Monday, October 31, 2011
Ba Mươi Mốt Tháng Mười
Ba Mươi Mốt Tháng Mười
Lạnh lùng ngày cuối tháng mười
Thu phong trở lạnh như vời hàn đông
Thu về như thoảng qua song
Cây chợt đổi lá mênh mông nỗi sầu
Nai kia ngơ ngác mắt nâu
Còn người mắt biếc nhuốm mầu thời gian
Cuộc đời vất vả gian nan
Từng thu nghe gió thở than đồng hành
Đàm Giang
31 October 2011
Friday, October 28, 2011
Thu và Thiền
Thơ SVĐG và thơ họa
Thu và Thiền
Tháng Mười thu đến bạn sang thiền
Chẳng ngại đường xa quẳng gánh phiền
Sáng sớm tịnh tâm đầy thích thú
Chiều về điều khí lại thêm ghiền
Chuyên cần học hỏi tránh điều dữ
Mải miết tìm nghe thụ đắc hiền
Mừng bạn duyên trời được hưởng phước
Tâm tư thanh thản đạt bình yên.
24 October, 2011
Đàm Giang
*
Chẳng có căn tu nghĩ chi thiền
Vui đời tội lỗi chả thấy phiền
Kiếp tới dẫu cho làm cầm thú
Sáng tối rong chơi thật đã ghiền
Xa cách loài người loài quỷ dữ
Tâm xác thiên nhiên chẳng ác hiền
Kệ ai tu đạo xin trường phước
Ta đây tứ khoái vẫn ổn yên
NCT
24/10/2011*
Tu Thiền
Bạn sang thu chớm lạnh hơi thiền
Vàng lá cuốn trôi mọi nỗi phiền
Thần thái phiêu phiêu hồn lính thú
Xác thân vô bệnh tránh sao ghiền
Làm lành nghĩ tốt xa điều dữ
Sám hối từ bi bản chất hiền
Vọng khởi, tĩnh tâm thời được phước
Bạn tu, ta tập một thời yên
Lộc Bắc
24/10/2011
*
Học Đạo
Mừng bạn sang đây nhập lớp thiền
Tu tâm học đạo hết ưu phiền.
Bon chen cuộc sống nào vui thú,
Ngụp lặn đời tăng có thấy ghiền?
Nhịn nhục, thứ tha chừa tánh dữ,
Từ bi, bác ái luyện lời hiền.
Tấm lòng đã quyết tìm chân phước
Ngộ đạo thân tâm một cõi yên.
Tịnh Phan
25/10/2011
*
Tu Thiền
Mừng đến phương xa gặp bạn hiền
Mong cùng tu học ,kết thiện duyên
Hiện tại lộc trời ta hưởng thụ
Tương lai ai biết những ưu phiền
Thầy hay ,bạn tốt đâu dễ gặp
Vô thường cuộc sống ,chuyện hiển nhiên
Tập sống thương yêu và giúp đỡ
Thân khỏe tâm AN cũng nhờ THIỀN
Cẩm Chương
Oct 25, 2011
*
Tu Thiền
Mừng thay nghe nói bạn tu thiền
Có lẽ giờ đây đã bớt phiền
Thịt cá tanh mùi thôi cũng phải
Tương chao thanh khí ắt nên ghiền
Quên đi hạ ấy chang chang nắng
Cảm nhận thu nay gió dịu hiền
Chúc lá khô vàng sa bến giác
Còn ta đi nhặt chút bình yên.
HH 26/11/2011
Thu và Thiền
Tháng Mười thu đến bạn sang thiền
Chẳng ngại đường xa quẳng gánh phiền
Sáng sớm tịnh tâm đầy thích thú
Chiều về điều khí lại thêm ghiền
Chuyên cần học hỏi tránh điều dữ
Mải miết tìm nghe thụ đắc hiền
Mừng bạn duyên trời được hưởng phước
Tâm tư thanh thản đạt bình yên.
24 October, 2011
Đàm Giang
*
Chẳng có căn tu nghĩ chi thiền
Vui đời tội lỗi chả thấy phiền
Kiếp tới dẫu cho làm cầm thú
Sáng tối rong chơi thật đã ghiền
Xa cách loài người loài quỷ dữ
Tâm xác thiên nhiên chẳng ác hiền
Kệ ai tu đạo xin trường phước
Ta đây tứ khoái vẫn ổn yên
NCT
24/10/2011*
Tu Thiền
Bạn sang thu chớm lạnh hơi thiền
Vàng lá cuốn trôi mọi nỗi phiền
Thần thái phiêu phiêu hồn lính thú
Xác thân vô bệnh tránh sao ghiền
Làm lành nghĩ tốt xa điều dữ
Sám hối từ bi bản chất hiền
Vọng khởi, tĩnh tâm thời được phước
Bạn tu, ta tập một thời yên
Lộc Bắc
24/10/2011
*
Học Đạo
Mừng bạn sang đây nhập lớp thiền
Tu tâm học đạo hết ưu phiền.
Bon chen cuộc sống nào vui thú,
Ngụp lặn đời tăng có thấy ghiền?
Nhịn nhục, thứ tha chừa tánh dữ,
Từ bi, bác ái luyện lời hiền.
Tấm lòng đã quyết tìm chân phước
Ngộ đạo thân tâm một cõi yên.
Tịnh Phan
25/10/2011
*
Tu Thiền
Mừng đến phương xa gặp bạn hiền
Mong cùng tu học ,kết thiện duyên
Hiện tại lộc trời ta hưởng thụ
Tương lai ai biết những ưu phiền
Thầy hay ,bạn tốt đâu dễ gặp
Vô thường cuộc sống ,chuyện hiển nhiên
Tập sống thương yêu và giúp đỡ
Thân khỏe tâm AN cũng nhờ THIỀN
Cẩm Chương
Oct 25, 2011
*
Tu Thiền
Mừng thay nghe nói bạn tu thiền
Có lẽ giờ đây đã bớt phiền
Thịt cá tanh mùi thôi cũng phải
Tương chao thanh khí ắt nên ghiền
Quên đi hạ ấy chang chang nắng
Cảm nhận thu nay gió dịu hiền
Chúc lá khô vàng sa bến giác
Còn ta đi nhặt chút bình yên.
HH 26/11/2011
Chuyện Cực Ngắn: Những Thân Cây (F. Kafka)
Chuyện cực ngắn của Franz Kafka
Sóng Việt Đàm Giang
Chuyện Die Bäume là một trong 18 truyện ngắn của tập Trầm Tư Mặc Tưởng (Contemplation/ Meditation/Betrachtung) phát hành năm 1913 do Franz Kafka viết trong khoảng thời gian1904-1912. Bản Đức ngữ chép lại từ trang nhà Kafka Project (*), bản Anh và Việt ngữ do người viết dịch.
Die Bäume
Denn wir sind wie Baumstämme im Schnee. Scheinbar liegen sie glatt auf, und mit kleinem Anstoß sollte man sie wegschieben können. Nein, das kann man nicht, denn sie sind fest mit dem Boden verbunden. Aber sieh, sogar das ist nur scheinbar.
The Trees
For we are like tree logs in the snow. In appearance they lie smoothly and a little push should be enough to shift them away. No, this can't be done, for they are firmly connected to the ground. But look ahead, even that it is merely a matter of appearance.
Những Thân Cây
Dường như thể chúng ta là những khúc thân cây trong tuyết. Bề ngoài, chúng nằm trơn láng và một cái đẩy nhẹ cũng đủ để làm chúng di chuyển. Không, không thể làm thế đuợc, vì chúng đã kết hợp chặt chẽ vào đất. Nhưng, trông đây, ngay cả như thế cũng chỉ là sự kiện bề ngoài.
Chúng ta như những thân cây
Trong tuyết nằm trơ trơn láng
Dường như một cái đẩy nhẹ
Cũng đủ làm chúng chuyển di
Không, không thể nào làm thế
Vì chúng đã kết hợp chặt
Với đất đã tự lâu rồi.
Nhưng này, hãy cứ nhìn đi
Có chăng cũng chỉ bề ngoài.
Trong bản chuyện cực ngắn gồm chỉ bốn câu, Kafka đã so sánh người với những khúc thân cây. Nhìn bề ngoài thì dường như một cái đẩy nhẹ chúng cũng có thể di chuyển được, nhưng không làm thế đuợc vì chúng đã gắn chặt vào lòng đất rồi. Nhưng nhìn như thế cũng chỉ là bề ngoài mà thôi.
Trong câu đầu tiên, tác giả đã dùng đại danh từ, số nhiều, ngôi thứ nhất (chúng ta) để so sánh với thân cây. Nhưng sang câu thứ hai thì sự chuyển tiếp từ chúng ta đã bắt sang nói về thân cây, và khi nói về thân cây thì tác giả đã chuyển từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba: thay vì nói chúng ta (ngôi thứ nhất) đẩy thân cây, thì tác giả viết thân cây có thể di chuyển khi bị đẩy nhẹ. Sự chuyển đổi ngôi thứ cho thấy tác giả muốn nói về thân cây mà không phải về chúng ta (nhưng ẩn dụ vẫn chính là chúng ta). Sau khi đã chuyển sự chú ý sang những thân cây, sự phát triển ý nghĩ về những thân cây đi vào lý luận: không, không làm thế được, vì cây đã gắn chặt đã gắn bó lâu đời với lòng đất, làm sao mà di chuyển chúng được. Thân cây cũng như con người đã gắn bó với một mảnh đất, với quê cha đất tổ từ đời nọ sang đời kia, từ thế hệ nọ sang thế hệ kia, lòng tin, tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ đã thấm nhập sâu xa thì làm sao mà di chuyển chúng đi được. Nhưng (lại nhưng nữa) câu chót tác giả cho một kết luận đặt nhân loại vào một vị trí không có gì chắc chắn cả, mà chỉ là hiện tưởng (bề ngoài) thôi. Trên thực tế, hiện tưởng cho rằng con người không thay đổi được, nhưng với những dồn đẩy, áp bức cùng với một số điều kiện nào đó, con người có thể thay đổi rất nhiều.
Đọc chuyện của Franz Kafka là đương đầu với thử thách. Tìm mở được một cánh cửa sẽ dẫn đến những cánh cửa tiếp của một mê lộ chằng chịt.
Có thể nói Kafka là một nhà văn hoang tưởng. Những chuyện kể của ông mang những tư tưởng kỳ lạ, phi lý. Và Kafka không hề giải thích những phi lý mang lên, ông để cho người đọc lay hoay tìm hiểu, xoay trở giải thích, biện luận nhiều hướng.
Trong câu chuyện cực ngắn trên đây của Kafka, người đọc có cảm tưởng là Kafka đã nói đến chính cá nhân ông, so sánh con người với thân cây, nói về sự di chuyển có thể xẩy ra với thân cây, tự cho không thể xẩy ra như thế, rồi lại cho rằng không thể nói chuyện thay đổi không xẩy ra được, vì đó chỉ hiện tưởng (appearance).
Kafka từ lúc còn rất trẻ đã sống và lớn lên trong một một môi trường phức tạp, cùng hoàn cảnh nhiều ngang trái. Là người Tiệp, gốc Do Thái, theo học và thấm nhuần văn hoá Đức, Kafka dường như cảm thấy bị bóp nghẹt không lối thoát và không thể theo một lối đi nhất định. Sự ngang trái mâu thuẫn trong gia đình, sự kiềm chế trong liên hệ tình cảm, sự bó tay trong môi trường làm việc đã tạo ông thành một con người với lối suy nghĩ khác thường, viết nên những tư tưởng khác lạ, với bản năng vượt ngoài quy ước của xã hội đương thời.
Thế giới của Kafka trong câu chuyện ngắn Những Thân Cây là câu chuyện hiện tưởng trong một mảnh đất cô lập với những tạo dựng dăng mắc, với diễn tiến phát triển bản thể và thân phận con người trong thế giới hiện hữu.
Chủ nghĩa Hiện sinh đã được bàng bạc trong nhiều tác phẩm của Kafka, nhưng đề tài thuyết Hiện sinh không được bàn đến trong bài viết ngắn này. ■
Sóng Việt Đàm Giang
12 August 2011
(*) http://www.kafka.org/index.php?betrachtung
Sóng Việt Đàm Giang
Chuyện Die Bäume là một trong 18 truyện ngắn của tập Trầm Tư Mặc Tưởng (Contemplation/ Meditation/Betrachtung) phát hành năm 1913 do Franz Kafka viết trong khoảng thời gian1904-1912. Bản Đức ngữ chép lại từ trang nhà Kafka Project (*), bản Anh và Việt ngữ do người viết dịch.
Die Bäume
Denn wir sind wie Baumstämme im Schnee. Scheinbar liegen sie glatt auf, und mit kleinem Anstoß sollte man sie wegschieben können. Nein, das kann man nicht, denn sie sind fest mit dem Boden verbunden. Aber sieh, sogar das ist nur scheinbar.
The Trees
For we are like tree logs in the snow. In appearance they lie smoothly and a little push should be enough to shift them away. No, this can't be done, for they are firmly connected to the ground. But look ahead, even that it is merely a matter of appearance.
Những Thân Cây
Dường như thể chúng ta là những khúc thân cây trong tuyết. Bề ngoài, chúng nằm trơn láng và một cái đẩy nhẹ cũng đủ để làm chúng di chuyển. Không, không thể làm thế đuợc, vì chúng đã kết hợp chặt chẽ vào đất. Nhưng, trông đây, ngay cả như thế cũng chỉ là sự kiện bề ngoài.
Chúng ta như những thân cây
Trong tuyết nằm trơ trơn láng
Dường như một cái đẩy nhẹ
Cũng đủ làm chúng chuyển di
Không, không thể nào làm thế
Vì chúng đã kết hợp chặt
Với đất đã tự lâu rồi.
Nhưng này, hãy cứ nhìn đi
Có chăng cũng chỉ bề ngoài.
Trong bản chuyện cực ngắn gồm chỉ bốn câu, Kafka đã so sánh người với những khúc thân cây. Nhìn bề ngoài thì dường như một cái đẩy nhẹ chúng cũng có thể di chuyển được, nhưng không làm thế đuợc vì chúng đã gắn chặt vào lòng đất rồi. Nhưng nhìn như thế cũng chỉ là bề ngoài mà thôi.
Trong câu đầu tiên, tác giả đã dùng đại danh từ, số nhiều, ngôi thứ nhất (chúng ta) để so sánh với thân cây. Nhưng sang câu thứ hai thì sự chuyển tiếp từ chúng ta đã bắt sang nói về thân cây, và khi nói về thân cây thì tác giả đã chuyển từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba: thay vì nói chúng ta (ngôi thứ nhất) đẩy thân cây, thì tác giả viết thân cây có thể di chuyển khi bị đẩy nhẹ. Sự chuyển đổi ngôi thứ cho thấy tác giả muốn nói về thân cây mà không phải về chúng ta (nhưng ẩn dụ vẫn chính là chúng ta). Sau khi đã chuyển sự chú ý sang những thân cây, sự phát triển ý nghĩ về những thân cây đi vào lý luận: không, không làm thế được, vì cây đã gắn chặt đã gắn bó lâu đời với lòng đất, làm sao mà di chuyển chúng được. Thân cây cũng như con người đã gắn bó với một mảnh đất, với quê cha đất tổ từ đời nọ sang đời kia, từ thế hệ nọ sang thế hệ kia, lòng tin, tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ đã thấm nhập sâu xa thì làm sao mà di chuyển chúng đi được. Nhưng (lại nhưng nữa) câu chót tác giả cho một kết luận đặt nhân loại vào một vị trí không có gì chắc chắn cả, mà chỉ là hiện tưởng (bề ngoài) thôi. Trên thực tế, hiện tưởng cho rằng con người không thay đổi được, nhưng với những dồn đẩy, áp bức cùng với một số điều kiện nào đó, con người có thể thay đổi rất nhiều.
Đọc chuyện của Franz Kafka là đương đầu với thử thách. Tìm mở được một cánh cửa sẽ dẫn đến những cánh cửa tiếp của một mê lộ chằng chịt.
Có thể nói Kafka là một nhà văn hoang tưởng. Những chuyện kể của ông mang những tư tưởng kỳ lạ, phi lý. Và Kafka không hề giải thích những phi lý mang lên, ông để cho người đọc lay hoay tìm hiểu, xoay trở giải thích, biện luận nhiều hướng.
Trong câu chuyện cực ngắn trên đây của Kafka, người đọc có cảm tưởng là Kafka đã nói đến chính cá nhân ông, so sánh con người với thân cây, nói về sự di chuyển có thể xẩy ra với thân cây, tự cho không thể xẩy ra như thế, rồi lại cho rằng không thể nói chuyện thay đổi không xẩy ra được, vì đó chỉ hiện tưởng (appearance).
Kafka từ lúc còn rất trẻ đã sống và lớn lên trong một một môi trường phức tạp, cùng hoàn cảnh nhiều ngang trái. Là người Tiệp, gốc Do Thái, theo học và thấm nhuần văn hoá Đức, Kafka dường như cảm thấy bị bóp nghẹt không lối thoát và không thể theo một lối đi nhất định. Sự ngang trái mâu thuẫn trong gia đình, sự kiềm chế trong liên hệ tình cảm, sự bó tay trong môi trường làm việc đã tạo ông thành một con người với lối suy nghĩ khác thường, viết nên những tư tưởng khác lạ, với bản năng vượt ngoài quy ước của xã hội đương thời.
Thế giới của Kafka trong câu chuyện ngắn Những Thân Cây là câu chuyện hiện tưởng trong một mảnh đất cô lập với những tạo dựng dăng mắc, với diễn tiến phát triển bản thể và thân phận con người trong thế giới hiện hữu.
Chủ nghĩa Hiện sinh đã được bàng bạc trong nhiều tác phẩm của Kafka, nhưng đề tài thuyết Hiện sinh không được bàn đến trong bài viết ngắn này. ■
Sóng Việt Đàm Giang
12 August 2011
(*) http://www.kafka.org/index.php?betrachtung
Saturday, October 22, 2011
Kịch Ballet Giselle
Giselle
Đàm Giang
Giselle là một vở kịch múa ballet gồm hai hồi soạn từ một bản text cho nhạc kịch (libretto) của Jules-Henri Vernoy de Saint-Goerges và Theophile Gautier. Nhạc bởi Adolphe Adam, và biên soạn múa bởi Jean Coralli và Jules Perrot. Kịch múa ballet kể chuyện một cô gái quê tên là Giselle, sau cái chết trẻ tức tưởi đã bảo vệ người nàng yêu thoát khỏi sự trả thù của một nhóm linh hồn độc ác gọi là Willis.
Kịch ballet Giselle lần đầu tiên được trình diễn bởi đoàn Ballet du Théâtre de l’ Académie Royale de Musique tại Salle Le Peletier tại Paris, Pháp ngày 28 June năm 1841. Biên đạo múa trong những sản phẩm đương đại thường dựa theo bản của Marius Petipa soạn cho Imperial Russian Ballet (1884,1899,1903).
Vở Giselle được trình diễn hầu như ba bốn lần một tuần và có thể ở tại những nhà hát lớn khác nhau ở Moscow, St. Petersburg (Aleksandrinsky, Mariinski Theater, v.v..). Vở Giselle nói đến ở đây là vở trình diễn tại Hermitage Theater của Cung điện mùa Đông tại St Petersburg với Anna Samostrelova trong vai Giselle, Dmitry Rudachenko trong vai Quận công Albert, nhạc trưởng là Pavel Bubelnikov.
Fantasy Ballet in two acts: Giselle
Music: Adolphe Adam
Choreography: Jean Coralli, Jules Perrot and Marius Petipa
Conductor: P. Bubelnikov
Hồi I. Câu chuyện múa ballet được đặt vào một thung lũng dễ thương thời Trung cổ ở Rhineland, Germany vào mùa hái nho. Màn kéo lên trong cảnh I cho thấy một căn nhà nho nhỏ của Giselle và mẹ cô ta Bertha ở một bên, và bên đối diện là chòi nho nhỏ của Quận công Albert từ Silesia, một nhà quý tộc đã giả dạng làm một thường dân mang tên Loys để tán tỉnh những cô gái nhẹ dạ trước khi kết hôn với Bathilde, cô con gái của Hoàng tử của Courland.
Gạt bỏ lời khuyên của người hộ vệ tên Wilfrid, Albert đã tán đuợc Giselle và được nàng hết lòng thương yêu. Trong lúc đó một chàng giám thủ đất cấm săn tên Hans cũng yêu Giselle đã cảnh báo Giselle đừng tin lời đường mật của kẻ lạ nhưng Giselle không chịu nghe. Albert và Giselle nhảy một màn múa đôi với Giselle ngắt từng cánh hoa của một bông cúc để phỏng đoán sự thành thật của người tình. Màn múa bị cắt đứt khi mẹ của Giselle lo ngại cho sức khoẻ yếu kém của con gái nên can thiệp và đẩy nàng vào trong nhà.
Tiếp đó tiếng còi tù và nổi lên từ xa, và Loys rút lui. Một đoàn người đi săn bước vào sân khấu và dùng giải khát. Trong đoàn người này có Bathilde và cha của nàng. Giselle trở lại sân khấu và vũ cho đoàn; sau đó Giselle nhận một vòng đeo cổ do Bathilde ban thưởng. Khi đoàn đi săn rút lui, Loys hiện ra cùng với nhữngcô gái hái nho. Lễ bắt đầu, Giselle múa với cùng với các cô gái hái nho, nhưng Hans khám phá ra tông tích và tìm thấy tù-và và kiếm của Loys. Sau tiếng tù-và do Hand thổi, đoàn đi săn trở lại. Sự thật về Loys là Công tước Albert và đã đính hôn với Bathilde được phơi bày làm Giselle lên cơn đau khổ tuyệt vọng nhảy múa điên cuồng rồi chết. Mặc dù Giselle có lúc cầm thanh kiếm của Albert nhưng nàng chết vì trái tim suy yếu.
Hồi II
Một cảnh đêm với ánh sáng mờ ảo trong rừng gần một cái hồ được dàn dựng. Phía bên trái là ngôi mộ của Giselle với một cây thánh gía, có khắc tên Giselle. Trong cảnh siêu thực thế giới của Willis, linh hồn những cô gái xấu số chết trước ngày cưới, trổi lên từ mồ của họ và ban đêm tìm cách trả thù đàn ông bằng cách quyến rũ họ nhảy cho đến chết. Hans u buồn đến viếng mộ của Giselle và bị Willis đe dọa. Giselle cũng hiện lên từ mộ của nàng và được Willis chào đón, tất cả cùng nhảy múa rồi biến mất. Albert hiện ra trước mộ Giselle và Giselle xuất hiện. Albert van xin Giselle tha thứ và cả hai nhảy múa rồi Giselle biến mất vào rừng. Cảnh tiếp cho thấy Hans bị Willis theo đuổi bắt nhảy rồi bị đẩy xuống hồ. Những Willis này rồi vây quanh Albert cùng kết tôi tử hình Albert. Albert cầu khẩn Myrtha, nữ hoàng Willis xin tha chết, nhưng Myrtha từ chối và ra lệnh Albert phải nhảy. Giselle che chở Albert khỏi bị Willis bắt chết và nàng tiếp tục nhảy với Albert. Đêm đã gần tàn, quyền lực các nàng Willises dần dần biến mất khi sương ban mai bắt đầu xuất hiện. Nhưng Albert đã không chết do tình yêu của Giselle đã cứu mạng Albert. Và vì Giselle không mang lòng thù hận như những Willis khác nên Giselle đã thoát khỏi số phân ma quái của những Willis, nàng biến mất dần để lại một Albert cố với nhìn lại Giselle một lần chót.
Nhà Hát Hermitage. Saint Peterburg
Nhà hát Hermitage là một trong nghững nhà hát cổ nhất của Nga. Nga hoàng Catherine the Great đã ra lệnh cho kiến trúc sư Giacomo Quarenghi xây cất vào năm 1782. Được hoàn tất vào năm 1785, nhà hát nằm trong hệ thống tòa nhà được mệnh danh là Cung điện mùa Đông của Peter I ngày xưa. Xây cất theo lối Neoclassic, căn phòng bán nguyệt có hệ thống âm thanh thiết kế như một amphitheatre, tường và cột trang hoàng bằng đá cẩm thạch giả màu. Tượng Apollo và chín nàng Muses được đặt trong 10 niches với tượng nổi của những nhạc sĩ và thi sĩ nổi đặt tiếng phía trên họ. Hệ thống ghế ngồi chứa đuợc cỡ 200 người, được dàn dựng vòng quanh sân khấu và ban nhạc thật quy mô làm tất cả khan thính gỉa đều có thể thấy rõ cảnh trình diễn mà không cần nhìn bằng ống nhòm dù ngồi bất cứ chỗ nào.
Nhà hát Hermitage bắt đầu được trình diễn vào tháng 11 năm 1785. Trải qua nhiều thăng trầm, sau cách mạng 1917, giám đốc nhà hát Vsevolod Meyerhold cố mang nơi này trở lại thành nhà hát, nhưng dần dần nó biến thành nơi hội họp, thuyết trình cho Bảo tàng Viện Quốc gia Hermitage. Vào những năm đầu thập niên 1980s, nơi này được tu sửa, thiết kế hệ thống âm thanh tối tân và hiện nay được xem như là một nhà hát dùng trình diễn kịch bản, hòa nhạc.
Thu Tháng Mười
Tháng Mười Mùa Thu
Mây vẫn bay, núi vẫn xa
Mây bay bay mãi, núi già đợi mong.
Tháng Mười cây lá nhuộm sắc vàng
Lá xanh lá đỏ điểm huy hoàng
Như khoe rực rỡ trước giấc ngủ
Vùi sâu trốn lạnh chờ xuân sang
Tháng Mười tầm tã trời mưa Thu
Bầu trời ủ dột xám âm u
Ủ rũ cây già gọi đường vắng
Thầm thì gió nhẹ thổi vi vu
Tháng Mười mây Thu vô tình trôi
Mặc người thương nhớ vực xa xôi
Xót xa vàng võ thềm sông vắng
Nếm tình tan vỡ trên vành môi
Tháng Mười chất ngất gió Thu mong
Cầu ai đừng nhạt tiếng tơ lòng
Đừng quên hẹn ước ngày năm trước
Núi cao đứng mãi chẳng xoay vòng.
Sóng Việt-Đàm Giang
22 October 2011