Thơ SN. Bạch Tuyết/Tuyết Thu
Wednesday, October 12, 2022
ThoSongNghien.ThuUTAH
A Rose From Vegas.SongNghien
Bông Hồng từ Vegas.
ThoSVDG.NangMay
Nàng Mây
thơ SVĐG
ThoToThuc. Hoa'nKheSa.SongNghienPhongDich
浣溪沙 - 蘇軾 Hoán Khê Sa – Tô Thức
Tô Thức 蘇軾 (1036-1101) tự là Tử Chiêm 子瞻, hiệu là Đông Pha cư sĩ 東坡居士, người My Sơn (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Ông từng làm quan Thông phán, Thái thú. Cha là Tô Tuân, em là Tô Triệt, đều là các đại gia thi văn, đương thời người ta gọi là Tam Tô, thái độ của ông rất hào sảng lạc quan, tuy ông làm quan thăng giáng nhiều lần, song ông không để ý, vẫn ưu du tự tại, đọc sách làm vui, ông là người giàu tình cảm, cho nên phản ánh tới từ của ông, vừa hào phóng lại vừa tình tứ.
300 Bài Tống Từ Chú Giải
Bài 130
浣溪沙 - 蘇軾 Hoán Khê Sa – Tô Thức
元豐七年十二月二十四日,從泗州劉倩叔游南山
Nguyên Phong thất niên thập nhị nguyệt nhị thập tứ nhật, Tùng Tứ châu Lưu Thiến Thúc du Nam Sơn.
細雨斜風作曉寒。Tế vũ tà phong tác hiểu hàn,
淡煙疏柳媚晴灘。Đạm yên sơ liễu mị tình than.
入淮清洛漸漫漫。Nhập Hoài thanh Lạc tiệm man man.
雪沫乳花浮午盞,Tuyết mạt nhũ hoa phù ngọ trản,
蓼茸蒿筍試春盤。Liệu nhung hao duẩn thí xuân bàn.
人間有味是清歡。Nhân gian hữu vị thị thanh hoan.
Chú Thích
1- Hoán khê sa浣溪沙: nguyên là tên một bản nhạc của Đường giáo phường, còn có tên là “Hoán sa khê: suối giặt lụa”, theo điển tích nàng Tây Thi giặt lụa ở suối Nhược Da khê若耶溪. Cách luật:
X T X B X T B vận
X B X T T B B vận
X B X T T B B vận
X T X B B T T cú
X B X T T B B vận
X B X T T B B vận
B: bình thanh; T: trắc thanh; X: bất luận; cú: hết câu; vận: vần
2- Tứ châu 泗州: thị trấn Tứ Châu, nay là Tứ Huyện泗县 thuộc tỉnh An Huy安徽, TH.
3- Lưu Thiến Thúc 劉倩叔: tên là Sĩ Ngạn士彥, người Tứ châu泗州.
4- Nam sơn 南山: ở đông nam Tứ Châu泗州, phong cảnh rất đẹp.
5- Tế vũ tà phong 細雨斜風: mưa bụi gió nhẹ.
6- Mị 媚: đẹp.
7- Than灘 = Thập lý than 十里灘: bãi cát dài 10 dặm, ở vùng Nam Sơn phụ cận.
8- Hoài 淮: sông Hoài hà 淮河. Lạc洛: sông Lạc hà洛河.
9- Man man 慢慢: mênh mông.
10- Tuyết mạt nhũ hoa 雪沫乳花: lúc nấu trà thì bọt nổi lên trắng như tuyết, như hoa sữa,
11- Ngọ trản 午盞 = ngọ trà: uống trà buổi trưa,
12- Liệu nhung蓼茸: mầm rau liệu non (một loại cây mọc ở bờ nước).
13- Hao duẩn 蒿筍: măng cây rau hao, một loại thực vật dùng làm thức ăn giống như lõi cây rau sà lách.
14- Thí 試: dùng.
15- Xuân bàn 春盤: tập tục thời xưa, bầy rau hoa quả bánh trái trên mâm, đem biếu bà con bạn bè trong dịp lập xuân.
16- Thanh hoan 清歡: cái vui thanh đạm.
Dịch Nghĩa
Ghi chú của tác giả: Năm Nguyên Phong thứ 7, ngày 24 tháng 12, cùng ông Lưu Thiến Thúc ở Tứ Châu, đi chơi xem cảnh ở Nam Sơn.
Mưa bụi gió nhẹ làm buổi sáng lạnh.
Khói nhạt liễu thưa bãi cát quang tạnh đẹp đẽ.
Sông Hoài và sông Lạc (nhập lại) mênh mông.
Nấu trà buổi trưa, bọt nổi lên trắng như tuyết, như bọt sữa,
Rau “liệu” non và măng rau “hao” bầy trên mâm xuân.
Trên nhân gian có vị ngon chính là vui thú thanh đạm.
Phỏng Dịch
Hoán Khê Sa - Du Nam Sơn
Sáng lạnh bụi mưa gió nhẹ lan.
Liễu thưa khói nhạt cát miên man.
Dòng sông trong vắt chẩy mênh mang.
Bọt trắng trà hoa phủ chén ngọc,
Mâm xuân bầy biện những rau, măng.
Nhân gian thú vị đời hân hoan.
HHD 03-2021
ThoSVDG.Tham Paris
Thơ SVĐG. Thăm Paris
DauThu VuiCungBan. SongNghien
Thơ Đầu Thu Vui Cu`ng Bạn
Bo^.Ba`iTay.SuuTam
Ý nghĩa bộ bài Tây.
Monday, July 25, 2022
Shakespeare.Sonnet71.BanVietNgu.PhamTrongLe. SVDG.
Nín Đi Em ( Sonnet
71. William Shakespeare)
Bản dịch Phạm Trọng Lệ
Khi ta chết xin người yêu đừng khóc
Khi chuông buồn chậm nhỏ xuống hồn ta
Cho thế gian hay khắp chốn gần xa
Lìa bể khổ, ta hoà cùng sâu bọ.
Xin đừng nhớ đến bàn tay từng viết
Những lời này vì da diết yêu em
Thà lãng quên trong ý nghĩ êm đềm
Hơn là để em chìm trong phiền muộn
Khi đọc những vần này, người yêu
hỡi,
Thì thân ta là cát bụi cỏ xanh
Ta xin em đừng nhắc đến tên mình
Để đời ta và tình em tàn tạ
E trần ai xảo trá thấy em buồn
Nhạo biếm em với hồn người khuất xa
*
Sonnet 71. BY WILLIAM
SHAKESPEARE
No longer mourn for me when I am dead
No longer mourn for me when I am
dead
Than you shall hear the surly sullen bell
Give warning to the world that I am fled
From this vile world with vilest worms to dwell;
Nay, if you read this line, remember not
The hand that writ it; for I love you so,
That I in your sweet thoughts would be forgot,
If thinking on me then should make you woe.
O, if (I say) you look upon this verse,
When I (perhaps) compounded am with clay,
Do not so much as my poor name rehearse,
But let your love even with my life decay,
Lest the wise world should look into your moan,
And mock you with me after I am gone.
*
Sonnet 71 in
modern English
When I’m dead don’t mourn for me any
longer than you can hear the surly sullen bell telling the world that I’ve fled
this vile world to live with the even more vile worms.
No, if you read this line, don’t remember the
hand that wrote it because I love you so much that I would like you to forget
me rather than that, thinking about me, such thoughts would make you sad.
Oh, I insist that if you read this
poem when I’m, perhaps, mixed with clay, you must not even utter my poor name
but let your love die with me in case the world, in its wisdom, should look
closely at your mourning and mock you about me once I’ve gone.
*
Sonnet 71. Shakespeare. Thái Bá Tân dịch.
Ðừng buồn lâu khi nhà thơ em chết
Ðừng buồn lâu khi nhà thơ em chết,
Khi nghe tiếng
chuông rung báo ngân rền,
Rằng thế giới
này tối tăm, anh vĩnh biệt
Về thế giới côn
trùng tăm tối dất đen.
Một ngày kia sonet này em đọc,
Xin chớ phiền
lòng thương tiếc nhà thơ.
Anh không muốn
thấy em buồn, em khóc
Khi nhớ về anh,
nhớ những phút bây giờ.
Anh không muốn khi anh không còn sống
Mà tên anh vẫn
giữ trong đầu.
Em hãy để tình
yêu và hy vọng
Theo anh về nơi
ấy dưới đất sau.
Anh không muốn thấy em buồn, đau khổ
Mà người khác
gièm pha em này nọ.
October 2019. Washington DC.
Sunday, July 24, 2022
Tho LuuVuTich.OYHang.SVDG
Thơ
Lưu Vũ Tích.
Sóng
Việt Đàm Giang
sưu
tầm, biên soạn và phỏng dịch.
Lưu Vũ Tích (772 – 842), tự là Mộng
Đắc, quê ở Lạc Dương, Hà Nam. Ông là một thi nhân thời Đường. Từng đảm nhiệm
chức Thái Tử Tân Khách, người đời hay gọi là “Lưu Tân Khách”.
Trong thơ ông thường hay dùng thủ pháp, thể hiện sự đa nghĩa trong từng từ. Thơ Lưu Vũ Tích có “Trúc chi từ”, “Dương liễu chi từ” và “Lãng đào hoa” làm tên ba tập thơ chính của ông. Trong đó nổi bật nhất gồm có ba bài thơ: “Ô Y hạng”, “Thạch đầu thành” và “Liễu chi từ”.
Bài viết này nhắc đến bài thơ Ô Y Hạng trong Kim Lăng ngũ đề.
Kim Lăng ngũ đề - Ô Y hạng 金陵五題-烏衣巷
• Năm bài về Kim Lăng - Ngõ Ô Y
朱雀橋邊野草花,
烏衣巷口夕陽斜。
舊時王謝堂前燕,
飛入尋常百姓家。
Kim Lăng ngũ đề - Ô Y hạng
Chu Tước kiều biên dã thảo hoa,
Ô Y hạng khẩu tịch dương tà.
Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến,
Phi nhập tầm thường bách tính gia.
*
Bên cầu Chu Tước, cỏ dại đầy hoa,
Trong ngõ Ô Y mặt trời xế bóng.
Chim én nơi lâu đài họ Vương, họ Tạ ngày trước,
Nay bay vào những nhà dân chúng bình thường.
Dịch nghĩa bài thơ
Bên cầu Chu Tước đã từng là nơi phồn vinh tấp nập, nhưng bây giờ cỏ dại, hoa dại phủ kín khắp nơi.Trong ngõ Ô Y đã từng là nơi tụ cư của danh gia quý tộc, nay chỉ thấy buồn tẻ heo hắt theo ánh mặt trời lặn. Ngày có gia tộc họ Vương họ Tạ giàu có, thường có chim yến bay tới đậu trước tiền đường. Nay chim Yến hàng năm vẫn bay qua đây, nhưng chỉ ghé vào thăm những nhà bá tánh thường dân.
Bên cầu Chu Tước, cỏ dại đầy hoa,
Trong ngõ Ô Y mặt trời xế bóng.
Chim én nơi lâu đài họ Vương, họ Tạ ngày trước,
Nay bay vào những nhà dân chúng bình thường.
*
Sóng Việt Đàm Giang phỏng dịch:
Ngõ hẻm Ô Y
Bên cầu Chu Tước hoa trổ hoang
Ngõ cũ Ô Y nhuốm nắng vàng
Lầu Vương Tạ én xưa tụ đáp
Nay lại tạt ghé nhà dân làng.
SVĐG
June 30, 2022.
Ngõ Ô Y ở bên bờ nam sông Tần Hoài,
huyện Giang Ninh (Nam Kinh ngày nay), đời Tấn là nơi ở cũa những danh gia vọng
tộc. Vào thời đó, con cháu những nhà này thường mặc áo đen, từ đó có tên gọi
ngõ Ô Y.
Chu Tước kiều: cầu Chu Tước, bắc qua sông Tần Hoài, là nơi duy nhất kết nối phố thị với con hẻm Ô Y.
Bên cầu Chu Tước (lẽ ra rất phồn vinh tấp nập người qua kẻ lại, thì nay) cỏ hoang hoa dại phủ đầy, và ở đầu con hẻm Ô Y (không còn nườm nượp gia nhân ra vào như xưa, mà nay) chỉ thấy nắng chiều nghiêng nghiêng buồn bã. Những con én ngày xưa ríu rít trên rường nhà của Vương Đạo và Tạ An, nay đã bay hết ra nhà của thường dân rồi...
Giải nghĩa một số từ Hán-Việt:
Hạng: chỉ một con ngõ, hẻm
Ô Y hạng: là tên địa danh – hẻm Ô Y.
- Ô Y Hạng là con đường nhỏ (hẻm) ở phía nam sông Tần Hoài thuộc
thành phố Nam Kinh (Kim Lăng ngày trước), tỉnh Giang Tô. Thời Tam Quốc, là
nơi Đông Ngô từng lập doanh trại quân đội tại đấy, binh sĩ đều mặc áo đen nên
gọi ngõ hẻm đó mới có tên là Ô Y Hạng.
- Ô Y Hạng có từ thời Chiến
quốc, đầu tiên nó là nơi đội Cấm Quân Áo Đen
đóng binh, vì thế mà có tên là Ô Y (Ô y: Y phục màu đen). Đội quân này được huấn luyện
tại đây chuyên đục thủng thuyền của quân giặc. Một phần cũng vì đội quân đóng ở
bên bờ sông Tần Hoài, chiếu theo ngũ hành, thủy thuộc màu đen, vì thế họ chọn
trang phục màu này. Sau đó vào thời Đông Tấn, đây trở thành nơi ở của hai gia tộc
nhà họ Vương (Vương Đạo) và nhà họ Tạ (Tạ An). Người qua lại nườm nượp, vì thế
lúc ấy hẻm Ô Y rất nổi tiếng.
- Cũng theo cách giải
thích của người Tàu, vào thời Tấn, đây là nơi ở của hai danh gia vọng tộc
Vương Đạo, Tạ An. Con cháu những nhà này thường mặc áo đen, từ đó có tên gọi
ngõ Ô Y.
- Theo Hán Việt Tự Điển của Đào Duy Anh (trang 88), Ô
Y là tên gọi riêng của Chim Én . Nếu ta đối chiếu với
ý nghĩa trong bài thơ của Lưu Tích Vũ thì quả thật có thể hiểu theo hai nghĩa.
Chim yến là biểu tượng của xuân tới, của sự hạnh phúc ấm no. Theo tập
tính của loài chim này, chúng chỉ làm tổ trên những nhà có người ở, vì thế hình
ảnh chim yến ở đây bay về phía nhà thường dân ý muốn chỉ đến sự hoang vu, không
bóng người trong hẻm Ô Y.
Như vậy Ô Y Hạng có thể có hai nghĩa: Hẻm Áo
Đen và Hẻm Chim Én.
Và Ô Y cũng có thể có hai nghĩa là Áo
Đen; Chim Én
Chu Tước kiều: (Chu là Màu đỏ, Tước là Chim sẻ, Kiều là Cầu) là Cây cầu bắt ngang sông Tần Hoài qua Thành phố Nam Kinh đưa đến Ô Y Hạng, giữa cầu có lầu canh được trang trí bằng 2 con chim sẻ bằng đồng là kiến trúc của Tạ An xây nên.
Vương Tạ: chỉ hai người Vương Đạo và Tạ An.
*
Tác giả đã rất linh hoạt khi dùng hình ảnh của cỏ dại, hoa dại, cái nghiêng của nắng chiều sắp tắt và sự vắng lặng không một bóng chim để nhấn mạnh và gợi lên sự hoang tàn tiêu điều của một địa danh đã từng vang bong một thời.
Tác giả viết như đang đứng trước cảnh, nhìn sự việc, nhìn thời không chim yến, tự nhiên suy ra sự thịnh suy thời cuộc cùng cảm giác thương cảm. Đời như mộng, thịnh suy thay đổi, khởi lên trong lòng người một sự suy nghĩ về ý nghĩa sinh mệnh và vũ trụ.