Cảm
Nghĩ Về Lên Đồng
Sóng
Việt Đàm Giang
Nói đến Đạo mẫu là phải nói đến Lên Đồng/Hầu Đồng. Nói
đến Hầu Đồng thì phải nhắc đến Chầu Văn. Sự liên quan mật thiết giữa Hầu Đồng và
Chầu Văn đã được minh chứng qua những màn biểu diễn của các buổi lên đồng. Phần
cảm nghĩ này chỉ nói riêng về Lên Đồng.
Về lên đồng,
chúng ta có thể coi lên đồng và các nghi lễ thần nhập qua người trung gian, giống
như là nghệ thuật biểu diễn vì có rất nhiều đặc tính của sân khấu truyền thống.
Cũng như một số hình thức của sân khấu biểu diễn cổ truyền, lên đồng kết hợp âm
nhạc và lời hát, nhảy múa và điệu bộ, lời nói, kịch câm, y phục và các vật
dụng. Nhưng khác với nghệ thuật sân khấu
hoặc biểu diễn thuần tuý chỉ có mục đích giải trí, lên đồng có thể mang ảnh hưởng
đến những người tham gia - cả người hầu đồng và cả người xem. Trạng thái ngây
ngất hay nhập hồn của người hầu đồng gây bởi những yếu tố như thuốc lá, trà, rượu
tạo nên một không khí huyền hoặc lạ kỳ.
Người viết hàng chữ này xem lên đồng như một buổi biểu diễn văn hoá nghệ thuật và đã ngồi xem suốt gần sáu giờ đồng hồ. Có thể nói, nó là một nguồn văn hoá nghệ thuật truyền thống đã được người hầu đồng sử dụng trong khi biểu diễn; là bảo tàng sống của văn hoá và lịch sử Việt Nam; là một cơ hội để trình bày những yếu tố truyền thống đa dạng vốn không còn tồn tại trong xã hội Việt Nam hiện đại.
Trong một buổi lên đồng ta thấy sự trình diễn những trang phục và các sản phẩm tương tự như những thứ mà một thời đã đi vào cuộc sống hàng ngày của những người quyền quý và những vị quan lại. Thêm vào nữa, vật dụng tượng trưng được áp dụng rất linh động ví dụ như hèo -hèo là đoạn gỗ dài 50 - 60 cm, tròn, đầu có buộc 2-3 nhạc, biểu tượng cho nhạc con ngựa và roi ngựa, một vật mà Ông Hoàng hay dùng khi giáng đồng.
Bằng việc diễn tả những hành động và điệu bộ đặc biệt của các nhân vật huyền thoại và lịch sử, lên đồng đã làm sống lại các nhân vật quá khứ. Nhân vật lịch sử đã trở nên không chỉ là tên gọi trong những bài học lịch sử khô khan, mà đã được sống lại khi nhập vào thân xác của ông bà đồng: mỗi vị thần đều tương ứng với một người anh hùng trong lịch sử Việt Nam, và đã được tái sinh một cách sống động trong lễ lên đồng. Việc tái sinh này làm những nhân vật thần này trở nên gần gũi với người dân hơn.
Lên đồng cũng đã đưa ra dưới hình thức nghệ thuật những khuôn mẫu về giới và dân tộc thiểu số như khi ông bà đồng được nhập lần lượt bởi các vị nam thần và nữ thần, người Kinh và người thiểu số. Trong mỗi giá đồng này, người lên đồng đã trình diễn một số các khía cạnh và yếu tố của cá nhân vị thần đó, và những người tham dự có thể hình dung ra một phần thế giới của nhân vật (vị thần) đó. Ví dụ, Thánh Mẫu Thượng Ngàn, cũng như Chầu Đệ Nhị, Hoàng Đệ Nhị được coi là người Dao, Chầu Lục là người Nùng, Chầu Mười thì lại là người Tày, v.v…
Quần áo mà mỗi vị thần mặc có thể không mô tả chính xác quần áo truyền thống của người Dao, Tày, Nùng, hay Mường, nhưng chúng thể hiện nhưng khuôn mẫu quần áo của những dân tộc này. Nữ trang như vòng cổ bạc rất đặc trưng của người miền núi phía Bắc Việt Nam, những chiếc khăn quàng hay khăn đội, quấn đầu rất đẹp được ông bà Đồng sử dụng dù không nhất thiết phản ảnh trung thực nhưng nó cho tín hiệu rằng nhân vật đó là có nguồn gốc người cao nguyên.
Qua lên đồng, với sự đóng góp của các thần linh có nguồn gốc dân tộc thiểu số, chúng ta có thể nhận thấy sự hòa hợp của nhiều tộc chủng cùng chia sẻ chung một nền văn hoá Việt Nam.
Người viết hàng chữ này xem lên đồng như một buổi biểu diễn văn hoá nghệ thuật và đã ngồi xem suốt gần sáu giờ đồng hồ. Có thể nói, nó là một nguồn văn hoá nghệ thuật truyền thống đã được người hầu đồng sử dụng trong khi biểu diễn; là bảo tàng sống của văn hoá và lịch sử Việt Nam; là một cơ hội để trình bày những yếu tố truyền thống đa dạng vốn không còn tồn tại trong xã hội Việt Nam hiện đại.
Trong một buổi lên đồng ta thấy sự trình diễn những trang phục và các sản phẩm tương tự như những thứ mà một thời đã đi vào cuộc sống hàng ngày của những người quyền quý và những vị quan lại. Thêm vào nữa, vật dụng tượng trưng được áp dụng rất linh động ví dụ như hèo -hèo là đoạn gỗ dài 50 - 60 cm, tròn, đầu có buộc 2-3 nhạc, biểu tượng cho nhạc con ngựa và roi ngựa, một vật mà Ông Hoàng hay dùng khi giáng đồng.
Bằng việc diễn tả những hành động và điệu bộ đặc biệt của các nhân vật huyền thoại và lịch sử, lên đồng đã làm sống lại các nhân vật quá khứ. Nhân vật lịch sử đã trở nên không chỉ là tên gọi trong những bài học lịch sử khô khan, mà đã được sống lại khi nhập vào thân xác của ông bà đồng: mỗi vị thần đều tương ứng với một người anh hùng trong lịch sử Việt Nam, và đã được tái sinh một cách sống động trong lễ lên đồng. Việc tái sinh này làm những nhân vật thần này trở nên gần gũi với người dân hơn.
Lên đồng cũng đã đưa ra dưới hình thức nghệ thuật những khuôn mẫu về giới và dân tộc thiểu số như khi ông bà đồng được nhập lần lượt bởi các vị nam thần và nữ thần, người Kinh và người thiểu số. Trong mỗi giá đồng này, người lên đồng đã trình diễn một số các khía cạnh và yếu tố của cá nhân vị thần đó, và những người tham dự có thể hình dung ra một phần thế giới của nhân vật (vị thần) đó. Ví dụ, Thánh Mẫu Thượng Ngàn, cũng như Chầu Đệ Nhị, Hoàng Đệ Nhị được coi là người Dao, Chầu Lục là người Nùng, Chầu Mười thì lại là người Tày, v.v…
Quần áo mà mỗi vị thần mặc có thể không mô tả chính xác quần áo truyền thống của người Dao, Tày, Nùng, hay Mường, nhưng chúng thể hiện nhưng khuôn mẫu quần áo của những dân tộc này. Nữ trang như vòng cổ bạc rất đặc trưng của người miền núi phía Bắc Việt Nam, những chiếc khăn quàng hay khăn đội, quấn đầu rất đẹp được ông bà Đồng sử dụng dù không nhất thiết phản ảnh trung thực nhưng nó cho tín hiệu rằng nhân vật đó là có nguồn gốc người cao nguyên.
Qua lên đồng, với sự đóng góp của các thần linh có nguồn gốc dân tộc thiểu số, chúng ta có thể nhận thấy sự hòa hợp của nhiều tộc chủng cùng chia sẻ chung một nền văn hoá Việt Nam.
Một đặc điểm đáng chú ý của lên đồng là một
người hầu đồng biểu hiệu sự hiện thân liên tiếp của nhiều vị thần, cả nam thần,
lẫn nữ thần. Sự khác biệt vế màu sắc, về trang phục, về nữ trang, vật dụng cách
họ đứng, di chuyển, nhảy múa, điệu bộ và xử sự cho phép những người tham gia
nhận diện ra vị thần đó.
Lên đồng như thế có thể được xem như là những nguồn tư liệu quí giá bộc lộ quan niệm của người Việt Nam về lịch sử , về di sản văn hoá, về vai trò của giới và bản sắc tộc chủng. Hơn bất kỳ một quyển sách khô khan, hay một bức tranh, bức tượng nào đó, lên đồng là một bảo tàng sống tiêu biểu cho một phần của nền văn hoá Việt cổ xưa. Những người tham gia hầu đồng chính là những người gìn giữ, bảo vệ cho phần văn hoá dân gian này. Việc làm của người lên đồng hiện nay là một đảm bảo cho các thế hệ tương lai vẫn sẽ tiếp tục có cơ hội được chiêm ngưỡng một nền văn hóa nhân gian đang dần bị nhạt nhoà đi trong đời sống xã hội mới, chỉ còn hiện diện trong điện thần của đạo Mẫu.
Có lẽ Đạo Mẫu và lên đồng/hầu đồng
xứng đáng được có một vị trí đáng kể bởi những nỗ lực bảo tồn những giá trị
truyền thống và nên được khuyến khích để duy trì hình thức văn hoá này cho các
thế hệ tương lai.
Người viết xin ngả nón bái phục những
vị đã và đang mài miệt khổ công duy trì một tín ngưỡng cổ xưa thờ Đạo Mẫu và bảo trì Đền Đức Thánh Trần ngay tại Hoa kỳ kể
từ ngày rời quê hương đến hiện tại đã gần tròn 40 năm.
Ghi chú. Tài liệu sưu tầm và tìm hiểu
trên internet với nhiều trang nhà hay FB khác nhau.
Sóng Việt Đàm Giang
Tháng Tư 2015
No comments:
Post a Comment