Thursday, January 26, 2023

Ong Tao chau Troi. 23 thang chap.

 23 tháng Chạp

Ngày Táo Công lên chầu Trời.
Tín ngưỡng nhân gian.
Táo Quân (Chữ Hán: 灶君); Táo Vương (灶王), Ông Táo (翁灶) hay Thần Bếp (神灶) trong tín ngưỡng dân gian Việt Namvà Trung Hoa được xem là vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà; Táo (灶) có nghĩa là bếp. Việt Nam và Trung Hoa có những truyền thuyết về Táo Quân khác nhau.
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo.
Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất. Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung .
Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là "Tết ông Công", lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lên trời.
Từ Wikipedia.

Normal Rockwell Painting. 1963

 Nhân ngày Lễ M. L. King Jr.

Mời đọc bài đã viết tháng 1, 2020.
NormanRockwell. CivilRight. Painting1963.
Bức Họa “Vấn Đề Chúng Ta Sống Cùng”
"The Problem We All Live With"
Norman Rockwell.
Sóng Việt Đàm Giang biên soạn.
The Problem We All Live With,” Norman Rockwell, 1963 Oil on canvas, 36” x 58” Illustration for “Look,” January 14, 1964.
Photo taken at MFAH/The Museum of Fine Arts. Houston. January 07, 2020. By SVDG.
Bức họa “Vấn đề chúng ta sống cùng” được xuất hiện lần đầu tiên trong trang giữa số ra ngày 14 tháng 1 năm 1964, của tờ báo Look (Cái nhìn). Rockwell đã kết thúc hợp đồng với tờ Saturday Post năm trước vì thất vọng với những giới hạn mà tạp chí đưa ra để thể hiện chủ đề chính trị của ông, và Look đã mời ông vào một diễn đàn trú trọng đến lợi ích xã hội, bao gồm cả Dân quyền và Hội nhập chủng tộc. Không giống như các tác phẩm trước đây của ông cho Washington Saturday Post. Bức họa “ Vấn đề chúng ta sống cùng” và nhiều bức khác đặt người da đen làm nhân vật chính , một phần của cảnh nhóm hoặc trong vai trò phục vụ. Rockwell cũng đã phát triển cả các chủ đề tương tự trong bức họa “Murder ở Mississippi” và New Kids in the Neighborhood.
Năm nay, ngày 14 tháng 11 năm 2020 sẽ đánh dấu kỷ niệm 60 năm của cuộc đi bộ thay
đổi lịch sử của cô bé sáu tuổi Ruby Bridges tích hợp (hội nhập trường học) vào Trường
Công lập William Franz ở New Orleans, USA. Thời điểm diễn ra năm 1960, sáu năm
sau khi phán quyết của Hội đồng Giáo dục Tối cao Hoa Kỳ năm 1954 tuyên bố rằng
luật pháp tiểu bang thành lập các trường công lập riêng cho học sinh da đen là vi hiến,
và tiêu biểu cho một chiến thắng đáng kể cho Phong trào Dân quyền Hoa Kỳ (American
Civil Rights Movement).
Trong số những người Mỹ chú tâm về sự kiện này có họa sĩ Norman Rockwell,
một người ủng hộ lâu năm cho các mục tiêu bình đẳng và khoan dung.
Trong sự nghiệp ban đầu của ông, chính sách biên tập của Washington Evening Post
đã chi phối việc sắp xếp các minh họa của Rockwell và chỉ giới hạn trong ngành dịch vụ.
Cho đến năm 1963, Rockwell kết thúc hợp đồng với Post, và đã làm việc với Look,
nơi ông đã có cơ hội phát triển tư tưởng trong lợi ích xã hội và Dân quyền.
Bức họa “Vấn đề chúng ta sống cùng” lấy cảm hứng từ câu chuyện về Ruby Bridges
và hội nhập trường học, hình ảnh có một cô gái trẻ người Mỹ gốc Phi đang được hộ tống đến trường .
Bức tranh mở ra một kỷ nguyên mới trong sự nghiệp của Rockwell, và vẫn là một biểu tượng quốc gia quan trọng của cuộc đấu tranh cho sự bình đẳng chủng tộc.
Sóng Việt Đàm Giang
January 20, 2020

Tho SVDG. Chung Duong

 Chung Đường

Người bang Texas thật can trường
Chữ nghĩa vẫy vùng khắp bốn phương
Sát cánh đồng hành cùng một lối
Kề vai tiếp sức kẻ chung đường
Lâng lâng kỷ niệm từ quê cũ
Nặng chĩu ân tình vọng cố hương
Bất kể gian nan không nản chí
Dần đi Mão đến, nhất niềm thương .
SV Đàm Giang
15 tháng 1, 2023

SVDG hoa tho Bui Tien. Chuyen Gia

 Họa Thơ Bùi Tiến. Tự Trào.

Lại chuyện...già!
Nghe:
Tiếng Bác: sinh nhật nữa đấy a!
Thêm năm cộng tuổi có chi già
Công danh lập dựng thời hăm bốn
Sự nghiệp nhường hưu ngoại sáu ba
Tự tại tâm bình không sốt vó
Êm xuôi mọi sự cứ tà tà
Tuổi này sức khỏe là trên hết
Chẳng tị ganh hiềm chẳng xuýt xoa.
SVĐG
January 18, 2021.
Tự Trào
Ngày mai sinh nhật nữa rồi a.
Mỗi tuổi tăng thêm mỗi tuổi già.
Vừa mới nghênh ngang bò bốn cẳng,
Nay đà tập tễnh bước chân ba.
Tai nghe đã lắm câu hay dở,
Mắt thấy thêm bao chuyện chính tà.
Thế sự quẩn quanh bàn cũng nhảm,
Chi bằng tản bộ, mỏi thì xoa.
Bùi Tiến
17-01-2021

Nha Tho Notre Dame de Paris. Victor Hugo. The Hunchback of Notre Dame.

 Gina Lollobrigida (July 4,1927-Jan 16, 2023.)

R.I.P.
Gina Lollobrigida là nữ tài tử Ý rất nổi tiếng từ những năm 1950s. Gina vừa qua đời January 16, 2023.
Gina có hai bộ phim được biết đến nhiều nhất taij Mỹ và là hai phim mà SVĐG đã xem nhiều lần : Trapeze và Chàng Gù nhà thờ Đức Bà.
Và sau gần 20 năm trong điện ảnh, bà đã nghỉ đóng phim và chuyển danh nhiếp ảnh và là một nhiếp ảnh gia phóng sự có tiếng bên Ý.
***
Gina Lollobrigida had the principal female lead in the circus drama Trapeze (1956) directed by Carol Reed co-starring with Burt Lancaster and Tony Curtis and in The Hunchback of Notre Dame (1956), appeared as Esmeralda with Anthony Quinn as Quasimodo.The film was directed by Jean Delannoy.
By the end of the 1970s, Lollobrigida had embarked on what she developed into a successful second career as a photographic journalist.
Between 1972 and 1994 she published six collections of her photographs, including the 1973 title Italia Mia.
**
Nhân nói về cuộn phim “Chàng gù
nhà thờ Đức Bà “, của văn hào Victor Hugo, mời đọc diễn tiến của cốt chuyện qua cuộn phim với Gina Lollobrigida đóng vai nàng Esmeralda
SVĐG
**
Chuyện "Chàng Gù Nhà Thờ Đức Bà" của Victor Hugo
Chàng Gù Nhà Thờ Đức Bà là một cuốn chuyện tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Victor Hugo viết bắt đầu từ năm 1829 và hoàn tất vào tháng Hai năm 1831, đề cập tới đời sống dưới thời Vua Louis XI (1423-1483). Cuốn truyện đã lên án xã hội, đã chồng chất các đau khổ lên đầu các nạn nhân, điển hình là chàng gù Quasimodo và người con gái gypsy tên là Esmeralda. Dưới đây là phần tóm tắt cốt chuyện.
Câu chuyện kể bắt đầu vào ngày Lễ những kẻ Điên (Feast of Fools) vào đầu năm 1482 tại Paris, Pháp với nhân vật chính Quasimodo -một chàng gù hình dạng bất thường, khuôn mặt quái dị và là kẻ rung chuông Nhà thờ Đức Bà, được bầu làm Giáo hoàng của những kẻ Điên.
Chuyện chuyển qua giới thiệu nhân vật thứ hai, cô gái dân du mục Gypsy tên Esmeralda, một thiếu nữ xinh đẹp, có trái tim rộng lượng, tốt bụng được nhiều đàn ông ngưỡng mộ như Captain Phoebus, nhà thơ nghèo không nhà cửa Pierre Gringoire, và Quasimodo, cùng ngay cả người cha đỡ đầu nuôi duỡng Quasimodo là Claude Frollo, Phó Chủ giáo (Archdecon) của nhà thờ Notre Dame. Frollo bị dằng xé giữa tình yêu ám ảnh tội lỗi với Esmeralda và luật lệ nghiêm khắc của giáo hội, ông ra lệnh Quasimodo bắt cóc nàng nhưng chàng gù không may bị Phoebus và lính canh bắt được đồng thời cứu thoát Esmeralda.
Vì tội bắt cóc Esmeralda, Quasimodo bị xử tội phát 50 roi quất và phải quay bánh xe nặng giữa công trường cho dân chúng xem cộng thêm một giờ giăng nắng. Đau đớn và khát nước, Quasimodo kêu gào xin nước và nàng Esmeralda động lòng trắc ẩn
mang nước cho uống. Quasimodo từ đó hoàn toàn tri ân và ngưỡng vọng nàng.
Chuyện cũng kể về Pierre Gringoire vì hoàn cảnh đã bị nhóm dân du mục bắt và vì không muốn Gringoire bị treo cổ nên Esmeralda đã nhận lời lấy Gringore làm chồng hờ.
Esmeralda sau khi được Phoebus cứu thì tri ân và mê anh ta. Frollo theo dõi Esmeralda và biết Esmeralda và Phoebus có tình ý với nhau. Frollo ghen tuông điên cuồng nên sai người giết Phoebus khi hai người hẹn hò gặp nhau và sắp sửa ân ái làm Phoebus suýt chết. Sau đó Esmeralda bị kết tội âm mưu giết Phoebus và bị xử án chết bởi treo cổ. Khi Esmeralda đứng trên đài xử quyết thì Quasimodo đu dây thừng từ Nhà thờ, cứu nàng, và mang nàng trú ẩn trong nhà thờ, như thế Esmeralda được bảo vệ dưới luật hộ quyền bất khả xâm phạm.
Frollo sau đó báo cho Gringoire biết rằng Nghị viện đã có quyết định trục xuất Esmaralda ra khỏi Nhà thờ và nàng sẽ bị tử hình. Thủ lãnh của nhóm du thủ du thực Truands (nhóm này bị xem như những kẻ tội phạm), tên Clopin nghe được tin này nên đã tìm cách hô hào cả nhóm bao vây, tấn công Nhà thờ để cứu nàng.
Nhưng Quasimodo nghĩ rằng nhóm bạo động muốn hại Esmeralda nên anh ta hết sức chống lại để bảo vệ nàng. Ngược lại, anh ta nghĩ rằng người của nhà Vua muốn cứu nàng nên đã giúp họ tìm Esmeralda. Frollo cứu Esmeralda thoát khỏi đám đông nhưng vì nàng nhất quyết cự tuyệt tình yêu của Frollo nên bị Frollo trao cho nhóm quân lính bắt giữ và sau đó Frollo đứng trên cao từ trong Nhà Thờ nhìn nàng đang bị hành quyết ở phía xa. Khi Frollo đang cười như điên cuồng trong đau khổ thì bị Quasimodo đẩy từ trên cao Nhà thờ xuống mặt đất chết ngay. Quasimodo sau đó tìm đến nơi để xác Esmeralda sau khi hành quyết, nằm cạnh nàng không rời cho đến chết. Khoảng 18 tháng sau khi khu hành quyết được mở ra thì người ta thấy chỉ còn xuơng. Khi có người muốn gỡ rời hai bộ xương ra thì thì xương Quasimodo biết thành bụi.
Cuốn tiểu thuyết Chàng Gù Nhà Thờ Đức Bà là cuốn sách đầu tiên viết bao quanh cuộc đời từ vua nước Pháp cho đến chuột cống rãnh Paris. Victor Hugo đã diễn tả câu chuyện như một kịch trường vĩ đại về lịch sử thời đó, hiện thân qua bối cảnh nhà thờ, xã hội như nhân chứng và chủ xướng thầm lặng. Đây cũng là cuốn chuyện đầu tiên nói đến những kẻ nghèo hèn, hành khất, những kẻ bị coi như thành phần bất hảo, được xem như là những kẻ chủ xướng.
Cuốn tiểu thuyết ra mắt năm 1831 đã thu hút quần chúng mãnh liệt và là động lực khơi mào sự tu bổ những kiến trúc bị tổn hại theo thời gian và chiến tranh. Tối hậu đã dẫn đến sự trùng tu và xây dựng một kho để Thánh vật cho Nhà Thờ Paris vào giữa thế kỷ thứ 19 bởi chính quyền thời vua King Louis-Philippe I. Công việc trùng tu được giao cho Kiến Trúc sư Jean-Baptiste Lassus và Eugene Viollet-le-Duc thực hiện bắt đầu vào năm 1844. Sau khi Lassus qua đời năm 1857 thì Viollet-le-Duc là người duy nhất tiếp tục công việc.
Viollet-le-Duc là một người có đầu óc phóng khoáng, ông đã có lời như sau: "bảo trì, tu bổ một tòa nhà lớn không phải chỉ là duy trì nó, sửa chữa nó, hay làm lại nó, mà là công việc tái thiết lập để nó trở nên một trạng thái hoàn tất có thể chưa từng hiện hữu ở một thời điểm nhất định nào đó".
Viollet Le-duc đã biến một Nhà Thơ đổ nát điêu tàn thành một nhà thờ như chúng ta hiện thấy.
Ngoài những máng xối thoát nước có hình thú hả miệng (gargoyles) ra thì kiến trúc sư Villolet Le-Duc thêm vào một số quái vật mình sư tử đầu thú (chimieres) được trưng ở tầng hai giữa hai tòa tháp. Một tòa tháp nhọn ở phía đông của nhà thờ cao 90 m cũng được xây lại.
Ông Le-duc là một người rất hâm mộ chuyện của Victor Hugo với Chàng Gù Nhà Thờ Đức Bà. Chúng ta có thể đã biết như trên rằng Le-Duc là người đã xây cái ngọn tháp cao vút (spire), và có tượng thánh St Thomas, tay cầm một cái thước vuông, ngửng mặt ngưỡng mộ nhìn lên ngọn tháp, công trình xây dựng của chính ông, mà khuôn mặt thánh St Thomas giống hệt khuôn mặt của Le-Duc; nhưng có mấy ai biết rằng trên một góc vách cao bên cửa Bắc (trên Rue du Cloitre Notre Dame) có hình một tượng bán thân nhân vật gù Quasimodo trong chuyện Chàng Gù nhà thờ Đức Bà ? Và tượng này được đặt ở đó sau khi Le-duc đã hoàn tất việc tu trì nhà thờ Notre Dame ? Tượng Quasimodo rất nhỏ, nằm trên cao và lại ở trong góc giữa hai bức tường nên ít ai chú ý đến.
Chàng Gù Nhà Thờ Đức Bà (Notre Dame de Paris)
Nhà thờ cổ kính tại Paris
Có chuyện chàng gù thật dị kỳ
Ẩn náu đời buồn đầy tuyệt vọng
Yêu thầm chết thảm ngập lâm li.
Hugo viết chuyện tình lưu vết (1)
Le-Duc tu trì dấu vẫn ghi (2)
Góc vách cheo leo nhìn tuyệt vọng
Ngày đêm nắng gió hứng sầu bi.
Sóng Việt Đàm Giang
01/17/2013
(1) Victor Hugo
(2) Eugène Emmanuel Viollet-le-Duc
Trọn bài viết trên báo online Chim Việt Cành Nam.

Tho SVDG. Tien Cuu Nghinh Tan. 27 thang Chap. Nham Dan.

 Tiễn cựu nghinh tân

27 tháng chạp năm Nhâm Dần.
Năm Dần sắp hết Mão gần kề,
Một tuổi già thêm lẩm cẩm, hề
Chìa khóa nằm đâu, tìm bắt mệt,
Cell phone trốn mất, thấy vui ghê!
Chuyện xưa cổ tích tự nhiên đến,
Chuyện mới thời nay bới mới về.
Tống biệt ông Dần nghênh chú Mão
Mong tâm, sức khoẻ vẫn tràn trề.
SVĐG
January 19, 2023.

Tho SVDG Ba Ngay Tet Quy Mao 2023.

 Mùng Ba Tết.

Tết nhất qua rồi quả nhẹ thân
Bốn ngày thờ cúng cứ xoay vần
Cuối năm cỗ đón Ông Bà xuống
Nhang khói nửa đêm nghinh tiếp Xuân
Chú bác cô dì thăm nhộn nhịp
Bạn bè han hỏi nối tình thân
Cho dù tục lệ đôi khi quá
Truyền thống ngàn đời vẫn biết ân.
Mùng 3 Tết.
SVĐG
1/24/2023.

Chiều mùng 1 Tết.
Khai bút đầu năm ngọn viết thân
Đề thơ thảo chữ một vài vần
Qua rồi của tháng mùa đông giá
Đón tới là ngày hưởng tiết Xuân
Dịch bệnh ngày nào đà tản dứt
Vui vầy khỏe mạnh tràn lòng dân
Cầu cho thế giới cùng năm Mão
Thuận gió buồm dăng cậy
phúc ân.
Sóng Việt Đàm Giang
Mùng 1 Tết
January 22, 2023.

Thi sĩ TCN
họa thơ Mùng Một Tết Quý Mão (SVĐG).
Tết đã qua rồi nhẹ tấm thân
Chúc đi chúc lại bấy nhiêu vần
Mừng con mừng cháu quanh ông bố
Lây vui đôi chút gượng đón xuân
Mứt đắng rượu cay thôi thưởng thức
Lo chi chính sự chỉ là dân
Bảy lăm Ất Mão nay Quý Mão
Nghe Thầy xả hết chẳng oán ân
TCN

THO SVDG HOA Khai but Nguyen Dan Mau Dan 1998. Tran Van Khe.

 Nhân được đọc bài thơ

“Khai bút Nguyên Đán Mậu Dần 1998”
Của GS Trần Văn Khê
(Viết trong thời kỳ Bác còn ở nước ngoài chưa về lại VN)
SVĐG có cảm hứng nên xin được họa thơ Bác cho vui.

Tiễn Nhâm Dần 2022.
Cuối năm nhấp bút tiễn Nhâm Dần
Hăm bốn năm qua (1998) nhớ cựu Xuân
Năm đó Mậu Dần ra dược thuốc
Viên xanh (Sildenafil) cường lực tiếng xa gần
Năm nay tiễn hổ dường nhàn óc
Mong Mão hiền ngoan sẽ nhẹ thân
Nếu quả hòa bình không chiến trận
Thi văn phong phú nở nhiều vần.
SVĐG
29 tháng chạp Nhâm Dần
1/20/2022.
Đây là bài thơ của GS Trần Văn Khê.
Khai bút đầu năm Tết Mậu Dần
Mãi chờ tia nắng để tìm xuân
Nhờ thơ, tiết lạnh lòng nghe ấm
Có nhạc quê xa dạ thấy gần
Ra cửa, xuất hành, đầy mặt lạ
Về nhà, chuốc ẩm, vắng người thân
Dạo đàn, chấp bút, hương nghi ngút
Nhắm hướng trời Nam thả mấy vần.
Trần Văn Khê

Tho Tet Canh Ty 2020. SVDG. TCN

 Mùng Một Tết Canh Tý 2020.

Đầu năm mùng một tiết hài hòa,
Tuổi ngoại bảy mươi chửa thấy già.
Trước mặt còn nhiều niềm sống đẹp,
Sau lưng chẳng thiếu cảnh phồn hoa.
Sương mai thủ thỉ giò lan cận,
Gió sớm mơn man chậu quất xa.
Nâng chén chúc nhau lời tốt đẹp,
An bình hạnh phúc đến nhà nhà.
Mùng Một Tết Canh Tý
TN Đàm Giang
January 25, 2020
**
Thơ Hoạ:
Năm xưa xuân đến tết chan hoà
Lòng xuân phơi phới ai nói già
Còn vui còn khỏe còn hưởng thụ
Sáng chưa rõ mặt đã ngắm hoa
Mai, lan tranh sắc nguýt chàng quất
Canh Tý Quý Mão chẳng phải xa
Ba năm xoay vần cùng con tạo
Lại chúc bình an mọi mọi nhà
TCN 2023

Thursday, January 12, 2023

tho Tet, Tho Hoa. TCN, SongNghien

 Thơ đầu năm Dương lịch. (1)


Thơ viết mùng 3 tháng 1 Dương lịch.

Đầu năm dương lịch tính chi chi
Bình thản lo thân dưỡng vị tỳ
Thể chất ung dung không tị nạnh
Tâm can ổn định chẳng so bì
Không màng bút chiến dành phần thắng
Óc bận quan tâm đất nước suy
Sức khỏe cầu mong cho bạn hữu
Gia đình hạnh phúc thẳng đường đi.

Song Nghiên.
*

Năm mới năm cũ có khác chi
Nhắc cháu đang tuổi oẳn tù tì
Khi sẽ trưởng thành nghe ông dặn
Sống cố xả buông dẫu không bì
Chớ quên nửa Việt trong giòng máu
Vận nước thịnh thời chẳng lẽ suy
Mặt ngửng nhìn trời thẳng tiến bước
Cho ông thanh thản trước lúc đi

TCN

Friday, January 6, 2023

Tho Thu. SongVietDamGiang.

 Thơ SVĐG:

Cuối Thu

Thu về tình nhớ muộn màng,
Nhìn nhau lòng dạ ngỡ ngàng hoang mang.
Lá thu vừa ửng chút vàng,
Sao tình chẳng mộng huy hoàng như xưa?
Thu về hiu hắt giọt mưa,
Buồn ngoài hiên vắng vụng đưa gió về.
Gió thu văng vẳng lời thề,
Bên thềm thu trước cận kề có nhau.
Tình thu quấn quýt qua mau,
Còn chăng nỗi nhớ sầu đau bàng hoàng…

Sóng Việt ĐG


MùaThu vẫn còn
Mùa Thu vẫn còn và không bao giờ chấm dứt
Cũng như Anh vẫn mãi bên Em
Dù chúng ta muôn trùng xa xách
Nhưng vẫn có nhau trong vũ trụ không gian
Ngày xưa Ô-Thước xa vời
Ngày nay xa cách tuỳ nơi lòng người .

Autumn still dwells and will never end,
Just the same way you’re always by my side.
Although we are thousands of miles apart,
There is still space in the universe for us to be together.
Long ago in a fairy tale there was the Ô-Thước bridge,
Today distance is just the state  of our hearts.

 SVDG. 
November 2016

Tho Huyen Trung Dao. Song Nghien

 Họa thơ Hảo Mặc Nhiên.

**

“Huyễn” Trung đạo.

Thế kỷ không gian lướt tựa sông

Đông Xuân đến Hạ tới Thu bồng

Bày trưng tạm bợ vương buồn xám

Ảo ảnh phù du níu vui hồng

Cảm giác nhất thời huồng nhận có

Vô tâm hờ hững xá cho không

Sao cho đáng sống cần phân biệt

Huyễn ảo chân căn tự cõi lòng.



Song Nghiên ĐG

December 02, 2020

Tho Yeu Nguyet. SongNghien

 Yêu Nguyệt.

Nhân có một nho sinh họ Nguyễn kể chuyện ngủ gục bên computer trong khi đang đọc thơ Lý Thương Ẩn, nho sinh mơ thấy có người đẹp thăm viếng rồi trao tình cảm.Tỉnh giấc nho sinh thấy đạt đuợc trọn vẹn ý bài thơ Nguyệt của Lý Thuơng Ẩn.
Song Nghiên có chút hứng viết bài thơ về câu chuyện vừa nghe kể như sau. Chỉ là chút thơ thẩn vô thưởng vô phạt.
Liêu Trai Chí Dị  Tân Thời

Liêu Trai Chí Dị buổi tân thời
Giấc mộng Lang Tây đẹp tuyệt vời
Nho sĩ  yêu trăng sa xuống đất
Nguyễn sinh ái nguyệt với chân trời
Người trong mộng đẹp trao tình nóng
Kẻ ở trần gian nhận duyên hời
Tỉnh giấc nửa khua hồn thấu đạt
Lý Thương Ẩn Nguyệt đẹp ngàn đời.

Song Nghiên
25-11-2018


月 

過水穿樓觸處明,
藏人帶樹遠含情。
初生欲缺虛惆悵,
未必圓時即有情。

Nguyệt

Quá thuỷ xuyên lâu xúc xứ minh,
Tàng nhân đới thụ viễn hàm tình.
Sơ sinh dục khuyết hư trù trướng,
Vị tất viên thì tức hữu tình.

Dịch nghĩa

Phản chiếu trên nước, len lỏi trong lâu đài, chỗ nào cũng chiếu sáng,
Nơi không trung cao xa, còn mang hình ảnh người và cây, hàm chứa bao tình ý.
Trong thượng tuần và hạ tuần không tròn đã làm người xem cảm thấy buồn.
Thì đâu hẳn chỉ có lúc tròn mới là có tình ý đâu.

Tho Tet Duong Lich, SongNghien

 Thơ Tết Dương Lịch

Thơ viết mùng 3 tháng 1 2021 Dương lịch.


Đầu năm dương lịch tính chi chi
Bình thản lo thân dưỡng vị tỳ
Thể chất ung dung không tị nạnh
Tâm can ổn định chẳng so bì
Không màng bút chiến dành phần thắng
Óc bận quan tâm đất nước suy
Sức khỏe cầu mong cho bạn hữu
Gia đình hạnh phúc thẳng đường đi.

Song Nghiên


Thơ viết ngày mùng 4 tháng 1 Dương lịch.

Đầu năm mới, lạc quan.

Thảo bút mừng Xuân đến mọi nơi
Trời xanh nắng nhẹ rủ vui cười
Công viên gió mát không đông đảo
Phố xá thênh thang lác đác người
Quyến thuộc xa lìa cũng phải
chịu
Thân bằng tránh hội đấy người ơi
Thời gian cách biệt không lâu nữa
Cuộc sống rồi ra hết nửa vời.

Song Nghiên.