Friday, December 30, 2011
Thơ A. Pushkin: Anh Đã yêu Em
A. Pushkin. By Orest Kiprensky
Я вас любил
Я вас любил: любовь еще, быть может,
В душе моей угасла не совсем;
Но пусть она вас больше не тревожит;
Я не хочу печалить вас ничем.
Я вас любил безмолвно, безнадежно,
То робостью, то ревностью томим;
Я вас любил так искренно, так нежно,
Как дай вам бог любимой быть другим.
1829
I loved you - perhaps this love
Has not yet fully been extinguished in my soul.
But let it be of no further concern to you,
I do not wish to sadden you in any way.
I loved you silently, hopelessly, tormented,
In turn by timidity and jealousy.
I loved you so sincerely, so tenderly,
As I pray God will grant you to be loved by another.
Anh Đã Yêu Em
Anh đã yêu em và dường như tình vẫn còn đó
Tình sâu tận đáy tim còn nung nấu mãi không phai
Nhưng anh không để em quan tâm đến nữa
Vì anh chẳng muốn em chất thêm phiền phức ưu tư
Anh đã yêu em vô hy vọng, dày vò, trong câm lặng
Thêm vào nữa là lòng ngần ngại và ghen tuông
Anh đã yêu em quá dịu dàng chân thành là thế
Anh cầu em nhận được tình khác xứng với tình anh
Sóng Việt
30 October 2011
Thơ Alexander Pushkin
Alexander Pushkin. St Petersburg
By A. Pushkin
1829
Nếu tôi đi qua những con đường náo nhiệt
Hay bước vào giáo đường chật ních
Hay ngồi giữa đám thế hệ trẻ man dại
Tâm tư tôi cứ suy nghĩ miên man
Tôi tự nhủ tháng năm thấm thoát trôi
Nhưng có bao nhiêu dường như hiện hữu
Chúng ta phải đi qua nhà vòm vĩnh cửu
Và giờ điểm của ta như đã ở trong tầm tay
Khi tôi nhìn cây sồi đơn độc
Nghĩ đến tổ trưởng của rừng cây
Sẽ sống sót ngoài tuổi tác con người
Như đã sống ngoài thế hệ cha ông
Nếu tôi nâng niu ve vuốt một trẻ nhỏ
Là nghĩ ngay đến chuyện giã từ
Tôi sẽ nhượng chỗ tôi cho bé đó
Vì phải tàn lụi khi hoa em vươn nở
Hàng ngày trôi hàng giờ trôi
Như thói quen luồng tư tưởng chảy theo
Để đoán chừng trong những ngày giờ đó
Năm nào mang cái chết lại cho tôi
Và khi nào tôi lìa đời vì vận mạng?
Trong chiến trường, đây đó hay biển khơi?
Hay thung lũng thân thương kề cận
Sẽ nhận đón tro thân lạnh lẽo của tôi?
Và cho dù tấm thân vô tri giác đó
Chẳng khác chi dù mục rữa ở đâu
Nhưng cận kề chốn đồng quê yêu dấu
Vẫn là nơi tôi thích được ngàn thu yên giấc
Và cứ để, bên lề vòm nhà mộ
Cho thanh xuân được mãi vui chơi
Mặc thiên nhiên trôi vô tư, hờ hững
Chiếu sáng ngời trong tuyệt mĩ vĩnh hằng.
Sóng Việt
04 October, 2011
If I walk the noisy streets,
Or enter a many thronged church,
Or sit among the wild young generation,
I give way to my thoughts.
I say to myself: the years are fleeting,
And however many there seem to be,
We must all go under the eternal vault,
And someone's hour is already at hand.
When I look at a solitary oak
I think: the patriarch of the woods.
It will outlive my forgotten age
As it outlived that of my grandfathers'.
If I caress a young child,
Immediately I think: farewell!
I will yield my place to you,
For I must fade while your flower blooms.
Each day, every hour
I habitually follow in my thoughts,
Trying to guess from their number
The year which brings my death.
And where will fate send death to me?
In battle, in my travels, or on the seas?
Or will the neighbouring valley
Receive my chilled ashes?
And although to the senseless body
It is indifferent wherever it rots,
Yet close to my beloved countryside
I still would prefer to rest.
And let it be, beside the grave's vault
That young life forever will be playing,
And impartial, indifferent nature
Eternally be shining in beauty.
The translation is by G. R. Ledger. 2009
Thursday, December 1, 2011
Nửa Thế Kỷ
Nửa Thế Kỷ
Nhạc tình ai hát vọng từ đâu
Kể chuyện tình duyên thắm thiết sâu
Bôn ba theo miết nửa thế kỷ
Thời gian cuồn cuộn trôi qua mau
Năm mươi năm trước chưa biết nhau
Hai trẻ ngây thơ mắt chưa sầu
Một ngày gặp gỡ khuôn đại học
Vương vấn tâm tư cảm giác đầu
Mối tình thầm kín giữ từ lâu
Một ngày bay bổng như chim âu
Chấp chung đôi cánh thỏa vùng vẫy
Tình yêu biến ảo sắc tươi mầu
Sóng Việt
01 December 2011
Nhạc tình ai hát vọng từ đâu
Kể chuyện tình duyên thắm thiết sâu
Bôn ba theo miết nửa thế kỷ
Thời gian cuồn cuộn trôi qua mau
Năm mươi năm trước chưa biết nhau
Hai trẻ ngây thơ mắt chưa sầu
Một ngày gặp gỡ khuôn đại học
Vương vấn tâm tư cảm giác đầu
Mối tình thầm kín giữ từ lâu
Một ngày bay bổng như chim âu
Chấp chung đôi cánh thỏa vùng vẫy
Tình yêu biến ảo sắc tươi mầu
Sóng Việt
01 December 2011
Giọt Sầu
Giọt Sầu
Giọt sầu ai mang đến cho em
Đan vào cơn gió đáp bên thềm
Gõ nhẹ trên phím đàn day dứt
Nốt nhạc chia ly nao lòng thêm
Giọt sầu hờ hững đáp trên mi
Chung cùng giọt lệ khóc biệt ly
Xót xa thương phận thân vàng võ
Duyên đâu sui gặp gỡ làm chi.
Giọt sầu lớp lớp đóng thành băng
Tê tái hồn em khi sương giăng
Đông về lạnh giá tình tan vỡ
Phương trời xa cách người thấu chăng?
Sóng Việt
30 November 2011
Giọt sầu ai mang đến cho em
Đan vào cơn gió đáp bên thềm
Gõ nhẹ trên phím đàn day dứt
Nốt nhạc chia ly nao lòng thêm
Giọt sầu hờ hững đáp trên mi
Chung cùng giọt lệ khóc biệt ly
Xót xa thương phận thân vàng võ
Duyên đâu sui gặp gỡ làm chi.
Giọt sầu lớp lớp đóng thành băng
Tê tái hồn em khi sương giăng
Đông về lạnh giá tình tan vỡ
Phương trời xa cách người thấu chăng?
Sóng Việt
30 November 2011
Làm Sao?
Làm Sao?
Làm sao mà hiểu được tình yêu
Có nghĩa từ đâu sáng tới chiều
Nó như luồng điện truyền nhung nhớ
Như người say thuốc thấy hiu hiu.
Làm sao mà hiểu được con tim
Yêu nhau say đắm chẳng cần tìm
Nam châm thu hút cũng còn kém
Ríu rít bên nhau tựa đôi chim.
Làm sao mà biết chẳng quên tình
Kỷ niệm ngày vui quấn quýt mình
Dỗi hờn chỉ là chuyện mưa nắng
Keo sơn vẫn như bóng với hình.
Sóng Việt
30 November 2011
Làm sao mà hiểu được tình yêu
Có nghĩa từ đâu sáng tới chiều
Nó như luồng điện truyền nhung nhớ
Như người say thuốc thấy hiu hiu.
Làm sao mà hiểu được con tim
Yêu nhau say đắm chẳng cần tìm
Nam châm thu hút cũng còn kém
Ríu rít bên nhau tựa đôi chim.
Làm sao mà biết chẳng quên tình
Kỷ niệm ngày vui quấn quýt mình
Dỗi hờn chỉ là chuyện mưa nắng
Keo sơn vẫn như bóng với hình.
Sóng Việt
30 November 2011
Monday, October 31, 2011
Ba Mươi Mốt Tháng Mười
Friday, October 28, 2011
Thu và Thiền
Thơ SVĐG và thơ họa
Thu và Thiền
Tháng Mười thu đến bạn sang thiền
Chẳng ngại đường xa quẳng gánh phiền
Sáng sớm tịnh tâm đầy thích thú
Chiều về điều khí lại thêm ghiền
Chuyên cần học hỏi tránh điều dữ
Mải miết tìm nghe thụ đắc hiền
Mừng bạn duyên trời được hưởng phước
Tâm tư thanh thản đạt bình yên.
24 October, 2011
Đàm Giang
*
Chẳng có căn tu nghĩ chi thiền
Vui đời tội lỗi chả thấy phiền
Kiếp tới dẫu cho làm cầm thú
Sáng tối rong chơi thật đã ghiền
Xa cách loài người loài quỷ dữ
Tâm xác thiên nhiên chẳng ác hiền
Kệ ai tu đạo xin trường phước
Ta đây tứ khoái vẫn ổn yên
NCT
24/10/2011*
Tu Thiền
Bạn sang thu chớm lạnh hơi thiền
Vàng lá cuốn trôi mọi nỗi phiền
Thần thái phiêu phiêu hồn lính thú
Xác thân vô bệnh tránh sao ghiền
Làm lành nghĩ tốt xa điều dữ
Sám hối từ bi bản chất hiền
Vọng khởi, tĩnh tâm thời được phước
Bạn tu, ta tập một thời yên
Lộc Bắc
24/10/2011
*
Học Đạo
Mừng bạn sang đây nhập lớp thiền
Tu tâm học đạo hết ưu phiền.
Bon chen cuộc sống nào vui thú,
Ngụp lặn đời tăng có thấy ghiền?
Nhịn nhục, thứ tha chừa tánh dữ,
Từ bi, bác ái luyện lời hiền.
Tấm lòng đã quyết tìm chân phước
Ngộ đạo thân tâm một cõi yên.
Tịnh Phan
25/10/2011
*
Tu Thiền
Mừng đến phương xa gặp bạn hiền
Mong cùng tu học ,kết thiện duyên
Hiện tại lộc trời ta hưởng thụ
Tương lai ai biết những ưu phiền
Thầy hay ,bạn tốt đâu dễ gặp
Vô thường cuộc sống ,chuyện hiển nhiên
Tập sống thương yêu và giúp đỡ
Thân khỏe tâm AN cũng nhờ THIỀN
Cẩm Chương
Oct 25, 2011
*
Tu Thiền
Mừng thay nghe nói bạn tu thiền
Có lẽ giờ đây đã bớt phiền
Thịt cá tanh mùi thôi cũng phải
Tương chao thanh khí ắt nên ghiền
Quên đi hạ ấy chang chang nắng
Cảm nhận thu nay gió dịu hiền
Chúc lá khô vàng sa bến giác
Còn ta đi nhặt chút bình yên.
HH 26/11/2011
Thu và Thiền
Tháng Mười thu đến bạn sang thiền
Chẳng ngại đường xa quẳng gánh phiền
Sáng sớm tịnh tâm đầy thích thú
Chiều về điều khí lại thêm ghiền
Chuyên cần học hỏi tránh điều dữ
Mải miết tìm nghe thụ đắc hiền
Mừng bạn duyên trời được hưởng phước
Tâm tư thanh thản đạt bình yên.
24 October, 2011
Đàm Giang
*
Chẳng có căn tu nghĩ chi thiền
Vui đời tội lỗi chả thấy phiền
Kiếp tới dẫu cho làm cầm thú
Sáng tối rong chơi thật đã ghiền
Xa cách loài người loài quỷ dữ
Tâm xác thiên nhiên chẳng ác hiền
Kệ ai tu đạo xin trường phước
Ta đây tứ khoái vẫn ổn yên
NCT
24/10/2011*
Tu Thiền
Bạn sang thu chớm lạnh hơi thiền
Vàng lá cuốn trôi mọi nỗi phiền
Thần thái phiêu phiêu hồn lính thú
Xác thân vô bệnh tránh sao ghiền
Làm lành nghĩ tốt xa điều dữ
Sám hối từ bi bản chất hiền
Vọng khởi, tĩnh tâm thời được phước
Bạn tu, ta tập một thời yên
Lộc Bắc
24/10/2011
*
Học Đạo
Mừng bạn sang đây nhập lớp thiền
Tu tâm học đạo hết ưu phiền.
Bon chen cuộc sống nào vui thú,
Ngụp lặn đời tăng có thấy ghiền?
Nhịn nhục, thứ tha chừa tánh dữ,
Từ bi, bác ái luyện lời hiền.
Tấm lòng đã quyết tìm chân phước
Ngộ đạo thân tâm một cõi yên.
Tịnh Phan
25/10/2011
*
Tu Thiền
Mừng đến phương xa gặp bạn hiền
Mong cùng tu học ,kết thiện duyên
Hiện tại lộc trời ta hưởng thụ
Tương lai ai biết những ưu phiền
Thầy hay ,bạn tốt đâu dễ gặp
Vô thường cuộc sống ,chuyện hiển nhiên
Tập sống thương yêu và giúp đỡ
Thân khỏe tâm AN cũng nhờ THIỀN
Cẩm Chương
Oct 25, 2011
*
Tu Thiền
Mừng thay nghe nói bạn tu thiền
Có lẽ giờ đây đã bớt phiền
Thịt cá tanh mùi thôi cũng phải
Tương chao thanh khí ắt nên ghiền
Quên đi hạ ấy chang chang nắng
Cảm nhận thu nay gió dịu hiền
Chúc lá khô vàng sa bến giác
Còn ta đi nhặt chút bình yên.
HH 26/11/2011
Chuyện Cực Ngắn: Những Thân Cây (F. Kafka)
Chuyện cực ngắn của Franz Kafka
Sóng Việt Đàm Giang
Chuyện Die Bäume là một trong 18 truyện ngắn của tập Trầm Tư Mặc Tưởng (Contemplation/ Meditation/Betrachtung) phát hành năm 1913 do Franz Kafka viết trong khoảng thời gian1904-1912. Bản Đức ngữ chép lại từ trang nhà Kafka Project (*), bản Anh và Việt ngữ do người viết dịch.
Die Bäume
Denn wir sind wie Baumstämme im Schnee. Scheinbar liegen sie glatt auf, und mit kleinem Anstoß sollte man sie wegschieben können. Nein, das kann man nicht, denn sie sind fest mit dem Boden verbunden. Aber sieh, sogar das ist nur scheinbar.
The Trees
For we are like tree logs in the snow. In appearance they lie smoothly and a little push should be enough to shift them away. No, this can't be done, for they are firmly connected to the ground. But look ahead, even that it is merely a matter of appearance.
Những Thân Cây
Dường như thể chúng ta là những khúc thân cây trong tuyết. Bề ngoài, chúng nằm trơn láng và một cái đẩy nhẹ cũng đủ để làm chúng di chuyển. Không, không thể làm thế đuợc, vì chúng đã kết hợp chặt chẽ vào đất. Nhưng, trông đây, ngay cả như thế cũng chỉ là sự kiện bề ngoài.
Chúng ta như những thân cây
Trong tuyết nằm trơ trơn láng
Dường như một cái đẩy nhẹ
Cũng đủ làm chúng chuyển di
Không, không thể nào làm thế
Vì chúng đã kết hợp chặt
Với đất đã tự lâu rồi.
Nhưng này, hãy cứ nhìn đi
Có chăng cũng chỉ bề ngoài.
Trong bản chuyện cực ngắn gồm chỉ bốn câu, Kafka đã so sánh người với những khúc thân cây. Nhìn bề ngoài thì dường như một cái đẩy nhẹ chúng cũng có thể di chuyển được, nhưng không làm thế đuợc vì chúng đã gắn chặt vào lòng đất rồi. Nhưng nhìn như thế cũng chỉ là bề ngoài mà thôi.
Trong câu đầu tiên, tác giả đã dùng đại danh từ, số nhiều, ngôi thứ nhất (chúng ta) để so sánh với thân cây. Nhưng sang câu thứ hai thì sự chuyển tiếp từ chúng ta đã bắt sang nói về thân cây, và khi nói về thân cây thì tác giả đã chuyển từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba: thay vì nói chúng ta (ngôi thứ nhất) đẩy thân cây, thì tác giả viết thân cây có thể di chuyển khi bị đẩy nhẹ. Sự chuyển đổi ngôi thứ cho thấy tác giả muốn nói về thân cây mà không phải về chúng ta (nhưng ẩn dụ vẫn chính là chúng ta). Sau khi đã chuyển sự chú ý sang những thân cây, sự phát triển ý nghĩ về những thân cây đi vào lý luận: không, không làm thế được, vì cây đã gắn chặt đã gắn bó lâu đời với lòng đất, làm sao mà di chuyển chúng được. Thân cây cũng như con người đã gắn bó với một mảnh đất, với quê cha đất tổ từ đời nọ sang đời kia, từ thế hệ nọ sang thế hệ kia, lòng tin, tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ đã thấm nhập sâu xa thì làm sao mà di chuyển chúng đi được. Nhưng (lại nhưng nữa) câu chót tác giả cho một kết luận đặt nhân loại vào một vị trí không có gì chắc chắn cả, mà chỉ là hiện tưởng (bề ngoài) thôi. Trên thực tế, hiện tưởng cho rằng con người không thay đổi được, nhưng với những dồn đẩy, áp bức cùng với một số điều kiện nào đó, con người có thể thay đổi rất nhiều.
Đọc chuyện của Franz Kafka là đương đầu với thử thách. Tìm mở được một cánh cửa sẽ dẫn đến những cánh cửa tiếp của một mê lộ chằng chịt.
Có thể nói Kafka là một nhà văn hoang tưởng. Những chuyện kể của ông mang những tư tưởng kỳ lạ, phi lý. Và Kafka không hề giải thích những phi lý mang lên, ông để cho người đọc lay hoay tìm hiểu, xoay trở giải thích, biện luận nhiều hướng.
Trong câu chuyện cực ngắn trên đây của Kafka, người đọc có cảm tưởng là Kafka đã nói đến chính cá nhân ông, so sánh con người với thân cây, nói về sự di chuyển có thể xẩy ra với thân cây, tự cho không thể xẩy ra như thế, rồi lại cho rằng không thể nói chuyện thay đổi không xẩy ra được, vì đó chỉ hiện tưởng (appearance).
Kafka từ lúc còn rất trẻ đã sống và lớn lên trong một một môi trường phức tạp, cùng hoàn cảnh nhiều ngang trái. Là người Tiệp, gốc Do Thái, theo học và thấm nhuần văn hoá Đức, Kafka dường như cảm thấy bị bóp nghẹt không lối thoát và không thể theo một lối đi nhất định. Sự ngang trái mâu thuẫn trong gia đình, sự kiềm chế trong liên hệ tình cảm, sự bó tay trong môi trường làm việc đã tạo ông thành một con người với lối suy nghĩ khác thường, viết nên những tư tưởng khác lạ, với bản năng vượt ngoài quy ước của xã hội đương thời.
Thế giới của Kafka trong câu chuyện ngắn Những Thân Cây là câu chuyện hiện tưởng trong một mảnh đất cô lập với những tạo dựng dăng mắc, với diễn tiến phát triển bản thể và thân phận con người trong thế giới hiện hữu.
Chủ nghĩa Hiện sinh đã được bàng bạc trong nhiều tác phẩm của Kafka, nhưng đề tài thuyết Hiện sinh không được bàn đến trong bài viết ngắn này. ■
Sóng Việt Đàm Giang
12 August 2011
(*) http://www.kafka.org/index.php?betrachtung
Sóng Việt Đàm Giang
Chuyện Die Bäume là một trong 18 truyện ngắn của tập Trầm Tư Mặc Tưởng (Contemplation/ Meditation/Betrachtung) phát hành năm 1913 do Franz Kafka viết trong khoảng thời gian1904-1912. Bản Đức ngữ chép lại từ trang nhà Kafka Project (*), bản Anh và Việt ngữ do người viết dịch.
Die Bäume
Denn wir sind wie Baumstämme im Schnee. Scheinbar liegen sie glatt auf, und mit kleinem Anstoß sollte man sie wegschieben können. Nein, das kann man nicht, denn sie sind fest mit dem Boden verbunden. Aber sieh, sogar das ist nur scheinbar.
The Trees
For we are like tree logs in the snow. In appearance they lie smoothly and a little push should be enough to shift them away. No, this can't be done, for they are firmly connected to the ground. But look ahead, even that it is merely a matter of appearance.
Những Thân Cây
Dường như thể chúng ta là những khúc thân cây trong tuyết. Bề ngoài, chúng nằm trơn láng và một cái đẩy nhẹ cũng đủ để làm chúng di chuyển. Không, không thể làm thế đuợc, vì chúng đã kết hợp chặt chẽ vào đất. Nhưng, trông đây, ngay cả như thế cũng chỉ là sự kiện bề ngoài.
Chúng ta như những thân cây
Trong tuyết nằm trơ trơn láng
Dường như một cái đẩy nhẹ
Cũng đủ làm chúng chuyển di
Không, không thể nào làm thế
Vì chúng đã kết hợp chặt
Với đất đã tự lâu rồi.
Nhưng này, hãy cứ nhìn đi
Có chăng cũng chỉ bề ngoài.
Trong bản chuyện cực ngắn gồm chỉ bốn câu, Kafka đã so sánh người với những khúc thân cây. Nhìn bề ngoài thì dường như một cái đẩy nhẹ chúng cũng có thể di chuyển được, nhưng không làm thế đuợc vì chúng đã gắn chặt vào lòng đất rồi. Nhưng nhìn như thế cũng chỉ là bề ngoài mà thôi.
Trong câu đầu tiên, tác giả đã dùng đại danh từ, số nhiều, ngôi thứ nhất (chúng ta) để so sánh với thân cây. Nhưng sang câu thứ hai thì sự chuyển tiếp từ chúng ta đã bắt sang nói về thân cây, và khi nói về thân cây thì tác giả đã chuyển từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba: thay vì nói chúng ta (ngôi thứ nhất) đẩy thân cây, thì tác giả viết thân cây có thể di chuyển khi bị đẩy nhẹ. Sự chuyển đổi ngôi thứ cho thấy tác giả muốn nói về thân cây mà không phải về chúng ta (nhưng ẩn dụ vẫn chính là chúng ta). Sau khi đã chuyển sự chú ý sang những thân cây, sự phát triển ý nghĩ về những thân cây đi vào lý luận: không, không làm thế được, vì cây đã gắn chặt đã gắn bó lâu đời với lòng đất, làm sao mà di chuyển chúng được. Thân cây cũng như con người đã gắn bó với một mảnh đất, với quê cha đất tổ từ đời nọ sang đời kia, từ thế hệ nọ sang thế hệ kia, lòng tin, tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ đã thấm nhập sâu xa thì làm sao mà di chuyển chúng đi được. Nhưng (lại nhưng nữa) câu chót tác giả cho một kết luận đặt nhân loại vào một vị trí không có gì chắc chắn cả, mà chỉ là hiện tưởng (bề ngoài) thôi. Trên thực tế, hiện tưởng cho rằng con người không thay đổi được, nhưng với những dồn đẩy, áp bức cùng với một số điều kiện nào đó, con người có thể thay đổi rất nhiều.
Đọc chuyện của Franz Kafka là đương đầu với thử thách. Tìm mở được một cánh cửa sẽ dẫn đến những cánh cửa tiếp của một mê lộ chằng chịt.
Có thể nói Kafka là một nhà văn hoang tưởng. Những chuyện kể của ông mang những tư tưởng kỳ lạ, phi lý. Và Kafka không hề giải thích những phi lý mang lên, ông để cho người đọc lay hoay tìm hiểu, xoay trở giải thích, biện luận nhiều hướng.
Trong câu chuyện cực ngắn trên đây của Kafka, người đọc có cảm tưởng là Kafka đã nói đến chính cá nhân ông, so sánh con người với thân cây, nói về sự di chuyển có thể xẩy ra với thân cây, tự cho không thể xẩy ra như thế, rồi lại cho rằng không thể nói chuyện thay đổi không xẩy ra được, vì đó chỉ hiện tưởng (appearance).
Kafka từ lúc còn rất trẻ đã sống và lớn lên trong một một môi trường phức tạp, cùng hoàn cảnh nhiều ngang trái. Là người Tiệp, gốc Do Thái, theo học và thấm nhuần văn hoá Đức, Kafka dường như cảm thấy bị bóp nghẹt không lối thoát và không thể theo một lối đi nhất định. Sự ngang trái mâu thuẫn trong gia đình, sự kiềm chế trong liên hệ tình cảm, sự bó tay trong môi trường làm việc đã tạo ông thành một con người với lối suy nghĩ khác thường, viết nên những tư tưởng khác lạ, với bản năng vượt ngoài quy ước của xã hội đương thời.
Thế giới của Kafka trong câu chuyện ngắn Những Thân Cây là câu chuyện hiện tưởng trong một mảnh đất cô lập với những tạo dựng dăng mắc, với diễn tiến phát triển bản thể và thân phận con người trong thế giới hiện hữu.
Chủ nghĩa Hiện sinh đã được bàng bạc trong nhiều tác phẩm của Kafka, nhưng đề tài thuyết Hiện sinh không được bàn đến trong bài viết ngắn này. ■
Sóng Việt Đàm Giang
12 August 2011
(*) http://www.kafka.org/index.php?betrachtung
Saturday, October 22, 2011
Kịch Ballet Giselle
Giselle
Đàm Giang
Giselle là một vở kịch múa ballet gồm hai hồi soạn từ một bản text cho nhạc kịch (libretto) của Jules-Henri Vernoy de Saint-Goerges và Theophile Gautier. Nhạc bởi Adolphe Adam, và biên soạn múa bởi Jean Coralli và Jules Perrot. Kịch múa ballet kể chuyện một cô gái quê tên là Giselle, sau cái chết trẻ tức tưởi đã bảo vệ người nàng yêu thoát khỏi sự trả thù của một nhóm linh hồn độc ác gọi là Willis.
Kịch ballet Giselle lần đầu tiên được trình diễn bởi đoàn Ballet du Théâtre de l’ Académie Royale de Musique tại Salle Le Peletier tại Paris, Pháp ngày 28 June năm 1841. Biên đạo múa trong những sản phẩm đương đại thường dựa theo bản của Marius Petipa soạn cho Imperial Russian Ballet (1884,1899,1903).
Vở Giselle được trình diễn hầu như ba bốn lần một tuần và có thể ở tại những nhà hát lớn khác nhau ở Moscow, St. Petersburg (Aleksandrinsky, Mariinski Theater, v.v..). Vở Giselle nói đến ở đây là vở trình diễn tại Hermitage Theater của Cung điện mùa Đông tại St Petersburg với Anna Samostrelova trong vai Giselle, Dmitry Rudachenko trong vai Quận công Albert, nhạc trưởng là Pavel Bubelnikov.
Fantasy Ballet in two acts: Giselle
Music: Adolphe Adam
Choreography: Jean Coralli, Jules Perrot and Marius Petipa
Conductor: P. Bubelnikov
Hồi I. Câu chuyện múa ballet được đặt vào một thung lũng dễ thương thời Trung cổ ở Rhineland, Germany vào mùa hái nho. Màn kéo lên trong cảnh I cho thấy một căn nhà nho nhỏ của Giselle và mẹ cô ta Bertha ở một bên, và bên đối diện là chòi nho nhỏ của Quận công Albert từ Silesia, một nhà quý tộc đã giả dạng làm một thường dân mang tên Loys để tán tỉnh những cô gái nhẹ dạ trước khi kết hôn với Bathilde, cô con gái của Hoàng tử của Courland.
Gạt bỏ lời khuyên của người hộ vệ tên Wilfrid, Albert đã tán đuợc Giselle và được nàng hết lòng thương yêu. Trong lúc đó một chàng giám thủ đất cấm săn tên Hans cũng yêu Giselle đã cảnh báo Giselle đừng tin lời đường mật của kẻ lạ nhưng Giselle không chịu nghe. Albert và Giselle nhảy một màn múa đôi với Giselle ngắt từng cánh hoa của một bông cúc để phỏng đoán sự thành thật của người tình. Màn múa bị cắt đứt khi mẹ của Giselle lo ngại cho sức khoẻ yếu kém của con gái nên can thiệp và đẩy nàng vào trong nhà.
Tiếp đó tiếng còi tù và nổi lên từ xa, và Loys rút lui. Một đoàn người đi săn bước vào sân khấu và dùng giải khát. Trong đoàn người này có Bathilde và cha của nàng. Giselle trở lại sân khấu và vũ cho đoàn; sau đó Giselle nhận một vòng đeo cổ do Bathilde ban thưởng. Khi đoàn đi săn rút lui, Loys hiện ra cùng với nhữngcô gái hái nho. Lễ bắt đầu, Giselle múa với cùng với các cô gái hái nho, nhưng Hans khám phá ra tông tích và tìm thấy tù-và và kiếm của Loys. Sau tiếng tù-và do Hand thổi, đoàn đi săn trở lại. Sự thật về Loys là Công tước Albert và đã đính hôn với Bathilde được phơi bày làm Giselle lên cơn đau khổ tuyệt vọng nhảy múa điên cuồng rồi chết. Mặc dù Giselle có lúc cầm thanh kiếm của Albert nhưng nàng chết vì trái tim suy yếu.
Hồi II
Một cảnh đêm với ánh sáng mờ ảo trong rừng gần một cái hồ được dàn dựng. Phía bên trái là ngôi mộ của Giselle với một cây thánh gía, có khắc tên Giselle. Trong cảnh siêu thực thế giới của Willis, linh hồn những cô gái xấu số chết trước ngày cưới, trổi lên từ mồ của họ và ban đêm tìm cách trả thù đàn ông bằng cách quyến rũ họ nhảy cho đến chết. Hans u buồn đến viếng mộ của Giselle và bị Willis đe dọa. Giselle cũng hiện lên từ mộ của nàng và được Willis chào đón, tất cả cùng nhảy múa rồi biến mất. Albert hiện ra trước mộ Giselle và Giselle xuất hiện. Albert van xin Giselle tha thứ và cả hai nhảy múa rồi Giselle biến mất vào rừng. Cảnh tiếp cho thấy Hans bị Willis theo đuổi bắt nhảy rồi bị đẩy xuống hồ. Những Willis này rồi vây quanh Albert cùng kết tôi tử hình Albert. Albert cầu khẩn Myrtha, nữ hoàng Willis xin tha chết, nhưng Myrtha từ chối và ra lệnh Albert phải nhảy. Giselle che chở Albert khỏi bị Willis bắt chết và nàng tiếp tục nhảy với Albert. Đêm đã gần tàn, quyền lực các nàng Willises dần dần biến mất khi sương ban mai bắt đầu xuất hiện. Nhưng Albert đã không chết do tình yêu của Giselle đã cứu mạng Albert. Và vì Giselle không mang lòng thù hận như những Willis khác nên Giselle đã thoát khỏi số phân ma quái của những Willis, nàng biến mất dần để lại một Albert cố với nhìn lại Giselle một lần chót.
Nhà Hát Hermitage. Saint Peterburg
Nhà hát Hermitage là một trong nghững nhà hát cổ nhất của Nga. Nga hoàng Catherine the Great đã ra lệnh cho kiến trúc sư Giacomo Quarenghi xây cất vào năm 1782. Được hoàn tất vào năm 1785, nhà hát nằm trong hệ thống tòa nhà được mệnh danh là Cung điện mùa Đông của Peter I ngày xưa. Xây cất theo lối Neoclassic, căn phòng bán nguyệt có hệ thống âm thanh thiết kế như một amphitheatre, tường và cột trang hoàng bằng đá cẩm thạch giả màu. Tượng Apollo và chín nàng Muses được đặt trong 10 niches với tượng nổi của những nhạc sĩ và thi sĩ nổi đặt tiếng phía trên họ. Hệ thống ghế ngồi chứa đuợc cỡ 200 người, được dàn dựng vòng quanh sân khấu và ban nhạc thật quy mô làm tất cả khan thính gỉa đều có thể thấy rõ cảnh trình diễn mà không cần nhìn bằng ống nhòm dù ngồi bất cứ chỗ nào.
Nhà hát Hermitage bắt đầu được trình diễn vào tháng 11 năm 1785. Trải qua nhiều thăng trầm, sau cách mạng 1917, giám đốc nhà hát Vsevolod Meyerhold cố mang nơi này trở lại thành nhà hát, nhưng dần dần nó biến thành nơi hội họp, thuyết trình cho Bảo tàng Viện Quốc gia Hermitage. Vào những năm đầu thập niên 1980s, nơi này được tu sửa, thiết kế hệ thống âm thanh tối tân và hiện nay được xem như là một nhà hát dùng trình diễn kịch bản, hòa nhạc.
Thu Tháng Mười
Tháng Mười Mùa Thu
Mây vẫn bay, núi vẫn xa
Mây bay bay mãi, núi già đợi mong.
Tháng Mười cây lá nhuộm sắc vàng
Lá xanh lá đỏ điểm huy hoàng
Như khoe rực rỡ trước giấc ngủ
Vùi sâu trốn lạnh chờ xuân sang
Tháng Mười tầm tã trời mưa Thu
Bầu trời ủ dột xám âm u
Ủ rũ cây già gọi đường vắng
Thầm thì gió nhẹ thổi vi vu
Tháng Mười mây Thu vô tình trôi
Mặc người thương nhớ vực xa xôi
Xót xa vàng võ thềm sông vắng
Nếm tình tan vỡ trên vành môi
Tháng Mười chất ngất gió Thu mong
Cầu ai đừng nhạt tiếng tơ lòng
Đừng quên hẹn ước ngày năm trước
Núi cao đứng mãi chẳng xoay vòng.
Sóng Việt-Đàm Giang
22 October 2011
Saturday, July 23, 2011
Paris: Hotel Des Invalides. Điện Quốc Gia Phế Binh
Hotel des Invalides
Điện Quốc Gia Phế Binh
Sóng Việt
Điện Quốc Gia Phế Binh chụp từ Tòa Eiffel (Photo Sóng Việt)
Hotel des Invalides
Điện Quốc Gia Phế Binh, còn được gọi là Toà Nhà Thường Trú Quốc Gia của Phế Binh, là một cụm tòa nhà tại quận 7 của Paris, Pháp, gồm Bảo tàng viện,dinh thự liên quan đến lịch sử quân đội Pháp, kể cả một nhà thương và nhà nghỉ hưu cho cựu chiến binh chiến tranh. Những toà nhà này chứa Viện bảo tàng Quân đội, hai viện bảo tàng khác nữa và là nơi chôn cất một số anh hùng chiến tranh của Pháp, đáng kể là Napoleon Bonaparte.
Ngày 24 tháng November 1670, vua Louis XIV ra lệnh cho kiến trúc sư Libéral Bruant vẽ dự án xây cất tòa nhà Quốc gia Phế binh gồm có nhà thương và nơi cư ngụ cho thương phế binh. Nơi chọn lựa là cánh đồng Grenelle. Khi dự án hoàn tất vào năm 1676, mặt tiền nhìn ra sông Seine trải dài 196 m và chung cư trải rộng gồm 15 courtyard, lớn nhất là là sân Court of Honor để binh lính diễn hành. Sau đó JUles Hardouin Mansart giúp Bruant lúc này đã gìa nua, để xây một nhà nguyện cầu. Nhà thờ hoàn tất năm 1679 sau khi Bruant chết. Nhà thờ cho phế binh mang tên Nhà thờ Saint-Louis của Phế binh. Sau khi nhà thờ này hoàn tất thì vua Louis XIV ra lệnh cho xây một nhà thờ riêng dành cho hoàng gia mang tên Nhà thờ nhà Vòm (Église du Dôme). Nhà thờ này đuợc Mansart xây cất dựa theo nhà Vòm Saint Peter’s Basilica ở Rome. Nhà thờ hoàng gia này được hoàn tất vào năm 1708, 27 năm sau khi nhà thờ chính hoàn tất. Trong nhà vòm, Charles de la Fosse là họa sĩ đã vẽ tranh họa cho trần nhà vào năm 1705. Nhà vòm này cao 107 m.
Nhìn hình thì ta thấy nhà vòm ở phía bắc đã chế ngự và nổi bật đằng sau và hòa hợp với vòng cung cửa của toà nhà do Bruant xây. Nếu nhìn từ sông Seine ngược dòng lên thì ta thấy cây cầu ALexander III phía xa đưa tới Petie Palais và Grand Palais. Cầu Invalides thì phía xuôi dòng sông Seine.
Cầu Invalides Cầu Alexander III
Hiện nay Viện Quốc gia Phế binh ngoài những tòa nhà di tích lịch sử còn tồn tại nhà nghỉ hưu, một trung tâm y khoa và phẫu thuật, và một trung tâm vấn kế y khoa.
Tại Les Invalides có ngôi mộ của Napoleon Bonaparte (1769–1821). Napoleon chết trên đảo Saint Helena, nhưng sau đó Vua Louis-Phillippe đã cho mang về Paris vào năm 1840, và sau đó đuợc yên nghỉ ngàn thu trong một ngôi mộ màu nâu đỏ (red quartzite) đặt trên một tấm đá xanh vào năm 1861.
Một số thân nhân của gia đình họ Napoleon, rất nhiều sĩ quan quân đội Pháp là việc với Napoleon, và một số anh hùng quân đội Pháp cũng được chôn tại Les Invalides.
The Hôtel des Invalides tọa lạc ở quận 7, phía nam của sông Seine, và bên đông của Ecole Militaire.
Những nhà Bảo tàng của Les Invalides gồm:
Viện Bảo tàng Quân đội: đây là nơi chứa những kỷ vật của quân đội từ thời Trung Cổ đến Đệ nhị Thế chiến gồm vũ khí, quân phục, bản đồ, cờ biểu ngữ của Ấu chân và cả một số quốc gia khác như Turkey, China, Japan, India etc….
Viện Bảo tàng Mô hình với mô hình những thành trì và đô thị của Pháp từ thế kỷ thứ 17.
Và một viện Bảo tàng đặc biệt cung hiến cho sự giải phóng nước Pháp trong thời đệ nhị Thế chiến với nhà lãnh đạo tài bà là Tướng Charles de Gaulle.
Trong viện Bảo tàng Quân đội, được biết là có trưng một thanh kiếm được ghi là của vua Gia Long tại Phòng Đông dương, Cận đông và Viễn đông.
Thanh kiếm gồm có hai phần: phần lưỡi dài khoảng một thước và phần chuôi ngắn bằng một phần năm lưỡi kiếm. Đầu chuôi kiếm tạo hình một đầu rồng (hay đầu con giao) làm bằng vàng có trạm trổ rất tinh xảo. Đầu rồng này nối với đốc kiếm làm bằng một dãy gồm bảy vòng ngọc thạch giống bảy đốt tre dính liền với nhau, thông qua những gờ nỗi bằng vàng và cuối cùng là một chiếc vòng vàng nằm giữa bốn chuỗi san hô và chân châu. Miệng rồng ngậm một băng mạ vàng, uốn hình vòng cung nối với bốn chuỗi san hô và trân châu ở cuối đốc kiếm, tạo thành cánh của đốc kiếm. Phía cuối cánh đốc kiếm có chạm trổ hình những chiếc lá bằng vàng và nạm những hạt kim cương. Lưỡi kiếm hơi uốn cong, làm bằng thép sáng ngời. Trên lưỡi kiếm, sát với phần đốc kiếm có khảm ba chữ Hán Thái A Kiếm bằng vàng, là tên của thanh kiếm. Theo nhà nghiên cứu Dominique Rolland, đây là thanh bảo kiếm của vua Gia Long, vốn được trưng bày trong Đại Nội Huế, nhưng đã bị người Pháp cướp đi trong sự kiện Kinh đô thất thủ vào tháng 7.1885 (Dominique Rolland, “Le sabre de I’Empereur Gia Long”, Bulletin de la Nouvelle Association des Amis du Vieux Hué, 9.2005, pp. 3-17). (Phillipe Truong. Tran Duc Anh Sơn) 25 April 2011
Paris: Những Cây Cầu bắc ngang sông Seine
Paris
Những chiếc cầu của Paris.
Sóng Việt
Một trong những cách thú vị để khám phá cái đáng yêu của Paris là đi tản bộ dọc theo sông Seine. Nhiều chiếc cầu trong số 37 chiếc cầu bắc ngang sông Seine của Paris không những chỉ đẹp, lãng mạn hay kiêu sa, mà lại còn kèm theo cả một lịch sử đặc sắc.
Dưới đây là lịch sử và hình ảnh một số cây cầu trong 37 cây cầu của Paris bắc ngang dòng sông Seine mà người viết đã có dịp thăm viếng và chụp hình.
Cầu đi bộ Simone de Beauvoir.
Đây là cây cầu đi bộ mới thực hiện và khánh thành vào năm 2006 dẫn từ thư viện Quốc gia (Bibliotheque Nationale) đến công viên Bercy. Cầu dài 304 thước, rộng 12 m, mang tên Simone de Beauvoir, một nhà văn, nhà triết học và là người đầu tiên đề cao phụ nữ nhân quyền . Tưởng cũng nên nhắc, Simone de Beauvoir và Jean Paul Sartre (chủ nghĩa hiện thực) là một đôi nhân tình nổi tiếng thường xuyên có mặt tại Café de Flore.
Cầu Alexandre III
Cầu mang tên Tsar Alexander III của Nga. Đây là cây cầu đẹp và lộng lẫy nhất được hoàn tất vào năm 1900 đúng lúc cho Hội chợ Triển lãm Hoàn vũ năm 1900 và dành cho tình hữu nghị giữa Pháp Nga. Cầu có những cột đèn nhiều ngọn và điêu khắc cầu kỳ như thiên thần, ngựa có cánh, nữ thần sông núi được mạ vàng lộng lẫy. Cầu đối diện với Hotel des Invalides ở tả ngạn sông Seine, và Avenue des Champs Elysées ở hữu ngạn sông Seine.
Cầu Iéna
Đây là cây cầu bắc ngang đi từ Trocadero dẫn đến tòa Eiffel. Cầu đuợc xây giữa 1808-1814. Tên đặt theo một thành phố bên Đức (Jena) khi Napoleon đánh bại quân độ Nga vào năm 1806. Cầu sau này đuợc mở rộng ra và tượng được thêm vào.
Cầu Bir-Hakeim.
Cầu này đuợc hoàn tất năm 1905 nối liền quận 15 và 16 ngang qua Đảo Thiên Nga ( Île des Cygnes). Trên cầu, tầng một là đường 6 metro Paris. Cầu này lúc đầu mang tên Cầu cạn Passy, nhưng đến năm 1949 thì được đổi thành Bir-Hakeim để tưởng nhớ quân đội Pháp đã tranh đấu chống lại Ý và Đức trong trận chiến Bir-Hakeim vào năm1942.
Cầu Alexander III Cầu Iéna Cầu hai tầng Bir-Hakeim
Cầu Grenelle
Cầu Grenelle khá mới được xây năm 1966, cầu chạy ngang mỏm phía nam của đảo Thiên Nga. Nơi này có một bức tượng Nữ Thần Tự-do cao 9 m, một món quà của Hoa kỳ trao cho Pháp, làm dập khuôn theo tượng Nữ Thần nguyên bản mà Pháp đã tặng Mỹ.
Ba cây cầu bắc ngang đảo Thiên Nga từ dưới lên cao Bir-Hakeim, Rouelle, Grenelle.
Cầu xa hơn nữa (cầu thứ tư ) là cầu Mirabeau. (Hình chụp từ Toà Eiffel nhìn xuống)
Cầu Concorde. Cầu Comcorde nối liền công trường Concorde dẫn đến Hạ nghị viện của Pháp, Palais Bourbon. Cầu đuợc dự tính xây từ năm 1725, nhưng phải mãi đến những năm từ 1787 đến 1791 mới hoàn tất. Cầu cũng được mở rộng gấp đôi vào năm 1932 vì giao thông qua cầu tăng quá mức.
Cầu Concorde
Cầu Alma
Cầu mang tên trận chiến Alma, một trận chiến Phán đánh bại Đức. Đó là trận chiến đầu tiên có lính Zouave (lính bộ binh Algerie) tham dự. Vì thế nên có tượng một người lính Zouave đặt ở gầm cầu. Tượng lính Zouave này được dùng để đo lường mực nước của sông dâng lên. Nước dâng cao nhất trong lịch sử Paris là năm 1910, mực nước lên đến vai Zouave.
Cầu Alma Zouave tại cầu Alma
Với người dân Paris thì cầu Alma đuợc coi như là dụng cụ nhìn mực nước và là một cái đập đúng thời để ngăn chặn lụt lội trên sông Seine do sự hiện diện của người lính Zouave. Lối đi bộ xuống bên hai bờ của sông Seine thường đóng lại mực nước sông lên đến chân của Zouave, và khi mực nước lên đến bắp chân của bức tượng thì chính quyền sẽ không cho phép tầu di chuyển trên sông nữa. Năm 1910 khi sông Seine bị lụt nặng, mực nước lên đến vai bức tượng lính Zouave. Tuy nhiên đo luờng chính thức của Cơ quan Dân sự Pháp đã dùng Cầu La Tournelle để làm mức đo lường chứ không dung cầu Alma.
Người lính Zouave này là tác phẩm của Georges Diébolt được làm trong khoảng năm 1854-1856 (gồm 4 tượng) để đặt vào chiếc cầu Alma đầu tiên làm bằng đá. Đến năm 1970 thì cầu đá Alma được thay thế bằng cầu mới làm bằng thép, sau khi cầu hoàn tất vào năm 1974 thì một tượng lính zouave này lại được đặt lại tại chân một cột cầu, vị trí rất gần với mực nguyên thủy. Khi đi tầu/thuyền ngang qua cầu Alma, hầu hết du khách nếu biết chuyện đều nhìn ngắm pho tượng và mực nước ở chân bức tượng. Người viết hàng chữ này cũng không thể không nhìn và chụp hình.
Vài chi tiết:
1910 là “năm lụt của thế kỷ” với mực nước lên 8.62m và nước lên tới vai bức tượng Zouave.
1955 nước sông Seine lên cao 7.12m tới vòng eo (waist) bức tượng.
2001 nước sông Seine lên đến đầu gối bức tượng
Và ngày lụt gần nhất là ngày 27 tháng 12, năm 2010 khi mực nước sông Seine lên 3.78 m và tới gối tượng zouave thì hai bờ sông và hệ thống đường ngầm đều được đóng.
Hình ảnh lụt năm 1910 của lefildutemps.free,fr
Ngọn lửa Tự do ở công trường Alma
Đường hầm cầu Alma chạy ở dưới công trường Alma bên hữu ngạn sông Seine. Năm 1989 Hoa Kỳ đã đề nghị một đài kỷ niệm để ghi ơn Pháp đã giúp công việc bảo trì bức tượng Nữ Thần Tự Do nhân dịp kỷ niệm 100 năm. Món quà của Hoa kỳ, một ngọn đuốc lửa cao 3.5 m phỏng theo ngọc đuốc Nữ thần Tư do làm bằng đồng đã được đặt tại gần đuờng hầm Alma. Sau khi tai nạn xe hơi thảm khốc đã kết thúc cuộc đời của công chúa Diana, Anh quốc vào ngày 31 tháng Tám, năm 1997 tại đường hầm cầu này, đài ngọn đuốc Tự-do đã được rất nhiều người mang hoa, lưu niệm đặt vào và được coi như một nơi tưởng niệm công chúa Diana. Nơi này sau đó đã được bao quanh với dây xích để ngăn cản sự biến đổi nơi này thành đài tưởng niệm khác với ý nghĩa nguyên thủy.
Ngọn lửa Tự-do ở công trường Alma
Cầu Sully.
Cầu Sully nối tả ngạn sông Seine ở mỏm phía đông của Đảo St Louis. Trước khi có cây cầu hiện nay xây vào năm 1876, thì đảo St Louis được nối với thành phố bằng hai cầu nhỏ (Damiette và Constantine).
Cầu Mới (Pont Neuf).
Mang tên là cầu mới nhưng ngộ thay, đây chính là cây cầu cũ nhất xây từ năm 1607 khi mà chung quanh cầu chưa có nhà cửa gì cả. Cầu này nối tả ngạn và hữu ngạn sông Seine qua mỏm phía tây của Île de la Cité, và là cây cầu nổi tiếng nhất cùng với cầu Alexander III đẹp nhất.
Cầu Sully Cầu Mới (Pont Neuf)
Cầu Mới chụp trên cầu (Tượng Henry III bên trái) và từ sông Seine nhìn lên cầu
Vào giữa thế kỷ 16, sông Seine chỉ có hai cây cầu bắc ngang nối liền hai bờ thành phố Paris nên cầu luôn luôn bị hư hại vì được sử dụng quá nhiều. Năm 1578 vua Henry III quyết định xây một cây cầu mới, và dự án thật sự bắt đầu vào năm 1607. Cầu được hoàn thành và vua Henry IV đặt tên cầu là Pont Neuf. Sau khi vua Henry IV qua đời, một tượng vua Henry IV cưỡi ngựa được đặt ở công trường Pont Neuf. Tượng hiện tại là tượng sao chép lại tượng nguyên thủy đã bị đốt chảy trong cuộc Cách mạng Pháp, tượng sau này được làm lại vào năm 1818.
Cầu Mới dài 232 m, rộng22 m, khi xây đây là cây cầu đầu tiên không có nhà xây gần cầu. Trên cầu lại có những vòng cung gần lề đường nên cầu là nơi có rất nhiều người tụ tập để gặp gỡ hay hội họp. Vì cầu Mới nối hai bên Paris với Île de la Cité nên nó gồm hai phần với tất cả là 12 vòng cung gầm cầu.
Nằm về phía tây Pont Neuf là cầu đi bộ Passerelle des Arts. Đây là chiếc cầu nhỏ có sàn làm bằng gỗ, từ Louvre qua sông Seine dẫn đến Institut de France.
Passerelle de Solférino. cầu này là một cầu đi bộ dài 106 m nối liền Viện bảo tàng Louvre với Viện bảo tàng Orsay qua Jardin des Tuileries và sông Seine.
Passerelle des Art Passerelle Solférino.
Cầu Royal .
Cầu Royal nối liền cánh tòa Flore của Viện Bảo Tàng Lourvre bên hữu ngạn với bên tả ngạn sông Seine gần đường phố Bac. Cầu bằng đá có năm vòng cung. Đây là cây cầu cổ thứ ba sau pont Neuf và pont Marie.
Cầu Mirabeau
Đây là một cây cầu thép có cấu trúc khung vòm, nằm giữa quận 15 và quận 16, Paris, Ile de France do Jean Resal vẽ kiểu. Cầu có ba vòm, dài 173 mét, rộng 20 mét (đường xe đi rộng 12 m, vỉa hè hai bên mỗi bên rộng 4 m) được xây cất vào năm 1893 và hoàn thành năm1896. Vì cầu làm bằng thép nên vòm giữa đã nâng cao được gần 100m, một điều mà cầu đá không thể thực hiện được. Tổng thống Felix Faure khánh thành cầu ngày 11 tháng 4, năm 1897.
Cầu có hai cột trụ lớn đặt sâu xuống lòng sông, ở thành lan can trên cầu nhìn xuống hai bên trụ này thì thấy có 4 tượng của Jean Antoine Injalbert như đứng ở mũi thuyền, mang tên "The City of Paris", "Abundance","Navigation", và "Commerce". Tượng mang tên "City of Paris" và "Abundance" quay mặt ra sông Seine, hai tượng mang tên "Navigation" và "Commerce" quay mặt vào cầu.
Nói đến cây cầu Mirabeau, và những quán café của Paris, không thể nào không nhắc đến bài thơ nổi tiếng của Apollinaire : “Cây cầu Mirabeau”.
Cầu Mirabeau
Dưới cầu Mirabeau dòng sông Seine nước chảy
Như tình chúng mình
Có cần phải tự nhắc rằng
Niềm vui nào có cũng sau buồn phiền đớn đau
Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây
Hãy nắm tay nhau và giữ mặt đối nhau đây
Trong cùng lúc này
Dưới cầu tay chúng mình là
Làn sóng mệt mỏi của ánh mắt nhìn thiên thu
Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây
Tình qua đi chẳng khác chi giòng nước chảy miết
Tình yêu qua đi
Sao cuộc đời trôi chậm thế
Và Hy-vọng sao mà lại mãnh liệt quá thay
Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây
Hàng ngày trôi qua và hàng tuần cũng trôi qua
Chẳng thời quá khứ
Chẳng kỷ niệm tình trở lại
Dưới cầu Mirabeau dòng sông Seine nước chảy
Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây
Sóng Việt phỏng dịch
12 December 2009
Bài viết về bài thơ “Cầu Mirabeau” do Sóng Việt viết có thể đọc tại link:
http://chimviet.free.fr/truyenky/songviet/svdgn064_Paris_Mirabeau.htm
hay:
http://jsongviet.blogspot.com/2010/01/cau-mirabeau-paris-francesong-viet.html
Ngoài những cây cầu Paris được nhắc đến ở trên, Paris còn nhiều cầu khác, mỗi cầu đều có sự tích và lịch sử đi kèm. Thăm viếng Paris, đi bộ trên những cây cầu nổi tiếng, nhìn giòng sông Seine nước chảy lững lờ, thả tâm tư vào quá khứ của kinh thành, hay hòa nhập hồn thơ vào những lãng mạn của bao văn nhân thi sĩ đã một lần hiện diện, câu hỏi “Paris có gì lạ không?” có thể được trả lời “Paris muôn đời vẫn còn lạ”.
Sóng Việt Đàm Giang
May 11, 2011
Những chiếc cầu của Paris.
Sóng Việt
Một trong những cách thú vị để khám phá cái đáng yêu của Paris là đi tản bộ dọc theo sông Seine. Nhiều chiếc cầu trong số 37 chiếc cầu bắc ngang sông Seine của Paris không những chỉ đẹp, lãng mạn hay kiêu sa, mà lại còn kèm theo cả một lịch sử đặc sắc.
Dưới đây là lịch sử và hình ảnh một số cây cầu trong 37 cây cầu của Paris bắc ngang dòng sông Seine mà người viết đã có dịp thăm viếng và chụp hình.
Cầu đi bộ Simone de Beauvoir.
Đây là cây cầu đi bộ mới thực hiện và khánh thành vào năm 2006 dẫn từ thư viện Quốc gia (Bibliotheque Nationale) đến công viên Bercy. Cầu dài 304 thước, rộng 12 m, mang tên Simone de Beauvoir, một nhà văn, nhà triết học và là người đầu tiên đề cao phụ nữ nhân quyền . Tưởng cũng nên nhắc, Simone de Beauvoir và Jean Paul Sartre (chủ nghĩa hiện thực) là một đôi nhân tình nổi tiếng thường xuyên có mặt tại Café de Flore.
Cầu Alexandre III
Cầu mang tên Tsar Alexander III của Nga. Đây là cây cầu đẹp và lộng lẫy nhất được hoàn tất vào năm 1900 đúng lúc cho Hội chợ Triển lãm Hoàn vũ năm 1900 và dành cho tình hữu nghị giữa Pháp Nga. Cầu có những cột đèn nhiều ngọn và điêu khắc cầu kỳ như thiên thần, ngựa có cánh, nữ thần sông núi được mạ vàng lộng lẫy. Cầu đối diện với Hotel des Invalides ở tả ngạn sông Seine, và Avenue des Champs Elysées ở hữu ngạn sông Seine.
Cầu Iéna
Đây là cây cầu bắc ngang đi từ Trocadero dẫn đến tòa Eiffel. Cầu đuợc xây giữa 1808-1814. Tên đặt theo một thành phố bên Đức (Jena) khi Napoleon đánh bại quân độ Nga vào năm 1806. Cầu sau này đuợc mở rộng ra và tượng được thêm vào.
Cầu Bir-Hakeim.
Cầu này đuợc hoàn tất năm 1905 nối liền quận 15 và 16 ngang qua Đảo Thiên Nga ( Île des Cygnes). Trên cầu, tầng một là đường 6 metro Paris. Cầu này lúc đầu mang tên Cầu cạn Passy, nhưng đến năm 1949 thì được đổi thành Bir-Hakeim để tưởng nhớ quân đội Pháp đã tranh đấu chống lại Ý và Đức trong trận chiến Bir-Hakeim vào năm1942.
Cầu Alexander III Cầu Iéna Cầu hai tầng Bir-Hakeim
Cầu Grenelle
Cầu Grenelle khá mới được xây năm 1966, cầu chạy ngang mỏm phía nam của đảo Thiên Nga. Nơi này có một bức tượng Nữ Thần Tự-do cao 9 m, một món quà của Hoa kỳ trao cho Pháp, làm dập khuôn theo tượng Nữ Thần nguyên bản mà Pháp đã tặng Mỹ.
Ba cây cầu bắc ngang đảo Thiên Nga từ dưới lên cao Bir-Hakeim, Rouelle, Grenelle.
Cầu xa hơn nữa (cầu thứ tư ) là cầu Mirabeau. (Hình chụp từ Toà Eiffel nhìn xuống)
Cầu Concorde. Cầu Comcorde nối liền công trường Concorde dẫn đến Hạ nghị viện của Pháp, Palais Bourbon. Cầu đuợc dự tính xây từ năm 1725, nhưng phải mãi đến những năm từ 1787 đến 1791 mới hoàn tất. Cầu cũng được mở rộng gấp đôi vào năm 1932 vì giao thông qua cầu tăng quá mức.
Cầu Concorde
Cầu Alma
Cầu mang tên trận chiến Alma, một trận chiến Phán đánh bại Đức. Đó là trận chiến đầu tiên có lính Zouave (lính bộ binh Algerie) tham dự. Vì thế nên có tượng một người lính Zouave đặt ở gầm cầu. Tượng lính Zouave này được dùng để đo lường mực nước của sông dâng lên. Nước dâng cao nhất trong lịch sử Paris là năm 1910, mực nước lên đến vai Zouave.
Cầu Alma Zouave tại cầu Alma
Với người dân Paris thì cầu Alma đuợc coi như là dụng cụ nhìn mực nước và là một cái đập đúng thời để ngăn chặn lụt lội trên sông Seine do sự hiện diện của người lính Zouave. Lối đi bộ xuống bên hai bờ của sông Seine thường đóng lại mực nước sông lên đến chân của Zouave, và khi mực nước lên đến bắp chân của bức tượng thì chính quyền sẽ không cho phép tầu di chuyển trên sông nữa. Năm 1910 khi sông Seine bị lụt nặng, mực nước lên đến vai bức tượng lính Zouave. Tuy nhiên đo luờng chính thức của Cơ quan Dân sự Pháp đã dùng Cầu La Tournelle để làm mức đo lường chứ không dung cầu Alma.
Người lính Zouave này là tác phẩm của Georges Diébolt được làm trong khoảng năm 1854-1856 (gồm 4 tượng) để đặt vào chiếc cầu Alma đầu tiên làm bằng đá. Đến năm 1970 thì cầu đá Alma được thay thế bằng cầu mới làm bằng thép, sau khi cầu hoàn tất vào năm 1974 thì một tượng lính zouave này lại được đặt lại tại chân một cột cầu, vị trí rất gần với mực nguyên thủy. Khi đi tầu/thuyền ngang qua cầu Alma, hầu hết du khách nếu biết chuyện đều nhìn ngắm pho tượng và mực nước ở chân bức tượng. Người viết hàng chữ này cũng không thể không nhìn và chụp hình.
Vài chi tiết:
1910 là “năm lụt của thế kỷ” với mực nước lên 8.62m và nước lên tới vai bức tượng Zouave.
1955 nước sông Seine lên cao 7.12m tới vòng eo (waist) bức tượng.
2001 nước sông Seine lên đến đầu gối bức tượng
Và ngày lụt gần nhất là ngày 27 tháng 12, năm 2010 khi mực nước sông Seine lên 3.78 m và tới gối tượng zouave thì hai bờ sông và hệ thống đường ngầm đều được đóng.
Hình ảnh lụt năm 1910 của lefildutemps.free,fr
Ngọn lửa Tự do ở công trường Alma
Đường hầm cầu Alma chạy ở dưới công trường Alma bên hữu ngạn sông Seine. Năm 1989 Hoa Kỳ đã đề nghị một đài kỷ niệm để ghi ơn Pháp đã giúp công việc bảo trì bức tượng Nữ Thần Tự Do nhân dịp kỷ niệm 100 năm. Món quà của Hoa kỳ, một ngọn đuốc lửa cao 3.5 m phỏng theo ngọc đuốc Nữ thần Tư do làm bằng đồng đã được đặt tại gần đuờng hầm Alma. Sau khi tai nạn xe hơi thảm khốc đã kết thúc cuộc đời của công chúa Diana, Anh quốc vào ngày 31 tháng Tám, năm 1997 tại đường hầm cầu này, đài ngọn đuốc Tự-do đã được rất nhiều người mang hoa, lưu niệm đặt vào và được coi như một nơi tưởng niệm công chúa Diana. Nơi này sau đó đã được bao quanh với dây xích để ngăn cản sự biến đổi nơi này thành đài tưởng niệm khác với ý nghĩa nguyên thủy.
Ngọn lửa Tự-do ở công trường Alma
Cầu Sully.
Cầu Sully nối tả ngạn sông Seine ở mỏm phía đông của Đảo St Louis. Trước khi có cây cầu hiện nay xây vào năm 1876, thì đảo St Louis được nối với thành phố bằng hai cầu nhỏ (Damiette và Constantine).
Cầu Mới (Pont Neuf).
Mang tên là cầu mới nhưng ngộ thay, đây chính là cây cầu cũ nhất xây từ năm 1607 khi mà chung quanh cầu chưa có nhà cửa gì cả. Cầu này nối tả ngạn và hữu ngạn sông Seine qua mỏm phía tây của Île de la Cité, và là cây cầu nổi tiếng nhất cùng với cầu Alexander III đẹp nhất.
Cầu Sully Cầu Mới (Pont Neuf)
Cầu Mới chụp trên cầu (Tượng Henry III bên trái) và từ sông Seine nhìn lên cầu
Vào giữa thế kỷ 16, sông Seine chỉ có hai cây cầu bắc ngang nối liền hai bờ thành phố Paris nên cầu luôn luôn bị hư hại vì được sử dụng quá nhiều. Năm 1578 vua Henry III quyết định xây một cây cầu mới, và dự án thật sự bắt đầu vào năm 1607. Cầu được hoàn thành và vua Henry IV đặt tên cầu là Pont Neuf. Sau khi vua Henry IV qua đời, một tượng vua Henry IV cưỡi ngựa được đặt ở công trường Pont Neuf. Tượng hiện tại là tượng sao chép lại tượng nguyên thủy đã bị đốt chảy trong cuộc Cách mạng Pháp, tượng sau này được làm lại vào năm 1818.
Cầu Mới dài 232 m, rộng22 m, khi xây đây là cây cầu đầu tiên không có nhà xây gần cầu. Trên cầu lại có những vòng cung gần lề đường nên cầu là nơi có rất nhiều người tụ tập để gặp gỡ hay hội họp. Vì cầu Mới nối hai bên Paris với Île de la Cité nên nó gồm hai phần với tất cả là 12 vòng cung gầm cầu.
Nằm về phía tây Pont Neuf là cầu đi bộ Passerelle des Arts. Đây là chiếc cầu nhỏ có sàn làm bằng gỗ, từ Louvre qua sông Seine dẫn đến Institut de France.
Passerelle de Solférino. cầu này là một cầu đi bộ dài 106 m nối liền Viện bảo tàng Louvre với Viện bảo tàng Orsay qua Jardin des Tuileries và sông Seine.
Passerelle des Art Passerelle Solférino.
Cầu Royal .
Cầu Royal nối liền cánh tòa Flore của Viện Bảo Tàng Lourvre bên hữu ngạn với bên tả ngạn sông Seine gần đường phố Bac. Cầu bằng đá có năm vòng cung. Đây là cây cầu cổ thứ ba sau pont Neuf và pont Marie.
Cầu Mirabeau
Đây là một cây cầu thép có cấu trúc khung vòm, nằm giữa quận 15 và quận 16, Paris, Ile de France do Jean Resal vẽ kiểu. Cầu có ba vòm, dài 173 mét, rộng 20 mét (đường xe đi rộng 12 m, vỉa hè hai bên mỗi bên rộng 4 m) được xây cất vào năm 1893 và hoàn thành năm1896. Vì cầu làm bằng thép nên vòm giữa đã nâng cao được gần 100m, một điều mà cầu đá không thể thực hiện được. Tổng thống Felix Faure khánh thành cầu ngày 11 tháng 4, năm 1897.
Cầu có hai cột trụ lớn đặt sâu xuống lòng sông, ở thành lan can trên cầu nhìn xuống hai bên trụ này thì thấy có 4 tượng của Jean Antoine Injalbert như đứng ở mũi thuyền, mang tên "The City of Paris", "Abundance","Navigation", và "Commerce". Tượng mang tên "City of Paris" và "Abundance" quay mặt ra sông Seine, hai tượng mang tên "Navigation" và "Commerce" quay mặt vào cầu.
Nói đến cây cầu Mirabeau, và những quán café của Paris, không thể nào không nhắc đến bài thơ nổi tiếng của Apollinaire : “Cây cầu Mirabeau”.
Cầu Mirabeau
Dưới cầu Mirabeau dòng sông Seine nước chảy
Như tình chúng mình
Có cần phải tự nhắc rằng
Niềm vui nào có cũng sau buồn phiền đớn đau
Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây
Hãy nắm tay nhau và giữ mặt đối nhau đây
Trong cùng lúc này
Dưới cầu tay chúng mình là
Làn sóng mệt mỏi của ánh mắt nhìn thiên thu
Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây
Tình qua đi chẳng khác chi giòng nước chảy miết
Tình yêu qua đi
Sao cuộc đời trôi chậm thế
Và Hy-vọng sao mà lại mãnh liệt quá thay
Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây
Hàng ngày trôi qua và hàng tuần cũng trôi qua
Chẳng thời quá khứ
Chẳng kỷ niệm tình trở lại
Dưới cầu Mirabeau dòng sông Seine nước chảy
Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm
Ngày cứ trôi mình tôi còn đây
Sóng Việt phỏng dịch
12 December 2009
Bài viết về bài thơ “Cầu Mirabeau” do Sóng Việt viết có thể đọc tại link:
http://chimviet.free.fr/truyenky/songviet/svdgn064_Paris_Mirabeau.htm
hay:
http://jsongviet.blogspot.com/2010/01/cau-mirabeau-paris-francesong-viet.html
Ngoài những cây cầu Paris được nhắc đến ở trên, Paris còn nhiều cầu khác, mỗi cầu đều có sự tích và lịch sử đi kèm. Thăm viếng Paris, đi bộ trên những cây cầu nổi tiếng, nhìn giòng sông Seine nước chảy lững lờ, thả tâm tư vào quá khứ của kinh thành, hay hòa nhập hồn thơ vào những lãng mạn của bao văn nhân thi sĩ đã một lần hiện diện, câu hỏi “Paris có gì lạ không?” có thể được trả lời “Paris muôn đời vẫn còn lạ”.
Sóng Việt Đàm Giang
May 11, 2011
Paris: Place de L'Opera
Paris: Place de l’Opera
Sóng Việt
Opera Garnier
Nhà Hát Lớn Garnier sang trọng do Charles Garnier vẽ kiểu xây cất cho Hoàng đế Napoleon III. Tòa nhà này là một biểu tượng quan trọng của Đệ Nhị Đế Quốc trong thế kỷ 19. Tòa nhà đuợc khởi sự xây cất vào năm 1862, nhưng phải 13 năm sau mới hoàn tất vào năm 1875 một phần vì lý do người ta tìm thấy một luồng nước ngầm/hồ nước ngầm trong lòng đất nơi tính xây cất. Cái hồ nhỏ này hiện nay vẫn còn dưới nhà nhà hát. Kịch bản nổi tiếng “Phantom of the Opera” của Gaston Leroux có nhân vật chính Phantom ẩn náu tại hồ này.
The Phantom of the Opera của Leroux.
Vào năm 1896, 21 năm sau khi nhà hát lớn Opera được mở cửa, thì có một tai nạn làm một nhân viên chết do một trong những dụng cụ làm quân bình sức nặng của chiếc đèn bách đăng treo khổng lồ rơi xuống. Tai nạn này và những tin tức liên quan đến nhà hát Garnier như hồ nước ngầm, hầm trữ đồ ăn và rượu, công thêm những yếu tố nói về nhà hát lớn đã làm Gaston Leroux có hứng viết nên cuốn bản thảo nổi tiếng “The Phantom of the Opera” đăng trên tờ Gaulois từ tháng 9, 1909 đến tháng 1 năm 1910. Cuốn sách “Le Fantôme de l’Opéra” ra đời sau đó, và sau này có rất nhiều kịch bản ra đời phỏng theo cốt chuyện của Leroux. Nổi tiếng từ năm 1986 cho đến hiện tại là tác phẩm ca hát kịch nghệ Broadway của Andrew Lloyd Webber “The Phantom of the Opera” đã được lưu diễn khắp nơi, và phá kỷ lục được trình diễn của kịch bản ca hát “Cats” vào tháng Giêng năm 2006 và đã được mang vào phim ảnh rất nhiều cuộn phim khác nhau.
Tòa nhà Opera Garnier từ trước cho đến năm 1989 đã được dùng để trình diễn những kịch bản và những kịch múa cổ điển. Sau năm 1989 thì nhạc kịch đã đuợc mang sang nhà Opéra de Paris Bastille, và hiện nay Opera Garnier chỉ cho trình diễn múa cổ điển. Và hiện nay, Opéra Garnier cũng đã đuợc chính thức đổi tên thành Palais Opéra.
Tòa nhà chứa khoảng 1,600 chỗ ngồi nhưng đuợc coi như là một trong những nhà trình diễn lớn nhất thế giới vì sự lớn mênh mông của tòa nhà (dài 172m, rộng 152m, cao hơn 73m. Mặt tiền trang hoàng với đá cẩm thạch, cột trụ, trụ ngạch (friezes), điêu khắc, và hai tượng lớn mạ vàng trên nóc nhà. Trong nhà thì vô cùng lộng lẫy và mầu sắc rất tươi. Trong đại khán đường có cây đèn bách đăng treo khổng lồ nặng sáu tấn. Sân khấu phía sau khán đường cao 60m, và có thể chứa được 450 nghệ sĩ. Trần nhà rất rộng được họa sĩ Marc Chagall vẽ lại vào năm 1964. Tấm trần nhà của Opera Garnier vẽ phủ lên tác phẩm nguyên thủy của Jules-Eugène Lenepveu. Phản ảnh màu sắc lộng lẫy thân thiết của Charles Garnier, Chagall đã vẽ những cảnh miêu tả sự sống động rất uyển chuyển và trong sáng để phản ảnh mầu sắc lộng lẫy đỏ và vàng của toàn nhà hát lớn
Tòa Opera de Paris Garnier tọa lạc ở Công trường Opéra trong Quận chín, ngay phía bắc của quận hai.
Mặt tiền Opera Garnier Tượng Charles Garnier
Mô hình tòa nhà Garnier đã được rập theo để xây tự tại một số quốc gia trên thế giới, thí dụ như tại USA có tòa nhà Thomas Jefferson của Library of Congress tại Washington, D.C, tại Việt Nam có nhà hát lớn ở Hà Nội là một bản sao lại với kích thước nhỏ hơn của Opera Garnier được xây dựng trong thời kỳ Pháp đô hộ.
Nhà hát Lớn Hà Nội là một nhà hát của Hà Nội, Việt Nam, tọa lạc trên Quảng trường Cách mạng tháng Tám, ở ngã 6 của đường Tràng Tiền, Phan Chu Trinh và Lý Thái Tổ-Lê Thánh Tông gần hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Nhà hát này là một phiên bản nhỏ hơn của Opéra Garnier ở Paris và được chính quyên Pháp cho xây dựng từ 1901 đến 1911. Chiều dài Nhà hát mặt ngoài là 87m, rộng trung bình 30m, diện tích 26.000m2, điểm cao nhất là 24m. Mặt trước của Nhà hát rất bề thế khang trang, có nhiều bậc trông ra quảng trường phía trước.
Bên trong Nhà hát có sân khấu rộng và một phòng khán giả chính có diện tích 24x24m, chứa được 870 chỗ ngồi, tầng giữa có nhiều phòng nhỏ giành cho khán giả có vé riêng. So với dân số Hà Nội năm 1945 khoảng 20 vạn dân, thì quy mô kiến trúc Nhà hát thời điểm ấy là rất lớn.
Nhà hát Lớn đuợc mở cửa vào năm 1911. Trong thời gian đầu, Nhà hát được dành cho những gánh hát từ phương Tây hằng năm sang diễn cho giới chức quan quyền Pháp xem. Những người thượng lưu Việt Nam cũng được tham dự, song muốn vào Nhà hát phải mặc lễ phục và trả giá vé đắt.
Hiện tại, nhà hát Lớn Hà nội là một trong các trung tâm văn hóa của thủ đô Hà Nội, nơi diễn ra thường xuyên các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc, hòa nhạc, giao lưu... (Hình nhà Hát lớn Hà nội và tài liệu truy cập ngày 11 tháng 5, 2011, từ wikipedia)
Nhà hát Lớn Hà Nội đầu thế kỷ XX, Nhà hát lớn Hà-nội
nhìn từ phố Paul Bert (phố Tràng Tiền)
Sóng Việt Đàm Giang
Photo Sóng Việt
11 May 2011
Paris:Quán Café
Thăm viếng Paris, Pháp
Café Paris
Sóng Việt
Paris với từng vùng chia thành những quận (Q) đặt tên theo thứ sự số , cấu trúc xoắn hình chôn ốc, bắt đầu từ quận 1 và quận 2 (Q1+2) là vùng Opéra đến Les Halles, quận 3 và 4 gồm vùng Marais và bên phía đông của Q 1+2. Q 1,2,3 4 nằm hữu ngạn (bên phải/phía bắc) sông Seine. Quận 5 vùng Latin Quarter, quận 6 vùng St-Germain-des-Prés và Odeon, quận 7 là vùng phiá tây của trung tâm. Q 5,6,7 nằm tả ngạn (bên trái/ phía nam) của sông Seine, rồi quận 8 vùng Champs-Elysées, rối quận 9 là vùng Montmartre và Pigalle, rối cứ thế tiếp tục vòng xoắn đến quận 10, 11, v.v….
Những hình ảnh du lịch không nhất thiết chỉ giới hạn trong phạm vi một vùng mà liên tục với nhau vì di tích lịch sử nối liền từ Quận này sang Quận khác.
Quận 1 và Quận 2 có Nhà thờ Madeleine, Les Halles, Vườn Tuileries, có nhiều Bảo tàng Viện nổi tiếng như Louvre, Orangerie, Art Decoratifs, có Place de La Concorde, Place Vendôme, Palais Royal, có Jeu de Paume, có phố nổi tiếng Rivoli, có đại lộ Haussmann, có quán Café de la Paix, Café de la Ville, có đại thương xá Galeries Lafayette, Printemps, có Palais Garnier, và nhiều nữa.
Quận 3 có Trung tâm Pompidou
Quận 5 là Latin Quarter, có đại học Paris, có đại học Sorbonne, có Clony, có Pantheon, có nhà thờ St Severin, có công trường St Mitchel,và nhiều nữa.
Quận 6 có nhà thờ St Germain-des-Prés, St Sulpice, có những quán café nổi tiếng, trường Beaux Arts, có vườn Luxembourg, có Musée d’ Orsay, và nhiều nữa.
Quận 7 có Ecole Militaire, Hotel des Invalides, Assemblée Nationale, Bảo tàng Rodin, có Champs De Mars, Eiffel Tower
Quận 8 có Arc de Triomphe, đại lộ Champs Elysées, Petit Palais, Grand Palais, điện Chaillot, v.v…
Quận 9 có Sacré Ceur Basilica, có Montmartre, có Moulin Rouge, có Pigalle, v.v…
Café Paris.
Trước khi nói đến những quán café nổi tiếng của quận 6, phải nói đến nhà thờ St Germain.
Nhà thờ Saitn Germain
Khu phố cổ Saint-Germain-des-Prés ở bên trái sông Seine, đã có từ thế kỷ thứ 9, với tu viện cao cấp dòng thánh Benoit nổi tiếng nhất của Pháp, nay là nơi có rất nhiều quán cà phê văn học, tiệm sách và các nhà trưng bày nghệ thuật. Ở giữa tu viện là nhà thờ Saint Germain.
Đây là nhà thờ kiến trúc La mã và cổ nhất Paris. Nhà thờ Saint-Germain-des-Prés, nằm trên đường Saint Germain, đã được xây cất vào thế kỷ thứ XI trên nền tảng của một điện thờ đã được dựng lên vào năm 542. Nhà thờ được đặt tên theo vị giám mục Saint Germain (chết năm 576), và sau khi được đổi tên hai lần thì vì được xây dựng giữa một đồng cỏ nên được mang tên là Nhà Thờ Saint–Germain-des-Prés. Sau khi bị tàn phá bởi chiến tranh, vào năm 1000, nhà thờ được tái xây dựng theo kiểu La mã.Tháp chuông nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ XI là tháp chuông cổ nhất của thành phố Paris. Cuối thế kỷ 18, tu viện được biến thành nhà tù và nhà thờ trở thành nhà kho.
Qua thế kỷ 19, tu viện được trả lại làm nơi thờ phụng. Nhà thờ được trùng tu với công lao chính của Victor Hugo đã cổ động mọi giới công tư chức đóng góp nhân lực và phí tổn.
Trong nhà thờ có mộ của René Descarte, nhà tư tưởng, nhà toán học và ông tổ của nền triết học hiện đại. Ngoài mộ Descarte, còn có mộ của Jean-Casimir, vua của Ba Lan, thoái vị năm 1668 để trở thành tu viện trưởng của Nhà Thờ Saint-Germain-des-Prés vào năm 1669.
Quán Café Paris
Ngay đối diện với ngôi nhà thờ là tiệm cà phê nổi tiếng Café de Flore và Les Deux-Magots.
Quán Café de Flore, 172 đại lộ Saint Germain đã đuợc mở cửa từ năm 1887. Vào khoảng năm 1913, Guillaume Apollinaire và André Salmon đầu tư vào quán café này và biến tầng một thành toà soạn cho tờ Tạp chí Les Soirées de Paris. Năm 1939, Paul Boubal mua lại và những năm sau đó Breton, J.P. Sartre, Simone de Beauvoir, Jacques Prévert, Salvador Dali thường hiện diện ở quán này, có người tới hàng ngày và viết thơ văn tại đó.
Ngoài Café de Flore, còn Café de Deux-Magots tại 9 Place St Germain-des-Prés.Verlaine, Rimbaud, Gide, Picasso, Hemingway, Saint-Exupéry, Oscar Wilde, André Bréton và nhiều nữa thường có mặt tại địa điểm này. Café Les Deux Magots cũng là nơi Picasso gặp gỡ và làm quen Dora Maar vào mùa đông năm 1935, khởi đầu cho một cuộc tình với nhiều tác phẩm Picasso vẽ Dora Maar với chân dung hai khuôn mặt trong nhiều bức họa. Năm 1983, quán café lại đổi chủ một lần nữa nhưng quán vẫn tiếp tục là điểm hẹn của những tên tuổi lớn, đặc biệt là giới văn nhân, điện ảnh của khắp thế giới.
Vì những địa điểm như quán café, hay hộp đêm ở những con đuờng nhỏ bao quanh đại lộ Saint Germain có nhiều văn, sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ tụ họp mà Saint Germain des Prés đuợc xem như là biểu tượng cho đời sống trí thức của Paris.
Lịch sử quán Café de Flore
Vào năm 1913, Apollinaire đầu tư vào quán. Cùng với Salmon, họ biến tầng thứ nhất thành văn phòng làm báo Les Soirées de Paris. Chiến tranh không thay đổi quán bao nhiêu, Apollinaire vẫn dung nơi đây làm văn phòng. Vào một ngày Xuân năm 1917, ông giới thiệu Philippe Soupault với André Breton, và qua một thời gian ngắn, họ đã phát triển phong trào dada (Dadaist movement) và siêu thực (surrealism) rộng rãi hơn.
Dada là một trào lưu văn hoá bắt nguồn từ Zurich, Thuỵ sĩ,trong Đệ Nhất thế chiến (WW I) và lên tột đỉnh trong khoảng 1916-1922. Trào lưu dada trước tiên liên quan đến visual arts, văn , chương (thơ, lý thuyết về thơ,v.v..), kịch nghệ, graphic design, và chính trị phản đối chiến tranh qua nghệ thuật tranh ảnh, dada cũng chống lại trưởng giả. Dada sau đó có ảnh hưởng đến những trào lưu kế tiếp, đáng kể nhất phải nói đến siêu thực, Tân hiện thực, pop art. Apollinaire chết vào năm 1918.
Thời kỳ 1930-1939
Trong thời kỳ kế tiếp những nhà trí thức, họa sĩ, nhà xuất bản, nhà làm phim ảnh thường dùng nơi này làm chỗ gặp gỡ. Ngay cả chính trị gia như Trotsky hay Chou En Lai cũng đã có mặt tại nơi này. Nếu nói về nhóm thi sĩ, nhạc sĩ thì phải kể nhóm của Jacques Prévert.
Thời kỳ 1939-1945
Năm 1939, Paul Boubal mua lại Café de Flore.
Đây là thời gian của Jean Paul Sartre và Simone de Beauvoir. Họ gặp nhau thường trực ở đó, và theo Sartre thì trong bốn năm đóng đô tại quán café, họ không hề gặp người Đức nào và Sartre gọi nơi này là con đường Tự do dẫn đến con đường Hòa bình. Sartre là cha đẻ của chủ nghĩa hiện sinh (existentialism).
Thời kỳ này, quán giống như một câu lạc bộ của Anh, với khách hàng quen thuộc ngồi tụ từng nhóm cả chục người. Họ có thể thuộc nhóm khác nhau như nhóm Prévert, nhóm Paul Sartre, nhóm thân cộng sản, nhưng không làm phiền nhau. Nữ tài tử Pháp Simone Signoret cho biết trong cuốn hồi ký, bà được sinh ra vào một buổi tối tháng Ba năm 1941, trên một tấm ghế ngồi tại quán Café de Flore.
Thời kỳ sau chiến tranh
Sau chiến tranh nơi đây có nhiều khuôn mặt thuộc phái hiện thực.
Thời kỳ những năm 1960s, coi như nổi bật nhất là những năm của phái làm phim ảnh Christian Vadim, Jane Fonda, Jane Seberg, Roman Polansky, Marcel Carné. Brigitte Bardot, Alain Delon, Losey, Belmondo, vv… Cũng là nơi tụ họp của những nhà vẽ kiểu quấn áo như Yves Saint-Laurent and Pierre Bergé, Rochas, Gunnar Larsen, Givenchy, Lagerfeld, Paco rabanne, Guy Laroche , vv…
Những năm 1980s cho đến hiện tại thì quán Café de Flore vẫn là nơi gặp gỡ ưa thích của những văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ, tài tử màn ảnh, truyền hình v.v..kể cả một số chính trị gia.
Phải đến quán Café de Flore, ngồi ăn sáng, đi thăm khắp quán, nhìn thấy những hình ảnh những nhân vật nổi tiếng đã có mặt ở quán qua các thời đại mới thấy đuợc quán Café de Flore đã đi sâu vào lịch sử và văn hóa Pháp đến mức nào.
Chén cà phê tiệm Flore.
Không phải vì cà phê ngon có tiếng mà quán Flore nổi tiếng. Nó nổi tiếng vì địa điểm và thời thế đã tạo nên. Đi bộ trên đại lộ St Germain, ghé thăm nhà thờ St Germain, rồi ngồi uống café tại quán Flore, nhìn người qua lại hay đọc sách thật vô cùng thú vị. Những người hầu bàn là những người đàn ông mặc quần mầu đậm, mặc áo trắng, khoác tấm tablier dài màu trắng, mặc áo dzi-lê đen, cổ thắt nơ đen, họ rất nghề nghiệp, rất quan tâm đến khách hàng, lấy order ghi cẩn thận, và sắp chén đĩa rất gọn gàng. Họ không niềm nở hay cười nói hay làm thân với khách nhưng họ làm việc rất nghiêm túc và chu đáo. Quán Flore có bàn phía trong tiệm, có bàn phía ngoài tiệm nhưng trong dãy hành lang có kính, và có bàn lộ thiên bày ngoài lề đường.
Đại lộ Saint Germain.
Đại lộ Saint Germain đã được nam tước Haussmann tạo dựng vào thế kỷ XIX, dài 3 km, chạy xuyên qua 3 quận của Paris. từ khu phố Saint-Germain-des-Prés đến tận Quartier de L’Odéon. Một chút chi tiết hơn, đại lộ này chạy xuyên qua một phần của tả ngạn (phía trái) sông Seine, nằm gần sông Seine và nối liền Pont de La Concorde với Pont de Sully.
Bên kia đuờng từ Café de Flore và Les Deux Magots là quán Brasserie Lip, nơi mà nhà văn Hemingway đã viết cuốn tiểu thuyết “A Farewell to Arms”.
Nói đến quán cà phê của Paris thì nhiều vô cùng, có sách ước lượng cỡ 12,000 tiệm.
Quán Café Le Procope. Quán Procope do Francesco Procopio mở vào năm 1686 ở trên đường L’Ancienne-Comedie. Có thể nói đây là nhà hàng cũ nhất vẫn còn tiếp tục mở và là nơi đầu tiên của Ấu châu cho khách thưởng thức café nhập cảng từ văn hóa Hồi giáo. Vào những năm 1700s, Café Procope là điểm hẹn của Voltaire, của Rousseau, rồi một số nhà cách mạnh như Danton, Robespierre, Marat. Nay quán cà phê trở thành một tiệm ăn rất có tiếng.
Quán Café de la Paix nằm ở góc đường giữa Place de l’Opera và Blvd des Capucines.
Xin tạm ngưng ở đây.
Sóng Việt Đàm Giang
Photo Sóng Việt
May 10, 2011
Café Paris
Sóng Việt
Paris với từng vùng chia thành những quận (Q) đặt tên theo thứ sự số , cấu trúc xoắn hình chôn ốc, bắt đầu từ quận 1 và quận 2 (Q1+2) là vùng Opéra đến Les Halles, quận 3 và 4 gồm vùng Marais và bên phía đông của Q 1+2. Q 1,2,3 4 nằm hữu ngạn (bên phải/phía bắc) sông Seine. Quận 5 vùng Latin Quarter, quận 6 vùng St-Germain-des-Prés và Odeon, quận 7 là vùng phiá tây của trung tâm. Q 5,6,7 nằm tả ngạn (bên trái/ phía nam) của sông Seine, rồi quận 8 vùng Champs-Elysées, rối quận 9 là vùng Montmartre và Pigalle, rối cứ thế tiếp tục vòng xoắn đến quận 10, 11, v.v….
Những hình ảnh du lịch không nhất thiết chỉ giới hạn trong phạm vi một vùng mà liên tục với nhau vì di tích lịch sử nối liền từ Quận này sang Quận khác.
Quận 1 và Quận 2 có Nhà thờ Madeleine, Les Halles, Vườn Tuileries, có nhiều Bảo tàng Viện nổi tiếng như Louvre, Orangerie, Art Decoratifs, có Place de La Concorde, Place Vendôme, Palais Royal, có Jeu de Paume, có phố nổi tiếng Rivoli, có đại lộ Haussmann, có quán Café de la Paix, Café de la Ville, có đại thương xá Galeries Lafayette, Printemps, có Palais Garnier, và nhiều nữa.
Quận 3 có Trung tâm Pompidou
Quận 5 là Latin Quarter, có đại học Paris, có đại học Sorbonne, có Clony, có Pantheon, có nhà thờ St Severin, có công trường St Mitchel,và nhiều nữa.
Quận 6 có nhà thờ St Germain-des-Prés, St Sulpice, có những quán café nổi tiếng, trường Beaux Arts, có vườn Luxembourg, có Musée d’ Orsay, và nhiều nữa.
Quận 7 có Ecole Militaire, Hotel des Invalides, Assemblée Nationale, Bảo tàng Rodin, có Champs De Mars, Eiffel Tower
Quận 8 có Arc de Triomphe, đại lộ Champs Elysées, Petit Palais, Grand Palais, điện Chaillot, v.v…
Quận 9 có Sacré Ceur Basilica, có Montmartre, có Moulin Rouge, có Pigalle, v.v…
Café Paris.
Trước khi nói đến những quán café nổi tiếng của quận 6, phải nói đến nhà thờ St Germain.
Nhà thờ Saitn Germain
Khu phố cổ Saint-Germain-des-Prés ở bên trái sông Seine, đã có từ thế kỷ thứ 9, với tu viện cao cấp dòng thánh Benoit nổi tiếng nhất của Pháp, nay là nơi có rất nhiều quán cà phê văn học, tiệm sách và các nhà trưng bày nghệ thuật. Ở giữa tu viện là nhà thờ Saint Germain.
Đây là nhà thờ kiến trúc La mã và cổ nhất Paris. Nhà thờ Saint-Germain-des-Prés, nằm trên đường Saint Germain, đã được xây cất vào thế kỷ thứ XI trên nền tảng của một điện thờ đã được dựng lên vào năm 542. Nhà thờ được đặt tên theo vị giám mục Saint Germain (chết năm 576), và sau khi được đổi tên hai lần thì vì được xây dựng giữa một đồng cỏ nên được mang tên là Nhà Thờ Saint–Germain-des-Prés. Sau khi bị tàn phá bởi chiến tranh, vào năm 1000, nhà thờ được tái xây dựng theo kiểu La mã.Tháp chuông nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ XI là tháp chuông cổ nhất của thành phố Paris. Cuối thế kỷ 18, tu viện được biến thành nhà tù và nhà thờ trở thành nhà kho.
Qua thế kỷ 19, tu viện được trả lại làm nơi thờ phụng. Nhà thờ được trùng tu với công lao chính của Victor Hugo đã cổ động mọi giới công tư chức đóng góp nhân lực và phí tổn.
Trong nhà thờ có mộ của René Descarte, nhà tư tưởng, nhà toán học và ông tổ của nền triết học hiện đại. Ngoài mộ Descarte, còn có mộ của Jean-Casimir, vua của Ba Lan, thoái vị năm 1668 để trở thành tu viện trưởng của Nhà Thờ Saint-Germain-des-Prés vào năm 1669.
Quán Café Paris
Ngay đối diện với ngôi nhà thờ là tiệm cà phê nổi tiếng Café de Flore và Les Deux-Magots.
Quán Café de Flore, 172 đại lộ Saint Germain đã đuợc mở cửa từ năm 1887. Vào khoảng năm 1913, Guillaume Apollinaire và André Salmon đầu tư vào quán café này và biến tầng một thành toà soạn cho tờ Tạp chí Les Soirées de Paris. Năm 1939, Paul Boubal mua lại và những năm sau đó Breton, J.P. Sartre, Simone de Beauvoir, Jacques Prévert, Salvador Dali thường hiện diện ở quán này, có người tới hàng ngày và viết thơ văn tại đó.
Ngoài Café de Flore, còn Café de Deux-Magots tại 9 Place St Germain-des-Prés.Verlaine, Rimbaud, Gide, Picasso, Hemingway, Saint-Exupéry, Oscar Wilde, André Bréton và nhiều nữa thường có mặt tại địa điểm này. Café Les Deux Magots cũng là nơi Picasso gặp gỡ và làm quen Dora Maar vào mùa đông năm 1935, khởi đầu cho một cuộc tình với nhiều tác phẩm Picasso vẽ Dora Maar với chân dung hai khuôn mặt trong nhiều bức họa. Năm 1983, quán café lại đổi chủ một lần nữa nhưng quán vẫn tiếp tục là điểm hẹn của những tên tuổi lớn, đặc biệt là giới văn nhân, điện ảnh của khắp thế giới.
Vì những địa điểm như quán café, hay hộp đêm ở những con đuờng nhỏ bao quanh đại lộ Saint Germain có nhiều văn, sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ tụ họp mà Saint Germain des Prés đuợc xem như là biểu tượng cho đời sống trí thức của Paris.
Lịch sử quán Café de Flore
Vào năm 1913, Apollinaire đầu tư vào quán. Cùng với Salmon, họ biến tầng thứ nhất thành văn phòng làm báo Les Soirées de Paris. Chiến tranh không thay đổi quán bao nhiêu, Apollinaire vẫn dung nơi đây làm văn phòng. Vào một ngày Xuân năm 1917, ông giới thiệu Philippe Soupault với André Breton, và qua một thời gian ngắn, họ đã phát triển phong trào dada (Dadaist movement) và siêu thực (surrealism) rộng rãi hơn.
Dada là một trào lưu văn hoá bắt nguồn từ Zurich, Thuỵ sĩ,trong Đệ Nhất thế chiến (WW I) và lên tột đỉnh trong khoảng 1916-1922. Trào lưu dada trước tiên liên quan đến visual arts, văn , chương (thơ, lý thuyết về thơ,v.v..), kịch nghệ, graphic design, và chính trị phản đối chiến tranh qua nghệ thuật tranh ảnh, dada cũng chống lại trưởng giả. Dada sau đó có ảnh hưởng đến những trào lưu kế tiếp, đáng kể nhất phải nói đến siêu thực, Tân hiện thực, pop art. Apollinaire chết vào năm 1918.
Thời kỳ 1930-1939
Trong thời kỳ kế tiếp những nhà trí thức, họa sĩ, nhà xuất bản, nhà làm phim ảnh thường dùng nơi này làm chỗ gặp gỡ. Ngay cả chính trị gia như Trotsky hay Chou En Lai cũng đã có mặt tại nơi này. Nếu nói về nhóm thi sĩ, nhạc sĩ thì phải kể nhóm của Jacques Prévert.
Thời kỳ 1939-1945
Năm 1939, Paul Boubal mua lại Café de Flore.
Đây là thời gian của Jean Paul Sartre và Simone de Beauvoir. Họ gặp nhau thường trực ở đó, và theo Sartre thì trong bốn năm đóng đô tại quán café, họ không hề gặp người Đức nào và Sartre gọi nơi này là con đường Tự do dẫn đến con đường Hòa bình. Sartre là cha đẻ của chủ nghĩa hiện sinh (existentialism).
Thời kỳ này, quán giống như một câu lạc bộ của Anh, với khách hàng quen thuộc ngồi tụ từng nhóm cả chục người. Họ có thể thuộc nhóm khác nhau như nhóm Prévert, nhóm Paul Sartre, nhóm thân cộng sản, nhưng không làm phiền nhau. Nữ tài tử Pháp Simone Signoret cho biết trong cuốn hồi ký, bà được sinh ra vào một buổi tối tháng Ba năm 1941, trên một tấm ghế ngồi tại quán Café de Flore.
Thời kỳ sau chiến tranh
Sau chiến tranh nơi đây có nhiều khuôn mặt thuộc phái hiện thực.
Thời kỳ những năm 1960s, coi như nổi bật nhất là những năm của phái làm phim ảnh Christian Vadim, Jane Fonda, Jane Seberg, Roman Polansky, Marcel Carné. Brigitte Bardot, Alain Delon, Losey, Belmondo, vv… Cũng là nơi tụ họp của những nhà vẽ kiểu quấn áo như Yves Saint-Laurent and Pierre Bergé, Rochas, Gunnar Larsen, Givenchy, Lagerfeld, Paco rabanne, Guy Laroche , vv…
Những năm 1980s cho đến hiện tại thì quán Café de Flore vẫn là nơi gặp gỡ ưa thích của những văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ, tài tử màn ảnh, truyền hình v.v..kể cả một số chính trị gia.
Phải đến quán Café de Flore, ngồi ăn sáng, đi thăm khắp quán, nhìn thấy những hình ảnh những nhân vật nổi tiếng đã có mặt ở quán qua các thời đại mới thấy đuợc quán Café de Flore đã đi sâu vào lịch sử và văn hóa Pháp đến mức nào.
Chén cà phê tiệm Flore.
Không phải vì cà phê ngon có tiếng mà quán Flore nổi tiếng. Nó nổi tiếng vì địa điểm và thời thế đã tạo nên. Đi bộ trên đại lộ St Germain, ghé thăm nhà thờ St Germain, rồi ngồi uống café tại quán Flore, nhìn người qua lại hay đọc sách thật vô cùng thú vị. Những người hầu bàn là những người đàn ông mặc quần mầu đậm, mặc áo trắng, khoác tấm tablier dài màu trắng, mặc áo dzi-lê đen, cổ thắt nơ đen, họ rất nghề nghiệp, rất quan tâm đến khách hàng, lấy order ghi cẩn thận, và sắp chén đĩa rất gọn gàng. Họ không niềm nở hay cười nói hay làm thân với khách nhưng họ làm việc rất nghiêm túc và chu đáo. Quán Flore có bàn phía trong tiệm, có bàn phía ngoài tiệm nhưng trong dãy hành lang có kính, và có bàn lộ thiên bày ngoài lề đường.
Đại lộ Saint Germain.
Đại lộ Saint Germain đã được nam tước Haussmann tạo dựng vào thế kỷ XIX, dài 3 km, chạy xuyên qua 3 quận của Paris. từ khu phố Saint-Germain-des-Prés đến tận Quartier de L’Odéon. Một chút chi tiết hơn, đại lộ này chạy xuyên qua một phần của tả ngạn (phía trái) sông Seine, nằm gần sông Seine và nối liền Pont de La Concorde với Pont de Sully.
Bên kia đuờng từ Café de Flore và Les Deux Magots là quán Brasserie Lip, nơi mà nhà văn Hemingway đã viết cuốn tiểu thuyết “A Farewell to Arms”.
Nói đến quán cà phê của Paris thì nhiều vô cùng, có sách ước lượng cỡ 12,000 tiệm.
Quán Café Le Procope. Quán Procope do Francesco Procopio mở vào năm 1686 ở trên đường L’Ancienne-Comedie. Có thể nói đây là nhà hàng cũ nhất vẫn còn tiếp tục mở và là nơi đầu tiên của Ấu châu cho khách thưởng thức café nhập cảng từ văn hóa Hồi giáo. Vào những năm 1700s, Café Procope là điểm hẹn của Voltaire, của Rousseau, rồi một số nhà cách mạnh như Danton, Robespierre, Marat. Nay quán cà phê trở thành một tiệm ăn rất có tiếng.
Quán Café de la Paix nằm ở góc đường giữa Place de l’Opera và Blvd des Capucines.
Xin tạm ngưng ở đây.
Sóng Việt Đàm Giang
Photo Sóng Việt
May 10, 2011
Paeis: Những quầy bán sách báo bên bờ sông Seine
Paris: Những Quầy Bán Sách Cũ Ven Bờ Sông Seine.
Sóng Việt
Khi có dịp đi thăm Paris, chúng ta ai ai cũng đều đi thăm nhà thờ Notre Dame và có dịp đi dọc theo hai ven bờ sông Seine. Chúng ta sẽ thấy những quầy bán sách nằm dọc theo ven đường, quay lưng vào bờ tường ven bờ sông Seine.; đó là những quầy bán sách cũ mang tên là bouquinistes của Paris.
Những quầy bán sách cũ này là một điểm dễ thương của Paris. Những quầy sách này đã xuất hiện từ giữa thế kỷ thứ 16. Một thời trong lúc đó, họ bị gán cho danh hiệu là kẻ trộm khi bày bán những tài liệu liên quan đến đạo Tin Lành khi mà trận chiến tranh Tôn giáo của những người theo Thiên Chúa Giáo khởi xướng.
Chữ bouquinistes có lẽ bắt nguồn từ chữ boeckin, có nghĩa là sách nhỏ. Ban đâu họ dùng xe cút kít (wheelbarrows) để chuyên chở sách, họ cột những hàng hóa trưng bày của họ vào bao lơn của cầu bằng dây da nhỏ. Sau cuộc Cách mạng, buôn bán trở nên đông đúc và náo nhiệt sau khi mà nhiều thư viện của quý tộc bị phá hoại và tất cả sách trong thư viện được mang ra bán tống bán tháo bên bờ sông Seine. Cho đến năm 1891, bouquinistes được cho phép lưu trữ sách tại ven bờ sông sau khi có giấy phép của chính quyền. Một đơn xin phép mở một quầy sách cũ có thể phải chờ đến 8 năm mới có cơ hội được chấp thuận.
Mỗi quầy hàng bán sách cũ được chính quyền phát cho 4 hộp có kích thước quy định, và bouquinistes chỉ phải trả tiền mướn địa điểm mảnh đá lề đường mà họ mở quầy và trữ những hộp này (giá muớn là 100 Euro một năm). Những bouquinistes này phải tự lo việc bảo trì những quầy mà chúng ta thấy giống như một dàn xe lửa đặt trên bờ lan can với màu xanh lá cây đậm. Mỗi quầy được phát cho một con số, ghi rõ ràng trên những hộp xanh này. Vào cuối ngày những toa sắt xanh này đuợc khóa kỹ lưỡng. Với tiền mướn chỗ và bảo trì quá rẻ nên giá cả sách có thể rẻ hơn trong tiệm sách trong phố.
Bouquinistes thường có nhiều sách hay, sách cổ, sách khó kiếm, mà những người có thì giờ có thể lang thang cả ngày xem không hết. Hầu hết sách hay những hàng bày bán đều có bọc bằng bao plastic trong. Bouquinistes phải theo quy luật là chỉ được có một hộp chứa và bán magnets, posters, keychains, etc… còn 3 hộp kia bắt buộc phải là sách cũ. Họ cũng phải bắt buộc mở cửa ít nhất bốn ngày một tuần.
Tại một khúc sông Seine có bến của những nhà tàu (boathouses). Người địa phương cho hay một số lớn nhà tàu trên sông Seine là của những người bán sách cũ ven bờ sông.
Sóng Việt
November 22, 2009
Sóng Việt
Khi có dịp đi thăm Paris, chúng ta ai ai cũng đều đi thăm nhà thờ Notre Dame và có dịp đi dọc theo hai ven bờ sông Seine. Chúng ta sẽ thấy những quầy bán sách nằm dọc theo ven đường, quay lưng vào bờ tường ven bờ sông Seine.; đó là những quầy bán sách cũ mang tên là bouquinistes của Paris.
Những quầy bán sách cũ này là một điểm dễ thương của Paris. Những quầy sách này đã xuất hiện từ giữa thế kỷ thứ 16. Một thời trong lúc đó, họ bị gán cho danh hiệu là kẻ trộm khi bày bán những tài liệu liên quan đến đạo Tin Lành khi mà trận chiến tranh Tôn giáo của những người theo Thiên Chúa Giáo khởi xướng.
Chữ bouquinistes có lẽ bắt nguồn từ chữ boeckin, có nghĩa là sách nhỏ. Ban đâu họ dùng xe cút kít (wheelbarrows) để chuyên chở sách, họ cột những hàng hóa trưng bày của họ vào bao lơn của cầu bằng dây da nhỏ. Sau cuộc Cách mạng, buôn bán trở nên đông đúc và náo nhiệt sau khi mà nhiều thư viện của quý tộc bị phá hoại và tất cả sách trong thư viện được mang ra bán tống bán tháo bên bờ sông Seine. Cho đến năm 1891, bouquinistes được cho phép lưu trữ sách tại ven bờ sông sau khi có giấy phép của chính quyền. Một đơn xin phép mở một quầy sách cũ có thể phải chờ đến 8 năm mới có cơ hội được chấp thuận.
Mỗi quầy hàng bán sách cũ được chính quyền phát cho 4 hộp có kích thước quy định, và bouquinistes chỉ phải trả tiền mướn địa điểm mảnh đá lề đường mà họ mở quầy và trữ những hộp này (giá muớn là 100 Euro một năm). Những bouquinistes này phải tự lo việc bảo trì những quầy mà chúng ta thấy giống như một dàn xe lửa đặt trên bờ lan can với màu xanh lá cây đậm. Mỗi quầy được phát cho một con số, ghi rõ ràng trên những hộp xanh này. Vào cuối ngày những toa sắt xanh này đuợc khóa kỹ lưỡng. Với tiền mướn chỗ và bảo trì quá rẻ nên giá cả sách có thể rẻ hơn trong tiệm sách trong phố.
Bouquinistes thường có nhiều sách hay, sách cổ, sách khó kiếm, mà những người có thì giờ có thể lang thang cả ngày xem không hết. Hầu hết sách hay những hàng bày bán đều có bọc bằng bao plastic trong. Bouquinistes phải theo quy luật là chỉ được có một hộp chứa và bán magnets, posters, keychains, etc… còn 3 hộp kia bắt buộc phải là sách cũ. Họ cũng phải bắt buộc mở cửa ít nhất bốn ngày một tuần.
Tại một khúc sông Seine có bến của những nhà tàu (boathouses). Người địa phương cho hay một số lớn nhà tàu trên sông Seine là của những người bán sách cũ ven bờ sông.
Sóng Việt
November 22, 2009
Tuesday, July 19, 2011
Thăm Paris
Thăm Paris
Nàng Thơ (Muse) hứng thú viết
Kể chuyện thăm Paris
Cùng đôi lời dặn dò
Người Paris có đọc
Đừng cười khách lãng du
Mười lăm năm Paris
Quận mười ba cổ tích
Tôi thuôc lòng con đuờng
Hết đi rồi đi lại về
Đường metro ngun ngút
Tất bật chạy lên xuống
Làm việc mệt không nghỉ
Nào thấy đâu Paris!
Ba mươi năm ngoại ô
Cũng vẫng chạy metro
Không thấy mặt trời mọc
Hoàng hôn cũng ngủ yên
Đọc Paris Thơ viết
Những nơi đã đi thăm
Những chiếc cầu đáng yêu
Những dinh thư đồ sộ
Những bảo tàng huy hoàng
Bâng khuâng tôi tự hỏi
Bốn mươi lăm năm trôi
Sao chưa thấy Paris?
Paris có gì lạ?
Còn Áo lụa Hà đông?
Ngô Thụy Miên, Nguyên Sa
Còn đa tình lãng mạn
Ga Lyon ra sao?
Đèn vàng còn hay không?
Tôi có biết chi đâu
Thôi dành cho nàng Thơ
Thăm thành phố lần nữa
Tạt Latin Quartier
Quán café Sorbonne
Khu đại học thân xưa
Cho kỷ niệm trở về
19 Juillet 2011
Esvizi
Nàng Thơ (Muse) hứng thú viết
Kể chuyện thăm Paris
Cùng đôi lời dặn dò
Người Paris có đọc
Đừng cười khách lãng du
Mười lăm năm Paris
Quận mười ba cổ tích
Tôi thuôc lòng con đuờng
Hết đi rồi đi lại về
Đường metro ngun ngút
Tất bật chạy lên xuống
Làm việc mệt không nghỉ
Nào thấy đâu Paris!
Ba mươi năm ngoại ô
Cũng vẫng chạy metro
Không thấy mặt trời mọc
Hoàng hôn cũng ngủ yên
Đọc Paris Thơ viết
Những nơi đã đi thăm
Những chiếc cầu đáng yêu
Những dinh thư đồ sộ
Những bảo tàng huy hoàng
Bâng khuâng tôi tự hỏi
Bốn mươi lăm năm trôi
Sao chưa thấy Paris?
Paris có gì lạ?
Còn Áo lụa Hà đông?
Ngô Thụy Miên, Nguyên Sa
Còn đa tình lãng mạn
Ga Lyon ra sao?
Đèn vàng còn hay không?
Tôi có biết chi đâu
Thôi dành cho nàng Thơ
Thăm thành phố lần nữa
Tạt Latin Quartier
Quán café Sorbonne
Khu đại học thân xưa
Cho kỷ niệm trở về
19 Juillet 2011
Esvizi
Tuesday, July 12, 2011
Ngày 12 Tháng 7
Biểu tượng Google ngày hôm nay 12/7/2011
Ngày 12/7 năm nay là kỷ niệm tròn 450 năm hoàn tất Nhà thờ thánh Basil ở Moscow, Nga quốc,
Năm 1555, để kỷ niệm chiến thắng quân Mông Cổ, Ivan IV, vị Sa hoàng (Tsar) đầu tiên của Nga đã ra lệnh cho kiến trúc sư Postnik Yakovlev xây dựng một nhà thờ thật huy hoàng, tráng lệ. Nhà thờ này được xây từ năm 1555 đến năm 1561 thì hoàn thành.
Nhà thờ St. Basil's Cathedral là một công trình kiến trúc nhiều màu sắc gồm 9 ngôi tháp chóp hình củ hành trên đỉnh có một dấu thập thánh giá. Nhà thờ Thánh Basil được xây bằng gạch đỏ
Nhà thờ St.Basil tọa lạc ngay giữa lòng Thủ đô Moscow, nằm ở phía Nam của Quảng trường Đỏ và gần cung điện Kremlin. Nhà thờ với kiến trúc độc đáo này là một trong 7 kỳ quan hấp dẫn du khách nhất của nước Nga.
Hình ảnh thiết kế của tòa nhà trông giống như những ngọn lửa đang bốc thẳng lên bầu trời.
Thánh đường được mang tên đầy đủ là “Thánh đường được ban phước bởi Thánh Basil”. hay “Thánh đường được sự bảo vệ của mẹ Thiên Chúa” (Temple of Basil the Blessed; Cathedral of the Protection of Most Holy Theotokos on the Moat).
SV
Wednesday, June 29, 2011
Thơ Sóng Việt: Tuổi Đời
Tuổi Đời
Tuổi đến hôm nay chẳng thấy thừa
Cuộc đời chữ nghĩa vẫn như xưa
Hè về sách vở khó mà chán
Thu đến thi văn thật dễ ưa
Non nước hữu tình chưa thấy đủ
Trăng sao tri kỷ mấy cho vừa
Trời cho mạnh khỏe thì vui hưởng
Bỏ mặc ngoài song chuyện nắng mưa.
Sóng Việt
29 tháng 6 năm 2011
Tuổi đến hôm nay chẳng thấy thừa
Cuộc đời chữ nghĩa vẫn như xưa
Hè về sách vở khó mà chán
Thu đến thi văn thật dễ ưa
Non nước hữu tình chưa thấy đủ
Trăng sao tri kỷ mấy cho vừa
Trời cho mạnh khỏe thì vui hưởng
Bỏ mặc ngoài song chuyện nắng mưa.
Sóng Việt
29 tháng 6 năm 2011
Saturday, June 25, 2011
Người Trung Hoa, Người Ngô. Người Tàu
Tại sao người Việt mình gọi người Trung Hoa là Tàu?
Mới đọc bài viết ngắn giải thích dưới đây đăng trên mục Tản Mạn Saigon của g8ubvn.
SV
Nếu các bạn thắc mắc tại sao dân Saigon xa xưa gọi người Trung Quốc là Tàu (vì người miền Bắc gọi người Trung Quốc là người Ngô) thì đó cũng là thắc mắc chính đáng lắm vậy.
Khi nhà Thanh xâm chiếm và thống trị tất cả Trung Quốc, một số quan chức nhà Minh không thuần phục dùng tàu vượt biển xuôi Nam. Họ xin gặp chúa Nguyễn Hiền lúc đó và xin làm dân Nam. Chúa Nguyễn đồng ý nhưng ra lệnh cho họ tiếp tục Nam tiến đánh chiếm vùng đất Saigon bây giờ và lập nên hai làng đầu tiên là Thanh Hà (Biên Hoà ngày nay) và Minh Hương (Saigon Mỹ Tho ngày nay). Khu vực Saigon vì nhiều sông rạch và thuận tiện cho tàu bè từ biển Đông đi vào nên mua bán ngày càng nhộn nhịp và thu hút ngày càng đông người Trung Quốc bất phục nhà Thanh. Đa số những người Trung Quốc tiếp tục sống trên tàu để tiện việc mua bán nên dân Saigon gọi họ là người Tàu.
Dần dần người Tàu cũng lên bờ và lấy vợ người Việt ngày càng đông nên dân Saigon goi những người Tàu lấy vợ Việt là Các Chú vì bây giờ họ cũng như là anh em với cha của mình do hôn nhân. Cho thấy dân Saigon từ thời khai hoang tạo dựng đã khoáng đạt mở rộng vòng tay đón nhận không kỳ thị phân chia. Còn tại sao lại gọi người Tàu là Chệt vì tiếng Triều Châu Chệt có nghĩa là Chú và người Saigon một cách quí trọng đã gọi Chệt thay vì Các Chú để chứng tỏ sự chấp nhận không những con người mà ngôn ngữ của người phương xa đến nữa.
Do những hoàn cảnh kinh tế và lịch sử mà các danh xưng Ba Tàu, Các Chú, và Chệt mất đi cái ý nghĩa nguyên thủy của nó. (by g8ubvn).
Mới đọc bài viết ngắn giải thích dưới đây đăng trên mục Tản Mạn Saigon của g8ubvn.
SV
Nếu các bạn thắc mắc tại sao dân Saigon xa xưa gọi người Trung Quốc là Tàu (vì người miền Bắc gọi người Trung Quốc là người Ngô) thì đó cũng là thắc mắc chính đáng lắm vậy.
Khi nhà Thanh xâm chiếm và thống trị tất cả Trung Quốc, một số quan chức nhà Minh không thuần phục dùng tàu vượt biển xuôi Nam. Họ xin gặp chúa Nguyễn Hiền lúc đó và xin làm dân Nam. Chúa Nguyễn đồng ý nhưng ra lệnh cho họ tiếp tục Nam tiến đánh chiếm vùng đất Saigon bây giờ và lập nên hai làng đầu tiên là Thanh Hà (Biên Hoà ngày nay) và Minh Hương (Saigon Mỹ Tho ngày nay). Khu vực Saigon vì nhiều sông rạch và thuận tiện cho tàu bè từ biển Đông đi vào nên mua bán ngày càng nhộn nhịp và thu hút ngày càng đông người Trung Quốc bất phục nhà Thanh. Đa số những người Trung Quốc tiếp tục sống trên tàu để tiện việc mua bán nên dân Saigon gọi họ là người Tàu.
Dần dần người Tàu cũng lên bờ và lấy vợ người Việt ngày càng đông nên dân Saigon goi những người Tàu lấy vợ Việt là Các Chú vì bây giờ họ cũng như là anh em với cha của mình do hôn nhân. Cho thấy dân Saigon từ thời khai hoang tạo dựng đã khoáng đạt mở rộng vòng tay đón nhận không kỳ thị phân chia. Còn tại sao lại gọi người Tàu là Chệt vì tiếng Triều Châu Chệt có nghĩa là Chú và người Saigon một cách quí trọng đã gọi Chệt thay vì Các Chú để chứng tỏ sự chấp nhận không những con người mà ngôn ngữ của người phương xa đến nữa.
Do những hoàn cảnh kinh tế và lịch sử mà các danh xưng Ba Tàu, Các Chú, và Chệt mất đi cái ý nghĩa nguyên thủy của nó. (by g8ubvn).
Bỏ Đi Tám
Bỏ đi Tám!
Theo tin tức nói về Saigon ngày trước thì cụm từ “Bỏ đi Tám” xuất phát từ Nam bộ trong thời Pháp thuộc. (Tản mạn Saigon, g8ubvn)
Người miền Nam hay gọi nhau trong nhà bằng thứ tự như Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu, v.v…Và người Saigon cũng đã phân chia thứ bậc các tầng lớp xã hội cho được dễ dàng ứng xử và giao thiệp.
Quyền lực cao nhất là quan Tây cầm đầu guồng máy, thì người dân không có dịp tiếp xúc trực tiếp nên không kể thứ hạng.
Tiếp đến là những người làm việc với chính quyền bảo hộ như thầy Thông, thấy Phán, thầy Ký nên được người dân Nam bộ gọi là thầy Hai.
Vị trí thứ ba thuộc về người Trung hoa vì họ là những người hầu như nắm trọn guồng máy kinh tế của Saigon. Họ làm chủ vựa hoặc các chành dọc kinh Bến Nghé của Saigon năm xưa. Họ là những người thuê muớn nhân công làm việc cho họ. Từ thuở mới thành lập hai tỉnh Biên Hòa và Saigon-MyTho, người Trung Quốc thường sống trên tàu, nên họ được mệnh danh là chú Ba Tàu.
Anh Tư đao búa để chỉ những nhóm người đã chiếm đóng hùng cứ một khu vực nào đó và sẵn sang dùng đao búa để bảo vệ hay chiếm đoạt lãnh thổ của nhóm kém vế hơn.
Thứ năm là nhóm Cá Đá Lăn Dưa. Đây là nhóm phá rối người buôn bán để ăn cắp của họ như đi ngang đá cá văng ra khỏi sạp để cho đứa khác chụp, hay lăn cho dưa đổ để cho đứa khác ôm chạy.
Thứ Sáu là anh Sáu Mã Tà hay Sáu Lèo là những người giữ trật tự khi những người tứ xứ đổ về Saigon kiếm sống bàn hàng rong đủ loại xâm chiếm đuờng phố, bán buôn đủ thứ.
Anh Bảy Chà-Và là tên đặt cho những người Ấn độ hoặc là giầu có buôn bán cho vay với giá cắt cổ, hay là những người gác cửa cho cơ sở kinh doanh như nhà băng hay dinh thư lớn.
Và thứ Tám là những người tá điền nghèo đổ về Saigon làm nghề khuân vác hay kéo xe. Họ cũng có thể là những người đàn bà nghèo làm công việc ở đợ cho những gia đình giầu có. Cụm từ “Bỏ đi Tám” ám chỉ họ chẳng làm được chi khác đâu, đừng hy vọng nữa.
Và sau cùng là những người quá nghèo chỉ biết đánh đổi cái vốn sẵn có để sinh tồn, họ là những chị Chín (xóm) Bình Khang.
(viết theo Tản mạn Saigon của g8ubvn)
Sóng Việt
Theo tin tức nói về Saigon ngày trước thì cụm từ “Bỏ đi Tám” xuất phát từ Nam bộ trong thời Pháp thuộc. (Tản mạn Saigon, g8ubvn)
Người miền Nam hay gọi nhau trong nhà bằng thứ tự như Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu, v.v…Và người Saigon cũng đã phân chia thứ bậc các tầng lớp xã hội cho được dễ dàng ứng xử và giao thiệp.
Quyền lực cao nhất là quan Tây cầm đầu guồng máy, thì người dân không có dịp tiếp xúc trực tiếp nên không kể thứ hạng.
Tiếp đến là những người làm việc với chính quyền bảo hộ như thầy Thông, thấy Phán, thầy Ký nên được người dân Nam bộ gọi là thầy Hai.
Vị trí thứ ba thuộc về người Trung hoa vì họ là những người hầu như nắm trọn guồng máy kinh tế của Saigon. Họ làm chủ vựa hoặc các chành dọc kinh Bến Nghé của Saigon năm xưa. Họ là những người thuê muớn nhân công làm việc cho họ. Từ thuở mới thành lập hai tỉnh Biên Hòa và Saigon-MyTho, người Trung Quốc thường sống trên tàu, nên họ được mệnh danh là chú Ba Tàu.
Anh Tư đao búa để chỉ những nhóm người đã chiếm đóng hùng cứ một khu vực nào đó và sẵn sang dùng đao búa để bảo vệ hay chiếm đoạt lãnh thổ của nhóm kém vế hơn.
Thứ năm là nhóm Cá Đá Lăn Dưa. Đây là nhóm phá rối người buôn bán để ăn cắp của họ như đi ngang đá cá văng ra khỏi sạp để cho đứa khác chụp, hay lăn cho dưa đổ để cho đứa khác ôm chạy.
Thứ Sáu là anh Sáu Mã Tà hay Sáu Lèo là những người giữ trật tự khi những người tứ xứ đổ về Saigon kiếm sống bàn hàng rong đủ loại xâm chiếm đuờng phố, bán buôn đủ thứ.
Anh Bảy Chà-Và là tên đặt cho những người Ấn độ hoặc là giầu có buôn bán cho vay với giá cắt cổ, hay là những người gác cửa cho cơ sở kinh doanh như nhà băng hay dinh thư lớn.
Và thứ Tám là những người tá điền nghèo đổ về Saigon làm nghề khuân vác hay kéo xe. Họ cũng có thể là những người đàn bà nghèo làm công việc ở đợ cho những gia đình giầu có. Cụm từ “Bỏ đi Tám” ám chỉ họ chẳng làm được chi khác đâu, đừng hy vọng nữa.
Và sau cùng là những người quá nghèo chỉ biết đánh đổi cái vốn sẵn có để sinh tồn, họ là những chị Chín (xóm) Bình Khang.
(viết theo Tản mạn Saigon của g8ubvn)
Sóng Việt
Hãy Bỏ Đi. Frank Kafka. Sóng Việt
Hãy Bỏ Đi!
Give It Up. Frank Kafka
(Gibs Auf_Frank Kafka)
Sóng Việt
Hắn đấy. Hắn dậy sớm, hắn biết là hắn có dư thì giờ để sửa soạn cho một cuộc hành trình tiếp nối. Làm cái nghề như hắn, cứ di chuyển liên miên, một hai ngày là một cuộc hành trình, thời giờ với hắn trở nên vô nghĩa, nơi chốn là những nơi không còn tên sau khi hắn đi qua, những con phố chỉ là những cái tên không hồn để dẫn dắt hắn đến nơi cần đến. Những con đường hắn đi qua lặng ngắt, chẳng thấy rác rưởi như chứng tích của nhân loài hiện hữu, không có dấu vết sinh hoạt của người, ngay cả thú vật, chim chóc cũng không hiện diện. Thành phố chán, chán quá, chán như tâm hồn một kẻ chán ngán mọi thứ. Cái tòa tháp cao có cái đồng hồ, nó là toà tháp nhà thờ hay nó là tòa tháp của đô thành, hay tòa tháp của nhà ga xe điện? Nó ở đâu hiện ra ấy nhỉ, nó mới đây mà, lại biến đằng nào mất rồi. Từ nhỏ đến bây giờ hắn đã theo bố mẹ, gia đình thay đổi chỗ ở bao nhiêu lần, hắn nhớ không hết, cũng chỉ quanh quẩn trong một thành phố thôi, hắn đã nhớ những con đường dẫn đến nhà hắn, cứ loanh quanh một hồi cũng tới, làm sao lạc được. Hắn tưởng mình đang ở thành phố quen thuộc, nhưng sao lạ quá, đi hoài vẫn không thấy nhà ga. Nhìn đồng hồ đeo tay, dù hắn chẳng muốn chút nào, hắn tự nhủ phải nhanh chân lên, phải tìm đường mà đi, không lang thang được nữa. Hắn lạc rồi, hắn không thể ỷ vào tên đường phố, không thể ỷ vào cái tòa tháp cao mang cái đồng hồ ngạo nghễ, bây giờ làm sao? Ah có người cảnh sát đứng tít đằng kia rồi, hắn rảo bộ và dường như chạy vội đến vì hắn thấy mình thở hổn hển, thở không ra hơi, ô hay hắn yếu đến thế sao, mới chạy qua có vài con phố mà đã mệt nhoài hay sao? Câu hỏi thoát khỏi miệng hắn hắt vào mặt người cảnh sát nghe sao lạ quá, hắn tự giận mình: chỉ là một câu hỏi đường mà hắn nói không mạch lạc, một chuỗi chữ lắp bắp, không có cái khẩn khoản cần thiết khi nhờ cậy người khác. Nó chỉ là một câu nói ú ớ, vô nghĩa, và lại có vẻ như bất cần? Người cảnh sát, một người có nhiệm vụ bảo vệ an ninh, mang trật tự lại cho xã hội, giúp đỡ kẻ hoạn nạn khi cần, nhưng sao anh ta lại không phải là người như thế? Anh ta nhếch mép tạo một nụ cười khinh mạn: “Từ tôi ư, anh muốn hỏi đường ư?” Thế này thì hỏng rồi, hắn vội đào lý do, tìm lý do, lý do nào đây, trễ giờ quá ư, không hắn có nhiều thì giờ lắm mà; lạc đuờng ư? không, hắn nghĩ là đường dễ quá mà, hắn vội chống chế là tại hắn không quen đường phố nơi đây. Hắn đã nói ra sao, cử chỉ như thế nào, thái độ có đáng ghét không mà người cảnh sát chợt như giận giữ tại sao hắn có thể ngu ngốc đến thế, cái nhà ga thì có khó chi đâu mà phải hỏi, cảnh sát này đâu có phải thứ cảnh sát quèn đó. Thôi “hãy bỏ đi, bỏ đi”. Hãy bỏ đi?! đừng tìm nữa cho mệt, chuyện nhỏ thế mà anh không làm được một mình ư? Tiếng cười khinh bạc, ngạo mạn vọng lại sau lưng người cảnh sát như đâm suốt vào đầu hắn. Hắn là con người vô tích sự, lại một lần nữa hắn lại bị coi như một kẻ vô tích sự. “Hãy bỏ đi, hãy bỏ đi”, tiếng cười ngaọ mạn nổi lên như mỗi lúc một lớn dần, lớn dần…Hắn choàng tỉnh. Ô hay đây chỉ là một giấc mơ ? Hắn nhìn đồng hồ của hắn. Hãy còn dư thì giờ mà….
**
Ồ, sao nghe quen thuộc quá, có vẻ như kafkaesque ở đây, như có cái gì đó phi lý, ảo giác, nửa tỉnh nửa mộng, là như mơ hồ có điều gì đó mang đe dọa kỳ lạ, nặng chĩu tâm tư, là như sợ hãi, là tự ti, là lạc lõng tuyệt vọng, là mặc cảm tôi lỗi vô cớ, v.v…
Nói đến kafkaesque là phải nghĩ đến nhà văn Frank Kafka, một nhà vănkhác thường đã viết nên những chuyện đã làm say mê biết bao nhiêu người và là đề tài cho biết bao nhiêu phân tích tâm lý, xã hội, triết học, chuyện phim ảnh kinh dị, quái đản, trò chơi trên máy điện tử, sách báo hoạt họa, châm biếm, khôi hài đen, v.v…
Mời đọc bản dịch của Sóng Việt cùng nguyên tác Đức ngữ cùng bản dịch Anh ngữ câu chuyện rất ngắn của Frank Kafka, đó là “Gibs auf”.
Đó là lúc rất sớm vào buổi sáng, đường phố sạch sẽ và vắng vẻ. Tôi đang trên con đường đến trạm xe hỏa. Khi so giờ cái đồng hồ đeo tay của tôi với cái toà tháp đồng hồ tôi mới nhận ra rằng tôi đã trễ nhiều hơn là tôi nghĩ, tôi phải nhanh chân lên, sửng sốt vì khám phá này làm tôi không dám chắc về con đường mình đi. Tôi chưa quen thuộc nhiều với thành phố này, may mắn thay có một người cảnh sát đứng gần đó, tôi chạy lại và hổn hển hỏi thăm hắn đường đi. Hắn cười (khỉnh) và nói “từ tôi, anh muốn hỏi thăm đường đi ư?”. “Đúng thế”, tôi nói “vì tôi không thể tự tìm thấy đường được”. “Hãy bỏ đi, hãy bỏ đi”, hắn nói, và quay phắt lưng về tôi, như một người chỉ muốn được một mình với tiếng cười lớn (ngạo mạn) của hắn.(*)
Es war sehr früh am Morgen, die Straßen rein und leer, ich ging zum Bahnhof. Als ich eine Turmuhr mit meiner Uhr verglich, sah ich, dass es schon viel später war, als ich geglaubt hatte, ich musste mich sehr beeilen, der Schrecken über diese Entdeckung ließ mich im Weg unsicher werden, ich kannte mich in dieser Stadt noch nicht sehr gut aus, glücklicherweise war ein Schutzmann in der Nähe, ich lief zu ihm und fragte ihn atemlos nach dem Weg. Er lächelte und sagte: “Von mir willst du den Weg erfahren?” “Ja”, sagte ich, “da ich ihn selbst nicht finden kann”. “ Gibs auf, gibs auf”, sagte er und wandte sich mit einem großen Schwunge ab, so wie Leute, die mit ihrem Lachen allein sein wollen. (Gibs Auf. Frank Kafka)
It was very early in the morning, the streets clean and deserted, I was on my way to the railroad station. As I compared the tower clock with my watch I realized it was already much later than I had thought, I had to hurry, the shock of this discovery made me feel uncertain of the way, I was not very well acquainted with the town yet, fortunately there was a policeman nearby, I ran to him and breathlessly asked him the way. He smiled and said: 'from me you want to learn the way?' 'Yes,' I said, 'since I cannot find it myself.' 'Give it up, give it up,' said he, and turned away with a great sweep, like someone who wants to be alone with his laughter.(Give It Up. Frank Kafka).
Sóng Việt
12 June 2011
(*) Việt ngữ có câu nói bình dân rất quen thuộc “Thôi! Bỏ đi Tám”.
Give It Up. Frank Kafka
(Gibs Auf_Frank Kafka)
Sóng Việt
Hắn đấy. Hắn dậy sớm, hắn biết là hắn có dư thì giờ để sửa soạn cho một cuộc hành trình tiếp nối. Làm cái nghề như hắn, cứ di chuyển liên miên, một hai ngày là một cuộc hành trình, thời giờ với hắn trở nên vô nghĩa, nơi chốn là những nơi không còn tên sau khi hắn đi qua, những con phố chỉ là những cái tên không hồn để dẫn dắt hắn đến nơi cần đến. Những con đường hắn đi qua lặng ngắt, chẳng thấy rác rưởi như chứng tích của nhân loài hiện hữu, không có dấu vết sinh hoạt của người, ngay cả thú vật, chim chóc cũng không hiện diện. Thành phố chán, chán quá, chán như tâm hồn một kẻ chán ngán mọi thứ. Cái tòa tháp cao có cái đồng hồ, nó là toà tháp nhà thờ hay nó là tòa tháp của đô thành, hay tòa tháp của nhà ga xe điện? Nó ở đâu hiện ra ấy nhỉ, nó mới đây mà, lại biến đằng nào mất rồi. Từ nhỏ đến bây giờ hắn đã theo bố mẹ, gia đình thay đổi chỗ ở bao nhiêu lần, hắn nhớ không hết, cũng chỉ quanh quẩn trong một thành phố thôi, hắn đã nhớ những con đường dẫn đến nhà hắn, cứ loanh quanh một hồi cũng tới, làm sao lạc được. Hắn tưởng mình đang ở thành phố quen thuộc, nhưng sao lạ quá, đi hoài vẫn không thấy nhà ga. Nhìn đồng hồ đeo tay, dù hắn chẳng muốn chút nào, hắn tự nhủ phải nhanh chân lên, phải tìm đường mà đi, không lang thang được nữa. Hắn lạc rồi, hắn không thể ỷ vào tên đường phố, không thể ỷ vào cái tòa tháp cao mang cái đồng hồ ngạo nghễ, bây giờ làm sao? Ah có người cảnh sát đứng tít đằng kia rồi, hắn rảo bộ và dường như chạy vội đến vì hắn thấy mình thở hổn hển, thở không ra hơi, ô hay hắn yếu đến thế sao, mới chạy qua có vài con phố mà đã mệt nhoài hay sao? Câu hỏi thoát khỏi miệng hắn hắt vào mặt người cảnh sát nghe sao lạ quá, hắn tự giận mình: chỉ là một câu hỏi đường mà hắn nói không mạch lạc, một chuỗi chữ lắp bắp, không có cái khẩn khoản cần thiết khi nhờ cậy người khác. Nó chỉ là một câu nói ú ớ, vô nghĩa, và lại có vẻ như bất cần? Người cảnh sát, một người có nhiệm vụ bảo vệ an ninh, mang trật tự lại cho xã hội, giúp đỡ kẻ hoạn nạn khi cần, nhưng sao anh ta lại không phải là người như thế? Anh ta nhếch mép tạo một nụ cười khinh mạn: “Từ tôi ư, anh muốn hỏi đường ư?” Thế này thì hỏng rồi, hắn vội đào lý do, tìm lý do, lý do nào đây, trễ giờ quá ư, không hắn có nhiều thì giờ lắm mà; lạc đuờng ư? không, hắn nghĩ là đường dễ quá mà, hắn vội chống chế là tại hắn không quen đường phố nơi đây. Hắn đã nói ra sao, cử chỉ như thế nào, thái độ có đáng ghét không mà người cảnh sát chợt như giận giữ tại sao hắn có thể ngu ngốc đến thế, cái nhà ga thì có khó chi đâu mà phải hỏi, cảnh sát này đâu có phải thứ cảnh sát quèn đó. Thôi “hãy bỏ đi, bỏ đi”. Hãy bỏ đi?! đừng tìm nữa cho mệt, chuyện nhỏ thế mà anh không làm được một mình ư? Tiếng cười khinh bạc, ngạo mạn vọng lại sau lưng người cảnh sát như đâm suốt vào đầu hắn. Hắn là con người vô tích sự, lại một lần nữa hắn lại bị coi như một kẻ vô tích sự. “Hãy bỏ đi, hãy bỏ đi”, tiếng cười ngaọ mạn nổi lên như mỗi lúc một lớn dần, lớn dần…Hắn choàng tỉnh. Ô hay đây chỉ là một giấc mơ ? Hắn nhìn đồng hồ của hắn. Hãy còn dư thì giờ mà….
**
Ồ, sao nghe quen thuộc quá, có vẻ như kafkaesque ở đây, như có cái gì đó phi lý, ảo giác, nửa tỉnh nửa mộng, là như mơ hồ có điều gì đó mang đe dọa kỳ lạ, nặng chĩu tâm tư, là như sợ hãi, là tự ti, là lạc lõng tuyệt vọng, là mặc cảm tôi lỗi vô cớ, v.v…
Nói đến kafkaesque là phải nghĩ đến nhà văn Frank Kafka, một nhà vănkhác thường đã viết nên những chuyện đã làm say mê biết bao nhiêu người và là đề tài cho biết bao nhiêu phân tích tâm lý, xã hội, triết học, chuyện phim ảnh kinh dị, quái đản, trò chơi trên máy điện tử, sách báo hoạt họa, châm biếm, khôi hài đen, v.v…
Mời đọc bản dịch của Sóng Việt cùng nguyên tác Đức ngữ cùng bản dịch Anh ngữ câu chuyện rất ngắn của Frank Kafka, đó là “Gibs auf”.
Đó là lúc rất sớm vào buổi sáng, đường phố sạch sẽ và vắng vẻ. Tôi đang trên con đường đến trạm xe hỏa. Khi so giờ cái đồng hồ đeo tay của tôi với cái toà tháp đồng hồ tôi mới nhận ra rằng tôi đã trễ nhiều hơn là tôi nghĩ, tôi phải nhanh chân lên, sửng sốt vì khám phá này làm tôi không dám chắc về con đường mình đi. Tôi chưa quen thuộc nhiều với thành phố này, may mắn thay có một người cảnh sát đứng gần đó, tôi chạy lại và hổn hển hỏi thăm hắn đường đi. Hắn cười (khỉnh) và nói “từ tôi, anh muốn hỏi thăm đường đi ư?”. “Đúng thế”, tôi nói “vì tôi không thể tự tìm thấy đường được”. “Hãy bỏ đi, hãy bỏ đi”, hắn nói, và quay phắt lưng về tôi, như một người chỉ muốn được một mình với tiếng cười lớn (ngạo mạn) của hắn.(*)
Es war sehr früh am Morgen, die Straßen rein und leer, ich ging zum Bahnhof. Als ich eine Turmuhr mit meiner Uhr verglich, sah ich, dass es schon viel später war, als ich geglaubt hatte, ich musste mich sehr beeilen, der Schrecken über diese Entdeckung ließ mich im Weg unsicher werden, ich kannte mich in dieser Stadt noch nicht sehr gut aus, glücklicherweise war ein Schutzmann in der Nähe, ich lief zu ihm und fragte ihn atemlos nach dem Weg. Er lächelte und sagte: “Von mir willst du den Weg erfahren?” “Ja”, sagte ich, “da ich ihn selbst nicht finden kann”. “ Gibs auf, gibs auf”, sagte er und wandte sich mit einem großen Schwunge ab, so wie Leute, die mit ihrem Lachen allein sein wollen. (Gibs Auf. Frank Kafka)
It was very early in the morning, the streets clean and deserted, I was on my way to the railroad station. As I compared the tower clock with my watch I realized it was already much later than I had thought, I had to hurry, the shock of this discovery made me feel uncertain of the way, I was not very well acquainted with the town yet, fortunately there was a policeman nearby, I ran to him and breathlessly asked him the way. He smiled and said: 'from me you want to learn the way?' 'Yes,' I said, 'since I cannot find it myself.' 'Give it up, give it up,' said he, and turned away with a great sweep, like someone who wants to be alone with his laughter.(Give It Up. Frank Kafka).
Sóng Việt
12 June 2011
(*) Việt ngữ có câu nói bình dân rất quen thuộc “Thôi! Bỏ đi Tám”.
Tuesday, June 21, 2011
Hàm Nghi: Một Nghệ sĩ đa tài
(1)
(2)
(1) Vua Hàm Nghi (chụp năm 1935)
(2) Mộ Judith Gautier
Qua lịch sử và những ảnh đã lưu truyền, chúng ta đã biết vua Hàm Nghi là một nhà ái quốc. Mặc dù ông đã lấy cô Marcelle Laloe, con gái của ông Chánh Biện lý Laloe vào ngày 4 tháng 11 năm 1904, nhưng trong suốt 55 năm sống lưu đày từ ngày rời quê hương cho đến khi chết,ông luôn luôn để tóc búi "củ hành", đội khăn đóng, mặc áo dài đen theo đúng phong tục cổ truyền của người Việt Nam từ thế kỷ thứ 19.
Những hình ảnh đám cưới của vua Hàm Nghi có thể xem từ nguồn của es'mma.
Hơn thế nữa vua Hàm Nghi lại còn là một nghệ sĩ đa tài.
Bài viết với những tài liệu rất quý của Nguyễn Ngọc Giao đuợc truy cập từ trang diễn- đàn.org để có nhiều độc giả có thể xem/đọc đuợc.
http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/ham-nghi-nghe-si/
by Nguyễn Ngọc Giao — Cập nhật : 08/07/2008 10:35
Vua Hàm Nghi (1871-1944) sau ba năm kháng chiến, đã bị bắt và lưu đày ở Alger từ tháng giêng 1889 đến khi từ trần ngày 14.1.1944 (theo tài liệu của gia đình, năm 1944 cũng được ghi trên mộ ở Thonac). Điều ít ai biết là trong 55 năm lưu vong, ông đã trở thành một hoạ sĩ và một nhà điêu khắc. Tác phẩm của ông đã được trưng bày năm 1926 tại Paris. Dưới đây là một vài phát hiện về khía cạnh nghệ sĩ của "ông hoàng An Nam" mà chúng tôi tập hợp được trong dịp giúp đoàn quay phim của nhà điện ảnh Nguyễn Hồ tìm tư liệu về "Ba Vua".
Vừa qua, trên mạng VietNamNet, bài viết của nhà nghiên cứu người Nga N. L. Nikulin (bản dịch của Vũ Thanh, 5.5.2008,) đã hé mở cho chúng ta một nét ít được biết về Hàm Nghi : hoạ sĩ. Nội dung chủ yếu của bài viết này thực ra đã được công bố cách đây hơn 10 năm (Tạp chí Khoa học Xã hội, Năm thứ 9, Số 33, Quý III-1997, bản dịch của Phương Phương). Nhà sử học Nga đã viện dẫn T.L. Sepkina-Kupernhic. Qua một câu ngắn của nhà văn nữ (trong bút kí « Ông hoàng Li Tsong », 1902) : « Ở một chỗ khác trong nhà là cây đàn dương cầm, chiếc viôlông, những bản nhạc, giữa chúng tôi tìm thấy Glinka của chúng ta, và giá vẽ cùng với bản thảo dang dở. Trên những chiếc bàn khắp nơi là phác thảo của hoàng tử, tranh của chàng, chúng cho tôi biết rằng trong thân hình nhỏ bé như chiếc ngà voi kia ẩn giấu tâm hồn của một nghệ sĩ lớn », Nikulin đã đi tới kết luận : « Số phận đã khiến ông cũng là người sáng lập nền hội họa hiện đại Việt Nam. Vua Hàm Nghi có thể có vị trí vinh dự không chỉ trong lịch sử của cuộc đấu tranh vì tự do chống lại chủ nghĩa thực dân, mà còn cả trong lịch sử nền nghệ thuật Việt Nam. Không đâu ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, một cựu hoàng lại có được một vai trò tương tự như vậy trong lịch sử nền văn hóa của dân tộc mình. ». Ông cũng cho biết thêm : « Cũng cần biết rằng, cuộc hôn nhân của Hàm Nghi với con gái của Laloer đã cho ra đời hai người con gái. Cả hai đều là những người thành đạt và sống ở châu Âu. Chắc rằng con cháu họ vẫn còn gìn giữ những bức tranh của họa sĩ Hàm Nghi ».
Nhận định rằng Hàm Nghi là « người sáng lập nền hội hoạ hiện đại Việt Nam » tất nhiên có phần khiên cưỡng. Ít nhất vì hai lẽ : người đi đầu vào con đường hội hoạ hiện đại là hoạ sĩ Lê Văn Miến (tốt nghiệp Trường cao đẳng Mĩ thuật Paris năm 1894) mà Nikulin cũng đã nói tới trong bài ; tác phẩm hội hoạ của Hàm Nghi, theo những thông tin có được đến nay, dường như không được biết ở Việt Nam, do đó không tác động vào sự phát triển của nền hội hoạ hiện đại.
Nikulin sinh thời cũng không có thông tin đầy đủ về hậu duệ của nhà vua. Đúng là Hàm Nghi và bà vợ, Marcelle Laloë (thành hôn năm 1904, chứ không phải 1902), có hai con gái : công chúa Như Mai và công chúa Như Lý. Nhưng họ còn có một người con trai là hoàng tử Minh Đức. Công chúa Như Mai (1905-1999) là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên trúng tuyển (và đỗ đầu) vào Institut d’agronomie de Paris (Viện nông học Paris) năm 1926. Bà sống độc thân ở lâu đài Losse (tỉnh Périgord, Pháp) từ năm 1928, và chăm lo phần mộ của vua cha từ năm 1965 khi thi hài của Hàm Nghi được dời từ Alger về Pháp, cho đến khi bà tạ thế (năm 1999). Hoàng tử Minh Đức (1910-1990) lập gia đình, nhưng không có con. Công chúa Như Lý (1908-2005), lấy một nhà quý tộc Pháp, bá tước François Barthomivat de La Besse, sinh được ba người con (hai gái, một trai). Như vậy, hiện nay, ba người cháu ngoại này là hậu duệ chính thức của vua Hàm Nghi (1871-1944). Theo điều tra của chúng tôi, nhà vua còn có một người cháu nội (con gái của một người con trai không chính thức) hiện sống tại Pháp. Người này đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều thông tin, tài liệu và giúp chúng tôi đi tìm ra nhiều nguồn tư liệu mới (sẽ trình bày dưới đây). Bà không muốn « lộ diện », chúng tôi buộc phải tôn trọng ý muốn nên trong bài, sẽ gọi là Bà X., và nhân đây, xin thành thực cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và khẳng khái của bà.
Cũng phải nói rõ : những khiếm khuyết của nhà sử học Nikulin không hề làm giảm giá trị những phát hiện của ông. Nhờ ông, chúng tôi đã tìm được toàn văn nguyên tác tiếng Nga của T. L. Sepkina-Kupernhic (1). Vấn đề ông nêu ra – vai trò của Hàm Nghi trong hội hoạ – đã kích thích chúng tôi tìm hiểu thêm, đáp ứng yêu cầu của nhà điện ảnh Nguyễn Hồ đang thực hiện bộ phim tư liệu về « Ba Vua » (xem bài viết của Nguyễn Duy)
Trong khuôn khổ một bài báo nhỏ, xin trình bày vắn tắt một vài phát hiện về « Hàm Nghi – nghệ sĩ » :
• Hàm Nghi không những là một nhà hội hoạ, mà còn là một nhà điêu khắc.
• Tranh và tượng của ông đã được trưng bày lần đầu tiên – và có lẽ cũng là lần duy nhất – tại Paris năm 1926.
• Hàm Nghi có quan hệ rộng rãi và mật thiết với giới văn học và nghệ thuật Pháp.
Đúng như Nikulin đoán định, « chắc rằng con cháu (...) vẫn còn gìn giữ những bức tranh của họa sĩ Hàm Nghi ». Nhà sử học Charles Fourniau, chuyên gia về phong trào Cần Vương, người bạn chí cốt của Việt Nam, cho chúng tôi biết ông đã từng được gặp hai bà Như Mai và Như Lý, được hai bà cho xem một số tác phẩm của vua cha. Tiếc rằng khi ông đề nghị tổ chức một cuộc triển lãm thì hai bà từ khước. Cho đến nay (tháng 5-2008), con cháu của bà Như Lý (tức là hậu duệ chính thức của Hàm Nghi) vẫn giữ đúng ý nguyện của hai người đã khuất. Không những thế, họ xem những tác phẩm nghệ thuật này là sở hữu riêng tư, không muốn công bố, dù là dưới hình thức hình ảnh hay phim ảnh, cũng như họ dứt khoát gìn giữ ngôi mộ của Hàm Nghi ở nghĩa trang Thonac (2).
Tấm hình kèm đây, chụp năm 1935 khi vua Hàm Nghi 64 tuổi, là tấm hình đầu tiên được công bố, cho ta một ý niệm về tác phẩm điêu khắc của ông. Phải chăng đến khi nào hậu duệ của « ông hoàng An Nam » thay đổi ý kiến, chúng ta mới được thưởng ngoạn những sáng tác của Hàm Nghi nghệ sĩ ? Hi vọng ngày ấy sẽ không xa, và trong khi chờ đợi, còn có những tia hi vọng khác. Xin kể hai « đường dây » để chúng ta tìm manh mối :
• Trong số nhiều bạn bè văn nghệ sĩ của Hàm Nghi, có hai người bạn thân là bà Judith Gautier (1845-1917) và Suzanne Meyer-Zundel (1882-1971) (chúng tôi sẽ nói thêm ở dưới). Trong hồi ký Mười lăm năm sống bên Judith Gautier (3), Suzanne Meyer-Zundel (cũng là nghệ sĩ tạo hình) cho biết tháng 11-1926, bà đã tổ chức một cuộc triển lãm tranh và tượng của Hàm Nghi tại Galerie Mantelet (phố La Boetie, quận 8, Paris). Những tác phẩm nào đã có người mua, và hiện nay ở trong tay nhà sưu tập nào ?
• Bà X. cho biết, cách đây một phần tư thế kỷ, bà đã sang Algérie để tìm dấu tích của ông nội : lúc đó, biệt thự Gia Long ở khu El Biar (phía tây thủ đô Alger) do chính quyền Algérie quản lý, đang được trùng tu để trở thành chiêu đãi sở của nhà nước, nên những pho tượng lớn do Hàm Nghi sáng tác, đặt ở ngoài vườn, được Bộ văn hoá Algérie đưa về một viện bảo tàng. Đối chiếu bản đồ “ Villa Gia Long” ở khu El Biar thời Pháp thuộc với không ảnh trên mạng Google ngày nay, ta có thể xác định địa điểm đã trở thành trụ sở đại sứ quán Nga (số 7, Chemin du Prince d’Annam / Đường ông Hoàng An Nam). Tác phẩm điêu khắc của « ông Hoàng An Nam » đã được kiểm kê và bảo tồn như thế nào sau mấy chục năm biến thiên ? Chúng ta có quyền chờ đợi ở Bộ văn hoá và Bộ ngoại giao Việt Nam chủ động đặt vấn đề với chính quyền Algérie và mong rằng nước bạn sẽ đáp ứng lòng mong đợi của dư luận bằng một cử chỉ hữu nghị.
Cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của Hàm Nghi bắt đầu từ bao giờ và trong hoàn cảnh như thế nào ? Như ta biết nhà vua bôn ba kháng chiến từ tuổi 14. Ông bị bắt và lưu đày sang Alger khi chưa đầy 18 tuổi. Đi cùng ông là một thông ngôn (Trần Bình Thanh), một người hầu và một đầu bếp, cả ba đều do chính quyền thực dân sắp đặt. Báo cáo của viên thông ngôn gửi cho Toàn quyền Pháp tại Algérie cho biết : cuối năm 1889, đại uý de Vialar (người được toàn quyền Tirman cử tới coi sóc Hàm Nghi) trông thấy những hình vẽ của cựu hoàng, tuy không theo luật phối cảnh của hội hoạ Âu châu, nhưng rất tinh tế và sinh động, nên ngày 15.11.1889, de Vialar đưa hoạ sĩ Reynaud tới thăm Hàm Nghi và đề nghị, nếu cựu hoàng muốn, Reynaud có thể dạy hội hoạ cho ông. Hàm Nghi nhận lời ngay, cũng như đã nhận lời học tiếng Pháp, sau 10 tháng đầu từ chối (báo cáo này còn được lưu trữ tại CAOM, Aix-en-Provence, Pháp). Theo những chứng nhân (kể cả những người làm công việc chỉ điểm), Hàm Nghi đã thay đổi thái độ khi thấy cách ứng xử của viên toàn quyền và các viên chức cũng như người da trắng khác hẳn hành xử của bọn toàn quyền, công sứ, tướng tá Pháp ở Đông Dương. Chứng từ này có thể tin cậy được, vì hai lẽ. Một là, ở Alger, Hàm Nghi hoàn toàn bị cô lập, không có cách nào liên lạc với quê hương, càng không có đường dây liên lạc với phong trào Cần Vương, còn toàn quyền Pháp ở Algérie tỏ ra sáng suốt, chọn cách ứng xử khôn khéo, trọng thị và mềm mỏng. Hai là, khác với Đông Dương, một thuộc địa « khai thác », Algérie là một thuộc địa mà thực dân vừa khai thác, vừa tổ chức nhập cư. Người da trắng (Pháp và các nước ở quanh Địa Trung Hải) đến đây lập nghiệp. Một xã hội người Âu thành hình ở đây, với nhiều thành phần. Tầng lớp bên trên, viên chức, chủ đồn điền, doanh nhân... sính những gì là « quý tộc » (dù không phải là « quý tộc » châu Âu), nên mở rộng cửa đón tiếp « cựu hoàng An Nam » cũng như « cựu nữ hoàng Madagascar ». Sau một thời gian, Hàm Nghi quyết định học tiếng Pháp, học mĩ thuật, đánh kiếm, thể dục... và « hội nhập » xã hội « thượng lưu » Alger (thâm tâm ông nghĩ gì, chúng tôi sẽ đề cập ở cuối bài).
Thế là chàng thanh niên 18 tuổi say mê lao vào hội hoạ. Mỗi tuần, « thầy » Reynaud (giải nhất Roma) tới dạy hai lần, vào thứ ba và thứ sáu. Hàm Nghi « tiến bộ nhanh chóng, thấy rõ từng ngày ». Ngày nào cũng đi vẽ cả buổi, bất chấp thời tiết, đến mức bệnh sốt rét (từ núi rừng chiến khu) tái phát. Theo Wikipedia (không nói rõ xuất xứ), mười năm sau, năm 1899, Hàm Nghi sang thăm Paris, đến xem cuộc triển lãm của Paul Gauguin, tranh của ông chịu ảnh hưởng của phong cách Gauguin.
Hàm Nghi có những quan hệ rộng rãi trong giới văn học nghệ thuật Pháp vào đầu thế kỉ 20. Các cuốn tiểu sử bà Judith Gautier đều ghi rằng : nhà thơ Pierre Louys là người đã giới thiệu « ông hoàng An Nam » với nhà văn nữ vào năm 1900. J. Gautier, con gái của nhà văn Théophile Gautier, là một nhân vật nổi bật trên văn đàn thời ấy, tài sắc vẹn toàn (từng làm mê mẩn V. Hugo và R. Wagner), tác giả của khoảng 50 ấn phẩm. Bà viết tiểu thuyết, làm thơ, dịch thơ (tập thơ Đường do bà dịch được xuất bản ở tuổi 22), sáng tác kịch, nặn tượng... Bà là phụ nữ đầu tiên được bầu vào Viện hàn lâm Goncourt (trước Colette 35 năm). Học chữ Hán từ thuở nhỏ, bà say mê các nền văn hoá Á Đông và đã dịch hoặc phóng tác những tác phẩm Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Điều ít được biết, là 3 năm trước khi làm quen Hàm Nghi, bà đã sáng tác một truyện ngắn « Ông hoàng thủ cấp đỏ máu » mà chủ đề là cuộc kháng chiến Hai Bà Trưng. Truyện ngắn này đã công bố trên bán nguyệt san « La Revue de Paris » (số đề ngày 15-12-1897). Không có gì ngạc nhiên nếu trong những năm đầu thế kỉ 20, J. Gautier viết một vở kịch thơ « Những cánh cửa son đỏ » (Les portes rouges), nhiều bài thơ về « ông hoàng An Nam » và điêu khắc chân dung Hàm Nghi. Một đoạn thơ tiêu biểu, nói lên tình cảm và sự trân quý đối với nhà ái quốc nghệ sĩ :
Đất nước tan tành, giống nòi xé lẻ
Bình minh cuộc đời vấy máu
Ôi, quân vương niên thiếu lên ngôi
Rồng quằn quại dưới thềm, hấp hối.
Trong khổ đau anh sẽ lớn lên
Tên man di xâm phạm, tên phản bội khốn cùng
Cướp đi của anh đất nước giang sơn
Nhưng trước mặt anh đây, thế giới vô biên, chân trời mở rộng.
Trong cuộc gặp năm 1902, bà Sepkina-Kupernhic kể lại rằng cựu hoàng đã « thố lộ những điều mà ông đã và sẽ không nói với kẻ thù, những điều ông dồn nén trong lòng và chỉ đợi dịp trào ra (...). Ông nói ông viết bằng văn tự nước ông những tác phẩm triết học, những bình chú về Khổng giáo. Đó là mục đích cuộc đời của ông, và điều đó, ông không nói với ai cả ». Công chúa Như Mai sau này xác nhận với sử gia Fourniau rằng phụ thân bà ghi chép bằng chữ nho và cất trong một cái hòm. Tiếc thay, cái hòm ấy, một ngày kia đã bị cháy. Không ai biết ông đã ghi chép những gì trong hơn nửa thế kỉ lưu đày. Cựu hoàng biết gì, nghĩ gì về tình hình đất nước Việt Nam trong 55 năm lưu đày, điều đó mãi mãi sẽ là điều bí ẩn.
Thêm một lí do để chúng ta và đời sau tiếp tục đi tìm di sản nghệ thuật của Hàm Nghi.
Nguyễn Ngọc Giao
Paris, 17.5.2008
Judith Gautier, Hàm Nghi ở Saint-Énogat
Ngày nay Saint-Énogat là khu phố nằm ở phía tây bắc thành phố Dinard (vùng Bretagne của Pháp). Cuối thế kỉ XIX, Saint-Énogat là một làng nhỏ, ven biển Manche, ngay sát thành phố Dinard, nơi sông Rance chảy ra biển Manche (bên kia cửa sông là Saint-Malo). Judith Gautier là một trong những nghệ sĩ đầu tiên mua nhà ở đây. Biệt thự Pré des Oiseaux (Cánh đồng chim) là nơi nhà văn ra nghỉ hè, và sống liên tục những năm cuối đời. Nơi đây, cũng như ngôi nhà của bà ở số 30 rue de Washington (Paris), là điểm hẹn của văn nghệ sĩ Pháp và quốc tế trong nhiều thập niên. Gia đình Hàm Nghi đã từng ra đây nghỉ, và trong nhiều năm, kể cả sau khi bà Gautier từ trần (năm 1917), họ đã thuê nhà hàng xóm, ở phía sau, để ra nghỉ hè
Cách đó vài chục mét, là nghĩa trang nhỏ của làng Saint-Énogat, nơi yên nghỉ của Judith Gautier, và người bạn gái, Suzanne Meyer-Zundel, người thừa kế của Judith Gautier, cũng là bạn của Hàm Nghi. Tháng 5-1914, vài tháng trước ngày Thế giới chiến tranh lần thứ nhất bùng nổ, hai bà đã đáp tàu qua Alger theo lời mời của cựu hoàng, ở hai tuần tại biệt thự Gia Long. Đây là lần cuối cùng Hàm Nghi và Judith Gautier gặp nhau. Ngày 26.12.1917, Judith Gautier từ trần tại Saint-Énogat. Chiến tranh còn tiếp diễn, bạo liệt hơn bao giờ. Vua Hàm Nghi không sang Pháp đưa tiễn người bạn cố tri được. Nhưng ngôi mộ của bà còn mang chứng tích của mối tình bạn hiếm có ấy. Đó là những chữ Hán mà Suzanne Meyer-Zundel đã cho khắc theo chữ viết của Hàm Nghi đầu năm 1918. Cột bên trái, là ba chữ TỬ XUÂN BÁI (子春拜). TỬ XUÂN là tên hiệu của Nguyễn Phúc Ưng Lịch (Hàm Nghi), BÁI là cúi chào. Cột bên cạnh là NGÃ MA Y GIA (我麻衣嘉), và bên phải, phía trên : NHẬT LAI THIÊN (日來天). Đó là những đoạn câu bí hiểm, khó hiểu, nếu ta không rõ thân thế Judith Gautier và biết thêm rằng đó là những dòng chữ bà dán trong phòng, khi bà mất, Suzanne Meyer-Zundel không hiểu nghĩa, nên "vẽ" lại và gửi thư sang Alger hỏi "ông hoàng An Nam" (le prince d'Annam). Ba chữ NHẬT LAI THIÊN có thể hiểu là Ngày (Thiên) Ánh sáng Mặt trời (Nhật) hiện ra (Lai) (theo SM-Z, Hàm Nghi dịch ra tiếng Pháp là La lumière du Ciel arrive). Còn bốn chữ NGÃ MA Y GIA sẽ mãi mãi bí ẩn nếu ta không biết rằng MAYA là tên gọi thân mật của bà Judith Gautier (thư của bà viết cho bạn bè thường kí là Maya, thư của bạn bè gửi cho bà cũng thường bắt đầu bằng Chère Maya). Vậy có thể nghĩ MA Y GIA là phiên âm sang Hán văn của MAYA , và NGÃ MA Y GIA : Tôi (là) Maya.
Nhân đây, xin thành thực cảm ơn anh Cao Tự Thanh, nhà Hán học (Thành phố Hồ Chí Minh) đã vui lòng phiên âm cho những dòng chữ Hán nói trên. Khi tôi gửi tấm ảnh này về thì chưa có đầy đủ những thông tin về hai tên hiệu Tử Xuân và Maya, để có thể lí giải thoả đáng. Cách lí giải trình bày ở trên, tôi xin chịu trách nhiệm, và mong được sự chỉ giáo của bạn đọc xa gần.
NNG
(1) Bài này đã được dịch ra tiếng Việt và đăng toàn văn trên báo điện tử Tổ Quốc (http://www.toquoc.gov.vn/tin-tuc/2363.html?ccat=50 ). Tác giả là bà Tatiana Lvovna Sepkina-Kupernhic (1874-1952, Татья́на Льво́вна Ще́пкина-Купе́рник), thi sĩ và dịch giả, nổi tiếng từ trước Cách mạng Nga 1917.
(2) Gần đây, báo chí đưa tin Thừa Thiên Huế xây lăng, sắp đưa hài cốt vua Hàm Nghi về nước. Đưa Hàm Nghi về an táng trên quê hương hẳn đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người Việt Nam. Nhưng một quyết định như vậy chỉ có thể thực hiện với sự đồng ý của hậu duệ Hàm Nghi. Vì biết con cháu nhà vua vẫn muốn giữ mộ ở làng Thonac, nên khi nghe tin xây lăng, chúng tôi có tìm hiểu thêm : đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, hội đồng hoàng tộc trên thế giới (mà đại diện ở Pháp là ông Georges Vĩnh San, con trai cả của vua Duy Tân) cũng như ông xã trưởng Thonac, nơi vua Hàm Nghi an nghỉ từ hơn bốn mươi năm nay, đều hoàn toàn không biết. Phải chăng dự án xây lăng là kết quả của một ước nguyện chính đáng biến thành quyết định chủ quan, bất chấp pháp luật quốc tế ? Người ta không thể không đặt nghi vấn về ý đồ của những người chủ xướng.
(3) Suzanne Meyer-Zundel, Quinze ans auprès de Judith Gautier, Porto, tip. Nunes, 1969. Những thông tin về quan hệ giữa Hàm Nghi và Judith Gautier được lấy từ cuốn hồi kí này, và từ hai cuốn tiểu sử Judith Gautier của Joanna Richardson (bản dịch tiếng Pháp, Ed. Seghers, Paris 1988), Judith Gautier / Une intellectuelle française libertaire, 1845-1917 của Bettina L. Knapp (L'Harmattan, Paris 2007), nguyên bản tiếng Anh : Judith Gautier: Writer, Orientalist, Musicologist, Feminist (Paperback, 2004).
Đàn Ơi!
Cây đàn vĩ cầm Medio- Fino của hãng JTL
(Photo by Uyên Mạc)
Cây đàn vĩ cầm thân thương
Của một thời niên thiếu quê hương.
Theo những bước chân giang hồ
Cùng chàng nghệ sĩ, đi khắp muôn phương
Tiếng đàn
Khi nhẹ nhàng âm điệu tình ca
Lúc thánh thót cổ điển kiêu sa
Khi ríu rít như yến oanh ca hát
Lúc thì thầm khúc tình tự thiết tha
Nay, đàn ơi
Tuy tuổi đời hằn vết , ta bỏ quên đàn
Tri kỷ một đời đàn vẫn bên ta,
Sóng Việt
21 June, 2011
Đàn vĩ cầm Medio Fino là loại đàn được làm ở tỉnh Mirecourt, Pháp vào cuối thế kỷ thứ 19 (1890s) bởi hãng Jerome Thibouville-Lamy hay viết tắt là JTL. Một số lớn được làm bằng gỗ ép, có nghĩa là phần cung trên đỉnh của đàn không phải là do tạc khắc gỗ. Thay vào đó, gỗ đã được hâm nóng, và ép cho vào dạng đàn với một mẫu khuôn. Loại đàn này dù không phải loại hiếm quý nhưng khá tốt.
Tin Vịt !
Với những người đã từng lớn lên ở Việt Nam, cụm từ Tin Vịt (tin không đúng sự thật) có lẽ đã quen thuộc, nhưng với những bạn trẻ thuộc thế hệ thứ hai ở ngoại quốc, có lẽ một số không hiểu rõ hai từ này, và lý do được gọi là Tin Vịt.
Người viết mang lên ở đây một vài đoạn trích từ bài viết của Hoàng Hải Thủy (Công Tử Hà Đông) viết về "Ao Thả Vịt" một đề mục của ông Chu Tử trên nhật báo Sống ngày xưa. Như đề tựa và lời giải thích của người chủ trương, tin trong "Ao Thả Vịt" là tin không có thật, loại tin hoạt kê, nói móc đời tư của một số nhân vật đương thời. Và từ đó những tin không đúng sự thật (kể cả tin đăng vào ngày Cá Tháng Tư) với dụng ý hoặc chế diễu hoặc có tính cách phá hoại được gán cho hai chữ tin vịt.
Ngoài nhà văn HHT ra, nhà văn Vũ Bằng trong "Bốn Mươi Năm Nói Láo" cũng nhắc đến tờ "Vịt Đực" (cũng được gọi theo tờ báo Pháp mang tên Le Canard Enchainé/Vịt Buộc).
Vài hàng tóm tắt,
Tờ báo Pháp Le Canard Enchainé và mục La Mare aux Canards đã có từ năm 1915 (1)
Tờ Vịt Buộc/Vịt Đực có mặt ở ViệtNam vào cỡ những năm 1940s
Mục "Ao Thả Vịt" là đề mục của nhà văn Chu Tử viết trong tờ báo Sống từ đầu năm 1960 đến cuối thập niên 1960 thì đóng cửa.
Sóng Việt
***
Hoàng Hải Thủy:
“Ao Thả Vịt” đến trong ngôn ngữ Làng Báo Việt Nam từ câu tiếng Pháp La Mare aux Canards, tên một mục trong Tuần báo LE CANARD ENCHAINÉ của làng báo Pháp .
*. Những ông nhà báo Hà Nội, trong số có ông Vũ Bằng, những năm 1938, 1940, dịch Le Canard Enchainé là “Vịt Buộc.” Dường như những năm xưa ấy, những năm cách năm nay 2010 đã 70 năm, một nhóm các ông nhà báo trẻ ở Hà Nội – trong số có ông Vũ Bằng – có xuất bản tờ báo “Con Vịt Buộc,” hay tờ “Vịt Ðực”, theo nội dung tờ Le Canard Enchainé. Nhưng xã hội An Nam ngày xưa ấy chưa tiến đến cái độ có thể dung nạp và nuôi sống loại báo hoạt kê chính trị chuyên bới móc, phanh phui những chuyên kín, kể cả chuyện đời tư của những nhân vật tai to, mặt lớn trong xã hội, trong chính quyền, trong giới kinh doanh và tài phiệt như tờ Le Canard Enchainé. Do đó, theo cái Nhớ không bảo đảm Trúng, cũng không bảo đảm Trật của tôi, tờ báo Vịt Buộc, hay Vịt Ðực Hà Nội 1940 chỉ ra được năm, bẩy số là tắt thở, tôi không nhớ, đúng ra là tôi không biết, Vịt Buộc chết vì bị chính quyền đóng cửa hay tự đình bản vì lý do nội bộ. (2)
Tôi được nghe nói – rất lơ mơ – đến tờ báo Le Canard Enchainé và mục La Mare aux Canards – Ao Thả Vịt – từ những năm 1945. Tôi được nghe kể lơ mơ là vì những ông anh, ông cậu, ông chú tôi thời tôi mười hai, mười ba tuổi không biết gì nhiều về báo Le Canard Enchainé và mục La Mare aux Canards. Các ông cũng chỉ nghe người khác nói lơ tơ mơ về tờ báo Phú-lang-sa ly kỳ ấy. Ðến những năm 1970 ở Sài Gòn, tôi thấy ông Chu Tử mở và viết mục Ao Thả Vịt trên Nhật báo SỐNG.
Trong 20 năm báo chí Quốc Gia VNCH, cái tên “Ao Thả Vịt” chỉ xuất hiện trên Nhật báo Sống của ông Chu Tử. Ông Chu Tử viết Ao Thả Vịt Sống, ông ký tên là Kha Trấn Ác.
Kha Trấn Ác là tên một nhân vật trong tiểu thuyết Võ Lâm Ngũ Bá của Kim Dung. Kha Trấn Ác bị què một chân, phải chống nạng. Khoảng năm 1960, ký giả Văn Minh, tức Minh Vồ, chở ông Chu Tử trên xe Lambretta. Tới ngã ba, một xe taxi trờ tới, đụng ngay vào chân phải của ông Chu Tử. Ông bị dập xương ống chân, ông đi khập khiễng từ đó. Vì chân đi khập khiễng như nhân vật Kha Trấn Ác, ông lấy bút hiệu Kha Trấn Ác khi ông viết Ao Thả Vịt.
Ao Thả Vịt Kha Trấn Ác xuất hiện mỗi ngày trên Nhật Báo Sống cho đến ngày báo bị chính phủ Nguyễn Văn Thiệu đóng cửa.
Từ năm 1954 tôi ngu ngốc và ngớ ngẩn yên trí rằng tờ báo Le Canard Enchainé của Pháp đã đình bản từ năm 1945. Không biết tại sao tôi lại yên trí một cách ngu ngáo như thế. Cho đến hôm nay, một ngày Tháng Tám 2010, khi tôi viết bài này ở Kỳ Hoa Ðất Trích, nơi tôi sống những ngày lưu đày biệt xứ cuối đời, tôi mới biết Tuần báo Le Canard Enchainé từ năm xưa đến nay vẫn sống, không những chỉ sống thường mà là sống đường hoàng, báo vẫn phát hành mỗi tuần ở Paris.(3)
Ðây là những sự kiện về Le Canard Enchainé trên Internet:
* Le Canard Enchainé ra đời ngày 10 Tháng Chín năm 1915. Chủ nhiệm sáng lập là ông Maurice Maréchal và bà vợ Jeanne Maréchal. Ông bà Maréchal chủ trương:
“La Liberté de la Presse ne s’use que quand On ne s’en sert pas.”
“Tự Do Báo Chí chỉ mòn đi khi Người ta không dùng đến nó.”
Từ 1915 đến nay, 2010, qua hai trận Thế Chiến, qua 4 năm nước Pháp Cộng Hoà bị Ðức Nazi chiếm đóng, qua 4 năm bọn Gestapo của Hitler Ria Cứt Mũi làm chủ Paris, qua những năm ông Nhà Văn Jean-Paul Sartre buồn nôn, Nữ tiểu thuyết gia Francoise Sagan « Bonjour Tritesse : Buồn ơi Chào Mi,» qua 50 năm cô đào Brigitte Bardot từ thiếu nữ Mười Bẩy Bẻ Gẫy Sừng Trâu trở thành Bà Lão, Le Canard Enchainé vẫn xuất bản đều, vẫn sống bền. Và tờ báo đã sống 95 năm ! Dường như trên thế giới, kể từ ngày loài Người phát minh ra tờ báo giấy, Le Canard Enchainé là tờ báo sống lâu nhất, trước sau như nhất, tờ báo có tôn chỉ và nội dung trước sau không khác.(3)
Hoàng Hải Thủy (Công Tử Hà Đông) (2010)
Ghi chú bởi SV
1-Chủ báo Le Canard Enchainé lấy ý La Mare aux Canards theo tên tiểu thuyết La Mare au Diable của Nữ Văn Sĩ George Sand.
2-Theo "Bốn Mươi Năm Nói Láo" của Vũ Bằng thì Vịt Đực (hay Vịt Buộc) nguyên thủy chỉ ra đuợc có mười đến 12 số rồi chấm dứt, nhưng sau một thời gian ngắn Vịt Đực được tái phát hành sau khi chỉnh đốn đường lối và nội dung. Vịt Đực (mới) phát hành được năm mươi hai (52) số thì phải đóng cửa theo lệnh của chính quyền. Lý do vì có một vụ kiện Vịt Đực nên tờ báo phải đình bản, nhưng sau đó tờ báo không có tiền nộp phạt để chống án.(tr 13-14) nên phải đóng cửa luôn vì quá hạn nộp tiền chống án vụ kiện.
3-Link mở đọc báo Pháp Le Canard Enchainé:
http://www.lecanardenchaine.fr/
Sóng Việt
Người viết mang lên ở đây một vài đoạn trích từ bài viết của Hoàng Hải Thủy (Công Tử Hà Đông) viết về "Ao Thả Vịt" một đề mục của ông Chu Tử trên nhật báo Sống ngày xưa. Như đề tựa và lời giải thích của người chủ trương, tin trong "Ao Thả Vịt" là tin không có thật, loại tin hoạt kê, nói móc đời tư của một số nhân vật đương thời. Và từ đó những tin không đúng sự thật (kể cả tin đăng vào ngày Cá Tháng Tư) với dụng ý hoặc chế diễu hoặc có tính cách phá hoại được gán cho hai chữ tin vịt.
Ngoài nhà văn HHT ra, nhà văn Vũ Bằng trong "Bốn Mươi Năm Nói Láo" cũng nhắc đến tờ "Vịt Đực" (cũng được gọi theo tờ báo Pháp mang tên Le Canard Enchainé/Vịt Buộc).
Vài hàng tóm tắt,
Tờ báo Pháp Le Canard Enchainé và mục La Mare aux Canards đã có từ năm 1915 (1)
Tờ Vịt Buộc/Vịt Đực có mặt ở ViệtNam vào cỡ những năm 1940s
Mục "Ao Thả Vịt" là đề mục của nhà văn Chu Tử viết trong tờ báo Sống từ đầu năm 1960 đến cuối thập niên 1960 thì đóng cửa.
Sóng Việt
***
Hoàng Hải Thủy:
“Ao Thả Vịt” đến trong ngôn ngữ Làng Báo Việt Nam từ câu tiếng Pháp La Mare aux Canards, tên một mục trong Tuần báo LE CANARD ENCHAINÉ của làng báo Pháp .
*. Những ông nhà báo Hà Nội, trong số có ông Vũ Bằng, những năm 1938, 1940, dịch Le Canard Enchainé là “Vịt Buộc.” Dường như những năm xưa ấy, những năm cách năm nay 2010 đã 70 năm, một nhóm các ông nhà báo trẻ ở Hà Nội – trong số có ông Vũ Bằng – có xuất bản tờ báo “Con Vịt Buộc,” hay tờ “Vịt Ðực”, theo nội dung tờ Le Canard Enchainé. Nhưng xã hội An Nam ngày xưa ấy chưa tiến đến cái độ có thể dung nạp và nuôi sống loại báo hoạt kê chính trị chuyên bới móc, phanh phui những chuyên kín, kể cả chuyện đời tư của những nhân vật tai to, mặt lớn trong xã hội, trong chính quyền, trong giới kinh doanh và tài phiệt như tờ Le Canard Enchainé. Do đó, theo cái Nhớ không bảo đảm Trúng, cũng không bảo đảm Trật của tôi, tờ báo Vịt Buộc, hay Vịt Ðực Hà Nội 1940 chỉ ra được năm, bẩy số là tắt thở, tôi không nhớ, đúng ra là tôi không biết, Vịt Buộc chết vì bị chính quyền đóng cửa hay tự đình bản vì lý do nội bộ. (2)
Tôi được nghe nói – rất lơ mơ – đến tờ báo Le Canard Enchainé và mục La Mare aux Canards – Ao Thả Vịt – từ những năm 1945. Tôi được nghe kể lơ mơ là vì những ông anh, ông cậu, ông chú tôi thời tôi mười hai, mười ba tuổi không biết gì nhiều về báo Le Canard Enchainé và mục La Mare aux Canards. Các ông cũng chỉ nghe người khác nói lơ tơ mơ về tờ báo Phú-lang-sa ly kỳ ấy. Ðến những năm 1970 ở Sài Gòn, tôi thấy ông Chu Tử mở và viết mục Ao Thả Vịt trên Nhật báo SỐNG.
Trong 20 năm báo chí Quốc Gia VNCH, cái tên “Ao Thả Vịt” chỉ xuất hiện trên Nhật báo Sống của ông Chu Tử. Ông Chu Tử viết Ao Thả Vịt Sống, ông ký tên là Kha Trấn Ác.
Kha Trấn Ác là tên một nhân vật trong tiểu thuyết Võ Lâm Ngũ Bá của Kim Dung. Kha Trấn Ác bị què một chân, phải chống nạng. Khoảng năm 1960, ký giả Văn Minh, tức Minh Vồ, chở ông Chu Tử trên xe Lambretta. Tới ngã ba, một xe taxi trờ tới, đụng ngay vào chân phải của ông Chu Tử. Ông bị dập xương ống chân, ông đi khập khiễng từ đó. Vì chân đi khập khiễng như nhân vật Kha Trấn Ác, ông lấy bút hiệu Kha Trấn Ác khi ông viết Ao Thả Vịt.
Ao Thả Vịt Kha Trấn Ác xuất hiện mỗi ngày trên Nhật Báo Sống cho đến ngày báo bị chính phủ Nguyễn Văn Thiệu đóng cửa.
Từ năm 1954 tôi ngu ngốc và ngớ ngẩn yên trí rằng tờ báo Le Canard Enchainé của Pháp đã đình bản từ năm 1945. Không biết tại sao tôi lại yên trí một cách ngu ngáo như thế. Cho đến hôm nay, một ngày Tháng Tám 2010, khi tôi viết bài này ở Kỳ Hoa Ðất Trích, nơi tôi sống những ngày lưu đày biệt xứ cuối đời, tôi mới biết Tuần báo Le Canard Enchainé từ năm xưa đến nay vẫn sống, không những chỉ sống thường mà là sống đường hoàng, báo vẫn phát hành mỗi tuần ở Paris.(3)
Ðây là những sự kiện về Le Canard Enchainé trên Internet:
* Le Canard Enchainé ra đời ngày 10 Tháng Chín năm 1915. Chủ nhiệm sáng lập là ông Maurice Maréchal và bà vợ Jeanne Maréchal. Ông bà Maréchal chủ trương:
“La Liberté de la Presse ne s’use que quand On ne s’en sert pas.”
“Tự Do Báo Chí chỉ mòn đi khi Người ta không dùng đến nó.”
Từ 1915 đến nay, 2010, qua hai trận Thế Chiến, qua 4 năm nước Pháp Cộng Hoà bị Ðức Nazi chiếm đóng, qua 4 năm bọn Gestapo của Hitler Ria Cứt Mũi làm chủ Paris, qua những năm ông Nhà Văn Jean-Paul Sartre buồn nôn, Nữ tiểu thuyết gia Francoise Sagan « Bonjour Tritesse : Buồn ơi Chào Mi,» qua 50 năm cô đào Brigitte Bardot từ thiếu nữ Mười Bẩy Bẻ Gẫy Sừng Trâu trở thành Bà Lão, Le Canard Enchainé vẫn xuất bản đều, vẫn sống bền. Và tờ báo đã sống 95 năm ! Dường như trên thế giới, kể từ ngày loài Người phát minh ra tờ báo giấy, Le Canard Enchainé là tờ báo sống lâu nhất, trước sau như nhất, tờ báo có tôn chỉ và nội dung trước sau không khác.(3)
Hoàng Hải Thủy (Công Tử Hà Đông) (2010)
Ghi chú bởi SV
1-Chủ báo Le Canard Enchainé lấy ý La Mare aux Canards theo tên tiểu thuyết La Mare au Diable của Nữ Văn Sĩ George Sand.
2-Theo "Bốn Mươi Năm Nói Láo" của Vũ Bằng thì Vịt Đực (hay Vịt Buộc) nguyên thủy chỉ ra đuợc có mười đến 12 số rồi chấm dứt, nhưng sau một thời gian ngắn Vịt Đực được tái phát hành sau khi chỉnh đốn đường lối và nội dung. Vịt Đực (mới) phát hành được năm mươi hai (52) số thì phải đóng cửa theo lệnh của chính quyền. Lý do vì có một vụ kiện Vịt Đực nên tờ báo phải đình bản, nhưng sau đó tờ báo không có tiền nộp phạt để chống án.(tr 13-14) nên phải đóng cửa luôn vì quá hạn nộp tiền chống án vụ kiện.
3-Link mở đọc báo Pháp Le Canard Enchainé:
http://www.lecanardenchaine.fr/
Sóng Việt
Wednesday, June 15, 2011
Tung tăng
Tung Tăng
Cánh thiệp Tình yêu tháng hai đó,
Chẳng mong nhận được đã từ lâu.
Dù mình chẳng còn yêu nhau nữa?
Nhưng tình ngày đó vẫn còn sâu?
Nhớ lại những ngày mình có nhau,
Thơ xanh em nhận biết bao nhiêu.
Một trang tình sử vẫn đầy ắp,
Kỷ niệm êm đềm ướp thương yêu.
Thế rối là thư anh chợt đến,
Vài hàng vắn tắt ý thiết tha.
Bồi hồi nhớ đến người thương mến,
Xa nhau vẫn quý vẫn ân cần.
Nói chi bây giờ để gửi anh
Ngang trái ngay khi mới buổi đầu
Lạ đường lạc lối đếm không hết
Còn lại ân tình gió thoảng hương.
Sóng Việt
Tháng Hai 2009
Cánh thiệp Tình yêu tháng hai đó,
Chẳng mong nhận được đã từ lâu.
Dù mình chẳng còn yêu nhau nữa?
Nhưng tình ngày đó vẫn còn sâu?
Nhớ lại những ngày mình có nhau,
Thơ xanh em nhận biết bao nhiêu.
Một trang tình sử vẫn đầy ắp,
Kỷ niệm êm đềm ướp thương yêu.
Thế rối là thư anh chợt đến,
Vài hàng vắn tắt ý thiết tha.
Bồi hồi nhớ đến người thương mến,
Xa nhau vẫn quý vẫn ân cần.
Nói chi bây giờ để gửi anh
Ngang trái ngay khi mới buổi đầu
Lạ đường lạc lối đếm không hết
Còn lại ân tình gió thoảng hương.
Sóng Việt
Tháng Hai 2009
Hoa Sưa Hà Nội
Vào đầu muà Xuân,
Sóng Việt chưa có dịp ngắm tận mất hoa Anh đào ở Nhật bổn.
Sóng Việt đã có nhiều lần được lang thang dưới rừng hoa Anh đào Nhật bổn rực rỡ ở Hoa Thịnh Đốn.
Sóng Việt cũng đã hàng năm ngắm hoa lê (Bradford pears) âm thầm nở rộ.
Sóng Việt cũng hàng năm vương vấn hoa dogwood trắng yêu kiều trang nhã
Riêng về hoa Sưa, thì ngày còn rất nhỏ tuổi, Sóng Việt đã được dẫn đi chơi hồ Hoàn kiếm, vườn Bách Thảo nhiều lần, đi qua hàng Đào, hàng Dầu, hàng Cót v.v.... Có lẽ vậy nên hoa sưa có thể vẫn còn ở trong tiềm thức mà nay sống lại chăng ?
Hoa sưa có nét đẹp thật đặc biệt, không rực rỡ phơi bày như Anh đào Nhật-bổn, không mạnh vươn như hoa lê Bradford, không khiêm nhường dưới tàn cây lớn như Dogwood, mà hoa sưa mang cái mềm mại, uyển chuyển, cái khả ái yêu kiều của riêng biệt một mình một cõi.
Lá sưa cũng không tròn trịa như là Dogwood, bóng mướt như lá cây lê, mà hình dáng thon thon, mầu xanh mát, khiêm nhường.
Hoa Anh đào, hoa lê Bradford, hoa Dogwood không có hương thơm. trái lại hoa sưa được kể là có mùi hương rất nhẹ nhàng, thanh thoát.
Sóng Việt chưa có dịp được chiêm ngưỡng hoa Sưa ở Hà-nội trong lần ghé thăm Hà-nội tháng 1 năm 2006, nhưng thể nào trong tương lai cũng sẽ tìm cơ hội để được gặp lại hoa sưa hơn nửa thế kỷ trước ở Hà-Nội.
Hoa Sưa
Ôi hoa sưa, những đóa hoa trắng muốt
Mềm mại rung rinh, quấn quýt không ngơi
Uyển chuyển đong đưa theo cơn gió
Mưa nhẹ lác đác vời cánh rơi
**
Một mình ai lang thang trên phố
Dưới mưa bay lãng mạn hoa sưa
Không ô che, đón hoa trên áo
Nhẹ nhàng âu yếm mái tóc vương
**
Hoa tinh khiết như nàng tiên cổ tích
Xuống trân gian mỏi mắt vấn vương
Trang công tử một thời duyên nợ
Từ kiếp nào gá nghĩa yêu thương.
**
Đôi trai gái chụm đầu khúc khích
Xếp cánh hoa làm trái tim yêu
Sắp hai chữ làm quà xuân mới
Cùng vui trong mộng đẹp mỹ miều.
**
Sóng Việt
11 March 2009
Sóng Việt chưa có dịp ngắm tận mất hoa Anh đào ở Nhật bổn.
Sóng Việt đã có nhiều lần được lang thang dưới rừng hoa Anh đào Nhật bổn rực rỡ ở Hoa Thịnh Đốn.
Sóng Việt cũng đã hàng năm ngắm hoa lê (Bradford pears) âm thầm nở rộ.
Sóng Việt cũng hàng năm vương vấn hoa dogwood trắng yêu kiều trang nhã
Riêng về hoa Sưa, thì ngày còn rất nhỏ tuổi, Sóng Việt đã được dẫn đi chơi hồ Hoàn kiếm, vườn Bách Thảo nhiều lần, đi qua hàng Đào, hàng Dầu, hàng Cót v.v.... Có lẽ vậy nên hoa sưa có thể vẫn còn ở trong tiềm thức mà nay sống lại chăng ?
Hoa sưa có nét đẹp thật đặc biệt, không rực rỡ phơi bày như Anh đào Nhật-bổn, không mạnh vươn như hoa lê Bradford, không khiêm nhường dưới tàn cây lớn như Dogwood, mà hoa sưa mang cái mềm mại, uyển chuyển, cái khả ái yêu kiều của riêng biệt một mình một cõi.
Lá sưa cũng không tròn trịa như là Dogwood, bóng mướt như lá cây lê, mà hình dáng thon thon, mầu xanh mát, khiêm nhường.
Hoa Anh đào, hoa lê Bradford, hoa Dogwood không có hương thơm. trái lại hoa sưa được kể là có mùi hương rất nhẹ nhàng, thanh thoát.
Sóng Việt chưa có dịp được chiêm ngưỡng hoa Sưa ở Hà-nội trong lần ghé thăm Hà-nội tháng 1 năm 2006, nhưng thể nào trong tương lai cũng sẽ tìm cơ hội để được gặp lại hoa sưa hơn nửa thế kỷ trước ở Hà-Nội.
Hoa Sưa
Ôi hoa sưa, những đóa hoa trắng muốt
Mềm mại rung rinh, quấn quýt không ngơi
Uyển chuyển đong đưa theo cơn gió
Mưa nhẹ lác đác vời cánh rơi
**
Một mình ai lang thang trên phố
Dưới mưa bay lãng mạn hoa sưa
Không ô che, đón hoa trên áo
Nhẹ nhàng âu yếm mái tóc vương
**
Hoa tinh khiết như nàng tiên cổ tích
Xuống trân gian mỏi mắt vấn vương
Trang công tử một thời duyên nợ
Từ kiếp nào gá nghĩa yêu thương.
**
Đôi trai gái chụm đầu khúc khích
Xếp cánh hoa làm trái tim yêu
Sắp hai chữ làm quà xuân mới
Cùng vui trong mộng đẹp mỹ miều.
**
Sóng Việt
11 March 2009