Saturday, July 23, 2011
Paris: Hotel Des Invalides. Điện Quốc Gia Phế Binh
Hotel des Invalides
Điện Quốc Gia Phế Binh
Sóng Việt
Điện Quốc Gia Phế Binh chụp từ Tòa Eiffel (Photo Sóng Việt)
Hotel des Invalides
Điện Quốc Gia Phế Binh, còn được gọi là Toà Nhà Thường Trú Quốc Gia của Phế Binh, là một cụm tòa nhà tại quận 7 của Paris, Pháp, gồm Bảo tàng viện,dinh thự liên quan đến lịch sử quân đội Pháp, kể cả một nhà thương và nhà nghỉ hưu cho cựu chiến binh chiến tranh. Những toà nhà này chứa Viện bảo tàng Quân đội, hai viện bảo tàng khác nữa và là nơi chôn cất một số anh hùng chiến tranh của Pháp, đáng kể là Napoleon Bonaparte.
Ngày 24 tháng November 1670, vua Louis XIV ra lệnh cho kiến trúc sư Libéral Bruant vẽ dự án xây cất tòa nhà Quốc gia Phế binh gồm có nhà thương và nơi cư ngụ cho thương phế binh. Nơi chọn lựa là cánh đồng Grenelle. Khi dự án hoàn tất vào năm 1676, mặt tiền nhìn ra sông Seine trải dài 196 m và chung cư trải rộng gồm 15 courtyard, lớn nhất là là sân Court of Honor để binh lính diễn hành. Sau đó JUles Hardouin Mansart giúp Bruant lúc này đã gìa nua, để xây một nhà nguyện cầu. Nhà thờ hoàn tất năm 1679 sau khi Bruant chết. Nhà thờ cho phế binh mang tên Nhà thờ Saint-Louis của Phế binh. Sau khi nhà thờ này hoàn tất thì vua Louis XIV ra lệnh cho xây một nhà thờ riêng dành cho hoàng gia mang tên Nhà thờ nhà Vòm (Église du Dôme). Nhà thờ này đuợc Mansart xây cất dựa theo nhà Vòm Saint Peter’s Basilica ở Rome. Nhà thờ hoàng gia này được hoàn tất vào năm 1708, 27 năm sau khi nhà thờ chính hoàn tất. Trong nhà vòm, Charles de la Fosse là họa sĩ đã vẽ tranh họa cho trần nhà vào năm 1705. Nhà vòm này cao 107 m.
Nhìn hình thì ta thấy nhà vòm ở phía bắc đã chế ngự và nổi bật đằng sau và hòa hợp với vòng cung cửa của toà nhà do Bruant xây. Nếu nhìn từ sông Seine ngược dòng lên thì ta thấy cây cầu ALexander III phía xa đưa tới Petie Palais và Grand Palais. Cầu Invalides thì phía xuôi dòng sông Seine.
Cầu Invalides Cầu Alexander III
Hiện nay Viện Quốc gia Phế binh ngoài những tòa nhà di tích lịch sử còn tồn tại nhà nghỉ hưu, một trung tâm y khoa và phẫu thuật, và một trung tâm vấn kế y khoa.
Tại Les Invalides có ngôi mộ của Napoleon Bonaparte (1769–1821). Napoleon chết trên đảo Saint Helena, nhưng sau đó Vua Louis-Phillippe đã cho mang về Paris vào năm 1840, và sau đó đuợc yên nghỉ ngàn thu trong một ngôi mộ màu nâu đỏ (red quartzite) đặt trên một tấm đá xanh vào năm 1861.
Một số thân nhân của gia đình họ Napoleon, rất nhiều sĩ quan quân đội Pháp là việc với Napoleon, và một số anh hùng quân đội Pháp cũng được chôn tại Les Invalides.
The Hôtel des Invalides tọa lạc ở quận 7, phía nam của sông Seine, và bên đông của Ecole Militaire.
Những nhà Bảo tàng của Les Invalides gồm:
Viện Bảo tàng Quân đội: đây là nơi chứa những kỷ vật của quân đội từ thời Trung Cổ đến Đệ nhị Thế chiến gồm vũ khí, quân phục, bản đồ, cờ biểu ngữ của Ấu chân và cả một số quốc gia khác như Turkey, China, Japan, India etc….
Viện Bảo tàng Mô hình với mô hình những thành trì và đô thị của Pháp từ thế kỷ thứ 17.
Và một viện Bảo tàng đặc biệt cung hiến cho sự giải phóng nước Pháp trong thời đệ nhị Thế chiến với nhà lãnh đạo tài bà là Tướng Charles de Gaulle.
Trong viện Bảo tàng Quân đội, được biết là có trưng một thanh kiếm được ghi là của vua Gia Long tại Phòng Đông dương, Cận đông và Viễn đông.
Thanh kiếm gồm có hai phần: phần lưỡi dài khoảng một thước và phần chuôi ngắn bằng một phần năm lưỡi kiếm. Đầu chuôi kiếm tạo hình một đầu rồng (hay đầu con giao) làm bằng vàng có trạm trổ rất tinh xảo. Đầu rồng này nối với đốc kiếm làm bằng một dãy gồm bảy vòng ngọc thạch giống bảy đốt tre dính liền với nhau, thông qua những gờ nỗi bằng vàng và cuối cùng là một chiếc vòng vàng nằm giữa bốn chuỗi san hô và chân châu. Miệng rồng ngậm một băng mạ vàng, uốn hình vòng cung nối với bốn chuỗi san hô và trân châu ở cuối đốc kiếm, tạo thành cánh của đốc kiếm. Phía cuối cánh đốc kiếm có chạm trổ hình những chiếc lá bằng vàng và nạm những hạt kim cương. Lưỡi kiếm hơi uốn cong, làm bằng thép sáng ngời. Trên lưỡi kiếm, sát với phần đốc kiếm có khảm ba chữ Hán Thái A Kiếm bằng vàng, là tên của thanh kiếm. Theo nhà nghiên cứu Dominique Rolland, đây là thanh bảo kiếm của vua Gia Long, vốn được trưng bày trong Đại Nội Huế, nhưng đã bị người Pháp cướp đi trong sự kiện Kinh đô thất thủ vào tháng 7.1885 (Dominique Rolland, “Le sabre de I’Empereur Gia Long”, Bulletin de la Nouvelle Association des Amis du Vieux Hué, 9.2005, pp. 3-17). (Phillipe Truong. Tran Duc Anh Sơn) 25 April 2011
Paris: Những Cây Cầu bắc ngang sông Seine
Paris
Những chiếc cầu của Paris.
Sóng Việt
Một trong những cách thú vị để khám phá cái đáng yêu của Paris là đi tản bộ dọc theo sông Seine. Nhiều chiếc cầu trong số 37 chiếc cầu bắc ngang sông Seine của Paris không những chỉ đẹp, lãng mạn hay kiêu sa, mà lại còn kèm theo cả một lịch sử đặc sắc.
Dưới đây là lịch sử và hình ảnh một số cây cầu trong 37 cây cầu của Paris bắc ngang dòng sông Seine mà người viết đã có dịp thăm viếng và chụp hình.
Cầu đi bộ Simone de Beauvoir.
Đây là cây cầu đi bộ mới thực hiện và khánh thành vào năm 2006 dẫn từ thư viện Quốc gia (Bibliotheque Nationale) đến công viên Bercy. Cầu dài 304 thước, rộng 12 m, mang tên Simone de Beauvoir, một nhà văn, nhà triết học và là người đầu tiên đề cao phụ nữ nhân quyền . Tưởng cũng nên nhắc, Simone de Beauvoir và Jean Paul Sartre (chủ nghĩa hiện thực) là một đôi nhân tình nổi tiếng thường xuyên có mặt tại Café de Flore.
Cầu Alexandre III
Cầu mang tên Tsar Alexander III của Nga. Đây là cây cầu đẹp và lộng lẫy nhất được hoàn tất vào năm 1900 đúng lúc cho Hội chợ Triển lãm Hoàn vũ năm 1900 và dành cho tình hữu nghị giữa Pháp Nga. Cầu có những cột đèn nhiều ngọn và điêu khắc cầu kỳ như thiên thần, ngựa có cánh, nữ thần sông núi được mạ vàng lộng lẫy. Cầu đối diện với Hotel des Invalides ở tả ngạn sông Seine, và Avenue des Champs Elysées ở hữu ngạn sông Seine.
Cầu Iéna
Đây là cây cầu bắc ngang đi từ Trocadero dẫn đến tòa Eiffel. Cầu đuợc xây giữa 1808-1814. Tên đặt theo một thành phố bên Đức (Jena) khi Napoleon đánh bại quân độ Nga vào năm 1806. Cầu sau này đuợc mở rộng ra và tượng được thêm vào.
Cầu Bir-Hakeim.
Cầu này đuợc hoàn tất năm 1905 nối liền quận 15 và 16 ngang qua Đảo Thiên Nga ( Île des Cygnes). Trên cầu, tầng một là đường 6 metro Paris. Cầu này lúc đầu mang tên Cầu cạn Passy, nhưng đến năm 1949 thì được đổi thành Bir-Hakeim để tưởng nhớ quân đội Pháp đã tranh đấu chống lại Ý và Đức trong trận chiến Bir-Hakeim vào năm1942.
Cầu Alexander III Cầu Iéna Cầu hai tầng Bir-Hakeim
Cầu Grenelle
Cầu Grenelle khá mới được xây năm 1966, cầu chạy ngang mỏm phía nam của đảo Thiên Nga. Nơi này có một bức tượng Nữ Thần Tự-do cao 9 m, một món quà của Hoa kỳ trao cho Pháp, làm dập khuôn theo tượng Nữ Thần nguyên bản mà Pháp đã tặng Mỹ.
Ba cây cầu bắc ngang đảo Thiên Nga từ dưới lên cao Bir-Hakeim, Rouelle, Grenelle.
Cầu xa hơn nữa (cầu thứ tư ) là cầu Mirabeau. (Hình chụp từ Toà Eiffel nhìn xuống)
Cầu Concorde. Cầu Comcorde nối liền công trường Concorde dẫn đến Hạ nghị viện của Pháp, Palais Bourbon. Cầu đuợc dự tính xây từ năm 1725, nhưng phải mãi đến những năm từ 1787 đến 1791 mới hoàn tất. Cầu cũng được mở rộng gấp đôi vào năm 1932 vì giao thông qua cầu tăng quá mức.
Cầu Concorde
Cầu Alma
Cầu mang tên trận chiến Alma, một trận chiến Phán đánh bại Đức. Đó là trận chiến đầu tiên có lính Zouave (lính bộ binh Algerie) tham dự. Vì thế nên có tượng một người lính Zouave đặt ở gầm cầu. Tượng lính Zouave này được dùng để đo lường mực nước của sông dâng lên. Nước dâng cao nhất trong lịch sử Paris là năm 1910, mực nước lên đến vai Zouave.
Cầu Alma Zouave tại cầu Alma
Với người dân Paris thì cầu Alma đuợc coi như là dụng cụ nhìn mực nước và là một cái đập đúng thời để ngăn chặn lụt lội trên sông Seine do sự hiện diện của người lính Zouave. Lối đi bộ xuống bên hai bờ của sông Seine thường đóng lại mực nước sông lên đến chân của Zouave, và khi mực nước lên đến bắp chân của bức tượng thì chính quyền sẽ không cho phép tầu di chuyển trên sông nữa. Năm 1910 khi sông Seine bị lụt nặng, mực nước lên đến vai bức tượng lính Zouave. Tuy nhiên đo luờng chính thức của Cơ quan Dân sự Pháp đã dùng Cầu La Tournelle để làm mức đo lường chứ không dung cầu Alma.
Người lính Zouave này là tác phẩm của Georges Diébolt được làm trong khoảng năm 1854-1856 (gồm 4 tượng) để đặt vào chiếc cầu Alma đầu tiên làm bằng đá. Đến năm 1970 thì cầu đá Alma được thay thế bằng cầu mới làm bằng thép, sau khi cầu hoàn tất vào năm 1974 thì một tượng lính zouave này lại được đặt lại tại chân một cột cầu, vị trí rất gần với mực nguyên thủy. Khi đi tầu/thuyền ngang qua cầu Alma, hầu hết du khách nếu biết chuyện đều nhìn ngắm pho tượng và mực nước ở chân bức tượng. Người viết hàng chữ này cũng không thể không nhìn và chụp hình.
Vài chi tiết:
1910 là “năm lụt của thế kỷ” với mực nước lên 8.62m và nước lên tới vai bức tượng Zouave.
1955 nước sông Seine lên cao 7.12m tới vòng eo (waist) bức tượng.
2001 nước sông Seine lên đến đầu gối bức tượng
Và ngày lụt gần nhất là ngày 27 tháng 12, năm 2010 khi mực nước sông Seine lên 3.78 m và tới gối tượng zouave thì hai bờ sông và hệ thống đường ngầm đều được đóng.
Hình ảnh lụt năm 1910 của lefildutemps.free,fr
Ngọn lửa Tự do ở công trường Alma
Đường hầm cầu Alma chạy ở dưới công trường Alma bên hữu ngạn sông Seine. Năm 1989 Hoa Kỳ đã đề nghị một đài kỷ niệm để ghi ơn Pháp đã giúp công việc bảo trì bức tượng Nữ Thần Tự Do nhân dịp kỷ niệm 100 năm. Món quà của Hoa kỳ, một ngọn đuốc lửa cao 3.5 m phỏng theo ngọc đuốc Nữ thần Tư do làm bằng đồng đã được đặt tại gần đuờng hầm Alma. Sau khi tai nạn xe hơi thảm khốc đã kết thúc cuộc đời của công chúa Diana, Anh quốc vào ngày 31 tháng Tám, năm 1997 tại đường hầm cầu này, đài ngọn đuốc Tự-do đã được rất nhiều người mang hoa, lưu niệm đặt vào và được coi như một nơi tưởng niệm công chúa Diana. Nơi này sau đó đã được bao quanh với dây xích để ngăn cản sự biến đổi nơi này thành đài tưởng niệm khác với ý nghĩa nguyên thủy.
Ngọn lửa Tự-do ở công trường Alma
Cầu Sully.
Cầu Sully nối tả ngạn sông Seine ở mỏm phía đông của Đảo St Louis. Trước khi có cây cầu hiện nay xây vào năm 1876, thì đảo St Louis được nối với thành phố bằng hai cầu nhỏ (Damiette và Constantine).
Cầu Mới (Pont Neuf).
Mang tên là cầu mới nhưng ngộ thay, đây chính là cây cầu cũ nhất xây từ năm 1607 khi mà chung quanh cầu chưa có nhà cửa gì cả. Cầu này nối tả ngạn và hữu ngạn sông Seine qua mỏm phía tây của Île de la Cité, và là cây cầu nổi tiếng nhất cùng với cầu Alexander III đẹp nhất.
Cầu Sully Cầu Mới (Pont Neuf)
Cầu Mới chụp trên cầu (Tượng Henry III bên trái) và từ sông Seine nhìn lên cầu
Vào giữa thế kỷ 16, sông Seine chỉ có hai cây cầu bắc ngang nối liền hai bờ thành phố Paris nên cầu luôn luôn bị hư hại vì được sử dụng quá nhiều. Năm 1578 vua Henry III quyết định xây một cây cầu mới, và dự án thật sự bắt đầu vào năm 1607. Cầu được hoàn thành và vua Henry IV đặt tên cầu là Pont Neuf. Sau khi vua Henry IV qua đời, một tượng vua Henry IV cưỡi ngựa được đặt ở công trường Pont Neuf. Tượng hiện tại là tượng sao chép lại tượng nguyên thủy đã bị đốt chảy trong cuộc Cách mạng Pháp, tượng sau này được làm lại vào năm 1818.
Cầu Mới dài 232 m, rộng22 m, khi xây đây là cây cầu đầu tiên không có nhà xây gần cầu. Trên cầu lại có những vòng cung gần lề đường nên cầu là nơi có rất nhiều người tụ tập để gặp gỡ hay hội họp. Vì cầu Mới nối hai bên Paris với Île de la Cité nên nó gồm hai phần với tất cả là 12 vòng cung gầm cầu.
Nằm về phía tây Pont Neuf là cầu đi bộ Passerelle des Arts. Đây là chiếc cầu nhỏ có sàn làm bằng gỗ, từ Louvre qua sông Seine dẫn đến Institut de France.
Passerelle de Solférino. cầu này là một cầu đi bộ dài 106 m nối liền Viện bảo tàng Louvre với Viện bảo tàng Orsay qua Jardin des Tuileries và sông Seine.
Passerelle des Art Passerelle Solférino.
Cầu Royal .
Cầu Royal nối liền cánh tòa Flore của Viện Bảo Tàng Lourvre bên hữu ngạn với bên tả ngạn sông Seine gần đường phố Bac. Cầu bằng đá có năm vòng cung. Đây là cây cầu cổ thứ ba sau pont Neuf và pont Marie.
Cầu Mirabeau
Đây là một cây cầu thép có cấu trúc khung vòm, nằm giữa quận 15 và quận 16, Paris, Ile de France do Jean Resal vẽ kiểu. Cầu có ba vòm, dài 173 mét, rộng 20 mét (đường xe đi rộng 12 m, vỉa hè hai bên mỗi bên rộng 4 m) được xây cất vào năm 1893 và hoàn thành năm1896. Vì cầu làm bằng thép nên vòm giữa đã nâng cao được gần 100m, một điều mà cầu đá không thể thực hiện được. Tổng thống Felix Faure khánh thành cầu ngày 11 tháng 4, năm 1897.
Cầu có hai cột trụ lớn đặt sâu xuống lòng sông, ở thành lan can trên cầu nhìn xuống hai bên trụ này thì thấy có 4 tượng của Jean Antoine Injalbert như đứng ở mũi thuyền, mang tên "The City of Paris", "Abundance","Navigation", và "Commerce". Tượng mang tên "City of Paris" và "Abundance" quay mặt ra sông Seine, hai tượng mang tên "Navigation" và "Commerce" quay mặt vào cầu.
Nói đến cây cầu Mirabeau, và những quán café của Paris, không thể nào không nhắc đến bài thơ nổi tiếng của Apollinaire : “Cây cầu Mirabeau”.
Cầu Mirabeau
Dưới cầu Mirabeau dòng sông Seine nước chảy
Như tình chúng mình
Có cần phải tự nhắc rằng
Niềm vui nào có cũng sau buồn phiền đớn đau
Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây
Hãy nắm tay nhau và giữ mặt đối nhau đây
Trong cùng lúc này
Dưới cầu tay chúng mình là
Làn sóng mệt mỏi của ánh mắt nhìn thiên thu
Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây
Tình qua đi chẳng khác chi giòng nước chảy miết
Tình yêu qua đi
Sao cuộc đời trôi chậm thế
Và Hy-vọng sao mà lại mãnh liệt quá thay
Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây
Hàng ngày trôi qua và hàng tuần cũng trôi qua
Chẳng thời quá khứ
Chẳng kỷ niệm tình trở lại
Dưới cầu Mirabeau dòng sông Seine nước chảy
Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây
Sóng Việt phỏng dịch
12 December 2009
Bài viết về bài thơ “Cầu Mirabeau” do Sóng Việt viết có thể đọc tại link:
http://chimviet.free.fr/truyenky/songviet/svdgn064_Paris_Mirabeau.htm
hay:
http://jsongviet.blogspot.com/2010/01/cau-mirabeau-paris-francesong-viet.html
Ngoài những cây cầu Paris được nhắc đến ở trên, Paris còn nhiều cầu khác, mỗi cầu đều có sự tích và lịch sử đi kèm. Thăm viếng Paris, đi bộ trên những cây cầu nổi tiếng, nhìn giòng sông Seine nước chảy lững lờ, thả tâm tư vào quá khứ của kinh thành, hay hòa nhập hồn thơ vào những lãng mạn của bao văn nhân thi sĩ đã một lần hiện diện, câu hỏi “Paris có gì lạ không?” có thể được trả lời “Paris muôn đời vẫn còn lạ”.
Sóng Việt Đàm Giang
May 11, 2011
Những chiếc cầu của Paris.
Sóng Việt
Một trong những cách thú vị để khám phá cái đáng yêu của Paris là đi tản bộ dọc theo sông Seine. Nhiều chiếc cầu trong số 37 chiếc cầu bắc ngang sông Seine của Paris không những chỉ đẹp, lãng mạn hay kiêu sa, mà lại còn kèm theo cả một lịch sử đặc sắc.
Dưới đây là lịch sử và hình ảnh một số cây cầu trong 37 cây cầu của Paris bắc ngang dòng sông Seine mà người viết đã có dịp thăm viếng và chụp hình.
Cầu đi bộ Simone de Beauvoir.
Đây là cây cầu đi bộ mới thực hiện và khánh thành vào năm 2006 dẫn từ thư viện Quốc gia (Bibliotheque Nationale) đến công viên Bercy. Cầu dài 304 thước, rộng 12 m, mang tên Simone de Beauvoir, một nhà văn, nhà triết học và là người đầu tiên đề cao phụ nữ nhân quyền . Tưởng cũng nên nhắc, Simone de Beauvoir và Jean Paul Sartre (chủ nghĩa hiện thực) là một đôi nhân tình nổi tiếng thường xuyên có mặt tại Café de Flore.
Cầu Alexandre III
Cầu mang tên Tsar Alexander III của Nga. Đây là cây cầu đẹp và lộng lẫy nhất được hoàn tất vào năm 1900 đúng lúc cho Hội chợ Triển lãm Hoàn vũ năm 1900 và dành cho tình hữu nghị giữa Pháp Nga. Cầu có những cột đèn nhiều ngọn và điêu khắc cầu kỳ như thiên thần, ngựa có cánh, nữ thần sông núi được mạ vàng lộng lẫy. Cầu đối diện với Hotel des Invalides ở tả ngạn sông Seine, và Avenue des Champs Elysées ở hữu ngạn sông Seine.
Cầu Iéna
Đây là cây cầu bắc ngang đi từ Trocadero dẫn đến tòa Eiffel. Cầu đuợc xây giữa 1808-1814. Tên đặt theo một thành phố bên Đức (Jena) khi Napoleon đánh bại quân độ Nga vào năm 1806. Cầu sau này đuợc mở rộng ra và tượng được thêm vào.
Cầu Bir-Hakeim.
Cầu này đuợc hoàn tất năm 1905 nối liền quận 15 và 16 ngang qua Đảo Thiên Nga ( Île des Cygnes). Trên cầu, tầng một là đường 6 metro Paris. Cầu này lúc đầu mang tên Cầu cạn Passy, nhưng đến năm 1949 thì được đổi thành Bir-Hakeim để tưởng nhớ quân đội Pháp đã tranh đấu chống lại Ý và Đức trong trận chiến Bir-Hakeim vào năm1942.
Cầu Alexander III Cầu Iéna Cầu hai tầng Bir-Hakeim
Cầu Grenelle
Cầu Grenelle khá mới được xây năm 1966, cầu chạy ngang mỏm phía nam của đảo Thiên Nga. Nơi này có một bức tượng Nữ Thần Tự-do cao 9 m, một món quà của Hoa kỳ trao cho Pháp, làm dập khuôn theo tượng Nữ Thần nguyên bản mà Pháp đã tặng Mỹ.
Ba cây cầu bắc ngang đảo Thiên Nga từ dưới lên cao Bir-Hakeim, Rouelle, Grenelle.
Cầu xa hơn nữa (cầu thứ tư ) là cầu Mirabeau. (Hình chụp từ Toà Eiffel nhìn xuống)
Cầu Concorde. Cầu Comcorde nối liền công trường Concorde dẫn đến Hạ nghị viện của Pháp, Palais Bourbon. Cầu đuợc dự tính xây từ năm 1725, nhưng phải mãi đến những năm từ 1787 đến 1791 mới hoàn tất. Cầu cũng được mở rộng gấp đôi vào năm 1932 vì giao thông qua cầu tăng quá mức.
Cầu Concorde
Cầu Alma
Cầu mang tên trận chiến Alma, một trận chiến Phán đánh bại Đức. Đó là trận chiến đầu tiên có lính Zouave (lính bộ binh Algerie) tham dự. Vì thế nên có tượng một người lính Zouave đặt ở gầm cầu. Tượng lính Zouave này được dùng để đo lường mực nước của sông dâng lên. Nước dâng cao nhất trong lịch sử Paris là năm 1910, mực nước lên đến vai Zouave.
Cầu Alma Zouave tại cầu Alma
Với người dân Paris thì cầu Alma đuợc coi như là dụng cụ nhìn mực nước và là một cái đập đúng thời để ngăn chặn lụt lội trên sông Seine do sự hiện diện của người lính Zouave. Lối đi bộ xuống bên hai bờ của sông Seine thường đóng lại mực nước sông lên đến chân của Zouave, và khi mực nước lên đến bắp chân của bức tượng thì chính quyền sẽ không cho phép tầu di chuyển trên sông nữa. Năm 1910 khi sông Seine bị lụt nặng, mực nước lên đến vai bức tượng lính Zouave. Tuy nhiên đo luờng chính thức của Cơ quan Dân sự Pháp đã dùng Cầu La Tournelle để làm mức đo lường chứ không dung cầu Alma.
Người lính Zouave này là tác phẩm của Georges Diébolt được làm trong khoảng năm 1854-1856 (gồm 4 tượng) để đặt vào chiếc cầu Alma đầu tiên làm bằng đá. Đến năm 1970 thì cầu đá Alma được thay thế bằng cầu mới làm bằng thép, sau khi cầu hoàn tất vào năm 1974 thì một tượng lính zouave này lại được đặt lại tại chân một cột cầu, vị trí rất gần với mực nguyên thủy. Khi đi tầu/thuyền ngang qua cầu Alma, hầu hết du khách nếu biết chuyện đều nhìn ngắm pho tượng và mực nước ở chân bức tượng. Người viết hàng chữ này cũng không thể không nhìn và chụp hình.
Vài chi tiết:
1910 là “năm lụt của thế kỷ” với mực nước lên 8.62m và nước lên tới vai bức tượng Zouave.
1955 nước sông Seine lên cao 7.12m tới vòng eo (waist) bức tượng.
2001 nước sông Seine lên đến đầu gối bức tượng
Và ngày lụt gần nhất là ngày 27 tháng 12, năm 2010 khi mực nước sông Seine lên 3.78 m và tới gối tượng zouave thì hai bờ sông và hệ thống đường ngầm đều được đóng.
Hình ảnh lụt năm 1910 của lefildutemps.free,fr
Ngọn lửa Tự do ở công trường Alma
Đường hầm cầu Alma chạy ở dưới công trường Alma bên hữu ngạn sông Seine. Năm 1989 Hoa Kỳ đã đề nghị một đài kỷ niệm để ghi ơn Pháp đã giúp công việc bảo trì bức tượng Nữ Thần Tự Do nhân dịp kỷ niệm 100 năm. Món quà của Hoa kỳ, một ngọn đuốc lửa cao 3.5 m phỏng theo ngọc đuốc Nữ thần Tư do làm bằng đồng đã được đặt tại gần đuờng hầm Alma. Sau khi tai nạn xe hơi thảm khốc đã kết thúc cuộc đời của công chúa Diana, Anh quốc vào ngày 31 tháng Tám, năm 1997 tại đường hầm cầu này, đài ngọn đuốc Tự-do đã được rất nhiều người mang hoa, lưu niệm đặt vào và được coi như một nơi tưởng niệm công chúa Diana. Nơi này sau đó đã được bao quanh với dây xích để ngăn cản sự biến đổi nơi này thành đài tưởng niệm khác với ý nghĩa nguyên thủy.
Ngọn lửa Tự-do ở công trường Alma
Cầu Sully.
Cầu Sully nối tả ngạn sông Seine ở mỏm phía đông của Đảo St Louis. Trước khi có cây cầu hiện nay xây vào năm 1876, thì đảo St Louis được nối với thành phố bằng hai cầu nhỏ (Damiette và Constantine).
Cầu Mới (Pont Neuf).
Mang tên là cầu mới nhưng ngộ thay, đây chính là cây cầu cũ nhất xây từ năm 1607 khi mà chung quanh cầu chưa có nhà cửa gì cả. Cầu này nối tả ngạn và hữu ngạn sông Seine qua mỏm phía tây của Île de la Cité, và là cây cầu nổi tiếng nhất cùng với cầu Alexander III đẹp nhất.
Cầu Sully Cầu Mới (Pont Neuf)
Cầu Mới chụp trên cầu (Tượng Henry III bên trái) và từ sông Seine nhìn lên cầu
Vào giữa thế kỷ 16, sông Seine chỉ có hai cây cầu bắc ngang nối liền hai bờ thành phố Paris nên cầu luôn luôn bị hư hại vì được sử dụng quá nhiều. Năm 1578 vua Henry III quyết định xây một cây cầu mới, và dự án thật sự bắt đầu vào năm 1607. Cầu được hoàn thành và vua Henry IV đặt tên cầu là Pont Neuf. Sau khi vua Henry IV qua đời, một tượng vua Henry IV cưỡi ngựa được đặt ở công trường Pont Neuf. Tượng hiện tại là tượng sao chép lại tượng nguyên thủy đã bị đốt chảy trong cuộc Cách mạng Pháp, tượng sau này được làm lại vào năm 1818.
Cầu Mới dài 232 m, rộng22 m, khi xây đây là cây cầu đầu tiên không có nhà xây gần cầu. Trên cầu lại có những vòng cung gần lề đường nên cầu là nơi có rất nhiều người tụ tập để gặp gỡ hay hội họp. Vì cầu Mới nối hai bên Paris với Île de la Cité nên nó gồm hai phần với tất cả là 12 vòng cung gầm cầu.
Nằm về phía tây Pont Neuf là cầu đi bộ Passerelle des Arts. Đây là chiếc cầu nhỏ có sàn làm bằng gỗ, từ Louvre qua sông Seine dẫn đến Institut de France.
Passerelle de Solférino. cầu này là một cầu đi bộ dài 106 m nối liền Viện bảo tàng Louvre với Viện bảo tàng Orsay qua Jardin des Tuileries và sông Seine.
Passerelle des Art Passerelle Solférino.
Cầu Royal .
Cầu Royal nối liền cánh tòa Flore của Viện Bảo Tàng Lourvre bên hữu ngạn với bên tả ngạn sông Seine gần đường phố Bac. Cầu bằng đá có năm vòng cung. Đây là cây cầu cổ thứ ba sau pont Neuf và pont Marie.
Cầu Mirabeau
Đây là một cây cầu thép có cấu trúc khung vòm, nằm giữa quận 15 và quận 16, Paris, Ile de France do Jean Resal vẽ kiểu. Cầu có ba vòm, dài 173 mét, rộng 20 mét (đường xe đi rộng 12 m, vỉa hè hai bên mỗi bên rộng 4 m) được xây cất vào năm 1893 và hoàn thành năm1896. Vì cầu làm bằng thép nên vòm giữa đã nâng cao được gần 100m, một điều mà cầu đá không thể thực hiện được. Tổng thống Felix Faure khánh thành cầu ngày 11 tháng 4, năm 1897.
Cầu có hai cột trụ lớn đặt sâu xuống lòng sông, ở thành lan can trên cầu nhìn xuống hai bên trụ này thì thấy có 4 tượng của Jean Antoine Injalbert như đứng ở mũi thuyền, mang tên "The City of Paris", "Abundance","Navigation", và "Commerce". Tượng mang tên "City of Paris" và "Abundance" quay mặt ra sông Seine, hai tượng mang tên "Navigation" và "Commerce" quay mặt vào cầu.
Nói đến cây cầu Mirabeau, và những quán café của Paris, không thể nào không nhắc đến bài thơ nổi tiếng của Apollinaire : “Cây cầu Mirabeau”.
Cầu Mirabeau
Dưới cầu Mirabeau dòng sông Seine nước chảy
Như tình chúng mình
Có cần phải tự nhắc rằng
Niềm vui nào có cũng sau buồn phiền đớn đau
Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây
Hãy nắm tay nhau và giữ mặt đối nhau đây
Trong cùng lúc này
Dưới cầu tay chúng mình là
Làn sóng mệt mỏi của ánh mắt nhìn thiên thu
Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây
Tình qua đi chẳng khác chi giòng nước chảy miết
Tình yêu qua đi
Sao cuộc đời trôi chậm thế
Và Hy-vọng sao mà lại mãnh liệt quá thay
Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây
Hàng ngày trôi qua và hàng tuần cũng trôi qua
Chẳng thời quá khứ
Chẳng kỷ niệm tình trở lại
Dưới cầu Mirabeau dòng sông Seine nước chảy
Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây
Sóng Việt phỏng dịch
12 December 2009
Bài viết về bài thơ “Cầu Mirabeau” do Sóng Việt viết có thể đọc tại link:
http://chimviet.free.fr/truyenky/songviet/svdgn064_Paris_Mirabeau.htm
hay:
http://jsongviet.blogspot.com/2010/01/cau-mirabeau-paris-francesong-viet.html
Ngoài những cây cầu Paris được nhắc đến ở trên, Paris còn nhiều cầu khác, mỗi cầu đều có sự tích và lịch sử đi kèm. Thăm viếng Paris, đi bộ trên những cây cầu nổi tiếng, nhìn giòng sông Seine nước chảy lững lờ, thả tâm tư vào quá khứ của kinh thành, hay hòa nhập hồn thơ vào những lãng mạn của bao văn nhân thi sĩ đã một lần hiện diện, câu hỏi “Paris có gì lạ không?” có thể được trả lời “Paris muôn đời vẫn còn lạ”.
Sóng Việt Đàm Giang
May 11, 2011
Paris: Place de L'Opera
Paris: Place de l’Opera
Sóng Việt
Opera Garnier
Nhà Hát Lớn Garnier sang trọng do Charles Garnier vẽ kiểu xây cất cho Hoàng đế Napoleon III. Tòa nhà này là một biểu tượng quan trọng của Đệ Nhị Đế Quốc trong thế kỷ 19. Tòa nhà đuợc khởi sự xây cất vào năm 1862, nhưng phải 13 năm sau mới hoàn tất vào năm 1875 một phần vì lý do người ta tìm thấy một luồng nước ngầm/hồ nước ngầm trong lòng đất nơi tính xây cất. Cái hồ nhỏ này hiện nay vẫn còn dưới nhà nhà hát. Kịch bản nổi tiếng “Phantom of the Opera” của Gaston Leroux có nhân vật chính Phantom ẩn náu tại hồ này.
The Phantom of the Opera của Leroux.
Vào năm 1896, 21 năm sau khi nhà hát lớn Opera được mở cửa, thì có một tai nạn làm một nhân viên chết do một trong những dụng cụ làm quân bình sức nặng của chiếc đèn bách đăng treo khổng lồ rơi xuống. Tai nạn này và những tin tức liên quan đến nhà hát Garnier như hồ nước ngầm, hầm trữ đồ ăn và rượu, công thêm những yếu tố nói về nhà hát lớn đã làm Gaston Leroux có hứng viết nên cuốn bản thảo nổi tiếng “The Phantom of the Opera” đăng trên tờ Gaulois từ tháng 9, 1909 đến tháng 1 năm 1910. Cuốn sách “Le Fantôme de l’Opéra” ra đời sau đó, và sau này có rất nhiều kịch bản ra đời phỏng theo cốt chuyện của Leroux. Nổi tiếng từ năm 1986 cho đến hiện tại là tác phẩm ca hát kịch nghệ Broadway của Andrew Lloyd Webber “The Phantom of the Opera” đã được lưu diễn khắp nơi, và phá kỷ lục được trình diễn của kịch bản ca hát “Cats” vào tháng Giêng năm 2006 và đã được mang vào phim ảnh rất nhiều cuộn phim khác nhau.
Tòa nhà Opera Garnier từ trước cho đến năm 1989 đã được dùng để trình diễn những kịch bản và những kịch múa cổ điển. Sau năm 1989 thì nhạc kịch đã đuợc mang sang nhà Opéra de Paris Bastille, và hiện nay Opera Garnier chỉ cho trình diễn múa cổ điển. Và hiện nay, Opéra Garnier cũng đã đuợc chính thức đổi tên thành Palais Opéra.
Tòa nhà chứa khoảng 1,600 chỗ ngồi nhưng đuợc coi như là một trong những nhà trình diễn lớn nhất thế giới vì sự lớn mênh mông của tòa nhà (dài 172m, rộng 152m, cao hơn 73m. Mặt tiền trang hoàng với đá cẩm thạch, cột trụ, trụ ngạch (friezes), điêu khắc, và hai tượng lớn mạ vàng trên nóc nhà. Trong nhà thì vô cùng lộng lẫy và mầu sắc rất tươi. Trong đại khán đường có cây đèn bách đăng treo khổng lồ nặng sáu tấn. Sân khấu phía sau khán đường cao 60m, và có thể chứa được 450 nghệ sĩ. Trần nhà rất rộng được họa sĩ Marc Chagall vẽ lại vào năm 1964. Tấm trần nhà của Opera Garnier vẽ phủ lên tác phẩm nguyên thủy của Jules-Eugène Lenepveu. Phản ảnh màu sắc lộng lẫy thân thiết của Charles Garnier, Chagall đã vẽ những cảnh miêu tả sự sống động rất uyển chuyển và trong sáng để phản ảnh mầu sắc lộng lẫy đỏ và vàng của toàn nhà hát lớn
Tòa Opera de Paris Garnier tọa lạc ở Công trường Opéra trong Quận chín, ngay phía bắc của quận hai.
Mặt tiền Opera Garnier Tượng Charles Garnier
Mô hình tòa nhà Garnier đã được rập theo để xây tự tại một số quốc gia trên thế giới, thí dụ như tại USA có tòa nhà Thomas Jefferson của Library of Congress tại Washington, D.C, tại Việt Nam có nhà hát lớn ở Hà Nội là một bản sao lại với kích thước nhỏ hơn của Opera Garnier được xây dựng trong thời kỳ Pháp đô hộ.
Nhà hát Lớn Hà Nội là một nhà hát của Hà Nội, Việt Nam, tọa lạc trên Quảng trường Cách mạng tháng Tám, ở ngã 6 của đường Tràng Tiền, Phan Chu Trinh và Lý Thái Tổ-Lê Thánh Tông gần hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Nhà hát này là một phiên bản nhỏ hơn của Opéra Garnier ở Paris và được chính quyên Pháp cho xây dựng từ 1901 đến 1911. Chiều dài Nhà hát mặt ngoài là 87m, rộng trung bình 30m, diện tích 26.000m2, điểm cao nhất là 24m. Mặt trước của Nhà hát rất bề thế khang trang, có nhiều bậc trông ra quảng trường phía trước.
Bên trong Nhà hát có sân khấu rộng và một phòng khán giả chính có diện tích 24x24m, chứa được 870 chỗ ngồi, tầng giữa có nhiều phòng nhỏ giành cho khán giả có vé riêng. So với dân số Hà Nội năm 1945 khoảng 20 vạn dân, thì quy mô kiến trúc Nhà hát thời điểm ấy là rất lớn.
Nhà hát Lớn đuợc mở cửa vào năm 1911. Trong thời gian đầu, Nhà hát được dành cho những gánh hát từ phương Tây hằng năm sang diễn cho giới chức quan quyền Pháp xem. Những người thượng lưu Việt Nam cũng được tham dự, song muốn vào Nhà hát phải mặc lễ phục và trả giá vé đắt.
Hiện tại, nhà hát Lớn Hà nội là một trong các trung tâm văn hóa của thủ đô Hà Nội, nơi diễn ra thường xuyên các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc, hòa nhạc, giao lưu... (Hình nhà Hát lớn Hà nội và tài liệu truy cập ngày 11 tháng 5, 2011, từ wikipedia)
Nhà hát Lớn Hà Nội đầu thế kỷ XX, Nhà hát lớn Hà-nội
nhìn từ phố Paul Bert (phố Tràng Tiền)
Sóng Việt Đàm Giang
Photo Sóng Việt
11 May 2011
Paris:Quán Café
Thăm viếng Paris, Pháp
Café Paris
Sóng Việt
Paris với từng vùng chia thành những quận (Q) đặt tên theo thứ sự số , cấu trúc xoắn hình chôn ốc, bắt đầu từ quận 1 và quận 2 (Q1+2) là vùng Opéra đến Les Halles, quận 3 và 4 gồm vùng Marais và bên phía đông của Q 1+2. Q 1,2,3 4 nằm hữu ngạn (bên phải/phía bắc) sông Seine. Quận 5 vùng Latin Quarter, quận 6 vùng St-Germain-des-Prés và Odeon, quận 7 là vùng phiá tây của trung tâm. Q 5,6,7 nằm tả ngạn (bên trái/ phía nam) của sông Seine, rồi quận 8 vùng Champs-Elysées, rối quận 9 là vùng Montmartre và Pigalle, rối cứ thế tiếp tục vòng xoắn đến quận 10, 11, v.v….
Những hình ảnh du lịch không nhất thiết chỉ giới hạn trong phạm vi một vùng mà liên tục với nhau vì di tích lịch sử nối liền từ Quận này sang Quận khác.
Quận 1 và Quận 2 có Nhà thờ Madeleine, Les Halles, Vườn Tuileries, có nhiều Bảo tàng Viện nổi tiếng như Louvre, Orangerie, Art Decoratifs, có Place de La Concorde, Place Vendôme, Palais Royal, có Jeu de Paume, có phố nổi tiếng Rivoli, có đại lộ Haussmann, có quán Café de la Paix, Café de la Ville, có đại thương xá Galeries Lafayette, Printemps, có Palais Garnier, và nhiều nữa.
Quận 3 có Trung tâm Pompidou
Quận 5 là Latin Quarter, có đại học Paris, có đại học Sorbonne, có Clony, có Pantheon, có nhà thờ St Severin, có công trường St Mitchel,và nhiều nữa.
Quận 6 có nhà thờ St Germain-des-Prés, St Sulpice, có những quán café nổi tiếng, trường Beaux Arts, có vườn Luxembourg, có Musée d’ Orsay, và nhiều nữa.
Quận 7 có Ecole Militaire, Hotel des Invalides, Assemblée Nationale, Bảo tàng Rodin, có Champs De Mars, Eiffel Tower
Quận 8 có Arc de Triomphe, đại lộ Champs Elysées, Petit Palais, Grand Palais, điện Chaillot, v.v…
Quận 9 có Sacré Ceur Basilica, có Montmartre, có Moulin Rouge, có Pigalle, v.v…
Café Paris.
Trước khi nói đến những quán café nổi tiếng của quận 6, phải nói đến nhà thờ St Germain.
Nhà thờ Saitn Germain
Khu phố cổ Saint-Germain-des-Prés ở bên trái sông Seine, đã có từ thế kỷ thứ 9, với tu viện cao cấp dòng thánh Benoit nổi tiếng nhất của Pháp, nay là nơi có rất nhiều quán cà phê văn học, tiệm sách và các nhà trưng bày nghệ thuật. Ở giữa tu viện là nhà thờ Saint Germain.
Đây là nhà thờ kiến trúc La mã và cổ nhất Paris. Nhà thờ Saint-Germain-des-Prés, nằm trên đường Saint Germain, đã được xây cất vào thế kỷ thứ XI trên nền tảng của một điện thờ đã được dựng lên vào năm 542. Nhà thờ được đặt tên theo vị giám mục Saint Germain (chết năm 576), và sau khi được đổi tên hai lần thì vì được xây dựng giữa một đồng cỏ nên được mang tên là Nhà Thờ Saint–Germain-des-Prés. Sau khi bị tàn phá bởi chiến tranh, vào năm 1000, nhà thờ được tái xây dựng theo kiểu La mã.Tháp chuông nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ XI là tháp chuông cổ nhất của thành phố Paris. Cuối thế kỷ 18, tu viện được biến thành nhà tù và nhà thờ trở thành nhà kho.
Qua thế kỷ 19, tu viện được trả lại làm nơi thờ phụng. Nhà thờ được trùng tu với công lao chính của Victor Hugo đã cổ động mọi giới công tư chức đóng góp nhân lực và phí tổn.
Trong nhà thờ có mộ của René Descarte, nhà tư tưởng, nhà toán học và ông tổ của nền triết học hiện đại. Ngoài mộ Descarte, còn có mộ của Jean-Casimir, vua của Ba Lan, thoái vị năm 1668 để trở thành tu viện trưởng của Nhà Thờ Saint-Germain-des-Prés vào năm 1669.
Quán Café Paris
Ngay đối diện với ngôi nhà thờ là tiệm cà phê nổi tiếng Café de Flore và Les Deux-Magots.
Quán Café de Flore, 172 đại lộ Saint Germain đã đuợc mở cửa từ năm 1887. Vào khoảng năm 1913, Guillaume Apollinaire và André Salmon đầu tư vào quán café này và biến tầng một thành toà soạn cho tờ Tạp chí Les Soirées de Paris. Năm 1939, Paul Boubal mua lại và những năm sau đó Breton, J.P. Sartre, Simone de Beauvoir, Jacques Prévert, Salvador Dali thường hiện diện ở quán này, có người tới hàng ngày và viết thơ văn tại đó.
Ngoài Café de Flore, còn Café de Deux-Magots tại 9 Place St Germain-des-Prés.Verlaine, Rimbaud, Gide, Picasso, Hemingway, Saint-Exupéry, Oscar Wilde, André Bréton và nhiều nữa thường có mặt tại địa điểm này. Café Les Deux Magots cũng là nơi Picasso gặp gỡ và làm quen Dora Maar vào mùa đông năm 1935, khởi đầu cho một cuộc tình với nhiều tác phẩm Picasso vẽ Dora Maar với chân dung hai khuôn mặt trong nhiều bức họa. Năm 1983, quán café lại đổi chủ một lần nữa nhưng quán vẫn tiếp tục là điểm hẹn của những tên tuổi lớn, đặc biệt là giới văn nhân, điện ảnh của khắp thế giới.
Vì những địa điểm như quán café, hay hộp đêm ở những con đuờng nhỏ bao quanh đại lộ Saint Germain có nhiều văn, sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ tụ họp mà Saint Germain des Prés đuợc xem như là biểu tượng cho đời sống trí thức của Paris.
Lịch sử quán Café de Flore
Vào năm 1913, Apollinaire đầu tư vào quán. Cùng với Salmon, họ biến tầng thứ nhất thành văn phòng làm báo Les Soirées de Paris. Chiến tranh không thay đổi quán bao nhiêu, Apollinaire vẫn dung nơi đây làm văn phòng. Vào một ngày Xuân năm 1917, ông giới thiệu Philippe Soupault với André Breton, và qua một thời gian ngắn, họ đã phát triển phong trào dada (Dadaist movement) và siêu thực (surrealism) rộng rãi hơn.
Dada là một trào lưu văn hoá bắt nguồn từ Zurich, Thuỵ sĩ,trong Đệ Nhất thế chiến (WW I) và lên tột đỉnh trong khoảng 1916-1922. Trào lưu dada trước tiên liên quan đến visual arts, văn , chương (thơ, lý thuyết về thơ,v.v..), kịch nghệ, graphic design, và chính trị phản đối chiến tranh qua nghệ thuật tranh ảnh, dada cũng chống lại trưởng giả. Dada sau đó có ảnh hưởng đến những trào lưu kế tiếp, đáng kể nhất phải nói đến siêu thực, Tân hiện thực, pop art. Apollinaire chết vào năm 1918.
Thời kỳ 1930-1939
Trong thời kỳ kế tiếp những nhà trí thức, họa sĩ, nhà xuất bản, nhà làm phim ảnh thường dùng nơi này làm chỗ gặp gỡ. Ngay cả chính trị gia như Trotsky hay Chou En Lai cũng đã có mặt tại nơi này. Nếu nói về nhóm thi sĩ, nhạc sĩ thì phải kể nhóm của Jacques Prévert.
Thời kỳ 1939-1945
Năm 1939, Paul Boubal mua lại Café de Flore.
Đây là thời gian của Jean Paul Sartre và Simone de Beauvoir. Họ gặp nhau thường trực ở đó, và theo Sartre thì trong bốn năm đóng đô tại quán café, họ không hề gặp người Đức nào và Sartre gọi nơi này là con đường Tự do dẫn đến con đường Hòa bình. Sartre là cha đẻ của chủ nghĩa hiện sinh (existentialism).
Thời kỳ này, quán giống như một câu lạc bộ của Anh, với khách hàng quen thuộc ngồi tụ từng nhóm cả chục người. Họ có thể thuộc nhóm khác nhau như nhóm Prévert, nhóm Paul Sartre, nhóm thân cộng sản, nhưng không làm phiền nhau. Nữ tài tử Pháp Simone Signoret cho biết trong cuốn hồi ký, bà được sinh ra vào một buổi tối tháng Ba năm 1941, trên một tấm ghế ngồi tại quán Café de Flore.
Thời kỳ sau chiến tranh
Sau chiến tranh nơi đây có nhiều khuôn mặt thuộc phái hiện thực.
Thời kỳ những năm 1960s, coi như nổi bật nhất là những năm của phái làm phim ảnh Christian Vadim, Jane Fonda, Jane Seberg, Roman Polansky, Marcel Carné. Brigitte Bardot, Alain Delon, Losey, Belmondo, vv… Cũng là nơi tụ họp của những nhà vẽ kiểu quấn áo như Yves Saint-Laurent and Pierre Bergé, Rochas, Gunnar Larsen, Givenchy, Lagerfeld, Paco rabanne, Guy Laroche , vv…
Những năm 1980s cho đến hiện tại thì quán Café de Flore vẫn là nơi gặp gỡ ưa thích của những văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ, tài tử màn ảnh, truyền hình v.v..kể cả một số chính trị gia.
Phải đến quán Café de Flore, ngồi ăn sáng, đi thăm khắp quán, nhìn thấy những hình ảnh những nhân vật nổi tiếng đã có mặt ở quán qua các thời đại mới thấy đuợc quán Café de Flore đã đi sâu vào lịch sử và văn hóa Pháp đến mức nào.
Chén cà phê tiệm Flore.
Không phải vì cà phê ngon có tiếng mà quán Flore nổi tiếng. Nó nổi tiếng vì địa điểm và thời thế đã tạo nên. Đi bộ trên đại lộ St Germain, ghé thăm nhà thờ St Germain, rồi ngồi uống café tại quán Flore, nhìn người qua lại hay đọc sách thật vô cùng thú vị. Những người hầu bàn là những người đàn ông mặc quần mầu đậm, mặc áo trắng, khoác tấm tablier dài màu trắng, mặc áo dzi-lê đen, cổ thắt nơ đen, họ rất nghề nghiệp, rất quan tâm đến khách hàng, lấy order ghi cẩn thận, và sắp chén đĩa rất gọn gàng. Họ không niềm nở hay cười nói hay làm thân với khách nhưng họ làm việc rất nghiêm túc và chu đáo. Quán Flore có bàn phía trong tiệm, có bàn phía ngoài tiệm nhưng trong dãy hành lang có kính, và có bàn lộ thiên bày ngoài lề đường.
Đại lộ Saint Germain.
Đại lộ Saint Germain đã được nam tước Haussmann tạo dựng vào thế kỷ XIX, dài 3 km, chạy xuyên qua 3 quận của Paris. từ khu phố Saint-Germain-des-Prés đến tận Quartier de L’Odéon. Một chút chi tiết hơn, đại lộ này chạy xuyên qua một phần của tả ngạn (phía trái) sông Seine, nằm gần sông Seine và nối liền Pont de La Concorde với Pont de Sully.
Bên kia đuờng từ Café de Flore và Les Deux Magots là quán Brasserie Lip, nơi mà nhà văn Hemingway đã viết cuốn tiểu thuyết “A Farewell to Arms”.
Nói đến quán cà phê của Paris thì nhiều vô cùng, có sách ước lượng cỡ 12,000 tiệm.
Quán Café Le Procope. Quán Procope do Francesco Procopio mở vào năm 1686 ở trên đường L’Ancienne-Comedie. Có thể nói đây là nhà hàng cũ nhất vẫn còn tiếp tục mở và là nơi đầu tiên của Ấu châu cho khách thưởng thức café nhập cảng từ văn hóa Hồi giáo. Vào những năm 1700s, Café Procope là điểm hẹn của Voltaire, của Rousseau, rồi một số nhà cách mạnh như Danton, Robespierre, Marat. Nay quán cà phê trở thành một tiệm ăn rất có tiếng.
Quán Café de la Paix nằm ở góc đường giữa Place de l’Opera và Blvd des Capucines.
Xin tạm ngưng ở đây.
Sóng Việt Đàm Giang
Photo Sóng Việt
May 10, 2011
Café Paris
Sóng Việt
Paris với từng vùng chia thành những quận (Q) đặt tên theo thứ sự số , cấu trúc xoắn hình chôn ốc, bắt đầu từ quận 1 và quận 2 (Q1+2) là vùng Opéra đến Les Halles, quận 3 và 4 gồm vùng Marais và bên phía đông của Q 1+2. Q 1,2,3 4 nằm hữu ngạn (bên phải/phía bắc) sông Seine. Quận 5 vùng Latin Quarter, quận 6 vùng St-Germain-des-Prés và Odeon, quận 7 là vùng phiá tây của trung tâm. Q 5,6,7 nằm tả ngạn (bên trái/ phía nam) của sông Seine, rồi quận 8 vùng Champs-Elysées, rối quận 9 là vùng Montmartre và Pigalle, rối cứ thế tiếp tục vòng xoắn đến quận 10, 11, v.v….
Những hình ảnh du lịch không nhất thiết chỉ giới hạn trong phạm vi một vùng mà liên tục với nhau vì di tích lịch sử nối liền từ Quận này sang Quận khác.
Quận 1 và Quận 2 có Nhà thờ Madeleine, Les Halles, Vườn Tuileries, có nhiều Bảo tàng Viện nổi tiếng như Louvre, Orangerie, Art Decoratifs, có Place de La Concorde, Place Vendôme, Palais Royal, có Jeu de Paume, có phố nổi tiếng Rivoli, có đại lộ Haussmann, có quán Café de la Paix, Café de la Ville, có đại thương xá Galeries Lafayette, Printemps, có Palais Garnier, và nhiều nữa.
Quận 3 có Trung tâm Pompidou
Quận 5 là Latin Quarter, có đại học Paris, có đại học Sorbonne, có Clony, có Pantheon, có nhà thờ St Severin, có công trường St Mitchel,và nhiều nữa.
Quận 6 có nhà thờ St Germain-des-Prés, St Sulpice, có những quán café nổi tiếng, trường Beaux Arts, có vườn Luxembourg, có Musée d’ Orsay, và nhiều nữa.
Quận 7 có Ecole Militaire, Hotel des Invalides, Assemblée Nationale, Bảo tàng Rodin, có Champs De Mars, Eiffel Tower
Quận 8 có Arc de Triomphe, đại lộ Champs Elysées, Petit Palais, Grand Palais, điện Chaillot, v.v…
Quận 9 có Sacré Ceur Basilica, có Montmartre, có Moulin Rouge, có Pigalle, v.v…
Café Paris.
Trước khi nói đến những quán café nổi tiếng của quận 6, phải nói đến nhà thờ St Germain.
Nhà thờ Saitn Germain
Khu phố cổ Saint-Germain-des-Prés ở bên trái sông Seine, đã có từ thế kỷ thứ 9, với tu viện cao cấp dòng thánh Benoit nổi tiếng nhất của Pháp, nay là nơi có rất nhiều quán cà phê văn học, tiệm sách và các nhà trưng bày nghệ thuật. Ở giữa tu viện là nhà thờ Saint Germain.
Đây là nhà thờ kiến trúc La mã và cổ nhất Paris. Nhà thờ Saint-Germain-des-Prés, nằm trên đường Saint Germain, đã được xây cất vào thế kỷ thứ XI trên nền tảng của một điện thờ đã được dựng lên vào năm 542. Nhà thờ được đặt tên theo vị giám mục Saint Germain (chết năm 576), và sau khi được đổi tên hai lần thì vì được xây dựng giữa một đồng cỏ nên được mang tên là Nhà Thờ Saint–Germain-des-Prés. Sau khi bị tàn phá bởi chiến tranh, vào năm 1000, nhà thờ được tái xây dựng theo kiểu La mã.Tháp chuông nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ XI là tháp chuông cổ nhất của thành phố Paris. Cuối thế kỷ 18, tu viện được biến thành nhà tù và nhà thờ trở thành nhà kho.
Qua thế kỷ 19, tu viện được trả lại làm nơi thờ phụng. Nhà thờ được trùng tu với công lao chính của Victor Hugo đã cổ động mọi giới công tư chức đóng góp nhân lực và phí tổn.
Trong nhà thờ có mộ của René Descarte, nhà tư tưởng, nhà toán học và ông tổ của nền triết học hiện đại. Ngoài mộ Descarte, còn có mộ của Jean-Casimir, vua của Ba Lan, thoái vị năm 1668 để trở thành tu viện trưởng của Nhà Thờ Saint-Germain-des-Prés vào năm 1669.
Quán Café Paris
Ngay đối diện với ngôi nhà thờ là tiệm cà phê nổi tiếng Café de Flore và Les Deux-Magots.
Quán Café de Flore, 172 đại lộ Saint Germain đã đuợc mở cửa từ năm 1887. Vào khoảng năm 1913, Guillaume Apollinaire và André Salmon đầu tư vào quán café này và biến tầng một thành toà soạn cho tờ Tạp chí Les Soirées de Paris. Năm 1939, Paul Boubal mua lại và những năm sau đó Breton, J.P. Sartre, Simone de Beauvoir, Jacques Prévert, Salvador Dali thường hiện diện ở quán này, có người tới hàng ngày và viết thơ văn tại đó.
Ngoài Café de Flore, còn Café de Deux-Magots tại 9 Place St Germain-des-Prés.Verlaine, Rimbaud, Gide, Picasso, Hemingway, Saint-Exupéry, Oscar Wilde, André Bréton và nhiều nữa thường có mặt tại địa điểm này. Café Les Deux Magots cũng là nơi Picasso gặp gỡ và làm quen Dora Maar vào mùa đông năm 1935, khởi đầu cho một cuộc tình với nhiều tác phẩm Picasso vẽ Dora Maar với chân dung hai khuôn mặt trong nhiều bức họa. Năm 1983, quán café lại đổi chủ một lần nữa nhưng quán vẫn tiếp tục là điểm hẹn của những tên tuổi lớn, đặc biệt là giới văn nhân, điện ảnh của khắp thế giới.
Vì những địa điểm như quán café, hay hộp đêm ở những con đuờng nhỏ bao quanh đại lộ Saint Germain có nhiều văn, sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ tụ họp mà Saint Germain des Prés đuợc xem như là biểu tượng cho đời sống trí thức của Paris.
Lịch sử quán Café de Flore
Vào năm 1913, Apollinaire đầu tư vào quán. Cùng với Salmon, họ biến tầng thứ nhất thành văn phòng làm báo Les Soirées de Paris. Chiến tranh không thay đổi quán bao nhiêu, Apollinaire vẫn dung nơi đây làm văn phòng. Vào một ngày Xuân năm 1917, ông giới thiệu Philippe Soupault với André Breton, và qua một thời gian ngắn, họ đã phát triển phong trào dada (Dadaist movement) và siêu thực (surrealism) rộng rãi hơn.
Dada là một trào lưu văn hoá bắt nguồn từ Zurich, Thuỵ sĩ,trong Đệ Nhất thế chiến (WW I) và lên tột đỉnh trong khoảng 1916-1922. Trào lưu dada trước tiên liên quan đến visual arts, văn , chương (thơ, lý thuyết về thơ,v.v..), kịch nghệ, graphic design, và chính trị phản đối chiến tranh qua nghệ thuật tranh ảnh, dada cũng chống lại trưởng giả. Dada sau đó có ảnh hưởng đến những trào lưu kế tiếp, đáng kể nhất phải nói đến siêu thực, Tân hiện thực, pop art. Apollinaire chết vào năm 1918.
Thời kỳ 1930-1939
Trong thời kỳ kế tiếp những nhà trí thức, họa sĩ, nhà xuất bản, nhà làm phim ảnh thường dùng nơi này làm chỗ gặp gỡ. Ngay cả chính trị gia như Trotsky hay Chou En Lai cũng đã có mặt tại nơi này. Nếu nói về nhóm thi sĩ, nhạc sĩ thì phải kể nhóm của Jacques Prévert.
Thời kỳ 1939-1945
Năm 1939, Paul Boubal mua lại Café de Flore.
Đây là thời gian của Jean Paul Sartre và Simone de Beauvoir. Họ gặp nhau thường trực ở đó, và theo Sartre thì trong bốn năm đóng đô tại quán café, họ không hề gặp người Đức nào và Sartre gọi nơi này là con đường Tự do dẫn đến con đường Hòa bình. Sartre là cha đẻ của chủ nghĩa hiện sinh (existentialism).
Thời kỳ này, quán giống như một câu lạc bộ của Anh, với khách hàng quen thuộc ngồi tụ từng nhóm cả chục người. Họ có thể thuộc nhóm khác nhau như nhóm Prévert, nhóm Paul Sartre, nhóm thân cộng sản, nhưng không làm phiền nhau. Nữ tài tử Pháp Simone Signoret cho biết trong cuốn hồi ký, bà được sinh ra vào một buổi tối tháng Ba năm 1941, trên một tấm ghế ngồi tại quán Café de Flore.
Thời kỳ sau chiến tranh
Sau chiến tranh nơi đây có nhiều khuôn mặt thuộc phái hiện thực.
Thời kỳ những năm 1960s, coi như nổi bật nhất là những năm của phái làm phim ảnh Christian Vadim, Jane Fonda, Jane Seberg, Roman Polansky, Marcel Carné. Brigitte Bardot, Alain Delon, Losey, Belmondo, vv… Cũng là nơi tụ họp của những nhà vẽ kiểu quấn áo như Yves Saint-Laurent and Pierre Bergé, Rochas, Gunnar Larsen, Givenchy, Lagerfeld, Paco rabanne, Guy Laroche , vv…
Những năm 1980s cho đến hiện tại thì quán Café de Flore vẫn là nơi gặp gỡ ưa thích của những văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ, tài tử màn ảnh, truyền hình v.v..kể cả một số chính trị gia.
Phải đến quán Café de Flore, ngồi ăn sáng, đi thăm khắp quán, nhìn thấy những hình ảnh những nhân vật nổi tiếng đã có mặt ở quán qua các thời đại mới thấy đuợc quán Café de Flore đã đi sâu vào lịch sử và văn hóa Pháp đến mức nào.
Chén cà phê tiệm Flore.
Không phải vì cà phê ngon có tiếng mà quán Flore nổi tiếng. Nó nổi tiếng vì địa điểm và thời thế đã tạo nên. Đi bộ trên đại lộ St Germain, ghé thăm nhà thờ St Germain, rồi ngồi uống café tại quán Flore, nhìn người qua lại hay đọc sách thật vô cùng thú vị. Những người hầu bàn là những người đàn ông mặc quần mầu đậm, mặc áo trắng, khoác tấm tablier dài màu trắng, mặc áo dzi-lê đen, cổ thắt nơ đen, họ rất nghề nghiệp, rất quan tâm đến khách hàng, lấy order ghi cẩn thận, và sắp chén đĩa rất gọn gàng. Họ không niềm nở hay cười nói hay làm thân với khách nhưng họ làm việc rất nghiêm túc và chu đáo. Quán Flore có bàn phía trong tiệm, có bàn phía ngoài tiệm nhưng trong dãy hành lang có kính, và có bàn lộ thiên bày ngoài lề đường.
Đại lộ Saint Germain.
Đại lộ Saint Germain đã được nam tước Haussmann tạo dựng vào thế kỷ XIX, dài 3 km, chạy xuyên qua 3 quận của Paris. từ khu phố Saint-Germain-des-Prés đến tận Quartier de L’Odéon. Một chút chi tiết hơn, đại lộ này chạy xuyên qua một phần của tả ngạn (phía trái) sông Seine, nằm gần sông Seine và nối liền Pont de La Concorde với Pont de Sully.
Bên kia đuờng từ Café de Flore và Les Deux Magots là quán Brasserie Lip, nơi mà nhà văn Hemingway đã viết cuốn tiểu thuyết “A Farewell to Arms”.
Nói đến quán cà phê của Paris thì nhiều vô cùng, có sách ước lượng cỡ 12,000 tiệm.
Quán Café Le Procope. Quán Procope do Francesco Procopio mở vào năm 1686 ở trên đường L’Ancienne-Comedie. Có thể nói đây là nhà hàng cũ nhất vẫn còn tiếp tục mở và là nơi đầu tiên của Ấu châu cho khách thưởng thức café nhập cảng từ văn hóa Hồi giáo. Vào những năm 1700s, Café Procope là điểm hẹn của Voltaire, của Rousseau, rồi một số nhà cách mạnh như Danton, Robespierre, Marat. Nay quán cà phê trở thành một tiệm ăn rất có tiếng.
Quán Café de la Paix nằm ở góc đường giữa Place de l’Opera và Blvd des Capucines.
Xin tạm ngưng ở đây.
Sóng Việt Đàm Giang
Photo Sóng Việt
May 10, 2011
Paeis: Những quầy bán sách báo bên bờ sông Seine
Paris: Những Quầy Bán Sách Cũ Ven Bờ Sông Seine.
Sóng Việt
Khi có dịp đi thăm Paris, chúng ta ai ai cũng đều đi thăm nhà thờ Notre Dame và có dịp đi dọc theo hai ven bờ sông Seine. Chúng ta sẽ thấy những quầy bán sách nằm dọc theo ven đường, quay lưng vào bờ tường ven bờ sông Seine.; đó là những quầy bán sách cũ mang tên là bouquinistes của Paris.
Những quầy bán sách cũ này là một điểm dễ thương của Paris. Những quầy sách này đã xuất hiện từ giữa thế kỷ thứ 16. Một thời trong lúc đó, họ bị gán cho danh hiệu là kẻ trộm khi bày bán những tài liệu liên quan đến đạo Tin Lành khi mà trận chiến tranh Tôn giáo của những người theo Thiên Chúa Giáo khởi xướng.
Chữ bouquinistes có lẽ bắt nguồn từ chữ boeckin, có nghĩa là sách nhỏ. Ban đâu họ dùng xe cút kít (wheelbarrows) để chuyên chở sách, họ cột những hàng hóa trưng bày của họ vào bao lơn của cầu bằng dây da nhỏ. Sau cuộc Cách mạng, buôn bán trở nên đông đúc và náo nhiệt sau khi mà nhiều thư viện của quý tộc bị phá hoại và tất cả sách trong thư viện được mang ra bán tống bán tháo bên bờ sông Seine. Cho đến năm 1891, bouquinistes được cho phép lưu trữ sách tại ven bờ sông sau khi có giấy phép của chính quyền. Một đơn xin phép mở một quầy sách cũ có thể phải chờ đến 8 năm mới có cơ hội được chấp thuận.
Mỗi quầy hàng bán sách cũ được chính quyền phát cho 4 hộp có kích thước quy định, và bouquinistes chỉ phải trả tiền mướn địa điểm mảnh đá lề đường mà họ mở quầy và trữ những hộp này (giá muớn là 100 Euro một năm). Những bouquinistes này phải tự lo việc bảo trì những quầy mà chúng ta thấy giống như một dàn xe lửa đặt trên bờ lan can với màu xanh lá cây đậm. Mỗi quầy được phát cho một con số, ghi rõ ràng trên những hộp xanh này. Vào cuối ngày những toa sắt xanh này đuợc khóa kỹ lưỡng. Với tiền mướn chỗ và bảo trì quá rẻ nên giá cả sách có thể rẻ hơn trong tiệm sách trong phố.
Bouquinistes thường có nhiều sách hay, sách cổ, sách khó kiếm, mà những người có thì giờ có thể lang thang cả ngày xem không hết. Hầu hết sách hay những hàng bày bán đều có bọc bằng bao plastic trong. Bouquinistes phải theo quy luật là chỉ được có một hộp chứa và bán magnets, posters, keychains, etc… còn 3 hộp kia bắt buộc phải là sách cũ. Họ cũng phải bắt buộc mở cửa ít nhất bốn ngày một tuần.
Tại một khúc sông Seine có bến của những nhà tàu (boathouses). Người địa phương cho hay một số lớn nhà tàu trên sông Seine là của những người bán sách cũ ven bờ sông.
Sóng Việt
November 22, 2009
Sóng Việt
Khi có dịp đi thăm Paris, chúng ta ai ai cũng đều đi thăm nhà thờ Notre Dame và có dịp đi dọc theo hai ven bờ sông Seine. Chúng ta sẽ thấy những quầy bán sách nằm dọc theo ven đường, quay lưng vào bờ tường ven bờ sông Seine.; đó là những quầy bán sách cũ mang tên là bouquinistes của Paris.
Những quầy bán sách cũ này là một điểm dễ thương của Paris. Những quầy sách này đã xuất hiện từ giữa thế kỷ thứ 16. Một thời trong lúc đó, họ bị gán cho danh hiệu là kẻ trộm khi bày bán những tài liệu liên quan đến đạo Tin Lành khi mà trận chiến tranh Tôn giáo của những người theo Thiên Chúa Giáo khởi xướng.
Chữ bouquinistes có lẽ bắt nguồn từ chữ boeckin, có nghĩa là sách nhỏ. Ban đâu họ dùng xe cút kít (wheelbarrows) để chuyên chở sách, họ cột những hàng hóa trưng bày của họ vào bao lơn của cầu bằng dây da nhỏ. Sau cuộc Cách mạng, buôn bán trở nên đông đúc và náo nhiệt sau khi mà nhiều thư viện của quý tộc bị phá hoại và tất cả sách trong thư viện được mang ra bán tống bán tháo bên bờ sông Seine. Cho đến năm 1891, bouquinistes được cho phép lưu trữ sách tại ven bờ sông sau khi có giấy phép của chính quyền. Một đơn xin phép mở một quầy sách cũ có thể phải chờ đến 8 năm mới có cơ hội được chấp thuận.
Mỗi quầy hàng bán sách cũ được chính quyền phát cho 4 hộp có kích thước quy định, và bouquinistes chỉ phải trả tiền mướn địa điểm mảnh đá lề đường mà họ mở quầy và trữ những hộp này (giá muớn là 100 Euro một năm). Những bouquinistes này phải tự lo việc bảo trì những quầy mà chúng ta thấy giống như một dàn xe lửa đặt trên bờ lan can với màu xanh lá cây đậm. Mỗi quầy được phát cho một con số, ghi rõ ràng trên những hộp xanh này. Vào cuối ngày những toa sắt xanh này đuợc khóa kỹ lưỡng. Với tiền mướn chỗ và bảo trì quá rẻ nên giá cả sách có thể rẻ hơn trong tiệm sách trong phố.
Bouquinistes thường có nhiều sách hay, sách cổ, sách khó kiếm, mà những người có thì giờ có thể lang thang cả ngày xem không hết. Hầu hết sách hay những hàng bày bán đều có bọc bằng bao plastic trong. Bouquinistes phải theo quy luật là chỉ được có một hộp chứa và bán magnets, posters, keychains, etc… còn 3 hộp kia bắt buộc phải là sách cũ. Họ cũng phải bắt buộc mở cửa ít nhất bốn ngày một tuần.
Tại một khúc sông Seine có bến của những nhà tàu (boathouses). Người địa phương cho hay một số lớn nhà tàu trên sông Seine là của những người bán sách cũ ven bờ sông.
Sóng Việt
November 22, 2009
Tuesday, July 19, 2011
Thăm Paris
Thăm Paris
Nàng Thơ (Muse) hứng thú viết
Kể chuyện thăm Paris
Cùng đôi lời dặn dò
Người Paris có đọc
Đừng cười khách lãng du
Mười lăm năm Paris
Quận mười ba cổ tích
Tôi thuôc lòng con đuờng
Hết đi rồi đi lại về
Đường metro ngun ngút
Tất bật chạy lên xuống
Làm việc mệt không nghỉ
Nào thấy đâu Paris!
Ba mươi năm ngoại ô
Cũng vẫng chạy metro
Không thấy mặt trời mọc
Hoàng hôn cũng ngủ yên
Đọc Paris Thơ viết
Những nơi đã đi thăm
Những chiếc cầu đáng yêu
Những dinh thư đồ sộ
Những bảo tàng huy hoàng
Bâng khuâng tôi tự hỏi
Bốn mươi lăm năm trôi
Sao chưa thấy Paris?
Paris có gì lạ?
Còn Áo lụa Hà đông?
Ngô Thụy Miên, Nguyên Sa
Còn đa tình lãng mạn
Ga Lyon ra sao?
Đèn vàng còn hay không?
Tôi có biết chi đâu
Thôi dành cho nàng Thơ
Thăm thành phố lần nữa
Tạt Latin Quartier
Quán café Sorbonne
Khu đại học thân xưa
Cho kỷ niệm trở về
19 Juillet 2011
Esvizi
Nàng Thơ (Muse) hứng thú viết
Kể chuyện thăm Paris
Cùng đôi lời dặn dò
Người Paris có đọc
Đừng cười khách lãng du
Mười lăm năm Paris
Quận mười ba cổ tích
Tôi thuôc lòng con đuờng
Hết đi rồi đi lại về
Đường metro ngun ngút
Tất bật chạy lên xuống
Làm việc mệt không nghỉ
Nào thấy đâu Paris!
Ba mươi năm ngoại ô
Cũng vẫng chạy metro
Không thấy mặt trời mọc
Hoàng hôn cũng ngủ yên
Đọc Paris Thơ viết
Những nơi đã đi thăm
Những chiếc cầu đáng yêu
Những dinh thư đồ sộ
Những bảo tàng huy hoàng
Bâng khuâng tôi tự hỏi
Bốn mươi lăm năm trôi
Sao chưa thấy Paris?
Paris có gì lạ?
Còn Áo lụa Hà đông?
Ngô Thụy Miên, Nguyên Sa
Còn đa tình lãng mạn
Ga Lyon ra sao?
Đèn vàng còn hay không?
Tôi có biết chi đâu
Thôi dành cho nàng Thơ
Thăm thành phố lần nữa
Tạt Latin Quartier
Quán café Sorbonne
Khu đại học thân xưa
Cho kỷ niệm trở về
19 Juillet 2011
Esvizi
Tuesday, July 12, 2011
Ngày 12 Tháng 7
Biểu tượng Google ngày hôm nay 12/7/2011
Ngày 12/7 năm nay là kỷ niệm tròn 450 năm hoàn tất Nhà thờ thánh Basil ở Moscow, Nga quốc,
Năm 1555, để kỷ niệm chiến thắng quân Mông Cổ, Ivan IV, vị Sa hoàng (Tsar) đầu tiên của Nga đã ra lệnh cho kiến trúc sư Postnik Yakovlev xây dựng một nhà thờ thật huy hoàng, tráng lệ. Nhà thờ này được xây từ năm 1555 đến năm 1561 thì hoàn thành.
Nhà thờ St. Basil's Cathedral là một công trình kiến trúc nhiều màu sắc gồm 9 ngôi tháp chóp hình củ hành trên đỉnh có một dấu thập thánh giá. Nhà thờ Thánh Basil được xây bằng gạch đỏ
Nhà thờ St.Basil tọa lạc ngay giữa lòng Thủ đô Moscow, nằm ở phía Nam của Quảng trường Đỏ và gần cung điện Kremlin. Nhà thờ với kiến trúc độc đáo này là một trong 7 kỳ quan hấp dẫn du khách nhất của nước Nga.
Hình ảnh thiết kế của tòa nhà trông giống như những ngọn lửa đang bốc thẳng lên bầu trời.
Thánh đường được mang tên đầy đủ là “Thánh đường được ban phước bởi Thánh Basil”. hay “Thánh đường được sự bảo vệ của mẹ Thiên Chúa” (Temple of Basil the Blessed; Cathedral of the Protection of Most Holy Theotokos on the Moat).
SV