Sunday, October 4, 2009

Duyên Thu

Duyên Thu

Duyên Thu nhẹ bước gót thời gian
Thanh tao gió bắc thổi lan tràn
Mang yêu thương gói trong tình thắm
Quấn quýt đôi ta phủ nồng nàn

Những ngày chúng mình thật cận kề
Nhìn nhau trong đắm đuối say mê
Ủ kín đôi tim trong duyên dáng
Cùng nhau thủ thỉ nguyện câu thề

Nhớ lúc bên nhau hạnh phúc quá
Khi mình thân thiết như bóng hình
Vòng tay êm ấm nụ hôn ngọt
Dắt nhau vào giấc mộng men tình

Thu này cho tình thêm kỷ niệm
Cho yêu thương mật ngọt chan hòa
Một trang tình đẹp muôn màu sắc
Ghi lại tình ta mãi không nhòa

Monday, September 21, 2009

Trời Mưa Không Có Anh

Trời Mưa Không Có Anh

Trời mưa không có anh
Một mình em lang thang
Một cây dù thật lớn
Đỏ xanh trắng tím vàng.

Mưa vẫn rơi nhẹ hột
Lộp độp trên hoa dù
Mình em cất tiếng hát
Hát bài ca trong mưa.

Cứ nghĩ như có anh
Đang cầm dù cho em
Vòng tay choàng âu yếm
Hai mái đầu bên nhau.

Ôi tình tứ biết bao!
Bên công viên mình dạo
Dưới hạt mưa phất phơ
Trong cái lạnh đầu thu.

Hai hàng cây đổ dốc
Diễm lệ lá đỏ vàng
Mình cứ đi cứ đi
Cùng vui cười khúc khích
Cùng hứng giọt mưa thu...

15 November 2003

Let Us Love

Yêu Nhau
Let Us Love

Of the many Song Viet-Dam Giang poems, Let Us Love epitomizes the romance and charm that is the hallmark of her works. At the heart of this terse statement is elegance of expression and delicateness of feelings. The persona is a woman alone, but not necessarily lonely, who talks about love, and what it means to her at a certain point in time. Absent in the picture is the man to whom she addresses her thoughts and feelings. As I think about this, it strikes me that the poet uses a very deft device to convey her meaning. She leaves her readers to grapple with the circumstance as best they can. She lets their imagination roam freely, in reality, in reverie, or in fantasy.
In my effort to grope for a way to interpret these beautiful verses, I ran into a bewildering array of possibilities, each of which claims a degree of validity and plausible nuances. They appear to me, however, to coalesce around two viable ones, the literal and the fantasy.
On the literal level, a claim based on the direct unvarnished reading of the words may be sustained and defensible.There are overt references to passion, and the physical such as the skin, the hair and the lips. Although we know nothing about the man, the poem leaves little doubt about the depth of the love she has for him. How else can it be with all the yearnings for his touch? This love is no ordinary love, however. It is the kind of love that is tender, deeply felt, pervasive, irresistible, and powerful for its ability to arouse so much stir and effusion in her heart.
On the other level, it is pure fantasy, pure dream. The woman depicted could be any woman engaged in reverie. She leaves the world of reality for a dream that may or may not come true. She constructs for herself a world in which all she wishes for may be expressed without fear or shame. Because this world exists only in her heart, in her dream, no one will ever know or care. In this safe haven, she fantasizes about a love that she shapes to her heart's desire. It is she who gives free rein to her emotion in fantasy, and hence, it is she who can leave this realm at the time of her own choosing.
The most romantic moments in her fantasy occur in the moonlight when she offers the man in her dream the sweetness of her lips and the fragrance of her hair. I can hardly conceive of a picture that can rival the beauty and poetry of their presence in the moonlit landscape, projecting their silhouettes against the star-studded sky. It is simply a marvelous dream, which the moon fosters, and which engenders enough excitement and anticipation to set their hearts soaring to heights of passion hardly attained under other circumstances.
But fantasy or no, the experience is real and delightful to her. And here lies the poet's skill: she leads her readers gently to an experience they will likely remember for a long time to come.
Somehow I have the urge to indulge in a fantasy of my own, that all the levels of meaning are actually just a mental construct I like to toy with, and that the real experience is not so easy to sort out in neat categories. I do not pretend to intellectual objectivity, for few can be intellectually objective when confronted with the topic of love. You deal with it as best you can. And so, I hope I may be forgiven for my own peculiar approach that commingles reverie, fantasy and reality. What do I mean? My answer: Does it really matter? Does it really matter when I can experience through this poem a measure of happiness that is so elusive in life?
In just six verses full of evocative imagery and an equally pregnant vocabulary of love, Song Viet-Dam Giang has given me cherished moments of joy, and a genuine appreciation of her consummate artistry. Her refined sense of aesthetics can only be equaled by her ability to move her readers and tug at their heartstrings with the charm of this poem of love.
Above all, the poem gives me an opportunity to pause and think about love and its meaning, and to relearn the lesson of how precious love is.
TDL

Let Us Love

Let us love with burning passion, my dear,
Spread your mantle of love on my skin sheer.

Love me in the moonlit night and drink in
My sweet lips, and smell my soft fragrant hair.

Let us give each other the fullest love
In rapture and eternal ecstasy.

TDL
26 July 2003


Yêu nhau

Yêu nhau say đắm nồng nàn
Yêu như mưa phủ trên làn da em

Yêu nhau trong ánh trăng đêm
Uống môi em ngọt, tóc mềm thoảng hương

Cho nhau chất ngất yêu thương
Để niềm xúc cảm mãi vương đọng đầy

Sóng Việt
17 June 2000

Saturday, July 25, 2009

Say Em

Say Em

Anh không say như nhà thơ ngày trước
Mà say em tình huyền bí mong manh.
Của nụ cười đôi môi hoa hàm tiếu,
Của ánh mắt ngời sáng dội long lanh.

Anh muốn say thơ em tuyệt lãng mạn,
Càng uống thơ càng thấm cả tâm can.
Anh muốn say tiếng cười em rộn rã,
Mỗi thanh âm hơn cả nhạc hoàng cung.

Xin cứ để anh say đừng ngăn cấm ,
Tình liêu trai nhuốm rực ảnh hoang đường.
Xin cứ để anh ngất ngây xính vính,
Tình ngả nghiêng ròng rã suốt niên trường ..

say em.

Sóng Việt

Một Mai Khi Em...


Một mai khi em không còn trẻ
Một mai tóc bạc buồn hiu
Em nghiêng bên lửa nâng niu sách mình (1)
Nhẩn nha đọc rước mộng hình
Một thời đôi mắt diễm tình quầng sâu

Lúc thời bao kẻ ngất ngây
Yêu em thật giả tình say khó toàn
Riêng anh yêu cả linh hồn
Yêu em yêu cả gánh buồn dung nhan

Cúi đầu bên chấn sáng lan
Em buồn thầm khẽ thở than Tình rời
Bước bằng lên núi cao vời
Thoát thân mình giữa vùng trời đầy sao


Sóng Việt phỏng dịch thơ William B. Yeats
20 July 2009

(1). Sách mình: sách của Yeats, ông nói về tuyển tập thơ văn mà ông viết cho Maud
Gonne, đối tượng trong bài thơ.

Wednesday, July 22, 2009

Thơ Sóng Việt

Ái tình vật

Thảm thay ôi khát vọng đầy
Nước mắt không dứt chẩy dài như sông
Lời than da diết mênh mông
Cõi nguồn suối lệ đưng tròng rớt lan

Bạo thay tàn nhẫn vô vàn
Cái nhìn thương hại sáng trần thế nhân
Quất đam mê nặng chịu trân
Liệu tăng sầu não đeo thân phũ phàng?

Tên tình cứ để bắn tràn,
Lửa tình cứ để nồng nàn văng thêm.
Như chưa hả giận muốn nêm,
Vạn cơn thống khổ chẳng êm chút nào.
Tim tôi đã đắm thần sầu,
Chỗ đâu mà chứa thương đau ních vào.

Phỏng dịch theo Sonnet III
Louise Labé

Thơ Sóng Việt

Đêm Mưa Lụt

Thêm một ngày...
Thêm một ngày mưa rơi sướt mướt
Mưa rơi từ khi trời vừa tắt nắng
Và vẫn mưa liên miên không ngớt
Đến quá nửa đêm.

Nếu cơn mưa xưa đã làm chân em ngại bước
Thì cơn mưa đêm nay sau bao năm vương vấn
Bỗng đâu theo anh quay quắt
Anh lại nghĩ đến em.

Có phải chăng kỷ niệm dù nhẹ như mây
Có phải chăng tình thoảng như gió lang thang
Vẫn lãng đãng theo anh trong tiềm thức
Và chỉ còn trong anh thôi
Vì mình nào có chi nhiều để gìn giữ...

Với anh ngày đó là cả một mùa xuân vui tươi
Có em kề bên như muôn điệu ca reo vang
Làm tim anh nhảy múa không ngừng.

Rồi bỗng đâu anh chẳng còn được gặp em nữa
Cho đến đêm nay cơn mưa nhớ lại ập đến
Để cuốn anh vào cơn mưa ngút
Cuốn anh vào, cuốn anh vào cơn lụt nhớ năm xưa

Có bao giờ...
Có bao giờ em nhớ anh không?

Sóng Việt Đàm Giang

Tình Hồng

Tình Hồng

Với vài tỷ người đời trên trái đất,
Hàng trăm triệu người cùng ngôn ngữ màu da.
Anh thốt lời yêu em từ ngày mình quen biết,
Và vẫn yêu em say đắm thiết tha.

Với hàng trăm tiếng chim kêu ríu rít,
Hàng ngàn vạn thanh âm trầm bổng gần xa.
Anh đã yêu em tình mênh mông bát ngát,
Đón những lời ngọt ngào như gió tạt qua.

Với biết bao mùa xuân hoa nở thắm,
Có em hoa nở suốt quanh năm.
Với mùa đông lạnh lẽo rét căm căm,
Anh thấy ấm bên em như lần đầu tay chạm.

Với vài tỷ người đời trên trái đất,
Hàng trăm triệu người cùng ngôn ngữ màu da.
Anh đã chọn em là người tình muôn thuở,
Chẳng điều gì làm thay đổi tình hồng,
Anh dành mãi riêng em.


Sóng Việt
04 July

Mơ…Đừng Như Thế!

Mơ…Đừng Như Thế

Đừng yêu em như thế!
Đừng nhớ em miệt mài,
Như ram trong máy tính,
Cứ âm thầm chạy hoài,

Đừng rón rén đến bên,
Vuốt nhẹ tóc em xoã.
Đừng hôn vội thật êm,
Trên má hồng môi thắm,

Đừng mở đôi vòng tay,
Khóa chặt tim em vào.
Đừng dồn dập hơi nóng,
Tỏa mạnh hớp hồn em.

Đừng trườn đôi môi tham,
Đùa giỡn trên mặt em.
Vén tóc xõa chân ngài,
Cắn vành tai nhột em…

Đừng lùa hai bàn tay,
Chạm làn da bén nhạy.
Anh làm em tỉnh giấc,
Em bắt đền anh đấy!

14 February

Những Cơn Mưa

Những Cơn Mưa

Cơn mưa từ miền đông,
Đột ngột đến như giông.
Mang mát dịu hè nóng,
Làm tăng khát khao mong.

Cơn mưa rào tình yêu,
Chứa vạn giọt yêu kiều.
Hàng tỷ bụi thương nhớ,
Chia xẻ nỗi cô liêu.

Cơn mưa chữ ngọt ngào,
Reo rắc hạt dạt dào.
Xôn xao chợt nhảy nhót,
Reo vui tiếng thì thào.

Cơn mưa nốt nhạc vang,
Trầm bổng âm thanh vàng,
Tưới lên chiều hoang dại.
Cỏ cây chợt huy hoàng.

Sóng Việt

Saturday, February 14, 2009

Thơ Montya

Đất Lạ

Đất xa lạ biển rì rào sóng vỗ,
Trăng nửa vời nhen nhúm nỗi nhớ quê.
Ở nơi đó có một thời thân thiết,
Ta cùng người đi dạo một đêm khua.
*
Chới Với
Bao lâu rồi ta vẫn nhìn vũ trụ,
Giữa không gian chới với gió cùng mây.
Những giây phút tràn đầy tâm tình thắm,
Còn nhớ người heo hút làm sao khuây.
*
Chĩu
Nhấp một ngày đông trong chén lạnh,
Bơ vơ quanh quất tỏa tứ phương.
Giọt sầu nặng nhẹ từng cơn trút,
Man mác mây ngàn chĩu vấn vương.
*
Đầy
Chiều về tiếng nhạc rơi thánh thót,
Thắp sáng hoàng hôn vẳng tiếng cười
Ô hay! bình cũ rượu cứ rót,
Uống hoài uống mãi chẳng hề vơi.
*
Xa
Xa rồi nhưng vẫn chưa xa,
Duyên tình thắm thiết theo ta không rời.
Nhớ mình đôi mắt sáng ngời,
Long lanh như hạt sao trời vừa rơi.
*
Ngóng
Vòng tay ôm chặt gỡ lơi,
Thuyền neo cửa bể ra khơi đợi chờ.
Chờ mình biết đến bao giờ,
Nhìn theo ngày tháng nhởn nhơ bùi ngùi.
*
Em Đâu ?
Em về đâu sao anh vẫn hỏi,
Khi bên kia sông anh mệt mỏi vô vàn.
Đời vẫn trôi, nóng hạ chưa tan,
Mưa vẫn đổ ban chiều tràn con phố.

Montya
14 February

Yêu Nhau




Let Us Love

Of the many Song Viet-Dam Giang poems, Let Us Love epitomizes the romance and charm that is the hallmark of her works. At the heart of this terse statement is elegance of expression and delicateness of feelings. The persona is a woman alone, but not necessarily lonely, who talks about love, and what it means to her at a certain point in time. Absent in the picture is the man to whom she addresses her thoughts and feelings. As I think about this, it strikes me that the poet uses a very deft device to convey her meaning. She leaves her readers to grapple with the circumstance as best they can. She lets their imagination roam freely, in reality, in reverie, or in fantasy.
In my effort to grope for a way to interpret these beautiful verses, I ran into a bewildering array of possibilities, each of which claims a degree of validity and plausible nuances. They appear to me, however, to coalesce around two viable ones, the literal and the fantasy.
On the literal level, a claim based on the direct unvarnished reading of the words may be sustained and defensible.There are overt references to passion, and the physical such as the skin, the hair and the lips. Although we know nothing about the man, the poem leaves little doubt about the depth of the love she has for him. How else can it be with all the yearnings for his touch? This love is no ordinary love, however. It is the kind of love that is tender, deeply felt, pervasive, irresistible, and powerful for its ability to arouse so much stir and effusion in her heart.
On the other level, it is pure fantasy, pure dream. The woman depicted could be any woman engaged in reverie. She leaves the world of reality for a dream that may or may not come true. She constructs for herself a world in which all she wishes for may be expressed without fear or shame. Because this world exists only in her heart, in her dream, no one will ever know or care. In this safe haven, she fantasizes about a love that she shapes to her heart's desire. It is she who gives free rein to her emotion in fantasy, and hence, it is she who can leave this realm at the time of her own choosing.
The most romantic moments in her fantasy occur in the moonlight when she offers the man in her dream the sweetness of her lips and the fragrance of her hair. I can hardly conceive of a picture that can rival the beauty and poetry of their presence in the moonlit landscape, projecting their silhouettes against the star-studded sky. It is simply a marvelous dream, which the moon fosters, and which engenders enough excitement and anticipation to set their hearts soaring to heights of passion hardly attained under other circumstances.
But fantasy or no, the experience is real and delightful to her. And here lies the poet's skill: she leads her readers gently to an experience they will likely remember for a long time to come.
Somehow I have the urge to indulge in a fantasy of my own, that all the levels of meaning are actually just a mental construct I like to toy with, and that the real experience is not so easy to sort out in neat categories. I do not pretend to intellectual objectivity, for few can be intellectually objective when confronted with the topic of love. You deal with it as best you can. And so, I hope I may be forgiven for my own peculiar approach that commingles reverie, fantasy and reality. What do I mean? My answer: Does it really matter? Does it really matter when I can experience through this poem a measure of happiness that is so elusive in life?
In just six verses full of evocative imagery and an equally pregnant vocabulary of love, Song Viet-Dam Giang has given me cherished moments of joy, and a genuine appreciation of her consummate artistry. Her refined sense of aesthetics can only be equaled by her ability to move her readers and tug at their heartstrings with the charm of this poem of love.
Above all, the poem gives me an opportunity to pause and think about love and its meaning, and to relearn the lesson of how precious love is.
TDL

Let Us Love

Let us love with burning passion, my dear,
Spread your mantle of love on my skin sheer.

Love me in the moonlit night and drink in
My sweet lips, and smell my soft fragrant hair.

Let us give each other the fullest love
In rapture and eternal ecstasy.

TDL
26 July 2003


Yêu nhau

Yêu nhau say đắm nồng nàn
Yêu như mưa phủ trên làn da em

Yêu nhau trong ánh trăng đêm
Uống môi em ngọt, tóc mềm thoảng hương

Cho nhau chất ngất yêu thương
Để niềm xúc cảm mãi vương đọng đầy

Sóng Việt
17 June 2000

Nhánh Hương Yêu




Nhánh Hương Yêu

Dáng em thanh thoát,
Tóc huyền óng mướt,
Kìa đôi môi xinh,
Ánh mắt sáng ngời,
Nụ cười rạng rỡ,
Ru tôi vào giấc mộng...

Cung đàn chợt vỡ toang,
Lửa đam mê bùng cháy.
Hàng ngàn lớp sóng đẩy,
Sức sống mãnh liệt reo.
Giòng máu hồng xối xả,
Vỡ oà trong thân tôi.

Nhạc cho em
như chưa bao giờ viết,
Yêu em
như mới biết một lần.
Tình cho em
nồng nàn khao khát,
Như trái tim
còn trẻ đôi mươi.

Tôi cho em
cho em tình tứ trái tim nồng,
Tôi cho em
cho cung nhạc cuộn giòng thơ.
Và mảnh đời
mảnh đời còn lại,
một thiên đàng của riêng tôi.

Dòng sông nào
Dòng sông nào đưa em đến,
Biến thành trăm nhánh hương yêu.
Áng mây nào
Áng mây nào cuốn ngàn thanh sắc,
Tỏa hào quang chế ngự hồn tôi.

Làm sao ngờ được,
Làm sao ngờ được có một ngày...
Tôi yêu em.

Sóng Việt

Tình Hoài Nhớ





Tình Hoài Nhớ
Lời Việt:¨Sóng Việt
La Cumparsita.
Nhạc: G. Matos Rodriguez



Chiều sắc vương buồn trong nắng dần tàn phai
Chiều vướng cơn sầu trong bóng đêm đèn soi
Chiều nhắc ai về tình cách biệt trùng khơi
Chiều dỗ u buồn gây nhớ thương đầy vơi

Nhớ... nhìn bóng chiều xuống mà nhớ người
Nhìn lá vàng rơi mà yêu thời
Mãi mãi trong tim tình tôi

Người yêu mến, người tôi đắm say ơi
Có biết đêm nay tôi cô đơn mong chờ
Nhớ tới môi hôn ngọt ngào
Nhớ mắt long lanh như năm xưa nào

Này em hỡi, này em có hay chăng
Lá biếc năm xưa vẫn trông chờ
Chờ cho gió bắt muôn phương
Chờ hoa bát ngát lên hương
Chờ đến sao đêm giăng đầy trời

Cho mình hôn nhau náo chốn thiên đàng
Cho người chung quanh muốn chia vui cùng
Cho tình lên ngôi chất ngất vun đầy
Cho dù chỉ được phút giây xum vầy

Anh nói yêu em nồng nàn ước mong
Anh nói nhớ em ngàn lần thiết tha
Tiếng hát năm xưa như còn vẫn vang
Mối tình còn say...

Em có thấy chăng
Thuở ấy khi tình ta đã trao
Anh đã ôm siết em xôn xao
Chau chuốt ta đã bên nhau

Giây phút âu yếm em còn nhớ
Nụ hôn đầu tiên anh mong chờ
Tình yêu vừa đến, đến không ngờ
Đến cho tâm hồn mộng mơ

Nụ Hôn



Nụ Hôn










Ngày Tình yêu anh tặng em nụ hôn,
Còn hơn nụ hôn Rodin tạc vào cẩm thạch:
Đó nụ hôn thật nồng nàn thắm thiết
Cũng chưa bằng hôn nóng bỏng anh trao em;
Kìa hai kẻ khỏa thân nồng nàn quấn quýt,
Cũng không thể bằng nóng lò sưởi
hồn anh nung ngồi bên em.

Em ơi, anh yêu em quá đi thôi!
14 February.

Đừng Như Thế

Đừng Như Thế

Đừng yêu em như thế,
Đừng nhớ em miệt mài,
Như ram trong máy tính, (1)
Cứ âm thầm chạy hoài.

Đừng rón rén đến em,
Vuốt nhẹ tóc em xoã.
Đừng hôn trộm thật êm,
Trên má hồng môi thắm.

Đừng mở đôi vòng tay,
Khóa chặt em vào tim.
Đừng dồn dập hơi nóng,
Phả mạnh hớp hồn em.

Đừng trườn đôi môi tham,
Đùa giỡn trên mặt em,
Vén tóc xõa chân ngài,
Cắn vành tai em nhột.

Đừng lùa hai bàn tay,
Chạm làn da nhạy cảm.
Anh làm em tỉnh giấc,
Em bắt đền anh đấy.

14 February
Montya
(1) RAM: Random Access Memory

Friday, February 13, 2009

Ngày Mười Bốn Tháng Hai









Hôm nay là ngày Valentine, ngày của tinh yêu, ngày của chúng ta, của em và anh trong mối tình thắm thiết.
Anh nhẹ đến bên giuờng em,, hôn lên môi em, và mắt em, để âu yếm đánh thức em dậy trong vòng tay anh với hơi thở ấm của anh.

Hôm nay anh dành cho em
Một ngày âu yếm êm đềm như thơ
Bõ công ngày tháng đợi chờ
Trong tình nồng thắm với đời xinh tươi.

Yêu em như lúc còn xuân
Với lòng rạo rực một rừng ái ân
Yêu em tất cả tâm can
Người hùng em mộng muôn vàn vần thơ

Yêu em như tuổi trăng tròn
Một trời thơ mộng, một hồn sắt son
Người yêu vẫn tuổi còn non
Thắm tươi như nụ hoa hồng bình minh.

Yêu em tìm chẳng được lời
Từ nào diễn tả tuyệt vời đắm say
Người tình cuồng nhiệt ngất ngây
Đam mê sôi sục suốt ngày bên em.

Reverof

Wednesday, February 11, 2009

Valentine! Valentine!

Sóng Việt

Valentine! Valentine!

Valentine sắp đến rồi anh!
Em gửi tặng anh dòng thư xanh,
Mang cánh bướm vàng tiếng oanh hót,
Có hoa hồng thắm đẹp như tranh.

Kìa nắng lung linh hoa phô sắc
Gió đùa vờn nhẹ vạt áo bay
Cùng nắm tay nhau ta leo dốc
Trên đỉnh đồi hoang hưởng gió mây.

10 Feb 2005

Valentine! Valentine!

Darling, here comes around the corner Valentine!
I'd love to softly send you my romantic line,
With butterflies flitting and orioles singing,
And passion red roses lovely as a painting.

Look at all those flowers brightened under the beam,
Enjoy the breeze that flaps our coats with merry fuss.
Let us, my sweet honey, climb up the slope of dream,
On the deserted top the world belongs to us.

Song Viet
11 February 2005

Em Và Tôi

You And Me
Sóng Việt-Ðàm Giang
Commentary and Translation by Thomas D. Le



For long, long years, he exiled himself in silent seclusion, and deliberately cut himself off from the world. No, he did not sell his house and move to the mountains far away from civilization. But it was close because the desert that lived in his soul, the vapidity that gnawed at his mind, and the emptiness that filled his heart were real to him. Nothing could induce him to leave the bleak ivory tower of his voluntary but poignant solitude. There was no one out there, he thought, who mattered to him. And there was no one out there who could fire up his imagination, liberate his poetry, and set his romantic soul on fire. Did he ever dream of an Erato, who would appear from nowhere and by sheer force of personality or beauty awaken his desire to feel again, and express his emotions in poetry? Perhaps he had given up hope and faith for the heart shrivels for lack of nurture and tender feelings.
Then one day, as if by Providence or by serendipity, a radiant woman came to his dream. An extraordinary person had stepped into his barren, loveless world. Gently and tenderly she covered him with the subtle mantle of her charms, and woke him up from his long self-imposed sleep. He opened his eyes and found out too late what had happened. Was it a dream, or was it real? Her eyes and smile assured him that it had been a dream no more. She had arrived, to stay.
He pinched himself to make sure he had not lost sanity or consciousness. For the real world could very well play tricks on anyone's perceptions, especially when the dream he had nurtured in his heart for so long had come true all of a sudden. He had found his Muse breaking out of the mist of his longing to give him renewed energy and life. He was, not so much in a metaphorical as in a very real sense, revived from the death of oblivion and the dark of despair.
You and Me marvelously captures the romance and psychology of the man and his newfound love in the epiphany of mutual discovery.
At long last he had found exactly what had been missing in his life. A woman with grace, dignity, charm, passion, beauty and intellect who communicates so easily and spontaneously with him. He knew instinctively that they were made for each other. And she knew it too. Why did it have to take so long for their paths to cross? This, like so many other questions in life, is an unanswerable question. But now it really did not matter that much. He was content to let unanswerable questions stay the way they are for no one needs to answer all questions to live a meaningful life.
It is enough for him to sense that she was now his, for himself only. She had been hiding all his life, only to appear at her own pleasure, and at her own timing. She brought fulfillment to his yearning, beauty to his verses, music to his ears, and delight to his soul. What a miracle that she existed at all, for a human being as endowed as she was just did not seem to be in the realm of possibility.
For her he now writes poetry. He now sings of her beauty, of the music of her voice, of the grace of her being, and of the charm of her eyes. And he extols her attributes during the day and at night when the stars scintillate in the mysterious sky above.
His verses weave strands of love in the morning dew. He casts them across the world to cover all the grasses and the trees with the fragrance of tender feelings. He sings his verses in the gathering dusk too for the love that has begun to take roots is so delicate and crystal-pure that it needs to be raised by voices of adulation at the mood-setting sundown.
She opens in him the gate of passion and releases the energy of his feelings. She gives him a world of creative vitality for him to reign as master. For she knows this is the reason she has come in the first place. She has come to give him voice, and knows that once freed from his shackles he will soar to the stars on his passion and love for her.
She knows this because the butterflies that flit about and the flowers that smile whisper in his ears the eternal message of love. They gently tell him to keep loving and to keep the excitement and the passion he feels alive for they are as real as life and love are real.
As I read Sóng Việt's poem, I was struck by her uncanny ability to stir the reader's heart with her insight, her empathy, and her simple yet highly evocative language. At times it is hard for me to distinguish between her poem from one I wish I could have written under the circumstances that she depicted.
It is this artistic sensibility and unerring perceptiveness that endear her to her readers.
And if you gentlemen have a romantic penchant let me warn you: without the protection of your clinical detachment and a prosaic approach, You and Me might just lead you to believe that Sóng Việt-Đàm Giang is really talking about you and your sweetheart.


“Bây giờ đã biết người trong mộng
Nguồn thơ lai láng dậy nỗi lòng”

Em là nàng thơ của riêng tôi
Nàng thơ đi trốn thuở xa xôi
Bây giờ em đến trong mộng thắm
Má đỏ môi hồng của tôi thôi.

Tôi dệt những vần thơ tặng em
Êm như điệu nhạc dáng em mềm
Lả lướt cùng tôi vờn mắt biếc
Một trời quyến rũ như sao đêm.

Dòng thơ tôi viết như nắng sương
Phủ lên cây cỏ ngát thơm hương
Như ánh chiều tà trên ngọn lá
Lung linh trong tình yêu vừa ươm

Em là cách cửa tình mê say
Vườn riêng làm chủ một cõi này
Bướm lượn hoa cười như thầm bảo
Rằng cứ yêu em cứ rộn ràng.

You and Me
"At last I know my dream lady,
Who now sets free my poetry."

You are my Muse and mine alone
From where you hid silent so long.
In my sweet dream you came to dwell
So rosy-cheeked and red-lipped swell.

I write verses to sing of you.
You're like music, and graceful too,
Flirting with me with your bright eyes,
Romancing under starry skies.

My poems sprout in dewy morn
Spread fragrance o'er the grass newborn,
And through the dusk on the green leaves
Our newfound love for all the eves.

You are the gate to passion's love
For me only the garden cove.
The butterflies and flowers say,
Love her with all your heart today.
4 July 2003

Vous et moi
"Aujourd'hui je connais l'objet de mon beau rêve.
Elle donne mes poèmes leur liberté, cette Eve."

Vous êtes ma Muse et pour moi seul, mon bien-aimée
Pourtant des années durant vous vous êtes cachée.
Maintenant vous êtes là dans mon rêve si réelle
Avec vos joues roses et vos lèvres rouges très belles.

J'écris des vers pour célébrer votre beauté,
Une mélodie dans ta grâcieuse nouveauté,
Echangeant nos amours dans vos yeux merveilleux
Pleins de séduction comme des étoiles aux cieux.

Mes vers s'éparpillent par les matins brumeux
Et couvrent les herbes de parfum merveilleux.
Aussi sur les feuilles au crépuscule ils s'éveillent
Chantant notre nouvel amour au ciel vermeil.

Vous ouvrez la porte de l'amour passionné
De notre jardin exclusif à nos randonnées.
Les papillons et les fleurs souriant nous disent,
Aimez-la donc de toute votre âme éprise.
4 Juillet 2003


Em Và Tôi
By Reverof

“Em và Tôi” đặt lời nói vào chàng, như thể chính chàng viết vậy, và từ cái nhìn đó nàng chuyển đến chàng những lời như muốn chàng nói với nàng.

“Em yêu mến
Anh rất cảm động vì những tình cảm của em.
“Anh rất yêu cái tình tứ lãng mạn vô cùng em đã gắn cho anh, như thể nhắc cho anh nhớ rằng em là người giầu tình cảm, ưa thích những cử chỉ ân cần săn sóc anh . Anh yêu những hình ảng dịu dàng thơ mộng của:

Em là nàng thơ của riêng tôi
Nàng thơ đi trốn thuở xa xôi
Bây giờ em đến trong mộng thắm
Má đỏ môi hồng của tôi thôi.

Em là nàng thơ của anh, từ nơi xa xôi nào đến. Anh yêu mấy chữ “của tôi thôi” diễn tả trung thực tâm tình của anh.

Em như điệu nhạc, dáng em mềm
Lả lướt cùng tôi vờn mắt biếc
Một trời quyến rũ như sao đêm

Làm sao mà tưởng tượng được cái đẹp vô cùng của những lời thơ trên.
Thân em nhẹ nhàng như nhạc, yểu điệu lả lướt, và cùng anh chúng ta nhìn nhau đắm đuối quyến rũ như một trời đầy sao đêm. Ôi óc tưởng tượng của em quả thật vô song.

Yêu em, anh viết những dòng thơ như nắng sớm trải lên cây cỏ ngát hương. Em hình dung thơ anh như thảm nắng trên cỏ, như ánh chiều ta trên ngọn lá “lung linh trong tình yêu” vừa chớm nở.
Anh yêu những hình ảnh cực kỳ thi vị, đầy yêu đương ngọt ngào mà em viết giùm anh. Em nhắc anh những gì em thích, em muốn anh trao em những cử chỉ âu yếm nhẹ nhàng, thơ mộng, tế nhị, dịu dàng.”

Đoạn chót của bài thơ là một cách thể thi vị mời mọc chàng nên giữ tình yêu mà nàng dành cho chàng, một thông điệp có “bướm lượn hoa cười”, có mãi “ cứ yêu em cứ rộn ràng”; có nàng cho chàng cái diễm phúc mở cửa vườn hoa tình ái, cho chàng vào “một mình một cõi”:

Em là cách cửa tình mê say
Vườn riêng làm chủ một cõi này
Bướm lượn hoa cười như thầm bảo
Rằng cứ yêu em cứ rộn ràng.

Ôi, một thông điệp tình yêu dễ thương làm sao!

Reverof

Thursday, January 22, 2009

Thơ MONTYA

Sao Anh?

Sao anh nỡ lòng nào
Không một lời nói trước,
Thản nhiên ánh mắt chào,
Như hai người xa lạ?

Sao anh nỡ cố tình,
Vùi dập trái tim nồng.
Háo hức đón hơi nóng,
Hóa tro tàn lạnh băng.

Ngỡ ngàng dồn dập đến,
Ngẩn ngơ tự hỏi lòng
Ánh mắt đam mê thế,
Nay như đá hàn đông?

Nhớ anh nói với em,
Mắt em cười tươi sáng,
Miệng như hồng đào tiên,
Ríu rít như oanh yến.

Nhớ khi anh kề bên,
Tung tăng em hồn nhiên,
Đón chào sương mai ngọt,
Nắng bình minh ngoài thềm.

Nhớ mình thường xuống phố,
Cà-phê đen anh tìm,
Chia từng ngụm thơm ngát,
Không ngọt vẫn chung tình....

Thư này không gửi anh.
Để khi nào hết buồn,
Em cuốn lên gửi gió,
Nhờ mây xóa tên anh.

Montya
Một mùa Đông

Tuesday, January 20, 2009

Đã Lâu Rồi



Đã Lâu Rồi

Đã lâu rồi anh viết em chẳng đọc
Đã lâu rồi em bỏ chuyện chúng mình
Đã lâu rồi thư anh em biếng mở
Đã lâu rồi em bỏ hết thơ tình

Đọc làm chi khi mình không chung lối
Hai phương trời xa cách tận đông tây
Anh mải miết theo con đường đơn độc
Em hòa mình trong nếp sống đổi thay

Nhớ làm chi khi chúng mình đã chọn
Quên hết đi những kỷ niệm thân thương
Ngày hai đứa chia tay mắt chẳng gặp
Đứng bên nhau như vạn dặm đại dương

Nếu gặp lại tình cờ như gió bắt
Tiếc thời gian sao nỡ chạy quá mau
Ngọn lửa ấm trong lòng chưa thể tắt
Có một ngày ta sẽ lại có nhau ?

Sóng Việt
20 January, 2009

Những Cánh Hạc Bằng Giấy



Những cánh hạc bằng giấy
Xanh, hồng, trắng xinh xinh
Gửi em ngày sinh nhật
Chất đầy một hộp quà
Mỗi cánh hạc anh gấp
Mang chút tình riêng tư
Ấp ủ một mộng ước
Gửi về người anh thương
Em nũng nịu thì thầm
Bảo vật của em đó
Dấu tích những tháng ngày
Ríu rít đôi uyên ương
Tình cánh hạc trên giấy
Quấn quýt anh bao ngày
Giòng đời trôi như mây
Em có còn thương yêu
Cánh hạc giấy không em ?

Sóng Việt

Lễ Valentine: Cupid & Psyche


Mối Tình Cupid với Psyche

Sóng Việt Đàm Giang


Trong ngày lễ Tình yêu (Valentine) , chúng ta thường đuợc nghe kể câu chuyện Valentine bắt nguồn từ vị thánh Valentine với những tấm card có một trái tim màu đỏ. Chúng ta cũng thấy nhiều hình minh họa một thiên thần nhỏ tuổi có đôi cánh trắng, mang cung tên đi để bắn mũi tên tình yêu để cho trai gái tự nhiên gặp nhau, yêu nhau mà chúng ta vẫn gọi đùa là tiếng sét ái tình, hay nghiêm chỉnh hơn một chút là cái duyên cái số.
Cũng nhân dịp lễ Tình Yêu ngày 14 tháng Hai, tác giả của những hàng chữ này muốn bàn về chuyện thần Cupid và chuyện tình yêu của chính vị thần này với Psyche.
Phần đầu tóm lược câu chuyện thần thoại Roman - Greek và sau đó là phần cảm nghĩ của người viết.


Chuyện tình Cupid và Psyche


Chuyện tình Cupid và Psyche được kể lần đầu tiên bởi một người đàn bà lớn tuổi trong chuyện “The Golden Ass, tập 4-6) của nhà văn La Mã Lucius Apuleius. Chuyện viết vào thế kỷ thứ hai A.D. (160 A.D.)
Câu chuyện kể rằng có một ông vua có ba cô công chúa. Hai cô chị thì nhan sắc bình thường còn cô út tên Psyche thì rất đẹp. Tiếng đồn nức tiếng nơi hạ giới đã vang lên thiên đình nơi các vị thần tọa ngự. Vị nữ thần sắc đẹp Venus (Aphrodite) đã ghen với sắc đẹp của người thiếu nữ hạ giới tên Psyche này, nên đã sai con trai, cậu thần trẻ ranh mãnh có đôi cánh trắng tên Cupid đi xuống hạ giới trả thù Psyche cho cái tội đẹp hơn bà bằng cách bắn mũi tên yêu đương vào nàng Psyche để nàng phải yêu một quái vật hay một kẻ xấu xí nhất thế giới loài người.
Cupid vâng lời mẹ, mang cung tên và hai bình nước đắng và nước ngọt vào phòng Psyche để thực hiện mưu đồ, sau khi nhỏ vài giọt nước đắng vào môi nàng, Cupid cúi xuống nhìn mặt nàng thì ngẩn người ngắm sắc đẹp Psyche và trong lúc vụng về, một mũi tên của Cupid đã cắm vào chính Cupid làm Cupid đâm ra yêu Psyche. Cupid vội vàng nhỏ vào môi Psyche với vài giọt nước ngọt rồi bay đi.
Thời gian vẫn trôi, mọi người vẫn tiếp tục ca tụng sắc đẹp của Psyche nhưng không ai muốn lấy nàng làm vợ. Hai người chị của Psyche đã lần lượt đi lấy chồng. Tới phiên nàng thì cha mẹ lo lắng và đi xin lời sấm của thần Apollo thì đuợc phán rằng Psyche không lấy người thường mà sẽ làm vợ một quái vật. Chồng tương lai đang ở trên một núi cao.
Không muốn cha mẹ buồn phiền quá độ, Psyche xin cha mẹ cho nàng lên núi như lời sấm dạy. Khi Psyche chỉ còn một mình trên đỉnh núi thì thần gió Zephyrus nâng Psyche lên và chở nàng tới một thung lũng thần tiên có một lâu đài tráng lệ. Psyche được phục dịch chu đáo cho đến đêm xuống. Trong màn đêm tối đặc, người chồng tương lai của Psyche đã đến sống với nàng trọn vẹn vợ chồng rồi ra đi khi trời gần sáng. Cupid đến với Psyche hàng đêm và luôn luôn dặn dò Psyche phải hoàn toàn tin tưởng vào Cupid, không được thắp đèn hay tò mò muốn biết mặt chồng, một người chồng mà Psyche không được phép thấy mặt. Theo như chuyện viết thì Psyche sống như thế một thời gian thì nhớ nhà, nhớ cha mẹ, và hai chị nên xin phép Cupid cho hai chị được đến thăm nàng. Cupid đã phải chấp thuận. Sau khi dặn dò lần nữa là Psyche phải tin tưởng vào chồng, Cupid sai thần gió Zephyrus đón hai chị của Psyche đến thăm em. Hai người chị này đến thăm chứng kiến cảnh sống thần tiên của em nên mang lòng ganh tị. Lại được nghe Psyche kể là chưa hề thấy mặt chồng thì họ nhắc lại lời sấm ngày trước và cho rằng Psyche đã lấy phải một quái vật, và quái vật này có thể là con rắn khổng lồ thành tinh có thể nuốt chửng Psyche.
Lại được Psyche cho hay là đang mang thai, họ khuyên Psyche nên dấu một con dao và mang một cái đèn, rình lúc chồng ngủ thì soi lên nhận mặt. Nếu là quái thai thì phải trừ khử ngay để bảo vệ bản thân và cái bào thai.
Sau khi hai chị về thì Psyche bị lòng tò mò thúc đẩy nên một đêm đợi chồng ngủ say, nàng đã thực hiện như lời hai chị xúi là cầm một con dao và đốt đèn cầy để nhìn mặt chồng. Quái thai đâu không thấy mà chỉ có một khuôn mặt đẹp thiên thần đang ngủ. Mải miết nhìn mặt chồng, Psyche đã lỡ nghiêng đèn, và để dầu nóng rớt xuống vai Cupid.



Cupid sực tỉnh thấy vợ đã trái lời, phản bội lòng tin, và gây vết thương cho mình thì giận mà xoè đôi cánh bay đi, trước khi bay đi Cupid cũng nói sự nghi ngờ của Psyche đã làm Cupid chấm dứt cuộc sống vợ chồng và bảo Psyche hãy trở về nhà với hai người chị. Psyche cố giữ Cupid lại mà không được.
Sau khi Cupid bay mất thì đền đài cũng biến mất và Psyche tìm thấy mình đang nằm ở một cánh đồng gần nơi hai chị ở. Cố tìm cái chết ở giòng sông mà không được, Psyche về nhà kể cho hai chị nghe mọi chuyện và có lẽ Psyche đã làm hai người chị nghĩ rằng họ sẽ có cơ hội để làm vợ thiên thần, nên cả hai đã lên đỉnh núi khấn thần gió Zephyrus đến đón mình đến với thiên thần truớc khi nhảy xuống vực. Nhưng thần gió đâu chẳng thấy nên hai người chị đã chết nát xương dưới vực.
Trong khi đó Psyche tiếp tục lang thang đi tìm chồng. Đến một cái đền trên đỉnh một ngọn núi cao, thấy lúa thóc bừa bãi, nàng đã thu dọn cho gọn gàng tươm tất. Vị thần của đền đó là nữ thần Ceres thấy thương hại Psyche nên khuyên Psyche hãy đến quy thuận Aphrodite để lấy lòng bà và có cơ hội được tái hợp cùng chồng.
Psyche nghe lời thần Ceres và đến cầu cạnh thần Aphrodite. Aphrodite dù giận dữ nhưng không đuổi Psyche đi mà cho phép nàng ở lại chuộc lỗi. Aphrodite dẫn nàng ra kho lúa và bảo Psyche chia lọc đống hạt đã trộn lẫn vào nhau làm thức ăn cho đàn chim của bà. Công việc phải làm xong trong chiều hôm đó. Psyche buồn vì biết không thể làm được một việc như thế trong một thời gian ngắn ngủi. May thay, Cupid vẫn theo giõi Psyche nên đã giúp nàng bằng cách huy động đàn kiến giúp Psyche phân loại được các loại hạt trong thời gian mà Aphrodite đặt ra. Aphrodite giận dữ vì biết là Psyche đã được con trai bà giúp nhưng không thể trách nàng được.
Sáng sớm hôm sau, Aphrodite lại sai Psyche đi ra khu rừng ven sông để thu thập lông trừu từng con một của một đàn lông trừu vàng. Bầy trừu vàng này hung hăng và đang đọ sức rất mạnh bạo dưới ánh mặt trời. Lần này Psyche lại được thần sông khuyên bảo nàng hãy chờ đến trưa để thần sông hát ru đàn trừu ngủ dưới bóng mát và như vậy Psyche có thể lượm lông trừu rơi rải rác gom lại mang về trình Aphrodite.
Nhiệm vụ thứ hai hoàn tất, Aphrodite lại sai Psyche mang một hũ pha lê đi đến sông Styx để lấy nước cho bà. Sông Styx là sông biên giới giữa người sống và kẻ chết. Nước trên núi Aroanius đổ xuống vực thẳm, đường lên xuống rất khó cheo leo, khó khăn, thêm nhiều rắn rết bên đường, người trần không thể nào xuống được. Trong tuyệt vọng Psyche đã được chim đại bàng Ganymedes của thần Zeus lấy nước giúp nàng.
Đã qua được ba lần thử thách, Aphrodite lại muốn hành hạ Psyche một lần nữa nên ra lệnh Psyche mang cái hộp của bà xuống âm phủ để xin Persephone, vợ Diêm vương Hades một chút kem nhan sắc mang về cho bà. Đòi hỏi này làm sao Psyche có thể thực hiện được vì Psyche là người hạ giới làm sao mà xuống âm phủ được chỉ trừ khi nàng chết đi. Psyche đã muốn nhảy xuống sông Acheron (một nhánh của sông Styx) để mau xuống âm phủ, nhưng cũng như ba lần trước, Psyche lại được quý thần phụ trợ, khuyên bảo, dẫn dắt nàng trải qua những cửa ải khó khăn như qua mặt con chó ba đầu Cerberus canh giữ cửa vào âm phủ bằng bánh, mang 2 obol để trả và thuyết phục thần Charon chở nàng qua sông âm phủ Archeron rồi đưa về, không được trả lời bất cứ một van xin cầu khẩn của bất cứ một ai. Điểm quan trọng nhất là lời nói của thần phù trợ căn dặn Psyche tuyệt đối không được mở hộp đựng kem làm đẹp mà Persephone sẽ trao cho Psyche mang về để dâng Aphrodite. Theo đúng chỉ dẫn của thần, Psyche đã hoàn tất sứ mạng và mang được hộp chứa kem thoa mặt mà Persephone đã trao, ra khỏi âm phủ. Trên đường trở về, lòng tò mò hiếu kỳ và ẩn ước muốn được thêm một chút đẹp với kem nhan sắc đã làm Psyche không cưỡng lại được ý muốn mở hộp đựng kem nhan sắc để ăn trộm một chút. Nhưng trong hộp sắt không chứa kem thoa mặt mà là khí âm lạnh của con sông âm phủ Styx bị giam giữ. Âm khí lạnh toát ra làm Psyche ngã xuống bất tỉnh.
Kể từ khi Psyche bị Aphrodite hành hạ với những sai bảo nghiệt ngã, Cupid đều biết và theo dõi nàng. Đến lúc này vết thương tinh thần và cơ thể của Cupid đã khỏi, Cupid với lòng thương yêu Psyche, đã bay đến với Psyche, ra tay thu thập âm khí đang tản mát trong cơ thể nàng, giam nhốt kín lại vào hộp sắt, rồi dùng mũi tên của chàng đánh thức Psyche dậy.
Sau khi dặn dò Psyche mang hộp sắt về cho mẹ, Cupid vào thiên đình tìm gặp vị thần chủ tể Zeus (Jupiter), trình bày và cầu khẩn thần chủ Zeus hãy giúp Cupid cho chàng được xum hợp với Psyche, vì Cupid đã thật sự yêu thương Psyche, không thể xa nàng được nữa. Thần Zeus cảm thương cho tình yêu của Cupid với Psyche nên chấp thuận lời cầu khẩn, thuyết phục Aphrodite chấp thuận Psyche làm vợ Cupid, cùng sai nữ thần Hermes đón Psyche lên thiên đình, ban cho nàng uống một chén rượu bồ đào để Psyche được trở nên bất tử, cùng được xum vầy mãi mãi với Cupid.

Cupid và Psyche sau đó sống hạnh phúc và nàng Psyche sinh được một con gái mang tên Voluptas, Voluptas có nghĩa nữ thần của khoái lạc.

Bàn về chuyện tình Cupid với Psyche.
Sóng Việt Đàm Giang

Trong những chuyện thần thoại của Hy-Lạp, nếu kể về chuyện tình cảm thì có lẽ câu chuyện Cupid và Psyche là một trong những câu chuyện tình hay nhất và được làm đề tài bàn luận khá nhiều trong lớp dạy Tâm lý học có môn thần thoại Hy-Lạp ở các trưòng Đại học. Chuyện tình Cupid và Psyche đã có từ lâu, rất lâu, với những bức hình hay những tranh vẽ từ thế kỷ thứ nhất, nhưng chỉ đuợc truyền tụng nhiều sau khi câu chuyện được Lucius Apuleius viết xuống vào thế kỷ thứ hai. Câu chuyện tình thần thoại Cupid và Psyche đã là đề tài và nguồn hứng cảm cho rất nhiều họa sĩ, điêu khắc gia, thi sĩ, v.v... Nếu chúng ta tò mò thử vào internet tìm kiếm thì sẽ thấy cả vài trăm tấm hoặc hình điêu khắc, hoặc tranh vẽ, thảm dệt, mosaics, v.v...trên đó. Một số tác phẩm họa hay điêu khắc Cupid và Psyche được trưng ở những bảo tàng viện nổi tiếng trên thế giới như tại Paris, London, Rome, v.v...

Trong văn chương thần thoại La Mã và Hy Lạp, những câu chuyện được kể trong nhiều sách lại không giống nhau, và tên gọi có thể bị trộn lẫn , thí dụ như trong chuyện Cupid và Psyche.
Chuyện viết bởi văn chương Hy Lạp thì nhân vật có tên Cupid (trong văn chương La mã, và trong câu chuyện trên /The Golden Ass) mang tên là Eros (Eros là vị thần của Tình yêu nhục cảm).
(Greek) (Roman)
Eros Cupid
Aphrodite Venus
Zeus Jupiter
Hades Pluto
Persephone Prosperia

Đọc hết câu chuyện sách kể, suy nghĩ thêm một chút thì ta có cảm tưởng như câu chuyện thần thoại này giống như là một câu chuyện ngụ ngôn, có nhiều điều có thể suy diễn trong đời sống tình cảm của thế gian. Câu chuyện cũng làm ta nghĩ đến những chuyện cổ tích trẻ em quen thuộc như Giai Nhân và Quái vật, Bạch Tuyết và bẩy Chú lùn, Tấm Cám, v.v...

Câu chuyện có thể được chia ra làm nhiều giai đoạn.

1- Gia cảnh và sắc đẹp của Psyche
Ở đây là chuyện gia đình ông vua có ba con gái, cô út đẹp nhất nhà và nhiều chàng trai ngấp nghé nhất nhà. Người đẹp thì bị nhiều ghen tị là chuyện rất quen thuộc. Ngay đến nữ thần trên trời cũng ghen dữ. Trong chuyện thần thoại La Mã, Hy Lạp, nhiều vị thần đàn ông rất đa tình, và nữ thần cũng rất ghen tị, ghen tuông với nhau. Tại sao nhiều thần lại đa tình? Có thể đó cũng là vì Cupid đã mang tên tình yêu đi bắn náo thiên đình mà gây nên xáo xào?
Nói về sắc đẹp của Psyche, thì đây là một sắc đẹp kiều diễm đến nỗi mà thần vệ nữ Aphrodite (Venus) còn phải ghen. Ghen vì trước khi có Psyche thì người trần đều ca tụng nữ thần Aphrodite. Nay một người trần thế mà được ca tụng là đẹp hơn Aphrodite thì là một sự xỉ nhục không thể bỏ qua được.

2- Aphrodite ghen và sai Cupid đi trừng phạt/trả thù Psyche
Aphrodite đã nghĩ ra một trừng phạt độc đáo là sai Eros (Cupid) đi xuống trần tìm ra Psyche, rồi dùng tên tình yêu đế bắn cho Psyche bị trúng tên và lấy một quái vật xấu nhất trần gian.

3- Cupid bị ái tình vật ngã
Quái vật đâu chẳng thấy mà chính Cupid lại vụng về, ngẩn người vì sắc đẹp của Psyche đến nỗi mà mắc bẫy vào ngọn tên do chính mình mang đến. Bị cú tương tư, ái tình vật, Cupid không còn thích thú nhởn nhơ đi bắn tên ái tình nữa mà có lẽ tối ngày chỉ mong cho được có dịp hay cách nào gặp lại Psyche.

4- Cupid dấu kín chuyện riêng
Dịp may đã đến khi Psyche tình nguyện lên núi một mình như lời sấm thần của Apollo đã phán để lấy một quái vật nào đó. Theo lời dặn bảo của Cupid, Psyche đã được thần gió mang tới một lâu đài tráng lệ, và rồi hàng đêm Psyche ân ái với người chồng mà nàng không hề biết mặt hay tên. Cupid đã rất cẩn thận, dặn dò Psyche kỹ lưỡng tuyệt đối không được thắp đèn xem mặt hay tìm hiểu Cupid là ai. Psyche trong giai đoạn này đang có hạnh phúc, lòng tin tưởng vào Cupid và tình yêu nhục cảm đã làm Psyche không nghi ngờ hay tìm hiểu thêm về Cupid.

5- Psyche nghi ngờ Cupid
Vì ban ngày Psyche ở lâu đài có một mình, cô đơn đã làm Psyche nhớ nhà và muốn gặp hai người chị. Khi hai người chị đến nhìn thấy hạnh phúc của Psyche thì thay vì mừng cho cô em, lại sinh lòng ganh ghét, tìm cách gây nghi ngờ vào tâm hồn Psyche, nhỏ to bảo Psyche phải đốt đèn xem mặt chồng, và phải phòng thân bằng con dao cầm sẵn.
Nhân vật chính Psyche ở đây bắt đầu thấy có sự lột xác, chính chữ Psyche (tâm thần/linh hồn) theo nghĩa Hy-Lạp có nghĩa là bướm, và sự thay đổi tâm hồn của Psyche đã bắt đầu nhen nhúm. Psyche bắt đầu bước ra khỏi cái vỏ ngây thơ vô tội, hoàn toàn tin tưởng vào những gì Cupid dặn dò để bước sang giai đoạn bắt đầu suy nghĩ và phân tích những sự kiện đang xẩy ra cho chính nàng và hậu quả tương lai nếu có mà nàng chưa lường được. Nếu nói rằng Psyche đã mù quáng nghe theo lời hai chị cũng không đúng. Cái tâm lý hiếu kỳ, khả năng tiềm thức thúc đẩy là sự phát tiển không tránh được trên tiến trình trưởng thành.

6- Psyche nhất quyết khám phá bí mật về Cupid.
Lòng tin tưởng vào chồng đã bị hai người chị rắc mầm nghi ngờ vào. Vào một tối Psyche đã không cưỡng lại được lòng tò mò để đốt đèn xem mặt chồng. Psyche đã nhận được phần thưỏng gì khi đốt đèn để nhận ra rằng chồng nàng chính là thiên thần đẹp trai Cupid?
Thần Cupid trong chuyện là một thanh niên ranh mãnh, chỉ mang cung tên tình yêu đi gán ghép tạo nên những cặp nhân tình yêu nhau hoặc dài hạn, hoặc ngắn hạn, mang niềm vui hạnh phúc cho thế giới với những tiếng cười yêu thương hạnh phúc. Thế rồi gậy ông đập lưng ông, vì một vụng về luống cuống và vì cảm nhan sắc người đẹp mà rồi chính Cupid phải lụy vì tình. Lụy vì tình, say mê vì tình, hết lòng bảo vệ riêng tư cho cuộc tình vì sợ mẹ biết. Ai có thể là người hết lòng hết tâm cho tình yêu như Cupid ?
Cái mấu chốt quan trọng trong câu chuyện Cupid và Psyche này là Tình Yêu và lòng Tin tưởng: Psyche (có nghĩa là tâm thần, là linh hồn) đã được Cupid nhắc đi nhắc lại là phải tin tưởng vào chàng, tuyệt đối tin vào chàng. Thế mà lòng tin đó đã bị lung lay vì hai người chị ghen tương đố kỵ, reo mầm mống nghi ngờ vào. Và Psyche đã không cưỡng nổi cái cám dỗ của tò mò nên đã phạm lỗi, ngược lại lòng tin yêu của chồng. Cupid đã đau khổ với vết thương lòng vì sự phản bội của Psyche lại thêm vết thương trên cánh tiên nên đã bỏ đi trong buồn rầu và thất vọng.
Thế giới không có Cupid sẽ trở thành thế giới không tình yêu nam nữ, không tiếng cười, và rồi không có cả con nít nữa vì thiếu vắng tình yêu, gia đình, và hôn nhân. Có lẽ vì thế nên sau đó các vị thần biết là Psyche có lỗi nhưng đã tìm cách để giúp nàng làm vừa lòng nữ thần Venus, cùng chuộc lại lòng tin của Cupid.

7- Cupid rời bỏ Psyche.
Sự phản bội của Psyche đã làm Cupid đau khổ và trong tình thế không thể nào ở lại với Psyche được nữa dù nàng hết sức van xin tha thứ.
Psyche dường như đã qua giai đoạn chỉ biết yêu mà không thắc mắc. Khi đã có tình yêu, Psyche còn muốn hơn nữa. Nàng muốn người yêu của nàng là một người có khả năng vượt bực. Trong tiềm thức cùng với sự lớn dần của suy nghĩ, nàng mong mỏi một tình yêu thần thoại, một đối diện với sự thật dù hay hay dở, một sự chuyển tiếp không tránh được.
Psyche đã cầm ngọn đèn bên tay trái và con dao bên tay phải. Ngọn đèn tượng trưng cho ánh sáng mà Psyche nhất quyết tìm cho ra, con dao tượng trưng cho quyết định muốn thấy rõ sự thật, và cắt đứt liên hệ nếu cần thiết.
Khi Psyche thấy mặt Cupid thì tình yêu của nàng đối với Cupid càng mãnh liệt hơn. Trong tình yêu bắt đầu chỉ bằng những đêm ân ái nay thêm diện mạo thì Psyche như bị một tiếng sét ái tình, mạnh đến nỗi nàng say mê ngắm Cupid, mạnh đến nỗi nhỏ dầu nóng vào cánh tiên của Cupid mà nàng không biết.
Sự khám phá của Pysche bất hạnh thay lại là sự phản bội lời thề nguyền chấp nhận của Psyche với Cupid.
Cupid là một vị thần tình yêu, Cupid vẫn còn đang yêu Psyche với tình yêu rất say đắm, với ân ái nồng nàn hàng đêm, tình yêu còn rất mới mẻ, sung mãn. Nay Cupid bất thình lình bị đặt trong tình trạng mặt đối mặt, trực diện như ban ngày với người yêu trần thế, trong một hoàn cảnh Cupid chưa hề nghĩ đến. Cupid chưa sửa soạn đủ để đối xử với thân thiết tình cảm. Cupid cũng không thể công khai hoá chuyện ăn ở với Psyche, vì Cupid vẫn còn dấu diếm Aphrodite và tất cả mọi người và ngay cả với thần thánh trên thiên đình. Diễn biến xảy ra đột ngột, phản ứng nhất thời của Cupid cũng chỉ là phản ứng có thể đoán đuợc là giận dữ, cảm tưởng bị phản bội, thất vọng, và bỏ đi.

8- Psyche bị trừng phạt
Cupid đã bỏ nàng, Pysche chẳng còn chi, cả lâu đài cũng biến mất. Trở về nhà với lòng đau khổ xen lẫn buồn tủi, thêm hai người chị không thương em mà lại còn như muốn được hưởng những may mắn như Psyche đã nhận.
Lần đầu tiên ta thấy một Psyche trong tình trạng tràn đầy chán nản, ngã lòng. Muốn tự vẫn nhưng sông lại đẩy nàng lên bờ.
Về nhà với lòng đau khổ trống vắng, hối hận, thương nhớ Cupid, cộng thêm sự thờ ơ đến độ tàn nhẫn của hai người chị, Psyche đã hành xử ra sao ?
Một người đàn bà ngây thơ, trẻ đẹp như Psyche, được yêu thương bảo bọc cho đến một ngày sự suy tư trưởng thành của tâm hồn đưa đến tò mò, rồi tình yêu tan vỡ với tâm trạng hối hận day dứt, ăn năn dày vò. Psyche có phải là người đàn bà trẻ yếu lòng yếm thế không ?
Không, sự phân tích suy nghĩ của Psyche đáng làm ta ngạc nhiên. Psyche sau hành động nông nổi ban đầu, đã có hành động rất can đảm, rất anh hùng như một đấng nam nhi. Nàng đã phạm lầm lỗi thì bây giờ nàng sẽ làm đủ mọi cách để chuộc lỗi, để minh chứng tình yêu mỗi ngày một lớn của nàng đối với Cupid. Và thế là Psyche lên đường tìm kiếm Cupid.

9- Psyche chấp nhận hình phạt
Động lực tình yêu đã làm Psyche bỏ công sức đi tìm kiếm Cupid, ngay cả phải vào van xin cầu khẩn Aphrodite. Aphrodite dù giận ghét Psyche, vì nàng đã làm Cupid bị thương tích cả tinh thần lẫn cơ thể, nhưng đã cho phép Psyche ở lại, và để thử lòng Psyche, bà đã sai Psyche làm những công việc khó mà thực hiện được.
Một người trần thế như Psyche đi tìm một vị thần như Cupid ? Làm sao có thể tìm đuợc Cupid ? Psyche đã đuợc thần giúp khi nàng quyết định lên núi để làm vợ “quái vật” theo lời sấm thần của Apollo, thì bây giờ chắc chắn thần vẫn còn quanh quẩn đâu đây để theo dõi bước chân Psyche?

10- Những nhiệm vụ không thể thực hiện được
Bốn công tác khó khăn mà Psyche đã làm được nhờ sự trợ giúp của các vị thần là phân loại các hạt thóc đã trộn lẫn với nhau trong một thời gian ngắn ngủi, nhặt lông trừu vàng bên bờ sông, lấy nước từ sông Styx, và xuống thế giới bên kia, qua sông Archeron để lấy hộp chứa kem nhan sắc của Persephone, vợ vua Hades, về cho Aphrodite.
Công việc đầu tiên mà Arphrodite ra lệnh Psyche phải làm là nhặt riêng ra một đống lớn những hạt giống đủ loại mà bà đã trộn lẫn với nhau, việc phải hoàn tất nội trong một buổi chiều. Làm sao mà Psyche có thể làm đuợc công việc mất nhiều thì giờ này nếu không có những con kiến đã giúp Psyche nhặt hạt riêng rẽ ra.
Hạt giống là những bảo vật của trời cho loài người từ thuở khai sinh lập địa. Những hạt giống này cũng giống như những hạt suy nghĩ đang đuợc sắp xếp trong đầu óc Psyche. Cần phải sắp sếp cho đâu ra đấy. Hạt giống này cũng hầu như đang nẩy mầm và sinh sôi trong cơ thể Psyche nếu ta nghĩ đến một Psyche đang mang thai sau những ngày ân ái cùng chồng.
Cũng như chúng ta, ai ai cũng có cả đống hạt tích tụ trong đầu, những chú kiến ám chỉ những sự nhẫn nại, kiên trì mà chúng ta phải đương đầu với để sắp xếp cho mọi sự đuợc minh bạch. Hay hạt đủ loại này có thể ví như những tài lực tiềm ẩn còn chất đống trong đầu chúng ta, những tiềm năng chưa đuợc sử dụng đến?
Công tác thu lượm lông trừu vàng, nói một cách tâm lý, phải chăng ám chỉ công việc nào cũng cần suy nghĩ, lựa đúng lúc mà thực hiện, không thể vội vàng hấp tấp làm cho xong ?
Lời thần mách ở đây cũng như khi ta gặp khó khăn thì ta, thay vì vội vàng hấp tấp thực hiện, lại khôn ngoan suy tính lựa chọn -chính ta nói, đặt câu hỏi và trả lời với chính ta- chọn thời điểm thích hợp nhất để thực hiện.
Công tác thứ ba của Psyche là lấy nước từ sông Styx lên cho Aphrodite. Thêm một lần nữa, chúng ta thấy một Psyche cân nhắc những nguy hiểm mà nàng phải hứng chịu. Con chim đại bàng Ganymedes của thần Zeus đã giúp Psyche đúng lúc. Phải chăng thiên nhiên nhiều khi mang lại quá nhiều thử thách mà nếu chúng ta không có lòng tin thì khó mà thực hiện đuợc? Lòng tin là một hỗ trương cần thiết giúp ta có nghị lực và phấn đấu.
Công tác cuối cùng là một thử thách mà đích thân Psyche phải làm, lẽ dĩ nhiên là có sự mách bảo và trợ giúp của những vị thần có từ tâm. Arphrodite ra lệnh cho Psyche đi xuống âm phủ để xin chút thuốc thoa làm đẹp thêm nhan sắc của Persephone, vợ vua Hades. Làm sao một người trần thế có thể xuống âm phủ nếu không chết? Vậy mà Psyche sẵn lòng nhảy tử vực cao xuống sông Styx để xuống âm phủ. Có thần nào có thể để một người đàn bà trẻ đang trong tình trạng quẫn cực đến tận cùng mà không giúp?
Đúng, thần có giúp và chỉ bảo để Psyche xuống được âm phủ, qua các cửa ải khó khăn một cách an toàn, và trở về trần gian với cái hộp có đựng mỹ phẩm của Persephone.
Bây giờ là lúc cơn bĩ cực đã qua rồi, nhưng lại không dễ dàng cho tâm trạng Psyche, Thần đã dặn dò rất kỹ là Psyche không được mở hộp chứa kem thoa mặt của Persephone ra mà phải trao cho Aphrodite nguyên vẹn.
Tại sao khi trao hộp cho Psyche đi xuống âm phủ, Aphrodite lại phải nói đó là hộp dùng để chứa mỹ phẩm? Tại sao thần lại dặn kỹ là không đuợc mở hộp? Phải chăng đây là cái tình tiết khéo léo của câu chuyện đã dự trù cho một biến cố chết đi sống lại qua một hành lang chuyển tiếp giữa đen tối địa ngục và ánh sáng của nữ thần để cho câu chuyện Cupid và Psyche có đuợc cái kết cuộc tươi sáng?
Psyche đã trải qua nhiều hành trình cực khổ, Psyche cũng mệt mỏi vô cùng, Psyche là một người đàn bà trẻ, và Psyche cũng có lòng hiếu kỳ và lòng ham muốn. Một chút kem tô chuốt sắc đẹp của Persephone chia xẻ cho Psyche thì có mất mát chi đâu? Aphrodite đã hành hạ Psyche quá sức rồi, nay Psyche có ăn gian một chút, lấy truớc một chút kem sắc đẹp để thêm chút nhan sắc cho vui lòng Cupid khi gặp lại thì cũng chẳng phải là trọng tội.
Thế là Psyche hé mở nắp hộp và khí lạnh ngủ của sông Styx bủa vây Psyche, đưa nàng vào giấc ngủ.
Psyche là người và hành động của nàng đã cho thấy tâm hồn của nàng đang phát triển, tiềm thức đang lý luận, phân tích cái hay, cái dở, liều lĩnh, thử thách, cân nhắc hậu quả và hành động theo bản năng.

11- Cupid giúp Psyche
Lòng ham muốn ăn trộm một chút kem thoa làm đẹp nhan sắc cho chính mình đã làm Psyche mở cái hộp chứa kem sắc đẹp ra, và bị hơi lạnh của sông Styx chứa trong hộp làm nàng ngã xuống chìm vào giấc ngủ.
Cupid nay đã bình phục, Cupid cũng đã thấy được một Psyche quyết tâm lấy lại lòng yêu thương của Cupid qua những gian nan vất vả mà Psyche đã trải qua. Cho đến lúc này thì Cupid đã trưởng thành trong tư tưởng hơn và tình yêu mà Cupid dành cho Psyche cũng đã trưởng thành theo. Qua tình yêu chân thật, Cupid đã cứu Psyche sống lại -một Pysche với tâm hồn rất cương quyết như tình yêu của nàng với Cupid- cùng mang nàng lên cầu cứu thần Zeus, xin thần Zeus giúp cho Cupid được sống với Psyche.

12- Psyche đuợc trở nên bất tử
Bất hạnh đã trôi qua, Psyche được Zeus cho uống ly rượu bất tử. Nay Psyche trở thành một nữ thần. Dương thế không còn ai đẹp hơn Aphrodite nữa, Aphrodite chấp thuận Psyche làm vợ Cupid, không còn ghen ghét thù hận Psyche nữa. Cupid và Psyche từ đây là một đôi thần son trẻ sống mãi mãi hạnh phúc bên nhau.

Qua bốn việc làm khó khăn mà Psyche đã thực hiện, mơ hồ như trong chuyện kể cho thấy có sự liên hệ giữa trời đất nước lửa (thiên, địa, thủy, hỏa). Đất đai với hạt lúa thóc mầm sống của con người, nước làm thóc lúa nảy mầm, khai mào sự sống, sự ấm áp của lông trừu vàng tượng trưng cho ngọn lửa giữ tâm sáng suốt, và không khí của trời là môi trường để con người hít thở, sống hoà đồng với thiên nhiên. Psyche đã khai thông được mọi trở ngại, vượt qua được những thử thách, chứng tỏ đuợc tấm lòng thành, trí trưởng thành, cùng tình yêu mỗi ngày một lớn mà Psyche đã dành cho chồng nàng là thần Cupid. Psyche đã xứng đáng để được buớc vào địa vị của một nữ thần, cùng hưởng tình yêu vĩnh cữu, mãi mãi bên Cupid.

Để chấm dứt bài viết, xin phỏng dịch câu nói của Lucius Apuleius: “Tình yêu chỉ có thể nẩy nở trong Tâm hồn, và Tâm hồn chỉ có thể bước vào vườn Địa đàng qua cánh cửa Tình yêu”.

Sóng Việt Đàm Giang
31 December 2008

Tài liệu tham khảo
- Apuleius, Lucius; Adlington, William (Trans.) (1996). The Golden Ass. Wordsworth Classics of World Literature, Wordsworth Ed. Ltd.: Ware, GB.
- Apuleius, Lucius; Relihan, Joel C. (Trans.) (2007). The Golden Ass or, A Book of Changes. Hackett Publishing Company: Indianapolis.
- White, Anne. The Golden Treasury of Myths and Legends. New York: Golden Press 1968
- Bulfinch, Thomas. The Age of Fable; or, Stories of Gods and Heroes (1855). New York: Doubleday & Company, Inc. Bulfinch's source is The Golden Ass (books 4-6) by the Roman writer Lucius Apuleius
- Apuleius. Cupid and Psyche, Cambridge University Press (1991)
- Apuleius; Taylor, Thomas (translator). Fable of Cupid & Psyche. Philosophical Research Society (1996)
- Neumann, Erich. Amor and Psyche: Psychic Development of the Feminine (1991)
- Grant, Michael. Myths of the Greeks and Romans. Meridian book (Revised Edition 1995)
http://en.wikipedia.org/wiki/Valentine's_Day
http://en.wikipedia.org/wiki/Cupid_and_Psyche
http://www.pitt.edu/~dash/cupid.html
http://www.wisdomportal.com/Romance/Cupid-Psyche.html
http://www.mlahanas.de/Greeks/Mythology/Eros.html
http://www.paleothea.com/Myths/Psyche.html
http://en.wikipedia.org/wiki/Mythography

Thăm viếng Holy Land, Israel

Thăm viếng Israel

Sóng Việt

Với những người theo đạo Ki-tô hay Cơ-đốc, đi Israel để thăm Thánh-Địa là một mong muốn rất hợp lý và có dự tính kỹ lưỡng. Với cá nhân Sóng Việt thì chuyến thăm viếng Israel trong những ngày cuối năm 2008 là một tình cờ, vì khi quyết định đi thăm Ai-Cập, hãng du lịch có đề nghị đi thăm luôn cả Israel.
Chuyến thăm viếng Israel vừa qua đã giúp tác giả bài viết này có cơ hội tìm hiểu về Thánh-Địa và học hỏi được nhiều điều rất đáng ghi nhớ về lịch sử đất Thánh.

Israel

Israel (Do-Thái) là một quốc gia phía Tây Châu Á tọa lạc bên bờ đông của Biển Địa Trung Hải. Israel ráp giới với Lebanon ở phía bắc, Syria ở đông bắc, Jordan ở phía đông, Ai cập ở tây nam. Cận kề là Bờ Đông (West Bank) và Dải Gaza. Israel chiếm một diện tích nhỏ, với dân số trên 7.28 triệu người (thống kê năm 2008) và hầu hết đều là người Do Thái. Israel là nước duy nhất cho người Do thái, ngoài ra cũng có nhóm dân gốc Ả rập của Do-Thái, cùng một số dân thuộc tín ngưỡng khác đáng kể nhất là Muslims, Thiên chúa giáo La mã, Druze, Samaritans.

Lịch sử quốc gia Israel khá phức tạp. Nói một cách hết sức vắn tắt, nước Israel đương thời đã có hơn 3000 năm trước và là vùng đất của Vương quốc Judah cổ. Sau Đại chiến thế giới thứ nhất (WWI), Israel đã được dự trù là một quốc gia của người Do-Thái qua Bristish Mandate of Palestine . Năm 1947, Liên Hiệp Quốc đã phân chia Israel thành hai tiểu bang, một Do-Thái và một Ả-rập. Năm 1948, Israel tuyên bố độc lập, và sau đó là một chuỗi chiến tranh với những vương quốc Ả-rập chung quanh, gồm Egypt, Syria, Jordan, Lebanon and Iraq. Những nước này đã không chấp nhận Israel như một quốc gia. Một năm sau đó, ngưng chiến với thỏa ước có biên giới tạm thời mang tên Lằn Xanh (Green Line) với Jordan nối kết với vùng hiện nay mang tên là Bờ Tây và Đông Jerusalem, Ai-cập kiểm soát Dải Gaza. Israel được chấp nhận thành viên của Liên-Hiệp- Quốc vào tháng Năm, 1949.
Sự xích mích giữa Israel và những xứ Ả-rập chung quanh kéo qua nhiều cuộc chiến và cả hàng chục năm bạo lực và hiện nay vẫn còn tiếp diễn.
Trong những năm đầu 1950s, dân Do-Thái bị ngược đãi ở những quốc gia Ả-rập kéo thốc về Israel làm nhân số đang từ dưới 1 triệu lên đến hơn 2 triệu. Israel cũng thường xuyên bị nhóm Palestine ở Dải Gaza sang đánh phá. Năm 1956 Israel nắm đuợc chủ quyền kênh Suez của Ai-Cập, nhưng sau đó phải nhượng bộ dưới áp lực của Mỹ và Soviet Union để đổi lấy quyền thông thương giữa Biển Đỏ và kênh.
Vào năm đầu của thập niên 1960s, Israel đã bắt được Adolf Eichmann, kiến trúc sư của Final Solution (Giải pháp cuối cùng diệt chủng dân Do-Thái) ở Argentina, mang về Israel để xét xử. Vụ xét xử nổi tiếng này đã làm cả thế giới chú ý hơn đến Holocaust (vụ diệt chủng hơn 6 triệu dân Do-Thái khắp thế giới của Đức trong thời kỳ Đệ nhị thế chiến). Adolf Eichmann là tội nhân duy nhất bị xử tội ở Israel.
Trong vùng tòa nhà Nghị viện ở Jerusalem có viện bảo tàng Yad Vashem, đây là nơi tàng trữ những hình ảnh cùng di tích của Holocaust để tưởng niệm dân Do-Thái đã bị giết chết. Những tin tức, tài liệu, di chúc tràn ngập trong tòa nhà này là nguồn tài liệu vô giá đánh dấu một thời kỳ đen tối kinh hoàng trong lịch sử nhân loại.
Hiện nay, Israel đã ký thỏa ước hoà bình với Ai-Cập và Jordan, đồng thời nhiều nỗ lực đang đuợc xúc tiến để tìm giải pháp ổn thỏa hợp tác với người Palestine. Tuy nhiên trong tuần cuối cùng của năm 2008, chiến tranh lại sôi động trở lại và tình trạng chưa biết sẽ ra sao.
Những quốc gia đồng minh gần gũi nhất của Israel là USA, Turkey, Germany, và United Kingdom.
Ngôn ngữ chính của Israel là Hebrew và Ả-rập. Những thành phố và địa danh được biết đến của Israel phải kể Jesusalem, Tel-Aviv, Nazareth, Dead Sea, Sea of Galilee, Caesarea, Masada, Haifa, v.v...

Trong những ngày ở Israel, Sóng Việt đã đi thăm được khá đầy đủ những nơi kể trên. Những địa danh được kể dưới đây là theo lộ trình của đoàn du lịch mà Sóng Việt đã đi theo.

Jerusalem
Thành phố trước tiên phải kể là Jerusalem, thủ đô của Israel, một thành phố quan trọng cho cả ba tôn giáo Do-Thái, Ki-tô giáo và Hồi giáo. Thành lập từ thời Vua David vào 1000 BC, Jerusalem là giáo đường đền đài đầu tiên của Solomon. Sau đó La mã kéo đến phá huỷ đền đài chỉ còn trừ lại Western Wall, một địa điểm quan trọng nhất của người Do-Thái.
Jerusalem là nơi có nhiều đền đài điện cho cả ba tôn giáo chính (Do-Thái, Muslims và Ki-tô giáo) như Western Wall, Temple Mount, Al-Aqsa Mosque, và nhà thờ Holy Sepulchre.
Đứng tại Mount of Olives, chúng ta có thể thấy bao quát Nhà thờ và vườn Gethsemane, nơi Jesus chờ đợi bị bắt; xa xa là một nghĩa địa lớn nhất trên thế giới của Do-Thái; những ngọn đồi bao quanh thành phố; Dome of the Rock; Church of the Holy Sepulchre, v.v..
Old City của Jerusalem chia làm 4 vùng: Christian quarter, Armenian quarter, Muslim quarter, và Jewish quarter.

The Church of All Nations
Từ Mount of Olives đi xuống một con đường dốc khá dài sẽ dẫn đến khu vuờn Gethsemane , nơi được biết là nơi chúa Jesus trải qua lần cầu nguyện cuối cùng trước khi bị bắt. Vườn Gethsemane hiện nay còn có tám cây Olives cổ thụ già cỡ 2,000 đến 3,000 năm vẫn còn tươi tốt và có trái. Nơi đây cũng chứa di tích những dụng cụ dùng ép trái olives hái từ Mount of Olives để ép thành dầu.


Ngay cạnh Vuờn Gethsemane là nhà thờ All Nations. Nhà thờ này còn có tên là Nhà thờ Thống khổ (Basilica of the Agony), hay nhà thờ Gethsemane
Nhà thờ của nhiều Quốc gia (The Church of All Nations) xây từ năm 1919 đến 1924 lên trên một vài nhà thờ cũ do tài trợ của 12 nước khác nhau nên mang tên là All Nations.
Mặt tiền của nhà thờ là một mosaic không lồ rất đẹp chiếm trọn vẹn phần trên . Trong nhà thờ, Tấm đá Thống khổ (The Rock of Agony), nơi Jesus cầu nguyện và đổ máu đêm trước khi bị bắt nằm trưóc bàn thờ chính.


Rời nhà thờ All Nations, chúng tôi đi sang Mount Zion, có nhà thờ St Peter, có phòng The Last Supper, có nhà thờ Thiên chúa giáo Dormition Abbey. City of David có ngôi mộ đá của vua David, có tượng David với cây đàn thất huyền cầm.

Nhà thờ Holy Sepulchre
Nhà thờ Holy Sepulchre còn gọi là nhà thờ Resurrection (với người Thiên chúa giáo La mã). Đây là nơi mà Jesus bị xử hình thập tự giá, và là nơi Jesus được chôn (sepulcher/sepulchre).
Bước vào cửa nhà thờ là Tấm đá xức dầu Thánh (Stone of Unction), nơi sửa soạn để chôn Jesus. Dù nhà thờ ban đầu là sở hữu chủ của Thiên chúa giáo La mã nhưng sau này là thuộc cả bốn giáo phái chính.
Những ngọn đèn treo trên tấm đá Unction là đại biểu của Armenia, Copts, Greeks và Latins.(Copts là giáo phái chính của Ki tô giáo ở Ai Cập). Đằng sau tấm đá là một tranh mosaics lớn kín cả tường, miêu tả cảnh sức dầu Thánh trước khi chôn.
Cầu thang đá bên phải ngay cổng vào dẫn lên lầu trên tới Calvary (hay Golgotha) là nơi Jesus chịu thập tự giá. Đền đầu tiên của Thiên chúa giáo (Roman Catholic) với cảnh Chúa bị đóng đinh (còn được gọi là Station 11 của Via Dolorosa). Ngay cạnh điện thờ của Roman Catholic là điện của Greek Orthodox. Ngay dưới Calvary, ở bên trái của Stone of Unction là cửa dẫn vào Đền Adam. Phía tây của Stone of Unction là trọng tâm của nhà thờ với một khoảng tròn Rotunda hay Anastasis. Dưới nhà vòm Rotunda là Ngôi mồ Jesus nằm trong một lăng mộ. Cửa vào lăng mộ hay Thánh mộ này (edicule) đã đuợc che phủ phía ngoài (do cơn động đất đã lâu) nên trông hơi tối tăm. Phía trong gồm hai phòng nhỏ, Chapel of the Angel của Greek Orthodox, và Chapel of the Holy Sepulchre nơi chứa mộ Jesus Christ. Đây là station 14 trong Via Dorolosa và là Thánh địa quan trọng nhất của các tôn giáo liên hệ.
Rời nhà thờ theo Via Dolorosa, mọi người có thể đi theo đúng lộ trình mà Jesus đã mang thánh giá đi ngang qua.
Western Wall.
Western Wall còn được gọi là Wailing Wall hay Kotel, hay al-Burag Wall với người Hồi giáo, là một nơi tôn nghiêm quan trọng của đạo Do-Thái. Bức tường này tọa lạc trong Old City of Jerusalem, và cũng rất đáng kể với Hồi-giáo. Phân nửa bức tường dài này có thể xây từ thời Herod the Great (cỡ 18 BCE) cuối thời kỳ Second Temple. Phần còn lại đã được xây thêm vào từ thế kỷ thứ 7 và sau đó.
Western Wall phần cổ đối diện với Western Wall Plaza dài 57 m, cao 32 m, nằm phía tây của Temple Mount là nơi cầu nguyện lộ thiên lớn nhất. Tuy nhiên trọn vẹn bức tường trải dài 488 m một phần đã bị che dấu bởi nhà cửa xây dọc theo. Khởi thủy bức tường chỉ có mục đích làm dàn đỡ cho những xây cất của Herod the Great vào thế kỷ cỡ 19 BCE.
Đây là nơi thờ tôn nghiêm của Do-Thái. Tuy nhiên Ai-cập không chịu nhận như thế mà cho rằng đây là nơi thờ phụng của Hồi-giáo dân và bức tường được mang tên là al-Buraq Wall.
Muốn vào thăm bức tường mọi người phải đi qua trạm kiểm soát có máy rà kim khí của giới chức an ninh và đàn ông đàn bà phải đi qua hai cửa riêng biệt.
Tại bức tường này đàn ông đàn bà thờ và cầu nguyện riêng biệt qua phân chia của một tấm vách (mechitza) dựng lên. Nơi cầu nguyện của đàn bà chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Người dân hay du khách đến cầu nguyện thường đặt những miếng giấy nhỏ (kvitlach) gài vào khe vách đá. Có một số người khi rời Western Wall đã không quay lưng lại mà đi lùi ra.
Một chút lịch sử cận đại: ngày 26 tháng March, 2000 Pope John Paul II thăm viếng và đặt một lá thư vào vách tườn; năm 2005, bưu điện Israel phát hành một con tem mang lịch sử này. Tháng July năm 2008, tổng thống vừa đắc cử của USA, Barak Obama đã đặt một lời cầu viết tay trên giấy vào vách. Tờ giấy này sau đó được lấy ra và in trong báo Maariv (McGirk, Tim (2008-07-25). "Obama's Private Prayer Leaked", Time Magazine.

Chúng tôi cũng đi thăm Tower of David Museum và Citadel.

The Old City of Jerusalem
Thành phố cổ Jerusalem là một khoảng đất cỡ dưới 1km vuông. Trải qua bao nhiêu thời đại, những giống dân các nơi với tập tục và văn hoá khác nhau,và những người cai trị đã lưu lại nhiều dấu vết trên thành phố này để tạo nên một thành phồ Jerusalem hiện tại.
Bức tường bao vây thành phố có từ thời Ottoman khởi xướng xây cất bởi Suleiman the Magnificent, xây từ năm 1537 đến 1541 mới hoàn tất. Bức tường dày 3m, cao từ 5-15 m, và dài 4.5 km. Theo chương trình của đài truyền hình ABC thì thành phố cổ Jerusalem đã được coi như là một trong bẩy kỳ quan của thế giới.

Old City of Jerusalem
Thành phố có tất cả 11 cửa, nhưng hiện nay chỉ có 7 cửa mở, cánh cửa thứ tám (Golden Gate) ở phía đông đã bị người Hồi đóng cửa đã lâu (theo truyền thống Do Thái, khi sứ gỉa đến thì sẽ đi vào qua cửa này. Để ngăn ngừa sứ giả nên họ đã bịt kín cửa này từ thời Suleiman. Bẩy cửa này mang tên: Jaffa Gate, New Gate, Damascus Gate, Herod’s Gate, Lion’s Gate, Dung Gate, và Zion Gate
Cửa chính vào thành phố là cửa Jaffa, cũng như những cửa khác, cổng vào được thiết kế hình chữ L, qua cửa phải đi một góc độ cỡ 90 độ, mục đích để ngăn ngừa sự xâm nhập vũ bão nhanh như chớp của những chiến mã ngày xưa. Ngoài ra một vài cửa như Cửa Zion (phía ngoài Armenian và Jewish Quarters) có chứa lỗ trên cửa để chiến sĩ có thể đổ nước sôi ngăn chặn quân thù. Old City này có chứa rất nhiều di tích tôn giáo quan trọng: Temple Mount và Western Wall cho người Do Thái, Nhà thờ Holy Sepulchre cho Thiên chúa giáo La mã (Roman Catholic), Dome of the Rock và al-Aqsa Mospue cho Hồi giáo.

Những cánh cửa của Old City of Jerusalem dẫn đến 4 quarters khác nhau
Armenian Quarter
Armenian Quarter nằm ở góc tây nam của Old city và là quarter nhỏ nhất trong 4 quarters. Ở đây có nhà thờ St James là nhà thờ quan trọng nhất của người Armenian, bảo tàng viện Armenia chứa rất nhiều di tích và tài liệu viết bằng tay. Mặc dù người Armenian là Ki-tô giáo, nhưng tôn giáo của họ khác biệt với Thiên chúa giáo La mã. Hiện tại có cỡ 3,000 người Armenian sống ở Old city, cỡ 550 người sống tại quarter này.
Christian Quarter
Christian Quarter nằm ở góc tây bắc của Old City, kéo từ New Gate ở miền bắc dọc vách tường phía tây đến tận cổng Jaffa- Western wall xuống nam kề cận với quarters của Jewish và Armenia, phía đông bắc thì giáp Muslim quarter với cổng Damascus. Christian quarter này có nhà thờ Holy Sepulchre.
Jewish Quarter
Jewish Quarter nằm ở khu đông nam của bức tường trải từ Cửa Zion ngang theo Armenian Quarter đến Cardo ở phía bắc, Western Wall cùng Temple Mount phía đông. Tại Cardo Maximus hiện nay còn lại di tích với một con lộ có nhiều cột với kiến trúc thời Roman-Byzantine, Con đường này được thấy rõ trong Medeba Mosaic map, một bản đồ mosaic tìm thấy ở thành phố Medeba (Jordan), có từ thế kỷ thứ 6.
Bức tường Western Wall nằm trong quarter nay được coi như là nơi rất quan trọng cho sự trở về của người Israel đến vùng Đất Hứa.
Muslim Quarter
Muslim Quarter là quarter lớn nhất ở góc tây bắc của Old City. Nơi đây có rất nhiều tiệm bán đủ thứ (souk): đồ cổ, nữ trang, quần áo, nước hoa, đồ da, đồ ngọt, đồ gia vị, cafe Ả rập, v.v...
Dome of the Rock va El-Aqsa Mosque của người Hồi tọa lạc trong quarter này.

Nếu nói một cách tóm tắt cho dễ hiểu thì những con phố từ Cửa Damascus xuống Cửa Zion chia Old City thành đông và tây, phố từ Jaffa Gate đến Cửa Lion chia Old City thành hai phần bắc và nam. Nếu vào từ Cửa Jaffa, đi rẽ xuôi qua phố David thì ta có Christian Quarter ở bên trái, tiếp tục đi trên phố David thì Armenian Quarter ở bên phải. Qua Jews street, ở bên trái Jews street là Muslim Quarter, ở bên phải là Jewish Quarter.

Nazareth
Ngày hôm sau, rời Jerusalem, chúng tôi đi thăm Nazareth. Nazareth nằm giữa biển Galilee ở bên phía đông và biển Địa Trung Hải phía tây ngang thành phố Haifa.
Cũng như tại Jerusalem và những thành phố khác, những di tích ngày xưa của tôn giáo đều được bảo trì và một đền đài hay nhà thờ được xây lên trên.
Địa điểm quan trọng nhất của Nazareth là nhà thờ mới The Church of Annunciation xây trên căn nhà của Mary vào năm 1966. Nhà thờ Annunciation được kể là nơi thiên thần Gabriel hiện lên và bảo Mary rằng Mary sẽ sinh ra Jesus.

The Church of Annunciation
Nhà thờ mới này gồm hai tầng, tầng dưới bảo trì hang động Thánh ở mực của nhà thờ cũ, tầng trên hiện nay là nhà thờ Thiên chúa giáo La mã. Trong giáo đường, những bức tường được trang hoàng bằng những tác phẩm mosaics to lớn miêu tả Mary và Jesus do các nước trên thế giới tặng. Tác phẩm của Nhật và Hoa Kỳ rất đặc sắc.
Gần đó là nhà thờ St Joseph (xây năm 1914 trên địa điểm tiệm làm thợ mộc của Joseph. Và ngoài ra Cái giếng nước của Mary gần đó cung cấp nước cho thành phố từ thế kỷ thứ nhất cho đến tận bây giờ.
Nazareth là thành phố có nhiều dân Ả-rập nhất của Do-Thái với dân số hơn 60,000 người theo đạo Hồi hay Thiên chúa giáo La mã. Thành phố coi như không có người Do-Thái.
Với giáo dân Ki-tô thì Nazareth là thành phố quan trọng nhất để họ hành hương. Kiến trúc của Nazareth là một hỗn hợp kiểu Gothic/Neoclassical hay Trung Đông.
Gần nhà thờ Annunciation có khu chợ bazaar của người Ả-rập rất nhộn nhịp, du khách tha hồ mà trả giá cho những sản phẩm từ nữ trang đến quần áo, còn dân địa phương thì trả giá cho thực phẩm như thịt thà hay gà còn sống. Gian hàng chợ của người Hồi đóng cửa ngày Thứ Sáu, ngưòi Thiên chúa giáo La mã đóng cửa ngày Chủ nhật, và ngày thứ Bẩy là ngày nhộn nhịp đông đảo nhất.

Tabgha
Rời Nazareth xe bus dẫn tới Tabgha gần junction Hwy 90 và 87, độ 10 km bắc của Tiberias, bờ biển phía bắc của Sea of Galilee, để thăm nhà thờ Heptapegon.
Nhà thờ Heptapegon ở Tabgha. Heptapegon có nghĩa là bẩy giòng suối ngày xưa đổ vào một tụ điểm rồi chảy ra biển Galilee. Nay chỉ còn 5 suối. Nơi này còn có tên là The Church of the Multiplication of the Loaves and Fishes, nơi có bữa ăn màu nhiệm mà Jesus đã phân phối cho 5 ngàn người với 5 ổ bánh và hai con cá. Hình mosaic ổ bánh và 2 cá và tấm đá thô nhiệm màu nằm ở dưới chân bàn thờ chính trong nhà thờ. Bên phải của bàn thờ có một mặt kính trên sàn nhà cho thấy phía dưới là một mảnh của nhà thờ cổ xưa.
Nhà thờ này đặc biệt hoàn toàn có sàn mosaics làm từ thế kỷ thứ 5. Sàn mosaics dát hai dải lối đi ngoài hai hàng cột dẫn đế bàn thờ có mosaic trưng hình chim và cây, đặc biệt là hoa chuông, hoa lotus. Sự hiện diện hoa lotus, môt loại hoa không có ở vùng này cho thấy ảnh hưởng của một nền văn hóa khác hơn ngoài Hy lạp và La mã.


Sea of Galilee
Vào buổi trưa chúng tôi đi thăm biển Galilee và đi tàu máy trên Biển Galilee.
Biển Galilee còn được gọi là biển Genneseret, hồ Kinneret hay hồ Tiberias là hồ nước ngọt lớn nhất của Israel (21 km dài, 13 km rộng, vòng kính cỡ 53 km). Hồ nằm thấp hơn mực nước biển (sea level) 203 m và là hồ nước ngọt thấp nhất trên thế giới, và là hồ thấp thứ nhì trên thế giới sau hồ nước mặn Biển chết (Dead Sea). Tuy nhiên biển Galilee rất nông, chỗ sâu nhất chỉ có chiều sâu cỡ 150 bộ (150 ft). Biển được gọi là Kinneret có nghĩa là “lyre” vì nó giống dạng nhạc cụ thất huyền cầm mà Vua David chơi.

Biển hồ Galilee nhận nước từ sông Jordan chẩy vào từ miền bắc suôi nam. Biển Galilee là nguồn chính cung cấp nước ngọt cho những vùng trung phần và cho cả nước Israel qua hệ thống dẫn thủy.
Biển Galilee làm vùng đất chung quanh trở nên xanh mát, cây cối xanh tươi, mùa màng
tốt đẹp. Đặc biệt ở biển này có rất nhiều cá, ba loại nổi tiếng là cá sardines, barbels, và musht (còn được gọi là cá của St Peter). Chúng tôi sau khi đi tàu máy nhỏ thăm biển thì ăn trưa ở một kibbutz với món cá musht đặc biệt.

The Mount of Beatitudes
The Mount of Beatitudes nằm phía đông bắc của Sea of Galilee, phía trên Capernaum.
Truyền thống viết rằng Jesus dạy giáo đồ ở đây. Chữ Beatitudes, tiếng Latin có nghĩa là ban phước. Nhà thờ tại Mt. of the Beatitudes kiến trúc theo kiểu neo-Renaissance với basalt đen (huyền vũ nham) và đá vôi trắng, có cửa vòng cung cả bốn phía, nhà vòm ở giữa, chung quanh là tám cạnh để hoài niệm tám Beatitudes. Sàn mosaic với mô hình biểu tượng cho bẩy đức tánh của người như trong thuyết giáo. Chung quanh nhà thờ có hành lang đi dạo, và nhà thờ nhìn ra biển Galilee rất êm đềm, thanh nhàn.

Capernaum
Giáo đường cổ Capernaum nằm phía bắc Biển Galilee, gần hwy nối liền Galilee với Damascus.
Hiện nay Capernaum chỉ còn là một di tích hoang tàn, nhưng một thời nơi này có nhiều dân cư ngụ trong khoảng từ 150 BC đến AD 750. Những cột lớn còn lại cho thấy làm bằng đá calcium trắng mang từ nơi khác đến.
Thành phố này là nơi cư ngụ của các thánh như Peter, Andrew, James, John, và Matthew. Theo Kinh thánh La mã thì Jesus dạy ở giáo đường tại Capernaum trong những ngày nghỉ.
Bên cạch di tích giáo đường cổ có một nhà thờ tám cạnh xây lên trên căn nhà của St Peter.

Yad Vashem
Sang ngày hôm sau, chúng tôi lại tiếp tục thăm viếng những nơi khác.
Như đã viết ở trên, Jerusalem có Yad Vashem, một bảo tàng chứa chứng tích và hình ảnh để tưởng nhớ đến nạn nhân Do-Thái của Holocaust.
Yad Vashem tọa lạc ở chân Mount Herzt gồm Bảo tàng viện lịch sử Holocaust, đài tưởng niệm trẻ em, và Hành lang tưởng nhớ.
Israel Museum có Shrine of the Book, đây là nơi chứa một số lớn Dead Sea scrolls tìm thấy trong hang trên núi cao ở Qumran.
Ngoài ra, Jerusalem còn có mô hình với tỷ lệ 1:50 của Jerusalem cổ xưa , AD 66 (là thời gian của Second Temple trước khi Roman xâm chiếm thành phố). Mô hình này, nằm trên đất của Holyland Hotel Jerusalem, có chứa tất cả di tích lịch sử quan trọng.

Sau khi ăn trưa, chúng tôi đi thăm thành phố Bethlehem.

Bethlehem

Bethlehem là thành phố có Nhà thờ chúa Hài đồng (The Church of the Nativity), một thánh địa tôn nghiêm, nơi chúa sinh ra đời. Đây cũng là nhà thờ Cơ đốc giáo cũ nhất còn sót lại.


Bước vào nhà thờ Nativity mọi người đều phải chui qua cánh cửa Khiêm nhường, một cánh cửa nhỏ chữ nhật dựng lên vào thời Ottoman để tránh những xe to lớn của những kẻ muốn hôi của cải của nhà thờ, và bắt mọi người dù quan trọng dến đâu cũng phải tuân theo luật lệ mà xuống ngựa đi bộ vào. Cánh cửa này đã được thu nhỏ lại so với khung nguyên thủy có hình vòng cung hiện vẫn còn thấy trên cánh cửa hiện tại. Bước vào trung bộ của giáo đường (nave), là một phòng rộng mênh mông nhưng tối tăm với hai hàng cột hai bên, trên một số cột có vẽ hình ảnh các Thánh, Đức mẹ và Chúa Hài đồng. Cột mầu hồng sáng bóng bằng đá vôi (limestone). Những cột này có lẽ nguyên thuỷ từ nhà thờ Constantine vào thế kỷ thứ tư. Trên tường hai bên cũng còn một số tranh vẽ.
Một tấm cửa bẫy trên sàn nhà cho thấy sàn đá vạn hoa (mosaics) với những designs như chim muông, hoa, cây leo của nhà thờ nguyên thủy.
Sự phức tạp thể hiện rõ qua những khác biệt trưng bày bàn thờ của Đạo Cơ đốc Hy-Lạp, và Armenia.
Đi qua một số bực thang bên bàn thờ chính dẫn đến Hang động Chúa Hài đồng (The Grotto of the Nativity) là một hang động nhỏ nằm dưới nhà thờ. Đây là hang động vinh danh nơi chúa Jesus Christ ra đời. Một ngôi sao bạc trên sàn ghi nơi được cho rằng chúa ra đời. Hành chữ Latin phía trên ghi rõ "Here of the Virgin Mary Jesus Christ was born — 1717." Sàn lát cẩm thạch, chung quanh và trên ngôi sao bạc là 15 cây đèn (6 đèn thuộc Greek, 5 thuộc Armenian, và 4 thuộc Latin).
Ngay đối diện trước ngôi sao bạc là Chapel of the Manger là sở hữu của Thiên chúa giáo La mã.
Lối đi ra lên trên dẫn đến nhà thờ St Catherine.
Nhà thờ Nativity, và Chapel of St Catherine là nơi hàng năm có tổ chức mass nửa đêm Giáng sinh được phát hình trên hơn 50 quốc gia. Nơi tổ chức là Manger Square ngay phía ngoài của Nhà thờ Nativity.

Bethlehem cũng có Shepherd’s Field được thiết kế như một cái lều của người chăn cừu. Ánh sáng chiếu vào nhà thờ xuyên qua của kính của nhà vòm để gợi nhớ đến ánh sáng chiếu xuống người chăn cừu khi thiên thần hiện ra báo tin chúa sinh ra đời. Bức tường chung quanh vẽ tranh miêu tả câu chuyện người chăn cừu.

Ngoài hai địa danh nổi tiếng trên, còn có vài nhà thờ xây trên những hang động được coi như là chốn linh thiêng.

Nói thêm về thành phố Bethlehem
Palestine là tên được dùng từ thời La Mã để ám chỉ vùng đất giữa biển Mediterranean và sông Jordan. Nếu nói rộng hơn về địa dư thì Palestine được coi như là vùng đất gồm nước Do Thái hiện tại và những địa phận lãnh thổ thuộc Palestine, một phần Jordan, một phần Lebanon, và Syria. Trong nghĩa hạn hẹp thì Palestine là vùng trong biên giới ngày trước của Bristist Mandate của Palestine (1920-1946) phía tây của sông Jordan.
Lãnh thổ Palestine gồm ít nhất là hai vùng rõ rệt: the West Bank, Gaza Strip và East Jerusalem. Phức tạp là Israel không coi East Jerusalem là một phần của West Bank mà là một phần của hợp nhất Jerusalem, thủ đô của Israel. Giới hạn phía đông của West Bank là biên giới Jordan. Giới hạn phía nam Gaza Strip là biên giới với Ai Cập.
Một địa danh quan trọng của lãnh thổ Palestine là thành phố Bethlehem.
Bethlehem (House of Lamb/House of Bread) là thành phố Palestine năm ở trung phần West Bank, xa cỡ 10 km phía nam của Jerusalem. Với dân số khoảng 30,000 người, đây là thủ đô của Bethlehem Governorate của Palestinian National Authority. Bethlehem là nơi có nhà thờ The Nativity là nơi mà chúa Jesus of Nazareth ra đời. Thành phố có nhà thờ Công giáo cổ kính nhất thế giới.
Thành phố này là nơi David ra đời, và là địa điểm David được phong vương vua của Israel.
Bethlehem cũng là nơi hành hương đông đảo tín đồ Ki-tô giáo La mã. Vào mùa lễ Giáng Sinh, tín đồ ở các nơi trên thế giới đổ về làm lễ và thăm viếng nhà thờ The Church of The Nativity.

Caesarea
Ngày hôm sau đó, chúng tôi đi thăm Caesarea
Caesarea bên bờ biển Địa Trung Hải
Caesarea là thành phố đẹp cổ xưa nằm ngoài một hải cảng xưa của Israel có tên là Caesarea Maritima. Nó nằm giữa con đường từ Haifa đến Tel-Aviv bên bờ Israel Địa Trung Hải. Thành phố có dân số cỡ hơn 4,500 người và là thành phố duy nhất được quản trị bởi một tổ chức tư. Tổ hợp Phát triển Caeserea đã tạo một country club và một sân golf 18 lỗ duy nhất của Israel tại đây.
Di tích cổ tại đây xây dọc theo bờ biển, gồm những tượng đá cẩm thạch lớm mất đầu, một amphitheatre, những nhà tắm lộ thiên công cộng, một đấu trường, một hải cảng với một cái mosque cao, v.v... Ngoài địa điểm di tích lịch sử tại Caesarea, thành phố này đuợc coi như là một nơi có nhiều dinh thư nguy nga. Baron de Rothschild (hậu duệ của giòng họ Rothschild mua thành phố này ngày trước) vẫn còn có một căn nhà ở đây, và một số tài phiệt hay đại thương gia cũng vẫn có nhà ở đây.
Cái amphitheatre cổ xưa là nơi nay thường được tổ chức những buổi hòa nhạc quốc nội và quốc tế. Nhạc Jazz Festival cũng được tổ chức ở đây. Ngoài ra cái aqueduct dẫn nước vào thành phố vẫn còn tồn tại và rất đẹp.

Haifa

Haifa là một hải cảng tân tiến và là thành phố lớn thứ ba của Israel.
Nó chứa nhiều trung tâm thương mại, kỹ nghệ và điện tử của nhiều công ty nổi tiếng.
Là một phần của Mount Carmel, Haifa có đường phố cây cối xanh tươi, nhiều cảnh đẹp một bên nhìn ra biển và một bên nhìn sang Galilee.
Rất đẹp phải kể là (Lăng) Shrine of the Bab của đạo Baha’i. Shrine of the Bab là một kỳ quan của Haifa và được Unesco sắp vào danh sách Woprld heritage Sites. Vườn kiểng của Lăng gổm 19 tầng xây lên cao dần từ chân núi Carmel, vườn đẹp và rất mỹ thuật , du khách ai ai cũng phải trầm trồ thán phục.
Nhà vòm của lăng tẩm này được hoàn tất năm 1953, chứa mộ của Siyyard Ali Muhammed, một nhà lãnh đạo đạo Baha’i, người Persian. S.A. Muhammed bị hành quyết khi còn rất trẻ vào năm 1850 bởi chính quyền Hồi giáo.

Dead Sea

Biển Chết vì nước hồ mặn quá
Sinh vật nào sống được nơi đây
Trên bờ muối kia đóng trắng xoá,
Dưới nước thân người nhẹ như mây.

Biển Chết là hồ nước mặn nằm giữa Israel, West Bank bên phía tây, Jordan bên phía đông. Mực biển Chết nằm 420 m dưới mực nước biển. Bờ biển của biển Chết cũng là nơi thấp nhất trên sàn địa cầu. Biển sâu 380 m và là biển nước mặn nhất trên thế giới. Biển dài 67 km và rộng 18 km.
Đây là nơi có nước mặn nhất biển hồ của thế giới địa cầu. Nước mặn từ 6 đến 10 lần hơn nước biển đại dương. Muối biển Chết cũng tương tự như muối biển đại dương với những khoáng chất tương tự chỉ khác nhau ở nồng độ. Mặn đến nỗi làm thân thể con người tự nhiên có thể nổi được trên mặt nước. Tác giả hàng chữ này đã thấy tận mắt hai người đang nổi lềnh bềnh trên mặt Biển Chết (hiện tượng buoyancy) mà chẳng cần khua tay khua chân, chỉ cần nằm ngửa dơ hai tay ra và đưa hai chân lên.

Lý do làm nước biển Chết mặn quá sức.
Biển Chết nhận nước chảy xuống từ sông, từ suối ở chung quanh đổ vào, nhưng biển Chết không có sông nào cho nước thoát ra. Nước biển Chết thoát đi qua cách duy nhất là bốc hơi, Nước bốc hơi đi để lại những thành phần trong nước lại tích tụ dần dần những khoáng chất này làm nước biển Chết mỗi ngày một mặn hơn
Biển Chết đã lôi cuốn du khách khắp nơi đến thăm viếng đã cả ngàn năm nay. Theo Kinh thánh thì nơi đây là nơi vua David đã tạm trú ngự, nước nơi đây đã được dùng như nguồn cung cấp để chế tạo một số sản phẩm như dùng để ướp xác ở Ai-Cập, phân bón potassium. Người ta cũng dùng muối và khoáng chất lấy từ biển Chết đển chế tạo mỹ phẩm. Lý do vì ở thấp điểm nên điều kiện khí hậu cũng đặc biệt ảnh hưởng đến nước biển, mùa đông nước biển ấm hơn trên bờ, và mùa hè nước biển mát hơn trên bờ, lý do vì ánh sáng mặt trời xâm nhập vào nước biển chậm hơn.
Khí hậu và điều kiện độc đáo của biển Chết đã làm vùng này trở thành trung tâm cho nhiều trị liệu như điều trị theo khí hậu (climatotherapy), trị liệu heliotherapy (hiệu quả sinh học của tia sáng mặt trời), và thalassotherapy (tắm nước biển Chết). Tác giả hàng chữ này cũng thấy nhiều người mò tay tát và vất bùn lên cơ thể vì tin rằng bùn của biển Chết có tác dụng chữa lành bệnh ngoài da và làm đẹp da.
Thành phần khoáng chất theo một tường trình thực hiện vào những năm 1980 trên mặt nước biển Chết tính theo g/kg là Cl− (181.4), Br− (4.2), SO42− (0.4), HCO3− (0.2), Ca2+ (14.1), Na+ (32.5), K+ (6.2) and Mg2+ (35.2). Tổng số muối là 276 g/kg. Thành phần muối là calcium chloride (CaCl2) 14.4%, potassium chloride (KCl) 4.4%, magnesium chloride (MgCl2) 50.8% và sodium chloride (muối thường, NaCl) 30.4%.

Sinkholes
Ngồi trên xe bus đang chạy, nhìn dọc theo bờ biển thấy có những lỗ tròn tròn nông có, sâu có, lớn có, nhỏ có chạy dài theo ven bờ biển Dead Sea, và nhiều chỗ gần sát công lộ. Đó là những sinkholes/lỗ thụt lõm. Sự thành lập sinkholes đuợc giải thích là do mực nước của Dead Sea bị thấp dần gây nên nước ngầm ít mặn hơn, và trở nên ngọt hơn, khi tỷ lệ nuớc ngọt/nước mặn bị suy giảm, chất muối tạo từng lớp dưới mặt đất bị nước ngọt hòa tan gây hao mòn dần tầng lớp dưới mặt đất. Vì muối tan dần để lại những khoảng trống tạo nên những vết lõm xuống. Tường trình cho hay đã có hơn 1,700 sinkholes ở trên bờ biển Deas Sea., có nơi chỉ cách công lộ/hwy 90 không hơn 100 m. Lý do mực nước Dead Sea thấp dần vì nước từ Jordan River đúng ra phải chảy vào Dead Sea và nhánh quanh quẩn đã được dẫn chuyền đi đâu đó làm nước uống và dẫn thủy để trồng trọt ở Israel, Jordan và Syria.

Qumran National Park
Địa điểm chót chúng tôi thăm viếng trước khi rời Israel là Qumran National Park để xem nơi một người chăn lừa đã tìm thấy những Dead Sea Scrolls rất cũ ở trong hang động trên núi cao. Những Dead Sea Scrolls này được lưu trữ tại The Shrine of the Book, và một phần được cho mang đi triển lãm các nơi trên thế giới.

Kết luận

Vì chúng tôi không thuộc đạo Ki-tô, nên bài viết chỉ thuần túy có tính cách du lịch, không mang những lời viết trong Kinh thánh La mã. Đi xem để thán phục những công trình đồ sộ của những triều đại cổ xưa, rất xưa, và cũng để suy ngẫm về sự khác biệt, sự xung đột giữa các sắc dân, các chủng tộc khác nhau trên mảnh đất mang tên Thánh Địa.
Chuyến đi rất bình yên và rất đông. Nhóm đi Israel hơn 40 người. Đã đi và xem được khá đầy đủ những nơi đáng xem của Israel và sau đó là thăm viếng Ai Cập, chúng tôi nghĩ nếu du khách nào chú ý đến những di tích lịch sử của Israel thì cũng nên đi một lần cho biết.


Sóng Việt Đàm Giang
29 December, 2008

Tài liệu tham khảo
1- Boochny, Etty (2008). The Holy Land. Follow the steps of Jesus. Israel: Steimatzky
2- The Holy Land. The Land of Jesus. Israel: Palphot Ltd.