Mầu Áo Lam Trưng Vương
Trong buổi họp mặt
truyền thống Trưng vương kỳ 31 ngày 27 tháng 3, 2016 vừa qua tổ chức tại nhà
hàng Kim Sơn, Houston, Texas, phóng viên
đài truyền hình ABTV Kim Phượng có đưa ra vài câu hỏi cho Đàm Giang, trưởng ban
tổ chức Ngày Họp Mặt Trưng Vương 2016, trong đó có một câu hỏi của camera man
Trieu Bach, người thu hình. Câu hỏi này theo Đàm Giang hiểu lúc đó là có ý muốn
hỏi: tại sao ngày trước năm 1975 thì nữ sinh Trưng Vương ở Việt Nam mặc áo trắng mà bây giờ lại mặc áo
xanh như hiện tại?
Hiểu câu hỏi này như muốn
nói về mầu áo xanh Trưng Vương tại
Houston mà các cựu nữ sinh Trưng Vương đang mặc (mà không phải là câu hỏi lịch
sử màu áo lam Trưng Vương), người được phỏng vấn đã trả lời sau chỉ một vài
giây suy nghĩ thoáng qua trong đầu liên quan đến mầu xanh Trưng Vương hiện tại (royal
blue) và câu trả lời có nhắc đến một bài viết của một cựu nữ sinh TV (Phạm
Tuyết Mai), đại để như: màu áo đồng phục là mầu trắng nhưng khi muốn tổ chức
đại hội thì các chị TV cần một màu cho “hấp dẫn” cho “nổi” hơn nên vào cỡ năm một
ngàn chin trăm tám mấy đã đồng ý chọn màu xanh như hiện tại (không nhắc đến màu
xanh lam đậm/blue navy hay xanh lam da trời/blue sky). (4).
Vì không nhắc đến áo
màu lam cũ trước 1975 đã từng có, nên câu trả lời có thể đã gây ngộ nhận cho
khán thính giả.
Nay, người viết hàng
chữ này xin viết thêm vài hàng về trường nữ trung học Trưng Vương và màu áo
xanh Trưng Vương. Nếu không chính xác thì mong nhận những ý kiến bổ túc có tài
liệu kiểm chứng.
Đàm Giang
Link xem Youtube Phóng Sự
Cộng Đồng của đài truyền hình ABTV:
Link xem một số hình ảnh buổi trình diễn trong ngày Họp Mặt kỳ
thứ 31,Trưng Vương Muôn Thuở của GĐTV Houston, Texas, tổ chức ngày Chủ Nhật 27
tháng 3, 2016:
Ghi nhận: Một số hình ảnh chụp lại từ link Phóng
Sự Công đồng của đài truyền hình ABTV, do Triêu Bach thực hiện; một số hình ảnh
thuộc bộ hình của GĐTV.
***
Tài liệu thu thập trên
internet.
Một chút lịch sử về trường Nữ Trung Học Trưng Vương
Năm 1917, một ngôi
trường dành cho nữ sinh nằm trên con đường Đồng Khánh ở phía nam Hồ Hoàn Kiếm,
Hà Nội với bảng hiệu mang tên Pháp là College
de Jeunes Filles (Trường Nữ Trung Học) xuất hiện. Trường không có một tên
danh từ riêng viết hoa nào khác vì đó là ngôi trường duy nhất của cả miền Bắc với
4 năm dành cho nữ sinh học tới cấp trung học từ lớp 6 đến lớp 9. Vì trường nằm trên đường Đồng Khánh nên được gọi
là trường nữ Trung Học Đồng Khánh. (1)
Sau khi tốt nghiệp bằng
Thành Chung hay DEPSI, nếu muốn tiếp tục để thi tú tài, các nữ sinh trường Nữ
Trung Học Đồng Khánh phải qua học thêm 3 năm nữa từ lớp 10 đến lớp 12 tại
trường Bưởi.
Năm đầu trung học lúc đó là lớp đệ Thất, rồi tiếp tục đệ Lục, Ngũ,
Tứ là xong Trung Học Đệ Nhất Cấp. Sau đó là Trung Học Đệ Nhị Cấp gồm đệ Tam, Nhị,
Nhất. Tóm lại các lớp trung học đếm ngược từ số lớn tới số nhỏ. Về sau, chương
trình học đổi cách chia lớp theo phương cách của Âu Mỹ mà đếm tới: lớp 6 (tương
đương với đệ Thất), rồi lớp 7, 8, 9, 10, 11, và lớp 12 là tương đương với lớp đệ
Nhất khi xưa.
Năm 1943, để tránh loạn lạc,
trường phải tạm rời về Hưng Yên.
Năm 1945, Nhật Bản thua
trận và đầu hàng, trường lại trở về thủ đô. Các lớp học phải học tạm ở Hoàng
Mai thuộc vùng ngoại thành Hà Nội và qua năm 1946 dọn về trường Lò Đúc. Từ đây
trường được mang tên Hai Bà Trưng do
bà Nguyễn Thị Thục Viên làm hiệu trưởng.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Một lần nữa trường lại rời về
miền quê để học tập.
Năm 1948 trường trở về Hà Nội, nữ sinh học nhờ tại trường Hàng
Than; năm 1950, trường được đặt tại đường Hai Bà Trưng và tên trường được đổi tên
là Trưng Vương. Hiệu trưởng là bà Tăng Xuân An. Trường mở
thêm Đệ Nhị cấp.Cấp Trung Học 7 năm. Áo
đồng phục màu lam xuất hiện từ đây (không rõ màu lam đậm hay lam nhạt). (2).
Trưng Vương có đồng phục áo xanh lam. Chúng tôi phải mặc đồng phục
ngày thứ hai để lớp buổi sáng làm lễ chào cờ và lớp buổi chiều làm lễ hạ cờ. Những
ngày khác thì được mặc tự do nhưng lúc nào cũng phải đeo huy-hiệu của trường ở
ngay nẹp áo trước ngực, ai không đeo sẽ bị phạt. Huy-hiệu xinh-xinh, có nền màu
lam, chính giữa là một ngọn đuốc màu đỏ làm nổi bật thật dễ thương. (3).
Năm 1954, sau hiệp định Genève, mội bộ phận chuyển vào Sài Gòn,
trong khi chưa có trường Trưng Vương thì
phải học nhờ ở trường Gia Long, Saigon; chiếc áo màu lam dần dần đã không còn mà
được thay bằng chiếc áo dài đồng phục màu trắng (?).
(ghi chú: người viết không tìm ra tài liệu chứng thực về
thời điểm của áo xanh lam đậm trở thành xanh lam da trời ).
Đàm Giang
Ghi chú.
(1).
Trích dẫn từ: Giáo dục ở Nam Việt nam từ xưa đến hết Đệ Nhất Cộng Hoà. http://www.dongnaicuulong.org/giaoDuc/giaoDuc_detail.php?giaoDucId=5
Và đến năm 1917 chính quyền thuộc
địa mới có một hệ thống giáo dục thống nhất cho cả ba miền Nam, Trung, Bắc. Hệ
thống giáo dục mới này - gọi là Giáo Dục thời Pháp thuộc - gồm có ba bậc : Tiểu
học, Trung học, và Đại học. Bậc Tiểu học được chia làm hai cấp : (1) cấp Sơ học
gồm các lớp Đồng Ấu (Cours Enfantin) hay lớp Năm hoặc lớp Chót, lớp Dự Bị
(Cours Preparatoire) hay lớp Tư, và lớp Sơ Đẳng (Cours Elementaire) hay lớp Ba,
(2) cấp Tiểu học gồm có lớp Nhì Một Năm (Cours Moyen Première Année), lớp Nhì
Hai Năm (Cours Moyen Deusième Année) và Lớp Nhất (Cours Supérieur). Mỗi làng có
một trường sơ cấp. Ở tổng lớn hay ở quận (đông dân) có thể có trường tiểu học nếu
có đông học sinh. Tại mỗi tỉnh lỵ có một trường tiểu học lớn (có nhiều lớp cho
mỗi cấp lớp), như trường Nam Tiểu học Mỹ Tho chẳng hạn có được 5 lớp Nhất, 1 lớp
Tiếp Liên (Cours des Certifiés) hồi thập niên 1940. Học xong lớp Ba, tức là hết
Sơ cấp, học sinh phải thi tuyển vào lớp Nhì Một Năm để học tiếp bậc Tiểu học,
và khi xong lớp Nhất (hết bậc Tiểu học) học sinh lại phải thi lấy bằng Sơ Tiểu
tiếng Pháp viết tắt là bằng CEPCI (tức là Certificat d'Études Primaire
Complémentaire Indochinoise). Đậu xong bằng này học sinh mới được dự kỳ thi tuyển
vào năm Thứ Nhất trường Trung học.
Bậc Trung học
cũng chia làm hai cấp. Cấp thứ nhất gọi là Cao Đẳng Tiểu Học (Enseignement
Primaire Superieur, cũng như trung học đệ nhất cấp sau này) gồm có bốn lớp :
Năm Thứ Nhất (Première Année), Năm Thứ Nhì (Deuxième Année), Năm Thứ Ba
(Troisième Année) và Năm Thứ Tư (Quatrième Année). Học xong Năm Thứ Tư học sinh
thi lấy bằng Thành Chung hay DEPSI (Diplôme d'Études Primaire Superieur
Indochinois). Những ai muốn thi lấy bằng cắp Pháp thì có thể thi bằng Brevet
Premier Cycle hay Brevet Elementaire. Cấp thứ hai là ban Tú Tài gồm các lớp
Second (như Đệ Tam hay lớp 10 sau này), Première (như Đệ Nhị hay lớp 11) và lớp
Terminale (như Đệ Nhất hay lớp 12). Xong lớp Première (Đệ Nhị hay lớp 11) học
sinh phải thi Tú Tài I (Baccalauréat Première Partie), đậu được Tú Tài I mới được
vào học lớp Đệ Nhất hay lớp 12. Học hết lớp 12 học sinh phải thi lấy bằng Tú
Tài II (Baccalauréat Deuxième Partie). Khi lên lớp Terminale (lớp 12) học sinh
phải chọn một trong ba ban chính sau đây : (1) ban Triết (Philosophie), (2) ban
Khoa Học Thực Nghiệm (Sciences Expérimentales), và (3) ban Toán (Mathématiques
Élémentaires). . Học hết lớp 12 học sinh phải thi lấy bằng Tú Tài II
(Baccalauréat Deuxième Partie) về một trong các ban nói trên. Bằng Tú Tài II
thường được gọi tắt là Bac. Philo. (Tú Tài II ban Triết), Bac. Math. (Tú Tài II
ban Toán) v v . . . Xong Tú Tài học sinh mới được vào Đại học, và dưới thời
Pháp thuộc chỉ có một đại học duy nhất ở Hà Nội cho toàn cõi Đông Dương. Một số
không nhỏ học sinh Việt Nam, nhất là ở Miền Nam, sau khi xong Tú Tài thường qua
Pháp học tiếp bậc đại học thay vì ra Hà Nội học.
Chương trình học
trên đây chịu ảnh hưởng nặng nề của chương trình Pháp, dùng tiếng Pháp làm chuyển
ngữ. Tiếng Việt chỉ được xem như một sinh ngữ phụ. Đúng ra đây chỉ là chương
trình Pháp thật sự nhưng có chút sửa đổi nhỏ áp dụng cho các trường Việt Nam.
Chương trình này kéo dài đến hết Thế Giới Đại Chiến Thứ Hai trên toàn cỏi Việt
Nam. Sau năm 1945, sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, chương trình Việt được
ban hành…
(2). Đong đầy kỷ niệm
xưa. Phạm Thị Nhung.
(3). Kỷ niệm dưới mái trường Trưng Vương. Nguyễn
Thị Xuân Nga:
(4). Mầu áo Trưng
Vương. Phạm Tuyết Mai.
http://www.trungvuongtexas.com/LienKet/DienDan/topic.asp?TOPIC_ID=115