Thursday, April 30, 2020

Nhân Giả Kiến Nhân. Trí Giả Kiến Trí. ĐG. HKG



NHÂN GIẢ KIẾN NHÂN, TRÍ GIẢ KIẾN TRÍ
"Người nhân thấy vậy gọi là nhân, người trí thấy vậy gọi là trí"
(Cùng một vấn đề, mỗi người có cách nhìn nhận đánh giá khác nhau)
 

Đàm Giang.
**
BS Huỳnh Kim Giám viết:

Chữ =nhân đầu câu là một tĩnh từ bổ nghĩa cho =giả (người như trong ký giả, dịch giả); chữ  thứ nhì là một danh từ với nghĩa điều nhân, nhân đạo; người nhân thì thấy điều nhân. Tương tự như thế 智者=trí giả là người có trí.
 Tuy nhiên, đây là một câu trích và thu gọn của một câu dài thòng hơn nhiều trong chương 5 của Chu Dịch. Đây là chương dựa trên thuyết âm dương và toàn câu như thế này:

 一陰一陽之謂道 , 繼之者善也 , 成之者性也。仁者見之謂之仁 , 智者見之謂之智 , 百姓日用而不知 , 君子知道鮮矣 
nhất âm nhất dương chi vị đạo. kế chi giả thiện dã, thành chi giả tính dã. Nhân giả kiến chi vị chi nhân, trí giả kiến chi vị chi trí. Bách tính nhật dụng nhi bất tri. Quân tử tri đạo tiển hĩ.

Trần Trọng Kim giải thích như sau:
Sự biến hóa ấy do một Âm, một Dương sinh sinh hóa hóa ra mãi, theo Đạo ấy mà đi là Thiện, thành được Đạo ấy là Tính. Chỉ có kẻ nhân giả trông thấy cái Đạo ấy, cho nên gọi là Trí, còn trăm họ thì tuy ngày ngày vẫn theo Đạo ấy mà vẫn mờ mịt không biết, vì vậy cho nên cái Đạo của người quân tử ít có vậy.

 Ta thấy rằng khi không nằm trong ngữ cảnh của Chu Dịch, câu "nhân giả kiến nhân tri giả kiến tri' chỉ có một nghĩa tầm thường tương đương với thành ngữ tiếng Anh "beauty is in the eye of the beholder"! Phần trước của chương này nói về chữ =trung và trung là khái niệm căn bản trong triết thuyết của Khổng Tử. 
Trong nguyên lý âm dương, người có trí hành xử thế nào để không thiên lệch, không quá nóng/lạnh, thiên tả/hữu, thiện/ác, v.v..  Trần Trọng Kim là người trí nhưng (hay nên?) không thấy rằng hai phần "nhân giả ..." và "trí giả ..." là hai câu biền ngẫu và phải song hành với nhau chứ không thể chập lại thành một nghĩa "chỉ có kẻ nhân giả trông thấy cái đạo ấy cho nên gọi là trí"!
 Và toàn đoạn trích văn chữ Hán đó muốn nói rằng chính những người chỉ nghĩ đến điều nhân, hay dùng trí thay vì tình cảm cũng có thể hành xử sai lầm. Chỉ những người thấy được con đường (Đạo) trung dung thì mới thật sự là nhân và trí. Và câu kết luận "quân tử tri đạo tiến hĩ" là câu dẫn nhập qua khái niệm quân tử của Khổng Tử. Người quân tử phải biết hành xử trung dung nên rất hiếm có trên đời.

g.

No comments:

Post a Comment