Saturday, March 27, 2021

ThoSongNghien. ThoHoa. Non Quai Thao

 Thơ Song Nghiên và Thơ Họa

Nón Quai Thao



NÓN QUAI THAO

 

Sao em đội cái nón quai thao

Đề dội lòng anh nhớ biết bao

Sáng sớm lanh quanh mơ chút chút

Đêm về lẩn quẩn mộng tào lao

Việc quen biếng nhác làm cho có

Chuyện lạ thờ ơ chỉ tán khào

Nhớ quá tương tư rồi đấy nhỉ

Bây giờ muốn gặp tính làm sao?

  Song Nghiên.

March 24, 2021

 

 

THƠ HỌA.

 

THUYẾT PHỤC … !

    (họa 4 vần)

 

Có chàng hùng biện…nói thao thao

Chinh phục mọi người, khó được bao

Cứ tưởng mong gây nhiều xác tín

Nhưng rồi kết cuộc uổng  công lao

Trăm người cứ nghĩ lời đoan chính

Vài kẻ đinh ninh chuyện  xé rào

Không dễ vài câu mà khuyến dụ

Chịu thì tốt, chẳng chịu…không sao !

Paris, 25/03/2021

   TRỊNH CƠ

 

MÚA NÓN BA TẦM

 

Ba tầm nón hội múa Lâm Thao*

Lúng liếng mắt cười đẹp xiết bao

Chiếc áo tứ thân màu trạch thổ

Đôi làn guốc mộc sắc phi lao

Say mơ níu gió,tay rời rã

Đắm mộng gọi trăng,giọng khản khào

Lụa thắm tiên bồng trêu lãng tử

Đêm dài đuổi bắt giữa ngàn sao…

Lý Đức Quỳnh

    26/3/2021

*Xã Lâm Thao,huyện Lương Tài,tỉnh Bắc Ninh

(Còn huyện Lâm Thao thuộc tỉnh Phú Thọ)

 

ĐẦU XUÂN TRẨY HỘI

 

Gặp nàng đi lễ mạn Sông Thao

Lữ khách hào hoa ngỏ ý bao

Trẩy Hội xin mời , thuyền tách bến

Du xuân đỡ gặp , đám bờ lao

Thiện nam , chẳng dám lời đưa đẩy

Tín nữ , đừng nghi chuyện nói khào

Năm mới chỉ mong gặp bạn tốt

Mỉm cười nàng " dạ " khỏi ngờ sao ...

Chung Văn

 

NÓN QUAI THAO

 

Dự hội Chùa Lim đội nón thao

Anh về tơ tưởng đến chiêm bao

Thương hình dẫu lúc ngồi suy ngẫm

Nhớ bóng dù khi nghỉ giải lao

Đối đáp trao lời không nói nhảm

Đấu cờ giữ ý chẳng cười khào

Canh tàn nguyệt xế hồn ngơ ngẩn

Cách biệt nhau rồi biết liệu sao

     Thanh Song Kim Phú

CA  Mar/26/2021

 

LÀM DUYÊN

 

Làm duyên em sắm nón quai thao

Lễ hội khoe xinh của đáng bao

Dậy sớm thức khuya nhà gánh vác

Cả năm mới thưởng chút cần lao

Làng trên, xóm dưới trai khen ngắm

Mụ ghét, ả ganh chỉ dám khào

E thẹn che nghiêng tia mắt rọi

Mưa bay phấn nhạt bước đành sao?

Lộc Bắc

 Mars21

 

CHIẾC NÓN QUAI THAO

 

Cùng mẹ đi chùa bậu nón thao

Đêm nằm nhớ lại tớ chiêm bao

Năm canh trằn trọc mà tơ tưởng

Sáu khắc ngẩn ngơ mộng giải lao

Đỏ mặt nhìn theo nên nói nhảm

Tía tai gặp gở cũng cười khào

Tương tư phát ốm lời chưa tỏ

Lỡ hẹn bây giờ biết tính sao ?

Mai Xuân Thanh

  Ngày26/03/2021

 

BẠN BỐN PHƯƠNG

 

Sồn sồn vẫn khéo nắn hầu bao

Cuốc bẫm cày sâu - ngán ngẩm sao

Tối đến hẹn hò câu xướng họa

Sáng ra chuyện phiếm tiếng khều khào

Việc nhà chểnh mảng làm qua quýt

Thù tạc ngâm nga mãi dượt thao

Mắm muối tương cà bày yến tiệc

"Bánh chưng ra góc" đấy cần lao!

Yên Nhiên

 

*

HÔM QUA ,

Hôm qua mộng gặp hội tua thao

Tỉnh giấc ,tâm tư rối rắm bao

Thấy nhớ cô em ca múa giỏi

Không quên má lúm khiến lòng lao ,

Thảnh thơi đến gặp trao câu chuyện

Rãnh rỗi ngồi nghe nói bá khào

Chẳng hiểu dây tơ nào buộc chặt

Mà duyên nợ ấy ,kết tình sao !

PHƯỢNG HỒNG

27 Tháng 3, 2021.

*

ƯỚC GÌ...

 

Ai về đất Bắc ghé Lâm Thao

Lễ hội dân gian đẹp xiết bao

Gái lịch ,tứ thân màu áo lụa

Trai thanh ,khăn đóng sắc bờ lao

Làng trên khen ngợi lời la hét 

Xóm dưới chê bai tiếng khản  khào

Dưới ánh trăng vàng...mơ tưởng mãi

Ước gì.. tay nắm thử coi sao !

 

songquang 

DFW.20210327

*

VUI SỐNG

 

Muốn có khỏe  nhiều…sính thể thao

Mỗi ngày dăm phút có là  bao

Hươi tay lên xuống  xuôi gân cốt

Duổi cẳng ra vào chữa lực lao

Chuyện vãn vài câu thông cuống phổi

Cười vui mấy tiếng ngọt thanh khào

Đừng buồn, cuộc thế không dài lắm

Ráng sống đời vui …chứ biết sao !…

ĐIỀN KHUÔN GIA

 

 

NÓN QUAI THAO

 

Tơ tằm dệt lụa kết thân thao

Lá cọ sườn tre dáng bảnh bao

Cặm cụi đêm ngày ra sức ráp

Nhọc nhằn sớm tối lắm công lao

Vành trông tựa lọng không tra cán

Dù nhỏ có  quai đợi gió khào

Chỉ thấy thường dùng trong lễ hội

Bây giờ muốn gặp, khó tìm sao!

 

Chu Hà

27 Tháng 3, 2021


*

NHỚ NÓN QUAI THAO

Xinh quá nàng bên chiếc nón thao,

Hồn như lẩn thẩn biết là bao!

Tay cầm vành vạnh mê thân quyện,

Môi mỉm tươi cười ngọt mía lao.

Khí phách nam nhi nghe bủn nhẹo,

Lung linh mỹ nữ ngó khêu khào.

Nhìn em dáng thắm mi cong gợi,

Đờ đẫn hồn tôi chết điếng sao?

HỒ NGUYỄN (28-3-2021)


Đi Dạo và Đi Dạo. Balade và Ballade. Song Nghiên.


Balade và Ballade

Song Nghiên

Ngôn ngữ Pháp không thiếu từ đồng âm. Tuy nhiên, hai từ BALADE và BALLADE nghe có vẻ giống nhau nhưng lại được viết khác nhau! Trong bài viết này, người viết thử tìm hiểu sự khác biệt giữa balade "đi dạo" và  ballade "đi dạo diễn".

 Balade

 Sự khác biệt giữa "balade" và "ballade" là gì? Chúng ta viết "dạo" (balade) chỉ có một chữ "l": dạo, theo định nghĩa của CNRT(*), là "một cuộc dạo chơi, đi bộ mà không có mục tiêu cụ thể" hoặc "một chuyến đi chơi, du ngoạn đến những nơi tương đối gần". Têngiống cái (feminin) này là phái nguồn từ động từ "đi dạo" (se balader). "Balade" đồng nghĩa với "dạo chơi". Vì vậy, nếu bạn có thể thay thế bằng "promenade", hãy viết "balade" bằng một chữ "l" duy nhất.

Từ balade "dạo", mà chúng ta tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1422, có nghĩa là "hát những bản ballade" (với hai chữ "l") nhưng nó đã tiến triển và có thêm bổ túc. Một từ điển từ năm 1628 khám phá ra một ý nghĩa khác trong ngôn ngữ thông dụng: "đi khất thực (hát ballade), ăn xin". Từ đó, "dạo"(balader) trở thành đồng nghĩa với đi dạo (promenade).

Một số ví dụ về "đi dạo" - "Họ đã đi dạo" - "Tôi đi dạo với bạn bè của tôi" - "Ngày tàn dần, họ (Pauline và Nana) đang tham gia chuyến đi dạo cuối cùng, họ đang bước vào hoàng hôn nhợt nhạt, giữa đám đông mệt mỏi kiệt sức. “- Zola, L’Assommoir, 1877.

 Ballade

Nay nói về "ballade" với hai chữ "l": ballade, theo định nghĩa của CNRTL (*), là một "phần hát và nhạc cụ dành cho khiêu vũ" hoặc một "bài thơ được tạo thành từ các khổ thơ bằng nhau kết thúc bằng  một đoạn thơ ngắn hơn, kết thúc được gọi là gửi ”.

(*). CNRTL: Centre National de Ressources Textuelles et Lexicales.

 Có một số tranh luận về nguồn gốc của từ ballade này. Một số người nói rằng nó xuất phát từ "barade", biểu thị một "bài hát để khiêu vũ, một bài thơ nhỏ được hát". Thuật ngữ này được cho là xuất phát từ gốc Latin ballare, có nghĩa là "khiêu vũ". Vào thế kỷ 12, động từ "baller" tồn tại và rồi dần dần vào thế kỷ 17 được thay thế bằng "danser" (khiêu vũ).

Các tác phẩm lãng mạn của Pháp đã phổ biến thể loại văn học của ballade và đặc biệt là Odes et Ballades của Victor Hugo xuất bản năm 1831. Theo sau ông, Alfred de Musset với Ballade à la lune, và Chansons et Légendes du Valois (1854) của Gérard de Nerva, hoặc sau đó là Guillaume Apollinaire với La Loreley ở Alcools năm 1913 đã tiếp tục truyền thống ngôn ngữ của ballade.

Một vài ví dụ về “bản ballade

 - “Chúng ta thấy những nghệ sĩ uyên bác với những bản sonata tuyệt vời, những người hát rong lang thang chỉ biết hát những bản ballade nhỏ với lời không dừng, những người hành hương lặp đi lặp lại những câu của bài thánh ca dài của họ hàng nghìn lần. »

- Chateaubriand, Génie du Christianisme. - “Nhưng bài hát thứ hai rất khác. Vì thiếu một nền văn hóa mà ông không có, Augustin không thể biết chính xác sáng tác nào của Chopin, bản ballade nào, điệu valse nào hay bản nhạc đêm nào đang được chơi ở đó, nhưng những người nghe nhạc dường như biết một cách hoàn hảo. "- Malègue, Augustin.


Và để kết thúc bằng một nốt nhẹ hơn, đây là một bài hát do Gilbert Bécaud trình diễn, "La ballade des baladins":


https://www.youtube.com/watch?v=ER-fWrCoZtA

Les baladins qui serpentent les routes
Viennent de loin parmi les champs de blé
Les bonnes gens regardent et les écoutent
Et les étoiles leur parlent de danser
Les vieux châteaux dressés du fond du Moyen Âge
Semblent guider leurs pas légers comme un matin
Et parmi les donjons perchés dans les nuages
Des princesses leur font des signes avec les mains
Mais les gars de 20 ans qui ressemblent à des dieux
Insouciants et joyeux parmi leurs rondes folles
Passent sous les donjons sans dire une parole
Ils ne regardent pas les bras tendus vers eux

Danse donc, joli baladin
C'est la ballade, c'est la ballade
Danse donc, joli baladin
C'est la ballade d'Arlequin

Ces baladins qui serpentent les routes
Mais qui sont-ils donc dans leur costume d'or?
Des vagabonds ou des dieux en déroute?
Ils n'ont que des chansons pour seul trésor
Quand ils n'auront plus soif, ayant bu à la brume
Ils danseront pieds nus sur des fils argentés
Que cinq mille araignées tisseront sous la lune
D'une branche de houx jusqu'aux sapins gelés
Ils sont accompagnés dans la ronde divine
Par les enfants des rois aux longs cheveux bouclés
C'est un cortège bleu de mille mandolines
Où flottent un peu partout des voiles de mariée

C'est ainsi que l'on vit le plus grand mariage
De la fille du vent avec un Arlequin
Mais tout cela n'était qu'un fragile mirage
Et je reste tout seul avec mes lendemains

Ohé les baladins
Vous partez?
Emmenez-moi

 Song Nghiên chuyển dịch theo Google. Tài liệu từ:

https://www.lalanguefrancaise.com/orthographe/balade-ou-ballade/

https://lyricstranslate.com/en/gilbert-b%C3%A9caud-la-ballade-des-baladins-lyrics.html

Song Nghiên

March 27, 2021


Friday, March 19, 2021

Lễ Kỷ Niệm Hai Bà Trưng. Ngày 6 tháng 2 Âm Lịch. March18 2021.

 

Lễ K Niệm Hai Bà Ngày 6 tháng 2 Âm Lịch, năm Tân Sửu.

(18 Tháng 3, 2021).

Đã nghĩ rằng năm nay hội Cựu nữ sinh Trưng Vương Houston và Vùng phụ cận không thể làm Lễ Kỷ Niệm Hai Bà Trưng vào ngày 6 tháng 2 năm Tân Sửu (tức ngày 18 tháng 3, 2021). Nhưng rồi sau cùng chỉ ba ngày truớc ngày Lễ, một nhóm nhỏ nữ sinh TV cũng đã thu xếp được để có một lễ Kỷ Niệm đơn sơ tổ chức tại Đền Đức Thánh Trần (và Thiên Tiên Thánh Mẫu) tọa lạc trên đường Emnora.

                                                                April 2019.
April 2018.

Đền Đức Thánh Trần là nơi hàng năm vẫn tổ chức Lễ Kỷ niệm Hai Bà với đầy đủ nghi thức và tế lễ. Năm nay thì rất đơn giản không có tế nữ quan.

Tưởng cũng cần nhắc đến và cảm ơn Ông Bà Chủ Đền N.T.L. và P.B.T, Ông Bà rất hiền hậu, dễ thương, và đã không quản ngại mở cửa Đền đón tiếp nhóm cựu nữ sinh Trưng Vương chúng tôi và giúp chu toàn trái cây hoa quả cúng lễ.

Cũng xin kèm theo đây hai bài thơ của hai thi nhân trong một nhóm Thi Văn quen biết, viết về Hai Bà, đã gửi cho đọc đúng ngày, đúng thời điểm. Thật đẹp vô cùng.

Dưới hai bài thơ là hình ảnh kỷ niệm và hình chụp nhóm TV dự  thọ lộc sau lễ.

Sóng Việt Đàm Giang

Ngày 18 tháng 3, 2021.

 

**

GƯƠNG SÁNG BẢO QUỐC

 

Máu đào nhi nữ, chí hiên ngang

Lửa đuốc thiêng ngời, rực ánh quang

Khơi dậy hùng cường dân hợp sức

Đánh cho ngược ngạo giặc quy hàng

Gìn nhà, trai gái chung lòng giữ

Dựng nước, trẻ già trách nhiệm mang

Bảo quốc gương xưa,nền độc lập

Tinh thần tự chủ sử lưu trang.

Lý Đức Quỳnh

18/3/2021

 

NHỚ HAI BÀ TRƯNG

 

Trưng Vương nữ tướng quá hiên ngang

Cùng với Nhị Nương tạo ánh quang

Mấy chục thành trì đà trọn tóm

Bao nhiêu lính giặc đã qui hàng

Thù chồng nợ nước đành truy trả

Ơn núi nghĩa sông phải đáp mang

Ngàn kiếp thu sương còn vọng mãi

Anh thư đất Việt sử ghi trang….

Paris, 18/03/2021

TRỊNH CƠ

 






SVĐG.


Saturday, March 13, 2021

Le Tuong Niem Hai Ba Trung. Ngay 6 thang 2 am lich.

 

Lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng được tổ chức hàng năm vào ngày 6 tháng 2 âm lịch (là ngày giỗ Hai Bà Trưng). Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa đã lấy ngày này làm Ngày Phụ Nữ Việt Nam.

Thành phố Houston thường tổ chức lễ Tưởng niệm Hai Bà hàng năm vào ngày Chủ Nhật gần nhất với ngày 6 tháng 2 âm lịch tại đền Đức Thánh Trần trên đường Emnora.

Năm nay ngày 6 tháng 2 âm lịch là ngày Thứ Năm March 18 2021. Vì tình trạng dịch Covid-19 nên lễ tưởng niệm Hai Bà không thực hiện đuợc.

Kèm theo là một số hình ảnh lễ Tường Niệm Hai bà năm 2019 và 2020.

2019.







2020.





Đàm Giang

TV56-63.

Wednesday, March 3, 2021

Ao Ba Ba Mien Nam. Tuan Khanh.

 

Áo bà ba !





Mời đọc bài viết của Tuấn Khanh nói về tại sao lại gọi là áo bà ba.

Từ trước đến giờ thì SVĐG vẫn nghĩ là áo mang tên bà ba, vì là áo có ba mảnh, một sau lưng và hai vạt phía trước.

SVĐG.

 

Áo Bà Ba

Người Việt ai cũng biết áo bà ba. Đặc biệt là dân Nam bộ thì ai cũng biết bởi đó gần như là trang phục hàng ngày của phụ nữ từ đầu làng đến cuối xóm.

Cái tên “bà ba”, cũng là điều tranh cãi rất nhiều, vì không rõ nguồn từ đâu, và có từ khi nào. Duy từ hai giải thuyết đáng tin cậy nhất, có thể thấy cái tên “bà ba” xuất phát từ nhà văn Sơn Nam, và hoàn toàn không liên quan gì đến các bà Tư hay Năm…

Giả thuyết thứ nhất, với nhiều tài liệu cũ trước năm 1975 ghi rằng áo bà ba xuất hiện đầu tiên ở Nam bộ, vào nửa đầu thế kỷ 19, được học giả Trương Vĩnh Ký cách tân từ áo của người dân đảo Pénang (người Malaysia gốc Hoa) cho phù hợp với người Việt. Người ta tin rằng tên gọi chiếc áo bắt đầu từ hai chữ Baba-Nyonya.

Người Baba-Nyonya ( 娘惹), tiếng địa phương là Peranakan, có nghĩa là hậu duệ của những người nhập cư Trung Quốc đầu tiên đến định cư tại các thuộc địa của Anh trên Eo biển ở Malacca, Pénang và Singapore từ thế kỷ 16 đến 18. Baba ( ) là một từ tiếng Trung Quốc có nghĩa là “cha” và dùng để chỉ nam giới. Nyonya xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha donha, “quý bà”, và dùng để chỉ phụ nữ. Có thể học giả Trương Vĩnh Ký đã thích thú trước cái áo rất dễ nhìn, dễ vận dụng trong đời sống làm việc lẫn sinh hoạt hàng ngày và mang về, chỉnh lại đôi chút cho người Việt.

Viết trong Văn minh miệt vườn, nhà văn Sơn Nam ghi rằng “Ở miệt vườn, kiểu quần áo bà ba là tiện lợi nhất, đồng thời quần áo bà ba cũng tiêu biểu cho sự trang nghiêm trong giới trung lưu… Áo bà ba gọn gàng, cởi ra mặc vào dễ dàng, giúp con người đi đứng khoan thai, ít câu thúc”.

Điều đáng chú ý, luận điểm của nhà văn Sơn Nam nhắc về việc người dân miền Nam nói trại đi chữ Baba nguyên gốc thành áo bà ba. Tương tự như giả thuyết về học giả Trương Vĩnh Ký, nhà văn Sơn Nam cũng ghi “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba”.

Sau năm 1975, có một vài nhà nghiên cứu từ phía Bắc vào, và phủ nhận nhận quan điểm này, và nói rằng người Mã Lai không có tộc nào tên Baba hay Babas cả. Thậm chí còn bịa ra câu chuyện  là có một phụ nữa Nam Bộ nào đó chế ra kiểu áo này từ áo dài, và tệ hơn, có giả thuyết từ giới trí thức ấy, là áo bà ba được khởi đầu may tạo ra ba tà, nên có tên liên quan số 3.

Miền Nam là vùng đất của tất cả những con người lập lũ và khởi đầu cuộc sống mở mang, khai hoang ở thế kỷ 18 và 19. Do đó có thể khẳng định rằng tất cả hình thái ban đầu của chiếc áo bà ba, từ xưa đó cho đến nay, đã trải qua rất nhiều cải cách, dựa theo tính vận động và nghi thức lễ lạc của người miền Nam Việt Nam. Về sau nhiều tôn giáo và trang phục lễ nghi tôn giáo ở miền Nam cũng chấp nhận dùng áo bà ba, có nơi dùng áo bà ba nhưng khác màu sắc ngày thường.

Vì sao áo bà ba trở nên phổ biến ở miền Nam? Có một giả thuyết khác từ sử liệu nói rằng khi Chúa Nguyễn đời thứ tám, chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765), nắm quyền từ năm 24 tuổi, đã đặt ra nhiều cải cách về hành chính cũng như thay đổi y phục từ quan đến dân.

Người dân ở phía Nam đã chọn kiểu áo bà ba với màu tối, dùng chung cho cả đàn ông và đàn bà như một cách ứng xử tiện gọn cho sinh hoạt thường nhật. Bên cạnh đó, giai đoạn Chúa Nguyễn Phúc Khoát cầm quyền cũng là lúc hiềm khích giữa Đại Việt và Chân Lạp (tức triều đại cổ của người Khmer) ngày càng dâng.

Đặc biệt là Vua Nặc Nguyên chủ trương tấn công vào biên giới Đại Việt để hà hiếp, cướp bóc những tộc du cư đến Đại Việt như người Chăm, Mã Lai, Che Mạ (gọi chung là Côn Man) nên dân Việt hay mặc áo bà ba để phân biệt người mình.

Về mặt thẩm mỹ mà nói, cho đến hôm nay, áo bà ba là một loại trang phục hết sức đặc biệt của miền Nam: Áo đàn ông thì trang nghiêm, đĩnh đạc. Áo cho đàn bà thì thanh thoát duyên dáng – thậm chí còn rất quyến rũ khi phối dựng với chất liệu vải và kiểu may cổ và xẻ tà.

Nguyên gốc áo bà ba vốn là áo không cổ – đó là sự khác biệt lớn giữa các trang phục có nét tương tự của các dân tộc khác. Thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở giữa có hai dải khuy cài chạy dài từ trên xuống.

Áo chít eo, xẻ tà vừa phải ở hai bên hông. Tương tự như áo dài, áo bà ba có độ dài trùm qua mông, gần như bó sát thân làm tôn lên những đường cong tuyệt mỹ của cơ thể người phụ nữ.

Trong bối cảnh Trung Quốc đang lấn và chiếm nhiều giá trị văn hóa của Việt Nam, để mô tả tính chất chịu ảnh hưởng của chư hầu, chiếc áo bà ba cũng đang bị dòm ngó, không khác gì kimchi Hàn Quốc đang bị tiếm danh bởi Trung Quốc. Có tài liệu bậc tiến sĩ ở Hà Nội, gần đây còn chứng minh áo bà ba là trang phục từ người Minh Hương di cư đến miền Nam nên được lấy lại. Tài liệu gốc chứng minh thì được dẫn từ sách Trung Quốc.

Lịch sử Việt Nam từ sau 1975 đến nay đang bị nói lại, diễn giải lại hết sức duy ý chí, không thể không gọi làm đau lòng tiền nhân. Nhớ lại, dạy cho con cháu, những thứ đơn giản như tên gọi áo bà ba, cũng là một cách kính trọng tổ tiên Việt đã khai phá, và giữ lòng tự trọng của một người Việt Nam đứng ngoài nạn sính chữ điêu xằng.

Tuấn Khanh

27 tháng2 2021.

 nhacsituankhanh.wordpress.com