Thursday, January 17, 2019

Cặp Đá Phu Thê Meoto Iwa. Japan. SNN


Cặp Đá Phu Thê tại Futami, Nhật Bổn.

SNN ghi chép.
Hình Internet





Tại ngoài khơi vùng biển Futamigaura trong địa hạt Mie của Nhật Bản có hai khối đá  nằm cách bờ cỡ 700 m. Hai khối đá này mang tên Meoto Iwa (夫婦岩), có nghĩa là cặp đá phu thê và được nối liền với nhau bởi một bện dây thừng lớn. Trên khối đá lớn có một cổng Shinto nhỏ. Theo tín nguỡng Thần Giáo Shinto, hai tảng đá linh thiêng này tượng trưng cho sự hợp nhất của người tạo ra những vị thần và đuợc dùng làm lễ kỷ niệm sự kết hợp trong hôn nhân giữa người nam và người nữ.
Tảng đá lớn cao khoảng 9m, có chu vi khoảng 40m được gọi là Izanagi (伊弉諾), tượng trưng cho người chồng. Tảng đá nhỏ nằm gần đó cao 3,6m được gọi là Izanami (伊弉冉) tượng trưng cho người vợ. Cả hai tảng đá này đại diện cho cặp uyên ương đang kết hôn và tham dự lễ tại đền thờ thần đạo Shinto linh thiêng. Đặc biệt có sợi dây thừng làm bằng thân cây lúa bện lại với nhau, gọi là Shimenawa (注連縄) . Sợi dây quấn quanh hai tảng đá này nặng gần một tấn, được đặt và thay mới trong một buổi lễ đặc biệt tổ chức ba lần trong một năm, vào các tháng 5, 9 và 12. Sợi dây bện nối giữa hai hòn đá này tượng trưng cho tình cảm gắn bó của vợ chồng.
Vì hai khối đá nhỏ này tượng trưng cho tình yêu hôn nhân bền vững nên nơi này luôn luôn có những cặp uên ương đến cầu nguyện phước lành.



Dựa trên một bản tài liệu in cũ hiện lưu giữ trong ngôi đền thì những sợi dây thừng bện ở đây được cột vào hai tảng đá và bắt ngang qua nhìn như một cây cầu, tồn tại ít nhất là vào những năm đầu của thế kỷ 14. Nhưng cái tên "Meoto" lại đến từ thời Minh Trị, và trước đây nó được gọi là takeishizaki. Trong thời cổ đại, chỉ có một ngôi đền thờ nhỏ nhưng theo thời gian người ta đã thay thế bằng một ngôi đền lớn hơn. Hiện nay, đền thờ chính Futami Okitama được xây dựng bằng bê tông và tọa lạc trên một bờ đá và được dùng như một ngôi đền phục vụ tổ chức hôn lễ. Gần ngay bên là tượng những chú ếch khổng lồ cũng đuợc trưng



 Hàng năm vào thời gian mùa hè  nếu trời tốt người ta có thể nhìn thấy mặt trời lên từ giữa hai khối đá này rất đẹp. Và có thể thấy núi Phú Sĩ ở đằng sau. Ngoài ra, từ tháng 11 cho đến tháng 1, cũng có thể nhìn thấy mặt trăng ló dạng từ giữa hai khối đá.
Khi nước xuống thấp, hai hòn đá không bị tách rời khỏi đất và người ta có thể đi bộ đến gần qua một dải đất.

                                   Hình vẽ của họa sĩ Nhật.










Monday, January 14, 2019

Panama Canal. Panamax and New Panamax. SVDG



Panamax và NeoPanamax 
Sóng Việt Đàm Giang




Panamax và New Panamax (hoặc Neopanamax) là các thuật ngữ về giới hạn kích thước cho các tàu đi qua Kênh đào Panama.
 Các giới hạn và điều lệ đòi hỏi được Cơ quan Kênh đào Panama (Panama Canal Authority/ACP) công bố trong một ấn phẩm có tiêu đề "Điều lệ về tàu".
 Những điều lệ này cũng mô tả các chủ đề như giới hạn mùa khô đặc biệt, sức đẩy, thông tin liên lạc và thiết kế tàu chi tiết.
Kích thước cho phép bị giới hạn :
bởi chiều rộng và chiều dài của các buồng khóa có sẵn (lock chambers)
bởi độ sâu của nước trong kênh,
 và bởi chiều cao của Cầu Châu Mỹ (The Bridge of the Americas) kể từ khi xây dựng cây cầu đó.
 Các kích thước này cung cấp các thông số rõ ràng cho các tàu được định hướng đi qua Kênh Panama và đã ảnh hưởng đến việc thiết kế tàu chở hàng, tàu hải quân và tàu chở khách. Thông số kỹ thuật Panamax đã có hiệu lực kể từ khi mở kênh vào năm 1914. Năm 2009, ACP đã công bố thông số kỹ thuật Panamax mới (NeoPanamax) có hiệu lực khi bộ khóa thứ ba của kênh, lớn hơn hai bản gốc, được mở vào ngày 26 tháng 6 năm 2016. Các tàu không nằm trong kích cỡ Panamax được gọi là hậu Panamax hoặc siêu Panamax.


Đặc điểm chung Panamax
Trọng tải: 52,500 DWT
Chiều dài: 294 m (965 ft)
Chiều ngang: 32.31 m (106 ft)
Chiều cao: 57.91 m (190 ft)
Chiều chìm sâu (Calado): 12 m (39,5 ft)
Sức tải tối đa: 5,100 TEUs
Ghi chú: Đã mở từ năm1914
Đặc điểm chung New Panamax (NeoPanamax)
Trọng tải: 120,000 DWT
Chiều dài: 366 m (1.201 ft)
Chiều ngang: 49 m (161 ft)
Chiều cao: 57.91 m (190 ft)
Chiều chìm sâu (calado/draft): 15.2 m (50 ft)
Sức tải tối đa: 13,200 TEUs
Ghi chú: đã mở từ năm 2016.

 Theo Wikipedia

Wednesday, January 9, 2019

Năm Kỷ Hợi Nói Chuyện Con Lợn Con Heo.





Con heo khác con lợn ở chỗ nào?????
Facebook

Chuyện cười:
có một ông người bắc vô nam chơi ...
hôm kia ông ta tới thăm một trang trại của bạn mình ...
khi tới chuồng heo ...

ông ta rất ngạc nhiên và thắc mắc ...
SAO CON HEO TRONG NAM GIỐNG CON LƠN NGOÀI BẮC VẬY
!

Chữ và Nghĩa..
Con heo khác con lợn ?
1) Điểm khác nhau thứ nhất là con heo sinh ra ở Miền Nam, con lợn sinh ra ở Miền Bắc.
2) Điểm khác nhau thứ hai là con heo thì ăn bắp, con lợn thì ăn ngô nè.
3) Điểm khác nhau thứ ba là con heo thì da không làm bánh được còn con lợn làm bánh da lợn.
4) Điểm khác nhau thứ tư là con heo đóng phim người lớn, con lợn đóng phim thiếu nhi (phim Hiệp sĩ lợn).
Sau đây là một số điểm thú vị của con lợn và con heo:
1) Miền Bắc không có con heo nhưng lại thích "nói toạc móng heo" - Miền Nam không có con lợn nhưng làm được bánh da lợn.
2) Miền Bắc có lợn sề, lợn nái, lợn giống, lợn cấn, lợn sữa, lợn choai, lợn tháu, lợn ỷ, lợn rừng - Miền Nam có heo nhà, heo ruộng, heo bông, heo lang, heo cỏ, heo bò,
heo đen, heo nọc, heo hạch, heo nái, heo nưa, heo lứa, heo mọi, heo sữa, heo rừng.
3) Con lợn từ Miền Bắc xuống Miền Nam bị hóa kiếp thành con heo cũng có điển tích đàng hoàng:
Paulus Huỳnh Tịnh Của là một học giả người Miền Nam, trong Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, ông đã giải nghĩa lợn là con heo, là giống lục súc béo hơn hết. Đúng như con lợn tự khoe: “Nội trong hàng lục súc với nhau, ai sánh đặng mình heo béo tốt?” (Lục súc tranh công).

4) Đọc Việt sử, ta thấy người Miền Nam phần lớn là những di dân từ Miền Trung, tiếng nói của họ nặng, khi phải bẩm trình với quan lớn, họ lại phát âm thành “quan lợn”. Quan cho là vô phép nên sai lính lấy hèo phạt, ai bẩm “quan lợn” là phạt đòn 10 hèo. Nhiều người bị phạt hèo như vậy, nên khi thấy con lợn họ hình dung ngay ra những cây hèo vút vào mông họ, họ bèn mỉa mai gọi con lợn là “con hèo”. Rồi để khỏi lầm lẫn con lợn với cây gậy quái ác ấy, họ bớt đi dấu huyền, còn lại là con heo.

Facebook/Internet

Ý Nghĩa Tranh Lợn Đàn Đông Hồ.



Làng Đông H
Làng Đông Hồ (nay gọi là Đông Khê, thuộc xã Song Hồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh) có nghề làm tranh từ thế kỉ thứ XVI. Tranh được in màu trên giấy Dó quét điệp. Màu được chế từ những chất liệu thiên nhiên: Đen từ lá tre; Trắng từ con Điệp ở biển; Xanh từ lá Chàm; Đỏ từ gỗ cây Vang hoặc đất đỏ ; Vàng từ hoa hòe.

Trước đây làng Đông Hồ có tên là Đông Mại (gọi Nôm là làng Mái) thuộc Tổng Đông Hồ, huyện Siêu Loại phủ Thuận An trấn Kinh Bắc. Kinh Bắc là miền đất có bề dầy lịch sử văn hiến: Luy Lâu (nay là xã Thanh Khương thuộc Thuận Thành) là phủ thủ của quận Giao Châu thời Bắc thuộc, chùa Dâu (Thuận Thành ) là cái nôi của Phật Giáo Việt nam; Đình Bảng (Từ Sơn) là quê hương của nhà Lý, một vương triều thịnh trị thời phong kiến…Những hoạt động văn hóa dân gian ở Kinh Bắc vô cùng phong phú và đa dạng, xin điểm qua một vài hoạt động có liên quan đến tranh Đông Hồ.



Nội dung và ý nghĩa của bức tranh dân gian Đông Hồ lợn đàn:

§  Hình tượng Lợn béo tròn đứng dáng trông nghiêng để nhìn thấy toàn thân chú lợn béo tốt.
§  Mặt Lợn to, tai lớn, mắt có vành mi.
§  Mõm Lợn nghiêng, nhưng Mũi lại gần như quay ra hướng chính diện, tạo dáng ngồ ngộ và động.
§  Ngấn mõm đều có 3 ngấn, và không quên hai ngấn mép của con Lợn như đang ăn ngấu nghiến thức ăn.
§  Bàn chân Lợn có 3 móng, trông rất vững chân đế.
§  Lưng Lợn với độ cong hơi võng, được thể hiện bằng một hoặc hai nét to bản. Nét ngấn ở phần đầu lợn với chân trước, vòng bụng và nét ngấn của bắp đùi sau là nét to dầy nối vào nét cong lượn của bụng Lợn. Xem rõ ở các chú lợn con.
§  Riêng đuôi Lợn ở bức Lợn đàn để thẳng xuôi xuống. Còn các bức lợn ăn cây ráy hay lợn độc đuôi xoáy lên. Điều này tạo nên sự sinh động cho mỗi bức tranh lợn khác nhau. Song điểm chung của đuôi lợn vẫn là: Lông cuối đuôi đều được cách điệu như một chiếc quạt hình lá đề, và đều quay ra phía trước.
§  Trên thân mình Lợn đều có hai xoáy Âm – Dương. Hai xoáy âm – dương này nằm phía trên ngang mình Lợn, vị trí (gần vai và mông) giúp hài hòa, cân bằng của đường nét. Lại mang ý nghĩa của thuyết âm dương hòa hợp để có thể phát triển.
§  Điểm thú vị ở bức tranh là dáng lợn trông nghiêng nhưng phần: Lông đuôi và mũi Lợn, kể cả tai Lợn đều theo hướng trông thẳng. Điểm này tạo cho bức tranh sự chuyển động vô cùng sinh động.
§  5 chú lợn con còn thể hiện yếu tố ngũ hành. 5 chú mỗi chú một dáng vẻ: Chú thì muốn trèo lên lưng, chú lại muốn rúc vào bụng mẹ. Các chú khác đang hướng vào mầm lá khoai để ăn.
Tóm lại, qua hình ảnh chân thực, bố cục rõ ràng và giản dị. Ta thấy ở bức tranh là những chú lợn béo khỏe, vững chắc thể hiện ước muốn tăng gia sản xuất, ước nguyện về một cuộc sống no đủ, sung túc. Ngoài ý nghĩa tình mẫu tử, tình cảm mẹ con ở bức tranh còn mang ý nghĩa của sự sinh sôi nảy nở, con cháu đầy đàn (quy luật sinh tồn của tín ngưỡng phồn thực) và sự hòa hợp âm dương để cùng phát triển.

Tài liệu thu thập trên Internet.
9 Tháng 1, 2019