Monday, January 31, 2011

Mùa Xuân Tìm Hiểu về Mai





Trong bài kệ Cáo Tật Thị Chúng của Mãn Giác Thiền Sư có Nhất Chi Mai.

Bài viết của Sưu Tầm, hình ảnh trên Internet.

SV.

Tìm hiểu cành Mai trong bài kệ của Mãn Giác Thiền sư
Sưu Tầm

Mỗi khi mùa Xuân đến, người ta thường nhớ đến bài kệ Cáo tật thị chúng của Mãn Giác thiền sư (1052-1096) đời Lý:

"Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục tiền nhãn quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”.

Ngô Tất Tố dịch như sau:
"Xuân qua trăm hoa rụng
Xuân tới trăm hoa cười
Trước mắt: việc đi mãi
Trên đầu: già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một cành mai”.

Trong bài kệ này, hình ảnh nổi bật nhất là “một cành mai”. Vậy, cành mai này là loại mai gì? Chúng ta thử tìm hiểu về “nhất chi mai” mà Sư Mãn Giác muốn nói đến.
Ở Việt Nam, mai là tên đặt cho một số loại cây khác nhau như: mai chiếu thủy, mai tứ quý (mai đỏ), mai vàng (huỳnh mai), mai cánh lõm, mai (mơ), mai hoa…
Trong các loại mai vừa nêu, ta thấy mai chiếu thủy (wrightia religion hookf), mai tứ quý (ochna astropurpura DC.) đều không phải là loại mai trong bài kệ.
Loại mai vàng (ochna intergerrima (Lour.) merr.) là cây mọc hoang ở rừng còi và rừng thưa ẩm hay khô, độ cao dưới 1.200m; có khi gặp dọc các bờ sông, cho đến các vùng gần biển, từ Quảng Trị vào Nam. Loại cây này có hoa nở trước khi ra lá. Hoa to mọc thành chùm ở nách lá. Hoa màu vàng, có 5 cánh (hoặc nhiều hơn), nhiều nhụy dài, mùi thơm. Lá đài màu xanh sẫm, khi hoa đã kết quả xanh thì lại chuyển sang màu đỏ, làm tăng thêm vẻ đẹp cho cây.
Mai vàng đẹp cả dáng và hoa, nên thường được trồng làm cảnh trong chậu, trong sân vườn, hoa viên, làm cây bonsai. Người ta thường cắt cành cắm vào bình để trang trí trong nhà vào dịp đón Tết Nguyên đán.
Khi hoa mai vàng nở là báo hiệu mùa Xuân đã đến ở phương Nam (miền Trung và miền Nam Việt Nam).
“Xuân này trong ấy ra sao nhỉ
Ngõ cũ hoa mai nở mấy cành” (Nguyễn Bính)
Loại mai cánh lõm (gomphia serrata (gaerton) kanis) cũng chỉ có từ Quảng Trị trở vào các tỉnh Nam Bộ.
Ở miền Bắc, có một loại cây mà người ta thường gọi là mai, nhưng thực ra đó là cây mơ (prunus mume Sieb et Zucc.). Loại cây này có lá, quả rất giống cây hạnh (prunus armenica L.) nên người Pháp gọi lầm cây mơ là abricotier (hạnh). Cây hạnh có 2 loại: một trồng để ăn quả tươi và một trồng để ăn hạt (hạnh nhân) hoặc làm thuốc. Còn mơ được trồng làm cây cảnh vì có hoa đẹp (màu trắng, màu hồng hoặc hồng nhạt), hương thơm, có thể trồng để ăn quả tươi, chế nước uống giải khát, ngâm rượu, ướp muối phơi khô để làm ô mai.
Mơ được trồng nhiều ở Hà Tây (vùng chùa Hương, thuộc huyện Mỹ Đức), Nam Định, Hà Nam, Hòa Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Loại cây này được nhà thơ Chu Mạnh Trinh nói đến trong bài "Hương Sơn phong cảnh ca":
"Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lững lờ khe yến cá nghe kinh
Thoảng bên tai một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng”.

Cây mơ có đặc điểm là ra hoa rộ vào tháng 1, tức tháng rét nhất ở miền Bắc và thường bị một vài đợt gió Đông Bắc gây mưa phùn ảnh hưởng tới đậu quả. Mơ có nhiều giống, như: mơ rừng, mơ vàng, mơ Đông Mỹ, mơ Hải Hậu… loại mơ ở chùa Hương là giống mơ ngon nổi tiếng, người Trung Quốc gọi là thanh mai. Những người yêu thơ, nhạc đều cảm xúc trước hình ảnh “Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ” của Nguyễn Bính.
Tuy nhiên, cành mai trong văn học nghệ thuật thường bị lẫn lộn giữa cây mai mơ (Prunus mume S. et Z.) và cây mai hạnh (P. armenica L.).

Mãn Giác Thiền sư sống vào thời nhà Lý, từ đời vua Lý Thánh Tông (1054-1072) đến đời vua Lý Nhân Tông (1072-1127). Vào thời kỳ này, trong triều có Ỷ Lan nguyên phi, mẹ của vua Lý Nhân Tông, là người rất sùng mộ đạo Phật. Bà đã cho xây dựng hơn 100 ngôi chùa, tháp và thỉnh nhiều bậc cao tăng vào hoàng cung để thọ giáo lý. Những lời vấn đáp giữa bà và các bậc cao tăng đã đặt nền tảng đầu tiên cho việc ra đời sách Thiền uyển tập anh sau này.
Khi có bệnh, Sư Mãn Giác đã làm bài kệ Cáo tật thị chúng với hình ảnh một cành mai vẫn nở dù mùa Xuân đã đi qua, đã để lại cho đời sau một áng văn tuyệt tác, đầy ý nghĩa nhân sinh và tâm linh.

Loại mai này được các văn nhân thi sĩ gọi là tuyết mai, bạch mai, diêm mai, lục mai hoa, sương mai…

Mai được xếp đầu bảng các loại hoa mùa Xuân, cùng với tùng và trúc thể hiện khí tiết kiên nghị của người quân tử: Tuế hàn tam hữu.
Trong bài thơ Hoa mai, Nguyễn Trãi (1380-1442) viết:
“Giữa mùa Đông, lỗi thức xuân
Nam chi nở cực thanh tân
Trên cây khác ngỡ hồn cô dịch
Đáy nước ngờ là mặt Thái Chân (tức Dương Quý Phi)
Càng thuở già, càng cốt cách
Một phen gió, một tinh thần
Người cười rằng kém tài lương đống
Thửa việc điều canh bội mấy phần”.

Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du (1765-1820) nhiều lần nói đến hoa mai, nhưng câu tả hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân, thật là tuyệt tác:
“Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”.

Nhà thơ Cao Bá Quát (1809-1855) một đời ngang dọc, đã cúi mình trước đóa hoa mai thanh cao, trong sáng:
“Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đệ thủ bái mai hoa”.

Hoa mai không chỉ đẹp, có ý nghĩa tinh thần cao quý, mà còn đem lại lợi ích thiết thực cho cuộc đời. Y học cổ truyền cho rằng hoa mai trắng có vị chua, hơi chát, tính bình, không độc, tác dụng làm sáng mắt, khai vị, tán ứ. Thường dùng chữa nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, tiêu hóa kém, ho có đàm. Ngày dùng 5-10g, sắc uống.
Quả mai chế thành ô mai (bạch mai chế) có vị mặn, chua, tính bình, tác dụng khai uất, hòa trung, hóa đàm, giải độc, giải khát, giải phiền nhiệt… Ngày dùng 4-6 quả, ngậm nuốt nước dần hoặc sắc uống.
Trong sách Thuyết Uyển có chép một câu chuyện về hoa mai rất thú vị như sau:
Sứ giả nước Việt là Gia Phát đến Trung Nguyên để gặp vua nước Lương. Lễ vật mà ông dâng lên vua Lương là một cành mai, tỏ ý trân trọng, tôn kính nhà vua. Đại thần nước Lương tên là Hàn Tử cho rằng dùng cành mai bé nhỏ để làm lễ vật yết kiến nhà vua là không phải, nên có ý làm khó sứ giả.
Hàn Tử nói: “Đại vương chúng tôi có bệnh nếu các ngài đội mão thì sẽ lấy lễ đại nhân để đón tiếp, nếu không sẽ không tiếp kiến”.
Gia Phát đáp: “Nước Việt chúng tôi có tục cắt tóc, xâm mình, sao có thể đội mão được? Nếu nói như vậy, sau này khi sứ giả Trung Nguyên các ngài đến nước Việt chúng tôi, chúng tôi yêu cầu các ngài cũng cắt tóc, xâm mình mới tiếp kiến, các ngài sẽ xử sự như thế nào?”.
Vua nước Lương nghe xong rất khâm phục tài trí của sứ giả nước Việt, liền y phục chỉnh tề tiếp kiến Gia Phát.
Như vậy, cành mai trong bài kệ Cáo tật thị chúng của Mãn Giác Thiền sư chính là cây mai mơ (P. mume Sieb. et Zucc.) của Việt Nam, mà đại biểu xuất sắc nhất là rừng mai ở Hương Sơn.

Sưu Tầm

Sunday, January 30, 2011






Một Cành Mai
Sóng Việt-Đàm Giang

Mỗi mùa Xuân Hạ Thu Đông trong năm có những sắc thái riêng biệt và là đề tài cho không biết bao nhiêu bài thơ, văn trên văn đàn toàn cầu.
Khi mùa Xuân đến, cây cỏ bừng sống, xanh mát, hoa nở khắp nơi. Khi mùa xuân rời, hoa cũng tàn dần và nhường thời gian cho một mùa Hạ nhiều hoạt động, nhiều hứa hẹn.
Luật tuần hoàn của vũ trụ cần thiết như không khí, như nước lành trong mát cho nhân loại. Chấp nhận luật tuần hoàn là chuyện hiển nhiên, nhưng chấp nhận ra sao thì hoàn toàn tùy thuộc vào cái quan niệm nhân sinh, xử thế của mỗi cá nhân.

Một bài thơ chữ Hán (có nguồn viết đây là một bài kệ) của một thiền sư đời Lý đã được truyền tụng từ thế kỷ 11 đến hiện tại cho thấy cái nhân sinh quan huyền diệu qua ý nghĩa biểu kiến và ý nghĩ tiềm ẩn của bài thơ.

Tác giả bài thơ này là thiền sư Mãn Giác (1051-1096) một nhà sư vào thời nhà Lý (Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Càn Đức). Lý lịch của thiền sư Mãn Giác tài liệu không nói đến. Tuy nhiên căn cứ vào tài liệu trong cuốn sách nói về lịch sử Việt Nam của Keith Weller Taylor (“The Cambridge History of Southeast Asia”, do Viện Đại Học Cambridge xuất bản năm 1992) thì vào thời đó Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nặng của Phật giáo, và những vị chân tu thời đó là người đã gây dựng nên nhà Lý.
Vị vua đầu tiên của nhà Lý, vua LýThái Tổ tức Lý Công Uẩn đã được nhà sư Vạn Hạnh nuôi nấng và giúp lên làm vua Việt Nam vào năm 1009. Và thơ văn được những nhà vua đương thời khuyến khích phát triển.

Đề tựa bài "Cáo Tật Thị Chúng" của thiền sư Mãn Giác có nghĩa là "Lời nói của một người bệnh tật viết ra để khuyên bảo mọi người" biểu hiệu cái nhìn của một nhà thơ thấu triệt triết lý và nhân sinh quan trước khi từ trần vào năm 1096.
Hai câu đầu cho thấy cái nhìn về thời gian (xuân đến, xuân đi) và sự vật tiến triển (hoa rụng, hoa nở).
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa nở
Hai câu chuyển tiếp là sự biến dịch vận hành của vũ trụ. Cuộc sống là vô thường, ta phải chấp nhận mọi sự việc tiến triển cũng như mọi vật kể cả con người cũng mỗi ngày một già nua.
Nhìn xem mọi việc qua trước mắt
Trên đầu ta cũng nặng cuộc đời
Từ ngôn ngữ của quan sát khách quan trong bốn câu đầu bài thơ chuyển sang một tư tưởng triết lý nhân sinh thâm sâu, súc tích, và đại đồng.
Hai câu chót mang ý nghĩa tiềm ẩn: Chớ tưởng rằng xuân tàn, hoa rụng, con người cạn nguồn sinh lực thì cái chết là chấm dứt tất cả. Không, hoa không rụng hết, sinh lực không cạn vì chính ta đang nhìn thấy một cành mai, một cành mai nở qua đêm trong sáng sớm. Cành mai nở tượng trưng cho sự chuyển tiếp giữa cái “sống” và “chết”, một sự chuyển tiếp hài hòa cho tâm linh và một cuộc sống trường tồn và bất diệt.
Đừng nói xuân tàn hoa rụng cả
Đêm qua sân trước nở cành mai.

Xin mời đọc bài thơ tuyệt tác của thiền sư Mãn Giác:

Cáo Tật Thị Chúng

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Thiền sư Mãn Giác
(1051-1096)

Lời của một người bệnh khuyên mọi người
Một Cành Mai

Xuân rời trăm hoa rủ nhau rơi
Xuân tới trăm hoa nhoẻn nụ cười
Nhìn xem mọi việc qua trước mắt
Trên đầu ta cũng nặng cuộc đời
Ðừng nói xuân tàn hoa rụng cả
Ðêm qua sân trước nở cành mai.

Ðàm Giang phỏng dịch
24 January 2004




A Branch of the Plum
Song Viet – Dam Giang
Each season of the year has its own features, which poets and writers extol, celebrate or lament in myriads of poems and writings among cultures around the world.
When spring comes, nature revives, trees grow green foliage, and flowers bloom everywhere. When spring goes, spring flowers wither, fade away, and give way to a promising summer with outdoor activities.
The seasonal change of the world is as necessary for the planet as are the air we breathe, and the fresh water we drink. Accepting the universe as it is is an obvious course of action, but how to take the changes and how to perceive the transition is a matter of one's outlook on life, one's world-view.
A short poem called a “Buddhist prayer” by some sources, written in Chinese characters and later converted to Sino-Vietnamese, was penned by a bonze under the Ly dynasty in the 11th century. This poem expresses the mysterious meaning of life in explicit expressions as well as in implicit allusions.
No literature records exist about the Zen Buddhist priest Man Giac (1051-1096) except for this poem. According to Keith Weller Taylor in his “The Cambridge History of Southeast Asia,” published in 1992 by Cambridge University, the influence of Buddhism was preponderant in this era. Buddhist monks were largely instrumental in the establishment of the Ly dynasty.
The first ruler of the House of Ly, Ly Cong Uan, was raised by a monk named Van Hanh, who supported him as sovereign in 1009. Ly Cong Uan (or King Ly Thai To), and the next three kings Ly Thai Tong, Ly Thanh Tong, Ly Can Duc, all encouraged the expansion of Vietnamese literature by using the Sino-Vietnamese writing system.
The title of the poem “Cao Tat Thi Chung,” literally “Advice from a person of ill health,” expresses an ideology of life, a philosophy and the karma: the cycle of births and rebirths, the cycle known in Buddhism as the samsara, the round of births and deaths, the never-ending series of cause and effect.
The first two verses cover the general concept of the passage of time (spring goes, spring comes) and its consequences on nature (flowers fall, flowers bloom):
When spring goes, hundreds of flowers fall.
When spring comes, hundreds of flowers bloom.
The next two lines touch upon the effect of the march of time on human life. Life may exist here now, but may disappear at any moment. Years are added to one’s life with age.
Things keep passing as I watch.
My head is showing signs of the years.
Following the objective observation of the first four lines, the last two verses expound the author's profound and insightful philosophy with a universal appeal.
The author's closing message encapsulates his outlook, “Don’t tell me that the flowers are all gone when spring is over; you must see that life is inexhaustible, boundless. Life and death are in constant transition. I saw a branch of plum blooming overnight near my front door. The new blossoming is the begining of new life, the life after life, the spiritual and eternal life."

On that note, let us enjoy Man Giac's laconic but pregnant poem in its totality.
A Branch of the Plum
When spring goes, hundreds of flowers fall.
When spring comes, hundreds of flowers bloom.
Things keep passing as I watch.
My head is showing signs of the years.
Don’t tell me when spring’s gone flowers will follow.
Last night a plum bloomed near the front door.

Translated by Song Viet-Dam Giang
24 January 2004

Saturday, January 29, 2011

Xuân Mộng

Xuân Mộng

Nắng vàng len lén ghé qua song
Cô gái xuân tươi trộm giấc nồng
Ửng nét hây hây kề sóng mũi
Dáng huyền mươn mướt giải triền sông
Lâng lâng cánh bướm du vầng mộng
Thanh thoát cành mai thoảng cõi không
Êm ả đâu đây vừa chợt động
Thơ ngây hé nở nụ hoa hồng.

Sóng Việt

Thursday, January 27, 2011

Hăm Bốn Tháng Chạp

Hăm bốn tháng chạp

Mùa trăng chót của một năm sắp dứt
Vằng vặc soi chênh chếch một mảnh vàng
Dù cách nhau hai phương trời nóng lạnh
Kỷ niệm xưa trăng vẫn nhớ muôn đời

Sóng Việt
24 tháng Chạp Âm lịch năm Hổ

Trăng Xưa

Trăng xưa
Trăng đã gọi ta ngày nào năm đó
Cuộc du hành thơ mộng chỉ một lần
Trong ánh sáng mơ hồ soi lấp lánh
Đôi mắt ai đầy ắp chất ân cần
Những giây phút nồng nàn người trong cuộc
Suốt đêm dài tri kỷ chuyện trần gian
Đã lưu lại một chuyện tình cổ tích
Dư âm xưa còn vang vọng không tan.

Sóng Việt

Thấp Thoáng