Monday, January 6, 2014

Vọng Cổ 4: Lý Thuyết Căn Bản và Quy luật 6 câu Vọng cổ_Lê Văn Thành_Sóng Việt Đàm Giang

Vọng Cổ
Lê Văn Thành
Sóng Việt Đàm Giang
(tiếp theo và hết)



Bài 4
Tóm lược về 6 câu Vọng Cổ (Giọng Nam)
Bảng cấu trúc căn bản.
CÂU 1



Hò 16
Hò 20
Xê 24
Xang 28
Cống 32
CÂU 2
Xề 4
Xang 8
Xang 12
Hò 16
Hò 20
Xê 24
Xê 28
Xang 32
CÂU 3
Xề 4
Xang 8
Xang 12
Cống 16
Xang 20
Cống 24
Xang/Xê 28
Hò 32
CÂU 4



Hò 16
Hò 20
Xê 24
Xang 28
Hò 32
CÂU 5
Xề 4
Hò 8
Hò 12
Hò 16
Hò 20
Xê 24
Xang/Xê 28
Xề 32
CÂU 6
Xề 4
Xê 8
Xang 12
Cống 16
Xang/Xê 20
Xềâ 24
Xê 28
Hò 32

Sáu câu Vọng Cổ  (giọng Nam)

-Câu  1:  Hò (16) Hò (20) Xê(24) Xang (28) Cống (32)
 -Câu 2: Xề (4) Xang (8) Xang (12) Hò(16) Hò(20) Xê(24) Xê(28) Xang (32)
 Câu 3: Xề(4) Xang(8) Xang(12) Cống(16) Xang(20) Cống(24)Xang/Xê(28) Hò(32)
 Câu 4: Hò (16) Hò (20) Xê (24) Xang (28) Hò (32)
 Câu 5:  Xề(4) Hò(8) Hò(12) Hò(16) Hò (20) Xê(24)Xang/Xê(28) Xề(32)

Câu 6:  Xề(4) Xê(8) Xang(12) Cống (16) Xang(20) Xề(24) Xe^( 28) Hò(32)

Nhìn vào cấu trúc ta thấy 6 câu Vọng cổ kết thúc ở nhịp thứ 32 bằng 4 notes chính:
Cống, Xang, Hò, Xề: Câu 1, 2, 5, 6 thường được ca vì câu 4 giống câu 1, và câu 3 thì khó ca.
Xin đọc bài Cô Hàng Cà Phê của Viễn Châu phía dưới.


 Những điểm đặc biệt của những câu vọng cổ.

Lê Văn Thành

1 - Câu 1 và câu 4 bắt đầu ở nhịp 16, vì trước nhịp 16 thường là ngâm thơ, nói lối, tân nhạc v.v...

2-Thường thường và dễ ca nhất là bắt đầu vào ở nhịp 16 nếu lời ca ngắn ,  ví dụ: câu 1, 2 ,4, và 5.
Nếu lời  ca dài thì bắt đầu ở nhịp 8,10,12...v.v..(đầu,giữa hoặc cuối câu).ví dụ: câu 3 và 6

3- Trong câu 5 vọng cổ những  nhịp  quan-trọng là  nhịp 16 , nhịp 24 Song-lang, nhịp 32. 

4-Nhịp  16  là  điểm  xuất  phát  cho  những   câu   Vọng cổ  có  Hò 16 và Hò 20 đi
liền như   câu  1,2 ,4 , 5  vì   từ  nhịp  16  trở  đi , những  câu này đi  theo một TEMPO
giống  hệt nhau và thuờng được diễn tả  là  rất... mùi!

5- Xề. Ðắc biệt  Xề 32 dấu huyền trong vọng cổ câu 5 thí dụ ở trên.
Xuống Xề.  Từ XUỐNG  XỀ khác  với  cách gọi  thông  thuờng (theo  ông  Cam-văn- Công,
một nghệ sĩ chuyên về nhạc vọng cổ).
-Hai  notes  XỀ  rất  đặc  biệt   nằm  ở nhịp 32 (câu 5) và nhịp 24 (câu 6) . 

Lời ca có dấu  huyền  đi  XUỐNG  (Xuống Xề) rất  đặc  biệt  khác  với  dấu huyền của  note HÒ ( note LA  /diapason/giọng kép).

Thí du 1.  Nhịp Xề  24 trong Vọng Cổ câu 6 “Ðôi lời với Hoa Quỳnh”:
Nhưng đời hoa sao bất công ngắn ngủi
Ai ngắm Quỳnh không luống những ngậm ngùi (Xề 24)
 [ Ghi chú. XỀ: note Mi  nằm  trên dòng  duới  cùng  của  PORTEÉ ].

Thí dụ 2.  Nhịp Xề 32 trong Vọng Cổ câu 5 “Một Ðóa Hoa Quỳnh”
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt 
Còn hơn ta quay quắt một kiếp nguời. (Xề-32).

 6- Cống
Cống nhịp 32 ở câu 1 thường là dấu sắc, cống ở những câu khác không bắt buộc
phải là dấu sắc, chữ không có dấu cũng có thể dùng được.
Cống 24 song lang của câu 3 KHÔNG dấu.

Thí dụ  câu 3 Vọng cổ “Buồn Viễn Xứ”:
Khiến ta lang thang nơi đất khách từ thuở đó
Chẳng hề quên mối thâm tình cố quận thân yêu (cống 24)/

7- Xang
Xang nhịp  32 của câu 2 Vọng cổ không có dấu
Thí dụ câu 2 Vọng Cổ  “Xuân Trong Mùa Ðông”:
Một tình yêu nhe nhàng không điều kiện
Chỉ một không gian vũ trụ chứng kiến mối tình ta (Xang 32).

 8- Xê và Xang
Nhịp 28 có thể là Xang hoặc Xê.
Xê và Xang trong nhịp 20 và 28 không bị chi phối bởi luật bằng trắc,
và cũng không được thống nhất nên có thể là Xê hay Xang. Xê 28 giọng Nam,
Xang 28 giọng Nữ lời ca vẫn không thay đổi, vì note XANG (RÉ) luôn luôn được
nhấn xuống trên phím đàn cho đến khi nghe ra được note XÊâ (MI), thì mới hay
và lả lướt, đó là note duy nhất mà Computer không diễn đạt được. Tuy nhiên khi hòa
tấu, để đơn giản hóa, mọi nhạc cụ thường chơi XÊ 28.

 
Tóm tắt 
 Ðặc điểm  6 câu  Vọng cổ  áp dụng cho lời ca
 Lê Văn Thành
 
Lời ca lý tuởng nhất là LỤC BÁT . Nếu kẹt, câu dài nhất nên giới
hạn khoảng 9-10 chữ để  lời  ca đuợc rõ ràng, sáng sủa, ca-sĩ khỏi hấp tấp ...
Chỉ có NHỊP  16 , NHỊP 24 và NHỊP 32  lời ca phải theo luật bằng, trắc .
Những nhịp khác có thể du di.
 Câu 1:  HÒ 16 , Hò 20 , XÊ 24 (song lang) , Xang 28 , CỐNG 32 .
 chú ý :   Hò 16 và Hò 20    ÐI  LIỀN  nhau :
   a) Hò phải là dấu huyền . TRUỚC HÒ 16 thuờng là ngâm sa mạc,
nói lối hoặc tân nhạc .Thuờng là 4 câu văn  hoặc có thể dài hơn .
    b)Hò 20 chỉ  có MỘT câu văn (lời ca) mà thôi, bởi vì  khi ca-nha.c-sĩ
cùng vào 1 lúc ở nhịp 16  nghe rất mùi ,khán giả có thì giờ vổ tay...
Ca sĩ có thì giờ  lấy hơi ..
những nhịp khác 20,24,28,  có HAI  câu văn (lời ca) .

   c) XÊ 24 (SL) :KHÔNG  DẤU     (ví dụ: đôi chân , anh, em ...)
    d) CỐNG 32  Phải là dấu SẮC (ví dụ  :đôi LỨA , NUỚC MẮT .)
 Câu 2:  Xề 4, Xang 8, Xang 12 ,  HÒ 16 , Hò 20, XÊ 24 (SL) , Xê 28 , XANG 32 .
 Hò 16 và Hò 20  ÐI LIỀN  nhau nên  cấu trúc lời ca giống như câu 1 kể từ nhịp 16 .(xê 4, xang 8 ,xang 12 : nhạc đệm )
       a) Hò 16 , hò 20 phải là dấu huyền .
      b) XÊ 24 (SL) và  XANG 32  :  KHÔNG DẤU  .
 Câ u 3:   Xề 4, Xang  8, Xang 12 , CỐNG  16, Xang 20 , CỐNG 24 (SL), Xang 28, HÒ 32
       a) Ðặc biệt  CỐNG 16  không nhất thiết phải là dấu sắc
và CỐNG 24 (SL)  :KHÔNG DẤU  vì vậy câu 3 giọng ca  "ngang-ngang" ,
khó  ca , ca sĩ phải có trình độ !
       b) Câu 3 thuờng lời ca khá dài nên ca-sĩ  thuờng vào  ở đầu, giữa hoặc cuối nhịp 8 ,10,12  ...v.v...
Nếu lời ca ngắn vẫn có thể vào  ở nhịp cống 16 .
       c) HÒ 32  phải là dấu huyền  ( nhịp 20 & 28  dấu gì cũng đuợc.).
 Câu 4: HÒ 16, Hò 20 , XÊ 24 (SL) , Xang 28 ,HÒ 32.
 Cách trình diễn  và luật bằng trắc áp đụng  y như Câu  1
 Câu 5: Xề 4, hò 8, hò 12 , HÒ 16 , Hò  20 , XÊ 24 (SL) , Xê hoặc Xang 28 , XỀ 32 .
            a) Ca-nha.c-sĩ  cùng vào ở nhịp 16 .(xề 4 ,hò 8 & 12 :nhạc đệm)
           b) Luật  bằng , trắc  áp dụng y như câu 1  từ Hò 16 cho đến Xê/Xang 28.
           c) XỀ 32  : Phải là  dấu huyền  (note  Mi  dòng thứ 5 của porteé)
Khác với  dấu huyền  của  note HÒ
 ( note  LA  diapason / espace giữa  porteé  3 và4 ).
 Câu 6: Xề 4, Xê 8, Xang 12, CỐNG 16 , Xê/Xang  20 ,XỀ 24 (SL) , Xê 28 , HÒ 32 .
a) Ðặc biệt  XỀ 24 ( SL)  dấu huyền , giống  Xề 32 của câu  5
Chú ý : đây là  Song-Lang DUY  NHẤT  có dấu huyền trong  6 câu Vo.ng-cổ
Những SL nhịp 24 của  các câu khác  LUÔN LUÔN KHÔNG  CÓ DẤU !!!
 b) CỐNG  16 không nhất thiết là dấu sắc, tốt nhất và dễ  xoay xở là  KHÔNG DẤU .
c) HÒ 32 note HÒ duy nhất trong 6 câu vọng cổ  KHÔNG CÓ DẤU
ví dụ : Phải chăng Quỳnh đã sống trọn vẹn hơn  TA
 Trình diễn
*-6  câu  liên tục  hoặc 2 câu , 3 câu , 4 câu , 5 câu  tùy khung cảnh, tùy truờng hợp .
Ðôi khi một câu, ca diễu cho vui ...thuờng thì  4 câu  
1, 2, 5, 6  đuợc  ưa thích nhất (vì câu 4 giống câu 1 và câu 3  khó   ca)   
*-Câu  ngắn :  ca-nhạc-sĩ cùng vào ở nhịp 16 . cho câu nào cũng đuợc
 *-Câu dài: vào     đầu , giữa , cuối .v.v... các nhịp 8,10,12,14  ...v.v...
 *-Khi HÒ 16 và HÒ 20  đi liền  nhau : CHỈ     MỘT  CÂU LỜI CA  của    20 . Nếu NHỊP 16  và NHỊP  20 không phải là  HÒ thì  nhịp 20 cũng  phải có  2 câu lời ca như mọi nhịp khác.
 Lê Văn Thành
 06/30/2002 

Bài ca Vọng cổ mẫu của ông Viễn Châu do Sóng Việt Ðàm Giang ghi chép.
 Bài này chỉ có 4 câu: câu 1, 2, 5 và 6.

Cô Hàng Cà-phê

Thơ

Gió thổi tơi bời xác lá bay
Mưa rơi từng giọt mái hiên ngoài
Em ngồi lẳng lặng bên khung cửa,
Hướng nẻo chân trời để nhớ ai.

1-Nhưng qua lớp khói thuốc bay bay
sao nụ cười tươi hôm nay không còn trông thấy nữa,
mà chỉ thấy đôi mi mờ hoen ngấn lệ,
hai vai như mang nặng trĩu mối ưu phiền (Hò 16)
tôi lặng nhìn cô mà trí não mơ màng (Hò 20)
từng giọt cà phê nhẹ rơi tí tách
 như giọt lệ huyền rơi rụng xuống hồn ai (Xê 24)
gió trở chiều rồi mà tôi vẫn ngồi đây
để nghe tâm tư nặng trĩu những ưu phiền (Xang 28)
 một buổi chiều nơi quán nhỏ cô đơn
 em khóc tình duyên còn tôi sầu dĩ vãng (Cống 32)
2-
Cô quán ơi cô buồn chi mà tiếng cười tắt lịm
 trong một chiều mưa nơi quán lạnh bên đường (hò 16)
quán vắng đìu hiu lá úa rụng quanh thềm (hò 20)
tôi như  lữ khách trên đường phiêu lãng
dừng bước giang hồ ghé lại quán hàng em (xê 24)
thả mộng hồn theo gói thuốc mông lung
để cho lòng ray rức não nùng theo tiếng nhạc (Xê 28)
nhìn ly cà phê rơi rơi từng giọt
như ngấn lệ sầu thánh thót đọng vào tim (Xang 32)
5-
Thơ
Chiều xuống lâu rồi, mưa vẫn tuôn
Ngoài kia phố thị hắt hiu buồn
Tôi nghe rười rượi hồn du tử
Không kẻ mong chờ cũng nhớ thương

5-Có phải mái tóc em bay
mà dư hương đã quyện lấy hồn tôi trong một chiều lá đổ
tách cà phê rơi rơi từng giọt đắng
như  lòng ai trĩu nặng mối u hoài (hò 16)
quán lá xơ rơ gió tạt mái hiên ngoài (hò 20)
tôi khẽ đưa tay lau dòng lệ nước mắt
chẳng biết tại tro tàn hay giọt lệ khóc thương ai (Xê 24)
Tâm sự cô hàng chắc cũng cay đắng như tôi
kẻ lắm gian truân người nhiều khổ lụy (Xê 28)
giữa một chiều mưa gặp nhau nơi quán nhỏ
rồi chia tay không một tiếng tạ từ (Xề 32)
6-
Ngoài kia trời đã ngớt cơn mưa
cô quán vẫn ngồi đó với  đôi mi ướt lệ (Xang 12)
có phải tim ai đó đã bao lần rạn vỡ
không bếp lửa hồng sưởi lạnh  giữa hoàng hôn (Cống 16)
tôi muốn một lần được nắm lấy tay em
để trao gởi nỗi niềm tâm sự (Xang 20)
rồ tôi sẽ cất bước dưới bầu trời mưa gió
bỏ lại sau lưng ngôi quán nhỏ bên đường( Xề 24)
tôi ngậm ngùi nhặt xác lá vàng rơi
như nhặt lấy những mảnh hồn tan vỡ (Xê 28)
Chiều nay cuối nẻo đô thành
Một kẻ phong trần thương một kẻ cô đơn. (Hò 32).

No comments: