Friday, August 4, 2017
Ai Cập 2. Obelisks Cổ Ai Cập. Sóng Việt Đàm Giang
Những Obelisks cổ ở Ai Cập.
Những obelisk cổ còn lại ở Ai Cập không nhiều, tổng cộng tám cái, gồm ba ở Karnak, một ở Luxor, một ở Viện bảo tàng Luxor, ba ở Cairo và một obelisk dang dở vẫn còn nằm ở Aswan.
Đền đài Karnak, Thebes có ba obelisks:
Obelisk Tuthmosis I, cao 66-75ft nặng cỡ 143-160 tons.
Obelisk Hatshepsut, cao 97ft nặng 320-323tons
Obelisk Seti II, cao cỡ 23ft
Đền đài Luxor: Luxor có Obelisk Rameses II cao 82ft nặng 254 tons
Viện Bảo tàng Luxor: có obelisk Rameses II
Thành phố Cairo:
Heliopolis, Cairo. có Obelisk Senusret cao cỡ 69 ft nặng 120 tons
Gezira Island, Cairo. Có obelisk Rameses II cao cỡ 68 ft nặng 120 tons
Cairo International Airport. Có Obelisk Rameses II cao cỡ 56 ft nặng 110 tons.
Obelisk tại đền Luxor.
Đền Luxor được Amenhotep III cho xây cất để thờ thần Amun-Re, vợ là Mut, và con trai là Khonsu. Đền này được coi là nơi trú ẩn của Amun Re. Đền này trực tiếp nối liền với đền Karnak, trung tâm chính để thờ Amun-Re hay Amun-Min, là thần mắn con. Ngày xưa trước đền có một cặp obelisks dành riêng cho Rameses II thờ thần Ramun-Re. Nhưng hiện nay chỉ còn có một. Obelisk này làm bằng đá hoa cương hồng, cao 25 m (82ft) nặng cỡ 254 tons. Lối dẫn vào đền cũng còn tồn tại hai tượng Rameses ngồi. Trong thời gian đền Luxor còn nằm ẩn sâu dưới lòng đất cát thì vào thế kỷ thứ XIV một ngôi đền Hồi giáo được xây ngay phía trên ngôi đền Luxor. Hiện nay đền Hồi giáo vẫn còn thấy.
Phụ chú. Obelisk thứ hai cao 23 m, (72 ft/230 tons) hiện ở tại Place de La Concorde, Paris, Pháp. Pháp đã nhận obelisk này như món quà của Ai Cập do Muhammad Ali tặng vua Pháp Louis Philippe vào năm 1836 để thắt chặt ngoại giao giữa hai quốc gia. Để đáp lễ lại, vào năm 1845, vua Louis Philippe đã tặng lại Muhammad Ali một cái đồng hồ bằng đồng đặt tại tòa tháp của đền Muhammad Ali tại Cairo, Ai Cập.
Obelisks tại đền Karnak.
Như đã nói ở trên dẫy đền đài Karnak nằm ngay gần phía bắc của Luxor. Nơi đây có đủ loại di tích như đại lộ thú đầu cừu dẫn đến cổng đền thờ, cột trụ khổng lồ, v.v... Đền Karnak được phân chia ra làm bốn khu vực. Chỉ có khu của Amun-Re là mở cửa cho du khách. Ai tới Karnak cũng phải sững sờ trước những hàng cột khổng lồ ở Hypostyle Hall trong khu Amun-Re, một khu vực rộng 5,000 thước vuông, với 130 cột, chia làm 16 dẫy; 122 cột cao 10 m, 12 cột cao 21 m, có đường kính lớn hơn 3 m.
Một obelisk được Hoàng hậu Hatshepsut (1473-1458 BC) cho dựng lên. Obelisk được cắt từ đá granite quarries ở Aswan. Obelisk của Hatshepsut cao 97 ft nặng 320 tons. Dưới đáy có hàng chữ cho biết việc cắt đá và hoàn thành tốn 7 tháng. Hatshepsut đã dựng 4 obelisks, nhưng chỉ còn có một là đứng. Một đã gẫy và chỉ còn một nửa nằm gần đó.
Obelisks: Tuthmosis, Hatshepsut.
Seti II
Obelisk dang dở tại Aswan
Gần đó là một obelisk dựng bởi Tuthmosis I (1504-1492 BC) nhỏ hơn cao 75 ft, nặng cỡ 160 tons. Obelisk Tuthmosis I hơi nghiêng một chút. Trên bốn mặt của obelisk có khắc ba hàng chữ, hàng ở giữa thường cho biết lịch sử của những vị vua thời đó. Hàng chữ ở mặt phía đông có liên hệ đến Tuthmosis I.
Ngoài hai obelisk cao, còn một obelisk rất thấp của Seti II nằm trong Đền lớn của Amum, cao khoảng 23 ft.
Obelisk thường dựng có đôi, chiều cao hơi chênh lệch nhau một chút. Kích thước cùng độ góc của cặp obelisk đã được tính toán kỹ lưỡng khi dựng đặt ở một địa điểm với nhiều nghiên cứu về thiên văn và lịch ngày tháng.
Obelisk dang dở ở Aswan. Đây là obelisk lớn (cao) nhất của thời cổ đại. Hiện nay obelisk này vẫn còn nằm tại chỗ, còn gắn liền với một tảng đá. Vì có một vết nứt tự nhiên ở trên tảng đá mà công trình này phải bỏ dở. Obelisk dang dở nằm ngang này cho thấy có chiều cao 36 m (120 ft), và như vậy nếu được hoàn tất thì đó là obelisk cao nhất và nặng nhất cỡ 1000 tons. Obelisk dang dở này đã được cho rằng là một cặp với Lateran obelisk ngày trước dựng ỡ Karnak, nay ở Rome, Italy, gần nhà thờ San Giovanni.
Obelisks ở Cairo.
Thành phố thủ đô Cairo có 3 obelisks
Heliopolis
Geiriza
Cairo Airport
Obelisk ở tại Heliopolis, Cairo, Egypt của pharaoh Sesostris I (trị vì 1972-1928 B.C.), cao 69 feet, nặng 120 tons. Đây là obelisk cổ nhất từ thời Trung Nguyên (2050-1786 B.C.), được dựng để kỷ niệm trị vì hơn 30 năm của vị pharaoh Sesotris I. Người ta cho rằng cái obelisk thứ hai đã đổ mất vào thế kỷ thứ 12 A.D.
Obelisk ở Vườn Al Andalus, Gezira Island. Đây là obelisk của Ramses II xuất xứ ở Tanis cách bắc Cairo cỡ 70 miles. Nó được chuyên chở đến Vườn Al Andalus, đảo Gezira trên sông Nile, gần Cairo vào năm 1958. Obelisk này cao cỡ 45 ft.
Và ở gần phi trường Cairo có một Obelisk cao cỡ 56 ft.
Ngoài obelisks cổ, Cairo có Đền Al-Azhar, Đền Mohammad Ali, Cairo tower, Viện Bảo Tàng Ai cập, Cairo, và v.v… Viện Bảo Tàng Cairo là một trong những VBT lớn nhất thế giới với những tạo tác và di sản từ thời cổ đại với 250,000 mẫu vật có từ 5,000 năm về trước và 11 xác ướp của các triều đại Pharoah Ai cập. Tại đây, bộ sưu tập những báu vật của vua Tutankhamum là nơi được chiêm ngưỡng nhiều nhất.
Alexandria
Một thành phố Ai Cập có nhiều di tích lịch sử là Alexandria, Alexandria là thành phố lớn thứ hai của Ai Cập nằm ở Tây Bắc sông Nile. Là hải cảng chính của Ai Cập, và là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Ai Cập. Có viện bảo tàng Graeco Roman, có thư viện Alexandria. Thư viện Alexandria nằm ngay bờ biển Địa Trung Hải có nhiều chữ tượng hình, ký tự cổ của nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả ký tự có trong bộ chữ cái của tiếng Việt. Có pháo đài Qaitbay cùng ngọn hải đăng. Alexandria cũng có lâu đài và vườn Montazah rất đẹp.
Thư viện Alexandria
Tượng khổng lồ Memnon
Hai tượng khổng lồ Memnon
Phía Tây thành phố Thebes, Luxor hiện nay chỉ còn lại vết tích duy nhất của một ngôi đền lớn với hai tượng khổng lồ thường gọi là Tượng khổng lồ Memnon và Emathion. Hai tượng, cao 18 m và nặng cỡ 1300 tấn, nguyên thủy là tượng thờ Amenophis III của người Ai cập. Khi Hy lạp trị vì Ai Cập, họ đã gọi tượng này là Memnon. Theo thần thoại Hy lạp thì Memnon (con của Eos và Tithonus) là hoàng tử xứ Ethiopie đã tham dự chiến trận thành Troy và bị Achilles giết chết. Người Hy lạp đã nghe thấy từ tượng Amenophis (bên trái) phát ra tiếng vi vu do gió lọt vào kẽ hở trong tượng gây ra, tựa như tiếng rên rỉ than thở của Memnon khi thấy dạng của Eos (hay Aurora, mẹ của Memnon) hiện ra trong bầu trời vào mỗi buổi sáng, nên đặt tên tượng là tượng Memnon. Tiếng vi vu đã biến mất sau khi được chỗ nứt được sửa chữa.
Tạm kết
Bài viết rất ngắn này chỉ mới nêu lên được một vài địa danh của Ai cập. Những đền đài và một số địa danh có nhiều di tích lịch sử của Ai cập sẽ được viết tiếp trong những bài viết khác.
Sóng Việt Đàm Giang
No comments:
Post a Comment