Đền Ngọc Sơn
Cầu Thê Húc
Cầu Thê Húc
Hà Nội. Việt Nam.
(**)
Nguyên thủy, vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn, hoàng đế sáng lập nhà Lý, trì vì từ năm 1009- 1028) dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, năm 1010, đặt tên ngôi đền đã có tại đây là Ngọc Tượng và đảo được gọi là Ngọc Tượng sơn.
Đến đời nhà Trần, đền được đổi tên là Ngọc Sơn, là nơi thờ những anh hùng trong kháng chiến chống Nguyên- Mông (vương triều Trung Quốc, tồn tại năm 1271- 1368).
Lâu ngày đền cũ nên sụp đổ.
Đến thời nhà Lê – Trịnh (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang
đã dựng cung Thụy Khánh và đắp núi Độc Tôn ở trên bờ phía Đông đối diện với Ngọc
Sơn.
Cuối đời nhà Lê, cung Thụy Khánh bị Lê Chiêu Thống (hoàng đế
thứ 16 và cuối cùng của vương triều Lê, trị vì 1786 -1789) phá huỷ. Một nhà từ
thiện (ông Tín Trai) dùng nền cung cũ để lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn, sau đổi
là đền Ngọc Sơn, vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương Đế Quân và Đức
Thánh Trần Hưng Đạo.
Đến năm 1865, nhà nho Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872) đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây tháp Bút, đài Nghiên, đình Trấn Ba, cùng cho bắc một cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc.
Đến năm 1865, nhà nho Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872) đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây tháp Bút, đài Nghiên, đình Trấn Ba, cùng cho bắc một cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc.
Cổng ngoài hay Nghi môn của đền Ngọc Sơn là hai trụ hoa biểu, hai bên có hai chữ Phúc và Lộc lớn màu son.
Phía
sau Nghi môn, nằm bên phải là tháp Bút bằng đá. Tháp được xây dựng trên núi Độc
Tôn. Núi được xếp bằng đá, đường kính 12m, cao 4m. Tháp vuông có 5 tầng, cao
28m. Đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời
xanh), thế hiện chí khí của các bậc hiền tài đương thời.
Trong bài "Bút Tháp chí" do Nguyễn Văn Siêu soạn năm 1865 được khắc ngay trên thân tháp, có câu: “…Tháp nhờ Núi mà cao thêm, Núi nhờ Tháp mà truyền mãi, Núi là biểu tượng của Chiến công mà Tháp là biểu tượng của Văn hóa. Cả hai cái đó dựa vào nhau mà tồn tại”, với hàm ý: Nếu Võ công và Văn trị hòa hợp được với nhau thì nước Việt có thể tồn tại mãi trong sử xanh của trời.
Quần thể đền Ngọc Sơn được phân thành các lớp: Cổng
ngoài, tháp Bút, cổng Giữa(cổng giữa 1 và 2), cầu Thê Húc và tiếp vào phía trong l à cổng của đền mang danh Đắc Nguyệt Lâu.
Cổng giữa thứ nhất, Cổng giữa thứ hai gắn với đài Nghiên.
Tiếp theo là lớp
Cổng giữa. Cổng giữa gồm 2 lớp cổng.
Cổng giữa thứ nhất có hai bên xây hai cửa làm giả kiểu 2 tầng 8 mái. Mặt trước đắp nổi, một bên là hình rồng với hai chữ Long Môn và một bên là hổ trắng với hai chữ Hổ Bảng, tượng trưng vị thế cao quý của những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng sức học hành.
Cổng giữa thứ nhất có hai bên xây hai cửa làm giả kiểu 2 tầng 8 mái. Mặt trước đắp nổi, một bên là hình rồng với hai chữ Long Môn và một bên là hổ trắng với hai chữ Hổ Bảng, tượng trưng vị thế cao quý của những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng sức học hành.
Cổng giữa thứ hai. Qua cổng Long Môn - Hổ Bảng,
đường vào đền Ngọc Sơn thu hẹp lại, hai bên lề có xây hai dãy tường hoa thấp.
Cuối con đường là lớp cổng giữa thứ hai.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc, cụ Nguyễn Văn Siêu (1799-1872)
có tên hiệu là Phương Đình, người làng Lủ (Kim Lũ, Thanh Trì, Hà Nội). Cụ Nguyễn
Văn Siêu đậu Phó bảng năm 1838, vào Huế làm quan, đi sứ nhà Thanh, sau đó được
Vua Tự Đức bổ làm án sát ở Hưng Yên..Năm 55 tuổi, cụ dâng sớ từ quan về mở trường
dạy học (trường Phương Đình, nay ở phố Ngõ Trạm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Hai
bên đài Nghiên có hai câu đối:
Bát đảo, mặc
ngân hồ thủy mãn
Kình thiên, bút
thế thạch phong cao.
Nghĩa
là:
Tràn quanh đảo
ngấn mực đầy hồ
Chạm bầu trời, thế bút ngất núi.
Cầu Thê Húc
Sau lớp Cổng giữa thứ hai với đài Nghiên là cầu Thê Húc (nghĩa là nơi đậu lại ánh sáng Mặt trời buổi sớm). Cầu hướng về phía Đông, làm bằng gỗ và sơn màu đỏ, có 32 chân cột tròn, 15 nhịp, sàn gỗ và lan can sơn màu đỏ. Cầu được tái thiết vào năm 1897. Năm 1952, sau vụ cầu sập, Thị trưởng Hà Nội, Duợc sĩ Thẩm Hoàng Tín đã cho dựng cầu mới, hình dáng như cũ, song dầm chân cột bằng bê tông cốt thép, mặt cầu đặt gỗ ngang, lan can gỗ sơn màu đỏ sẫm, có chữ vàng.
Sau lớp Cổng giữa thứ hai với đài Nghiên là cầu Thê Húc (nghĩa là nơi đậu lại ánh sáng Mặt trời buổi sớm). Cầu hướng về phía Đông, làm bằng gỗ và sơn màu đỏ, có 32 chân cột tròn, 15 nhịp, sàn gỗ và lan can sơn màu đỏ. Cầu được tái thiết vào năm 1897. Năm 1952, sau vụ cầu sập, Thị trưởng Hà Nội, Duợc sĩ Thẩm Hoàng Tín đã cho dựng cầu mới, hình dáng như cũ, song dầm chân cột bằng bê tông cốt thép, mặt cầu đặt gỗ ngang, lan can gỗ sơn màu đỏ sẫm, có chữ vàng.
Cầu Thê Húc nối bờ hồ ra đảo Ngọc
Sơn, hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cổng trong - Đắc Nguyệt lâu
Qua cầu Thê Húc thì dẫn đến Cổng trong đền Ngọc Sơn với tên gọi là Đắc Nguyệt lâu (lầu lưu lại được ánh Mặt trăng).
(**)
Đắc Nguyệt Lâu là một gác chuông 2 tầng, kiến trúc tựa như Khuê Văn Các ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Tầng 2 có 2 mái, 4 mặt với những ô cửa hình tròn. Hai bên cổng có hai bức tranh gắn bằng mảnh sứ vỡ, một bên là bức Long Mã Hà Đồ, bên kia là bức Thần Quy Lạc Thư (long mã và rùa thần đội đồ thư và gươm báu).Trên tường còn kèm hai câu đối tượng trưng cho lòng thanh bạch của sĩ phu Hà-Nội. : “Cầu gỗ như chiếc cầu vòng đưa lên đảo. Lầu cao soi trăng sáng nằm giữa long hồ”.
Đền Ngọc Sơn và đình Trấn Ba
Đền Ngọc Sơn nằm tại phía Bắc của quần thể.
Đền Ngọc Sơn nằm tại phía Bắc của quần thể.
(**)
Đền là một dãy Tam tòa, gồm tòa Tiền đường, Trung đường và Hậu đường.
Tòa Tiền đường (hay Bái đường) là nơi hành lễ đầu tiên. Chính giữa Bái đường đặt một hương án lớn. Hai bên hương án có đôi chim anh vũ (tức chim vẹt, xuất xứ từ giai thoại con vẹt đã giúp nghĩa quân Lam Sơn tìm thấy quả chín dùng làm thực phẩm khi bị kẻ địch bao vây trong rừng).
Tòa Trung đường thờ Văn Xương Đế Quân (vị thần chủ về công danh, phúc lộc của giới nhân sĩ; Văn Xương hay Văn Khúc là trên vì sao).
Tòa Hậu đường được xây cao hơn so với Tiền đường và Trung đường. Đây là nơi thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Hai bên tượng Trần Hưng Đạo là tượng Trần Liễu, cha của ông và tượng thần linh Thổ Địa.
Hai bên Tam tòa có 2 gian chái, trong đó gian bên phải là nơi trưng bày hai tủ kính có di thể rùa Hồ Gươm: di thể của Rùa về trời năm 1967, và di thể của Rùa cuối cùng về trời năm 2016.
Trên đảo Ngọc
Sơn còn có rất nhiều cây cổ thụ.
Đình Trấn Ba nằm tại phía Nam của quần thể đền Ngọc
Sơn. Tên có nghĩa “Chắn sóng của đình”: hiền tài Võ công và Văn trị tựa như những trụ cột
che chắn cho quốc gia đứng vững trước bể sóng chao đảo của thời cuộc. Đây cũng
là điều ghi tại câu đối trên cột đình:
“Kiếm sót khí thiêng ngời tựa nước;
Văn cùng trời đất thọ như non.”
Đình có mặt bằng hình vuông, phía
trên 2 tầng, 8 mái, có 8 cột chống đỡ, 4 cột ngoài bằng đá, 4 cột trong bằng gỗ.
Đình không có tường bao quanh.
Tổng hợp kiến trúc đền Ngọc Sơn, hồ Hoàn Kiếm được xem như biểu tượng
văn hóa của người Việt; là một di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của
Thủ đô Hà Nội và Việt Nam, là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận cho các đề tài văn học
nghệ thuật.
Sóng Việt Đàm Giang
Trang nhà bmktcn (Đặng Tú)
Wikipedia/Internet.
April 10 2020.
(**) Hình bmktcn.
No comments:
Post a Comment