Monday, December 5, 2016

Chùa Trấn Quốc. Hà Nội. Việt Nam. SVĐG



Chùa Trấn Quốc
Hà Nội, Việt Nam

Sóng Việt Đàm Giang biên soạn

Chùa Trấn Quốc (chữ Hán 鎭國寺) nằm trên một hòn đảo ở phía Đông Hồ Tây, một hồ nước ngọt lớn nhất ở Hà Nội. Chùa có lịch sử 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long, Hà Nội.  Chùa là trung tâm Phật Giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần. Người sáng lập là Vua Lý Nam Đế (503-548).

Google map

 

    

Cấu trúc chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp trình tự và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công ().
Tiền đường hướng về phía Tây. Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành lang. Sau thượng điện là gác chuông. Gác chuông chùa là một ngôi ba gian, mái chồng diêm, nằm trên trục sảnh đường chính.



Bên phải là nhà tổ và bên trái là nhà bia. Trong chùa hiện nay đang lưu giữ 14 tấm bia. Trên bia khắc năm 1815 có bài văn của tiến sĩ Phạm Quý Thích ghi lại việc tu sửa lại chùa sau một thời gian dài đổ nát.


  
Khuôn viên chùa có Bảo Tháp lục độ đài sen được xây dựng năm 1998. Bảo tháp lớn gồm 11 tầng, cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp có đài sen chín tầng (được gọi là Cửu phẩm liên hoa) cũng bằng đá quý.


Bảo tháp này được dựng đối xứng với cây bồ đề lớn do Tổng thống Ấn Độ, Dr Rajendra Prasad  tặng ngày 21 tháng 3, năm 1959 khi ông đến thăm Hà Nội. Tài liệu cho hay cây bồ đề này là cây Bồ đề hậu duệ đời thứ nhất của cây Bồ đề Tổ ở làng Bodh Gaya, bang Bihar, Ấn Độ, nơi Đức Phật đã giác ngộ hoàn toàn sau 49 ngày thiền định.
Thượng toạ  trụ trì chùa Trấn Quốc, đã giải thích sự đối xứng đó là: "Hoa sen tượng trưng cho Phật tính chân, như tính sinh ở dưới bùn mà không bị ô uế. Bồ đề là trí giác, trí tuệ vô thượng. Tất cả đều hàm ý nghĩa bản thể và hiện tượng của các pháp".
Chùa được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá cấp Quốc gia vào năm 1989.
Sóng Việt Đàm Giang.

Photos by SVĐG.
Tài liệu từ trang:
https://en.wikiquote.org/wiki/Rajendra_Prasad

No comments: