Bỏ đi Tám!
Theo tin tức nói về Saigon ngày trước thì cụm từ “Bỏ đi Tám” xuất phát từ Nam bộ trong thời Pháp thuộc. (Tản mạn Saigon, g8ubvn)
Người miền Nam hay gọi nhau trong nhà bằng thứ tự như Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu, v.v…Và người Saigon cũng đã phân chia thứ bậc các tầng lớp xã hội cho được dễ dàng ứng xử và giao thiệp.
Quyền lực cao nhất là quan Tây cầm đầu guồng máy, thì người dân không có dịp tiếp xúc trực tiếp nên không kể thứ hạng.
Tiếp đến là những người làm việc với chính quyền bảo hộ như thầy Thông, thấy Phán, thầy Ký nên được người dân Nam bộ gọi là thầy Hai.
Vị trí thứ ba thuộc về người Trung hoa vì họ là những người hầu như nắm trọn guồng máy kinh tế của Saigon. Họ làm chủ vựa hoặc các chành dọc kinh Bến Nghé của Saigon năm xưa. Họ là những người thuê muớn nhân công làm việc cho họ. Từ thuở mới thành lập hai tỉnh Biên Hòa và Saigon-MyTho, người Trung Quốc thường sống trên tàu, nên họ được mệnh danh là chú Ba Tàu.
Anh Tư đao búa để chỉ những nhóm người đã chiếm đóng hùng cứ một khu vực nào đó và sẵn sang dùng đao búa để bảo vệ hay chiếm đoạt lãnh thổ của nhóm kém vế hơn.
Thứ năm là nhóm Cá Đá Lăn Dưa. Đây là nhóm phá rối người buôn bán để ăn cắp của họ như đi ngang đá cá văng ra khỏi sạp để cho đứa khác chụp, hay lăn cho dưa đổ để cho đứa khác ôm chạy.
Thứ Sáu là anh Sáu Mã Tà hay Sáu Lèo là những người giữ trật tự khi những người tứ xứ đổ về Saigon kiếm sống bàn hàng rong đủ loại xâm chiếm đuờng phố, bán buôn đủ thứ.
Anh Bảy Chà-Và là tên đặt cho những người Ấn độ hoặc là giầu có buôn bán cho vay với giá cắt cổ, hay là những người gác cửa cho cơ sở kinh doanh như nhà băng hay dinh thư lớn.
Và thứ Tám là những người tá điền nghèo đổ về Saigon làm nghề khuân vác hay kéo xe. Họ cũng có thể là những người đàn bà nghèo làm công việc ở đợ cho những gia đình giầu có. Cụm từ “Bỏ đi Tám” ám chỉ họ chẳng làm được chi khác đâu, đừng hy vọng nữa.
Và sau cùng là những người quá nghèo chỉ biết đánh đổi cái vốn sẵn có để sinh tồn, họ là những chị Chín (xóm) Bình Khang.
(viết theo Tản mạn Saigon của g8ubvn)
Sóng Việt
No comments:
Post a Comment