Friday, October 30, 2020

Cay Hoa Ngoc Lan. SVDG

 

Cây Hoa Ngọc Lan

Nguồn gốc cây Ngọc lan

 


Cây Ngọc lan thuộc Chi Ngọc lan (Michelia) hay chi Giổi (Magnolia) thuộc họ Mộc lan (Magnoliaceae). Chi Ngọc lan (Michelia) có khoảng 50 loài cây thân gỗ và cây bụi thường xanh, có nguồn gốc ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới của Nam Á và Đông Nam Á bao gồm cả miền nam Trung Quốc.

Họ Magnoliaceae hay họ Mộc lan là một họ cổ; các hóa thạch thực vật được xác định thuộc về họ Magnoliaceae có niên đại tới 80-95 triệu năm (thời đại khủng long).

Những hóa thạch của cây này đã được tìm thấy trong những phiến đá trên 100 triệu năm tuổi ở nhiều nơi như châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ. Người Trung Quốc đã trồng Magnolia từ thế kỷ thứ 7 gọi tên cây hoa là hoa "Yu-Lan" có nghĩa là ("Jade Orchid") Lan Ngọc. Người Nhật Bản trồng Magnolia Stellata từ hàng thế kỷ và gọi nó là "Shidekobushi". Còn Champaca lại là đại diện cho họ Mộc Lan này ở vùng Ấn Độ, Java và quần đảo Philippine. Bạch Ngọc lan thuộc chi Michelia

Lá, hoa và hình dáng của chi Michelia (Ngọc lan) tương tự như chi Magnolia (Mộc lan), nhưng hoa của chi Michelia nói chung mọc giữa các nách lá, hơn là mọc đơn ở đầu cành như của chi Magnolia.

Một số loài, bao gồm hoàng ngọc lan (M. champaca) và M. doltsopa được trồng để lấy hoa, cả để làm cây cảnh cũng như lấy hoa thuần túy. Hoa hoàng ngọc lan cũng được sử dụng để sản xuất tinh dầu trong công nghiệp sản xuất nước hoa. Một số loài đã được đưa vào các khu vực ngoài Đông Nam Á để trồng trong vườn hoặc trên đường, bao gồm M. figoM. doltsopa và M. Champaca.

                                                         Ngọc Lan

Hoàng Ngọc Lan 

Mặc dù loài hoa này được biết là hiện diện đã rất lâu và mỗi quốc gia có cây này đều đặt cho một tên khác, tên Magnolia chỉ được gọi từ đầu thế kỷ 18.

 Nguồn gốc của tên "Magnolia" ngày nay: Năm 1703, nhà thực vật Charles Plumier viết về một loài hoa có trên đảo Martinique, và ông đặt tên hoa này theo tên của một nhà thực vật Pháp thế kỷ 17 mang tên Pierre Magnol. (Pierre Magnol là một giáo sư, nhà thực vật học và y học, giám đốc vườn cảnh ở Montpellier của Pháp vào đầu thế kỷ 18, ông mất năm 1715). Cây này được người địa phương (đảo Martinique) gọi là Talauma, nhưng sau đó tên Magnolia được gắn với cây hoa này. Nhà thảo mộc William Sherard dùng tên này và sau đó Carolus Linnaeus dùng tên này viết trong cuốn sách Systema Naturae, in 1735. Sau khi nhiều loài khác thuộc gia đình hoa Magnolia được biết đến thì họ này được chia làm hai chi là chi Magnolia và chi Yulania.

Magnolias thường thấy ở Mỹ , và Yulania ở Á châu nói chung. Dù sau này qua phương pháp DNA, khoa học gia thấy có nhiều khác biệt trong những loài đã đuợc xếp vào họ Magnoliaceae nhưng một cách tổng quát, các giòng chính vẫn được chấp nhận.

Chi Magnolia: có nguồn gốc từ châu Á sau khi được đưa sang Mỹ, Magnolia do hạp thủy thổ được trồng rất nhiều ở miền Nam. Cả hai bang Louisiana và Mississippi đều chọn Magnolia làm biểu tượng hoa cho tiểu bang của mình.

                                                           Magnolia grandiflora
                                                     Cananga odorata

Ngoài loại Mộc lan/Magnolia hoa lớn trên, một hai loài cũng thấy thường ỡ Mỹ là:

Magnolia stellata trắng Nhật bổn

 *

Magnolia denudata lai giống màu hồng*



Và còn rất nhiều loại Mộc lan khác trồng rải rác khắp nơi.

Phần bài viết dưới này chỉ nói đến hoa Ngọc Lan (chi Michelia)

Cây hoa Ngọc Lan Việt Nam

Ngọc lan có hai giống hoa trắng (Mechelia alba D.C) cây cao to và giống hoa vàng, cũng gọi hoàng lan (Michelia Champaca L.) thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae).

Bạch Ngọc lan là cây thân gỗ khá lớn, có khi cao tới 25-30 m, tuy nhiên người ta có thể chiết cành trồng vào chậu làm cây cảnh.Lá to màu lục tươi, có lá bắp dính thành ống bao lấy chồi. Mùa hoa vào tháng 5-8. Hoa mọc thành từng bông ở nách lá phía trên ngọn, có nhiều cánh dài, mảnh, mùi thơm dịu. Ngọc lan thân lá đều đẹp, hoa nhỏ, dùng để ướp chè và cất tinh dầu nước hoa đều được. Tuy thân gỗ to xong gỗ xốp, xấu. Cây rất chịu nắng, không kén đất, xong cần ẩm.

Tại Việt Nam, Ngọc lan được trồng nhiều ở đình chùa và công viên. Cây cũng được trồng nhiều để lấy hoa cúng, và làm trang sức do hương thơm như gài mái tóc, kẹp sách và cho vào ví, túi. Nhiều bộ phận của cây ngọc lan có tác dụng làm thuốc.

Hoàng Ngọc lan: tên thường gọi : Hoàng lan, cây công chúa, ngọc lan tây, lan tua, đại lăng, y lăng. Tên tiếng Anh : Ylang-ylang, perfume tree. Tên khoa học:  Cananga odorata. Sắp loại vào Magnoliales. Họ : Annonaceae

Hoàng Ngọc lan hay cây công chúa là một cây lan đại mộc (như ngọc lan hay mộc lan) trồng tự nhiên có thể đạt đến chiều cao 15 đến 25m, nhưng trồng làm cảnh hay lấy hoa, nó có thể được cắt tỉa để đạt chiều cao chỉ 1,8m. Vỏ cây màu xám trắng, lá song đính màu xanh đậm dài đến 20 cm chứa tinh dầu có mùi hăng, hoa mọc từ nách lá có mùi thơm mạnh. Hoa nở quanh năm ở các vùng khí hậu nhiệt đới. Hoa có thể cho quả chứa 10 đến 12 hạt như hạt mãng cầu. Hình thể hoa hết sức đặc biệt, hoa lớn nhưng cuống lại nhỏ nên luôn luôn rủ xuống phía mặt đất. Có hơn 6 cánh, khi còn non màu xanh nhạt, khi chín cánh màu vàng xoăn xuýt, đài hoa xòe rộng và nhọn như hình vương miện, trông như một cô gái tóc vàng đội vương miện nên được gọi bằng cái tên hết sức tượng hình là cây công chúa.
Được mô tả như một hỗn hợp mùi hương cực mạnh của lài và quế pha chút mùi cam chanh, hương hoàng lan có tác dụng định thần kinh, tạo cảm giác thư giãn và còn có một tính chất đặc biệt kích thích hưng phấn và tình ý. Tinh dầu hoa hoàng lan sản xuất nhiều nhất ở Comores (ANjouan) và Madagascar, bán rất đắt và được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp hương liệu và mỹ phẩm. (forum.caycanhvietnam.com)

Cho đến nay thì các loại sản phẩm dùng tinh dầu hoàng lan hay  tựa hương hoàng lan có rất nhiều. Những nước hoa nổi tiếng có hương hoàng lan có thể kể : " N° 5 " de Chanel (1921) ; " Arpège " de Lanvin (1927) ; " Chant d'Arômes " de Guerlain (1962) ; " Ylang et Vanille " de Guerlain (1999) ; " Air du Temps " de Nina Ricci (1948) ; " Poison " de Christian Dior (1985) ; " L'Instant " de Guerlain (2003).

Ylang-ylang (Cananga odorata (Baill.) Hook. et Thom., Anonacées.

Đây là một cây có mùi hương rất tuyệt. Nguyên gốc từ Phi Luật Tân và Bornea, cây đuợc nhiều nhà điều chế nước hoa của Pháp nhất là ông Jean Paul Guerlain cho trồng nhiều nhất ở Madagascar và vùng Aomores (Anjouan). Tại Hawai cũng trồng nhiều để điếu chế nước hoa. Cây mọc tự nhiên có thể cao 30 m, nhưng trong đồn điền, để tiện việc thu hái, cây đã được cắt xén cho có độ cao tối đa là 2 m. Hoa thương nở quanh năm nhưng nhiều nhất từ tháng 11 đến tháng 3. Hoa thường được hái trước 9 giờ sáng. Cây trồng 10 năm sản xuất từ 10 đến 15 kg hoa một năm. Chất dầu tinh cất từ hoa đuợc những nhà sáng tạo nước hoa chế biến với mùi thơm hoa nhài dịu ngọt, đượm mùi tựa gỗ hương, cam chanh và hoa hồng.

Tưởng cũng nhắc là có hai loại Hoàng ngọc lan là Hoàng ngọc lan Ylang Ylang Cananga odorata (họ Annonaceae), và Hoàng Ngọc lan Michelia champaca (họ Magnoliaceae).

(Tài liệu tổng hợp t internet).

Sóng Việt Đàm Giang.

 

Monday, October 12, 2020

Bouillon Chartier Resraurant. Paris. SVDG

 

Nhà Hàng Bouillon Chartier. Paris

Tiệm ăn Bouillon Chartier nằm trong một ngõ nhỏ tại số 7 Rue Du Faubourg, ngay gần Boulevard Montmartre ở phía đông bắc của Trung tâm Thành phố Paris. Đây là một tiệm ăn có tính cách cổ truyền mà cho đến nay người dân Paris đã cố gắng giữ cho riêng họ.

 


Tiệm mở cửa vào năm 1898, trang trí bên trong rất đơn giản: một sảnh phòng dài hẹp trần
rất cao với ban công xuôi về một phía, nhiều dãy bàn dài - trên các bàn được đặt những tờ 
giấy trải bàn màu trắng (loại khăn trải bàn dùng một lần). Phía trên cao của bàn là một 
chiếc bàn dài với giá thanh ống bằng đồng  làm giá để hành lý cho khách.


Những bức tường một loạt gương chạy dài từ ngang chỗ ngồi đến trần, và có trưng 
nhiều tủ gỗ màu nâu chứa nhiều ngăn kéo có số từng ngăn.
Thực đơn thay đổi hàng ngày, hoàn toàn bằng tiếng Pháp và không có bản menu bằng
 tiếng Anh!
Có thể nói đây là một tiệm ăn gia đình. Khách hàng nhìn thấy có tất cả các nhóm tuổi 
và thành phần, thanh niên, các cặp vợ chồng, gia đình trẻ em và người già. 
Những người phục vụ mặc đồng phục áo sơ mi trắng, áo ghi lê, tạp dề dài màu trắng 
và họ rất chuyên nghiệp.
Thực đơn - được thay đổi hàng ngày và bao gồm nhiều món đặc sản theo mùa.
 Thức ăn của tiệm được chế biến một cách nghiêm túc, hoàn hảo tuyệt đối.
 Giá cả, đối với trung tâm Paris, món khai vị chủ yếu khoảng hai hoặc ba Euro 
(ngoại trừ Escargots , và Bloc de fois gras de canard giá trên 7 euro), các món ăn
 chính  hầu hết khoảng trên dưới 15 Euro.
Món khai vị (appetizers) được gọi là "entree". Bắt đầu với món khai vị, chúng tôi 
chọn Fois gras de canard và đĩa Escargots. một chai Vin rose (Buzet, 75 cl). 
Món chính Beuf Bourguignon và Faux Filet nướng. 
tráng miệng với Ile flotante và Profiteroles au chocolat chaud.




Sau bữa ăn, bạn sẽ không nhận được hóa đơn in trên giấy, mà thay vào đó,
 người phục vụ sẽ viết nguệch ngoạc thực phí  của bạn trên khăn trải bàn bằng
 giấy ngay trước mặt khách. 

Mẫu hóa đơn
Tiền tip đã được bao gồm trong hóa đơn của bạn (dịch vụ bao gồm 12%). 
Với giá cỡ chừng 45-50 euro cho một bữa ăn trưa như thế là trung bình. 

Và chúng tôi rất thích không khí, sự phục vụ lịch sự và thức ăn khá hạp 

khẩu vị tại nhà hàng này.

Đàm Giang.

Thursday, October 8, 2020

When You Are Old. WBYeats. MotMai Khi EmKoConTre.SVDG.

 

Một Mai Khi Em Không Còn Trẻ. Thơ WilliamYeats. SVDG

Đọc thơ William Butler Yeats:

Một Mai Khi Em Không Còn Trẻ
   Sóng Việt Đàm Giang

WHEN YOU ARE OLD

When you are old and gray and full of sleep,
And nodding by the fire, take down this book,
And slowly read, and dream of the soft look
Your eyes had once, and of their shadows deep;

How many loved your moments of glad grace,
And loved your beauty with love false and true,
But one man loved the pilgrim soul in you,
And loved the sorrows of your changing face;

And bending down beside the glowing bars.
Murmur, a little sadly, how Love fled,
And paced upon the mountains overhead
And hid his face amid a crowd of stars.


William Butler Yeats, 1892

Trong bài thơ ngắn chỉ có 12 hàng mà Yeats làm khi 26 tuổi, Yeats nghĩ về Tình yêu, Thời gian và khả năng tàn phá của Thời gian. Bài thơ viết ngày 21 tháng 10 năm 1891, và đuợc gửi cho người đàn bà mà Yeats đã yêu tha thiết, đó là người đẹp Maud Gonne, một lãnh tụ của phong trào tranh đấu quốc gia cho Ái Nhĩ lan. Vào thời đó Yeats đã cầu hôn Maud hai lần và đều bị nàng từ chối. Mặc dù bài thơ của Yeats viết bắt chước bài sonnet nổi tiếng của Pierre Ronsard gửi cho Hélène (1578) “Quand Vous Serez Bien Vieille” và cũng mang ý một bài của Shakespeare nói về Thời gian vượt khỏi tầm tay khi Yeats cũng nói về Thời gian. Nhưng trong khi Shakespeare than thở về sự hủy hoại của thời gian thì Yeats cảm thấy tự ái được ve vuốt: bởi vì Maud đã từ chối Yeats khi còn trẻ đẹp, thì nàng sẽ tìm thấy tình yêu ở Yeats với một tình yêu tôn linh nhiệt tâm. Sự khác biệt trong bài thơ của Ronsard với Yeats rất rõ ràng. Trong khi Ronsard tiên đoán khi ông trở thành bóng ma gày còm lẩn quẩn quanh mộ mình và người Ronsard yêu, một người đàn bà lưng còng già nua sẽ phải hối hận đã gạt bỏ tình yêu của Ronsard, thì Yeats nhẹ nhàng hơn đổ lỗi cho sự thất bại trong tình yêu không phải là do người đàn bà mà do Tình yêu của chính Yeats, một người lúc đó đã rời bỏ quỹ đạo của loài người trần thế.
Trong câu đầu, nhà thơ kể cho Maud Gonne nghe rằng khi nàng về già, tóc bạc xám, nàng sẽ tối ngày buồn ngủ, ngồi cạnh lò sưởi để sưởi ấm thân thể lạnh cóng. Nhà thơ sẽ bảo nàng cầm tập thơ của ông lên và đọc chậm chạp, và nhớ những ngày nàng còn trẻ khi nàng có cái nhìn êm ái và có đôi mắt quầng đậm. Đoạn 2, nhà thơ bảo nàng hãy nhớ lại những người đã yêu nàng thật sự vì sắc đẹp thể xác hay cả những kẻ giả vờ. Nhưng ông bảo nàng rằng chỉ có ông là một người đã yêu tâm hồn nàng, một linh hồn được chuyển sinh từ thân thể này sang thân thể khác (pilgrim soul). Ảnh hưởng của triết lý Pluto, đặc biệt chuyển sinh linh hồn hiển nhiên ở đây. Nhà thơ nói rằng chỉ có ông đã yêu nàng không chỉ vì sắc đẹp trẻ trung mà yêu cả sự phiền muộn và sắc đẹp tàn tạ của nàng. Trong đoạn ba, nhà thơ nói nhiều hơn nữa rằng khi về già nàng sẽ ngẫm nghĩ, gục đầu bên lò sưởi và thương khóc để tang cho nhà thơ lúc đó sẽ bước đều lên đỉnh núi và nhập vào với tinh tú trên trời, sau khi ông đã rời thân xác.
Bài thơ biểu lộ tình cảm thắm thiết mà Yeats dành cho Maud. Khi viết bài thơ này, Yeats đã bị Maud từ chối lời cầu hôn hai lần. Mặc dù tình yêu với Maud lúc đó còn quá mới mẻ, nhà thơ
đã chứng tỏ sự tha thiết khi nhắn nhủ Maud rằng một mai khi nàng không còn trẻ đẹp nữa, nàng sẽ phải ăn năn hối hận vì chàng đã cho nàng tình yêu không thuấn thể xác mà có cả tâm linh.
Bài thơ là một thông điệp toàn cầu, cấu trúc theo thể abba trong cả 3 đoạn. Chữ yêu được nhắc đến 6 lần.

Đây chỉ là một bài thơ trong ít nhất là 26 bài thơ mà Yeats đã viết cho Maud. Sau hai lần ngỏ lời cầu hôn Maud (năm 1891), là những lần kế tiếp 1899, 1900, 1901, 1903, nhưng ông luôn luôn bị Maud từ chối. Và cho đến năm 1916 khi Yeats 51 tuổi, ông lại ngỏ lời muốn lấy cô con gái 21 tuổi của Maud với người chồng đầu tiên, nhưng cũng không thành. Câu chuyện tình của Yeats với Maud có ảnh hưởng đến cuộc đời của ông, nhưng Yeats luôn luôn chứng tỏ tình yêu của Maud không hề làm suy giảm sư hăng say của ông trên con đường phụng sự văn hóa, chính trị, và xã hội.


Một mai khi em không còn trẻ

Một mai tóc bạc buồn hiu
Em nghiêng bên lửa nâng niu sách mình (1)
Nhẩn nha đọc rước mộng hình
Một thời đôi mắt diễm tình quầng sâu

Lúc thời bao kẻ ngất ngây
Yêu em thật giả tình say khó toàn
Riêng anh yêu cả linh hồn
Yêu em yêu cả gánh buồn dung nhan

Cúi đầu bên lửa sáng lan
Em buồn thầm khẽ thở than Tình rời
Bước bằng lên núi cao vời
Thoát thân mình giữa vùng trời đầy sao


Sóng Việt phỏng dịch
20 July 2009

(1). Sách mình: sách của Yeats, ông nói về tuyển tập thơ văn mà ông viết cho Maud.

Bài thơ phỏng dịch đã được NS Phạm Anh Dũng phổ nhạc.



Wednesday, October 7, 2020

PaLais De Chaillot. Paris. France. SVDG

 

Cung Điện Chaillot

Paris, France

Sóng Việt Đàm Giang biên soạn.

 

                           Cung điện Chaillot (Palais de Chaillot) nhìn từ lầu ba tháp Eiffel.

  Cung điện hay Dinh Chaillot đầu tiên mang tên Dinh Trocadero (Palais du Trocadéro). Toà nhà đầu tiên được cất lên trên đỉnh đồi Chaillot vào năm 1878 cho Phiên Chợ Quốc tế 1878. Dinh gồm hai cánh và hai tòa tháp nối liên nhau bằng một cung hành lang đồ sộ. Kiến trúc cấu kỳ theo phong cách Moorish (kiến trúc Islam) và Byzantine. Nhìn xuống trước mặt là một bồn nước lớn trong một khoảng không gian rộng.

 

        Palaid du Trocadéro (1878-1936)

 Đến năm 1937 sau khi Pháp nhận lời làm Phiên chợ Quốc tế thì Dinh được xây cất lại, và hoàn chỉnh cho hợp thời hơn qua tài biến hóa của ba kiến trúc sư Louis-Hippolyte Boileau, Jacques Carlu và Léon Azéma, và mang tên Cung điện/Dinh Chaillot (Palais de Chaillot). Tòa hành lang nối liền hai cánh được phá bỏ, hai toà tháp theo kiến trúc Hồi giáo cũng phá hủy, chỉ còn hai toà nhà là kiến trúc duy nhất được giữ lại, kiến trúc hai bên hình vòng cung hoàn toàn độc lập với nhau, và giữa hai toà nhà này là một sàn (esplanade) rộng có thể nhìn thẳng tới toà tháp Eiffel.

  Đứng từ tầng 3 của tháp Eiffel, ta có thể thấy toàn thể  khu vực này kiến trúc theo một đường thẳng được bắt đầu từ Trường Quân sự (Ecole Militaire), qua bãi cỏ lớn Champ de Mars tới tháp Eiffel nằm bên cạnh sông Seine, qua cầu Iéna tới đài phun nước Varsovie trong vườn Trocadéro, rồi đến Palais de Chaillot và tận cùng là công trường Trocadéro.

Bên toà nhà bên phải nếu nhìn từ tháp Eiffel phía trước có tượng Apollo. Toà nhà bên trái có tượng Hercules. Trên sân thượng mang tên  “Quyền của Người” có tám bức tượng do tám nhà điêu khắc khác nhau thực hiện.

 

                                               Đồ án Trocadero  1878-1936                  

                                                              Chaillot 1937-2018

 Hiện nay Dinh Chaillot là nơi hiện diện của nhiều viện bảo tàng.

Cánh phía bên trái  (Passy wing) nhìn từ tháp Eiffel lên là Bảo tàng Hàng hải (Naval Museum), nơi chứa di tích tầu thuyền, dụng cụ liên quan đến biển cả của vua Louis XV, và Bảo tàng Nhân chủng (The Museum of Man).

 

Mặt tiền của cánh bên trái này ngay đằng trước có tượng Hercules và con Bò rừng (tác phẩm của Albert Pommier), phía trên tòa nhà có ghi hàng chữ trên tấm tường cong:

 TOUT ° HOMME ° CRÉE ° SANS ° LE ° SAVOIR

COMME ° IL ° RESPIRE

MAIS ° L’ARTIST ° SE ° SENT ° CRÉER

SON ° ACT ° ENGAGE ° TOUT° SON ÊTRE

SA ° PEINE ° BIEN- AIMÉE ° LE  ° FORTIFIE

Con người tạo ra mà không biết

Như khi ta thở

Nhưng người nghệ sĩ có ý thức sáng tạo được

Hành động của họ thu hút tất cả con người họ

Sự nhọc nhằn  đáng yêu của họ cho họ sức mạnh



Bảo tàng Nhân chủng, một bảo tàng nhân học, đã nỗ lực để trở thành một bảo tàng có thể  xác định nhân loại theo nhiều cách khác nhau. Nó mở cửa trở lại vào tháng 10 năm 2015 sau khi đã bị đóng cửa sáu năm trước đó. Một phần chọn lựa của bộ sưu tập được chuyển đến bảo tàng mới hơn tại Quai Branly nhưng Bảo tàng Nhân chủng vẫn được coi như là một trong những viện bảo tàng nhân chủng học quan trọng nhất trên thế giới.

  Mặt phía Bảo tàng Nhân chủng nhìn ra công trường Trocadero phía trên có gắn hàng chữ:

 

CHOSES ° RARES ° OU ° CHOSES ° BELLES
ICI
° SAVAMMENT ° ASSEMBLÉES
INSTRUISENT
°  L'ŒIL ° À ° REGARDER
COMME
°  JAMAIS ° ENCORE ° VUES
TOUTES
° CHOSES ° QUI ° SONT ° AU ° MONDE

 

Những điều hiếm hoi hoặc những điều đẹp đẽ

Ở đây được lắp ráp khéo léo

Hướng dẫn mắt nhìn

Như chưa bao giờ còn thấy

Tất cả mọi thứ trên thế giới

 

Cánh bên phải  (Paris wing) nhìn từ tòa tháp Eiffel tới có trưng tượng Apollo với cây đàn lyre (tác phẩm của Henri Bouchard), bên trên bức tường cong của toà  nhà có ghi hàng chữ:

 

IL° DÉPEND ° DE ° CELUI ° QUI ° PASSE

QUE ° JE ° SOIS ° TOMBE ° OU ° TRÉSOR

QUE ° JE ° PARLE ° OU ° ME ° TAISE

CECI ° NE ° TIENT ° QU‘A ° TOI

AMI ° N‘ENTRE ° PAS ° SANS ° DÉSIR

 

Điều đó phụ thuộc vào những người đi ngang qua cửa

Cho dù tôi là một ngôi mộ hay kho báu

Cho dù tôi nói hay im lặng

Sự lựa chọn là của bạn một mình

Bạn, chớ vào nếu không khao khát

 


 Và mặt cửa nhìn ra công trường Trocadero cánh Paris  nơi có bảo tàng Thành phố của Kiến trúc và Di sản (Cité de l'Architecture et du Patrimoine) thì có khắc trên tường hàng chữ:

 

DANS °  CES  ° MURS ° VOUÉS  ° AUX  ° MERVEILLES
J'ACCUEILLE 
° ET ° GARDE ° LES  ° OUVRAGES
DE
° LA  ° MAIN °  PRODIGIEUSE  ° DE °  L'ARTISTE
ÉGALE
° ET  ° RIVALE  ° DE °  SA  ° PENSÉE.
L'UNE
°  N'EST °  RIEN ° SANS °  L'AUTRE

 

Trong những bức tường này dành riêng cho kỳ diệu

Tôi hoan nghênh và gìn giữ những tác phẩm

Từ bàn tay phi thường của nghệ sĩ

Bình đẳng và đối thủ với nhau trong tư tưởng

Một chẳng có nghĩanếu không có cái kia

 

Bảo tàng Thành phố Kiến trúc và Di sản (Architecture and Heritage City), mở cửa từ năm 2007, chứa 
kiến trúc Pháp từ thời Trung cổ đến hiện đại; cạnh đó là Bảo tàng Quốc gia những Đài tưởng niệm của
 Pháp (National Museum of French Monuments). 

Cánh này đi xuống Nhà Hát nghệ thuật Quốc gia Chaillot (The Théâtre National de Chaillot) nằm ở  phía dưới sàn đi dạo phía trên (esplanade). Nhà hát với 1,200 chỗ ngồi là trung tâm văn hóa của Paris thời hậu chiến thế giới II (WWII), và hiện nay vẫn là nơi có trình diễn hòa nhạc và kịch nghệ.

 Gần bên Dinh Chaillot,  còn có  Cinéaqua, một trung tâm Aquarium có bể nuôi cá với 43 bồn chứa nước với cỡ 10,000 vừa cá vừa động vật không xương sống.

 Cũng trong Palais de Chaillot, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (United Nations General Assembly) đã thông qua Bản tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights)  vào ngày 10 tháng 12 năm 1948. Một tảng đá đã được đặt nơi này để đánh dấu kỷ niệm sự kiện này. Và lối đi dạo trên sân vuông giữa hai cánh được gọi là  Lối đi dạo của Nhân quyền /hành lang nhân quyền (Esplanade  of Human Rights). Cung điện Chaillot cũng là trụ sở ban đầu của NATO. (NATO là tên tắt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương /North Atlantic Treaty Organization).

 Tưởng cũng nên nhắc  Dinh Challot cũng đã từng là nơi có mặt của Trung Tâm lưu trữ phim  điện ảnh Pháp (Cinémathèque Française ) một thời gian từ năm 1963 đến 1970s với ông Henri-Langlois là người đồng sáng lập với hai nhà làm phim ảnh Pháp Georges Franju và Jean Mitry.

Henri-Langlois là người dã gắn bó cả cuộc đời với Trung tâm lưu trữ phim điện ảnh Pháp này. Hiện nay Cinémathèque Française  nằm tại 51 đường Bercy, quận 12. Trung tâm lưu giữ điện ảnh này dự trữ, phục hồi và phổ biến các di sản điện ảnh. Với số lượng 10 cuộn phim năm 1936 lên tới 60,000 phim vào thời điểm những năm 1970s cùng hàng triệu tài liệu liên quan đến điện ảnh. Đây là một trong những trung tâm lưu trữ lớn nhất trong ngành nghệ thuật thứ  Bẩy.

Vườn Trocadéro

 Ở phía chân của vườn sân Dinh Chaillot có vườn Trocadero. Vườn Trocadero rộng mười  mẫu tây trang trí rất đẹp với nhiều tượng điêu khắc, trong số đó có các tác phẩm của Paul Belmondo, Marcel Gimond. Một bộ tác phẩm điêu khắc của Raymond Delamarre và Carlo Sarrabezolles cũng được đặt tại tại nơi đây. Chính giữa và ngay trước dinh, có đài phun nước Varsovie, hình chữ nhật, được xây dựng từ 1937 gồm 20 vòi phun xếp thành 8 bậc nối nhau . Những vòi phun nước của hồ lớn nhất Paris này khi phun nước và ban đêm đèn được thắp sáng tạo nên một cảnh đẹp tuyệt vời.


                                        

                                                 Vườn Trocadero và cánh trái Passy            

    Đài phun nước Varsovie  tại Vườn Trocadero

 Những đoản thơ của Paul Valéry.  Paul Valéry với trọn tên rất dài Ambroise-Paul-Toussaint-Jules Valéry (1871-1945) là một nhà thơ, nhà văn, triết gia, giáo sư dạy Thi ca học tại College de France. Ông viết nhiều tiểu luận về nghệ thuật, lịch sử, âm nhạc và cả thời sự. Sau  khi được bầu vào Hàn Lâm Viện Pháp năm 1925, ông thường phát biểu trước công chúng tại các nước châu Âu, ông cũng có thời làm đại diện về văn hóa của Pháp tại tổ chức quốc tế Hội Quốc Liên (League of Nations)

 Khi các kiến trúc sư cộng tác làm việc tân kỳ hóa dinh Trocadero để sửa soạn cho Hội chợ quốc tế năm 1937, thì họ có yêu cầu ông Valéry viết cho bốn đoản thơ với đòi hỏi chặt chẽ như  mỗi đoản thơ chỉ gồm có năm hàng, không được quá ba mươi bẩy chữ trong một bài. Và năm hàng chữ này sẽ được khắc vào đá trên một tòa nhà công cộng chứa một bảo tàng và một nhà hát, để tất cả đều có thể đọc được.

 IL° DEPEND ° DE ° CELUI ° QUI ° PASSE

QUE ° JE ° SOIS ° TOMBE ° OU ° TRESOR

QUE ° JE ° PARLE ° OU ° ME ° TAISE

CECI ° NE ° TIENT ° QU‘A ° TOI

AMI ° N‘ENTRE ° PAS ° SANS ° DESIR

*

TOUT  ° HOMME  ° CRÉE  ° SANS ° LE  ° SAVOIR

COMME  ° IL ° RESPIRE

MAIS ° L’ARTIST °  SE ° SENT ° CRÉER

SON ° ACT °  ENGAGE  ° TOUT ° SON ° ÊTRE

SA ° PEINE  ° BIEN-AIMÉE ° LE  ° FORTIFIE

*

DANS °  CES  ° MURS ° VOUÉS  ° AUX  ° MERVEILLES
J'ACCUEILLE 
° ET ° GARDE ° LES  ° OUVRAGES
DE
° LA  ° MAIN °  PRODIGIEUSE  ° DE °  L'ARTISTE
ÉGALE
° ET  ° RIVALE  ° DE °  SA  ° PENSÉE.
L'UNE
°  N'EST °  RIEN ° SANS °  L'AUTRE

*

CHOSES ° RARES °  OU ° CHOSES ° BELLES
ICI
° SAVAMMENT ° ASSEMBLÉES
INSTRUISENT
°  L'ŒIL ° À ° REGARDER
COMME
°  JAMAIS ° ENCORE ° VUES
TOUTES
° CHOSES ° QUI ° SONT ° AU ° MONDE

 

Những đoản thơ nổi tiếng của Paul Valery này, một cách mạnh mẽ, đã tạo một dụng ý trọng tâm rằng nghệ thuật không phải là một thực hành máy móc đơn thuần mà là một biểu hiện cao đẹp của nguồn cảm hứng sáng tạo. Sự thay đổi ngôn ngữ và khái niệm từ "bàn tay" sang "cách thức" và từ "con đường" thành "phong cách" nhấn mạnh tầm quan trọng của các vấn đề mang tính biểu tượng và suy cứu kỹ lưỡng. Bàn tay của người nghệ sĩ dần dần trở thành biểu tượng của sự sáng tạo nghệ thuật.

Như đã viết phía trên, thơ Paul Valéry đã được lựa chọn cho bốn bản chữ khắc mỗi bản gồm 5 hàng thơ, sau khi ông được công nhận như một tác giả tham khảo sau bản văn năm 1919 của ông về tương lai của nền văn minh; bốn bản thơ này được ủy nhiệm bởi ủy ban của triển lãm toàn cầu và được thực hiện bằng một phông chữ Peignot, một phông phát minh bởi A.M. Cassandre đặc biệt cho Peignot. Bốn câu thơ này gợi chú ý đáng kể về chức năng thẩm mỹ cho cung điện, cùng với ẩn ý là sự cống hiến, một cách rất trân trọng.

Một bức tượng bán thân của ông Paul Valéry được đặt trong vườn Trocadero bên cánh tả, phía tây (Passy). Khi Paul Valéry qua đời vào cuối tháng 7 năm 1945, Quốc táng chính thức của Pháp đã được thực hiện cho tang lễ của ông.


Dù không theo vần điệu và những hàng thơ của ông thật phức tạp nhưng rõ ràng, cần sự chú ý của người đọc, tất cả từng chữ đều cần được cân nhắc và tìm hiểu.

Qua ý của những câu thơ, ông cho ta biết một toà nhà tự nó trực tiếp chào đón người qua lại, với lời hứa sẽ làm phong phú tư tưởng cho những ai có sự được sự bí mật của quan sát, sự bí mật đó là lòng khao khát, mong muốn. Toà nhà này chứa đựng những công trình sáng tạo của nghệ sĩ bởi vì họ hơn ai hết, biết được họ muốn thực hiện điều gì. Sự rất ý thức của họ làm cho hành động của họ trở nên toàn diện hơn và tạo cho họ một sự sáng suốt vừa thâm thúy vừa an ủi.

Các tác phẩm nằm trong những bức tường của tòa nhà này đều thoát ra từ  cơ quan tuyệt vời nhất là tay
 người nghệ sĩ; cùng với dụng cụ, và suy nghĩ của chính họ. Những cơ quan  như tai, mắt, mồm thì nghe,
 nhìn, và đối đầu với thế giới, nhưng chỉ có bàn tay mới có sáng tạo. Sự hiếm hoi và đẹp đẽ do bàn tay
 tạo ra cho chúng ta nhìn mọi thứ trong thế giới tươi đẹp hơn.
                                                     Bàn tay của Chúa của Rodin .

“Bàn tay của Chúa”: tác phẩm của Rodin với một bàn tay phải lớn, xuất hiện từ một tảng đá
cẩm thạch còn thô, cầm một cục đất trong đó có hai hình dạng người đang vùng vẫy tay chân
 quyện vào nhau, Adam và Eve. Bàn tay của Đấng sáng tạo nguyên thủy cũng là bàn tay của người
 điêu khắc.
 Và như thế: một tác phẩm nghệ thuật kêu gọi và cần sự chú ý của người thưởng lãm đến chính

 nó thì mới có thể thoát tiết ra cái hay cái đẹp của tác phẩm đó được.

 

Sóng Việt Đàm Giang

October 07, 2020

 

https://en.wikipedia.org/wiki/Trocad%C3%A9ro#Palais_du_Trocad%C3%A9ro

https://en.wikipedia.org/wiki/Palais_de_Chaillot