Friday, June 5, 2020

Con giời Chilopoda. Otostigmus aculeatus. Bệnh Zona Thần Kinh.



Con Giời Leo
Otostigmus aculeatus. Scolopendridae.



Con giời hay con giời leo là loại động vật bách túc (centipedes) phân lớp Chân môi Chilopoda, tên khoa học là Otostigmus aculeatus, họ Scolopendridae . Con giời có thân dẹp, kích thước nhỏ hơn so với nhiều loại rết khác, bò khá nhanh, thường sống ở các góc khuất, ngõ ngách, có thể gặp ở dưới gầm giường, nơi ẩm thấp như dưới các hòn gạch, đá,... Chúng kiếm ăn vào ban đêm nên có khi bò lên người đang ngủ và tiết dịch acid  phát quang có mùi phosphorus và có thể gây chứng đỏ da (erythema) và phỏng da  khi da bị dính đụng vào nó.

Bệnh giời leo: nguyên gốc là tên dân gian để chỉ chung các loại viêm da dị ứng do tiếp xúc với con giời leo hoặc một số loại côn trùng khác có độc tính như kiến ba khoang (thuộc chi Paederus), sâu ban miêu (thuộc họ Meloidae) xuất hiện trong mùa gặt, thời kỳ giao mùa hay mưa bão.
Bệnh Zona thần kinh (giời leo). Đây là cách gọi không chính xác nhưng phổ biến để chỉ bệnh Zona do biểu hiện bên ngoài của hai bệnh này khá giống nhau.
Tuy nhiên có thể phân biệt bằng quan sát kỹ càng: bệnh zona lan theo đường đi của các dây thần kinh từ cùng một bó dây thần kinh cảm giác nên trên phần thân và chi chân tay thì thông thường bệnh chỉ lan ở 1 bên. Còn bệnh giời leo thì vùng bị viêm da dị ứng có thể là bất cứ vùng da hở nào, có thể xuất hiện ở cả hai bên thân. Bệnh zona trầm trọng có thể dễ phân biệt hơn do có các nốt phỏng phồng to.
  Bệnh zona hay zona thần kinh (shingles), còn được gọi là zoster hoặc herpes zoster, là một bệnh do virus đặc trưng bởi phát ban da đau đớn với mụn nước ở tùy khu trên thân thể. Thông thường, phát ban xảy ra ở một dải đơn, rộng ở bên trái hoặc bên phải của cơ thể hoặc khuôn mặt. Đến bốn ngày trước khi phát ban xảy ra, có thể có cảm giác ngứa ran hoặc đau cục bộ. Triệu chứng là ban đỏ, biến chuyển thành mụn nước thành đám kiểu chùm nho với cảm giác ngứa, nóng và rát. Khoảng hai đến bốn tuần sau thì lành da nhưng cảm giác đau nóng có thể kéo dài khá lâu, một số người bị đau dây thần kinh liên tục có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm, một tình trạng gọi là đau dây thần kinh sau khi điều trị. Ở những người có chức năng miễn dịch kém, phát ban có thể xảy ra rộng rãi. Nếu phát ban liên quan đến mắt, mất thị lực có thể xảy ra.
  Bệnh zona (zona hay zona thần kinh) là dạng tái hoạt của virus varicella zoster, tức là bệnh nhân trước đó đã từng mắc bệnh thủy đậu (trái rạ). Thường thì bệnh nhân nhiễm thủy đậu khi còn nhỏ rồi lành bệnh nhưng virus không bị diệt mà ẩn vào trong tế bào thần kinh, Hạch thần kinh dưới dạng không hoạt động. Sau một thời gian dài, có khi hằng mấy chục năm, virus tái hoạt động thành bệnh zona. Virut sẽ lan theo đường đi của dây thần kinh rồi bộc phát ở trên da tương ứng với khu vực của dây thần kinh. Động lực khiến virus tái hoạt sau nhiều năm tiềm ẩn vẫn chưa được xác định.
Như thế, gọi bệnh Zona thần kinh là bệnh giời leo thì không đúng vì bệnh giời leo là một bệnh do viêm da dị ứng với một vài loại côn trùng, hoàn toàn khác với bệnh Zona thần kinh.
Giun đất và con Rết
Giun đất là tên thông thường của các loài giun lớn nhất của phân lớp Oligochaeta trong ngành Giun đốt (phylum Annelida).
Giun đất là loài động vật không xương sống, thường sống ở những khu vực đất ẩm ướt ẩm ướt nói chung, nơi có nhiều mùn hữu cơ. Chúng có vai trò to lớn đối với ngành nông nghiệp do chúng làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu của đất. Giun đất còn là thức ăn cho gia súc và gia cầm.
Rết, hay rít, là tên gọi Việt ngữ của một nhóm động vật bách túc (centipedes), chân khớp thuộc lớp Chân môi (Chilopoda) trong phân ngành Nhiều chân Myriapoda, ngành Artropoda.
Rết là loài động vật thân đốt, thon dài, nói chung mỗi đốt có một đôi chân. Số lượng chân của mỗi loài rết rất đa dạng, từ dưới 20 cho đến trên 300 chân. Một đặc điểm dễ nhận thấy của rết là cặp kìm ở trước miệng có thể tiết nọc độc vào kẻ thù, được hình thành từ một cặp gọng phần phụ miệng. Hầu hết các loài rết là động vật ăn thịt.

No comments: