Vọng Cổ
Lê Văn Thành
Sóng Việt Đàm Giang
(tiếp theo)
Bài 3
NHỒI LÀ GÌ ?
Trong
bài VỌNG CỔ 2 chúng tôi có nói sơ qua là sau khi ca sĩ vô chữ Hò (nhịp 16) cùng
với nhạc sĩ, khi khán giả vỗ tay và sân
khấu phực đèn màu, thì nhạc sĩ sẽ NHỒI. Trong mp3 câu VC1 đã gửi các bạn nghe cũng có phần nhồi này.
Trong
bài vọng cổ,, 2 câu 1 và 4 gần giống nhau. Và khi thính giả nghe VC cũng chỉ vỗ
tay có 2 lần lúc vô nhịp 16 của 2 câu này. Do đó sau câu 1, trong bài này chúng
tôi bàn liền đến câu 4.
Về
phương diện kỷ thuật, nhồi có vài đặc điểm sau đây mà chúng ta cần phải biết:
1/
Có nhiều chọn lựa cách nhồi tùy theo sở thích như các thí dụ dưới đây:
2/
Nhồi là tận cùng của 1 câu và cũng là trường canh bắt đầu của câu kế tiếp
(trường canh chung)
3/
Tùy theo cách nhồi nhanh hay chậm mà sẽ quyết định tempo nhanh hay chậm để ca
sĩ theo đó mà ca.
4/
Cũng có khi đi thẳng từ câu này qua câu khác mà không cần nhồi (sẽ đề cập về
sau này)
VỌNG CỔ CÂU 4
Sau đây là ký âm câu VC4. Các bạn để
ý thì thấy chỉ khác câu VC1 có 4 trường canh cuối cùng.
Ngoài
ra cách ký âm cũng thay đổi để khỏi cần tìm note trên cần đàn. Các số đã được
ấn định lại như sau:
Những
số có vòng tròn là để chỉ giây đàn số
mấy. Những số không có vòng tròn viết ở
trên các notes là để chỉ bậc thứ mấy trên cần đàn.
TÓM TẮT CẤU TẠO và ÂM LUẬT CÂU 1 và
CÂU 4:
Khi
đặt lời cho vọng cổ phải để ý âm luật sau đây:
Câu
1: HÒ(16) HÒ(20) XÊ(24) XANG (28) CỐNG (32)
Câu
4: HÒ(16) HÒ(20) XÊ(24) XANG (28) HO Ø(32)
chỉ
khác nhau 1 note cuối câu:
HÒ : Lời
ca phải là dấu HUYỀN
CỐNG : Lời ca phải là dấu SẮC mới hay
Những notes khác có thể du di.
BA
NOTES THEN CHỐT KHI TRÌNH BÀY: Trong bài VC bắt buộc ca sĩ và nhạc sĩ phải vào
ăn khớp mấy notes này mới đúng và hay.
Câu
1 : HÒ(16) XÊ(24) (song lang) CỐNG(32)
Câu
4 : HÒ(16) XÊ(24)
(song lang) HÒ(32)
Bài
vọng cổ mẫu cho câu 4 VC
(Hò
16, hò 20, xê 24, xang 28, hò 32)
Xuân
trong mùa Ðông
Chàng ơi...trời hôm nay sao
lạnh lẽo
Nhưng sao em không cảm thấy lòng
đông giá
Có phải chăng vì hồn em đang được
sưởi ấm bởi tình chàng... (Hò 16)
Từ thuở nào năm ấy em đã biết chàng
(Hò 20)
Xuân đi, Hè đến, Thu về, Ðông tới
Em vẫn thường nghĩ đến chàng luôn
(Xê24)
Lòng em vẫn chan-chứa mối sầu vương
Chàng đã mang lại tình yêu và nguồn
sinh khí (Xang 28)
Một tình yêu nhẹ nhàng không điều
kiện
Chỉ một không gian vũ trụ chứng kiến
mối tình mình (Hò 28)
Sóng Việt Ðàm Giang
RAO
Vì
câu 1 và 4 đặc biệt chỉ có từ nhịp 16, cho nên phần đầu (từ 1-15) có thể RAO.
RAO
là đàn “ad lib” trong lúc đó ca sĩ “nói lối” cho tới nhịp 16 thì vô cùng 1 lúc
vào HÒ.
Phần
RAO có
thể đàn 1 đoạn ngắn hay dài tuỳ theo cảm hứng. Sau đây chỉ là một đoạn
rao căn bản .Các bạn có thể tự sáng tạo riêng cho mình 1 version riêng. Chúng tôi sẽ thêm những versions
khó khăn hơn về sau.
Vọng
cổ câu 3
Score câu VC 3, XANG giọng kép
bắt đầu từ measure 25 trở đi. Phần đầu không có chi thay đổi.
Vọng Cổ câu 3 mẫu
(Xang 12, Cống 16, Xang 20, Cống 24,
Xang 28, Hò 32)
Buồn Viễn Xứ
Thấm thoắt đã hơn hăm sáu năm trường
Ngày tàn thu chợt buồn nhớ cố hương (xang12)
Non sông cách trở nào có
xá chi nghìn trùng,
Nhớ nhà, nhớ nước vẫn một lòng son sắt (cống16)
Nhớ nhà, nhớ nước vẫn một lòng son sắt (cống16)
Cũng chỉ tại những con đường
khác biệt
Như trời trăng mưa nắng, đá vàng thau (xang 20)
Như trời trăng mưa nắng, đá vàng thau (xang 20)
Khiến ta lang thang nơi đất khách từ
thuở đó
Chẳng hề quên mối thâm tình cố quận thân yêu (cống 24)
Chẳng hề quên mối thâm tình cố quận thân yêu (cống 24)
Nhớ thương quê nhà hai mùa mưa nắng
Có đàn em thơ và mẹ già trông ngóng đợi chờ (xang 28)
Ôi ngày đêm khắc khoải tình viễn xứ
Ngàn dặm sơn khê vẫn nhỏ lệ mong ngày về. (hò 32)
Sóng Việt Ðàm Giang
4/24/2002
Ngàn dặm sơn khê vẫn nhỏ lệ mong ngày về. (hò 32)
Sóng Việt Ðàm Giang
4/24/2002
Vọng Cổ câu 5
Câu 5: Xề 4, Hò 8, Hò 12, Hò 16, Hò 20, Xê
24, Xang/xê 28, Xề 32
Phân
tích cho câu 5 VC so với toàn thể 6 câu VC:
-Những nhịp
quan-trọng : NHỊP 16 , NHỊP
24 Song-lang , NHỊP 32 . Ca-sĩ và nha.c-sĩ phải
vào cùng một
lúc mới hay.
-Phần lớn
lời ngắn bắt
đầu ở NHỊP 16 ,
lời dài có thể bắt
đầu ở NHỊP 8 , 10 , 12 (đầu
, giữa hoặc cuối).
-NHỊP 16
là điểm xuất
phát cho những
câu Vọng cổ có HÒ
16 và HÒ 20 đi liền như câu 1
, 2 , 4 , 5 vì từ
nhịp 16 trở đi
, những câu này đi
theo một TEMPO giống hệt
nhau và thuờng
là rất mùi!
-XỀ 32 (câu 5); dấu huyền
.
-Từ NHỊP 4 cho
đến NHỊP 16 thuờng
là nhạc đệm
độc tấu . Ca-sĩ sẽ chọn
phải vào ở dâu và nhịp
nào , tùy lời ca dài hay
ngắn , hoặc theo chỉ dẫn
của nhạc sĩ .
ÐỘNG
TỪ XUỐNG XỀ khác
với cách gọi
thông thuờng (theo ông
Cam-văn- Công ):
-Hai
notes XỀ rất
đặc biệt nằm
ở NHỊP 32 (câu 5) và NHỊP 24 (câu 6) .
LỜI
CA (dấu huyền)
đi XUỐNG rất
đặc biệt khác
với dấu huyền của
note HÒ : note LA (diapason)
XỀ =
note Mi nằm trên
dòng duới cùng
của PORTEÉ .
MỘT THÍ DỤ cho LỜI CA VỌNG CỔ câu 5
Một
Ðóa Hoa Quỳnh
Trời
vào đêm trong trăng mờ huyền ảo
Ðâu
đó mơ hồ thoảng tiếng nhạc thiết tha,
Tao
nhân thanh thản một chung trà thơm ngát
Ðang
chờ mong nàng tiên nữ giáng trần (hò -16)
Hương
ngạt ngào hoa chỉ nở một lần (hò-20 )
Ðắm
lòng nguời Quỳnh hoa phô muôn sắc
Ðêm
chưa tàn sao đã vội chia tay? (Xê-24)
Quỳnh
ơi, mặc lời than đời Quỳnh ngắn ngủi,
Ta
tự hỏi chắc gì Quỳnh đà tiếc nuối (Xê-28)
Thà
một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn
hơn ta quay quắt một kiếp nguời. (Xề-32)
Sóng Việt Ðàm
Giang (5/27/2002)
Vọng Cổ câu 6
Ðặc
biệt XỀ 24 ( SL) dấu huyền , giống Xề 32 của câu
5
Chú
ý : đây là Song-Lang DUY NHẤT
có dấu huyền trong 6 câu Vọng-cổ
Những
SL nhịp 24 của các câu khác LUÔN LUÔN KHÔNG CÓ DẤU !!!
Trong VC câu 6 nhịp CỐNG 16 không bắc buộc phải là dấu sắc
cống 16 có thể dùng dầu HUYỀN, tốt
nhất và dễ xoay xở là KHÔNG DẤU
Ðặc biệt KHÔNG DẤU trong HO Ø32 của
VC câu 6
(tất cả các câu khác HO Ø16-Ho
ø20-HO Ø32 phải là dấu huyền).
Thí dụ bài VC câu 6
(Xang 12, Cống 16, Xang 20, Xề 24,
Xê 28, Hò 32)
Một Ðóa Hoa Quỳnh
Trời vào đêm trong trăng mờ huyền ảo,
Ðâu đó mơ hồ thoảng tiếng nhạc thiết
tha. (xang-12)
Tao nhân thanh thản một chung trà
thơm ngát,
Ðang chờ mong nàng tiên nữ giáng trần... (Cống-16)
Ðắm lòng nguời Quỳnh hoa phô muôn
sắc.
Huơng ngạt ngào cõi mộng ru hồn ta.
(Xang-20)
Nhưng đời hoa sao bất công ngắn ngủi
.
Ai ngắm Quỳnh không luống những ngậm
ngùi. (Xề-24)
Quỳnh ơi ,mặc lời than đời Quỳnh ngắn ngủi,
Ta tự hỏi chắc gì Quỳnh đà tiếc
nuối? (Xê-28)
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt,
Phải chăng Quỳnh đã sống trọn vẹn
hơn ta? (Hò- 32)
Sóng ViệtÐàm-Giang
No comments:
Post a Comment