Thursday, November 9, 2017
Teo Chew Temple/Chùa Ông Bổn. SVĐGiang
Chùa Ông Bổn
Teo Chew Temple
Houston, Texas
Sóng Việt Đàm Giang biên soạn.
Teo Chew Temple hiểu theo tiếng Việt là Đền Triều Châu là một ngôi đền rất đẹp, rất trang khang, khá mới tọa lạc tại một khu nhà ở sầm uất trên đường Turtlewood, kề cận nhà hàng Kim Sơn Bellaire. Đền Triều Châu này có mang tên Việt Chùa Ông Bổn. Bài viết này ghi lại một số chi tiết lịch sử và giới thiệu ngôi Đền/Chùa đặc biệt này.
Từ đường Turtlewood rẽ vào đền/chùa là một bãi đậu xe rộng. Nhìn thẳng vào Đền chính là một hồ phun nước tròn nhỏ với 12 sinh vật tượng trưng cho một con giáp (12 năm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Chính giữa bồn phun nước là tượng Phật Bà Quan Âm.
Ngay bên phải của lối vào có một bức tường khắc nổi và trên mặt đất là vòng Bát Quái Âm Dương . Và bên cạnh là một gazebo trang nhã.
Trưóc bậc thềm lên đền là một bức họa vẽ một Linh vật đầu và vẩy rồng, có bốn chân như chân ngựa và rất nhiều biểu tượng khác nhau như hoa mẫu đơn, bút nghiên, vò rượu, chắc chắn là bức họa có nhiều ý nghĩa nhưng người viết chưa được biết đến.
Một đôi sư tử canh gác đặt ngay trước cửa vào điện. Sư tử đực bên phải, và cái bên trái.
Như tên đền cho biết thì đây là đền do người Triều Châu Phúc Kiến xây cất, và tên Việt cho biết đền có thờ Ông Bổn nên có tên Chùa Ông Bổn.
Nguồn gốc người Triều Châu là một câu chuyện lịch sử lâu đời, khởi thủy là người nước Triệu (thuộc tỉnh Quảng Đông ngày nay) bị Tần Thủy Hoàng đàn áp giết hại. Người Triều Châu buộc phải tha hương sinh sống khắp nơi. Một số lui về phương Nam tỉnh Quảng Đông, một số lên Tây Bắc thuộc tỉnh Phúc Kiến. Ngày nay, có khoảng 2,5 triệu người Triều Châu sống tại Đại lục, trong khi đó có trên 10 triệu người Hoa gốc Triều Châu định cư ở nhiều nước Đông Nam Á, Bắc Mỹ, Úc và Châu Âu. Vậy người Triều Châu có liên quan gì đến Ông Bổn và Ông Bổn là ai mà được tín ngưỡng dân gian trân trọng tôn lên thành thần thánh.
Ngay trên cửa chính vào đền có ghi bốn chữ (đọc từ phải sang trái) Bổn Đầu Công Miếu (Miếu Bổn Đầu Công)
Vậy Bổn Đầu Công hay viết tắt là Ông Bổn là ai?
Bổn Đầu Công, là vị thần bảo vệ đất đai và con người.
Về lai lịch Bổn Đầu Công, học giả Vương Hồng Sển trong tập Saigon Năm Xưa đã cho biết:
Nguyên đời Vĩnh Lạc (1403-1424), vua có sai ông thái giám Trịnh Hòa ( Cheng Ho), cưỡi thuyền buồm dạo khắp các nước miền Đông Nam Á ban bố văn hóa Trung Hoa, và luôn dịp mua về cho hoàng đế Minh Triều những kỳ trân dị bửu Ấn Độ,Xiêm La, Miến Điện, Cao Miên, Việt Nam, Chiêm Thành, Tân Gia Ba, Chà Và ,Nam Dương Quần Đảo...
Trịnh Hòa tỏ ra vừa nhà thám hiểm, du lịch, khảo cứu địa dư, ngoại giao, ngôn ngữ học, mỗi mỗi đều tài tình. Đi đến đâu, ông thi nhân bố đức, và đưa người Tàu đến lập nghiệp đến đó, hoặc chỗ nào có người Trung Hoa ở sẵn thì ông chỉnh đốn sắp đặt cho có thêm trật tự. Sau nầy ông mất, dân ngoại kiều cảm đức sâu, thờ làm phúc thần, vua sắc phong "Tam Bửu Công", cũng gọi "Bổn Đầu Công" (đọc theo tiếng Quảng là Pủn Thầu Cúng) gọi tắt là "Ông Bổn".
Tuy mang tên Việt là Chùa Ông Bổn và Đền Triều Châu, nhưng những nhân vật thờ chính là Đức Phật cùng nhiều vị Thần Thánh khác nhau. Tổng cộng theo tài liệu của đền thì đền thờ 14 vị Thần Thánh. Những vị Thần đuợc thờ là những biểu tượng cho giầu có, sang trọng, đạo đức …
Ngay cửa vào chánh điện đền là bàn thờ Ngọc Hoàng thượng đế. Bên trái vào tận cùng chánh điện là Thiên Hậu Thánh Mẫu, bên phải là Phật Bà Quan Âm. Ngoài bàn thờ Ông Bổn, dãy nhà bên phải là nơi đặt điện thờ Quan Công, bà Chúa Sanh (Chúa Sanh nương nương) và bà phu nhân Hoa Phấn (Hoa Phấn phu nhân). Một số vị Thần khác mang tên Quảng Trạch Tôn Vương, Quảng Đại Tôn Vương, Thái Tuế, Tề Thiên Đại Thánh, Tế Công Hòa Thượng…
a>
Do nguyên thủy chỉ là một đền miếu nên Chùa Ông Bổn không có Hòa thượng trụ trì hay tăng ni mà chỉ có một nhóm người do hội người Triều Châu chỉ định đảm trách viện hương khói cho chùa. Ngoài thờ Ông Bổn, Ngọc Hoàng Thượng đế, chùa thờ cúng nhiều vị Thần khác như đã viết ở trên (thờ đa Thần) là do người xưa quan niệm “Vạn Vật Hữu Linh”, tức mọi sự việc đều bị chi phối bởi một thần thánh nào đó
Trong những tín ngưỡng dân gian, thổ Địa cũng là một trong các Thần Tài, nên tập tục thờ Thần Tài rất phổ biến trong các cơ sở thương mại nói chung.
Vì màu đỏ tượng trưng cho vui vẻ, hạnh phúc, dồi dào sức khỏe, may mắn, thịnh vượng nên màu đỏ đuợc dùng rất nhiều tại số lớn đền chùa người Việt và Trung Hoa. Và vàng tượng trưng cho sung túc giàu có nên các tượng Thần có thể là vàng ròng hay giát vàng (mạ vàng).
Gian nhà bên trái của đền chính là toà nhà thờ những người đã qua đời, nơi được trưng bài vị, hình ảnh,trong gian đầu tiên, hai gian tiếp là hũ tro của người quá cố.
November 08, 2017
Sóng Việt Đàm Giang
No comments:
Post a Comment