Cầm
Ca Việt Nam: Đàn Đáy và Ca Trù.
Sóng
Việt ĐG thu thập.
Đàn Đáy và Ca trù.
Các
cụ xưa rất ưa ca trù. Ca trù chính là hát ả đào, nghĩa là lối hát của cô đầu khi tiếp đãi quan viên.
Trống chầu- Phách- Đàn đáy.
Sở
dĩ gọi là ca trù vì ngày xưa khi có tế lễ thường mời ca nhi tới hát và khi hát
có lệ hát thẻ. Thẻ gọi là trù làm bằng mảnh tre ghi chữ đánh dấu, dùng
để thưởng ả đào thay cho tiền mặt.
Trong
buổi hát thờ, mỗi khi ca nhi hát hay, lại được thưởng một chiếc thẻ, khi buổi
hát tan, đoàn ca hát cứ theo số thẻ lĩnh tiền thưởng. Do đó, hát ả đào gọi là
ca trù, nghĩa là hát thẻ.
Hát
ả đào còn gọi là hát cô đầu, hát nhả
tơ hay hát nhà trò.
Khi
ả đào hát có kép dùng đàn để đệm cho câu hát và có quan viên đánh trống cầm chầu.
Chính
ả đào trong lúc hát lại gõ phách để
giữ nhịp câu hát.
-Hát
chơi là hát khi tổ chức tại nhà quan viên hay tại nhà ả đào để quan viên
mua vui. Trong những buổi hát chơi này, cô đầu thường ca những bài phóng khoáng
và tình tứ.
-Hát
cửa đình là hát để thờ thần. Trong những buổi hát này, ca nhi thường hát
những bài về sử, về kinh truyện, về sự tích danh nhân, ngoài những khúc do
đào hát còn những khúc do kép hát và những vũ bộ.
-Hát
thi là lối hát để khảo sát tài năng của đào kép.
Với
ba lối hát, ca trù có tất cả trên 40 thể, nhưng những thể thường được hát nhiều
là: Bắc phản; Mưỡu; Hát nói; Gửi thư.
-Cung
Nam, giọng bằng phẳng mà xuống thấp.
-Cung
Bắc, giọng rắn rỏi mà lên cao.
-Cung
Huỳnh, giọng đọc dính vào nhau mà mau.
-Cung
Pha, hơi ai oán, giọng đọc chệch lơ lớ đi.
-Cung
Nao, hơi chênh chênh, đương ở cung nọ chuyển sang cung kia. Cung nao chen lấn ở
giữa, âm nhạc Tây phương gọi là nửa cung.
Về
sau có thêm một cung nữa gọi là cung Phú. Cung Phú hơi như vẻ đọc Phú, cuối câu
có hơi ngân bậc cao.
ĐÀN ĐÁY - Đàn đáy còn được gọi là đàn nhà trò, vì được dùng
nơi cầm ca, do các kép gảy khi ca nhi hát
ả đào. Đàn mặt sau khoét rỗng, nên còn được gọi là vô để cầm.
Đàn thùng vuông, cần dài ba thước và cũng có ba dây, căng từ cuối thùng đàn lên
đầu cần đàn, nơi có ba chiếc trục để vặn ba chiếc dây, hình thức gần như đàn
cầm nam. Có người cho rằng đàn đáy chính là biến thân của đàn cầm nam mà hình
dáng được sửa đổi lại.
Đàn
đáy gảy theo điệu hát của các ca nhi, cao thấp mau chậm, nhặt khoan tùy theo
điệu hát, thật là hay. Ngày xưa, người Nghệ An chơi đàn đáy rất tuyệt diệu,
được tiếng khắp trong nước, và trong các tài tử có Cửu Đạm đàn thật cao nên
ngày nay nhắc tới, những người quán ở tỉnh này còn nhớ.
Tương truyền rằng đàn đáy do ông Lý Thuyết Quài, một vị trong bát tiên sáng chế ra: Xưa có hai vợ chồng nhà đốt than ăn ở rất nhân từ mà vẫn nghèo, cho đến một hôm được một ông già cho một cây đàn và bảo hai vợ chồng tập đàn ca sẽ giàu có.
Hai
vợ chồng mang đàn về nhưng không biết đàn, lại tìm đến ông già ấy dạy cho hàng
ngày cho tới khi biết sử dụng đàn. Vừa hay lúc ấy gặp ngày lễ Vạn thọ vua Hán
Vũ Đế. Hai vợ chồng đến đàn hát.
Bầy
tôi vua Vũ Đế có ông Đông Phương Sóc, nghe tiếng đàn thấy điệu quen, đã từng
được nghe. Hỏi thì hai vợ chồng nhà này nói rõ đầu đuôi và tả hình dạng ông
già. Đông Phương Sóc lúc đó mới nhớ lại đây là bản đàn của Lý Thiết Quài gảy ở
cung tiên. Do sự tích trên mà sau này tại các làng có nghề nhà trò, khi cúng tế,
thường tế vua Hán Vũ Đế, ông Đông Phương Sóc và ông Lý Thiết Quài, như ở làng
Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh vậy.
Trên
đây là mấy loại đàn được ta thường dùng ngày trước, và cho tới ngày nay cũng
không có mấy thay đổi đối với cổ nhạc.
Các
nhà chơi đàn của ta xưa, trong các cây đàn nêu trên, thường lấy 5 cây đàn làm
ngũ điệu: đàn Tranh, đàn Nguyệt, đàn Tỳ bà, Nhị và đàn Tam. Các tài tử phong
lưu xuất sắc thường biết chơi cả năm cây đàn trên. (1)
Một buổi gặp gỡ văn nghệ, nghe hát ca trù của các văn nghệ sĩ một thời ở "Gác Lưu xá" 11 Hàng Bông của ông Trần Văn Lưu - Ảnh: Trần Chính Nghĩa.
**
Đàn đáy , hay còn gọi là Vô đề cầm là
một loại nhạc cụ có 3 dây, phần cán rất dài và mặt sau của thùng âm có một
lỗ lớn. Đây là nhạc cụ dân tộc cổ truyền của người Việt, không chỉ độc đáo ở
hình dáng, âm thanh, mà còn được kết hợp với các nhạc cụ như phách và
trống đế, tạo nên loại hình ca trù nổi tiếng.
Không rõ đàn
đáy xuất hiện lần đầu vào thời điểm nào nhưng nó có mặt ít ra đã 500 năm hơn.
Theo phó giáo sư TS Thụy Loan, thì các mảng điêu khắc ở đình Lỗ Hạnh, đình
Hoàng Xá và đền Tam Lang (niên đại thế kỷ 16-18) cho ta biết đàn đáy
đã phổ biến trong dân gian vào thời nhà Mạc (1527-1593). Thời điểm xuất hiện
của đàn đáy theo đó được các nhà nghiên cứu nghi nhận sớm nhất là thế kỷ 15.
Niên đại xuất hiện này hoàn toàn phù hợp với những ghi chép trong thư tịch cổ
và những tư liệu mỹ thuật đã được phát hiện.
Đàn đáy có
tên gốc là "đàn không đáy" tức "vô đề cầm", vì nó không có
đáy (hậu đàn). Do đó người ta gọi tắt là đàn đáy lâu ngày thành tên chính thức
như hiện nay. Một giả thuyết khác cho rằng nhạc cụ này có dây đeo bằng vải, dây
này trong chữ Hán là "đái" (đai) nên mới gọi là "đàn đái",
đọc chệch lâu ngày thành "đàn đáy".
Đàn đáy có 4 bộ phận chính:
1. Bầu đàn, còn gọi là thùng đàn: bằng gỗ, hình
thang cân. Đáy lớn nằm phía trên, rộng khoảng 23–30 cm, đáy nhỏ nằm
phía dưới rộng khoảng 18–20 cm. Cạnh 2 bên khoảng 31–40 cm. Thành đàn
vang bằng gỗ cứng, dày khoảng 8–10 cm. Mặt đàn bằng gỗ ngô đồng, có một bộ
phận để móc dây đàn. Có khi mặt đàn khoét một lỗ hình chữ nhật. Đáy đàn thủng
hình chữ nhật.
2. Cần đàn: dài 1,10m-1,30 m gắn phía trên từ 10
đến 12 phím đàn bằng tre nhưng đàn đáy cổ có 16 phím. Các phím này dày và cao,
phần đỉnh dài hơn phần chân phím. Tính từ đầu đàn trở xuống, phím đầu tiên
không gắn sát vào sơn khâu như nhiều nhạc cụ khác mà lại nằm ở quãng giữa cần
đàn.
3. Đầu đàn: hình lá đề, hốc luồn dây có 3 trục
chỉnh dây.
4. Dây đàn: 3 dây bằng tơ se, dài, mềm và dễ nhấn
mang tên dây Hàng, dây Trung và dây Liễu.
Ngày nay, những dây này có thể bằng nylon với kích thước to nhỏ khác nhau.
Dây đàn được chia làm năm cung: cung Nam, cung Bắc, cung
Nao, cung Huỳnh và cung Pha.
Đàn đáy có âm vực rộng hơn 2 quãng tám, âm sắc giống đàn tranh geomungo của
Korea. Người biểu diễn thường dùng đàn đáy đệm cho giọng
nữ cao hoặc phối hợp với những nhạc cụ gõ có âm thanh khô (ít vang).
Đàn đáy là nhạc cụ độc
đáo chỉ duy nhất dùng để biểu diễn ca
trù cùng với phách và trống chầu. Ngày nay nó còn được dùng
trong một số dàn nhạc dân tộc để hoà tấu. (2)
Phách có nhiều loại và tên gọi khác nhau. Trong Hát Xẩm Phách gọi
là Sênh Sứa/Cặp Kè; trong Cải Lương và Dàn nhạc Đờn Ca Tài Tử Phách là Song Loan;
trong Ca Huế Phách là Sênh/Sênh Tiền/Sinh Tiền, còn trong Dàn nhạc Tuồng, Đám ma, Múa tôn giáo và Múa dân gian người ta mới gọi là Phách.
Bộ Phách ả đào gồm có bàn Phách, tay ba và hai lá Phách. Bàn Phách là miếng tre dài khoảng 30 cm, bản rộng chừng khoảng 4 cm. Nó có 2 đầu mấu tre dùng làm chân cho mặt bàn Phách cao lên. Hai lá Phách là dùi gõ kép. Người ta cầm 2 lá Phách chập vào nhau để gõ vào mặt bàn Phách. Tay ba là dùi gõ làm bằng gỗ mít, dài như 2 lá Phách, được người sử dụng cầm bằng tay trái.
Khi Phách
2 lá gõ vào bàn Phách âm sắc phát ra nhòa, bẹt và hơi đục. Lúc dùng tay ba gõ
vào bàn Phách âm sắc sẽ trong, gọn và dòn. Hình thức dùi tròn được xem như là
dương vật (linga theo truyền thống Ấn Độ), dùi chẻ hai được xem như là âm vật
(yoni). Nhờ vậy, khi nghe 2 tiếng Phách thính giả nhận thấy rằng có một tiếng
trong và một tiếng đục, một tiếng mạnh và một tiếng nhẹ, một tiếng cao và một
tiếng thấp, một tiếng dương và một tiếng âm. Tiếng Phách trong Ca Trù/Hát Ả Đào
Việt Nam rất độc đáo vì trong âm nhạc thế giới không có nước nào khác có cách
gõ như thế. (3
Sóng Việt ĐG thu thập.
(2)
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0n_%C4%91%C3%A1y
(3)
https://dotchuoinon.com/2015/07/07/nhac-cu-co-truyen-vn-phach/
Hình Internet.
No comments:
Post a Comment