Monday, January 6, 2014

Vọng Cổ 1: Lý Thuyết Căn Bản và Quy luật 6 câu Vọng cổ_Lê Văn Thành_Sóng Việt Đàm Giang




VỌNG CỔ: LÝ THUYẾT CĂN BẢN VÀQUY LUẬT 6 CÂU VỌNG CỔ
Lê Văn Thành, Trịnh Nguyễn Ðàm Giang, Mai Tâm

Lời Mở Ðầu
 Bài viết này biên soạn bởi Dược sĩ Lê Văn Thành cho phần lý thuyết căn bản và những quy luật cho sáu câu vọng cổ, cùng những notes nhạc vọng cổ, Dược sĩ  Mai Tâm dàn soạn cho phần kỹ thuật mang lên máy vi tính, và Dược sĩ Trịnh Nguyễn Ðàm Giang (Sóng Việt Đàm Giang) soạn những thí dụ cho sáu câu vọng cổ. 


Cách đọc loạt bài này:

1) Cách đọc thông thường: Các bạn có thể đọc từ đầu tới cuối như mọi bài viết khác với dàn bài theo thứ tự như sau.

2) Cách đọc để tập đàn: Thứ tự hơi khác một chút để được dể dàng hơn. Nên theo thứ tự sau đây:

- Ðọc kỹ phần khái niệm, nhất là những phần viết toàn CHỮ HOA
- Bỏ phần RAO (tiểu đoạn 10 của phần Khái niệm) chỉ nên tập sau cùng
- Tập câu 1 trước
- Kế đến tập câu 4 (vì câu 1 và 4 gần giống nhau và chỉ có 16 nhịp)
- Sau đó thì theo thứ tự câu 2, 3, 5 và 6.
- Cuối cùng tập RAO
- Phần Tóm lược dùng để tra (references) khi cần.

Phụ chú: Nguồn tài liệu www.vphausa.org


DÀN BÀI:
Không kể lời mở đầu và cách đọc, loạt bài này có thể được chia ra làm 3 phần chánh.
A) KHÁI NIỆM CĂN BẢN VÀ NHẠC CỤ CỦA LOẠT BÀI NÀY
1/ Lục Huyền Cầm
2/ Cần đàn có phím lõm
3/ Dây đàn
4/ Cách so giây đàn
5/ Ðặc điểm giây đàn sau khi so
6/ Notes nhạc vọng cổ so với nhạc Tây phương
7/ CÁC ÐIỄM CĂN BẢN ÐỂ ÐỌC KÝ ÂM TRONG LOẠT BÀI NÀY
8/ Ký âm 6 câu vọng cổ CĂN BẢN
9/ Chiều dài của 6 câu vọng cổ
10/ RAO: (định nghĩa, cách dùng và ký âm một bài rao căn bản)
11/ NHỒI: (định nghĩa, cách dùng và ký âm 3 kiểu nhồi)
12/ SONG LANG (SL trong bài)

B) PHẦN LÝ THUYẾT VÀ THÍ DỤ CHO MỖI CÂU VỌNG CỔ


VỌNG CỔ CÂU 1:
chi tiết căn bản và các notes chánh, bài ký âm, cách đặt lời ca
bài hát thí dụ: Xuân trong mùa Ðông
[mp3 solo lục huyền cầm] [mp3 bài hát thí dụ] [mp3 RAO + Câu VC1]
các ghi chú bằng chữ nghiêng để giải thích sự biến đổi khi cần

VỌNG CỔ CÂU 2:
(chi tiết căn bản và các notes chánh, bài ký âm, cách đặt lời ca)
bài hát thí dụ 1 : Xuân trong mùa Ðông (giống câu 1 và 4, chỉ chuyển đổi vài lời ca)
bài hát thí dụ 2 : Mới có hai năm (kỷ niệm DÐDK 2 tuổi)
[mp3 solo lục huyền cầm] [mp3 bài hát thí dụ]
các ghi chú bằng chữ nghiêng để giải thích sự biến đổi khi cần

VỌNG CỔ CÂU 3: gồm có 2 cách đàn
1. Câu 3
2. Câu 3 XANG
(chi tiết căn bản và các notes chánh, bài ký âm, cách đặt lời ca)
bài hát thí dụ: Buồn Viễn Xứ
[mp3 solo lục huyền cầm] [mp3 bài hát thí dụ]
các ghi chú bằng chữ nghiêng để giải thích sự biến đổi khi cần



VỌNG CỔ CÂU 4:

(chi tiết căn bản và các notes chánh, bài ký âm, cách đặt lời ca)
bài hát thí dụ 1 : Xuân trong mùa Ðông (giống câu 1 và 2, chỉ chuyển đổi vài lời ca)
bài hát thí dụ 2 : Tiễn Em
[mp3 solo lục huyền cầm RAO và câu 4] [mp3 bài hát thí dụ]
các ghi chú bằng chữ nghiêng để giải thích sự biến đổi khi cần


VỌNG CỔ CÂU 5:

(chi tiết căn bản và các notes chánh, bài ký âm, cách đặt lời ca)
bài hát thí dụ: Một Ðóa Hoa Quỳnh
[mp3 solo lục huyền cầm] [mp3 bài hát thí dụ]
các ghi chú bằng chữ nghiêng để giải thích sự biến đổi khi cần

VỌNG CỔ CÂU 6:
(chi tiết căn bản và các notes chánh, bài ký âm, cách đặt lời ca)
bài hát thí dụ: Ðôi Lời Với Quỳnh Hoa
[mp3 solo lục huyền cầm] [mp3 bài hát thí dụ]
các ghi chú bằng chữ nghiêng để giải thích sự biến đổi khi

C) TÓM LƯỢC VỀ 6 CÂU VỌNG CỔ (GIỌNG NAM)

1. Bảng cấu trúc căn bản.
2. Những điểm đặc biệt của những câu vọng cổ
3. Tóm tắt đặc điểm 6 câu Vọng cổ áp dụng cho lời ca
3A) TỔNG QUÁT TỪNG "NOTE":
3A1/ HÒ
3A2/ XÊ
3A3/XANG
3A4/XỀ
3A5/CỐNG

3B) ÁP DỤNG CHO TỪNG CÂU VỌNG CỔ :
3B1/Câu 1
3B2/Câu 2
3B3/Câu 3
3B4/Câu 4
3B5/Câu 5
3B6/Câu 6


4. Trình diễn
5. Bài ca Vọng cổ mẫu " Cô Hàng Cà-phê" của soạn giả Viễn Châu
6. Các bài đọc thêm về lịch sử 6 câu vọng cổ 


A) KHÁI NIỆM CĂN BẢN VÀ NHẠC CỤ CỦA LOẠT BÀI NÀY
BÀI 1
 KHÁI NIỆM CĂN BẢN
 1/ Ðàn Vọng Cổ:  Trong loạt bài này chỉ đề cập đến cây Lục Huyền Cầm.
 Lục Huyền Cầm hay Ghi-ta Việt Nam, Ghi-ta phím lõm, Ghi-ta Vọng cổ hoặc Ghi-ta cải lương là cây đàn được cải biến từ đàn Guitare cổ điển Tây Ban Cầm (guitare espagnole moderne), phát sinh ra từ vùng Ðất Nam bộ Việt- Nam.
Guitare là nhạc khí dây gãy có dọc (cần đàn), có bàn phím lõm khuyết sâu vào dọc.
 Dùng giây kim loại, 3 giây đầu (1,2,3) có thể là giây MI để cho dể "nhấn". Thân đàn vừa phải, cần đàn cũng vậy. Không thể dùng guitare classique với giây ni-lông được.
 Chữ Lục Huyền Cầm là tên theo cây đàn gốc này. Vì đúng như tên gọi, đàn có tất cả 6 giây.
Nhưng khi chuyển qua dùng cho cổ nhạc thì không cần giây 6 (MI thấp), do đó đàn tuy vẫn được gọi như vậy nhưng chỉ còn có... 5 giây.
Nếu dây mảnh (fine) thì dây 1 (MI), dây 2 và 3 (SI)
Nếu dây cực mảnh (ultra fine) thì dây 1 (MI), dây 2 (SI) và dây 3 (SOL).
Ðiều quan trọng là làm sao cho dễ nhấn dây mà không bị lạc giọng.
 Ngoài ra Cổ nhạc VN láy và rung... rất nhiều nên các phím đàn phải được đào khoét lõm xuống để nhạc sĩ có thể "nhấn". Nếu giữ nguyên như Tây Ban Cầm thì "vuốt" sẽ không kịp để tạo âm hưởng này! Dầu cho làm kịp thì lại rất dể đứt tay! Mà có làm được như vậy cũng không thể tạo ra âm thanh phong phú bằng cách nhấn này.
Các bạn có thể mua 1 cây đàn cũ và dùng dủa tròn hay dũa có 1 mặt tròn để dũa các phím. Phím sẽ mòn dần và thành hình gần như bán nguyệt, sâu độ 1 cm là vừa. (xem hình 1). Nếu sâu quá thì cần đàn sẽ bị yếu đi, lúc đó khi căng giây sẽ bị cong từ từ vì sức kéo của giây và sẽ làm lạc giọng rất dể dàng!
 Khi mua đàn cũ nên để ý xem sau khi lên giây, cần đàn còn thẳng hay không? Loại đàn tốt thì cần đàn được dán ghép 1 thanh gổ mỏng loại rất cứng ở giữa, suốt dọc cần đàn, để chịu sức căng cho khỏi bị  cong với thời gian. Vì nếu làm toàn bằng gổ cứng này thì đàn sẽ rất nặng nề. (Khi xưa 1 tiệm đàn ở VN (PL) đã cưa ngang 1 cây Hohner giá cả trăm ngàn (1970) để nghiên cứu mới thấy điều này). Khi dủa loại cần đàn này phải để ý chổ gổ "mềm hơn" sẽ bị mòn lẹ hơn, do đó phải để ý cầm dủa cho thẳng để được mòn đều. Vì chỉ làm được 1 lần, nếu bị sai thì đành phải tìm mua đàn khác!
 2/ Cách so giây đàn:
 Giây 2 bấm bậc thứ 5 sẽ cùng âm với giây 1 (mi = XÊ)
  • Giây 3 bấm bậc thứ 7 sẽ cùng âm với giây 2 (si = XỰ)
  • Giây 4 bấm bậc thứ 7 sẽ cùng âm với giây 3 (mi = XÊ)
  • Giây 5 bấm bậc thứ 5 sẽ cùng âm với giây 4 (la = HÒ)
 3/ Ðặc điểm:
Giây 1, 3, 5 khi buông đồng âm (mi =XÊ) cách nhau bằng octaves.
 QUI  LUẬT VỀ 6 CÂU VỌNG CỔ:
 Mỗi câu có 32 "nhịp" (32 mesures, theo tây nhạc phải gọi là trường canh)
Ðể thống nhất trong bài này chúng tôi xử dụng các định nghĩa như sau:
 Mesure (trường canh) sẽ được gọi là "NHỊP". Như nói ở trên, bài Vọng Cổ mỗi câu có 32 nhịp theo nghĩa này. Và mỗi nhịp như vậy sẽ có 4 phách.
 VỌNG CỔ CÂU 1:

Khi mở đầu bài vọng cổ thì ca sĩ ngâm hay "nói lối", không có nhịp nhàng bắt buộc, còn bên phần nhạc sĩ thì cũng dạo "AD. LIB.", thay đổi tùy hứng của người đàn cho đến đúng nhịp 16 thì cả hai bên, người hát lẫn người đàn phải vào cùng 1 lúc đúng ngay chổ "note" HÒ. Sân khấu bật đèn màu và khán giả vỗ tay ngay chổ này. Ðây là sự tán thưởng theo thông lệ cho các nghệ sĩ, vì họ đã tập luyện đúng mức để có thể vào trúng nhịp cùng 1 lúc!
 Bắt đầu từ nhịp 16 đó thì vào "tempo":
Nhịp 16 = "note" HÒ
Nhịp 20 = "note" HÒ
Nhịp 24 = "note" XÊ (song lang)
Nhịp 28 = "note" XANG
Nhịp 32 = "note" CỐNG
 (từ đây sắp tới chúng tôi sẽ bỏ chữ note cho nhẹ bài, các "note" sẽ được viết hoa như trên)
 SONG LANG: đây là 1 nhạc cụ gồm 2 bộ phận chính bằng gỗ: một cái mõ có công dụng gần như cái mõ tụng kinh nhưng dẹp hơn, ở giữa có khoét hình lòng máng, để nằm dưới đất, bộ phận để gõ là cục gỗ tròn như viên bi sẽ thay thế cái đầu dùi để gõ vào mõ này. Hai bộ phận được nối liền với nhau bằng 1 cái lưỡi gà (thanh lò xo bằng sắt) hình chử U nằm ngang, mỗi đầu chữ U được gắn vào 1 bộ phận kể trên. Khi muốn "đánh" hay "nhịp" song lang, nhạc công đạp bàn chân lên trên cục gỗ tròn để đánh xuống và ta nghe như 1 tiếng mõ: "cốc".
NOTE NHẠC VỌNG CỔ so với nhạc Tây phương:
 Giây "kép" (giọng nam) khác giây "đào" (giọng nữ):
Giâykép /Nam
XỰ     
XANG
CỐNG

La
Si
Re
Mi
Fa#
Giây đào /Nữ
XỰ
XANG
CỐNG

Mi
Fa#
La
Si
Do#
 Ðặc điểm: Âm trình giữa HÒ-XỰ (Mi-Fa#) và XÊ-CỐNG (Si-Do#) là 1 "ton" theo âm nhạc Tây phương. Âm giai này gọi là ngũ cung, không có demi-ton và cũng không có "tam trình" (tierce).

còn tiếp...

No comments:

Post a Comment