Thursday, April 30, 2020

Cây Sưa Đỏ, Sưa Trắng và Sưa Vàng. Đàm Giang.



Cây Sưa Hoa Sưa Gỗ Sưa
Đàm Giang thu thập và biên soạn.

Cây sưa gồm có hai loài: Sưa đỏ và sưa trắng.

Cây sưa đỏ có tên khoa học Dalbergia tonkinensis Prain  Fabaceae nhưng thường được gọi là trắc thối, huê mộc vàng, trắc hoa trắng hay còn được biết đến là Huỳnh đàn, Trung Quốc thì họ gọi cây này là Hoàng Đàn hay hoàng hoa lê.
Cây sưa trắng tên khoa học Milletia ichthyochtona Drake Fabaceae lúc trước ở miền Bắc gọi nó là cây thàn mát trồng rất nhiều ở Hà-Nội.




Phân Biệt Cây Sưa Đỏ (huỳnh đàn/trắc thối) Và Cây Sưa Trắng (Thàn mát)
Dù 2 cây tên nghe có vẻ giống nhau nhưng đặc điểm lại khác nhau hoàn toàn:
Thân Cây.
Cây sưa đỏ huỳnh đàn / trắc thối Bắc bộ có vỏ dày, sần sùi, nứt sâu.Vỏ ngoài màu vàng nâu, nút dọc, có khi bong từng mảng lớn. Là loài đặc hữu của Đông Dương và Việt Nam: từ Quảng Nam (Hiên, Giằng, Phước Sơn) trở vào đến Tây Ninh (Tân Biên), Đồng Nai (Thống Nhất, Trảng Bom), Kiên Giang. Tập trung nhất ở Kon Tum (Đắc Tô, Sa Thầy).
 Cây sưa hoa trắng vỏ mỏng, trơn hoặc nứt nhẹ

Lá.
 Các nhà vườn phân biệt hai loài sưa này bằng cách quan sát lá:
sưa trắng lá mềm xanh mướt, 2 lá chét mọc đối nhau,
sưa đỏ 2 lá mọc cách so le với nhau.




Hoa.
Cây sưa đỏ huỳnh đàn có hoa màu vàng nhạt hoặc trắng vàng. Hoa xuất hiện sau khi ra lá non tháng 3-5.

Cây sưa trắng thàn mát hoa màu trắng tinh. Hoa xuất hiện trước khi ra lá non. Tháng 2-4.


Quả.
Cây sưa đỏ có quả đậu kết thành từng chùm, có cánh mềm, không có mũi nhọn. Hạt có mùi thối khi bị đốt lên có mùi thối nên sưa đỏ còn được gọi là sưa trắc thối.

Cây sưa trắng quả đậu to, có vỏ hóa gỗ rất cứng, đỉnh nhọn như lưỡi dao. Hạt độc, không có mùi thối khi bị đốt.


Công Dụng Của Gỗ Cây Sưa
Gỗ cây sưa đỏ Huỳnh đàn (trắc thối) khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi khó chịu nên được gọi là Trắc thối.
Gỗ sưa thớ mịn, vừa cứng lại vừa dẻo, có nhiều vân thớ gỗ đẹp. Thời phong kiến vua chúa dùng gỗ trắc thối để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là hương liệu vừa là dược liệu. Gỗ sưa đỏ được dùng làm chuỗi tràng hạt và vòng đeo cổ tay rất đẹp.

Gỗ cây sưa trắng Thàn mát không quý.

Riêng cây sưa vàng ở Quảng Nam không phải là cây sưa.

Sưa vàng ở Quảng Nam trước đây nó  được người dân miền Trung gọi là cây hương vườn,  thật sự cây này không phải là cây sưa mà cây Hương vườn cùng  chi với cây giáng hương quả to và giáng hương mắt chim, không phải loại gỗ quý như sưa trắng ở phía Bắc. Khoảng 10 năm nay, thành phố Tam Kỳ mang sưa vàng về trồng nhiều nơi trong đô thị, tạo thành nên những “con đường sưa” như Phan Bội Châu, Trần Cao Vân, Trần Hưng Đạo... Nhiều khuôn viên cơ quan công sở cũng trồng sưa lấy bóng mát. Và nay dân tỉnh gọi nó là sưa vàng.




Cây sưa vàng Quảng Nam được người dân địa phương gọi bằng nhiều tên khác nhau: sưa, sưa vườn, hương vườn; nhưng chính xác nhất phải gọi là cây hương vườn. Đây là một loài cùng chi với giáng hương quả to và giáng hương mắt chim, đó là chi Pterocarpus. Giáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus Kurz.) còn được gọi gọn là giáng hương (Pterocarpus pedatus Pierre), hay giáng hương Căm-Bốt (Pterocarpus cambodianus Pierre), họ Đậu Fabaceae.
Cây hương vườn Quảng Nam hoàn toàn không phải là cây sưa Bắc Bộ (còn gọi là cây huê mộc vàng), hương vườn có thể phân biệt dễ dàng qua hình thái quả.  Quả cây hương vườn Quảng Nam có mép quả bẹt thành cánh, và uốn cong dạng đĩa bay, có 2 - 3 hạt tập trung ở tâm thành một u lồi, bên ngoài có nhiều lông gai.

Quả cây sưa dạng quả đậu, vỏ hơi bẹt thành cánh, thường chứa một hạt, ít khi hai hạt.

Thường sau khi qua Tết bắt đầu mùa hè là lúc hoa sưa vàng nở rộ. Những chùm hoa vàng che khất cả tán lá

Sưa vàng có đặc điểm là tán rộng, thân hợp trục với phía ngọn, cành nhánh dẻo và khó đỗ, khó gãy, quả không có thịt. 
Mùa mưa thì cây lại rụng hết lá nên không bị đổ ngã do mưa bão.
Giống như sưa trắng thì sưa vàng chỉ có giá trị về mặt cảnh quan đô thị và cũng không có giá trị về mặt kinh tế.

Hình ảnh và tài liệu thu thập từ Wikipedia và trang Phongthuyguru.


Đàm Giang

Nhân Giả Kiến Nhân. Trí Giả Kiến Trí. ĐG. HKG



NHÂN GIẢ KIẾN NHÂN, TRÍ GIẢ KIẾN TRÍ
"Người nhân thấy vậy gọi là nhân, người trí thấy vậy gọi là trí"
(Cùng một vấn đề, mỗi người có cách nhìn nhận đánh giá khác nhau)
 

Đàm Giang.
**
BS Huỳnh Kim Giám viết:

Chữ =nhân đầu câu là một tĩnh từ bổ nghĩa cho =giả (người như trong ký giả, dịch giả); chữ  thứ nhì là một danh từ với nghĩa điều nhân, nhân đạo; người nhân thì thấy điều nhân. Tương tự như thế 智者=trí giả là người có trí.
 Tuy nhiên, đây là một câu trích và thu gọn của một câu dài thòng hơn nhiều trong chương 5 của Chu Dịch. Đây là chương dựa trên thuyết âm dương và toàn câu như thế này:

 一陰一陽之謂道 , 繼之者善也 , 成之者性也。仁者見之謂之仁 , 智者見之謂之智 , 百姓日用而不知 , 君子知道鮮矣 
nhất âm nhất dương chi vị đạo. kế chi giả thiện dã, thành chi giả tính dã. Nhân giả kiến chi vị chi nhân, trí giả kiến chi vị chi trí. Bách tính nhật dụng nhi bất tri. Quân tử tri đạo tiển hĩ.

Trần Trọng Kim giải thích như sau:
Sự biến hóa ấy do một Âm, một Dương sinh sinh hóa hóa ra mãi, theo Đạo ấy mà đi là Thiện, thành được Đạo ấy là Tính. Chỉ có kẻ nhân giả trông thấy cái Đạo ấy, cho nên gọi là Trí, còn trăm họ thì tuy ngày ngày vẫn theo Đạo ấy mà vẫn mờ mịt không biết, vì vậy cho nên cái Đạo của người quân tử ít có vậy.

 Ta thấy rằng khi không nằm trong ngữ cảnh của Chu Dịch, câu "nhân giả kiến nhân tri giả kiến tri' chỉ có một nghĩa tầm thường tương đương với thành ngữ tiếng Anh "beauty is in the eye of the beholder"! Phần trước của chương này nói về chữ =trung và trung là khái niệm căn bản trong triết thuyết của Khổng Tử. 
Trong nguyên lý âm dương, người có trí hành xử thế nào để không thiên lệch, không quá nóng/lạnh, thiên tả/hữu, thiện/ác, v.v..  Trần Trọng Kim là người trí nhưng (hay nên?) không thấy rằng hai phần "nhân giả ..." và "trí giả ..." là hai câu biền ngẫu và phải song hành với nhau chứ không thể chập lại thành một nghĩa "chỉ có kẻ nhân giả trông thấy cái đạo ấy cho nên gọi là trí"!
 Và toàn đoạn trích văn chữ Hán đó muốn nói rằng chính những người chỉ nghĩ đến điều nhân, hay dùng trí thay vì tình cảm cũng có thể hành xử sai lầm. Chỉ những người thấy được con đường (Đạo) trung dung thì mới thật sự là nhân và trí. Và câu kết luận "quân tử tri đạo tiến hĩ" là câu dẫn nhập qua khái niệm quân tử của Khổng Tử. Người quân tử phải biết hành xử trung dung nên rất hiếm có trên đời.

g.

Wednesday, April 29, 2020

Thơ. Hoa Gạo Hồ Long Chiểu. Chùa Thầy. VN. Song Nghiên.








Cảnh Hoa Gạo Bên Hồ Long Chiểu, Chùa Thầy.

Yêu kiều ảnh chụp đẹp như thơ,
Chấm phá gần xa nét rõ mờ,
Gạo đỏ hoa tươi dường níu mộng,
Thủy đình ngói cổ rủ cơn mơ
Lung linh mặt nước gương lay động
Rực rỡ hoa phô sắc hững hờ
Cảnh cũ còn đây nào biến đổi
Mong sao giữ mãi nét hoang xơ.

Song Nghiên
April 29 2020.

Chùa Thầy (Thiên Phúc Tự) tọa lạc tại chân núi Thầy (núi Sài Sơn), xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội.

(Thơ viết theo vần một bài thơ của LCT)

Hình Hanoi Online/Internet.

Monday, April 27, 2020

HOW TO READ UPC BAR CODES




HOW TO READ BAR CODES

ALWAYS READ THE LABELS ON THE FOODS YOU BUY.
NO MATTER WHAT THE FRONT OF THE BOX OR PACKAGE SAYS, TURN IT OVER AND READ THE BACK!





UPC bar codes, the type most commonly used in the United States, do not typically contain a country identifier. You can identity where the product is made or manufactured by the bar code attached to it. The first 3 digit of the bar code is the country code where the product is manufactured or made.

Many products no longer show where they were made, only give where the distributor is located.
It is important to read the bar code to track its origin.
  

How to read Bar Codes

Remember if the first 3 digits are:

00 - 09    USA  &  CANADA

300 - 379  FRANCE
400- 440   GERMANY
471           Taiwan
450-459    JAPAN
500-509    UK
690-695    CHINA

If the first 3 digits of the barcode are 690  691 692 693 694 695 , the product is MADE IN  CHINA .
471 is Made in Taiwan .

BUY PRODUCTS  MADE IN USA & CANADIAN by watching for " 0 " at the beginning of the number.

UPC BARCODES
Barcode prefixes do not provide identification of origin for a specific product. They merely provide number capacity to different countries for the assignment of barcode prefixes by the GS1 (Global Standard One)
UPC (Universal Product Code)  Barcodes do not show the leading zero. A UPC Barcode that starts with 7 would have a country code of 070 – 079.
Here is the current list of country codes
§  000 – 019 U.S. and Canada
§  060 – 099 U.S. and Canada
§  100 – 139 U.S.
§  300 – 379 France and Monaco
  • 400 – 440 Germany
  • 450 – 459 Japan
  • 460 – 469 Russia
  • 471 Taiwan
§                       480 Philippines

         489 Hong Kong SAR


  • 490 – 499 Japan
  • 500 – 509 United Kingdom
  • 520 – 521 Greece
  • 690 – 695 China, The People’s Republic
  • 750 Mexico
  • 800 – 839 Italy, San Marino and Vatican City
  • 840 – 849 Spain and Andorra
  • 850 Cuba
  • 880 South Korea
  • 884 Cambodia
  • 885 Thailand
  • 888 Singapore
  • 890 India
  • 893 Vietnam

Tuesday, April 21, 2020

Adieu Christophe. Song Nghien.


Vĩnh Biệt Christophe.

Ca sĩ Christophe (Oct/13/1945-April/16/2020) qua đời ngày 16 tháng 4, 2020, sau khi đã được nhập viện trong tình trạng nguy cấp được cho rằng từ SARS-CoV2/dịch Covid-19,  tác động cộng chung trên tình trạng ông đã bị mang Bệnh Nghẽn Phổi Mãn Tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease, hay COPD từ lâu. Theo lời  bà vợ Christophe cho biết giấy chứng tử ghi ông qua đời vì emphysema (khí phế thũng/bệnh tràn khí).
Sơn Ca Gẫy Cánh

Sơn ca gẫy cánh bỏ trường đời
Thật tiếc tài năng đã vội rơi
Một thuở yêu người tên gọi nhớ
Bao năm kẻ mộ vẫn chưa vơi
Tâm tư dốc hết trao trần thế
Tận tuỵ thanh âm thấu ngút trời
Tiếng hát còn đây, sẽ sống mãi
Thiên đàng vũ trụ tản muôn nơi.

Song Nghiên
April 18 2020

Monday, April 20, 2020

Thơ. Đêm Sông Seine. Song Nghiên.




Đêm Sông Seine
Sóng nước sông Seine đậm nét hình

Trên tàu ngắm cảnh đẹp thần linh
Đèn màu nhấp nháy từng tầng tháp (1)
Sắc tối vây quanh chỉ độc mình
Đức Mẹ Nhà Thờ quang nhiệm ảo (2)
Cầu Vàng lộng lẫy bắc cung thinh (3)
Năm dài tháng rộng nhanh như gió
Cảnh đó người đâu thuở hữu tình.

Song Nghiên

April 20 2020

(1-Eiffel Tower, 2-Notre Dame de Paris, 3-Alexander III Bridge)

Họa thơ: Đôi Bờ Sông Quê, của Lý Đức Quỳnh.







Thơ. Nhớ Saigon Mùa Trái Dầu Bay. Song Nghiên.




Nhớ Saigon Mùa Trái Dầu Bay

Ngắm trái dầu bay thật sững sờ
Thiên nhiên bối cảnh đẹp như mơ
Xoay xoay cuốn gió như chong chóng
Đáp nhẹ an nhàn tựa lá thơ
Nhặt cánh diều lên tung với gió
Xoè tay đón hứng đáp mong chờ
Duy Tân phố cũ Hồ Rùa đó
Ký ức xa xôi đến bất ngờ.

Song Nghiên
April 20 2020.




Hình Internet.

Wednesday, April 15, 2020

Thơ. Đêm Trăng 15. Song Nghiên.





Đêm Trăng 15

Hạnh  phúc là đây. hai chúng mình
Hai ngả một tâm. như bóng hình
Trong đêm khua. vọng tiếng chim hót
Cùng nhau. vườn dạo vui lặng thinh.

Trên trời. ngôi sao lấp lánh nương
Mình. thành mặt Trăng tròn dễ thương
Nhập vào nhau. hai ta là một
Tránh xa. ồn đô thị chẳng vương.

Kia những con chim. âu yếm yêu
Đây hai đứa mình. quấn quýt chiều
Diệu kỳ thay. cùng trong khoảnh khắc
Anh xa tắp. mình Em cô liêu!

Song Nghiên
June 09, 2017

Saturday, April 11, 2020

Hồ Hoàn Kiếm. Di Tích Lịch Sử. SVĐG


Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Việt Nam
 
Những Di tích Lịch Sử chung quanh hồ.
SV Đàm Giang thu thập và biên soạn.

Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm, thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, có diện tích khoảng 12 ha (dài tối đa khoảng 700m, rộng tối đa khoảng 250m, chu vi 1750m, độ sâu trung bình 1- 1,4m).
 Trước kia, hồ còn có tên là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm).

Tên gọi của hồ Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn liền với truyền thuyết Vua Lê Thái Tổ/Lê Lợi (1428-1443) trả gươm báu cho Rùa thần. Lê Lợi là người anh hùng dân tộc đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại độc lập dân tộc ở thế kỷ XV.
 Khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn có tìm được lưỡi kiếm báu. Kiếm theo ông suốt 10 năm dài chống quân Minh xâm lược (thế kỷ XV).
 Sau chiến thắng quân Minh, Vua Lê có một buổi dạo thuyền chơi trên hồ, bỗng gặp rùa vàng nổi lên mặt nước. Vua rút kiếm chỉ cho quân sĩ thấy, thì rùa vàng đã nhảy lên đớp lấy thanh kiếm rồi lặn mất tăm. Vua cho là điềm lành, đất nước có giặc, rùa thần cho mượn kiếm, nay đã thanh bình nên lấy lại. Từ đó đặt tên là hồ Hoàn Kiếm (trả kiếm), gọi tắt là hồ Gươm
 Vào thế kỷ 16, chúa Trịnh cho xây dựng lầu Ngũ Long (dùng để duyệt quân) nằm ở bờ Đông hồ Hoàn Kiếm, đình Tả Vọng trên đảo Ngọc Sơn. Năm 1728 Trịnh Giang (chúa Trịnh thứ 6 thời Lê Trung Hưng, trị vì năm 1729 – 1740), cho đào hầm ở vị trí phía Nam hồ để xây dựng cung điện ngầm gọi là Thưởng Trì cung; cho ngăn hồ lớn thành hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Hồ Hữu Vọng được dùng làm nơi duyệt quân thuỷ chiến của triều đình. Đến đời vua Tự Đức (hoàng đế thứ 4 triều Nguyễn, trị vì 1847-1883), hồ Hữu Vọng được gọi là hồ Thủy Quân, còn hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm. Từ năm 1884, nhà nước bảo hộ Pháp cho lấp hồ Thuỷ Quân để mở rộng trung tâm Hà Nội.
Trong hồ có hai đảo nổi. Đảo lớn là đảo Ngọc ở phía Bắc hồ, gần bờ Đông có cây cầu Thê Húc sắc đỏ uốn cong nối ra đảo có đền Ngọc Sơn. Đảo Rùa nhỏ hơn, trên có ngọn tháp cổ ở phía Nam hồ.
Ngoài Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn trong hồ, chung quanh Hồ Hoàn Kiếm có nhiều di tích: có tháp Hòa Phong, đền Bà Kiệu, nhà Thủy tạ, đền thờ vua Lê Thái Tổ, và tượng đài vua Lý Thái Tổ, v.v...
Tháp Rùa nằm ở trung tâm hồ, trên gò Rùa, được xây dựng vào năm 1884-1886. Công trình có hình thức ảnh hưởng kiến trúc Pháp. Tháp hình chữ nhật.
Tầng 1: dài 6,28m (mặt  Đông, Tây), mỗi mặt có 3 ô cửa; rộng 4,54m (mặt Bắc, Nam), mỗi mặt có 2 ô cửa; các cửa đều được xây cuốn vòm nhọn.
Tầng 2: dài 4,8m, rộng 3,64m và có kiến trúc như  tầng một.
Tầng 3: dài 2,97m, rộng 1,9m; chỉ mở một cửa hình tròn ở mặt phía Đông, đường kính 0,68m, phía trên cửa có 3 chữ Quy Sơn tháp (tháp Núi Rùa).
Tầng đỉnh: có nét giống một vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2m.



Đền thờ vua Lê Thái Tổ. Khu di tích tượng đài Vua Lê Thái Tổ nằm tại phía Tây của hồ, số 18 đường Lê Thái Tổ. Phía trước đền có tượng vua Lê Thái Tổ đứng trên trụ cao, tay cầm lưỡi kiếm trả lại cho Rùa thần hồ Gươm.
Tượng Vua Lê được xây dựng năm 1889, đời Thành Thái Nhà Nguyễn, trên khu vực đền cũ thờ Vua Lê Thái Tổ. Tượng bằng đồng, cao 120m, đứng trên trụ đá cao nhìn ra mặt hồ.Phía trước tượng còn có nhà phương đình xây gạch kiểu hai tầng mái.


                                 (**)                              
Tháp Hòa Phong nằm tại phía Đông  Nam Hồ Hoàn Kiếm, trên đường Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội. Đây là di tích cổ còn sót lại của chùa Báo Ân, một ngôi chùa lớn xây năm 1842. Chùa Bảo Ân đã bị người Pháp phá bỏ năm 1888 để lấy đất xây Bưu điện Hà Nội, chỉ còn giữ lại Tháp Hòa Phong.
Tháp cao 3 tầng, tầng một có 4 cửa (tứ môn pháp) theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Ứng với mỗi cửa tháp có dòng chữ Hán: Báo Đức môn, Báo Ân môn, Báo Nghĩa môn và Báo Phúc môn. Tầng  2 nhỏ hơn có viết một chữ Phạn lớn. Tầng 3 mặt đông tây ghi Hoà Phong tháp, mặt bắc nam ghi là Báo Thiên tháp.



Đền Bà Kiệu nằm tại phía Đông Bắc của hồ, xế cửa đền Ngọc Sơn,  được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng. Vào cuối thế kỷ 19, một phần đất được chính phủ Pháp dùng để lập đại lộ Francis Garnier (sau 1954 thành Đinh Tiên Hoàng), và khu đền bị cắt làm đôi, cổng tam quan nằm sát bên bờ hồ, còn bái đường, phương đình và hậu cung nằm bên kia đường .
 Ngôi đền thờ ba vị nữ thần là Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ  Quỳnh Hoa và Đệ tam Ngọc Nữ Quế Hoa.


                                                       Nhà bái đường đền Bà Kiệu (**)

Nhà Thủy Tạ nằm tại phía Tây Bắc của hồ, được khởi công năm 1937 trên nền Tả Vọng đình thời Trịnh Sâm (chúa Trịnh thứ 7, thời Lê Trung Hưng, trị vì 1767-1782).
Tên hiệu kem Thủy Tạ đã có từ rất lâu - từ năm 1954 tại nhà hàng Thủy Tạ (bờ Hồ Hoàn Kiếm - tiền thân của Cà Phê Thủy Tạ bây giờ) đã sản xuất kem ăn để cung cấp cho người tiêu dùng tại Hà Nội.




 Tượng đài Vua Lý Thái Tổ: Được đặt tại vườn hoa Lý Thái Tổ, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, trung tâm Thủ đô Hà Nội. Tượng đài nhằm tôn vinh vị Vua Lý Thái Tổ (974-1028), người có công khai sáng Kinh thành Thăng Long.


                                                            
Tượng đài được khởi công xây dựng ngày 17-8-2004, và được khánh thành ngày 07-10-2004. Tượng đài khắc hoạ hình tượngVua Lý Thái Tổ, đầu đội mũ bình thiên, tay phải cầm Chiếu dời đô, tay trái chỉ xuống nơi định đô. Tượng được đặt trên đài hình bát giác (tượng trưng cho tám hướng), phần trên đài cách điệu bốn cổng thành Hà Nội, phần bệ  ba bậc thềm tượng trưng cho thiên thời - địa lợi - nhân hoà, những yếu tố làm cơ sở để Vua Lý Thái Tổ đặt niên hiệu Thuận Thiên.

SV Đàm Giang
April 11 2020
(**) Hình Internet
Tài liệu Trang du lịch và Wikipedia.