed on now,
Will be a tatter'd weed, of small worth held:
Then being ask'd where all thy beauty lies,
Where all the treasure of thy lusty days,
To say, within thine own deep-sunken eyes,
Were an all-eating shame and thriftless praise.
How much more praise deserved thy beauty's use,
If thou couldst answer 'This fair child of mine
Shall sum my count and make my old excuse,'
Proving his beauty by succession thine!
This were to be new made when thou art old,
And see thy blood warm when thou feel'st it cold.
Bài sonnet số 2
"Khi bốn mươi năm khắc hằn thêm tuổi,
Làm nhăn nheo khuôn mặt đẹp anh mang,
Đầy kiêu hãnh mà mọi người đang ca ngợi,
Sẽ chỉ còn giá trị như đám cỏ nhàu hoang:
Lúc bấy giờ thì hỏi anh cái đẹp còn đâu,
Bảo vật của những ngày xưa hùng tráng,
Rồi anh trả lời với đôi mắt trùng sâu,
Là bẽn lẽn là ngượng ngùng không tươi sáng,
Thay vào đấy nếu anh duy trì cái đẹp,
Hãnh diện nói “Đây cái đẹp của con tôi,
Nó thừa hưởng từ tôi không chối được”
Là con anh anh cho hết không thôi!
Nó là mùa xuân khi tuổi anh già cỗi,
Là luồng máu nóng làm ấm anh khi lạnh.
(Sóng Việt phỏng dịch)
Bài thơ Sonnet số 18
Bài thơ này là bài chuyển tiếp sau bài bài số 17, mà các nghiên cứu gia cho rằng từ bài 1 đến 17 ông viết về tình cảm của ông với một thiếu niên trẻ và đẹp.
Nói một cách tổng quát, tác giả so sánh ngày hè với một thiếu niên trẻ đẹp. Ngày hè với tác giả sao thiếu thốn quá: quá ngắn, quá nóng, quá phũ phàng, đôi khi quá u ám, nhưng kỳ lạ làm sao là người thiếu niên trẻ đẹp ở đây lại được ví với những cái đẹp nhất của ngày hè như mát mẻ, ôn hòa, ấm áp, như duyên dáng nụ hoa tháng Năm, và những cái đẹp này đã được mang ca tụng đến độ tuyệt vời khi so sánh với ngày hè.
Trong câu đầu tiên, ta thấy tác giả bài thơ cân nhắc và tự hỏi sự so sánh người đẹp này với mùa hè có cần không vì ông đã có câu trả lời, nhưng ông vẫn cứ kể cho độc giả nghe. Người đẹp này quá đẹp, đẹp từ tính tình đến ngoại diện.
Sang đoạn hai, nhà thơ chứng minh sự khác biệt giữa mùa hè, và người đẹp. Mùa hè có thể mang gió tháng Năm, làm rơi rụng hoa, có thể nắng gắt quá, có thể tẻ nhạt quá khi bị mây xám che mặt trời, tuy nhiên người đẹp của tác giả thì dù trải qua những trắc trở, những hủy hoại phũ phàng của thời gian, vẫn không thay đổi, vẫn đẹp. Tại sao thế nhỉ, cái đẹp bất diệt, cái đẹp vĩnh cửu ở đây có phải là cái đẹp thể chất không hay là một cái đẹp khác quý hơn.
Sự khai triển và ca tụng cái đẹp vĩnh cửu đã hiện ra qua những câu chót của bài thơ: phải, chỉ có thơ, chính thơ mới mang được cái đẹp vĩnh cửu tồn tại với thời gian, chỉ có thơ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mới làm cái đẹp được bất tử.
Những hàng thơ bất tử hay chính là những hàng thơ của Shakespeare sẽ mãi mãi tồn tại với thời gian. Shakespeare nói về bài thơ như thể chính là nói về ông, ông sẽ bất tử với thời gian, tên ông sẽ lưu lai ngàn năm sử sách. Và quả thế, người ta chỉ biết đến một tên ông, nào có ai cần biết người thanh niên đẹp trai này, hay trong những bài thơ viết sau đó về người đàn bà tóc màu xẫm, da ngăm, là ai đâu.
Sonnet 18
Shall I compare thee to a summer's day?
Thou art more lovely and more temperate:
Rough winds do shake the darling buds of May,
And summer's lease hath all too short a date:
Sometime too hot the eye of heaven shines,
And often is his gold complexion dimm'd;
And every fair from fair sometime declines,
By chance, or nature's changing course, untrimm'd;
But thy eternal summer shall not fade,
Nor lose possession of that fair thou owest;
Nor shall Death brag thou wander'st in his shade,
When in eternal lines to time thou growest;
So long as men can breathe, or eyes can see,
So long lives this, and this gives life to thee.
Khúc Thi ca 14 hàng số 18 của Shakespeare
Tôi sẽ so sánh em với ngày hè đây nhé
Dù biết em đáng yêu và thuần hậu hơn đầy:
Gió phũ phàng tháng Năm lắc nụ hoa vừa hé,
Mượn mùa hạ thật là quá ngắn cho một ngày:
Mặt trời khi chiếu sáng, rực nóng gay gắt quá
Cũng có lúc sắc vàng bị mây xám phủ mờ
Và mọi vẻ dù đẹp, cũng có thể biến hóa
Thành tẻ nhạt thiên nhiên do thay đổi không ngờ
Nhưng mùa hè vĩnh cửu nơi em sẽ bất diệt
Chẳng mất đi cái đẹp sở hữu em đang mang
Ngay thần chết, không thể khoe có em dưới chướng
Khi em bước vào thơ vĩnh cửu với thời gian
Khi nhân loại còn thở, mắt thế gian còn thấy
Thì thơ này còn sống, tiếp sống mãi cho em.
(Sóng Việt phỏng dịch)
Tham khảo
Brooke, Tucker. Shakespeare of Stratford. New Haven: Yale UP, 1926.
Burgess, Anthony. Shakespeare. London: Jonathan Cape, 1970.
Kay, Dennis. Shakespeare. New York: William Morrow, Inc., 1992.
Levi, Peter. The Life and Times of William Shakespeare. London: Macmillan, 1988.
Neilson, Francis. Shakespeare and the Tempest. New Hampshire: Richard C. Smith Inc., 1956.
Rowse, A.L. Shakespeare the Man. London: Macmillan, 1973.
Sóng Việt
27 November 2009
Sóng Việt Đàm Giang
William Shakespeare (1564-1616)
Những chi tiết về cuộc đời của William Shakespeare không được rõ rệt, một số lớn tài liệu bài viết đều viết căn cứ trên giấy tờ cũ lưu lại hoặc ở thành phố gia đình ông ở (Stratford-Upon-Avon) hay ở London.
William Shakespeare sinh ngày 23 tháng 4 năm 1564 (tài liệu cho hay ông được rửa tội ngày 26/4/1564, cho nên người viết tài liệu có lẽ đã đặt ngày sinh của ông là 3 ngày trước đó, theo đúng thủ tục tôn giáo) tại thị trấn Straford-Upon-Avon, Warwickshire, Anh. Cha ông buôn bán trong ngành da, có thời kỳ được bầu là thị trưởng thành phố ông ở (1568), mẹ ông là con gái của một gia đình khá giả có tiếng.
Thủa bé Shakespeare theo học ở trường La tinh, nhưng phải bỏ học sớm, ở nhà giúp bố kinh doanh. Năm 18 tuổi (1582), Shakespeare kết hôn với Anne Hathaway và có ba con. Năm 21 tuổi (1585), Shakespeare lên sống ở London và bắt đầu tham gia hoạt động sân khấu.
Khởi đầu từng làm chân giữ ngựa ở cửa rạp, làm vai nhắc tuồng, sau đó ông trở thành diễn viên đoàn hát của Leicester (1594). Trong thời gian này ông bắt đầu sáng tác kịch bản, vở đầu tiên xuất hiện những năm 1590. Tại đây, ông gặp bá tước Southampton là người giúp đỡ Shakespeare rất nhiều cho đến năm 1601, bá tước Southampton bị kết tội dấy loạn (cuộc nổi loạn Essex) chống triều đình Elizabeth và bị kết án tù làm ông mất một người tài trợ quan trọng. Trong hai năm rạp hát phải đóng cửa do bệnh dịch (1592-1594), ông sáng tác hai tập thơ nổi tiếng “Venus and Adonis” và “The Rape of Lucrece” đề tặng bá tước Southampton. Cũng trong thời gian này ông viết một số bài thơ sonnet; có thể là do thời điểm đó là thịnh hành của sonnet, và có thể không phải là những bài thơ tình cảm gắn vào một nhân vật nào đó. Ông có lẽ ngưng viết thơ sonnet và trở lại viết kịch vào năm 1594 sau khi gánh hát được phép mở cửa lại.
Năm 1599 ông thành lập nhà hát Globe, nơi trình diễn những vở kịch của ông Mười năm sau (1609) ông cho diễn kịch ở rạp hát có mái che, đây là một sự tiến bộ rất cao trong kịch nghệ vì trước đó kịch thường trình diễn ở ngoài trời.
Năm 1597, ông mua một ngôi nhà khá đắt tiền có đất rộng ở quê ông và đặt tên là New Place nhưng vẫn sống ở London. Năm 1611, sau khi từ bỏ sân khấu ông trở về nhà, sống ở đó cho đến ngày ông từ trần (ngày 23 tháng 4, 1616). Mộ ông đuợc chôn ngày 25 tháng 4, 1616 ở Holy Trinity Church, Stratford-upon-Avon, nơi mà ông được làm lễ rửa tội 52 năm trước đó (tài liệu chính thức lưu trữ tại nhà thờ Holy Trinity ghi rõ ngày rửa tôi và ngày chôn). Tấm đá trên mộ ông có ghi bốn câu thơ ông viết được xem như là một lời nhắn nhủ đến những ai muốn di chuyển mộ của ông đến Websminter Abbey hay quật mồ ông để làm giảo nghiệm.
Good frend for Iesvs sake forbeare,
To digg the dvst encloased heare.
Blest be ye man yt spares thes stones,
And cvrst be he yt moves my bones
Good friend, for Jesus' sake forbeare
To dig the dust enclosed here.
Blessed be the man that spares these stones,
And cursed be he that moves my bones.
Shakespeare sáng tác khá nhiều với 37 vở kịch và hai trường ca là Venus and Adonis (1593), The Rape of Lucrece (1594), và tập thơ Sonnets (Tập thơ Mười Bốn Hàng) gồm 154 bài Sonnets (1592 - 1598) được xuất bản năm 1609.
Một số nghiên cứu gia chia sáng tác của ông làm 3 thời kỳ:
Thời kỳ đầu (1590-1600): Shakespear viết các tác phẩm gồm nhiều kịch bản đề tài khác nhau về vua chúa như Henri IV (1599), Richard III (1593). Hài kịch như The Comedy of Errors, Two Gentlemen of Verona, A Midsummer Night's Dream, The Merchant of Venice, The Merry Wives of Windsor.Và vào cuối thời kỳ thứ nhất, bi kịch như Romeo và Juliet, Julius Caesar.
Thời kỳ thứ hai (1601-1608): ngoài một số hài kịch như All's Well That Ends Well, Timon of Athens, đây là giai đoạn ông viết những vở hài kịch cay đắng và những vở bi kịch được coi như kiệt tác trong nghệ thuật và văn chương: Hamlet(1601), Othello (1604), Macbeth(1605), King Lear (1607), v.v…
Thời kỳ cuối (1609-1612) là giai đoạn ông muốn tìm kiếm cách giải thoát cho những mâu thuẫn của xã hội. Sự lý tưởng hóa cuộc sống được thể hiện qua những vở kịch mang tính chất huyền thoại, trữ tình, hoặc bi hài kịch như: Pericles(1609), Cymbeline (1610), The Winter's Tale (1610), The Tempest (1611), Prince of Tyre, v.v…
Tập thơ Sonnet của Shakespeare do Thomas Thorpe xuất bản năm 1609, không có sự chấp thuận của ông, dưới đầu đề "Shakespeare, Sonnets, Never before imprinted". Bản đề là “Never before imprinted" nhưng thực sự, trong số 154 bài Sonnets chứa 152 bài chưa từng xuất bản trước đó. Hai bài 138 (When my love swears that she is made of truth) và 144 (Two loeves have I of comfort anh despair) đã in trong tập "The Passionate Pilgrim" vào năm 1599.
Căn cứ vào đặc điểm nội dung cùng hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, nghiên cứu gia nghiêng về kết luận là các bài Sonnets được sáng tác vào khoảng từ 1592 - 1598. Đây là giai đoạn mà thể thơ Sonnet được phát triển mạnh mẽ trong văn học Phục hưng Anh.
Sonnet của ông là những dòng cảm xúc của một tâm hồn chân thành trước tình bạn và tình yêu, với sự tri âm, đồng cảm. Tình yêu trở thành muôn màu, đa dạng với nhiều cung bậc khác nhau diễn tả hạnh phúc, dỗi hờn, đau đớn.
Đặc biệt, thơ Sonnet của Shakespeare nói nhiều về biến đổi của thời gian: thời gian nhớ quá khứ, nuối tiếc hiện tại và lo lắng cho tương lai, thêm vào đó là ám ảnh về sự phôi phai sau cái chết và quên lãng của người đời. Giải pháp để chống lại sự lãng quên hiển nhiên là những bài thơ ông làm, như một hình thức lưu giữ thời gian, chống lại sự tàn phá mãnh liệt của nó để hướng đến một cao điểm hạnh phúc hơn. Sự lưu giữ đó thể hiện qua giòng thơ tình yêu, qua niềm vui gia đình các con và chính tác phẩm nghệ thuật ông tạo dựng.
Những đối tượng trong sonnet của Shakespeare.
Thơ sonnet của Shakespeare hầu hết đền nói đến một người đàn ông trẻ đẹp và một người đàn bà. Những nhân vật này không hề được ông tiết lộ và cho đến hiện tại cũng không ai biết được những người đó là ai: là người thật, hay là những người do ông tạo ra dựa vào những nhân vật chung quanh ông.
Người đàn ông trẻ trong thơ sonnet của Shakespeare đã đuợc bàn luận rất nhiều và có hai giả thuyết được đưa ra: có thể người đàn ông đó là bá tước Southampton thứ ba hay bá tước Pembroke thứ ba.
Người đàn ông thứ nhất: Henry Wriothesley, 3rd Earl of Southampton (6 October 1573 – 10 November 1624), là người mà ông đã đề tặng tập Venus and Adonis năm 1593, và The Rape of Lucrece (1594). Trong tập thơ thứ nhất lời đế tặng rất bình thường, nhưng sang đến tập thứ hai và một năm sau đó (1594) thì giọng điệu có phần thân thiết và tha thiết hơn nhiều."The love I dedicate to your lordship is without end ... What I have done is yours; what I have to do is yours; being part in all I have, devoted yours."
Bỏ ngoài sự bàn cãi về hai chữ viết tắt (Mr W.H.) ở đầu tập thơ sonnet mà Thomas Thorpe xuất bản, thì những bài thơ sonnet làm trong thời gian 1592-1594 của ông coi như hiển nhiên là viết về bá tước Southampton, một người đàn ông trẻ đẹp trai (Fair Youth) kém Shakespeare 9 tuổi. Thời gian tính của những bài thơ sonnet từ số 1 đến 17 này nếu viết về bá tước Southampton vào năm 1592-1594 thì rất hợp lý vì năm sau (1595) là năm bá tước Southampton có liên hệ với Elizabeth Vernon và kết quả là những xáo trộn đáng kể sau đó.
Ngưòi đàn ông thứ hai là William Herbert, 3rd Earl of Pembroke (8 April 1580-10 April 1630). Bá tước Pembroke kém Shakespeare 16 tuổi. Nếu những bài thơ sonnet làm vào những năm trước 1595, khi Shakespeare cỡ ngoài 30 thì lúc đó Herbert mới cỡ tuổi 15. Và dù cho gia đình Herbert có ngắm nghé tìm vợ có nhiều tiền cho Herbert thì sự liên hệ giữa Herbert và Shakespeare vào thời điểm đó cũng không đủ thân thiết để ông có thể làm một loạt bài thơ ca tụng thiếu niên nhỏ tuổi này và khuyến khích chuyện lập gia đình.
Tuy nhiên đến năm Herbert 20 tuổi (1600) thì Herbert có mối tình với một người đàn bà mang tên Mary Fitton (mà có giả thuyết cho rằng người đàn bà này là mẫu hình cho nhân vật Dark Lady của ông). Cuộc đời tình cảm của vị bá tước này rất sóng gió và liên hệ đến nhiều người đàn bà khác nhau, nên nếu Shakespeare đã dùng vị bá tước Pembroke này để làm nhân vật đàn ông trẻ thứ hai trong thơ sonnet của ông thì cũng không có chi lạ.
Shakespeare là một nhà viết kịch nổi tiếng trên toàn thế giới, ông đã viết sonnet xen kẽ với kịch bản trong thời gian từ 1592 đến 1598 (28-34 tuổi). Nếu thơ ông có mang những nhân vật giả tưởng, và ông đặt ông vào vị trí người thơ trong những bài sonnet đó thì tưởng cũng không lấy gì làm ngạc nhiên quá đáng.
Trong tập 154 bài sonnets, một số lớn (1-126) là những bài thơ nói với một người đàn ông trẻ mà nhà thơ có một liên hệ tình cảm sâu xa. Mười bẩy bài thơ đầu tiên nhà thơ cố gắng thuyết phục người đàn ông trẻ này nên lấy vợ và có con, viện dẫn đứa trẻ con trai sinh đẹp sẽ giống bố làm bố trở nên bất tử với thời gian. Những bài còn lại phân tích những lúc đẹp tuyệt vời và những lúc không hay trong mối liên hệ với ngôn ngữ gợi cảm, sự thôi thúc khôn nguôi. Phần còn lại (127-154) trừ hai bài chót, nói với một người đàn bà không có tông tích, chỉ được biết như là một Dark Lady, với những ám ảnh kỳ lạ. Hai bài kết thúc (153-154) là bản dịch hay phỏng theo huyền thoại về Cupid, đuợc mang vào tập sonnet, mục đích vẫn còn là nghi vấn, có người cho rằng đó chỉ là một cách mà nhà xuất bản đã mang vào theo chiếu lệ.
Sau đây là hai bài thơ trong tập Sonnet 154 bài của Shakespeare.
Những bài thơ sonnet của Shakespeare nói chung viết gồm 3 tứ cú âm hệ: abab-cdcd-efef, và hai câu kết liên vận gg phát triển theo lối bố cục, chứng minh, khai triển và kết luận.
Bài sonnet thứ 2 trong 17 bài đầu tiên ông viết cho một người đàn ông trẻ, thúc dục anh lấy vợ, có con, và truyền cái đẹp của anh cho đứa con trai ra đời. Ngoài đời Shakespeare lấy vợ rất sớm năm 18 tuổi và có ba con (hai gái một trai) trước khi rời nhà lên London làm việc. Phải chăng những bài thơ muợn tiếng thúc dục người đàn ông trẻ lấy vợ chính là lời nói của nhà thơ về chính ông?
Trong bốn câu đầu nhà thơ viết dù anh bây giờ còn trẻ rất đẹp, nhưng bốn mươi năm sau trán nhăn đâu còn cái đẹp như xưa nữa. Phân tích cái đẹp hiện tại, ý nghĩa về cái đẹp, làm sao trả lời ngoài cách xụ mặt với cảm tưởng ngượng ngùng vì anh mất cái đẹp rồi. Nhưng có cách chứ, đó là anh sẽ hãnh diện nói về đứa con sẽ nối tiếp mang những đẹp của anh trong tương lai, và cái đẹp đó sẽ không bao giờ mất vì được nối tiếp mãi mãi. Nhà thơ dường như thơ thới vì đã tìm ra giải pháp để truyền cái đẹp bất tử với thời gian.
Sonnet No 2
When forty winters shall beseige thy brow,
And dig deep trenches in thy beauty's field,
Thy youth's proud livery, so gazed on now,
Will be a tatter'd weed, of small worth held:
Then being ask'd where all thy beauty lies,
Where all the treasure of thy lusty days,
To say, within thine own deep-sunken eyes,
Were an all-eating shame and thriftless praise.
How much more praise deserved thy beauty's use,
If thou couldst answer 'This fair child of mine
Shall sum my count and make my old excuse,'
Proving his beauty by succession thine!
This were to be new made when thou art old,
And see thy blood warm when thou feel'st it cold.
Bài sonnet số 2
"Khi bốn mươi năm khắc hằn thêm tuổi,
Làm nhăn nheo khuôn mặt đẹp anh mang,
Đầy kiêu hãnh mà mọi người đang ca ngợi,
Sẽ chỉ còn giá trị như đám cỏ nhàu hoang:
Lúc bấy giờ thì hỏi anh cái đẹp còn đâu,
Bảo vật của những ngày xưa hùng tráng,
Rồi anh trả lời với đôi mắt trùng sâu,
Là bẽn lẽn là ngượng ngùng không tươi sáng,
Thay vào đấy nếu anh duy trì cái đẹp,
Hãnh diện nói “Đây cái đẹp của con tôi,
Nó thừa hưởng từ tôi không chối được”
Là con anh anh cho hết không thôi!
Nó là mùa xuân khi tuổi anh già cỗi,
Là luồng máu nóng làm ấm anh khi lạnh.
(Sóng Việt phỏng dịch)
Bài thơ Sonnet số 18
Bài thơ này là bài chuyển tiếp sau bài bài số 17, mà các nghiên cứu gia cho rằng từ bài 1 đến 17 ông viết về tình cảm của ông với một thiếu niên trẻ và đẹp.
Nói một cách tổng quát, tác giả so sánh ngày hè với một thiếu niên trẻ đẹp. Ngày hè với tác giả sao thiếu thốn quá: quá ngắn, quá nóng, quá phũ phàng, đôi khi quá u ám, nhưng kỳ lạ làm sao là người thiếu niên trẻ đẹp ở đây lại được ví với những cái đẹp nhất của ngày hè như mát mẻ, ôn hòa, ấm áp, như duyên dáng nụ hoa tháng Năm, và những cái đẹp này đã được mang ca tụng đến độ tuyệt vời khi so sánh với ngày hè.
Trong câu đầu tiên, ta thấy tác giả bài thơ cân nhắc và tự hỏi sự so sánh người đẹp này với mùa hè có cần không vì ông đã có câu trả lời, nhưng ông vẫn cứ kể cho độc giả nghe. Người đẹp này quá đẹp, đẹp từ tính tình đến ngoại diện.
Sang đoạn hai, nhà thơ chứng minh sự khác biệt giữa mùa hè, và người đẹp. Mùa hè có thể mang gió tháng Năm, làm rơi rụng hoa, có thể nắng gắt quá, có thể tẻ nhạt quá khi bị mây xám che mặt trời, tuy nhiên người đẹp của tác giả thì dù trải qua những trắc trở, những hủy hoại phũ phàng của thời gian, vẫn không thay đổi, vẫn đẹp. Tại sao thế nhỉ, cái đẹp bất diệt, cái đẹp vĩnh cửu ở đây có phải là cái đẹp thể chất không hay là một cái đẹp khác quý hơn.
Sự khai triển và ca tụng cái đẹp vĩnh cửu đã hiện ra qua những câu chót của bài thơ: phải, chỉ có thơ, chính thơ mới mang được cái đẹp vĩnh cửu tồn tại với thời gian, chỉ có thơ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mới làm cái đẹp được bất tử.
Những hàng thơ bất tử hay chính là những hàng thơ của Shakespeare sẽ mãi mãi tồn tại với thời gian. Shakespeare nói về bài thơ như thể chính là nói về ông, ông sẽ bất tử với thời gian, tên ông sẽ lưu lai ngàn năm sử sách. Và quả thế, người ta chỉ biết đến một tên ông, nào có ai cần biết người thanh niên đẹp trai này, hay trong những bài thơ viết sau đó về người đàn bà tóc màu xẫm, da ngăm, là ai đâu.
Sonnet 18
Shall I compare thee to a summer's day?
Thou art more lovely and more temperate:
Rough winds do shake the darling buds of May,
And summer's lease hath all too short a date:
Sometime too hot the eye of heaven shines,
And often is his gold complexion dimm'd;
And every fair from fair sometime declines,
By chance, or nature's changing course, untrimm'd;
But thy eternal summer shall not fade,
Nor lose possession of that fair thou owest;
Nor shall Death brag thou wander'st in his shade,
When in eternal lines to time thou growest;
So long as men can breathe, or eyes can see,
So long lives this, and this gives life to thee.
Khúc Thi ca 14 hàng số 18 của Shakespeare
Tôi sẽ so sánh em với ngày hè đây nhé
Dù biết em đáng yêu và thuần hậu hơn đầy:
Gió phũ phàng tháng Năm lắc nụ hoa vừa hé,
Mượn mùa hạ thật là quá ngắn cho một ngày:
Mặt trời khi chiếu sáng, rực nóng gay gắt quá
Cũng có lúc sắc vàng bị mây xám phủ mờ
Và mọi vẻ dù đẹp, cũng có thể biến hóa
Thành tẻ nhạt thiên nhiên do thay đổi không ngờ
Nhưng mùa hè vĩnh cửu nơi em sẽ bất diệt
Chẳng mất đi cái đẹp sở hữu em đang mang
Ngay thần chết, không thể khoe có em dưới chướng
Khi em bước vào thơ vĩnh cửu với thời gian
Khi nhân loại còn thở, mắt thế gian còn thấy
Thì thơ này còn sống, tiếp sống mãi cho em.
(Sóng Việt phỏng dịch)
Tham khảo
Brooke, Tucker. Shakespeare of Stratford. New Haven: Yale UP, 1926.
Burgess, Anthony. Shakespeare. London: Jonathan Cape, 1970.
Kay, Dennis. Shakespeare. New York: William Morrow, Inc., 1992.
Levi, Peter. The Life and Times of William Shakespeare. London: Macmillan, 1988.
Neilson, Francis. Shakespeare and the Tempest. New Hampshire: Richard C. Smith Inc., 1956.
Rowse, A.L. Shakespeare the Man. London: Macmillan, 1973.
Sóng Việt
27 November 2009
Cầu Mirabeau. Paris. France_Sóng Việt
Paris: Cây Cầu Mirabeau
Sóng Việt Đàm Giang
Mở đầu
Nói đến Paris, Pháp thì chúng ta ai cũng nghĩ đến Tour Eiffel, nhà thờ Đức Bà Notre Dame, viện bảo tàng Louvre, viện bảo tàng Orsay, dòng sông Seine, v.v… Nói đến sông Seine thì mọi người đều nhớ đến những cây cầu nối liền tả ngạn và hữu ngạn con sông này. Theo thống kê thì sông Seine có tất cả 37 cây cầu, không kể những cây cầu ngoài vòng các quận của Paris, cũng như những cầu dàng riêng cho hệ thống xe điện, xe lửa (RATP, SNCF), v.v…
Cây cầu cũ nhất làm bằng đá bắc ngang sông Seine hoàn thành năm 1607 mang tên Pont Neuf. Cây cầu mới nhất dành cho bộ hành là cây cầu Simone de Beauvoir, hoàn thành năm 2006.
Hoành tráng nhất phải kể là cây cầu Alexandre III hoàn thành năm 1900. Và một trong những cây cầu được nhắc đến trong thơ văn, và nhờ đó trở thành rất nổi tiếng thì phải kể đến cây cầu Mirabeau. Bài viết ngắn này thu hẹp trong cầu Mirabeau và bài thơ liên hệ.
Cầu Mirabeau
Đây là một cây cầu thép có cấu trúc khung vòm, nằm giữa quận 15 và quận 16, Paris, Ile de France do Jean Resal vẽ kiểu. Cầu có ba vòm, dài 173 mét, rộng 20 mét (đường xe đi rộng 12 m, vỉa hè hai bên mỗi bên rộng 4 m) được xây cất vào năm 1893 và hoàn thành năm1896. Vì cầu làm bằng thép nên vòm giữa đã nâng cao được gần 100m, một điều mà cầu đá không thể thực hiện được. Tổng thống Felix Faure khánh thành cầu ngày 11 tháng 4, năm 1897.
Cầu có hai cột trụ lớn đặt sâu xuống lòng sông, ở thành lan can trên cầu nhìn xuống hai bên trụ này thì thấy có 4 tượng của Jean Antoine Injalbert như đứng ở mũi thuyền, mang tên "The City of Paris", "Abundance”, "Navigation", và "Commerce". Tượng mang tên “City of Paris” và “Abundance” quay mặt ra sông Seine, hai tượng mang tên "Navigation" và "Commerce" quay mặt vào cầu.
Bài thơ về cây cầu Mirabeau
Bài thơ Le Pont Mirabeau của Guillaume Apollinaire (1880-1918) làm vào năm 1912, trích từ tập thơ Alcools xuất bản năm 1913, đã được rất nhiều người từ học trò, sinh viên, đến những người thích thơ văn nhớ đến. Bài thơ gắn liền với cây cầu Mirabeau đã làm cầu Mirabeau nổi tiếng hơn và du khách nếu thích thơ Apollinaire thì khi thăm Paris không thể không đến thăm cây cầu nổi tiếng này.
Bài thơ đề tựa “Cây cầu Mirabeau” nhưng nội dung không phải nói về cây cầu này mà là sự so sánh sự mất mát của tình yêu với dòng nước.
Xuất xứ bài thơ
Tài liệu kể rằng thời gian Apollinaire viết bài thơ Le pont Mirabeau, thì ông ta sống ở Auteuil. Là một người đi bộ không biết mệt, ông thường đi qua cấu này để về nhà, luôn luôn chiêm ngưỡng cây cầu. Ông giải thích trong trường ca “Zone” như ông bước về hướng Auteuil, ông muốn đi bộ về nhà… Không biết có phải ông bước về nhà người bạn ông tên là Chagall, ở tại Ruche, vùng quận 15 hay không?
Với một chút nước sông Seine và tên một cây cầu, Apollinaire đã tạo ra một bài thơ tuyệt diệu nói về sự trôi qua của thời gian và bản chất tình yêu không bền vững phản ảnh qua sự tiếp tục chảy không ngừng của dòng nước. Bài thơ này được coi như là Apollinaire làm để nhớ lại mối tình trôi qua rất nhanh của ông với nữ họa sĩ Marie Laurencin (1885-1956), một cuộc tình kéo dài bốn năm (1909-1912).
Có một bản ghi lại thanh âm của nhà thơ khi ông đọc bài thơ này, một thời gian trước khi ông chết. Giọng nói đã được thu tại Studio-Laboratoire des Archives de la Parole (Voice Archive Studio-Laboratory). Viên thu âm này đã bắt đầu làm việc thu lại tiếng nói của những nhân vật nổi tiếng từ năm 1911 tại Sorbonne. Đây có lẽ là tài liệu cũ nhất để tán dương sông Seine.
Le Pont Mirabeau
Guillaume Apollinaire
Sous le pont Mirabeau coule la Seine
Et nos amours
Faut-il qu'il m'en souvienne
La joie venait toujours après la peine
Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure
Les mains dans les mains restons face à face
Tandis que sous
Le pont de nos bras passe
Des éternels regards l'onde si lasse
Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure
L'amour s'en va comme cette eau courante
L'amour s'en va
Comme la vie est lente
Et comme l'Espérance est violente
Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure
Passent les jours et passent les semaines
Ni temps passé
Ni les amours reviennent
Sous le pont Mirabeau coule la Seine
Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure"
Le Pont Mirabeau"
Apollinaire, Alcools (1913)
Một chút bàn luận về bài thơ
Bài thơ gồm 24 câu thơ, 4 tứ cú kèm 4 điệp khúc hai câu, thơ được viết liên tục không có dấu, tưa như một giòng nước chảy. Mỗi đoản thơ viết với cấu trúc 10/4/6/10 tiết âm, điệp khúc mỗi hàng có 7 tiết âm.
- Bốn câu đầu cho biết nơi có kỷ niệm của hai nhân vật trong bài thơ: đó là cây cầu Mirabeau.
- Bốn câu đoạn thứ hai: quá khứ hiện lên, với kỷ niệm mối tình còn như đang sống
- Bốn câu đoạn thứ ba: sự trôi qua nhanh chóng của mối tình
- Bốn câu chót: sự trôi qua nhanh chóng của thời gian. Tác giả so sánh tình yêu đã mất với sông Seine. Thời gian trôi, nước chảy, cuộc hành trình không đảo ngược được.
Hai câu điệp khúc với 7 tiết âm (Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm Ngày cứ trôi mình tôi còn đây) được nhắc đi nhắc lại trong bài sau mỗi tứ cú và kết thúc tạo cho toàn bài một âm điệu buồn buồn, và như một vòng tròn.
Bài thơ là một bi ca với tình yêu mất, đau khổ dai dẳng, không có giải pháp cho cuộc tình đã tan. Nỗi nhớ đã gợi lại kỷ niệm vui. Sự dùng nghĩa đôi cho những câu thơ và kỷ niệm tình tiếp tục qua giòng nước tạo một nghĩa mơ hồ xoay quanh tình yêu tan rã, nhưng kỷ niệm và hiện tại vẫn sống. Apollinaire đã dùng động từ ở nhiều thể và thì khác nhau như: thể mạng-lịnh-cách (imperative) trong đoạn hai để làm nổi hình ảnh đôi nhân tình với thời gian: tình yêu chết, kỷ niệm sống. Tác giả dùng tiếp-tục-pháp (subjunctive) trong câu đầu của điệp khúc, và thì hiện tại ở câu thứ 2 của điệp khúc để diễn tả những gì đang xảy ra trong suy tưởng và ngay lúc đó. Bài thơ đã dùng sông Seine với dòng nước chẩy, đêm, ngày, tháng trôi là cái động của thời gian để so sánh với cái bất động, cái bất biến, vẫn hiện hữu là cây cầu kim loại, và chính nhà thơ.
Kết luận
Tuy rằng bài thơ viết như là tứ cú 10/4/6/10, nhưng vì không có dấu nên có thể coi như là viết theo thể 10/4+6/10 tiết âm có nhịp vận cuối câu. Câu thứ hai trong mỗi đoạn với 4 tiết âm tiếp nối sau bằng câu thứ ba với 6 tiết âm làm thành 10 tiết âm vần với câu đầu và bắt nhịp với câu tiếp: ..la Seine, souvienne, la peine; ...face, passe, lasse;…courante, lente, violente;... semaines, reviennent, la Seine. Vì bài thơ diễn tả dùng nhiều thì khác nhau của động từ như quá khứ, hiện tại, mạng-lịnh-pháp, tiếp-tục-pháp nên đã làm cho việc tìm hiểu bài thơ và dịch thuật gặp nhiều thử thách và khó khăn. Người viết những hàng chữ này tạm dịch như sau (theo cách ngắt câu 10/4/6/10 tiết âm và điệp khúc 7/7 tiết âm):
Cầu Mirabeau
Dưới cầu Mirabeau dòng sông Seine nước chảy
Như tình chúng mình
Có cần phải tự nhắc rằng
Niềm vui nào có cũng sau buồn phiền đớn đau
Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây
Hãy nắm tay nhau và giữ mặt đối nhau đây
Trong cùng lúc này
Dưới cầu tay chúng mình là
Làn sóng mệt mỏi của ánh mắt nhìn thiên thu (*)
Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây
Tình qua đi chẳng khác chi giòng nước chảy miết
Tình yêu qua đi
Sao cuộc đời trôi chậm thế
Và Hy-vọng sao mà lại mãnh liệt quá thay
Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây
Hàng ngày trôi qua và hàng tuần cũng trôi qua
Chẳng thời quá khứ
Chẳng kỷ niệm tình trở lại
Dưới cầu Mirabeau dòng sông Seine nước chảy
Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây(Sóng Việt tạm phỏng dịch)
Sóng Việt Đàm Giang
12 December 2009
Cầu Mirabeau (hình truy cập từ internet: http://www.pariswater.com/ponts/ponts.htm)
(*): Nếu nhìn tấm hình cầu Mirabeau, thấy gầm cầu có dạng hình vòm, mặt nước có sóng lăn tăn, rồi hình dung ra một đôi nhân tình đứng đối diện nhau, cách xa nhau bằng tầm tay hai người đang nắm, họ đang nắm tay nhau đưa lên cao trên tầm mắt. Nhà thơ đã ví ánh mắt nhìn của họ như làn sóng dưới gầm cầu.
Nghe nhạc:
Bản nhạc Le Pont Mirabeau do Marc Lavoine phổ nhạc và trình bầy ra mắt năm 2001.
Marc Lavoine - Le Pont Mirabeau (Guillaume Apollinaire)
http://www.youtube.com/watch?v=DvOeX9b4Tp4&feature=related
Abdel Clement hát Le Pont Mirabeau, nhạc Marc Levoine:
http://www.youtube.com/watch?v=SbgrB2RORWM&feature=related
Nghe chính Apollinaire đọc bài thơ Le pont Mirabeau:
http://www.youtube.com/watch?v=oShj49SVUN0&feature=related
Tài liệu cầu Mirabeau truy cập trên Wikipedia:
http://en.wikipedia.org/wiki/Pont_Mirabeau
Sóng Việt Đàm Giang
Mở đầu
Nói đến Paris, Pháp thì chúng ta ai cũng nghĩ đến Tour Eiffel, nhà thờ Đức Bà Notre Dame, viện bảo tàng Louvre, viện bảo tàng Orsay, dòng sông Seine, v.v… Nói đến sông Seine thì mọi người đều nhớ đến những cây cầu nối liền tả ngạn và hữu ngạn con sông này. Theo thống kê thì sông Seine có tất cả 37 cây cầu, không kể những cây cầu ngoài vòng các quận của Paris, cũng như những cầu dàng riêng cho hệ thống xe điện, xe lửa (RATP, SNCF), v.v…
Cây cầu cũ nhất làm bằng đá bắc ngang sông Seine hoàn thành năm 1607 mang tên Pont Neuf. Cây cầu mới nhất dành cho bộ hành là cây cầu Simone de Beauvoir, hoàn thành năm 2006.
Hoành tráng nhất phải kể là cây cầu Alexandre III hoàn thành năm 1900. Và một trong những cây cầu được nhắc đến trong thơ văn, và nhờ đó trở thành rất nổi tiếng thì phải kể đến cây cầu Mirabeau. Bài viết ngắn này thu hẹp trong cầu Mirabeau và bài thơ liên hệ.
Cầu Mirabeau
Đây là một cây cầu thép có cấu trúc khung vòm, nằm giữa quận 15 và quận 16, Paris, Ile de France do Jean Resal vẽ kiểu. Cầu có ba vòm, dài 173 mét, rộng 20 mét (đường xe đi rộng 12 m, vỉa hè hai bên mỗi bên rộng 4 m) được xây cất vào năm 1893 và hoàn thành năm1896. Vì cầu làm bằng thép nên vòm giữa đã nâng cao được gần 100m, một điều mà cầu đá không thể thực hiện được. Tổng thống Felix Faure khánh thành cầu ngày 11 tháng 4, năm 1897.
Cầu có hai cột trụ lớn đặt sâu xuống lòng sông, ở thành lan can trên cầu nhìn xuống hai bên trụ này thì thấy có 4 tượng của Jean Antoine Injalbert như đứng ở mũi thuyền, mang tên "The City of Paris", "Abundance”, "Navigation", và "Commerce". Tượng mang tên “City of Paris” và “Abundance” quay mặt ra sông Seine, hai tượng mang tên "Navigation" và "Commerce" quay mặt vào cầu.
Bài thơ về cây cầu Mirabeau
Bài thơ Le Pont Mirabeau của Guillaume Apollinaire (1880-1918) làm vào năm 1912, trích từ tập thơ Alcools xuất bản năm 1913, đã được rất nhiều người từ học trò, sinh viên, đến những người thích thơ văn nhớ đến. Bài thơ gắn liền với cây cầu Mirabeau đã làm cầu Mirabeau nổi tiếng hơn và du khách nếu thích thơ Apollinaire thì khi thăm Paris không thể không đến thăm cây cầu nổi tiếng này.
Bài thơ đề tựa “Cây cầu Mirabeau” nhưng nội dung không phải nói về cây cầu này mà là sự so sánh sự mất mát của tình yêu với dòng nước.
Xuất xứ bài thơ
Tài liệu kể rằng thời gian Apollinaire viết bài thơ Le pont Mirabeau, thì ông ta sống ở Auteuil. Là một người đi bộ không biết mệt, ông thường đi qua cấu này để về nhà, luôn luôn chiêm ngưỡng cây cầu. Ông giải thích trong trường ca “Zone” như ông bước về hướng Auteuil, ông muốn đi bộ về nhà… Không biết có phải ông bước về nhà người bạn ông tên là Chagall, ở tại Ruche, vùng quận 15 hay không?
Với một chút nước sông Seine và tên một cây cầu, Apollinaire đã tạo ra một bài thơ tuyệt diệu nói về sự trôi qua của thời gian và bản chất tình yêu không bền vững phản ảnh qua sự tiếp tục chảy không ngừng của dòng nước. Bài thơ này được coi như là Apollinaire làm để nhớ lại mối tình trôi qua rất nhanh của ông với nữ họa sĩ Marie Laurencin (1885-1956), một cuộc tình kéo dài bốn năm (1909-1912).
Có một bản ghi lại thanh âm của nhà thơ khi ông đọc bài thơ này, một thời gian trước khi ông chết. Giọng nói đã được thu tại Studio-Laboratoire des Archives de la Parole (Voice Archive Studio-Laboratory). Viên thu âm này đã bắt đầu làm việc thu lại tiếng nói của những nhân vật nổi tiếng từ năm 1911 tại Sorbonne. Đây có lẽ là tài liệu cũ nhất để tán dương sông Seine.
Le Pont Mirabeau
Guillaume Apollinaire
Sous le pont Mirabeau coule la Seine
Et nos amours
Faut-il qu'il m'en souvienne
La joie venait toujours après la peine
Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure
Les mains dans les mains restons face à face
Tandis que sous
Le pont de nos bras passe
Des éternels regards l'onde si lasse
Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure
L'amour s'en va comme cette eau courante
L'amour s'en va
Comme la vie est lente
Et comme l'Espérance est violente
Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure
Passent les jours et passent les semaines
Ni temps passé
Ni les amours reviennent
Sous le pont Mirabeau coule la Seine
Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure"
Le Pont Mirabeau"
Apollinaire, Alcools (1913)
Một chút bàn luận về bài thơ
Bài thơ gồm 24 câu thơ, 4 tứ cú kèm 4 điệp khúc hai câu, thơ được viết liên tục không có dấu, tưa như một giòng nước chảy. Mỗi đoản thơ viết với cấu trúc 10/4/6/10 tiết âm, điệp khúc mỗi hàng có 7 tiết âm.
- Bốn câu đầu cho biết nơi có kỷ niệm của hai nhân vật trong bài thơ: đó là cây cầu Mirabeau.
- Bốn câu đoạn thứ hai: quá khứ hiện lên, với kỷ niệm mối tình còn như đang sống
- Bốn câu đoạn thứ ba: sự trôi qua nhanh chóng của mối tình
- Bốn câu chót: sự trôi qua nhanh chóng của thời gian. Tác giả so sánh tình yêu đã mất với sông Seine. Thời gian trôi, nước chảy, cuộc hành trình không đảo ngược được.
Hai câu điệp khúc với 7 tiết âm (Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm Ngày cứ trôi mình tôi còn đây) được nhắc đi nhắc lại trong bài sau mỗi tứ cú và kết thúc tạo cho toàn bài một âm điệu buồn buồn, và như một vòng tròn.
Bài thơ là một bi ca với tình yêu mất, đau khổ dai dẳng, không có giải pháp cho cuộc tình đã tan. Nỗi nhớ đã gợi lại kỷ niệm vui. Sự dùng nghĩa đôi cho những câu thơ và kỷ niệm tình tiếp tục qua giòng nước tạo một nghĩa mơ hồ xoay quanh tình yêu tan rã, nhưng kỷ niệm và hiện tại vẫn sống. Apollinaire đã dùng động từ ở nhiều thể và thì khác nhau như: thể mạng-lịnh-cách (imperative) trong đoạn hai để làm nổi hình ảnh đôi nhân tình với thời gian: tình yêu chết, kỷ niệm sống. Tác giả dùng tiếp-tục-pháp (subjunctive) trong câu đầu của điệp khúc, và thì hiện tại ở câu thứ 2 của điệp khúc để diễn tả những gì đang xảy ra trong suy tưởng và ngay lúc đó. Bài thơ đã dùng sông Seine với dòng nước chẩy, đêm, ngày, tháng trôi là cái động của thời gian để so sánh với cái bất động, cái bất biến, vẫn hiện hữu là cây cầu kim loại, và chính nhà thơ.
Kết luận
Tuy rằng bài thơ viết như là tứ cú 10/4/6/10, nhưng vì không có dấu nên có thể coi như là viết theo thể 10/4+6/10 tiết âm có nhịp vận cuối câu. Câu thứ hai trong mỗi đoạn với 4 tiết âm tiếp nối sau bằng câu thứ ba với 6 tiết âm làm thành 10 tiết âm vần với câu đầu và bắt nhịp với câu tiếp: ..la Seine, souvienne, la peine; ...face, passe, lasse;…courante, lente, violente;... semaines, reviennent, la Seine. Vì bài thơ diễn tả dùng nhiều thì khác nhau của động từ như quá khứ, hiện tại, mạng-lịnh-pháp, tiếp-tục-pháp nên đã làm cho việc tìm hiểu bài thơ và dịch thuật gặp nhiều thử thách và khó khăn. Người viết những hàng chữ này tạm dịch như sau (theo cách ngắt câu 10/4/6/10 tiết âm và điệp khúc 7/7 tiết âm):
Cầu Mirabeau
Dưới cầu Mirabeau dòng sông Seine nước chảy
Như tình chúng mình
Có cần phải tự nhắc rằng
Niềm vui nào có cũng sau buồn phiền đớn đau
Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây
Hãy nắm tay nhau và giữ mặt đối nhau đây
Trong cùng lúc này
Dưới cầu tay chúng mình là
Làn sóng mệt mỏi của ánh mắt nhìn thiên thu (*)
Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây
Tình qua đi chẳng khác chi giòng nước chảy miết
Tình yêu qua đi
Sao cuộc đời trôi chậm thế
Và Hy-vọng sao mà lại mãnh liệt quá thay
Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây
Hàng ngày trôi qua và hàng tuần cũng trôi qua
Chẳng thời quá khứ
Chẳng kỷ niệm tình trở lại
Dưới cầu Mirabeau dòng sông Seine nước chảy
Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây(Sóng Việt tạm phỏng dịch)
Sóng Việt Đàm Giang
12 December 2009
Cầu Mirabeau (hình truy cập từ internet: http://www.pariswater.com/ponts/ponts.htm)
(*): Nếu nhìn tấm hình cầu Mirabeau, thấy gầm cầu có dạng hình vòm, mặt nước có sóng lăn tăn, rồi hình dung ra một đôi nhân tình đứng đối diện nhau, cách xa nhau bằng tầm tay hai người đang nắm, họ đang nắm tay nhau đưa lên cao trên tầm mắt. Nhà thơ đã ví ánh mắt nhìn của họ như làn sóng dưới gầm cầu.
Nghe nhạc:
Bản nhạc Le Pont Mirabeau do Marc Lavoine phổ nhạc và trình bầy ra mắt năm 2001.
Marc Lavoine - Le Pont Mirabeau (Guillaume Apollinaire)
http://www.youtube.com/watch?v=DvOeX9b4Tp4&feature=related
Abdel Clement hát Le Pont Mirabeau, nhạc Marc Levoine:
http://www.youtube.com/watch?v=SbgrB2RORWM&feature=related
Nghe chính Apollinaire đọc bài thơ Le pont Mirabeau:
http://www.youtube.com/watch?v=oShj49SVUN0&feature=related
Tài liệu cầu Mirabeau truy cập trên Wikipedia:
http://en.wikipedia.org/wiki/Pont_Mirabeau
Hoa Thạch Thảo, L'Adieu và Mùa Thu Chết_Sóng Việt
Hoa Thạch Thảo
L’Adieu (Guillaume Apollinaire) và Mùa Thu Chết
Sóng Việt Đàm Giang
Mở đầu
Một trong những bản nhạc nói về mùa thu hay diễn tả mùa thu nổi tiếng ở Việt Nam vào thập niên 70 phải kể đến bài nhạc Mùa Thu Chết của Nhạc sĩ Phạm Duy. Lời viết trong bản nhạc phỏng theo một bài thơ ngoại quốc. Trong bản nhạc, ngay câu đầu tiên có nói đến hoa thạch thảo: “Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo”. Hoa thạch thảo cũng được nói đến trong rất nhiều bài thơ văn hay nhạc khác từ trong nước đến hải ngoại. Vậy hoa thạch thảo ở Việt Nam và hoa thạch thảo trong bài thơ L’Adieu của nhà thơ Pháp gốc Ba Lan Guillaume Apollinaire, mà nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc cũng như trong bài thơ dịch của nhà thơ Bùi Giáng khác nhau, có tên Latin ra sao và thuộc họ hay gia đình nào?
Bài viết ngắn này phân biệt hai loại hoa mang tên thạch thảo, một loại mang tên nguyên thủy ở miền Bắc Việt Nam và hoa thạch thảo có xuất xứ ở Ấu châu. Những bàn luận về lý do và tình tiết làm sao bài thơ được ra đời cũng được thu thập và ghi nhận ở đây.
Hoa thạch thảo ở Việt Nam
Hoa Thạch thảo (Aster amellus L) thuộc họ Cúc (Asteraceae). Tại Việt Nam, người miền Nam hay gọi là Cúc Sao, Cúc Cánh mối, người Bắc gọi là Thạch thảo. Thạch thảo hay mọc thành bụi, nhiều bông với cánh đơn xoè rộng ra. Hoa Thạch thảo có ba màu chính: tím, hồng, trắng. Thạch thảo ngày nay được lai tạo thêm thành loại hoa cánh kép. Hoa Thạch thảo cánh mối cũng như các loại hoa cúc thường nở vào mùaThu, khi mà đa số các loại hoa khác đã tàn.
Như vậy, hoa Thạch Thảo (hay cúc Sao, cúc Nhật, cúc Cánh Mối) là 1 tên Việt của loài Aster amellus L. thuộc họ Cúc (Asteraceae), tên Anh ngữ là Aster và Pháp là Astère. Nhóm Cúc (cả trồng làm hoa hay mọc hoang) thường được gọi chung là Chrysanthemum/Aster, trong đó các loài mọc hoang thường có 1 chùm lông ở cuối mỗi hột (khi trái chín) và phát tán nhờ gió (nên mọc hoang, rải rác vào mùa xuân khi có nắng ấm ở Âu châu, hoa chỉ sống trong vài tháng!). Các loài cúc trồng thì không phát tán tự nhiên được vì hột không có lông như Vạn Thọ (marigold), cúc Giấy (zinnia). Có loại được trồng từ hột, có loại trồng bằng củ; cúc Thạch Thảo (cúc sao/Aster), và nói chung loại nhiều loại cúc thường trồng từ cây con nhảy chồi (do mọc thành bụi, hoa thường bất thụ). (Tài liệu tổng hợp từ internet). (1)
Hoa Thạch Thảo ở Âu Châu
Hoa Thạch thảo Ấu châu là thuộc cây Bruyère (tiếng Pháp) hay Heather (tiếng Anh) còn gọi là Common Ling hay Briar.
Từ điển Sinh Học Anh Việt và Việt Anh, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật dịch heather là cây thạch nam. Erica. Trung hoa gọi là Hồng phương bách hay thạch nam. Từ điển phổ thông Pháp Việt gọi là cây thạch thảo.
Phân loại
Tất cả các loại thạch thảo đều trong gia đình Ericaceae, có một loại hoa thạch thảo duy nhất thuộc giống Calluna, ngoài ra là loại Erica. Dưới đây là một số giống Erica khác nhau trong hàng vài trăm loại khác nhau trên thế giới.
Loại Calluna vulgaris là loại thạch thảo thật sự (true heather), loại cây nhỏ, có hoa nhỏ hình chuông màu tím, hay hồng nhạt.
Loại Ericagồm nhiều giống khác nhau từ giống cây nhỏ mọc từng bụi nhỏ hoặc có thể là cây lớn.
- Erica arborea, treeheath, briar, brier: cây nhỏ ở vùng Địa Trung Hải có chùm hoa trắng hình chùy, thơm và có rễ cứng như gỗ được dùng để làm ống điếu hút.
- Giống Erica carnea, spring heather, winter heather, là loại cây hoa nhỏ mùa đông hay mùa xuân, ở Âu châu có hoa hình chuông màu đỏ hay hồng.
- Giống E. cinerea: loại thạch thảo có lá nhỏ, hoa hình chuông màu đỏ tím
- Giống E. tetralix, bellheather, cross-leaved heath là loại cây nhỏ lùn có hoa màu hồng
- Giống E. vagans hay còn gọi là Cornish heath là loại thạch thảo mọc cả bụi có hoa màu hồng hay trắng thường thấy ở cánh đồng hoang tại Cornish và đông nam Ấu châu.
- Giống E. lusitanica hay Portugese heath, Spanish heath mọc rậm rạp ở vùng bán đảo Iberia, có hoa trắng hồng.
- Giống E. perspicua hay Prince of Wales heath mọc rất nhiều ở Anh quốc và Nam Phi châu, có hoa màu trắng. Hoa dài và trông tựa như chùm lông của huy hiệu trên Coat of Arms của Hoàng tử xứ Wales- Anh Quốc, nên mang tên Prince-of-Wales heath
- Erica mammosa là loại Erica có nhiều màu nhất từ màu trắng, tím, cam đến màu đỏ. Hoa chuông đặc biệt dài hơn các loại Erica khác (1)Nếu nói về ý nghĩa của màu hoa thạch thảo thì thạch thảo trắng tượng trưng cho sự che chở, cho sự mong mỏi. Thạch thảo mầu hồng tượng trưng cho may mắn, và màu xanh lạt lavender tượng trưng cho cô đơn, sự hâm mộ thán phục. (2)
Bài thơ L'Adieu
Bài thơ nguyên tác của Guillaume Apollinaire (1880-1918) như sau.
L’Adieu
J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends
Bản dịch của Bùi Giáng
Bài thơ năm câu trên đây đã đuợc nhà thơ Bùi Giáng dịch như sau.
Lời vĩnh biệt
(1)
Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng đựợc nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó…
Nhưng Bùi Giáng không phải chỉ dịch một lần. Nhà thơ Bùi Giáng đã khai triển và tiếp tục viết sang bài thứ hai.
(2)
Ðã hái nhành kia một buổi nào
Ngậm ngùi thạch thảo chết từ bao
Thu còn sống sót đâu chăng nữa
Người sẽ xa nhau suốt điệu chào
Anh nhớ em quên và em cũng
Quên rồi khoảnh khắc rộng xuân xanh
Thời gian đất nhạt mờ năm tháng
Tuế nguyệt hoa đà nhị hoán tam.
Và tiếp tục dịch thoát ý sang bài thứ ba.
(3)
Mùa thu chiết liễu nhớ chăng em?
Ðã chết xuân xanh suốt bóng thềm
Ðất lạnh qui hồi thôi hết dịp
Chờ nhau trong Vĩnh Viễn Nguôi Quên
Thấp thoáng thiều quang mỏng mảnh dường
Nhành hoang thạch thảo ngậm mùi vương
Chờ nhau chín kiếp tam sinh tại
Thạch thượng khuê đầu nguyệt diểu mang.
Bùi Giáng (1925-1998) dịch
(“Ði vào cõi thơ”. Bùi Giáng, trang 80-82, nhà xuất bản Ca Dao, Sàigon, Việt Nam.1969)
**
Và dưới đây là:
Mùa Thu Chết
Mùa thu chết là tên một bài hát của Phạm Duy sáng tác năm 1965, phổ từ bài thơ tiếng Pháp L'Adieu của Guillaume Apollinaire. Bài này rất nổi tiếng trong thập niên 70 tại Sài Gòn, và gắn liền với tên tuổi ca sĩ Julie (Quang). (3)
"Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, đã chết rồi. Em nhớ cho!
Em nhớ cho,
Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa!
Trên cõi đời này, trên cõi đời này
Từ nay mãi mãi không thấy nhau
Từ nay mãi mãi không thấy nhau...
Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!
Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.
Vẫn chờ em, vẫn chờ em
Vẫn chờ....
Vẫn chờ... đợi em!" Mùa Thu Chết (Phạm Duy)
Guillaume Apollinaire (28 August 1880-09 November 1918)
Vài hàng tiểu sử Apollinaire
Guillaume Apollinaire: tên thật Wilhelm Albert Vladimir Apollinaris Kostrowitcki, nhà thơ Pháp gốc Ba Lan, sinh ở Roma, Italy.
Năm 1887 Wilhelm Kostrowitzky cùng gia đình mẹ chuyển về Monaco và học ở Monaco, Cannes. Từ năm 1899 chuyển về sống ở Paris, làm thơ, viết báo với bút hiệu Guillaume Apollinaire, ông cộng tác với một số tờ báo như La Revue blanche, La Plume và Le Mercure de France. Năm 1903, ông lập ra các tờ tạp chí của chính mình Le Festin d''Esope (November 1903-August 1904) và La Revue immoraliste (1905).
Năm 1912 ông cùng bạn bè thành lập tạp chí “Les soirées de Paris” và làm chủ bút từ năm 1913. Cũng trong năm này in bài thơ nổi tiếng nhất của ông: Le Pont Mirabeau và trường ca Zone. Năm 1913 ông phát hành tập thơ Alcools (Rượu), và năm 1914 có xuất bản một số bài thơ viết theo kiểu tạo hình. Apollinaire mất ngày 9 tháng 11, năm 1918 tại Paris, Pháp (4). Mộ ông chôn ở nghĩa trang Père Lachaise ở Paris. (5)
Bàn luận về bài thơ L’Adieu
Apollinaire làm bài thơ L’Adieu làm sau khi đi thăm mộ con gái của Victor Hugo vào ngày 16 September 1913.
Arnaud Laster, Giáo sư văn chương tại trường Sorbonne (University of Paris III), trong một bài viết đã đặt câu hỏi: “Có phải Apollinaire đã viết bài L’Adieu này để tưởng nhớ Victor Hugo sau khi đi thăm mộ người con gái của Hugo tên là Léopoldine đã chết đuối cùng chồng ở biển tại tỉnh Villequier vào năm 1843”. Bài này có thể có liên hệ với bài Demain, dès l’aube và là nguồn cảm xúc để Apollinaire sáng tác bài L’Adieu chăng? (6)
Trước khi tìm hiểu, cần phải nhắc đến bài thơ Demain dès l’aube của Victor Hugo
Bài Demain, dès l’aube là bài thơ Victor Hugo (1802-1885) đã làm vào năm 1847 (đề ngày 03 September 1847) đề tặng con gái đúng 4 năm sau ngày Léopoldine chết (04 September 1843). Sự mất mát lớn lao này đã làm Hugo đau khổ suốt một thời gian dài và ông đã không in thêm tập thơ nào nữa trong mười năm sau cái chết của Léopoldine.
Demain, dès l'aube...
Demain, dès l'aube, à l'heure où blanchit la campagne,
Je partirai. Vois-tu, je sais que tu m'attends.
J'irai par la forêt, j'irai par la montagne.
Je ne puis demeurer loin de toi plus longtemps.
Je marcherai les yeux fixés sur mes pensées,
Sans rien voir au dehors, sans entendre aucun bruit,
Seul, inconnu, le dos courbé, les mains croisées,
Triste, et le jour pour moi sera comme la nuit.
Je ne regarderai ni l'or du soir qui tombe,
Ni les voiles au loin descendant vers Harfleur,
Et quand j'arriverai, je mettrai sur ta tombe
Un bouquet de houx vert et de bruyère en fleur.
Victor Hugo
03 September 1847
(Les Contemplations- cuốn IV.1856)
Ngày Mai, Từ Rạng Đông
Ngày mai, từ rạng đông lúc trời đồng quê bắt đầu sáng
Cha sẽ đi, Con thấy không cha biết con đang chờ cha
Cha sẽ vượt qua rừng, cha sẽ vượt qua núi.
Cha không thể nào xa cách con lâu dài hơn được nữa
Cha sẽ đi, đôi mắt chăm chú vào suy nghĩ của cha
Chẳng hề màng nhìn chung quanh, không màng nghe một tiếng động
Một mình, không ai biết, lưng còng, hai bàn tay đan nhau
Sầu buồn, và ngày đối với cha cũng tựa như đêm thôi.
Cha sẽ không màng nhìn chiều vàng đang đổ xuống,
Hay những cánh buồm xa đằng phía cảng Harfleur,
Và khi cha đến nơi, cha sẽ đặt trên mộ của con
Một bó hoa có ô-rô xanh cùng thạch thảo đang nở.
(Sóng Việt phỏng dịch nghĩa)
Cái chết của Léopoldine ảnh hưởng mạnh trên Victor Hugo đến độ ông bị ám ảnh vì cô, ông tự hỏi bây giờ Léopoldine ở đâu sau khi chết. Ông tìm kiếm cô qua khung cửa tối tăm của vĩnh cửu, và ông cũng tìm kiếm cô ở ngoài cỗ quan tài, với hy vọng cô thấy có một bóng người đi qua cỗ quan tài đen mà ông tưởng tượng là được đóng lỏng lẻo, người đó chính là ông đã tìm đến bên cô trong bóng tối thiên thu.
“Dis, qu'as-tu fait pendant tout ce temps-là ? - Seigneur,
Qu'a-t-elle fait ? - Vois-tu la vie en vos demeures ?
A quelle horloge d'ombre as-tu compté les heures ?
As-tu sans bruit parfois poussé l'autre endormi ?
Et t'es-tu, m'attendant, réveillée à demi ?
T'es-tu, pâle, accoudée à l'obscure fenêtre
De l'infini, cherchant dans l'ombre à reconnaître
Un passant, à travers le noir cercueil mal joint,
Attentive, écoutant si tu n'entendais point
Quelqu'un marcher vers toi dans l'éternité sombre ?
Et t'es-tu recouchée ainsi qu'un mât qui sombre,
En disant : Qu'est-ce donc ? mon père ne vient pas !
Avez-vous tous les deux parlé de moi tout bas ?”
[“A celle qui est restée en France,” 393]
Một đoạn thơ khác ông kể lể con gái chết là ông mất tất cả, ông đã chôn vùi cả ước mơ, cả hy vọng, cả tình yêu vào trong nấm mồ mà ông đào trong lồng ngực của ông:
“Qu'ai-je appris ? J'ai, pensif , tout saisi sans rien prendre ;
J'ai vu beaucoup de nuit et fait beaucoup de cendre.
Qui sommes-nous ? que veut dire ce mot : Toujours ?
J'ai tout enseveli, songes, espoirs, amours,
Dans la fosse que j'ai creusée en ma poitrine.
Qui donc a la science ? où donc est la doctrine ?
Oh ! que ne suis-je encor le rêveur d'autrefois,
Qui s'égarait dans l'herbe, et les prés, et les bois,
Qui marchait souriant, le soir, quand le ciel brille,
Tenant la main petite et blanche de sa fille,
Et qui, joyeux, laissant luire le firmament,
Laissant l'enfant parler, se sentait lentement
Emplir de cet azur et de cette innocence !”
[“A celle qui est restée en France,” 395]
Bộ Les Contemplations gồm 6 cuốn sách. Cuốn số 4 gồm 17 bài thơ làm riêng cho Léopoldine có đề tựa Pauca meae (vài câu thơ cho con gái tôi). Những bài đầu trong tập 4 ghi ngày làm 3 năm sau ngày con gái ông chết đuối với người chồng mới cưới cỡ 6 tháng. Sự mất mát Léopoldine là một sự mất mát quá lớn lao, nó ăn sâu vào suy nghĩ của V. Hugo làm ông suy tưởng về ý nghĩa của đời sống và tìm cách giải đáp bí ẩn của cái chết cùng thế giới vô hình. Tìm cách giải thích bí ẩn của cái chết có nghĩa là tìm lại được Léopoldine và giải đáp được thắc mắc về cái chết. Tuy Hugo đã không thành công trong việc nối kết được với thế giới vô hình, nhưng ông có lòng tin vào Thông linh học/Tâm linh học (Spiritiualism). Hơn mười năm sau cái chết của Léopoldine , sách đã ghi lại là ông đã tham dự nhiều lần vào ngồi bàn cầu hồn, và đã có lần người gọi hồn đã gọi được hồn Leopoldine lên gặp ông. Tưởng cũng nhắc rằng Victor Hugo được Đạo Cao Đài ở Việt Nam tôn sùng như là một trong ba vị thánh mà họ thờ phụng (Tam Thánh: Sun Yat Sen /Tôn Dật Tiên, Victor Hugo, và Nguyễn Bỉnh Khiêm).(7)
Bài thơ L’Adieu (và cả bài Le Pont Mirabeau) của Guillaume Apollinaire đã là đề tài bàn luận và làm tốn khá nhiều giấy bút cho những ai muốn phân tích và tìm hiểu thơ ông. Lý do vì Apollinaire làm thơ mà không hề bỏ dấu vào bài, thí dụ như dấu phẩy, dấu chấm, hay dấu ngoặc đôi (quotation-marks) tại mỗi câu thơ cần bỏ vào trong ngoặc đôi.
Vì thế khi đọc bài thơ không dấu L’Adieu của ông, hai câu chót làm độc giả phải phân vân không biết đó là do nhân vật với đại danh từ Je ở câu đầu vẫn tiếp tục nói hay là đó là lời trả lời của nhân vật thứ hai, được tạm thời bỏ trong ngoặc cho dễ hiểu như sau :
“Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends”
Nếu như hai câu này đã ở trong ngoặc đôi thì rõ ràng là câu trả lời của nhân vật thứ hai:
“Mùi hương thời gian nhành hoa thạch thảo
Và cha nhớ rằng con chờ đợi cha”.
(Với lý luận người chết chờ người còn sống xuống âm phủ với mình chứ người chết làm sao trở lại trần gian như ông đã than ở câu trên).
Lối làm thơ mang vào trong ngoặc đôi của Victor Hugo rất quen thuộc vì ông luôn đóng vai người cha hỏi hay nói rồi trả lời thay cho con như thể chính người con gái nói với ông.
Kết luận
Tóm lại, liệu bài thơ L’Adieu có thể xem như là do Guillaume Apollinaire cảm tác và tưởng niệm Victor Hugo một cách gián tiếp sau khi thăm nhà mồ của Léopoldine và đọc bộ sách Les Contemplations của Victor Hugo không?
Và nếu đúng như thế thì ba câu đầu của bài thơ L’Adieu có thể hiểu như là Apollinaire đã viết thay lời của V. Hugo để nói với con gái đã chết, và trong hai câu chót người con gái yêu của V. Hugo đã trả lời rằng cô mong muốn và chờ gặp lại cha cô ở thế giới vô hình? Hiểu như thế chúng ta sẽ không còn có thắc mắc cho câu chót trong nguyên tác “Et souviens-toi que je t'attends” và trong những bản dịch của nhà thơ Bùi Giáng.
L’Adieu
J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends
Guillaume Apollinaire
Và bài thơ mà Bùi Giáng dịch:
Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó ...
(Bùi Giáng dịch)
Có thể hiểu như sau:
Cha đã hái nhành lá cây thạch thảo
Con nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé con đợi chờ cha đó
(Sóng Việt thay đại danh từ)
Hoặc có thể vì Appollinaire biết rằng V. Hugo tin vào Thông linh học, và Hugo đã có lần được tiếp xúc với Leopoldine qua bàn cầu hồn, thì chúng ta cũng có thể cho rằng Apollinaire đã viết thay lời cho V. Hugo nói chờ hồn Leopoldine hiện về thế gian để gặp ông: “Và con nhớ rằng cha chờ đợi con”:
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends
Mùi hương thời gian nhành cây thạch thảo
Và con nhớ rằng cha chờ đợi con.
(Sóng Việt dịch)
Cái khó khăn khi dịch một bài thơ Pháp ngữ sang Việt ngữ là những đại từ nhân xưng. Trong khi Pháp ngữ chỉ có một số chữ cho ngôi thứ nhất và thứ hai như je, me, tu, te, toi, moi, vous, nous, thì trong tiếng Việt đại từ nhân xưng rất phong phú; cách dùng những đại từ nhân xưng này như anh, em, cô, chú, ông, bác, dì, dượng, tôi, con, cháu, mày, tao, v.v…cho người đọc biết sự liên hệ thứ bậc, thái độ và tình cảm của những người giao tiếp với nhau. Khi dịch thơ nếu không hiểu biết rõ hoàn cảnh và thời điểm bài thơ được làm nên thì đôi khi sự sai lầm có thể xẩy ra.
Bài thơ L’Adieu mà Bùi Giáng dịch có thể là do cố ý của Bùi Giáng để tạo thành một bài thơ tình cảm nói về sự chia lìa của đôi nhân tình dù ông biết bài thơ nguyên tác có ý nghĩa khác chăng?
Và có thể nhờ do cố ý hay vô tình dịch như thế (dùng chữ ta, em, thay vì cha, con), mà bài thơ đã là nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ sáng tác bản nhạc Mùa Thu Chết?
Không có Hoa Thạch Thảo thì làm sao có Lời Vĩnh Biệt,
Không có Lời Vĩnh Biệt thì làm sao có Mùa Thu Chết?
Hoa thạch thảo (bruyère) được nhiều thi sĩ mang vào thơ nhưng có thể nói rằng hoa thạch thảo đã được đời đời gắn liền với bài thơ Demain, dès l’aube của Victor Hugo và L’Adieu của Guillaume Apollinaire (8).
Có phải chăng thu miền viễn đông,
Nơi có thạch thảo mọc ven sông,
Hoa chuông nho nhỏ vờn trong gió
Gợi nhớ thành sầu chĩu mênh mông?
Sóng Việt Đàm Giang
09 December 2009
Chú thích
Truy cập ngày 08 tháng 12, 2009 trên internet.
(1) Link có hình các loại hoa thạch thảo:
http://images.google.com/images?q=hoa+th%E1%BA%A1ch+th%E1%BA%A3o&ndsp=18&svnum=10&hl=en&lr=&start=0&sa=N&filter=0
(2) Link nói về ý nghĩa các loại hoa:
http://www.buzzle.com/articles/flowers-meanings-list-of-flowers-and-their-meanings.html
(3) Link nghe nhạc Mùa Thu Chết, Julie trình diễn:
http://www.youtube.com/watch?v=wr5UbGGbrvg
(Video Asia 10th Anniversary (c) Asia Productions 1993).
(4) Tiểu sử Apollinaire: http://en.wikipedia.org/wiki/Guillaume_Apollinaire.
(5) Mộ Guillaume Apollinaire .Nghĩa trang Père Lachaise, Paris. Pháp.
http://commons.wikimedia.org/wiki/File:Tombe_de_Guillaume_Apollinaire.JPG
(6) Arnaud Laster: L'Adieu d'Apollinaire: Un hommage à Victor Hugo?
(7) http://groupugo.div.jussieu.fr/groupugo/88-12-17laster.htm).
(8) Hình Victor Hugo (hình số 9) tại Tòa Thánh Tây Ninh, Việt-Nam:
http://www-personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv/thdcd/thdcdqkttttncenter1.htm
(9) Hoa thạch thảo trong thơ của Emily Brontë (Wuthering Heights/Đỉnh Gió Hú):
http://academic.brooklyn.cuny.edu/english/melani/novel_19c/wuthering/poetry.html
Tài liệu tham khảo
Arborea. (2009, December 8). Trong Wikipedia: the free encyclopedia. Truy cập December 8, 2009, từ http://en.wikipedia.org/wiki/Erica_arborea
Calluna. (2009, November 23). Trong Wikipedia: the free encyclopedia. Truy cập December 8,
2009, từ http://en.wikipedia.org/wiki/Calluna
Carnea. (2009, September 3). Trong Wikipedia: the free encyclopedia. Truy cập December 8, 2009, từ http://en.wikipedia.org/wiki/Erica_carnea
Cassiope Bell. (2009, July 28). Trong Wikipedia: the free encyclopedia. Truy cập December 8,
2009, từ http://en.wikipedia.org/wiki/Cassiope
Cinerea. (2009, July 24). Trong Wikipedia: the free encyclopedia. Truy cập December 8, 2009, từ http://en.wikipedia.org/wiki/Erica_cinerea
Dophei. (2009, December 25). Trong Wikipedia: the free encyclopedia. Truy cập December 8, 2009, từ http://nl.wikipedia.org/wiki/Dophei
Erica. (2009, November 19). Trong Wikipedia: the free encyclopedia. Truy cập December 8, 2009, từ http://en.wikipedia.org/wiki/Erica
Erica Mammosa. (2009, January). South African National Biodiversity Institute, South Africa. Truy cập December 8, 2009, từ http://www.plantzafrica.com/plantefg/ericamammosa.ht m
Vagans. (2009, September 19). Trong Wikipedia: the free encyclopedia. Truy cập December 8,
2009, từ http://en.wikipedia.org/wiki/Erica_vagans
L’Adieu (Guillaume Apollinaire) và Mùa Thu Chết
Sóng Việt Đàm Giang
Mở đầu
Một trong những bản nhạc nói về mùa thu hay diễn tả mùa thu nổi tiếng ở Việt Nam vào thập niên 70 phải kể đến bài nhạc Mùa Thu Chết của Nhạc sĩ Phạm Duy. Lời viết trong bản nhạc phỏng theo một bài thơ ngoại quốc. Trong bản nhạc, ngay câu đầu tiên có nói đến hoa thạch thảo: “Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo”. Hoa thạch thảo cũng được nói đến trong rất nhiều bài thơ văn hay nhạc khác từ trong nước đến hải ngoại. Vậy hoa thạch thảo ở Việt Nam và hoa thạch thảo trong bài thơ L’Adieu của nhà thơ Pháp gốc Ba Lan Guillaume Apollinaire, mà nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc cũng như trong bài thơ dịch của nhà thơ Bùi Giáng khác nhau, có tên Latin ra sao và thuộc họ hay gia đình nào?
Bài viết ngắn này phân biệt hai loại hoa mang tên thạch thảo, một loại mang tên nguyên thủy ở miền Bắc Việt Nam và hoa thạch thảo có xuất xứ ở Ấu châu. Những bàn luận về lý do và tình tiết làm sao bài thơ được ra đời cũng được thu thập và ghi nhận ở đây.
Hoa thạch thảo ở Việt Nam
Hoa Thạch thảo (Aster amellus L) thuộc họ Cúc (Asteraceae). Tại Việt Nam, người miền Nam hay gọi là Cúc Sao, Cúc Cánh mối, người Bắc gọi là Thạch thảo. Thạch thảo hay mọc thành bụi, nhiều bông với cánh đơn xoè rộng ra. Hoa Thạch thảo có ba màu chính: tím, hồng, trắng. Thạch thảo ngày nay được lai tạo thêm thành loại hoa cánh kép. Hoa Thạch thảo cánh mối cũng như các loại hoa cúc thường nở vào mùaThu, khi mà đa số các loại hoa khác đã tàn.
Như vậy, hoa Thạch Thảo (hay cúc Sao, cúc Nhật, cúc Cánh Mối) là 1 tên Việt của loài Aster amellus L. thuộc họ Cúc (Asteraceae), tên Anh ngữ là Aster và Pháp là Astère. Nhóm Cúc (cả trồng làm hoa hay mọc hoang) thường được gọi chung là Chrysanthemum/Aster, trong đó các loài mọc hoang thường có 1 chùm lông ở cuối mỗi hột (khi trái chín) và phát tán nhờ gió (nên mọc hoang, rải rác vào mùa xuân khi có nắng ấm ở Âu châu, hoa chỉ sống trong vài tháng!). Các loài cúc trồng thì không phát tán tự nhiên được vì hột không có lông như Vạn Thọ (marigold), cúc Giấy (zinnia). Có loại được trồng từ hột, có loại trồng bằng củ; cúc Thạch Thảo (cúc sao/Aster), và nói chung loại nhiều loại cúc thường trồng từ cây con nhảy chồi (do mọc thành bụi, hoa thường bất thụ). (Tài liệu tổng hợp từ internet). (1)
Hoa Thạch Thảo ở Âu Châu
Hoa Thạch thảo Ấu châu là thuộc cây Bruyère (tiếng Pháp) hay Heather (tiếng Anh) còn gọi là Common Ling hay Briar.
Từ điển Sinh Học Anh Việt và Việt Anh, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật dịch heather là cây thạch nam. Erica. Trung hoa gọi là Hồng phương bách hay thạch nam. Từ điển phổ thông Pháp Việt gọi là cây thạch thảo.
Phân loại
Tất cả các loại thạch thảo đều trong gia đình Ericaceae, có một loại hoa thạch thảo duy nhất thuộc giống Calluna, ngoài ra là loại Erica. Dưới đây là một số giống Erica khác nhau trong hàng vài trăm loại khác nhau trên thế giới.
Loại Calluna vulgaris là loại thạch thảo thật sự (true heather), loại cây nhỏ, có hoa nhỏ hình chuông màu tím, hay hồng nhạt.
Loại Ericagồm nhiều giống khác nhau từ giống cây nhỏ mọc từng bụi nhỏ hoặc có thể là cây lớn.
- Erica arborea, treeheath, briar, brier: cây nhỏ ở vùng Địa Trung Hải có chùm hoa trắng hình chùy, thơm và có rễ cứng như gỗ được dùng để làm ống điếu hút.
- Giống Erica carnea, spring heather, winter heather, là loại cây hoa nhỏ mùa đông hay mùa xuân, ở Âu châu có hoa hình chuông màu đỏ hay hồng.
- Giống E. cinerea: loại thạch thảo có lá nhỏ, hoa hình chuông màu đỏ tím
- Giống E. tetralix, bellheather, cross-leaved heath là loại cây nhỏ lùn có hoa màu hồng
- Giống E. vagans hay còn gọi là Cornish heath là loại thạch thảo mọc cả bụi có hoa màu hồng hay trắng thường thấy ở cánh đồng hoang tại Cornish và đông nam Ấu châu.
- Giống E. lusitanica hay Portugese heath, Spanish heath mọc rậm rạp ở vùng bán đảo Iberia, có hoa trắng hồng.
- Giống E. perspicua hay Prince of Wales heath mọc rất nhiều ở Anh quốc và Nam Phi châu, có hoa màu trắng. Hoa dài và trông tựa như chùm lông của huy hiệu trên Coat of Arms của Hoàng tử xứ Wales- Anh Quốc, nên mang tên Prince-of-Wales heath
- Erica mammosa là loại Erica có nhiều màu nhất từ màu trắng, tím, cam đến màu đỏ. Hoa chuông đặc biệt dài hơn các loại Erica khác (1)Nếu nói về ý nghĩa của màu hoa thạch thảo thì thạch thảo trắng tượng trưng cho sự che chở, cho sự mong mỏi. Thạch thảo mầu hồng tượng trưng cho may mắn, và màu xanh lạt lavender tượng trưng cho cô đơn, sự hâm mộ thán phục. (2)
Bài thơ L'Adieu
Bài thơ nguyên tác của Guillaume Apollinaire (1880-1918) như sau.
L’Adieu
J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends
Bản dịch của Bùi Giáng
Bài thơ năm câu trên đây đã đuợc nhà thơ Bùi Giáng dịch như sau.
Lời vĩnh biệt
(1)
Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng đựợc nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó…
Nhưng Bùi Giáng không phải chỉ dịch một lần. Nhà thơ Bùi Giáng đã khai triển và tiếp tục viết sang bài thứ hai.
(2)
Ðã hái nhành kia một buổi nào
Ngậm ngùi thạch thảo chết từ bao
Thu còn sống sót đâu chăng nữa
Người sẽ xa nhau suốt điệu chào
Anh nhớ em quên và em cũng
Quên rồi khoảnh khắc rộng xuân xanh
Thời gian đất nhạt mờ năm tháng
Tuế nguyệt hoa đà nhị hoán tam.
Và tiếp tục dịch thoát ý sang bài thứ ba.
(3)
Mùa thu chiết liễu nhớ chăng em?
Ðã chết xuân xanh suốt bóng thềm
Ðất lạnh qui hồi thôi hết dịp
Chờ nhau trong Vĩnh Viễn Nguôi Quên
Thấp thoáng thiều quang mỏng mảnh dường
Nhành hoang thạch thảo ngậm mùi vương
Chờ nhau chín kiếp tam sinh tại
Thạch thượng khuê đầu nguyệt diểu mang.
Bùi Giáng (1925-1998) dịch
(“Ði vào cõi thơ”. Bùi Giáng, trang 80-82, nhà xuất bản Ca Dao, Sàigon, Việt Nam.1969)
**
Và dưới đây là:
Mùa Thu Chết
Mùa thu chết là tên một bài hát của Phạm Duy sáng tác năm 1965, phổ từ bài thơ tiếng Pháp L'Adieu của Guillaume Apollinaire. Bài này rất nổi tiếng trong thập niên 70 tại Sài Gòn, và gắn liền với tên tuổi ca sĩ Julie (Quang). (3)
"Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, đã chết rồi. Em nhớ cho!
Em nhớ cho,
Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa!
Trên cõi đời này, trên cõi đời này
Từ nay mãi mãi không thấy nhau
Từ nay mãi mãi không thấy nhau...
Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!
Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.
Vẫn chờ em, vẫn chờ em
Vẫn chờ....
Vẫn chờ... đợi em!" Mùa Thu Chết (Phạm Duy)
Guillaume Apollinaire (28 August 1880-09 November 1918)
Vài hàng tiểu sử Apollinaire
Guillaume Apollinaire: tên thật Wilhelm Albert Vladimir Apollinaris Kostrowitcki, nhà thơ Pháp gốc Ba Lan, sinh ở Roma, Italy.
Năm 1887 Wilhelm Kostrowitzky cùng gia đình mẹ chuyển về Monaco và học ở Monaco, Cannes. Từ năm 1899 chuyển về sống ở Paris, làm thơ, viết báo với bút hiệu Guillaume Apollinaire, ông cộng tác với một số tờ báo như La Revue blanche, La Plume và Le Mercure de France. Năm 1903, ông lập ra các tờ tạp chí của chính mình Le Festin d''Esope (November 1903-August 1904) và La Revue immoraliste (1905).
Năm 1912 ông cùng bạn bè thành lập tạp chí “Les soirées de Paris” và làm chủ bút từ năm 1913. Cũng trong năm này in bài thơ nổi tiếng nhất của ông: Le Pont Mirabeau và trường ca Zone. Năm 1913 ông phát hành tập thơ Alcools (Rượu), và năm 1914 có xuất bản một số bài thơ viết theo kiểu tạo hình. Apollinaire mất ngày 9 tháng 11, năm 1918 tại Paris, Pháp (4). Mộ ông chôn ở nghĩa trang Père Lachaise ở Paris. (5)
Bàn luận về bài thơ L’Adieu
Apollinaire làm bài thơ L’Adieu làm sau khi đi thăm mộ con gái của Victor Hugo vào ngày 16 September 1913.
Arnaud Laster, Giáo sư văn chương tại trường Sorbonne (University of Paris III), trong một bài viết đã đặt câu hỏi: “Có phải Apollinaire đã viết bài L’Adieu này để tưởng nhớ Victor Hugo sau khi đi thăm mộ người con gái của Hugo tên là Léopoldine đã chết đuối cùng chồng ở biển tại tỉnh Villequier vào năm 1843”. Bài này có thể có liên hệ với bài Demain, dès l’aube và là nguồn cảm xúc để Apollinaire sáng tác bài L’Adieu chăng? (6)
Trước khi tìm hiểu, cần phải nhắc đến bài thơ Demain dès l’aube của Victor Hugo
Bài Demain, dès l’aube là bài thơ Victor Hugo (1802-1885) đã làm vào năm 1847 (đề ngày 03 September 1847) đề tặng con gái đúng 4 năm sau ngày Léopoldine chết (04 September 1843). Sự mất mát lớn lao này đã làm Hugo đau khổ suốt một thời gian dài và ông đã không in thêm tập thơ nào nữa trong mười năm sau cái chết của Léopoldine.
Demain, dès l'aube...
Demain, dès l'aube, à l'heure où blanchit la campagne,
Je partirai. Vois-tu, je sais que tu m'attends.
J'irai par la forêt, j'irai par la montagne.
Je ne puis demeurer loin de toi plus longtemps.
Je marcherai les yeux fixés sur mes pensées,
Sans rien voir au dehors, sans entendre aucun bruit,
Seul, inconnu, le dos courbé, les mains croisées,
Triste, et le jour pour moi sera comme la nuit.
Je ne regarderai ni l'or du soir qui tombe,
Ni les voiles au loin descendant vers Harfleur,
Et quand j'arriverai, je mettrai sur ta tombe
Un bouquet de houx vert et de bruyère en fleur.
Victor Hugo
03 September 1847
(Les Contemplations- cuốn IV.1856)
Ngày Mai, Từ Rạng Đông
Ngày mai, từ rạng đông lúc trời đồng quê bắt đầu sáng
Cha sẽ đi, Con thấy không cha biết con đang chờ cha
Cha sẽ vượt qua rừng, cha sẽ vượt qua núi.
Cha không thể nào xa cách con lâu dài hơn được nữa
Cha sẽ đi, đôi mắt chăm chú vào suy nghĩ của cha
Chẳng hề màng nhìn chung quanh, không màng nghe một tiếng động
Một mình, không ai biết, lưng còng, hai bàn tay đan nhau
Sầu buồn, và ngày đối với cha cũng tựa như đêm thôi.
Cha sẽ không màng nhìn chiều vàng đang đổ xuống,
Hay những cánh buồm xa đằng phía cảng Harfleur,
Và khi cha đến nơi, cha sẽ đặt trên mộ của con
Một bó hoa có ô-rô xanh cùng thạch thảo đang nở.
(Sóng Việt phỏng dịch nghĩa)
Cái chết của Léopoldine ảnh hưởng mạnh trên Victor Hugo đến độ ông bị ám ảnh vì cô, ông tự hỏi bây giờ Léopoldine ở đâu sau khi chết. Ông tìm kiếm cô qua khung cửa tối tăm của vĩnh cửu, và ông cũng tìm kiếm cô ở ngoài cỗ quan tài, với hy vọng cô thấy có một bóng người đi qua cỗ quan tài đen mà ông tưởng tượng là được đóng lỏng lẻo, người đó chính là ông đã tìm đến bên cô trong bóng tối thiên thu.
“Dis, qu'as-tu fait pendant tout ce temps-là ? - Seigneur,
Qu'a-t-elle fait ? - Vois-tu la vie en vos demeures ?
A quelle horloge d'ombre as-tu compté les heures ?
As-tu sans bruit parfois poussé l'autre endormi ?
Et t'es-tu, m'attendant, réveillée à demi ?
T'es-tu, pâle, accoudée à l'obscure fenêtre
De l'infini, cherchant dans l'ombre à reconnaître
Un passant, à travers le noir cercueil mal joint,
Attentive, écoutant si tu n'entendais point
Quelqu'un marcher vers toi dans l'éternité sombre ?
Et t'es-tu recouchée ainsi qu'un mât qui sombre,
En disant : Qu'est-ce donc ? mon père ne vient pas !
Avez-vous tous les deux parlé de moi tout bas ?”
[“A celle qui est restée en France,” 393]
Một đoạn thơ khác ông kể lể con gái chết là ông mất tất cả, ông đã chôn vùi cả ước mơ, cả hy vọng, cả tình yêu vào trong nấm mồ mà ông đào trong lồng ngực của ông:
“Qu'ai-je appris ? J'ai, pensif , tout saisi sans rien prendre ;
J'ai vu beaucoup de nuit et fait beaucoup de cendre.
Qui sommes-nous ? que veut dire ce mot : Toujours ?
J'ai tout enseveli, songes, espoirs, amours,
Dans la fosse que j'ai creusée en ma poitrine.
Qui donc a la science ? où donc est la doctrine ?
Oh ! que ne suis-je encor le rêveur d'autrefois,
Qui s'égarait dans l'herbe, et les prés, et les bois,
Qui marchait souriant, le soir, quand le ciel brille,
Tenant la main petite et blanche de sa fille,
Et qui, joyeux, laissant luire le firmament,
Laissant l'enfant parler, se sentait lentement
Emplir de cet azur et de cette innocence !”
[“A celle qui est restée en France,” 395]
Bộ Les Contemplations gồm 6 cuốn sách. Cuốn số 4 gồm 17 bài thơ làm riêng cho Léopoldine có đề tựa Pauca meae (vài câu thơ cho con gái tôi). Những bài đầu trong tập 4 ghi ngày làm 3 năm sau ngày con gái ông chết đuối với người chồng mới cưới cỡ 6 tháng. Sự mất mát Léopoldine là một sự mất mát quá lớn lao, nó ăn sâu vào suy nghĩ của V. Hugo làm ông suy tưởng về ý nghĩa của đời sống và tìm cách giải đáp bí ẩn của cái chết cùng thế giới vô hình. Tìm cách giải thích bí ẩn của cái chết có nghĩa là tìm lại được Léopoldine và giải đáp được thắc mắc về cái chết. Tuy Hugo đã không thành công trong việc nối kết được với thế giới vô hình, nhưng ông có lòng tin vào Thông linh học/Tâm linh học (Spiritiualism). Hơn mười năm sau cái chết của Léopoldine , sách đã ghi lại là ông đã tham dự nhiều lần vào ngồi bàn cầu hồn, và đã có lần người gọi hồn đã gọi được hồn Leopoldine lên gặp ông. Tưởng cũng nhắc rằng Victor Hugo được Đạo Cao Đài ở Việt Nam tôn sùng như là một trong ba vị thánh mà họ thờ phụng (Tam Thánh: Sun Yat Sen /Tôn Dật Tiên, Victor Hugo, và Nguyễn Bỉnh Khiêm).(7)
Bài thơ L’Adieu (và cả bài Le Pont Mirabeau) của Guillaume Apollinaire đã là đề tài bàn luận và làm tốn khá nhiều giấy bút cho những ai muốn phân tích và tìm hiểu thơ ông. Lý do vì Apollinaire làm thơ mà không hề bỏ dấu vào bài, thí dụ như dấu phẩy, dấu chấm, hay dấu ngoặc đôi (quotation-marks) tại mỗi câu thơ cần bỏ vào trong ngoặc đôi.
Vì thế khi đọc bài thơ không dấu L’Adieu của ông, hai câu chót làm độc giả phải phân vân không biết đó là do nhân vật với đại danh từ Je ở câu đầu vẫn tiếp tục nói hay là đó là lời trả lời của nhân vật thứ hai, được tạm thời bỏ trong ngoặc cho dễ hiểu như sau :
“Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends”
Nếu như hai câu này đã ở trong ngoặc đôi thì rõ ràng là câu trả lời của nhân vật thứ hai:
“Mùi hương thời gian nhành hoa thạch thảo
Và cha nhớ rằng con chờ đợi cha”.
(Với lý luận người chết chờ người còn sống xuống âm phủ với mình chứ người chết làm sao trở lại trần gian như ông đã than ở câu trên).
Lối làm thơ mang vào trong ngoặc đôi của Victor Hugo rất quen thuộc vì ông luôn đóng vai người cha hỏi hay nói rồi trả lời thay cho con như thể chính người con gái nói với ông.
Kết luận
Tóm lại, liệu bài thơ L’Adieu có thể xem như là do Guillaume Apollinaire cảm tác và tưởng niệm Victor Hugo một cách gián tiếp sau khi thăm nhà mồ của Léopoldine và đọc bộ sách Les Contemplations của Victor Hugo không?
Và nếu đúng như thế thì ba câu đầu của bài thơ L’Adieu có thể hiểu như là Apollinaire đã viết thay lời của V. Hugo để nói với con gái đã chết, và trong hai câu chót người con gái yêu của V. Hugo đã trả lời rằng cô mong muốn và chờ gặp lại cha cô ở thế giới vô hình? Hiểu như thế chúng ta sẽ không còn có thắc mắc cho câu chót trong nguyên tác “Et souviens-toi que je t'attends” và trong những bản dịch của nhà thơ Bùi Giáng.
L’Adieu
J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends
Guillaume Apollinaire
Và bài thơ mà Bùi Giáng dịch:
Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó ...
(Bùi Giáng dịch)
Có thể hiểu như sau:
Cha đã hái nhành lá cây thạch thảo
Con nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé con đợi chờ cha đó
(Sóng Việt thay đại danh từ)
Hoặc có thể vì Appollinaire biết rằng V. Hugo tin vào Thông linh học, và Hugo đã có lần được tiếp xúc với Leopoldine qua bàn cầu hồn, thì chúng ta cũng có thể cho rằng Apollinaire đã viết thay lời cho V. Hugo nói chờ hồn Leopoldine hiện về thế gian để gặp ông: “Và con nhớ rằng cha chờ đợi con”:
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends
Mùi hương thời gian nhành cây thạch thảo
Và con nhớ rằng cha chờ đợi con.
(Sóng Việt dịch)
Cái khó khăn khi dịch một bài thơ Pháp ngữ sang Việt ngữ là những đại từ nhân xưng. Trong khi Pháp ngữ chỉ có một số chữ cho ngôi thứ nhất và thứ hai như je, me, tu, te, toi, moi, vous, nous, thì trong tiếng Việt đại từ nhân xưng rất phong phú; cách dùng những đại từ nhân xưng này như anh, em, cô, chú, ông, bác, dì, dượng, tôi, con, cháu, mày, tao, v.v…cho người đọc biết sự liên hệ thứ bậc, thái độ và tình cảm của những người giao tiếp với nhau. Khi dịch thơ nếu không hiểu biết rõ hoàn cảnh và thời điểm bài thơ được làm nên thì đôi khi sự sai lầm có thể xẩy ra.
Bài thơ L’Adieu mà Bùi Giáng dịch có thể là do cố ý của Bùi Giáng để tạo thành một bài thơ tình cảm nói về sự chia lìa của đôi nhân tình dù ông biết bài thơ nguyên tác có ý nghĩa khác chăng?
Và có thể nhờ do cố ý hay vô tình dịch như thế (dùng chữ ta, em, thay vì cha, con), mà bài thơ đã là nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ sáng tác bản nhạc Mùa Thu Chết?
Không có Hoa Thạch Thảo thì làm sao có Lời Vĩnh Biệt,
Không có Lời Vĩnh Biệt thì làm sao có Mùa Thu Chết?
Hoa thạch thảo (bruyère) được nhiều thi sĩ mang vào thơ nhưng có thể nói rằng hoa thạch thảo đã được đời đời gắn liền với bài thơ Demain, dès l’aube của Victor Hugo và L’Adieu của Guillaume Apollinaire (8).
Có phải chăng thu miền viễn đông,
Nơi có thạch thảo mọc ven sông,
Hoa chuông nho nhỏ vờn trong gió
Gợi nhớ thành sầu chĩu mênh mông?
Sóng Việt Đàm Giang
09 December 2009
Chú thích
Truy cập ngày 08 tháng 12, 2009 trên internet.
(1) Link có hình các loại hoa thạch thảo:
http://images.google.com/images?q=hoa+th%E1%BA%A1ch+th%E1%BA%A3o&ndsp=18&svnum=10&hl=en&lr=&start=0&sa=N&filter=0
(2) Link nói về ý nghĩa các loại hoa:
http://www.buzzle.com/articles/flowers-meanings-list-of-flowers-and-their-meanings.html
(3) Link nghe nhạc Mùa Thu Chết, Julie trình diễn:
http://www.youtube.com/watch?v=wr5UbGGbrvg
(Video Asia 10th Anniversary (c) Asia Productions 1993).
(4) Tiểu sử Apollinaire: http://en.wikipedia.org/wiki/Guillaume_Apollinaire.
(5) Mộ Guillaume Apollinaire .Nghĩa trang Père Lachaise, Paris. Pháp.
http://commons.wikimedia.org/wiki/File:Tombe_de_Guillaume_Apollinaire.JPG
(6) Arnaud Laster: L'Adieu d'Apollinaire: Un hommage à Victor Hugo?
(7) http://groupugo.div.jussieu.fr/groupugo/88-12-17laster.htm).
(8) Hình Victor Hugo (hình số 9) tại Tòa Thánh Tây Ninh, Việt-Nam:
http://www-personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv/thdcd/thdcdqkttttncenter1.htm
(9) Hoa thạch thảo trong thơ của Emily Brontë (Wuthering Heights/Đỉnh Gió Hú):
http://academic.brooklyn.cuny.edu/english/melani/novel_19c/wuthering/poetry.html
Tài liệu tham khảo
Arborea. (2009, December 8). Trong Wikipedia: the free encyclopedia. Truy cập December 8, 2009, từ http://en.wikipedia.org/wiki/Erica_arborea
Calluna. (2009, November 23). Trong Wikipedia: the free encyclopedia. Truy cập December 8,
2009, từ http://en.wikipedia.org/wiki/Calluna
Carnea. (2009, September 3). Trong Wikipedia: the free encyclopedia. Truy cập December 8, 2009, từ http://en.wikipedia.org/wiki/Erica_carnea
Cassiope Bell. (2009, July 28). Trong Wikipedia: the free encyclopedia. Truy cập December 8,
2009, từ http://en.wikipedia.org/wiki/Cassiope
Cinerea. (2009, July 24). Trong Wikipedia: the free encyclopedia. Truy cập December 8, 2009, từ http://en.wikipedia.org/wiki/Erica_cinerea
Dophei. (2009, December 25). Trong Wikipedia: the free encyclopedia. Truy cập December 8, 2009, từ http://nl.wikipedia.org/wiki/Dophei
Erica. (2009, November 19). Trong Wikipedia: the free encyclopedia. Truy cập December 8, 2009, từ http://en.wikipedia.org/wiki/Erica
Erica Mammosa. (2009, January). South African National Biodiversity Institute, South Africa. Truy cập December 8, 2009, từ http://www.plantzafrica.com/plantefg/ericamammosa.ht m
Vagans. (2009, September 19). Trong Wikipedia: the free encyclopedia. Truy cập December 8,
2009, từ http://en.wikipedia.org/wiki/Erica_vagans