Monday, January 6, 2014

Vọng Cổ 2: Lý Thuyết Căn Bản và Quy luật 6 câu Vọng cổ_Lê Văn Thành_Sóng Việt Đàm Giang



tiếp theo

Lời Mở Ðầu

 Bài viết này biên soạn bởi Dược sĩ Lê Văn Thành cho phần lý thuyết căn bản và những quy luật cho sáu câu vọng cổ, cùng những notes nhạc vọng cổ, Dược sĩ  Mai Tâm dàn soạn cho phần kỹ thuật mang lên máy vi tính, và Dược sĩ Trịnh Nguyễn Ðàm Giang  (Sóng Việt Đàm Giang) soạn những thí dụ cho sáu câu vọng cổ.


 Bài 2
 CÁC ÐIỄM CĂN BẢN ÐỂ ÐỌC KÝ ÂM TRONG LOẠT BÀI NÀY:
·         Các notes nào cần phải nhấn để rung sẽ có dấu hiệu "làn sóng âm thanh" ngay phía trên note.
  • Note nhạc được viết theo Diapason (conventionnal) do đó có thể tự học trên Computer (chép lại vào 1 software nào có thể playback, ai dùng Encore thì chúng tôi sẽ chuyển "encore file" khi có yêu cầu). Dĩ nhiên Computer không phát được những âm do sự nhấn từ 1/4 tới 1/2 phím vừa rung (trill).
TD: XANG (re)  nhịp 28, nhấn cho đến khi nghe phát ra âm MI, "mùi" hơn là Mi bình thường.
  • Ðánh SỐ DÂY: 1, 2, 3, 4, 5 (CÓ KHOANH TRÒN) note trên giây số đó.
  • GIÂY 1 - 3 - 5 cách nhau bằng 0CTAVES. Do đó chỉ cần học giây: 1, 2, 4.
  • GIÂY 1 - 2 giống như giây Tây Ban Cầm SI - MI
  • Nhắc lại các notes đối chiếu tương ứng:
                   XỰ                  XANG                                CỐNG
LA                   SI                     RE                   MI                    FA#    

  • MEDIATOR: E chiều của mediator khi cần thiết.
  • Số chỉ NGÓN tay trái:
0 (GIÂY BUÔNG),
1 (NGÓN TRỎ),
NGÓN GIỮA),
3 (NGÓN ÐEO NHẪN),
4 (NGÓN ÚT)
  • Các ngón nên bấm theo 1 thứ tự lên cũng như xuống: để cho "dễ coi" và thực hành những notes "rất nhanh" khỏi bối rối, lụp chụp v.v...
TD:  notes    Fa#, Sol#, La ngón tay sẽ là  1, 3, 4 và đi xuống, ngược lại nếu note  Sol#  các bạn xử dụng ngón 2 thì ngón  tay sẽ phải vói và xấu đi.
 Ðây là ký âm cho  câu 1, sang câu 2 sẽ lại có sự thay đổi về ký âm.
 VỌNG CỔ CÂU SỐ 1:
 Ký âm câu Vọng Cổ 1 từ nhịp 16 trở đi. Phần "RAO" (VC 1A: dạo đàn ad lib trước khi "vô" Vọng Cổ sẽ được viết sau, lúc học thường được dạy sau cùng, sau khi đã hoàn tất các câu Vọng Cổ).
 BỔ TÚC VÀI CHI TIẾT:
  • Bắt đầu câu 1 VC là "nói lối" hoặc ngâm sa mạc tức là phần ad. lib, trong lúc đó thì nhạc sĩ cũng ad. lib, gọi là "rao". Khi ca sĩ bắt đầu "vô" thì đàn ngưng lại và bắt đầu lúc xuống HÒ, cùng 1 lúc ăn khớp với nhau thì thính giả bắt hứng, sẽ vỗ tay khen thưởng.
Lời ca ở nốt HÒ này phải là dấu HUYỀN (nhịp 16), lời ca kế tiếp tận cùng ở nhịp 20 cũng phải vào HÒ dấu HUYỀN.
Sau phần ngâm  ad. lib lúc ca sĩ  "vô vọng cổ" âxuống chữ HÒ  thì nhạc sĩ phải "NHỒI", (nhồi = sự lặp lại  LA-MI-LA - Hò-Xê-Hò hoặc  Hò-Hò-Hò-Hò)
 Chỉ có HÒ  là phải dấu huyền, các notes khác có thể "du-di"  (flexible) hơn . 
Nhịp 16 = HÒ
Nhịp 20 = HÒ
Nhịp 24 = XÊ
Nhịp 28 = XANG
Nhịp 32 = CỐNG
Khi kẹt chữ thì dùng vần không dấu mới dễ ca. Vì lý do đó CỐNG  ở cuối câu 1 không dấu SẮC cũng  có thể hát "lái" lên được.

  • GIÂY ÐÀN: lúc bắt đầu để cho dể đàn nên dùng:
giây 1 :             giây      .008
giây 2 :             giây      .010
giây 3-4 :         giây      .021
giây 5:              giây      .030

SO GIÂY: bắt đầu nên so giây dưới diapason 1 bán âm (demi-ton) Vì căng quá thì khó nhấn, giây dùng quá thì note sẽ lạc.
 MỘT THÍ DỤ CHO CÂU VC1:
(Hò 16, Hò 20, Xê 24, Xang 28, Cống 32)
 Xuân trong mùa Ðông
 (Ngâm/nói  ad lib) Chàng ơi...trời hôm nay sao thiệt lạnh lẽo
Nhưng sao em không cảm thấy lòng đông gíá
Có phải chăng vì hồn em đang được sưởi ấm bởi tình chàng... (HÒ 16 vào tempo)
Từ thuở nào năm ấy em (đã) biết chàng (HÒ 20)
Xuân đi, Hè đến, Thu về, Ðông tới
Em vẫn thường (*) nghĩ đến chàng luôn (XÊâ24)
Lòng em vẫn chan-chứa mối sầu vương
Chàng đã mang lại tình yêu và nguồn sinh khí (XANG 28)
Một tình yêu nhẹ nhàng không điều kiện
Mối tình ta chỉ có không gian chứng kiến. (CỐNG 32)
Sóng Việt Ðàm Giang 31/12/2001
 Bài thí dụ trên đây có hình thức của câu 1 vọng cổ, nhưng chỉ cần hoán chuyển câu cuối là có thể hát thành câu 2 (xem bài kỳ tới) như sau:
 VỌNG CỔ  CÂU 2
(Hò 16, Hò 20, Xê 24, Xê 28, Xang 32)
 Xuân trong mùa Ðông (Sóng Việt Ðàm Giang 31/12/2001)

(Ngâm/nói ad lib) Chàng ơi...trời hôm nay sao thiệt lạnh lẽo
Nhưng sao em không cảm thấy lòng đông giá
Có phải chăng vì hồn em đang được sưởi ấm bởi tình chàng... (HÒ 16 vào tempo)
Từ thuở nào năm ấy em (đã) biết chàng (HÒ 20) *
Xuân đi, Hè đến, Thu về, Ðông tới
Em vẫn thường (**) nghĩ đến chàng luôn (XÊâ24)
Lòng em vẫn chan-chứa mối sầu vương
Chàng đã mang lại tình yêu và nguồn sinh khí (XANG 28)
Một tình yêu nhẹ nhàng không điều kiện
Chỉ một không gian vũ trụ chứng kiến mối tình ta. (XANG 32)

* Nếu Hò 16 và Hò 20 đi liền nhau như câu 1,2,4,5 thì nhịp Hò 20 chỉ có một câu văn thôi.
*Nếu nhịp 20 không phải là note Hò thì nhịp này (20) có hai câu văn như mọi nhịp khác.
Thí dụ như trong vọng cổ câu 6  “Ðôi lời với Quỳnh Hoa”
Ðắm lòng người Quỳnh Hoa phô muôn sắc
Hương ngọt ngào, cõi mộng ru hồn ta (Xê 20)
(**) Các lời có gạch dưới là để dể theo nhịp lúc hát. Các chổ trong ngoặc là các sửa đổi có thể thực hiện trong thí dụ này.

Một điểm nữa đáng chú ý ở đây là nếu chữ cuối của câu chót tận cùng bằng Hò 32, thì câu hát sẽ thành vọng cổ câu 4, hoặc bằng Xề 32 thì sẽ hát thành câu 5.

Câu 4: “Xuân trong mùa Ðông”:
Một tình yêu nhẹ nhàng không điều kiện
Chỉ một không gian vũ trụ chứng kiến mối tình mình (Hò 32)

Câu 5:  “Một đóa hoa Quỳnh”
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn ta quay quắt một kiếp người (Xề 32)

còn tiếp...

No comments:

Post a Comment