Thursday, August 3, 2017
Ai Cập 1. Sóng Việt Đàm Giang
• Egypt.
• Ai Cập.
• Sóng Việt Đàm Giang
•
• Kim Tự Tháp Khafre và tượng Nhân sư
• Nói đến Ai Cập thì chúng ta thường nghĩ đến những Kim tư tháp cổ, hay tượng Nhân sư (The Sphinx). Thăm viếng nước Ai Cập là một chuyến du lịch đáng kể đối những người thích du lịch.
Quốc Gia Ai Cập
• Ai Cập thuộc Bắc phi, phía Bắc giáp Địa Trung Hải, biên giới với Libya ở phía tây, Sudan ở phía nam, với Isreal ở đông bắc. Vai trò địa chính trị quan trọng của Ai Cập xuất phát từ vị trí chiến lược của nó: là một quốc gia liên hai lục địa châu Á và châu Phi qua eo đất Suez và kênh Suez nối giữa Biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương ngang qua Biển Đỏ.
• Ai Cập chiếm một phần sa mạc Sahara và sa mạc Libya. Các sa mạc này được coi là "vùng đất đỏ" trong thời Ai Cập cổ đại, và nó bảo vệ Vương quốc của các Pharaohs tránh khỏi các mối đe dọa từ phía tây. Và Ai cập cũng có một số ốc đảo, như ốc đảo Bahariya với đá trắng, ốc đảo Farafra, v.v…
• Vào trước thế kỷ 20, Phạm Phú Thứ đã phiên âm Egypt thẳng bằng Hán Việt thành Y Diệp trong cuốn Tây hành nhật ký (1863-thời vua Tự Đức nhà Nguyễn). Còn Ai Cập là phiên âm Egypt theo tiếng quan thoại Trung quốc rồi chuyển sang Hán Việt.
• Những địa điểm có nhiều di tích lịch sử của Ai cập nằm dọc theo bờ sông Nile từ bờ biển Địa trung hải (vùng hạ lưu sông Nile) đi xuống miền nam (thượng lưu sông Nile) được biết đến nhiều nhất phải kể là Alexandria, Giza, Cairo, Saqquara, Memphis, Dashur, Meidum, Tell el-Amarna, Dendedra, Karnak, Luxor, Esna, Edfu, Kom Ombo, Aswan, Philae, và Abu Simbel.
o Ai cập là một trong những nước hiện diện sớm nhất ở bên bờ sông Nile ở vùng đông bắc Phi châu. Nến văn minh cổ của Ai Cập là một trong những nền văn minh cổ xưa và sớm nhất trong lịch sử loài người.
o Từ ngàn đời người Ai cập đã được biết là có phong tục ướp xác người chết và chôn trong những ngôi mộ như Masbata và Kim tự tháp. Mastabas (lăng) là nguồn gốc đầu tiên của Kim tự tháp với một khối hình tháp xây bằng đá. Trong Mastaba có ba phòng: sảnh đường, phòng tế lễ và phòng thờ (nơi đặt tượng người chết). Mastaba hiện còn thấy ở vùng lăng mộ vua chúa ở Memphis, Ai cập.
o Một trong những Kim tự tháp lớn đầu tiên là Kim tự tháp Djoser ở Saqquara hình bậc thang, gồm 6 tầng thang, phía trên thu nhỏ dần, đáy hình chữ nhật, cao chừng 60 m. Đây là công trình của Imhotep (BC 2770). Hai kim tự tháp có ba bậc nhỏ hơn tìm thấy ở Meidum và Dashur.
o Kim tự tháp ở Giza gồm 3 kim tự tháp nổi tiếng là Kheops, Khefren, và Mykerinos. Những kim tự tháp này là tháp đá vôi. Ở Giza, ngoài ba kim tự tháp trên phải nói đến tượng Sphinx.
• Đền thờ
• Đền thờ cổ xưa được biết là dùng để thờ thần Mặt trời, nơi này cũng chính là để thờ vua. Một đền thờ tiêu biểu còn thấy rõ như Đền Karnak ở Karnak . Theo tài liệu cổ thì đền thờ gồm có một tiền tháp môn (propylon), một đường lát đá hai bên có những tượng đầu người mình thú, rồi bút tháp obelisk, tượng vua và cửa thành.
•
• Sông Nile
Kim tự tháp Khufu-Khafre-Maenkaure
• Đời sống Ai cập cổ xưa
•
Đời sống Ai Cập cổ coi như gắn liền với sông Nile, một dải sông dài 6695 km (4184 miles), có bẩy nhánh đổ vào Địa Trung Hải. Tên sông Nile bắt nguồn từ chữ Hy lạp “Nelios”, có nghĩa là Sông Thung lũng.
o Sông Nile bắt nguồn từ hồ Victoria, Uganda có tên là giòng Nile Trắng chảy qua Sudan, và Ai cập. Giòng Nile Xanh bắt nguồn từ hồ Tana, Ethiopa chảy qua Zaire, Kenya, Tanzanian, Rwanda, và Burundi cùng các nhánh chảy vào sông Nile hay hồ Victoria Nyanes. Những thành phố chính nằm kề bên sông Nile và Nile Trắng phải kể Cairo, Gondokoro, Khartoum, Aswan, Thebes/Luxor, Karnak, và thành phố Alexandria nằm gần nhánh Rosetta .
o Trong bài viết đó đây có thể kể rằng sông Nile chảy từ nam lên bắc. Điều này không có gì khó hiểu vì nước sông chảy theo giòng từ trên đồi núi cao ở trung Phi tới vùng delta sông Nile đổ vào biển Địa trung hải. Miền nam Ai Cập được gọi là Thượng Ai Cập, miền bắc Ai Cập gọi là Hạ Ai cập. Trên bản đồ khúc sông Nile chảy qua Ai Cập nhìn tựa như hình chữ S.
o Phần thượng lưu sông Nile nằm phía nam của tượng Sphinx là một vùng đất hẹp, có ít nguồn lợi thiên nhiên nên không phát triển được mấy.
o Trái lại, phần hạ lưu sông Nile nơi nước chảy vào biển Địa trung Hải là một vùng đất đồng bằng phì nhiêu được bồi đắp phù sa với nước sông Nile hàng năm từ tháng 6 đến tháng 9 nên rất màu mỡ và thuận lợi cho canh nông, mùa màng, trồng trọt và hải sản, chim cá cùng động vật.
o Tất cả các điều kiện thuận lợi thiên nhiên trên ở vùng hạ lưu sông Nile đã góp phần hình thành nền văn minh Ai Cập sớm nhất. Các ngành nghề như đánh bắt cá, nghề nông, thủ công nghiệp, và thương nghiệp đều phát triển ngay từ 3000 năm trước Công nguyên (BC 3000). Đặc biệt, các di sản kiến trúc như Kim tự tháp, điêu khắc, Obelisk, đã được cả thế giới ngưỡng phục cho đến ngày nay.
o Bài viết này không đi vào chi tiết, chỉ xin tóm tắt ở đây là Kim tự tháp đầu tiên vào thời kỳ 2800 năm Trước Công nguyên ( BC 2800) là do Hoàng đế Djoser ra lệnh cho Imotep xây và dựng ở Saqquara.
o Cỡ BC 2700 thì có kim tự tháp ở Meidum và Daschur. Sau đó là thời kỳ xây dựng kéo dài cỡ 20 năm cho ba Kim tự tháp ở Giza của Kheops (Khufu), Khefren (Krafre = Chephren), và Mykerinos (Menkaure). Phía trước Kim tự tháp Khefren là tượng nhân sư Sphinx có khuôn mặt tựa như Khefren.
• Sau thời kỳ Kim tự tháp thì một obelisk đầu tiên xây dựng ở Abusir để thờ thần mặt trời Re.
• Quan niệm về thế giới huyền bí của người Ai Cập cổ hay tôn giáo tín ngưỡng liên quan đến thần Ra (hay Re)
• Truyền thuyết kể rằng thần linh của người Ai Cập cổ, khi sơ khởi được quan niệm là một thế giới hỗn hợp của vật chất là nước. Vị thần đầu tiên, thần Atum (Ra hay Re), hàng năm xuất hiện như nước lũ của sông Nile ở xứ sở Ai Cập. Thần Ra sinh ra các bọt nước, từ đó biến thành thần Shu (liên hệ đến tia sáng mặt trời và không khí khô ráo giữa đất và trời) và nữ thần Tefnut (thần mưa, ẩm ướt liên hệ đến mặt trời và mặt trăng). Thế giới được tạo ra khi thần Shu và Tefnut sinh ra nữ thần Nut (Trời) và thần Geb (Đất). Theo như thế thì thần Tefnut với người anh song sinh Shu (và cũng là chồng) cùng với hai con tạo nên bốn nguyên tố chính: đất (Geb), trời (Nut), không khí (Shu), và nước (Tefnut). Người Ai cập có lòng tin rằng nếu không có nước của nữ thần Tefnut thì Ai cập sẽ bị khô cằn và bị mặt trời đốt cháy.
o Nut và Geb có bốn con là Osiris, Seth, Nephthys, và Isis. Isis là em và cũng là vợ của Osiris, con trai lớn của thần Geb. Osiris được cử làm vua Ai Cập cổ. Người em trai của Osiris là Seth được xem là người xấu. Vì ghen ghét, Seth đã âm mưu giết Osiris, phân thây ra làm nhiều mảnh vứt bỏ rải rác khắp nơi, và tự lên ngôi làm vua Ai Cập. Isis, vợ Osiris tìm đủ mọi cách để thu thập hầu hết những mảnh thân thể của chồng, nhờ thần Thoth dùng phép làm Osiris sống lại và sau đó Isis tự thụ thai với tinh trùng của Osiris và sinh ra Horus và Anubis. Horus sau đó, tìm cách trả thù cho cha. Seth thách đấu với Horus, bị thua, và bị đày đến sa mạc và biến thành thần bão cát khủng khiếp. Horus lên ngôi vua và trở thành pharaoh. Osiris được ướp xác bởi Anubis và biến thành thần của thế giới bên kia.
• Có rất nhiều truyền thuyết xung quanh vị thần Ai cập và các triều đại Ai Cập.
• Người Ai cập thờ rất nhiều loại thần. Họ cho rằng khi những hoàng đế (pharaohs) của họ chết đi, qua thế giới bên kia thì sẽ biết thành thần. Thế giới của người Ai Cập luôn xoay quanh các điều thần bí về con sông Nile và sa mạc, tạo nên một đức tin về các thế lực thần bí, luôn lôi kéo con người phải thuần phục các pharaohs và coi các pharaoh như một vị thần hiện hữu, thay mặt các vị thần khác có nhiệm vụ trông coi dân Ai Cập, cùng dung hòa các thế lực thiên nhiên khắc nghiệt để mang lại cho nhân dân Ai Cập một cuộc sống yên lành bên cạnh dòng sông Nile.
o Như trên đã đề cập, Osiris bị người em độc ác Seth giết chết. Sau đó Osiris được Thoth làm phép cho sống lại (phục sinh). Công thức I.A.O. (Isis, Apophis, Osiris) Sinh ra, Chết đi, Phục sinh rât quen thuộc với người Ai cập. Osiris giữ vai trò quan trọng trong Ai cập cổ huyền bí, và là vị thần được dân Ai cập hết lòng yêu quý và ngưỡng phục. Osiris dạy dân Ai cập cách làm ruộng, ăn rau, và ăn thịt thú vật đúng cách. Osiris cũng là vị thần của thế giới bên kia. Hình cho thấy Osiris là người được gói thân như xác ướp, có da mầu xanh, tay cầm một cái móc và một cái đòn đập lúa. Trên đầu Osiris mang một vương miện (atef) gồm một mũ hình nón trắng tượng trưng Thượng Ai Cập, có gắn lông đỏ hai bên.
• o Một tấm hình vẽ cho thấy nữ thần Nut cong người lên, có hai tay và hai chân chạm đất tạo thành một bán cầu. Thần Nut tượng trưng cho thiên đàng, chân và tay tượng trưng cho bốn cột trụ để trời nghỉ ngơi. Nut được thần không khí Shu (bố) đỡ. Chồng nàng nằm nghiêng trên mặt đất, chống một khửu tay và hai chân ở trên mặt đất. Vị trí nằm miêu tả đồi và thung lũng. Truyền thuyết nói rằng khi Shu nâng Nut (trời) trên Geb (đất), Shu đã chấm dứt được sự hỗn loạn mà nếu Shu thay đổi vị trí thì sự hỗn loạn lại xẩy ra.
•
• Thần trời Nut, Thần khí Shu, Thần đất Geb Thần mưa Tefnut
Chữ cổ
• Chữ viết Ai Cập cổ: chữ tượng hình (Egyptian hieroglyphs)
• Đã lâu, các nhà khảo cổ học tìm thấy những ký hiệu tượng hình được khắc trên các bức tranh trong các di tích tìm thấy khi tiến hành khai quật Heliopolis vào năm 1894. Tuổi của những chữ tượng hình này có niên đại vào khoảng 3200 TCN. Các nhà khảo cổ Ai cập xếp hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ vào thể loại chữ tượng hình là lối viết sớm của hệ thống chữ viết của thế giới.
• Chữ cổ Ai Cập là một loại chữ viết diễn tả qua hình (pictograms) . Bảng chữ ABC cổ Ai Cập biểu hiệu vật thể. Thí dụ hình cái chân có nghĩa là cái chân. Dần dần nó được dùng để biểu hiệu cho âm như là biểu hiệu thanh âm (phonetic). Thí dụ hình cái chân cũng tượng trưng cho b sound vì chữ Ai cập cho chân bắt đầu với âm b. Chữ cổ Ai Cập có thể viết ngang hay dọc. Khi viết dọc thì từ trên xuống dưới. Khi viết ngang thì có thể từ trái sang phải hay từ phải qua trái. Khi đọc cần nhìn mặt của biểu tượng ABC cổ này. Các khuôn mặt người hay thú vật đầu hướng về đầu của câu. Thí dụ như khi viết tên Giang trên name tag (gọi là cartouche) chữ cổ cho âm a mặt chim ưng (phượng hoàng) hướng phía trái, nên chữ viết bắt đầu từ trái qua phải. Tiệm kim hoàn địa phương nhận order và khắc tên trên cartouche , vài ngày sau thì lấy được.
•
o Chữ tượng hình Ai Cập cổ không còn được sử dụng từ thế kỷ thứ 4. Đến thế kỷ 15, người ta bắt đầu tìm cách giải mã hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ. Đến thế kỷ 19, nhà khảo cổ người Pháp là Champollion đã giải mã được văn tự Ai Cập này.
o Cuối thế kỷ 20, người ta đã truy ra là mẫu tự Phoenix (tổ tiên của người Li Ban) đã được đặt ra bắt chước theo văn tự Ai Cập. Sau đó các dân tộc Do Thái, Ả Rập, Hy Lạp và La-Tinh đã dựa theo mẫu tự Phoenix để thành lập chữ viết của mình. Ngày nay, các xứ dùng mẫu tự La Tinh, trong đó có Việt Nam, Pháp, Anh; các xứ dùng mẫu tự Hi Lạp, trong đó có Nga đều thừa hưởng di sản của chữ viết Ai Cập.
o Điều đáng thán phục nhất chính là kỹ thuật xây dựng của người Ai Cập cổ. Những công trình đồ sộ, cao lớn và chính xác theo quan niệm vũ trụ của người Ai Cập cổ đến hôm nay cũng vẫn còn làm cho các nhà khảo cổ học lúng túng và còn liên tục khám phá. Có nhiều công trình nghiên cứu mới ra đời thay thế cho các lập luận cũ không còn đứng vững. Cũng cần nhắc đến kiểu kiến trúc đặc biệt của các cổng, cửa theo kiểu của vòm ở triều đại thứ 4; tất cả các lối vào của các công trình lớn được kết cấu bởi các cổng lớn có dầm đỡ.
o Ai cập bắt đầu thuộc Ai Cập từ khi Đại đế Alexandros III làm vua xứ Macedonia vào năm 332 TCN. Khi Alexandros chết năm 323 TCN thì Ai cập rơi vào tay của Ptolemy. Triều đại Ptolemy bắt đầu từ đó và trị vì gần 300 năm và chấm dứt với nữ hoàng Cleopatra VII.
•
Nữ hoàng Cleopatra VII
• Nhà Ptolemy truyền đến người trị vì cuối cùng là nữ hoàng Cleopatra VII Philopator. Năm 51 TCN, bà cùng lên ngôi và cưới người em trai, Plolemy XIII Theos Philopator.
o Năm TCN, ở La Mã có cuộc nội chiến giữa hoàng đế Julius Cesar và tướng Gnaeus Pompeius Magnus. Năm 48 TCN, Cleopatra bị lật đổ. Cùng năm đó, Pompeius bị đánh bại, ông phải chạy trốn vào Ai Cập và bị giết tại thành Alexandria bởi một viên quan của vua Ptolemy XIII. Caesar đã chiến thắng, xong sau đó ông lại dính vào cuộc nội chiến dành quyền giữa Ptolemy XIII và Cleopatra. Quân đội của Ptolemy XIII bị tiêu diệt và Caesar trở thành tình nhân của Cleopatra, ông lập lại ngôi vị cho Cleopatra. Cleopatra lại lên ngôi cùng một người em khác là Plotemy XIV, còn Cleopatra thì theo Caesar về La Mã. Năm 44 TCN, Caesar bị giết và Cleopatra trở về Ai Cập.
o Năm 41 TCN, Cleopatra gắn bó với Marcus Antonius, một vị danh tướng La Mã. Năm 31 TCN, La Mã có nội chiến, Cleopatra và Antonius cùng ra đánh trận Actium ngoài khơi. Tại đây, Cleopatra và Antonius đã bị danh tướng Octavian (người cháu gọi Caesar là chú) đánh bại. Theo truyền thuyết, sau thất bại, Cleopatra về cung điện và tự sát bằng rắn độc. Octavian chiếm được Ai Cập và năm 27 TCN, ông lên ngôi Hoàng đế La Mã Augustus.
o Thời kỳ Ai Cập thuộc Hy Lạp kết thúc. Đất nước Ai Cập đã biến thành một tỉnh La Mã và bước sang thời kỳ Ai Cập trực thuộc La Mã. Đây là một thời đại thanh bình mà sử gọi là Thái Bình La Mã (Pax Romana).
Sóng Việt Đàm Giang biên soạn.
No comments:
Post a Comment