Saturday, November 21, 2020

Đàn Đáy Việt Nam và Ca Trù. SVĐG.

 

Cầm Ca Việt Nam: Đàn Đáy và Ca Trù.

Sóng Việt ĐG thu thập.

Đàn Đáy và Ca trù.



Các cụ xưa rất ưa ca trù. Ca trù chính là hát ả đào, nghĩa là lối hát của cô đầu khi tiếp đãi quan viên.

Trống chầu- Phách- Đàn đáy.

Sở dĩ gọi là ca trù vì ngày xưa khi có tế lễ thường mời ca nhi tới hát và khi hát có lệ hát thẻ. Thẻ gọi là trù làm bằng mảnh tre ghi chữ đánh dấu, dùng để thưởng ả đào thay cho tiền mặt.

Trong buổi hát thờ, mỗi khi ca nhi hát hay, lại được thưởng một chiếc thẻ, khi buổi hát tan, đoàn ca hát cứ theo số thẻ lĩnh tiền thưởng. Do đó, hát ả đào gọi là ca trù, nghĩa là hát thẻ.

Hát ả đào còn gọi là hát cô đầu, hát nhả tơ hay hát nhà trò.

Khi ả đào hát có kép dùng đàn để đệm cho câu hát và có quan viên đánh trống cầm chầu.

Chính ả đào trong lúc hát lại gõ phách để giữ nhịp câu hát.

 


Hát ả đào có ba lối chính:

-Hát chơi là hát khi tổ chức tại nhà quan viên hay tại nhà ả đào để quan viên mua vui. Trong những buổi hát chơi này, cô đầu thường ca những bài phóng khoáng và tình tứ.

-Hát cửa đình là hát để thờ thần. Trong những buổi hát này, ca nhi thường hát những bài về sử, về kinh truyện, về sự tích danh nhân, ngoài những khúc do đào hát còn những khúc do kép hát và những vũ bộ.

-Hát thi là lối hát để khảo sát tài năng của đào kép.

Với ba lối hát, ca trù có tất cả trên 40 thể, nhưng những thể thường được hát nhiều là: Bắc phản; Mưỡu; Hát nói; Gửi thư.

 Về âm luật ca trù có 5 cung chính (cung ở đây là giọng hát và hơi đàn):

-Cung Nam, giọng bằng phẳng mà xuống thấp.

-Cung Bắc, giọng rắn rỏi mà lên cao.

-Cung Huỳnh, giọng đọc dính vào nhau mà mau.

-Cung Pha, hơi ai oán, giọng đọc chệch lơ lớ đi.

-Cung Nao, hơi chênh chênh, đương ở cung nọ chuyển sang cung kia. Cung nao chen lấn ở giữa, âm nhạc Tây phương gọi là nửa cung.

Về sau có thêm một cung nữa gọi là cung Phú. Cung Phú hơi như vẻ đọc Phú, cuối câu có hơi ngân bậc cao.

ĐÀN ĐÁY - Đàn đáy còn được gọi là đàn nhà trò, vì được dùng nơi cầm ca, do các kép gảy khi ca nhi hát ả đào. Đàn mặt sau khoét rỗng, nên còn được gọi là vô để cầm. Đàn thùng vuông, cần dài ba thước và cũng có ba dây, căng từ cuối thùng đàn lên đầu cần đàn, nơi có ba chiếc trục để vặn ba chiếc dây, hình thức gần như đàn cầm nam. Có người cho rằng đàn đáy chính là biến thân của đàn cầm nam mà hình dáng được sửa đổi lại.

Đàn đáy gảy theo điệu hát của các ca nhi, cao thấp mau chậm, nhặt khoan tùy theo điệu hát, thật là hay. Ngày xưa, người Nghệ An chơi đàn đáy rất tuyệt diệu, được tiếng khắp trong nước, và trong các tài tử có Cửu Đạm đàn thật cao nên ngày nay nhắc tới, những người quán ở tỉnh này còn nhớ.


Tương truyền rằng đàn đáy do ông Lý Thuyết Quài, một vị trong bát tiên sáng chế ra: Xưa có hai vợ chồng nhà đốt than ăn ở rất nhân từ mà vẫn nghèo, cho đến một hôm được một ông già cho một cây đàn và bảo hai vợ chồng tập đàn ca sẽ giàu có.

Hai vợ chồng mang đàn về nhưng không biết đàn, lại tìm đến ông già ấy dạy cho hàng ngày cho tới khi biết sử dụng đàn. Vừa hay lúc ấy gặp ngày lễ Vạn thọ vua Hán Vũ Đế. Hai vợ chồng đến đàn hát.

Bầy tôi vua Vũ Đế có ông Đông Phương Sóc, nghe tiếng đàn thấy điệu quen, đã từng được nghe. Hỏi thì hai vợ chồng nhà này nói rõ đầu đuôi và tả hình dạng ông già. Đông Phương Sóc lúc đó mới nhớ lại đây là bản đàn của Lý Thiết Quài gảy ở cung tiên. Do sự tích trên mà sau này tại các làng có nghề nhà trò, khi cúng tế, thường tế vua Hán Vũ Đế, ông Đông Phương Sóc và ông Lý Thiết Quài, như ở làng Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh vậy.

Trên đây là mấy loại đàn được ta thường dùng ngày trước, và cho tới ngày nay cũng không có mấy thay đổi đối với cổ nhạc.

Các nhà chơi đàn của ta xưa, trong các cây đàn nêu trên, thường lấy 5 cây đàn làm ngũ điệu: đàn Tranh, đàn Nguyệt, đàn Tỳ bà, Nhị và đàn Tam. Các tài tử phong lưu xuất sắc thường biết chơi cả năm cây đàn trên.  (1)



Một buổi gặp gỡ văn nghệ, nghe hát ca trù của các văn nghệ sĩ một thời ở "Gác Lưu xá" 11 Hàng Bông của ông Trần Văn Lưu - Ảnh: Trần Chính Nghĩa.

**

Đàn đáy , hay còn gọi là Vô đề cầm là một loại nhạc cụ có 3 dây, phần cán rất dài và mặt sau của thùng âm có một lỗ lớn. Đây là nhạc cụ dân tộc cổ truyền của người Việt, không chỉ độc đáo ở hình dáng, âm thanh, mà còn được kết hợp với các nhạc cụ như phách và  trống đế, tạo nên loại hình ca trù nổi tiếng.

Không rõ đàn đáy xuất hiện lần đầu vào thời điểm nào nhưng nó có mặt ít ra đã 500 năm hơn. Theo phó giáo sư TS Thụy Loan, thì các mảng điêu khắc ở đình Lỗ Hạnh, đình Hoàng Xá và đền Tam Lang (niên đại thế kỷ 16-18) cho ta biết đàn đáy đã phổ biến trong dân gian vào thời nhà Mạc (1527-1593). Thời điểm xuất hiện của đàn đáy theo đó được các nhà nghiên cứu nghi nhận sớm nhất là thế kỷ 15. Niên đại xuất hiện này hoàn toàn phù hợp với những ghi chép trong thư tịch cổ và những tư liệu mỹ thuật đã được phát hiện.

Đàn đáy có tên gốc là "đàn không đáy" tức "vô đề cầm", vì nó không có đáy (hậu đàn). Do đó người ta gọi tắt là đàn đáy lâu ngày thành tên chính thức như hiện nay. Một giả thuyết khác cho rằng nhạc cụ này có dây đeo bằng vải, dây này trong chữ Hán là "đái" (đai) nên mới gọi là "đàn đái", đọc chệch lâu ngày thành "đàn đáy".

Đàn đáy có 4 bộ phận chính:

1.   Bầu đàn, còn gọi là thùng đàn: bằng gỗ, hình thang cân. Đáy lớn nằm phía trên, rộng khoảng 23–30 cm, đáy nhỏ nằm phía dưới rộng khoảng 18–20 cm. Cạnh 2 bên khoảng 31–40 cm. Thành đàn vang bằng gỗ cứng, dày khoảng 8–10 cm. Mặt đàn bằng gỗ ngô đồng, có một bộ phận để móc dây đàn. Có khi mặt đàn khoét một lỗ hình chữ nhật. Đáy đàn thủng hình chữ nhật.

2.   Cần đàn: dài 1,10m-1,30 m gắn phía trên từ 10 đến 12 phím đàn bằng tre nhưng đàn đáy cổ có 16 phím. Các phím này dày và cao, phần đỉnh dài hơn phần chân phím. Tính từ đầu đàn trở xuống, phím đầu tiên không gắn sát vào sơn khâu như nhiều nhạc cụ khác mà lại nằm ở quãng giữa cần đàn.

3.   Đầu đàn: hình lá đề, hốc luồn dây có 3 trục chỉnh dây.

4.   Dây đàn: 3 dây bằng tơ se, dài, mềm và dễ nhấn mang tên dây Hàngdây Trung và dây Liễu. Ngày nay, những dây này có thể bằng nylon với kích thước to nhỏ khác nhau. Dây đàn được chia làm năm cung: cung Namcung Bắccung Naocung Huỳnh và cung Pha.

Đàn đáy có âm vực rộng hơn 2 quãng tám, âm sắc giống đàn tranh geomungo của  Korea. Người biểu diễn thường dùng đàn đáy đệm cho giọng nữ cao hoặc phối hợp với những nhạc cụ gõ có âm thanh khô (ít vang).

Đàn đáy là nhạc cụ độc đáo chỉ duy nhất dùng để biểu diễn ca trù cùng với phách và trống chầu. Ngày nay nó còn được dùng trong một số dàn nhạc dân tộc để hoà tấu. (2)

Phách có nhiều loại và tên gọi khác nhau. Trong Hát Xẩm Phách gọi là Sênh Sứa/Cặp Kè; trong Cải Lương và Dàn nhạc Đờn Ca Tài Tử Phách là Song Loan; trong Ca Huế Phách là Sênh/Sênh Tiền/Sinh Tiền, còn trong Dàn nhạc Tuồng, Đám ma, Múa tôn giáo và Múa dân gian người ta mới gọi là Phách.

Bộ Phách ả đào gồm có bàn Phách, tay ba và hai lá Phách. Bàn Phách là miếng tre dài khoảng 30 cm, bản rộng chừng khoảng 4 cm. Nó có 2 đầu mấu tre dùng làm chân cho mặt bàn Phách cao lên. Hai lá Phách là dùi gõ kép. Người ta cầm 2 lá Phách chập vào nhau để gõ vào mặt bàn Phách. Tay ba là dùi gõ làm bằng gỗ mít, dài như 2 lá Phách, được người sử dụng cầm bằng tay trái.

Khi Phách 2 lá gõ vào bàn Phách âm sắc phát ra nhòa, bẹt và hơi đục. Lúc dùng tay ba gõ vào bàn Phách âm sắc sẽ trong, gọn và dòn. Hình thức dùi tròn được xem như là dương vật (linga theo truyền thống Ấn Độ), dùi chẻ hai được xem như là âm vật (yoni). Nhờ vậy, khi nghe 2 tiếng Phách thính giả nhận thấy rằng có một tiếng trong và một tiếng đục, một tiếng mạnh và một tiếng nhẹ, một tiếng cao và một tiếng thấp, một tiếng dương và một tiếng âm. Tiếng Phách trong Ca Trù/Hát Ả Đào Việt Nam rất độc đáo vì trong âm nhạc thế giới không có nước nào khác có cách gõ như thế. (3

Sóng Việt ĐG thu thập.

 (1)Cầm Ca Việt Nam. Toan Ánh. NXB Xuân Thu 1970. Sachvui.com

(2) https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0n_%C4%91%C3%A1y

(3) https://dotchuoinon.com/2015/07/07/nhac-cu-co-truyen-vn-phach/

Hình Internet.


Sunday, November 15, 2020

Grand Paris Express 2020. M15. Paris. SVDG

 

Grand Paris Express.

Grand Paris Express là một nhóm các tuyến vận chuyển nhanh mới đang được xây dựng ở vùng Île-de-France của Pháp. Dự án bao gồm bốn tuyến mới, cộng với phần mở rộng của các Tuyến 11 và 14. Tổng cộng 200 km (120 miles) đường mới và 68 nhà ga mới sẽ được bổ sung, phục vụ ước lượng cỡ ​​2 triệu hành khách mỗi ngày.

 Các đường mới ban đầu được lập chỉ định theo màu (Đường đỏ, Đường hồng, Đường xanh lục), nhưng vào năm 2013 đã được thay đổi để tiếp tục quy ước đánh số mà RATP sử dụng. Do đó, các tuyến mới hiện nay được gọi là 15, 16, 17 và 18. Dự án mở sẽ theo từng giai đoạn từ năm 2015 cho đến năm 2030 thì hoàn tất.

 



Tuyến 15 (Paris Métro Line 15)

 Công việc trên tuyến 15 bắt đầu vào năm 2015, với đoạn đầu tiên dự kiến ​​mở vào khoảng năm 2020 giữa ga Pont de Sèvres Métro và ga Noisy – Champs RER A.

 Tuyến số 15 sẽ là tuyến đường sắt ngầm công suất lớn, cung cấp một tuyến vành đai mới quanh Paris tại các sở Hauts-de-Seine, Val-de-Marne và Seine-Saint-Denis. Nó sẽ cho phép vận chuyển trực tiếp giữa các vùng ngoại ô, đi qua Paris và do đó tránh được quá tải.

 Cấu trúc của tuyến này rất giống với Arc Express, được RATP đề nghị vào năm 2006. Sau đó, nó được đưa vào dự án đường đỏ của mạng lưới giao thông công cộng Grand Paris, được Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy giới thiệu vào năm 2009. Vào tháng 3 Năm 2013, dự án "New Grand Paris" được công bố bởi Thủ tướng lúc bấy giờ (Jean-Marc Ayrault).

Dự trù cho Tuyến số 15 được mở trong các giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030.  Nó sẽ tạo ra một đường vòng nối Noisy-Champs đến Champigny, đi qua Champigny-sur-Marne, Créteil, Villejuif, La Défense, Saint-Denis và Rosny-sous-Bois.

 Tiến trình dự án.

Năm 2013, chính phủ do Ayrault lãnh đạo đã đề xuất mốc thời gian này cho dự án tuyến 15.

Năm 2014: công bố về đoạn phía đông từ Saint-Denis Pleyel đến Trung tâm Champigny.

Đầu năm 2015: khởi công đoạn phía nam giữa Pont-de-Sèvres và Noisy – Champs.

Năm 2020: khởi công đoạn từ Pont-de-Sèvres đến Nanterre và từ Saint-Denis Pleyel đến Rosny-Bois-Perrier trên đoạn phía bắc.

Năm 2022: Mở đường phía Nam từ Pont-de-Sèvres đến Noisy – Champs.

Đầu năm 2025: Tiếp tục các đoạn từ Pont-de-Sèvres đến Nanterre và từ Saint-Denis Pleyel đến Rosny-Bois-Perrier của đoạn phía bắc.

Năm 2025: Khởi công đoạn từ Nanterre đến Saint-Denis Pleyel qua La Défense-Grande-Arche của đoạn phía bắc.

Đầu năm 2030: Tiếp tục đoạn từ Nanterre đến Saint-Denis Pleyel qua La Défense-Grande-Arche của đoạn phía bắc.

Cuối năm 2030: Đoạn phía Bắc từ Rosny đến Champigny hoàn thành.

 

Đặc điểm kỹ thuật của các đoàn tàu đi tuyến 15 và hoạt động của chúng như sau:

Chiều rộng tàu: tối thiểu 2,80 mét (9 ft 2 in)

Chiều dài đoàn tàu: 108 mét (354 ft), được tạo thành từ 6 toa với các đường băng (gangways) bên trong hoàn toàn mở.

Sức chứa của tàu: 960 hành khách (4 hành khách trên m²)

Vòng bi (Bearing): sắt

Dòng điện kéo: Dòng điện một chiều 1500 volt qua pantograph và dây tiếp xúc

Hoạt động: Hoàn toàn tự động

Tốc độ tối đa: 120 km một giờ (75 dặm / giờ)

Tốc độ hoạt động: 55 km một giờ (34 dặm / giờ)

Ước chừng lưu lượng giờ cao điểm buổi sáng: 34 560 hành khách mỗi giờ

Khoảng thời gian trung bình: 3 đến 4 phút

Khoảng thời gian tối thiểu: 2 phút.

SVĐG chuyển dịch. 

 https://en.wikipedia.org/wiki/Grand_Paris_Express


Friday, November 13, 2020

The Survivor Tree . The Callery Pear. NYC. SVDG.

 

Cây Sống Sót: Cây Hoa Lê Callery tại Ground Zero. New York City.

 


Cây lê Callery (Pyrus calleryana, Rosaceae) khởi thủy được trồng vào những năm 1970 ở rìa phía đông của Trung tâm Thương mại Thế giới ban đầu. Tên thông thường đuợc gọi là lê Bradford.  Nó đứng đó trong gần ba mươi năm, nở hoa trắng hàng năm rất sớm vào đầu xuân - cho đến khi bị  không tặc đâm máy bay vào tòa tháp vào ngày định mệnh (11 tháng 9) đó. Cây lê Callery đã  bị cháy chỉ còn lại một khối lượng thân cây, cành và lá của nó đã cháy rụi một phần thân bị xé toạc khỏi thân cây.

  Khi đội dọn dẹp làm việc tại khu Thương mại Thế giới, thì có ai đó đã nhận ra thân cây nó giữa đống đổ nát. Quyết định của Bộ Công viên và giải trí thuộc thành phố New-York được đưa ra là chuyển phần còn lại của cây đến Vườn ươm Arthur Ross Citywide ở Bronx để thân cây có thể được chăm sóc cho sống mạnh trở lại.

 (*)


 cây lê Callery là loài cây cứng cáp, kháng bệnh tốt nên chẳng bao lâu, nó bắt đầu mọc lá trở lại. Điều này như cái cây này muốn cho cả thế giới thấy rằng  Tôi vẫn còn sự sống ”, Ronaldo Vega, giám đốc thiết kế cấp cao của  Đài tưởng niệm & Bảo tàng 11/9 nói.

 Nhiều người nghĩ rằng cây sẽ không sống được, nhưng sau 9 năm chăm sóc kỹ lưỡng và tận tâm, cây lê bắt đầu phát triển mạnh.  Vào tháng 3 năm 2010, cây sống sót một lần nữa sống đúng với tên gọi của nó (sau khi sống sót sau một cơn bão tạm thời làm bật gốc nó). Cuối năm đó, Vega và nhóm của ông đã làm việc để đưa cây trở lại địa điểm ban đầu của nó Trung tâm Thương mại Thế giới.

 

 Ngày nay, Cây Sống sót đứng tại Bảo tàng & Đài tưởng niệm 11 tháng 9 ở phía tây của hồ nước phía nam để tượng trưng cho Tháp Nam đã sụp đổ. Nếu quan sát kỹ, bạn có thể thấy phần vỏ thô ráp, nứt nẻ ở gốc - những vết sẹo trong quá khứ đau thương của nó. Nhưng từ thân cây bị tổn thương lại mọc ra những nhánh mới nhẵn nhụi, bằng chứng là thời gian có thể chữa lành được. Đứng sừng sững trên nền Trung tâm Thương mại Thế giới đã được xây dựng lại, Cây Sống sót là một thông điệp   sống động nhắc nhở về khả năng phục hồi, sinh tồn, tái sinh, và sự kiên cường của nước Mỹ.

(*)

(*)

(*)


 Tưởng cũng nên nhắc đến qua Chương trình cây con từ Cây Sống Sót, những cây con từ Cây Sống sót, một biểu tượng của hy vọng, đã được trồng tại những nơi xảy ra thảm kịch trên khắp thế giới. Một cây con đã được trồng ở Boston để vinh danh các nạn nhân vụ đánh bom cuộc chạy marathon năm 2013, và một cây khác được đặt ở Orlando để tưởng nhớ những người thiệt mạng trong vụ tấn công hộp đêm Pulse năm 2016. Tây Ban Nha và Pháp cũng đã trồng cây giống Survivor Tree.



Sóng Việt Đàm Giang.

(*) . Hình Internet.

Sunday, November 8, 2020

Salamander. Biểu Hiệu Hoàng Gia của Vua Francois I. Pháp. SVĐG.

 

Salamander:

 Biểu Hiệu Hoàng Gia của vua Francois I Pháp quốc.

Sinh vật kỳ nhông (kỳ giông/salamander) từ lâu đã nắm một vị trí đáng kể trong văn học dân gian và thần thoại của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Các đặc tính đã góp phần vào việc tạo cho kỳ nhông một vị trí trong huyền thoại, thuật giả kim, huy hiệu và văn hoá phổ thông thật đáng ngạc nhiên vì trên thực tế loài này là một sinh vật khá nhỏ và không có gì đáng chú ý.

Loại kỳ nhông thực sự là một sinh vật rất khác với huyền thoại vậy thì làm thế nào để nó
 trở thành biểu tượng phổ biến của Huy hiệu Hoàng gia, giới quý tộc, các công ty bảo 
hiểm, chính quyền địa phương và nhiều tổ chức khác nữa?
 
Lửa và kỳ nhông huyền bí
Aristotle, (384 TCN - 322 TCN), và Pliny the Elder (năm 23-79) liên kết kỳ nhông với lửa
chính từ lửa hầu hết các năng lực đặc biệt của loài này được ca tụng.  
Trong thời Trung cổ, người dân sống trong một thế giới mà  những vùng đất lạ còn chưa 
được khám phá nên dễ trộn lẫn sự thật và ảo tượng thần kỳ. Người xưa đã nghĩ rằng kỳ 
nhông được sinh ra hoặc được tạo ra từ lửa.
Hầu hết các huyền thoại phổ biến được cho là có nguồn gốc từ các loài kỳ nhông châu Âu,
 kỳ nhông lửa (Salamandra salamandra). Tuy nhiên giải thích được đặt ra là kỳ nhông lửa
 trốn ngủ trong những ống gỗ mục trong những tháng mùa đông. Khi người ta gom củi,
 gỗ để đốt sưởi ấm trong thời xa xưa, kỳ nhông nếu có trú trong gỗ thì khi gỗ bị đốt nóng 
chúng tìm cách thoát ra từ trong ngọn lửa, và sự xuất hiện đột ngột này đã gây nhầm lẫn
 rằng kỳ nhông đã được sinh ra, hoặc tạo ra từ lửa.


 


(Hình internet)
Pliny Elder tin rằng loài kỳ giông kỳ dị có cơ thể lạnh giá như thế có thể dập tắt lửa cháy.
 Thêm vào đó, có thể là da kỳ nhông có độ ẩm cao nên chúng có thể chịu đựng được lửa
 năm ba giây và thoát ra khỏi lửa không hề hấn gì.
Còn nhiều huyền thoại khá liên quan đến kỳ nhông, tuy nhiên ở đây chỉ nói đến kỳ nhông
 chịu lửa hay kỳ nhông lửa liên quan đến vua François đệ nhất của Pháp.
Vua François I đã dùng kỳ nhông làm biểu tượng, nhà vua đã cho khảm, khắc vào đá, vào
 gỗ, vào tường, v.v…hình một kỳ nhông phun nước, nằm trên lửa tại những lâu đài thuộc
 quyền của nhà vua, nhất là tại lâu đài Chambord và lâu đài Fontainebleau.
Trong lâu đài Chambord thì biểu tượng kỳ nhông có vương miện phía trên có mang hành
 chữ Latin Nutrisco et Extinquo (có nghĩa là Ta nuôi dưỡng trên lửa tốt và dập tắt những 
lửa xấu). Kỳ nhông này như đang phun nước ra để dập tắt lửa xấu hay đang nuốt lửa tốt.
 

François I đã trang hoàng lâu đài Chambord và Fontainebleau với chữ  F và biểu tượng đặc biệt của kỳ nhông lửa hoàng gia.

  




  Kỳ nhông thật ngoài đời

Loài kỳ nhông thật có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới và có khoảng năm trăm loài. Chúng được tìm thấy ở Châu Âu, Châu Á, một số vùng của Châu Phi, và Bắc và Nam Mỹ. Lớn nhất được tìm thấy ở Trung Quốc và Nhật Bản và có thể lớn đến hơn một mét, mặc dù hầu hết đều nhỏ hơn nhiều. Kỳ nhông không phải là loài bò sát và mặc dù chúng trông giống như  con thằn lằn nhưng không liên quan và chúng cũng không liên quan đến động vật có vú hoặc chim. Kỳ nhông là động vật lưỡng cư và họ hàng gần nhất của chúng là ếch và cóc.

 Tên gọi kỳ nhông (cho salamander) đã được/bị dùng lẫn lộn trong tiếng Việt, còn được gọi kỳ giông, con dông ở một số tỉnh tại Việt Nam. Một điều lưu ý là chỉ loại kỳ nhông hay giông hay dông này sống dưới đất vùng gần ven biển và hoặc bị bắt ngoài hoang dã hay trong vùng đất nuôi để ăn thịt. Chúng cũng bị gọi nhầm lẫn với giống kỳ đà hay cự đà (gecko, varan). Và một loại thằn lằn khác trong nước gọi là rồng Nam Mỹ (Iguana) hiện rất được ưa chộng như con vật nuôi quý trong nhà của giới trẻ trong nước cũng mang tên kỳ đà. Tên gọi các loài thằn lằn trong tiếng Việt rất lẫn lộn, nên cần phải có tên khoa học thì mới có thể phân biệt được; tuy nhiên điều đó không phải là chủ ý của phần bài viết nói về kỳ nhông này.

Sóng Việt Đàm Giang

 

 

Tam The Bai Quan Nhan. TrinhCuong


 

Tấm Thẻ  Bài Quân Nhân

Trịnh Cường

 


Rời mái trường chuyên khoa

Năm một chín sáu tư

Sau thời gian huấn luyện

Làm quen đời quân nhân

Chính thức nhận thẻ bài

Làm người lính quốc gia

 

Tấm thẻ bài mang tên

Mang số quân binh chủng

Tám con số nằm lòng

Thêm chi tiết quan trọng

Cho truyền máu khi cần

Loại máu B cá nhân

Thêm Rhesus factor

B antigen dương

 

Tấm thẻ bài quân nhân

Theo mười một năm trường

Gắn bó như hình bóng

Từ Đà Nẵng miền Trung

Rồi Biên Hòa miền Nam

Cho tới ngày quốc hận.

 

Nơi quê hương thứ hai

Băm chín năm có lẻ

Hướng về quê đất tổ

Tâm thẻ bài quân nhân

Biểu tượng phò tổ quốc

Cùng trách nhiệm người dân

Kỷ vật tình đồng đội

Tình dân tộc thắm thiết

Vẫn còn mãi bên tôi.

 

Mùa Thu 2014

**


Đã gần 40 năm

Mười một năm trước phục vụ quê cha

Tấm thẻ bài cũ vẫn đầy nhớ thương.

Rời xa đất tổ năm bẩy mươi lăm

Cưu mang đất nước Hoa kỳ nhận tôi

Ba mươi chín năm có lẻ

Nhận nơi này làm quê hương

Ghi ơn lòng tốt người dân đất lành

Tận tình làm việc ba mươi năm

Rồi thời gác bút y khoa về vườn

Nay hội ngộ gặp lại bạn xưa

Vui nào kể xiết như rồng gặp mưa!

 

Trịnh Cường

Mùa Thu 2014

 

50 Năm Y Khoa 64 Hội Ngộ

1964-2014

Hội ngộ năm mươi năm khoá Sáu Tư

Nửa thế kỷ qua thực tưởng như hư

Bạn bè khắp nơi mưu sinh mài miệt

Nay nối nhịp cầu kể lể tâm thư.

 

Năm mươi năm rồi! mau quá là mau!

Kỷ niệm ngày xưa san xẻ cùng nhau

Y Khoa Sáu Tư  bạn cũ gặp lại

Hạnh phúc là đây bất kể ngày sau.

 

Trịnh Cường

Mùa Thu 2014