Sunday, September 17, 2023

BupGiam Roselle. Hibiscus. SVDG

 

Bụp Giấm Roselle. Hibiscus sabdariffa
SVDG biên soạn

Bụp giấm hay còn gọi đay Nhật, lạc thần hoa, bụp (Hibiscus sabdariffa L.) họ Cẩm quỳ (Malvaceae) có nguồn gốc ở Tây Phi.

Cây sống khoảng một năm, cao từ 1,5 - 2m, phân nhánh gần gốc, màu sắc tím nhạt. Lá hình trứng, nguyên, mép lá có răng.

Hoa đơn độc, mọc ở nách, gần như không có cuống. Tràng hoa màu vàng hồng hay tía, có khi trắng. Quả nang hình trứng, có lông thô mang đài màu đỏ sáng tồn tại bao quanh quả. Cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.


Cây được sử dụng phần đài quả và lá làm rau chua sử dụng thay cho giấm chua. Bụp giấm được nhập trồng nhiều nơi ở Việt Nam và trên thế giới. Cây trồng lấy sợi, lá làm rau ăn, làm thuốc, màu thực phẩm, v.v. Cũng có thể dùng đài nấu canh chua thay giấm (nên gọi Bụp giấm). Cách dùng quen thuộc nhất hiện nay là dùng phần đài để làm Siro, có vị chua đặc trưng (do có hàm lượng Vitamin C và Anthocyanin cao) và có màu đỏ đẹp.


Thành phần của cây có nhiều loại có lợi cho sức khỏe như acid ascorbic giúp tăng sức đề kháng, bền thành mạch máu tốt cho mạch máu, v.v…


Lưuý, đây là một loại thực phẩm hỗ trợ chức năng, không độc, cũng không hại, không phải là thuốc để có tác dụng điều trị bệnh lý nền có sẵn.

Lần đầu tiên người viết thấy trong vườn rau của thành phố đang cư ngụ. Hoa đẹp trái đẹp.

Nước uống rất dễ chịu.

Hình GNT chụp và st trên Internet.

SVDG

09/2021

Romance. Narciso Yepes.

 

ROMANCE

Narciso Yepes


Bản nhạc Romance (Tình Ca) có lẽ là khúc đàn ghi ta nổi tiếng nhất trên thế giới. Chỉ cần nghe qua những nốt nhạc dạo đầu là ta có thể nhận ra ngay. Điều này lại càng đúng hơn đối với những bạn nào mê đàn ghi ta, bởi vì bất cứ ai từng học đàn đều đã luyện qua bài này ít nhất một lần trong đời. Nhân liên hoan phim Cannes và nhân 20 năm ngày giỗ của Narciso Yepes (1927-1997), Góc vườn âm nhạc RFI được dịp nói về khúc nhạc chủ đề của bộ phim Jeux Interdits.



Tuy rất nổi tiếng, nhưng khúc đàn ghi ta Romance (Tình Ca) của Tây Ban Nha lại khuyết danh tác giả, có nhiều giả thuyết cho rằng bản nhạc đã ra đời sớm lắm là từ thế kỷ XVI, muộn lắm là vào thế kỷ XIX. Theo nhiều nguồn ghi chép khác nhau, các tác giả có thể là nhạc sĩ Fernando Sor (giai điệu Melodia de Sor), Antonio Rubira (khúc nhạc Estudio en Mi de Rubira), Francisco Tárrega hay là Matteo Carcassi (tình ca Romanza) ……

Do không có đủ bằng chứng xác nhận 100% ai là tác giả đích thực, cho nên bài Romance luôn được ghi chú là một khúc nhạc khuyết danh (romance anónimo).

Nhạc sĩ Narciso Yepes là người đã giúp cho khúc đàn ghi ta này đi vòng quanh trái đất khi soạn lại bản ghi âm Romance làm nhạc nền cho bộ phim đề tựa Jeux Interdits (Trò Chơi Cấm) của đạo diễn René Clément vào năm 1952.

Sinh trưởng tại miền nam Tây Ban Nha (thành phố Murcia), Narciso Yepes (1927-1997) xuất thân từ một gia đình nông dân, nhờ có khiếu âm nhạc nên được cho đi học đàn từ năm 13 tuổi tại nhạc viện thành phố Valencia. Thầy của ông là nhạc sư Vicente Asencio, do theo trường phái hàn lâm, nên thường hay quan niệm rằng : dương cầm và vĩ cầm cao hơn đàn ghi ta một bậc, do người đánh piano hay kéo violon có thể chơi đàn rất nhanh, và chơi liền mạch trong các đoạn legato, không ngắt âm mà cũng chẳng đứt nhịp.

Quan niệm hơi bảo thủ ấy chính là động lực thôi thúc Narciso Yepes tự rèn luyện cách chơi đàn ghi ta, liên tục bấm dây dù có chảy máu đau buốt ở đầu ngón tay, khẩy đàn vuốt nhịp cho tới mức thuần thục nhập tâm, mắt không còn cần nhìn thấy nốt nhạc ghi trên giấy. Trong thâm tâm, Narciso Yepes muốn chứng tỏ điều ngược lại với những gì thầy đã dạy. Ông thành danh nhờ ghi âm bản tuyệt tác Concerto de Aranjuez của nhạc sĩ Joaquin Rodrigo vào năm 1947. Tuy mới có 20 tuổi đời, nhưng tài nghệ biểu diễn của Narciso Yepes lên tới hàng tuyệt hảo, trong cách biểu hiện cảm xúc tràn đầy, trong lối nhấn cung đảo phách, lướt nhịp vuốt dây ……

Nhờ vào thành công này mà Narciso Yepes được mời đi biểu diễn khắp nơi. Tại thủ đô Paris, ông thành công trong nhiều đêm liền trên sân khấu nhà hát Gaveau với phần độc tấu với cây đàn ghi ta 10 dây, nhờ vậy mà ông được mời hợp tác với đạo diễn René Clément. Thế nhưng Narciso Yepes chưa phải là một tác giả thực thụ, ông soạn lại khá nhiều giai điệu cổ điển sao cho hợp với đàn ghi ta, trong đó có giai điệu quan trọng nhất vẫn là khúc nhạc không lời khuyết danh tác giả mang tựa đề Romance (ngoài ra còn có các giai điệu Sarabande & Bourrée của Robert de Visée, Menuet của Jean-Philippe Rameau, Pequeno Estudio của Napoléon Coste, khúc dân ca El Testament d’Amelia theo cách viết lại của Miguel Llobet).

Vào năm 1952, bộ phim Jeux Interdits đoạt một giải thưởng lớn (Grand Prix Indépendant) tại liên hoan Cannes, lúc ấy vẫn chưa có Cành cọ vàng, giải này chỉ được thành lập vào năm 1955. Cũng nhờ phim này mà nữ diễn viên Brigitte Fossey trở nên nổi tiếng và hầu như người Pháp nào cũng đều nhận ra khuôn mặt bụ bẫm dễ thương của cô bé tóc vàng trong bộ phim. Sau liên hoan Cannes, tác phẩm của đạo diễn René Clément đoạt giải Sư tử vàng tại liên hoan Venise, và giải Oscar của Mỹ dành cho phim nước ngoài (1953), giải nhất của giới phê bình liên hoan Tokyo và giải thưởng BAFTA của Anh Quốc …..


Tuy bộ phim đoạt rất nhiều giải thưởng quốc tế, nhưng giờ đây, ít ai còn nhớ chính xác nội dung tác phẩm này, ngược lại khúc nhạc chủ đề Romance lại trở nên cực kỳ nổi tiếng (giai điệu này từng được dùng làm nhạc phim vào năm 1941 trong bộ phim Blood and Sand của đạo diễn Rouben Mamoulian với Rita Hayworth và Tyrone Power trong vai chính, tức là một thập niên trước phim Jeux Interdits). Hầu hết các nghệ sĩ độc tấu ghi ta đều từng ghi âm bài này

Ban đầu là một khúc nhạc không lời, bản Romance sẽ được đặt thêm lời từ cuối những năm 1950 trở đi.

Trong tiếng Anh, bài có tựa là Forbidden Games từng được nhiều nghệ sĩ ghi âm, trong đó có diva người Nam Phi Miriam Makeba hay danh ca vùng Québec Ginette Reno.

Trong tiếng Pháp bài Jeux Interdits có tới ít nhất là bốn lời khác nhau.

Phiên bản của Patrick Fiori (La Ballade des Jeux Interdits) qua cách đặt lời của tác giả Ariane Quatrefages nói về Tuổi thơ bị đánh mất.

Françoise Hardy ghi âm một phiên bản khác đề tựa San Salvador trong tiếng Pháp cộng thêm một phiên bản tiếng Đức là Verbotene Spiele.

Vào những năm 1970, tác giả Michel Jourdan viết cho Dalida bài Ton Prénom dans Mon Cœur (Tim em thầm gọi tên anh) dựa vào giai điệu Jeux Interdits, nhưng lời hoàn toàn khác.

Vào năm 1977, tác giả Eddy Marnay lần đầu tiên hợp tác với Mireille Mathieu, ông dựa vào giai điệu Romance để viết thành bài Amour Défendu (Tình yêu bị cấm), bản nhạc này sẽ có thêm một lời tiếng Đức hoàn toàn khác biệt Walzer der Liebe (Điệu valse tình yêu).

Các phiên bản phóng tác này đều khác nhau về mặt nội dung cũng như ca từ ……

Còn trong tiếng Việt, tác giả Phạm Duy đã từng gợi hứng từ lời ca tiếng Pháp của bài Amour Défendu để đặt lời Việt cho ca khúc Mối Tình Oan Khiên qua phần trình bày của Ngọc Lan.

Trong những năm gần đây, lời tiếng Pháp của Eddy Marnay cũng đã truyền cảm hứng cho tác giả Nguyễn Đăng Hưng. Anh chấp bút đặt thêm một lời Việt mới, phóng tác bài Amour Défendu thành nhạc phẩm Tình Ngang Trái (qua phần biểu diễn của ca sĩ Phi Thúy Hạnh).

Lối chuyển ngữ của anh Nguyễn Đăng Hưng có phần khác biệt với cách đặt lời của tác giả Sóng Việt Đàm Giang, bản Romance trở thành Tình Anh từng được ca sĩ Công Bình trình bày, trên tiếng đàn đệm của nghệ sĩ Thanh Huy.

Cũng vào khoảng năm 2005, tác giả Đình Nguyên gợi hứng từ giai điệu Romance để phóng tác thành nhạc phẩm Khúc Hát Đêm Mưa do nữ ca sĩ Quỳnh Lan trình bày.

**

Trong vòng 40 năm từ lúc ông nổi tiếng trên khắp thế giới nhờ bản Romance cho tới khi ông qua đời vào năm 1997 do bệnh ung thư phổi, Narciso Yepes đã không ngừng lưu diễn khắp nơi. Trong đời ông đã thực hiện nhiều bản ghi âm quan trọng khác hầu phổ biến trường phái Tây Ban Cầm hàn lâm (gồm các tác giả Manuel de Falla, Fernando Sor, Isaac Albeniz …..), cũng như các tác giả tân thời hơn như Maurice Ohana, Cristobal Hallfter, Xavier Montsalvatge ….. Bên cạnh đó, ông còn soạn lại nhiều tác phẩm của Bach và Vivaldi sao cho hợp với đàn ghi ta. Dù vậy, mỗi lần nhắc tới Narciso Yepes, bài Romance vẫn luôn gắn liền với tên tuổi của ông.

Số lượng phiên bản ghi âm xưa cũng như nay cũng như khối lượng các bản phóng tác trong nhiều ngôn ngữ kể cả tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức hay tiếng Việt cho thấy là giai điệu Romance vẫn tiếp tục gieo nhiều cảm hứng trong giới văn nghệ sĩ.

Trong nguyên tác, bài Romance tuyệt đối không có lời ca nhưng nhờ vào giai điệu sâu lắng da diết, trữ tình tha thiết đã làm thổn thức hàng triệu con tim, chinh phục được cảm tình của biết bao người hâm mộ. Việc đặt thêm lời ca là một cách để tạo thêm nhiều câu chuyện lồng vào những khung cảnh khác nhau. Dù được hát với ngôn ngữ nào đi chăng nữa, giai điệu Romance theo cách soạn nhạc của Narciso Yepes tạo nguồn cảm xúc nhớ nhung lưu luyến : từ một khúc đàn khuyết danh kinh điển, bỗng nhiên tuôn chảy kỷ niệm triền miên ……

Tuấn Thảo

RFI 

Bài viết lưu trữ làm tài liệu. Cảm ơn tác giả Tuấn Thảo và RFI

9/2023



Friday, September 15, 2023

VN.XuanSon. Ecole des beaux-arts de l’Indochine . Architecture

 


L’enseignement de l’architecture en Indochine française (1926-1954) : du régionalisme aux normes de l’ENSBA de Paris ?

21 Mai 2018 par CHMC1

par Xuân Son LÊarchitecte DPLG, docteur en architecture, chercheur au LIAT, ENSA de Paris-Malaquais.

La fondation de l’École des beaux-arts de l’Indochine (EBAI) en 1924 à Hanoi a joué un rôle fondamental dans la formation moderne des architectes et le développement de la profession d’architecte libéral au Vietnam, au Cambodge et au Laos, trois anciennes entités de l’Indochine française. La même situation peut être observée en Afrique du Nord avec l’École des beaux-arts d’Alger fondée en 1881 et celle de Tunis en 1930. Avant l’École de Hanoi, il n’existait pas de formation académique à l’architecture en Indochine.

Au Vietnam1, durant les cent dernières années, la contribution française à l’enseignement de l’architecture a été significative, selon des démarches qui ont évolué dans le temps.

La première est celle de la « formation française entre 1926 et 1954, l’année où ces pays ont accédé à l’indépendance : l’enseignement est alors assuré par des enseignants-praticiens français , tels que Victor Tardieu, Arthur Kruze (fig. 1) ou Évariste Jonchère, George-Louis Pineau ; en est issue une première génération d’architectes libéraux et de professeurs indochinois et vietnamiens, dont plusieurs deviendront, après 1954, de hauts dirigeants du nouveau système politique. Ensuite est mise en œuvre la « formation à la française », de 1955 à 19752, au sein de l’École supérieure d’architecture de Saigon (ESAS) où l’enseignement est dispensé par un corps d’enseignants vietnamiens formés en France, y compris à l’ENSBA de Paris comme c’est le cas de quatre directeurs-praticiens réputés : Trần Văn Tải, Nguyễn Quang Nhạc, Phạm Văn Thâng, Tô Công Văn. Enfin, après l’interlude constituée par la réunification des deux parties du Vietnam par le régime socialiste du Nord, pendant laquelle les architectes (enseignants et professionnels) sont formés dans des pays communistes (de l’URSS à Cuba), c’est la phase de la « coopération internationale » qui débute en 2000 et qui voit les institutions de l’enseignement et de la recherche françaises participer à la formation vietnamienne à travers des échanges bilatéraux, dont l’accueil en France d’une nouvelle vague d’étudiants3, le plus souvent sur leurs propres ressources, de la première année aux formations de 3e cycle et doctorales.

Notre recherche porte sur la « formation française », entre 1926 et 1954, la période la plus problématique. Le déroulement de cette phase comporte deux étapes.

La « formation française »

Il est utile d’éclairer d’abord la situation dans laquelle naît l’enseignement de l’architecture en Indochine française. Celui-ci est mis en place dans un premier temps par l’École des travaux publics (ETP) à Hanoi4, dans le but de former des agents techniques locaux au service de l’administration coloniale. De ce fait, l’architecture n’est qu’une des matières enseignées. Sa part dans la formation est renforcée à partir de 1922 par la création des Cours supérieurs des travaux publics, et par l’arrivée un an plus tôt d’Ernst Hébrard5 qui y dirige l’enseignement de l’architecture et de l’urbanisme.

L’enseignement de l’architecture n’a donc pas vu le jour au moment de la création de l’École des beaux-arts d’Indochine en octobre 1924. Le pouvoir colonial préfère le maintenir au sein de l’ETP, de même qu’elle cantonne le rôle des architectes des Bâtiments civils dans la construction. La structure administrative française, qui couvre en Indochine un vaste territoire peuplé d’une vingtaine de millions d’habitants, manquait en effet cruellement de professionnels compétents dans ce dernier domaine6.

Le projet de l’EBAI lui-même a failli ne pas aboutir, à cause de plusieurs obstacles, venant notamment du milieu académique lui-même, comme l’opposition du directeur de l’École des arts appliqués de Phnom Penh (Cambodge)7, dont les arguments sont jugés trop imprégnés « d’une vision coloniale fermée », selon Pierre Paliard8. Alors que Victor Tardieu (1870-1937)9 fonde l’EBAI comme un lieu où se forment les vrais premiers artistes de la modernité nationale10, ainsi que des maîtres et des professeurs11.

Pour faire passer l’affaire, il présentera son établissement comme une simple « école centrale de dessin » composée des quatre arts, dont l’architecture12 (la gravure étant remplacée par les arts décoratifs). La section d’architecture, toutefois, ne sera créée que deux ans plus tard, toujours grâce aux efforts personnels de ce fondateur. Le premier concours d’admission est organisé en octobre 1926 permettant à sept étudiants d’entrer dans la section, six Vietnamiens et un Cambodgien.

La section d’architecture à l’EBAI, 1926-1944

La période 1926-1935 est marquée par la vision régionaliste de Victor Tardieu qui s’exprime à plusieurs niveaux. D’abord, dans la philosophie pédagogique de l’EBAI, comme le montre l’extrait qui suit, un texte de 1924, de sa main et relatif à la fondation de l’École :

Architecture

Lorsqu’on visite l’Indochine, on est forcé de constater que des monuments remarquables jadis y ont été construits et que depuis notre arrivée, rien n’a été tenté pour continuer ces traditions. Ne serait-il pas nécessaire de fonder un enseignement où l’on pourrait s’imprégner des principes généraux qui ont présidé à la construction de ces monuments et à leur décoration, principes qui résultent évidemment des nécessités du climat de même que les formes décoratives viennent simultanément des éléments de la construction et des formes propres à la nature du pays.
L’idée générale n’est pas de créer une École qui mettrait en œuvre les formes anciennes sans discernement ni esprit critique. Une École basée sur l’imitation servile du passé ne donnerait qu’un art sans vie, pastiche éternel des époques disparues. Il s’agirait plutôt de créer une École qui, tout en respectant les traditions locales, s’adapterait aux besoins modernes.
Un cours d’architecture extrême-orientale serait donc professé par un architecte familiarisé avec les formes et les modes de construction du pays, un architecte par exemple de l’École française d’Extrême-Orient, si l’on veut donner de l’homogénéité aux constructions futures et arriver à créer en quelque sorte un style français d’Extrême-Orient adapté au climat et en harmonie avec la nature13.

En 1926, il rappelle cette doctrine dans son rapport sur la création de la section d’architecture : « Il est bien entendu que l’enseignement que nous donnerons, loin de chercher à uniformiser les tendances diverses des élèves dans un style importé, s’évertuera, au contraire, à faire renaître en les adaptant aux conditions de la vie moderne, les formes propres à chaque pays de l’Union. […] nous aurons comme élèves des jeunes gens originaires des cinq pays. Chacun sera instruit dans l’art de son pays14. »

Sur le plan de la maîtrise d’œuvre, Tardieu suggère que son établissement soit aussi un lieu d’accueil des architectes français fraîchement arrivés en Indochine. Ces professionnels y feraient un stage afin de se familiariser avec l’architecture indochinoise15. À l’initiative de ce fondateur, le prix de l’Indochine est modifié profondément. Il comporte dorénavant un voyage d’études d’un an dans toute l’Indochine, permettant aux artistes venant de la métropole d’appréhender ce pays avant de donner leurs cours à l’EBAI. Ce dispositif renforce ainsi la qualité de l’enseignement de l’École16.

La nécessité de l’adaptation aux conditions locales s’exprime dans les objectifs de la section d’architecture et dans la composition du programme d’enseignement des cinq années. D’abord, Tardieu se limite à ce que les premiers diplômés soient les auxiliaires des architectes européens du service des Bâtiments civils17. Le métier d’architecte libéral n’est pas encore d’actualité. Par la suite, hormis les ateliers de projet, l’enseignement donné par la section est commun au programme de l’EBAI (le dessin, la spécialisation en architecture, l’archéologie) et de l’ETP (les sciences et la théorie de l’architecture). Pour élaborer ce programme, Tardieu va « s’inspirer » du modèle des Beaux-Arts de Paris. C’est dans ce but qu’en 1926, il demande au directeur de celle-ci de lui envoyer la totalité des documents administratifs et pédagogiques de l’ENSBA et des écoles régionales d’architecture (ERA)18.

En 1932, Arthur Kruze (1900-1989) est nommé directeur par intérim de l’EBAI et responsable de la section d’architecture19. Il confirme l’orientation régionaliste dans son rapport adressé au Gouverneur général de l’Indochine, après un long voyage d’études dans toute l’Indochine. En critiquant l’imitation de l’architecture métropolitaine qui ferait abstraction de la situation locale, il précise les éléments fondamentaux à prendre en considération pour toute conception : diversité des conditions climatiques et géographiques entre les régions, cultures architecturales particulières de différents pays, adaptation de l’architecture traditionnelle aux besoins de la vie moderne, utilisation des matériaux locaux dans la construction des nouveaux programmes architecturaux (poste, gare, hôpital, bureaux…). Kruze insiste sur le fait qu’un bon enseignement allant dans ce sens n’est qu’une « condition » et qu’il faut développer aussi le métier d’architecte libéral en Indochine. Pour Kruze, ces éléments feront sans aucun doute « honneur au génie colonisateur de la France20».

Un nouveau programme d’enseignement, plus complexe, est donc mis en place en 193521, dans le contexte du départ de Tardieu22 et de la grande difficulté des premiers diplômés indochinois en architecture (fig. 3) à trouver des débouchés dans le secteur public ou privé. Le Gouverneur général de l’Indochine avait même décidé de ne pas organiser le concours d’admission pour l’année scolaire 1935-1936. Désormais, l’enseignement de la section d’architecture se détache entièrement de l’ETP. Mais si l’EBAI est autorisée à accueillir des ressortissants européens et asiatiques, elle s’affiche toujours comme un établissement d’enseignement supérieur local et l’application du modèle des Beaux-Arts ne reste qu’une aspiration.

Fig.1 – Le peintre Victor Tardieu (à gauche), diplômé de l’ENSBA de Paris, fondateur de l’École des beaux-arts de l’Indochine (1924) et de sa section d’architecture (1926).  L’architecte DPLG Arthur Kruze, diplômé de l’ENSBA de Paris, responsable de la section d’architecture de l’EBAI, directeur de l’École supérieure d’architecture de Dalat et de celle de Saigon.


Diplôme d’Architecte indochinois

 

(Bài nầy viết rất chính xác từ ngày sáng lập .Nều cần ,có thể dịch qua tiếng VN .