Thursday, April 30, 2020

Cây Sưa Đỏ, Sưa Trắng và Sưa Vàng. Đàm Giang.



Cây Sưa Hoa Sưa Gỗ Sưa
Đàm Giang thu thập và biên soạn.

Cây sưa gồm có hai loài: Sưa đỏ và sưa trắng.

Cây sưa đỏ có tên khoa học Dalbergia tonkinensis Prain  Fabaceae nhưng thường được gọi là trắc thối, huê mộc vàng, trắc hoa trắng hay còn được biết đến là Huỳnh đàn, Trung Quốc thì họ gọi cây này là Hoàng Đàn hay hoàng hoa lê.
Cây sưa trắng tên khoa học Milletia ichthyochtona Drake Fabaceae lúc trước ở miền Bắc gọi nó là cây thàn mát trồng rất nhiều ở Hà-Nội.




Phân Biệt Cây Sưa Đỏ (huỳnh đàn/trắc thối) Và Cây Sưa Trắng (Thàn mát)
Dù 2 cây tên nghe có vẻ giống nhau nhưng đặc điểm lại khác nhau hoàn toàn:
Thân Cây.
Cây sưa đỏ huỳnh đàn / trắc thối Bắc bộ có vỏ dày, sần sùi, nứt sâu.Vỏ ngoài màu vàng nâu, nút dọc, có khi bong từng mảng lớn. Là loài đặc hữu của Đông Dương và Việt Nam: từ Quảng Nam (Hiên, Giằng, Phước Sơn) trở vào đến Tây Ninh (Tân Biên), Đồng Nai (Thống Nhất, Trảng Bom), Kiên Giang. Tập trung nhất ở Kon Tum (Đắc Tô, Sa Thầy).
 Cây sưa hoa trắng vỏ mỏng, trơn hoặc nứt nhẹ

Lá.
 Các nhà vườn phân biệt hai loài sưa này bằng cách quan sát lá:
sưa trắng lá mềm xanh mướt, 2 lá chét mọc đối nhau,
sưa đỏ 2 lá mọc cách so le với nhau.




Hoa.
Cây sưa đỏ huỳnh đàn có hoa màu vàng nhạt hoặc trắng vàng. Hoa xuất hiện sau khi ra lá non tháng 3-5.

Cây sưa trắng thàn mát hoa màu trắng tinh. Hoa xuất hiện trước khi ra lá non. Tháng 2-4.


Quả.
Cây sưa đỏ có quả đậu kết thành từng chùm, có cánh mềm, không có mũi nhọn. Hạt có mùi thối khi bị đốt lên có mùi thối nên sưa đỏ còn được gọi là sưa trắc thối.

Cây sưa trắng quả đậu to, có vỏ hóa gỗ rất cứng, đỉnh nhọn như lưỡi dao. Hạt độc, không có mùi thối khi bị đốt.


Công Dụng Của Gỗ Cây Sưa
Gỗ cây sưa đỏ Huỳnh đàn (trắc thối) khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi khó chịu nên được gọi là Trắc thối.
Gỗ sưa thớ mịn, vừa cứng lại vừa dẻo, có nhiều vân thớ gỗ đẹp. Thời phong kiến vua chúa dùng gỗ trắc thối để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là hương liệu vừa là dược liệu. Gỗ sưa đỏ được dùng làm chuỗi tràng hạt và vòng đeo cổ tay rất đẹp.

Gỗ cây sưa trắng Thàn mát không quý.

Riêng cây sưa vàng ở Quảng Nam không phải là cây sưa.

Sưa vàng ở Quảng Nam trước đây nó  được người dân miền Trung gọi là cây hương vườn,  thật sự cây này không phải là cây sưa mà cây Hương vườn cùng  chi với cây giáng hương quả to và giáng hương mắt chim, không phải loại gỗ quý như sưa trắng ở phía Bắc. Khoảng 10 năm nay, thành phố Tam Kỳ mang sưa vàng về trồng nhiều nơi trong đô thị, tạo thành nên những “con đường sưa” như Phan Bội Châu, Trần Cao Vân, Trần Hưng Đạo... Nhiều khuôn viên cơ quan công sở cũng trồng sưa lấy bóng mát. Và nay dân tỉnh gọi nó là sưa vàng.




Cây sưa vàng Quảng Nam được người dân địa phương gọi bằng nhiều tên khác nhau: sưa, sưa vườn, hương vườn; nhưng chính xác nhất phải gọi là cây hương vườn. Đây là một loài cùng chi với giáng hương quả to và giáng hương mắt chim, đó là chi Pterocarpus. Giáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus Kurz.) còn được gọi gọn là giáng hương (Pterocarpus pedatus Pierre), hay giáng hương Căm-Bốt (Pterocarpus cambodianus Pierre), họ Đậu Fabaceae.
Cây hương vườn Quảng Nam hoàn toàn không phải là cây sưa Bắc Bộ (còn gọi là cây huê mộc vàng), hương vườn có thể phân biệt dễ dàng qua hình thái quả.  Quả cây hương vườn Quảng Nam có mép quả bẹt thành cánh, và uốn cong dạng đĩa bay, có 2 - 3 hạt tập trung ở tâm thành một u lồi, bên ngoài có nhiều lông gai.

Quả cây sưa dạng quả đậu, vỏ hơi bẹt thành cánh, thường chứa một hạt, ít khi hai hạt.

Thường sau khi qua Tết bắt đầu mùa hè là lúc hoa sưa vàng nở rộ. Những chùm hoa vàng che khất cả tán lá

Sưa vàng có đặc điểm là tán rộng, thân hợp trục với phía ngọn, cành nhánh dẻo và khó đỗ, khó gãy, quả không có thịt. 
Mùa mưa thì cây lại rụng hết lá nên không bị đổ ngã do mưa bão.
Giống như sưa trắng thì sưa vàng chỉ có giá trị về mặt cảnh quan đô thị và cũng không có giá trị về mặt kinh tế.

Hình ảnh và tài liệu thu thập từ Wikipedia và trang Phongthuyguru.


Đàm Giang

No comments: