Tuesday, September 3, 2013

Tòa Thánh Cao Đài Houston, Texas






Thánh Thất Cao Đài Houston

Trịnh Nguyễn  Đàm Giang biên soạn

Hình ảnh do SVĐG chụp
Tài liệu từ Wikipedia



Vào ngày 28-11-2009 nhân Lễ Tạ Ơn 2009 Lễ Khánh Thành Hậu Điện và Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Thánh Thất tại Thánh Thất Cao Đài Houston Texas đã được cử hành tại địa điểm 8415 South Breeze Dr, Houston TX 77071.
Và ngày Chủ nhật, mùng 1 tháng 9, năm 2013, sau gần bốn năm, Thánh thất Cao Đài đã hoàn tất. Chánh Điện được thiết kế theo kiểu mẫu số 4 Tòa Thánh Tây Ninh có diện tích 6804 square ft, với Hiệp Thiên Đài cao 60 ft và Bát Quát Đài cao 50 ft , 22 cột rồng (2 xích long, 12 thanh long, 8 huỳnh long và nhiều tượng thờ khác). Công trình Thánh thất được thông báo là trị giá khoảng hơn một triệu Mỹ kim (USD)
Lễ Khánh Thánh Chánh điện Thánh Thất đã được cử hành rất trọng thể với sự hiện diện của Bà Thị Trưởng thành phố Houston, Annise Parker, cùng Nghị viên địa hạt liên hệ, các Giáo chức, những đại diện các nơi trên toàn quốc, cùng những mạnh thường quân và quan khách. Thị trưởng thành phố Houston, Bà Parker đã đề nghị gọi ngày 1 tháng 9 là ngày Cao Đài.


Ảnh Cao Đài Tam Thánh ở  Tòa Thánh Cao Đài Houston.

Tôn Dật Tiên ( còn gọi là Tôn Văn hay Tôn Trung Sơn (1866 – 1925) là nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh nước Trung Hoa dân quốc. Ông Tôn Dật Tiên  nêu ra chủ thuyết "Tam dân" (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc). Ông được dân chúng Trung Quốc gọi là "Quốc phụ" (người cha của đất nước).
Victor Hugo (1802 -1885) là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một nhà chính trị, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.
Victor Hugo chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Với tư cách là nhà thơ trữ tình, Hugo đã xuất bản tập Odes et Ballades (1826), Les feuilles d'automne (1931) hay Les Contemplations (1856). Nhưng ông cũng thể hiện vai trò của một nhà thơ dấn thân chống Napoléon III bằng tập thơ Les Châtiments (1853) và vai trò một nhà sử thi với tập La Légende des siècles (1859 và 1877). Thành công vang dội của hai tác phẩm Nhà thờ Đức Bà ParisNhững người khốn khổ đã đưa Victor Hugo trở thành tiểu thuyết gia của công chúng. Về kịch, ông đã trình bày thuyết kịch lãng mạn trong bài tựa của vở kịch Cromwell (1827) và minh họa rõ nét thể loại này ở hai vở kịch nổi tiếng Hernani (1830) và Ruy Blas (1838).
Victor Hugo đã cống hiến lớn lao cho sự đổi mới thơ ca và sân khấu. Cuộc lưu đày 20 năm trong đế chế thứ hai của ông đặt ra sự suy ngẫm cho nhiều thế hệ về vai trò của một nhà văn trong đời sống chính trị xã hội.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (14911585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.
 Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm Trạng Trình. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được coi là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam một cách có ý thức nhất thông qua các văn tự của ông còn lưu lại đến ngày nay.
Tấm tranh Tam Thánh ký hòa ước  là một bản sao chép của bức tranh nguyên thủy có lẽ còn được lưu giữ tại Tòa Thánh Tây Ninh, Việt Nam. Bức tranh vẽ hình ba danh nhân được xem là Tam Thánh của Đạo Cao Đài đang cùng nhau viết một hòa ước giữa Thượng đế và nhân loại gọi là bản Đệ tam Thiên Nhơn Hòa ước.
Thông tin bức tranh
Bức "Tam Thánh ký hòa ước" do họa sĩ Lê Minh Tòng sáng tác năm 1947, vẽ Tam Thánh của đạo Cao Đài, mặc y phục tiêu biểu, đầu có ánh hào quang. Một người ghi nội dung hòa ước bằng chữ Hán, một người ghi bằng tiếng Pháp, cùng nội dung "Thiên Thượng  Thiên Hạ ( Dieu et Humanité) Bác Ái Công Bình (Amour et Justice)".
Tam Thánh Cao Đài
Ba danh nhân trong bức "Tam Thánh ký hòa ước" là những danh nhân nổi tiếng của Việt Nam và thế giới, được các tín đồ Cao Đài tôn xưng bậc Thánh đứng đầu Bạch Vân Động, một nơi trong cõi thiêng liêng trong tín ngưỡng Cao Đài, đại diện cho tri thức nhân gian, gồm:
Thanh Sơn Chơn nhơn
Các tín đồ Cao Đài tôn phong ông đạo hiệu Thanh Sơn Đạo sĩ, là Sư phó, tức ông thầy, đứng đầu Bạch Vân động.
Trong "Tam Thánh ký hòa ước", Nguyễn Bỉnh Khiêm mặc quan phục Đại Việt, viết chữ Nho, hàm ý đại diện cho Triết học Đông phương.
Nguyệt Tâm Chơn nhơn
Tức văn sĩ Victor Hugo (1802-1885). Các tín đồ Cao Đài tôn phong ông đạo hiệu Nguyệt Tâm Chơn nhơn, làm Chưởng Đạo Hội Thánh Ngoại Giáo.
Trong "Tam Thánh ký hòa ước", Victor Hugo mặc quan phục Pháp thời cận đại, viết bằng Pháp văn, hàm ý đại diện cho Triết học Tây phương.
Trung Sơn Chơn nhơn
Tức chí sĩ Tôn Dật Tiên (1866-1925).  Các tín đồ Cao Đài tôn phong ông đạo hiệu Trung Sơn Chơn nhơn.
Trong "Tam Thánh ký hòa ước", Tôn Dật Tiên mặc y phục Trung Hoa đầu thế kỷ 20, mang nghiên mực, hàm ý đại diện cho tri thức tổng hợp của 2 nền triết học Đông - Tây.


No comments:

Post a Comment