Tuesday, December 29, 2020

Auguste Rodin. Rodin Museum. SVĐG.

 

Auguste Rodin (1940-1917)

Auguste Rodin


Để kỷ niệm 172 sinh nhật nhà điêu khắc tài danh người Pháp Auguste Rodin, ngày November 12, 2012 Google đã vẽ một biểu tượng cho chữ Google với một O mang hình bức tượng nổi tiếng Le Penseur/Người Suy Tư của ông. Bức tượng Le Penseur là một phần trong tác phẩm La Porte de l’ Enfer hiện đặt tại Viện Bảo Tàng Rodin (77 Rue de Varennce) ở Paris, Pháp. Trong những tác phẩm nổi danh của Rodin phải kể đến The Thinker, The Kiss, Victor Hugo, Honoré de Balzac, Eternal Spring, Eternal Idol, Eve, The Burghers of Calais, 

Auguste Rodin ( François-Auguste-René Rodin (November 12, 1840 -November 17, 1917) là một họa sĩ và nhà điêu khắc người Pháp. Ông là điêu khắc gia hàng đầu của Pháp thời bấy giờ và hiện nay tên tuổi của ông được biết đến khắp nơi trong và ngoài giới nghệ thuật.

Rodin thường được cho là điêu khắc gia tiên phong của ngành điêu khắc hiện đại nhưng ông quả không cố ý mở con đường phá lệ đi ngược với quy ước cổ điển. Chính ông đã được đào tạo theo ngành nghệ thuật cổ điển, hành tập như một nghệ nhân nhưng mang kỳ vọng là ông sẽ được giới thẩm quyền nghệ thuật kính trọng cho dù ông không được nhận vào những học viện nổi tiếng nào của Pháp cả. Về mặt điêu khắc, ông có biệt tài dùng đất sét.

Nhiều tác phẩm có tiếng của Rodin đã bị chê trách đồng loạt khi ông còn sinh thời vì chúng không theo truyền thống điêu khắc, tức là kém về phần trang trí, thiếu quy ước cách thể và không hợp đề tài cổ điển. Tác phẩm của Rodin quả thật bỏ xa con đường mòn của huyền thoại Hy lạp hay điển tích trong Kinh thánh. Ông nặn cơ thể con người trong những tác phẩm điêu khắc của ông thiên hẳn về lối hiện thực, ca ngợi cá tính riêng của mỗi nhân vật. Rodin rất nhạy cảm vì những lời phê bình về ông nhưng trước sau, ông vẫn không thay đổi đường lối để rồi những tác phẩm sau của ông dần chiếm được sự ngưỡng mộ của chính giới cũng như giới nghệ thuật.

Rodin thắng cuộc thi tuyển để thiết kế cổng bằng đồng vào viện bảo tàng mỹ thuật. Tác phẩm này mang tên La Porte de l’Enfer /Cửa địa ngục chiếm gần bốn thập niên trong cuộc đời sáng tác của ông. Mỗi phần điêu khắc cho toàn tác phẩm này xứng đáng là một tác phẩm riêng như Le Penseur/Người suy tư và La Baiser/Nụ hôn. Tiếc thay La Porte de l'Enfer bị bỏ dang dở vì tòa nhà bảo tàng đó không được xây cất. Tuy nhiên ông lại được chính phủ dành cho ông trong thời gian thực hiện bộ cổng bằng đồng được tự do sáng tác. Và mặc dù bận vì tác phẩm La Portal de l'Enfer, Rodin cũng thực hiện một số tác phẩm theo đơn đặt hàng như đơn của thị xã Calais (The Bughers of Calais) năm 1891 và tượng đài vinh danh văn sĩ Honoré de Balzac.

Ông mất ngày 17 Tháng Mười Một, năm 1917 ở Meudon, ngoại ô Paris. Một phiên bản tượng "Người suy tư" (Le Penseur) được dựng ở mộ phần theo ước nguyện của ông (theo Wikipedia).

Dưới đây là một số hình tác phẩm của Rodin chụp tại Museum Rodin.

                                                                        The Thinker
                                                                   Honoré de Balzac (1898)
                                                              The Walking Man (1907)
                                                         The Burghers of Calais (1884-1895)
                                                              Victor Hugo (1891)
                                                                 The Kiss (1882)
Eternal Spring (1884).
                                                                        Eve (1881)
                                                                 Eternal Idol (1891)





Sóng Việt Đàm Giang.
December 29 2020.





Friday, December 25, 2020

Thơ. Nhớ Thuở Giăng Tơ. Song Nghiên.

 

Nhớ thuở giăng tơ...

 

Chàng thường nói dỡn cứ gà mờ

Cứ thích lăng xăng chuyện viết thơ

Tối đến canh khua dường thức giấc

Ngày buông chạng vạng ngó u ơ

Mà, nhà quán xuyến luôn lo trọn

Việc, sở tinh tường chẳng có lơ

Thấm nghĩa tình sâu bao rộng lượng

Bên chàng nhớ thuở thả giăng tơ.

December 13 2020.

Song Nghiên.

Thơ. Cuối Năm Rồi. SVĐG.

 Thơ Họa.

Cuối Năm Rồi!

Năm cùng tháng tận tạ ông Trời
Giảm thiểu đành hanh chuyển dịch rơi
Dạ bớt lo âu bệnh chợt viếng 
Tâm vơi sốt vó “khách” không mời
Cho bình đón Lễ người muôn nẻo
Phát lạc Tân niên kẻ khắp nơi
Thuốc chủng ban ơn toàn thế giới 
Hồi sinh hữu mạch sống yêu đời.

SVĐG 
Dec 22 2020

Thơ Lộc Bắc

CUỐI NĂM

Tuyết trắng giăng giăng khắp đất trời

Chùm đèn xanh đỏ giả sao rơi

Giáng Sinh gà nướng không người đến

Năm Mới rượu ngon chẳng khách mời

Thuốc chủng thành công trên khắp nẻo

Rủ nhau tung tẩy đến muôn nơi

Mới hay giãn cách buồn muôn thuở

Bù khú bên nhau mới đã đời!

LB

Dec20




Thơ Hán. Trương Tiên36. Bồ Tát Man. Nhớ Người Xa. Song Nghiên.

 


 Bản phỏng dịch Bài #36 của Trương Tiên/Bồ Tát Man.


Nhớ người xa

Trên lầu cao nhớ chàng nhìn miết
Ngoài sân cỏ mọc mầu xanh biếc 
Chẳng khác áo chàng choàng
Ngoảnh nhìn kìa gió quàng.

Áo nay e bạc cũ 
Thiếp sắc chung tàn rũ
Gương ngó nhạt thanh xuân
Còn đâu như cỏ tân.

Song Nghiên
December 18 2020.

300 Bài Từ Chú Giải

Bài 36

 

菩薩蠻 - 張先  Bồ Tát Man – Trương Tiên

 

憶郎還上層樓Ức lang hoàn thượng tằng lâu khúc.

樓前芳草年年Lâu tiền phương thảo niên niên lục.

綠似去時Lục tự khứ thời bào.

回頭風袖Hồi đầu phong tụ phiêu.

 

郎袍應已Lang bào ưng dĩ cựu.

顏色非長Nhan sắc phi trường cửu.

惜恐鏡中Tích khủng kính trung xuân.

不如花草Bất như hoa thảo tân.

 

Chú Thích

1- Bồ tát man菩薩蠻= Bồ tát man菩薩鬘: Vốn là bài nhạc của Đường giáo phường, sau dùng làm từ bài. Tên khác là “Tử dạ ca子夜歌”, “Trùng điệp kim重疊金” v.v. Bài từ này có 44 chữ, đoạn trước và đoạn sau đều có 4 câu, 2 trắc vận và 2 bình vận. Cách luật:

 

X  B  X  T  B  B  T (vận),

B  B  T  T  B  B  T (vận).

T  T  T  B  B (đổi vận),

T  B  B  T  B (vận).

    

X  B  B  T  T (đổi vận),

X  T  B  B  T (vận).

X  T  T  B  B (đổi vận), 

X  B  X  T  B (vận).

 

X = bất luận; B = bình thanh; T = trắc thanh, vận = vần.

 

2- Tằng lâu khúc 層樓曲= tằng lâu 層樓: tầng lầu, trên lầu.

3- Lâu tiền phương thảo niên niên lục樓前芳草年年綠: cỏ thơm trước nhà năm nào cũng xanh. Câu này mượn ý câu thơ trong bài Sở từ “Chiêu ẩn sĩ phú 招隱士賦” của Chuẩn Nam Tiểu Sơn淮南小山:

 

王孫遊兮不歸,Vương tôn du hề bất qui, Vương tôn đi chơi chừ không về,

春草生兮萋萋。Xuân thảo sinh hề thê thê. Cỏ xuân mọc chừ mượt mà.

 

4- Phong tụ 風袖: tay áo phất phơ trước gió.

5- Hồi đầu phong tụ phiêu 回頭風袖飄: lúc chia ly chàng quay đầu lại nhìn thiếp, tay áo chàng phất phơ trước gió.

6- Tích khủng 惜恐 = đảm tâm担心: lo rằng, khủng phạ恐怕: sợ rằng

7- Kính trung xuân鏡中春: dung nhan trong gương của thiếu nữ đương xuân khi soi gương.

 

Dịch Nghĩa

Bài từ theo điệu bồ tát man của Trương Tiên.

 

Nhớ chàng chỉ còn biết lên lầu cao trông ngóng.

Cỏ mọc trước cửa hằng năm xanh thắm.

Xanh tựa áo bào của chàng lúc ra đi.

Chàng quay đầu lại nhìn thiếp, tay áo của chàng phất phơ trong gió.

 

Áo của chàng hẳn đã cũ bạc.

Nhan sắc không giữ được dài lâu.

Sợ rằng dung nhan đương xuân của thiếp khi soi gương.

Không được tươi mới mãi như hoa cỏ.

 

Phỏng Dịch

Nhớ Chàng

 

Nhớ chàng chỉ biết lên cao ngắm,

Trước nhà cây cỏ hằng năm thắm.

Thắm tựa áo chàng xưa,

Ngoảnh trông gió phất phơ.

Áo chàng nay đã bạc,

Nhan sắc hẳn phai nhạt.

Sợ lúc cầm gương soi,

Không như cây cỏ tươi.

 

HHD 6-2020

 

Thursday, December 24, 2020

Nhạc. Bài Thánh Ca Buồn. Nguyễn Vũ. SVĐG

 

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Bài Thánh Ca Buồn”

 qua lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Vũ.

 

Mỗi dịp Giáng sinh về, khắp nơi đâu đâu cũng vang lên giai điệu rộn ràng của những bài hát quốc tế quen thuộc như: Jingle Bells, Last Christmas hay We Wish You a Merry Christmas. Chen vào những giai điệu sôi động đó là những giai điệu buồn, da diết của các nhạc vàng viết về mùa Giáng Sinh được sáng tác từ hơn 50 năm trước, mà tiêu biểu nhất là ca khúc Bài Thánh Ca Buồn của nhạc sĩ Nguyễn Vũ. Theo chính tác giả kể lại, ca khúc này gắn liền với kỷ niệm đẹp từ thời thơ ấu của ông.

 

“Bài Thánh Ca Buồn” của nhạc sĩ Nguyễn Vũ ra đời vào tháng 10 năm 1972 từ lời đề nghị của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông – giám đốc hãng băng dĩa Sơn Ca, khi vị nhạc sĩ nổi tiếng này bắt tay vào thực hiện băng nhạc Sơn Ca số 3 chủ đề nhạc Giáng Sinh năm 1972. Nhiều ngày liền, nhạc sĩ Nguyễn Vũ loay hoay tìm đề tài thì bất chợt nghe loáng thoáng giai điệu của bài hát bất hủ Silent Night – Đêm Thánh Vô Cùng. Bài hát này gợi cho ông rất nhiều cảm xúc để hồi tưởng về thời thơ ấu, khi chỉ là cậu bé 14 tuổi. Sau đây là nguyên văn lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Vũ:

 

“Thuở ấy tôi là một cậu bé 14 tuổi, ngày ngày đi lễ ở nhà thờ Con Gà (Đà Lạt), sở dĩ tôi “chịu khó” đi lễ bởi vì phát hiện ra một cô gái rất xinh và ngoan đạo mỗi ngày vẫn ngang qua ngõ nhà tôi để đến nhà thờ. Trái tim vụng dại của thằng con trai mới lớn đập loạn nhịp trước bóng hình thiếu nữ tóc xõa vai mềm bềnh bồng trong gió cao nguyên.

 

Ngày lại qua ngày suốt hơn ba tháng trời tôi âm thầm, lầm lũi làm “cái đuôi” cô ấy, kẻ trước người sau đi về mỗi bận trên 3km đường đèo nhưng một lời bẻ đôi không dám thốt. “Lòng thành” của tôi chỉ được hưởng một “ân huệ” cỏn con: Tôi được biết cô ấy tên Th., lớn hơn tôi 2 tuổi…

 

Thế rồi một buổi chiều gần lễ Giáng sinh, tan lễ ra thì trời đổ mưa, “đối tượng” của tôi nép vội vào mái hiên trú mưa, tôi cũng… trú tạm bên cạnh, hai người chỉ cách nhau độ một gang tay. Hòa lẫn trong tiếng mưa là giai điệu quen thuộc của bản Thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng (Silent night – Lời Việt của Hùng Lân) vẳng ra từ ngôi nhà gần đấy:

 

Đêm Thánh vô cùng, giây phút tưng bừng,

đất với trời, se chữ đồng,

đêm nay Chúa con thần thánh tôn thờ…

 

Th. đưa tay hứng lấy những giọt nước mưa và khẽ hát theo.

 

Tôi lặng người. Giọng hát Th. sao mà buồn da diết. Tự dưng tôi cảm thấy hết… sợ quê, khẽ đưa tay vuốt nhẹ lên… những hạt mưa bụi li ti bám bên ngoài chiếc áo ấm của Th., bất chợt Th. quay sang tôi nhoẻn miệng cười: “Cảm ơn nghen!”. Mưa tạnh, “người trong mộng” đã khuất dạng tự bao giờ mà thằng con trai 14 tuổi vẫn còn đứng ngẩn ngơ như “một nửa hồn tôi mất”.

 

Ba ngày sau gia đình tôi chuyển vào Sài Gòn sinh sống, thế là hết. Tâm trạng tôi lúc đó y như người vừa đánh mất một vật quý giá. Từ đó mỗi khi chợt nghe bài Thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng lòng tôi lại tái tê với ánh mắt, nụ cười hồn nhiên, thánh thiện tựa thiên thần của “người ấy”. Ôm hình bóng ấy cho đến mãi 14 năm sau, tình cờ nghe lại Đêm Thánh Vô Cùng từ chiếc máy đĩa bỗng dưng cảm xúc từ một mối tình thánh thiện, hồn nhiên như trẻ thơ – tưởng như đã vùi sâu dưới lớp bụi thời gian – chợt ùa về trong ký ức, thôi thúc tôi.

 

Chỉ trong gần hai tiếng đồng hồ, tôi đã ký âm xong bài hát và khi cầm đàn guitar chơi lại, chính tôi cũng cảm thấy xúc động. Ca sĩ Thái Châu là người đầu tiên hát bài hát này và ngay sau đó, nó trở thành ca khúc ‘hot’ nhất trong mùa Giáng sinh năm đó”.

 

(Nguyễn Vũ sinh năm 1944 tại Hà Nội, nhưng gia đình sinh sống tại Đà-Lạt, và theo lời Nguyên Vũ kể thì “gặp” cô Th năm 1958 khi 14 tuổi và sau đó gia đình tác  gỉa chuyển dọn về Saigon cùng năm 1958. SVĐG ghi nhận).

 

Nhiều mùa Giáng sinh trôi qua, Bài Thánh Ca Buồn của nhạc sĩ Nguyễn Vũ được nhiều thế hệ ca sĩ hát…

Tuy nhiên theo tác giả Nguyễn Vũ, hầu hết ca sĩ trẻ đều hát sai ca từ 1 vài chỗ so với nguyên bản Bài Thánh Ca Buồn của ông. Lời gốc là: “Rồi một chiều áo trắng thay màu, em qua cầu xác pháo theo sau” bị các ca sĩ cũng như các bản in đổi thành: “Rồi một chiều áo trắng phai màu”. Điều sai cơ bản ở đây là chữ “thay” của tác giả bị đổi thành chữ “phai” làm thay đổi rất nhiều về ý nghĩa của câu hát. Ông giải thích: “Áo trắng thay màu có nghĩa chiếc áo trắng thơ ngây của cô nữ sinh ngày nào giờ đã thay màu thành màu áo khác, chẳng hạn như là màu áo cưới”. Ông nói vui: “Nếu áo trắng mà phai màu thì thành ra màu cháo lòng à?”.

 

Các ca sĩ cũng thường chỉ hát là: “Rồi những đêm thánh đường đón Noel”. Nhưng ở nguyên bản, Nguyễn Vũ viết: “Rồi những đêm thế trần đón Noel”. Tác giả lý giải, Noel từ lâu đã không còn là một lễ hội tôn giáo dành riêng người theo đạo nữa. Noel đã trở thành một lễ hội chung của mọi người. Tất cả đều hân hoan đón đợi lễ Giáng Sinh và đó là ngày hội lớn được đón nhận bởi mọi quốc gia, mọi sắc tộc, mọi tầng lớp xã hội. “Chính vì điều đó, tôi chọn câu: ‘Thế trần đón Noel’. ‘Thế trần’ ở đây là đảo ngược hai từ ‘trần thế’ có nghĩa là ‘thế gian’ là dành cho tất cả mọi người, Tôi rất mong mọi người hát đúng nguyên ca từ”.

 

Mỗi mùa Giáng sinh về, “Bài Thánh Ca Buồn” lại vang lên như một hoài niệm chung của những ai từng có những tình yêu chớm nở trong đêm Giáng sinh lạnh giá. Chính tác giả cũng đôi lần tự nhận thấy: “Đến nay, Bài Thánh Ca Buồn vẫn luôn được người nghe yêu thích. Đó là điều chính tôi cũng không ngờ. Thật ra, ai trong đời cũng trải qua một thời yêu thương mơ mộng mà thường những kỷ niệm buồn bao giờ cũng khắc sâu và dễ làm mềm lòng người mỗi khi được gợi lại. Có lẽ Bài thánh ca buồn của tôi phần nào đã làm được điều đó chăng?”

 

Nhacxua.vn

December 10 2019.

 

Bài Thánh Ca Buồn.

Bài thánh ca đó còn nhớ không em
Noel năm nào chúng mình có nhau
Long lanh sao trời thêm đẹp môi mắt
Áo trắng em bay như cánh thiên thần
Giọt môi hôn dưới tháp chuông ngân.

Cùng nhau quỳ dưới chân Chúa cao sang
Xin cho đôi mình suốt đời có nhau
Vang trong đêm lạnh bài ca Thiên Chúa
Khẽ hát theo câu đêm thánh vô cùng
Ôi giọng hát em mênh mang buồn…

Rồi mùa giá buốt cũng qua mau
Lời hẹn đầu ai nhớ dài lâu
Rồi một chiều áo trắng thay màu
Em qua cầu xác pháo bay sau.

Lời nguyện mình Chúa có nghe không
Sao bây giờ mình hoài xa vắng
Bao nhiêu đêm Chúa xuống dương gian
Bấy nhiêu lần anh nhớ người yêu.

Rồi những đêm thế trần đón Noel
Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu
Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối
Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn
Đêm thánh vô cùng lạnh giá hồn tôi …

Nghe Hát.

Elvis Phương:

https://www.youtube.com/watch?v=LjKrE4Ochmc

Trần Thái Hòa:

https://www.youtube.com/watch?v=U6aCL01dR1c&list=TLPQMjQxMjIwMjCw4bPLZdnEmg&index=2

Vũ Khanh:

https://www.youtube.com/watch?v=IHXP_-HnXFk

SVĐG thu thập.



Thursday, December 17, 2020

Ly và Rượu. Sóng Việt ĐG.

 

Ly và Rượu


Wine. Ice Wine. Whisky. Liqueur

Tại Hoa Kỳ, c ba mươi năm trước, trong thời gian làm việc, các hãng bào chế thuốc thường tổ chức những buổi hội họp giới thiệu thuốc, và giới chức Y Dược thường được đãi những bữa ăn ngon và ruợu vang đủ loại. Thời kỳ ăn uống do các hãng bào chế đã chấm dứt cỡ 15 năm qua.

Không rành về rượu, cũng không uống rượu mạnh ngoại trừ một vài loại như vang trắng, vang đỏ, champagne và vài mix drink nhẹ.

Tuy nhiên nhà cũng có khá nhiều loại ly khác nhau cho từng loại rượu .

Nay nhân dịp ở nhà vì không đuợc đi đâu xa nên chụp hình và gửi các bạn xem cho vui.

Néu có lầm lẫn thì xin cho hay để bổ túc.



Ly uống champagne: trong một bài viết ngắn khác đã nói về ly uống champagne với ba loại ly khác nhau.

Ly uống rượu vang.

Ly uống rượu mạnh.

Ly uống liqueur


Martini và Shot Glasses for Rum, Tequila.


Wine. Champagne

(*)


Sóng Việt ĐG

(*) hình Internet.

Wednesday, December 9, 2020

Nghe Nhạc Tình Lỡ. Thanh Bình. Phạm Ngọc Lân

 


Tình Lỡ.

Nhạc và Lời:Thanh Bình

 

Thôi rồi còn chi đâu em ơi
Có còn lại chăng dư âm thôi
Trong cơn thương đau men đắng môi
Yêu rồi tình yêu sao chua cay
Men nào bằng men thương đau đây
Hỡi người bỏ ta trong mưa bay

Phương trời mình đi xa thêm xa
Nghe vạn mùa thu sau lưng ta
Em ơi, em ơi! Thu thiết tha
Ơi người vì ta qua phong ba
Có còn gì sâu trong tâm tư
Mắt lệ mờ hoen dư âm xưa.

 

Một vầng trăng vỡ đã thôi không theo nhau
Cuộc tình đã lỡ với bao nhiêu thương đau
Hết rồi thôi đã không còn gì thật rồi
Chỉ còn hiu hắt cơn sầu không nguôi

Con đường mình đi sao chông gai
Bước vào đời nhau qua bao nay
Em ơi, em ơi! Sao đắng cay.
Thôi đành vùi sâu tâm tư thôi
Hết rồi còn chi đâu em ơi
Hết rồi còn chi đâu em ơi .

 

 Lời tác giả bản nhạc:

 “Ca khúc này tôi viết cho một người con gái ở Hải Phòng. Lúc đó tôi 24 tuổi và rất thiết tha với người này. Ngày tôi xuống tàu ở cảng Hải Phòng vào nam, đứng trên boong tàu, tôi nhìn thấy nàng đang hối hả chen lấn, vạch đám đông người đưa tiễn để mong kịp chia tay tôi, nhưng tôi lại đứng lẫn vào đám đông trên boong tàu, còn nàng thì chạy dọc theo bờ cảng và không nhận ra tôi… Chẳng nói được với nhau câu nào.

Tôi vào nam, ít lâu sau hay tin bố mẹ nàng ép lấy chồng. Tôi buồn lắm, khoảng 1 tháng sau tôi viết được bài Tình lỡ (1954)…”.

FYI.  ‘Tình lỡ’ là ca khúc chính được sử dụng trong phim ‘Nàng ‘ do đạo diễn Lê Mộng Hoàng thực hiện năm 1970 (dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Bùi Hoàng Thư, phim đoạt giải Tượng vàng tại Đại hội Điện ảnh Á châu ở Đài Loan lần 17). Góp mặt trong phim này có: Thẩm Thúy Hằng, Trần Quang, La Thoại Tân và cả ca sĩ Phương Hoài Tâm… Ở cuối phim, Vân (Thẩm Thúy Hằng) đi dọc bãi biển trong buổi chiều lộng gió, tà áo dài bay phất phơ lồng trong tiếng hát của Khánh Ly: “… Một vầng trăng lỡ đã thôi không theo nhau. Cuộc tình đã lỡ với bao nhiêu thương đau. Hết rồi thôi đã không còn gì thật rồi. Chỉ còn hiu hắt cơn sầu không nguôi… Con đường mình đi sao chông gai. Bước vào đời nhau qua bao nay. Em ơi, em ơi! sao đắng cay…”.

 

https://www.youtube.com/watch?v=yxyxvrYbP04







Sunday, December 6, 2020

Chao Hoc Gia So 1. Cap De Chuc

 Ji Di Zhou

Câu hỏi về cháo cập đệ chúc ! ??
Câu hỏi khó trả lời vì người viết nào có biết chữ Hán đâu !.
Thôi thì cũng đành tìm hiểu trên Internet và bàn phiếm ở đây.

SVĐG

及第粥 âm Hán Việt là "cập đệ chúc"



Cập đệ chúc

Ji di Zhou ( Ji di cháo hay Hán việt mang tên Cập đệ chúc): cháo Ji di Zhou được bán trong nhà hàng Wuzhan Jinhà hàng nổi tiếng nhất về cháo từ đầu những năm 1900, nằm tại Liuhua Porridge City, bên trong công viên Liuhua, Liuhua Lu, Quảng Châu.  Thành phần chính bao gồm gan, ruột, cật heo, v.v.

 

Câu chuyện về cháo

Vào thời nhà Minh, một cậu bé có tài thơ phú ở tại vùng tường phía Tây thành phố Quảng Châu, vì quá nghèo nên không được đi học và phải bán rau kiếm sống.

 

Một ngày nọ, cậu ta đang đói và đi ngang qua một cửa hàng bán cháo. Mùi cháo thơm ngào ngạt đã làm cậu ta tạo đuợc một bài thơ tặng chủ quán. Cảm kích trước món quà của cậu bé, chủ cửa hàng đã mua một phần rau của cậu và tặng cháo miễn phí cho cậu. Từ đó, cậu bé có thể ăn các món cháo khác nhau với hương liệu như gan, ruột hay cật heo ở quán hàng ngày (qua trao đổi với rau của cậu?). Sau nhiều năm mài miệt học, cậu bé đã thi đậu thủ khoa trong một năm nào đó và trở thành Học giả số 1 lúc bấy giờ.

Để trả ơn cho người chủ cửa hàng đã tặng cháo miễn phí cho mình thuở hàn vi, vị Học giả số 1 này đã đến thăm chủ cửa hàng cháo. Người chủ cửa hàng đã chuẩn bị món cháo đặc biệt với gan, ruột, cật heo cho vị Học giả đó và gọi đó là cháo Học giả số 1 (Cập đệ chúc)và do đó Cháo "Học giả số 1" ra đời.

Thời nay tất cả những ai thích ăn cháo lòng cũng có thể ăn với cháo Học giả 1 “Cập đề chúc” nếu tiệm cháo có đề bán.

 

jí dì zhōu

 Number One Scholar's Porridge, Jidi Porridge (Cantonese congee with lean pork, intestines, liver and kidney).

Đây là món cháo gan, thận, ruột và thịt heo nạc mang tên là cháo Học giả số 1 (Cập đệ chúc).

 

Lưu ý. Trong thi cử. Bậc 1: Tiến sĩ đệ nhất giáp (Tiến sĩ cập đệ). Gồm ba thí sinh đỗ cao nhất (gọi là tam khôi): Đỗ hạng ba là Thám hoa (ông thám), hạng nhì là Bảng nhãn (ông bảng), đỗ đầu là Trạng nguyên (ông trạng). Vì vậy cháo Học giả số 1 (như Trạng nguyên) là Cháo cập đệ (Cập đệ chúc).

 

Saturday, December 5, 2020

Champagne Glasses. SongViet.

 Ly dùng uống rượu Champagne

Một dịp đặc biệt hãy gọi một ly uống đặc biệt và đó chắc chắn là trường hợp nói đến rượu Champagne.

Rượu Champagne thường được rót mừng uống trong những dịp lễ đặc biệt hoặc nhỏ trong gia đình hay lớn cho cả trăm hay ngàn người khách.

Có ba loại ly uống ruợu champagne

Ly Champagne hình ống (flute) phổ biến, vừa mang tính biểu tượng vượt thời gian. Loại ly này dễ cầm và khó bị sánh đổ, hình dạng của ly ống này cho nhìn thấy những bọt khí trắng lấp lánh trong ly.



Ly ống Champagne thích hợp cho các lễ kỷ niệm và tiệc tùng. Dạng cao, mảnh mai, bầu ly hẹp, ly ống Champagne phù hợp với bất kỳ loại sủi bọt nào để bảo quản hương vị và chất carnonate, cho dù đó là Champagne, Prosecco hay loại có màu trắng lấp lánh của Bồ Đào Nha.

 Ly tulip

Ly này có phần thân phình rộng, phần miệng ly thu hẹp. Kiểu ly này gom nhiều mùi với bầu ly rộng, tốt cho các loại rượu nhiều hương và vang sủi hương vị trái cây. Đáy ly hẹp làm cho bọt khí tăng , độ rộng thân của ly cho phép hương toả ra, và miện ly hẹp ngăn không cho khí sủi thoát ra. Có hai loại tulip loại thường và loại tulip rộng.

 Vintage và Coupe glass

Chiếc ly coupe Champagne cũng còn thấy dùng cho các loại champagne ngọt, Cava, Procesco và cocktail.

Thân chiếc coupe Champagne có bầu ly ngắn hơn nông và rộng hơn so với ly ống. Ngày nay loại này ít đuợc dùng, vì loại này tiếp xúc với nhiều không khí nên  làm tan bọt khí nhanh chóng và mất hương liệu của rượu.

Trong khi một số tin đồn không chứng thực cho rằng chiếc coupe được mô phỏng theo kích thước nhũ hoa của Marie Antoinette, thiết kế này đuợc cho rằng đã phục vụ một chức năng cụ thể. Thể tích tăng thêm do hình dạng rộng của ly tạo ra nhiều diện tích bề mặt hơn để bọt khí tiếp xúc với không khí. Đổi lại, Champagne có thể tương tác với nhiều oxy hơn, cho phép hương vị và mùi thơm của sủi bọt phát triển nhanh hơn.



Sóng Việt ghi chép.