Saturday, August 1, 2015

Việt Nam. Hội An. Sóng Việt Đàm Giang

Thăm phố cổ Hội An


Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng.
Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Trung Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà xây cất theo kiến trúc Pháp.

Chiếc cầu cổ duy nhất còn lại ở Hội An ngày nay là Chùa Cầu, còn có tên gọi khác là Cầu Nhật Bản. Cây cầu này dài khoảng 18m, bắc qua một lạch nước nhỏ chảy ra song Thu Bồn. Theo sự tích kể lại thì Cầu Nhật Bản được xây dựng vào năm 1593, nhưng không có tài liệu chính thức ghi chép. Trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ có ghi  chép và có hình ảnh một cây cầu có mái đã xuất hiện năm 1630 mang tên "Hội An Kiều".




Cầu Nhật Bản có kiến trúc theo kiểu thượng gia hạ kiều, tức trên là nhà dưới là cầu, một loại  kiến trúc khá phổ biến ở những quốc gia  Á châu nhiệt đới.
Nhìn từ bên ngoài, cây cầu mái cong được nâng đỡ bởi một hệ thống cột gỗ, và phần móng được làm bằng vòm trụ đá. Mặt cầu vồng lên kiểu cầu vồng, được lát ván làm lối qua lại. Gắn liền với cầu về phía thượng nguồn là một ngôi chùa rất nhỏ thờ Huyền Thiên đại đế. Ngôi chùa nằm ngay cạnh cầu, ngăn cách bởi một lớp vách gỗ và bộ cửa "thượng song hạ bản", tạo không gian riêng biệt. Trên cửa chùa treo bức hoành màu đỏ với ba chữ "Lai Viễn Kiều" do chúa Nguyễn Phúc Chu ban tặng vào năm 1719 với ý nghĩa cây cầu của những người bạn từ phương xa đến. Ở mỗi đầu cầu, hai bên lối đi đều có hai bức tượng thú, một bên tượng khỉ, bên kia tượng chó. Các tượng đều được chạm bằng gỗ trong tư thế ngồi chầu, phía trước mỗi tượng có một bát nhang.




Theo truyền thuyết, con thủy quái Mamazu có đầu nằm ở Nhật Bản, đuôi ở  Ấn độ Dương và thân thì ở Việt Nam, mỗi khi cựa mình sẽ gây ra động đất, thiên tai, lũ lụt. Vì vậy những người Nhật đã xây dựng cây cầu cùng tượng Thần Khỉ và Thần Chó để trấn yểm con quái vật. Một thuyết khác cho rằng những bức tượng khỉ và chó xuất hiện trên cầu vì công trình này được khởi dựng vào năm Thân (khỉ), hoàn thành vào năm Tuất (chó). Cây cầu Nhật này ngày nay đã trở thành biểu tượng của thành phố Hội An.

Hội An là thành phố được Trung tâm du lịch trong nước quảng cáo rất nhiều và có trong hầu hết những tour du lịch Việt Nam. Một chút ghé thăm nhà giới thiệu tơ tằm, tiệm khắc đồ gỗ, nhà làm lồng đèn, những căn nhà cổ trong phố cổ Hội An, vài hội quán của người Hoa như hội Quán Quảng Đông, hội quán Triều châu, hội quán Phúc Kiến, v.v… và nếu có dịp ở qua đêm thì không thể nào bỏ qua đi ngắm phố cổ với đèn lồng rất đẹp.

Sóng Việt Đàm Giang

 Kén tằm

Lồng đèn Hội An

Khắc gỗ

Nhà gạch cổ hai tầng, cầu Nhật

Sông Thu Bồn chảy qua Hội An

                          Máy bay làm bằng lon nước Sprite, Coca Cola, hay lon bia

TinTin thăm Việt Nam!

Chợ Hội An

Dây tơ hồng

Khế ngọt
 
Hoa Súng.

Photos by SVĐG








1 comment:

  1. cám ơn ĐG đã mô tả Họi An đầy đủ về lịch sữ và những nơi đấng xem v..v..

    ReplyDelete