Làng Đông Hồ
Làng Đông Hồ (nay gọi là Đông Khê, thuộc
xã Song Hồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh) có nghề làm tranh từ thế kỉ thứ
XVI. Tranh được in màu trên giấy Dó quét điệp. Màu được chế từ những chất liệu
thiên nhiên: Đen từ lá tre; Trắng từ con Điệp ở biển; Xanh từ lá Chàm; Đỏ từ gỗ
cây Vang hoặc đất đỏ ; Vàng từ hoa hòe.
Trước đây làng Đông Hồ có tên
là Đông Mại (gọi Nôm là làng Mái) thuộc Tổng Đông Hồ, huyện Siêu Loại phủ Thuận
An trấn Kinh Bắc. Kinh Bắc là miền đất có bề dầy lịch sử văn hiến: Luy Lâu (nay
là xã Thanh Khương thuộc Thuận Thành) là phủ thủ của quận Giao Châu thời Bắc
thuộc, chùa Dâu (Thuận Thành ) là cái nôi của Phật Giáo Việt nam; Đình Bảng (Từ
Sơn) là quê hương của nhà Lý, một vương triều thịnh trị thời phong kiến…Những
hoạt động văn hóa dân gian ở Kinh Bắc vô cùng phong phú và đa dạng, xin điểm
qua một vài hoạt động có liên quan đến tranh Đông Hồ.
Nội dung và ý
nghĩa của bức tranh dân gian Đông Hồ lợn đàn:
§ Hình tượng Lợn
béo tròn đứng dáng trông nghiêng để nhìn thấy toàn thân chú lợn béo tốt.
§ Mặt Lợn to, tai
lớn, mắt có vành mi.
§ Mõm Lợn nghiêng,
nhưng Mũi lại gần như quay ra hướng chính diện, tạo dáng ngồ ngộ và động.
§ Ngấn mõm đều có
3 ngấn, và không quên hai ngấn mép của con Lợn như đang ăn ngấu nghiến thức ăn.
§ Bàn chân Lợn có
3 móng, trông rất vững chân đế.
§ Lưng Lợn với độ
cong hơi võng, được thể hiện bằng một hoặc hai nét to bản. Nét ngấn ở phần đầu
lợn với chân trước, vòng bụng và nét ngấn của bắp đùi sau là nét to dầy nối vào
nét cong lượn của bụng Lợn. Xem rõ ở các chú lợn con.
§ Riêng đuôi Lợn ở
bức Lợn đàn để thẳng xuôi xuống. Còn các bức lợn ăn cây ráy hay lợn độc đuôi
xoáy lên. Điều này tạo nên sự sinh động cho mỗi bức tranh lợn khác nhau. Song
điểm chung của đuôi lợn vẫn là: Lông cuối đuôi đều được cách điệu như một chiếc
quạt hình lá đề, và đều quay ra phía trước.
§ Trên thân mình Lợn đều có hai xoáy Âm – Dương. Hai xoáy âm –
dương này nằm phía trên ngang mình Lợn, vị trí (gần vai và mông) giúp hài hòa,
cân bằng của đường nét. Lại mang ý nghĩa của thuyết âm dương hòa hợp để có thể
phát triển.
§ Điểm thú vị ở bức tranh là dáng lợn trông nghiêng nhưng
phần: Lông đuôi và mũi Lợn, kể cả tai Lợn đều theo hướng trông thẳng. Điểm này
tạo cho bức tranh sự chuyển động vô cùng sinh động.
§ 5 chú lợn con còn thể hiện yếu tố ngũ hành. 5 chú mỗi chú
một dáng vẻ: Chú thì muốn trèo lên lưng, chú lại muốn rúc vào bụng mẹ. Các
chú khác đang hướng vào mầm lá khoai để ăn.
Tóm lại, qua hình ảnh chân thực, bố cục rõ ràng và giản
dị. Ta thấy ở bức tranh là những chú lợn béo khỏe, vững chắc thể hiện
ước muốn tăng gia sản xuất, ước nguyện về một cuộc sống no đủ, sung túc. Ngoài
ý nghĩa tình mẫu tử, tình cảm mẹ con ở bức tranh còn mang ý nghĩa của sự sinh
sôi nảy nở, con cháu đầy đàn (quy luật sinh tồn của tín ngưỡng phồn thực) và sự
hòa hợp âm dương để cùng phát triển.
Tài liệu thu thập trên Internet.
9 Tháng 1, 2019
No comments:
Post a Comment