Sunday, January 30, 2011
Một Cành Mai
Sóng Việt-Đàm Giang
Mỗi mùa Xuân Hạ Thu Đông trong năm có những sắc thái riêng biệt và là đề tài cho không biết bao nhiêu bài thơ, văn trên văn đàn toàn cầu.
Khi mùa Xuân đến, cây cỏ bừng sống, xanh mát, hoa nở khắp nơi. Khi mùa xuân rời, hoa cũng tàn dần và nhường thời gian cho một mùa Hạ nhiều hoạt động, nhiều hứa hẹn.
Luật tuần hoàn của vũ trụ cần thiết như không khí, như nước lành trong mát cho nhân loại. Chấp nhận luật tuần hoàn là chuyện hiển nhiên, nhưng chấp nhận ra sao thì hoàn toàn tùy thuộc vào cái quan niệm nhân sinh, xử thế của mỗi cá nhân.
Một bài thơ chữ Hán (có nguồn viết đây là một bài kệ) của một thiền sư đời Lý đã được truyền tụng từ thế kỷ 11 đến hiện tại cho thấy cái nhân sinh quan huyền diệu qua ý nghĩa biểu kiến và ý nghĩ tiềm ẩn của bài thơ.
Tác giả bài thơ này là thiền sư Mãn Giác (1051-1096) một nhà sư vào thời nhà Lý (Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Càn Đức). Lý lịch của thiền sư Mãn Giác tài liệu không nói đến. Tuy nhiên căn cứ vào tài liệu trong cuốn sách nói về lịch sử Việt Nam của Keith Weller Taylor (“The Cambridge History of Southeast Asia”, do Viện Đại Học Cambridge xuất bản năm 1992) thì vào thời đó Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nặng của Phật giáo, và những vị chân tu thời đó là người đã gây dựng nên nhà Lý.
Vị vua đầu tiên của nhà Lý, vua LýThái Tổ tức Lý Công Uẩn đã được nhà sư Vạn Hạnh nuôi nấng và giúp lên làm vua Việt Nam vào năm 1009. Và thơ văn được những nhà vua đương thời khuyến khích phát triển.
Đề tựa bài "Cáo Tật Thị Chúng" của thiền sư Mãn Giác có nghĩa là "Lời nói của một người bệnh tật viết ra để khuyên bảo mọi người" biểu hiệu cái nhìn của một nhà thơ thấu triệt triết lý và nhân sinh quan trước khi từ trần vào năm 1096.
Hai câu đầu cho thấy cái nhìn về thời gian (xuân đến, xuân đi) và sự vật tiến triển (hoa rụng, hoa nở).
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa nở
Hai câu chuyển tiếp là sự biến dịch vận hành của vũ trụ. Cuộc sống là vô thường, ta phải chấp nhận mọi sự việc tiến triển cũng như mọi vật kể cả con người cũng mỗi ngày một già nua.
Nhìn xem mọi việc qua trước mắt
Trên đầu ta cũng nặng cuộc đời
Từ ngôn ngữ của quan sát khách quan trong bốn câu đầu bài thơ chuyển sang một tư tưởng triết lý nhân sinh thâm sâu, súc tích, và đại đồng.
Hai câu chót mang ý nghĩa tiềm ẩn: Chớ tưởng rằng xuân tàn, hoa rụng, con người cạn nguồn sinh lực thì cái chết là chấm dứt tất cả. Không, hoa không rụng hết, sinh lực không cạn vì chính ta đang nhìn thấy một cành mai, một cành mai nở qua đêm trong sáng sớm. Cành mai nở tượng trưng cho sự chuyển tiếp giữa cái “sống” và “chết”, một sự chuyển tiếp hài hòa cho tâm linh và một cuộc sống trường tồn và bất diệt.
Đừng nói xuân tàn hoa rụng cả
Đêm qua sân trước nở cành mai.
Xin mời đọc bài thơ tuyệt tác của thiền sư Mãn Giác:
Cáo Tật Thị Chúng
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Thiền sư Mãn Giác
(1051-1096)
Lời của một người bệnh khuyên mọi người
Một Cành Mai
Xuân rời trăm hoa rủ nhau rơi
Xuân tới trăm hoa nhoẻn nụ cười
Nhìn xem mọi việc qua trước mắt
Trên đầu ta cũng nặng cuộc đời
Ðừng nói xuân tàn hoa rụng cả
Ðêm qua sân trước nở cành mai.
Ðàm Giang phỏng dịch
24 January 2004
A Branch of the Plum
Song Viet – Dam Giang
Each season of the year has its own features, which poets and writers extol, celebrate or lament in myriads of poems and writings among cultures around the world.
When spring comes, nature revives, trees grow green foliage, and flowers bloom everywhere. When spring goes, spring flowers wither, fade away, and give way to a promising summer with outdoor activities.
The seasonal change of the world is as necessary for the planet as are the air we breathe, and the fresh water we drink. Accepting the universe as it is is an obvious course of action, but how to take the changes and how to perceive the transition is a matter of one's outlook on life, one's world-view.
A short poem called a “Buddhist prayer” by some sources, written in Chinese characters and later converted to Sino-Vietnamese, was penned by a bonze under the Ly dynasty in the 11th century. This poem expresses the mysterious meaning of life in explicit expressions as well as in implicit allusions.
No literature records exist about the Zen Buddhist priest Man Giac (1051-1096) except for this poem. According to Keith Weller Taylor in his “The Cambridge History of Southeast Asia,” published in 1992 by Cambridge University, the influence of Buddhism was preponderant in this era. Buddhist monks were largely instrumental in the establishment of the Ly dynasty.
The first ruler of the House of Ly, Ly Cong Uan, was raised by a monk named Van Hanh, who supported him as sovereign in 1009. Ly Cong Uan (or King Ly Thai To), and the next three kings Ly Thai Tong, Ly Thanh Tong, Ly Can Duc, all encouraged the expansion of Vietnamese literature by using the Sino-Vietnamese writing system.
The title of the poem “Cao Tat Thi Chung,” literally “Advice from a person of ill health,” expresses an ideology of life, a philosophy and the karma: the cycle of births and rebirths, the cycle known in Buddhism as the samsara, the round of births and deaths, the never-ending series of cause and effect.
The first two verses cover the general concept of the passage of time (spring goes, spring comes) and its consequences on nature (flowers fall, flowers bloom):
When spring goes, hundreds of flowers fall.
When spring comes, hundreds of flowers bloom.
The next two lines touch upon the effect of the march of time on human life. Life may exist here now, but may disappear at any moment. Years are added to one’s life with age.
Things keep passing as I watch.
My head is showing signs of the years.
Following the objective observation of the first four lines, the last two verses expound the author's profound and insightful philosophy with a universal appeal.
The author's closing message encapsulates his outlook, “Don’t tell me that the flowers are all gone when spring is over; you must see that life is inexhaustible, boundless. Life and death are in constant transition. I saw a branch of plum blooming overnight near my front door. The new blossoming is the begining of new life, the life after life, the spiritual and eternal life."
On that note, let us enjoy Man Giac's laconic but pregnant poem in its totality.
A Branch of the Plum
When spring goes, hundreds of flowers fall.
When spring comes, hundreds of flowers bloom.
Things keep passing as I watch.
My head is showing signs of the years.
Don’t tell me when spring’s gone flowers will follow.
Last night a plum bloomed near the front door.
Translated by Song Viet-Dam Giang
24 January 2004
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment