Sunday, November 8, 2020

Salamander. Biểu Hiệu Hoàng Gia của Vua Francois I. Pháp. SVĐG.

 

Salamander:

 Biểu Hiệu Hoàng Gia của vua Francois I Pháp quốc.

Sinh vật kỳ nhông (kỳ giông/salamander) từ lâu đã nắm một vị trí đáng kể trong văn học dân gian và thần thoại của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Các đặc tính đã góp phần vào việc tạo cho kỳ nhông một vị trí trong huyền thoại, thuật giả kim, huy hiệu và văn hoá phổ thông thật đáng ngạc nhiên vì trên thực tế loài này là một sinh vật khá nhỏ và không có gì đáng chú ý.

Loại kỳ nhông thực sự là một sinh vật rất khác với huyền thoại vậy thì làm thế nào để nó
 trở thành biểu tượng phổ biến của Huy hiệu Hoàng gia, giới quý tộc, các công ty bảo 
hiểm, chính quyền địa phương và nhiều tổ chức khác nữa?
 
Lửa và kỳ nhông huyền bí
Aristotle, (384 TCN - 322 TCN), và Pliny the Elder (năm 23-79) liên kết kỳ nhông với lửa
chính từ lửa hầu hết các năng lực đặc biệt của loài này được ca tụng.  
Trong thời Trung cổ, người dân sống trong một thế giới mà  những vùng đất lạ còn chưa 
được khám phá nên dễ trộn lẫn sự thật và ảo tượng thần kỳ. Người xưa đã nghĩ rằng kỳ 
nhông được sinh ra hoặc được tạo ra từ lửa.
Hầu hết các huyền thoại phổ biến được cho là có nguồn gốc từ các loài kỳ nhông châu Âu,
 kỳ nhông lửa (Salamandra salamandra). Tuy nhiên giải thích được đặt ra là kỳ nhông lửa
 trốn ngủ trong những ống gỗ mục trong những tháng mùa đông. Khi người ta gom củi,
 gỗ để đốt sưởi ấm trong thời xa xưa, kỳ nhông nếu có trú trong gỗ thì khi gỗ bị đốt nóng 
chúng tìm cách thoát ra từ trong ngọn lửa, và sự xuất hiện đột ngột này đã gây nhầm lẫn
 rằng kỳ nhông đã được sinh ra, hoặc tạo ra từ lửa.


 


(Hình internet)
Pliny Elder tin rằng loài kỳ giông kỳ dị có cơ thể lạnh giá như thế có thể dập tắt lửa cháy.
 Thêm vào đó, có thể là da kỳ nhông có độ ẩm cao nên chúng có thể chịu đựng được lửa
 năm ba giây và thoát ra khỏi lửa không hề hấn gì.
Còn nhiều huyền thoại khá liên quan đến kỳ nhông, tuy nhiên ở đây chỉ nói đến kỳ nhông
 chịu lửa hay kỳ nhông lửa liên quan đến vua François đệ nhất của Pháp.
Vua François I đã dùng kỳ nhông làm biểu tượng, nhà vua đã cho khảm, khắc vào đá, vào
 gỗ, vào tường, v.v…hình một kỳ nhông phun nước, nằm trên lửa tại những lâu đài thuộc
 quyền của nhà vua, nhất là tại lâu đài Chambord và lâu đài Fontainebleau.
Trong lâu đài Chambord thì biểu tượng kỳ nhông có vương miện phía trên có mang hành
 chữ Latin Nutrisco et Extinquo (có nghĩa là Ta nuôi dưỡng trên lửa tốt và dập tắt những 
lửa xấu). Kỳ nhông này như đang phun nước ra để dập tắt lửa xấu hay đang nuốt lửa tốt.
 

François I đã trang hoàng lâu đài Chambord và Fontainebleau với chữ  F và biểu tượng đặc biệt của kỳ nhông lửa hoàng gia.

  




  Kỳ nhông thật ngoài đời

Loài kỳ nhông thật có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới và có khoảng năm trăm loài. Chúng được tìm thấy ở Châu Âu, Châu Á, một số vùng của Châu Phi, và Bắc và Nam Mỹ. Lớn nhất được tìm thấy ở Trung Quốc và Nhật Bản và có thể lớn đến hơn một mét, mặc dù hầu hết đều nhỏ hơn nhiều. Kỳ nhông không phải là loài bò sát và mặc dù chúng trông giống như  con thằn lằn nhưng không liên quan và chúng cũng không liên quan đến động vật có vú hoặc chim. Kỳ nhông là động vật lưỡng cư và họ hàng gần nhất của chúng là ếch và cóc.

 Tên gọi kỳ nhông (cho salamander) đã được/bị dùng lẫn lộn trong tiếng Việt, còn được gọi kỳ giông, con dông ở một số tỉnh tại Việt Nam. Một điều lưu ý là chỉ loại kỳ nhông hay giông hay dông này sống dưới đất vùng gần ven biển và hoặc bị bắt ngoài hoang dã hay trong vùng đất nuôi để ăn thịt. Chúng cũng bị gọi nhầm lẫn với giống kỳ đà hay cự đà (gecko, varan). Và một loại thằn lằn khác trong nước gọi là rồng Nam Mỹ (Iguana) hiện rất được ưa chộng như con vật nuôi quý trong nhà của giới trẻ trong nước cũng mang tên kỳ đà. Tên gọi các loài thằn lằn trong tiếng Việt rất lẫn lộn, nên cần phải có tên khoa học thì mới có thể phân biệt được; tuy nhiên điều đó không phải là chủ ý của phần bài viết nói về kỳ nhông này.

Sóng Việt Đàm Giang

 

 

No comments: