Bài Minh trên Đài Nghiên trước Đền Ngọc Sơn.
Bài viết của LâmGiang
Hình ảnh của Đàm Giang.
Nói đến bài Minh thì những ai quan tâm đến văn
bia, hẳn đã rõ về thể thức và nội dung phản ánh của nó. Ở nước ta, bài Minh
thường được khắc trên bia đá hoặc chuông đồng, khánh đồng... phổ biến nhất là
dùng thể thơ 4 chữ có vần, dài ngắn khác nhau, tùy theo nội dung phản ánh, ngắn
nhất cũng là 4 câu, trung bình từ 16 đến 26 câu. Cũng có bài dài trên 100 câu,
như bài Thánh Tông Chiêu lăng bi tịnh tự, do Thân Nhân Trung viết cho
Chiêu Lăng khi Lê Thánh Tông qua đời.
"Việc này tưởng
như không có gì để bàn, nhưng trong thực tế vẫn còn có một số trường hợp xảy
ra, như chưa hiểu đúng về thể thức của bài Minh, nên chấm câu không đúng, dẫn đến
tình trạng bài dịch không chuẩn xác. Đó là trường hợp bài Minh khắc trên nghiên
đá đặt trên Đài Nghiên trước cửa đền Ngọc Sơn, nơi mà nhiều người trong và
ngoài nước thường xem, đọc. Đáng lưu ý là hiện có không dưới 5 bản dịch đăng trên các tạp chí, sách vở đã xuất bản, đều dịch thành bài văn xuôi.
Khởi đầu là của một học giả người Pháp tên là G. Doumitier dịch ra tiếng Pháp năm 1887, chỉ 13 năm sau khi bài minh này ra đời.
Tiếp theo sau là các nhà nghiên cứu Việt Nam, nối tiếp nhau cho tới mãi những năm gần đây, đều chấm câu và dịch bài Minh đó như là một bài văn xuôi. Bản phiên âm và dịch nghĩa đăng trên Tạp chí Hán Nôm, số 1, năm 1991 là một ví dụ.
Phiên âm:
Cổ hữu huyệt địa chi nghiễn chú Đạo đức kinh, chước phương nghiễn trứ Hán xuân thu: Thạch tư nghiễn dã, phi tượng hà tượng, bất phương bất viên, diệu tồn chư dụng, bất cao bất hạ, vị hồ quyết trung, phủ Hoàn Kiếm thủy, ngưỡng Thạch bút phong, ứng Thượng Thai nhi vân vật, hàm nguyên khí nhi ma hư không.
Dịch nghĩa:
Xưa có việc xoi đất làm cái nghiên đá chú thích Đạo đức kinh, đẽo nghiên đá viết sử nhà Hán: Cái nghiên đá này, nếu không là biểu tượng thì sao thành hình tượng, chẳng vuông chẳng tròn, diệu náu công dụng, chẳng cao chẳng thấp, vị trí trung bình, cúi xuống nước Hồ Gươm, ngẩng lên ngọn Tháp Bút, đáp Thượng Thai mà nhả sắc mây lành, ngậm nguyên khí mà mài vòm trời rộng.
Bài Minh này như chúng ta đều biết, do Nguyễn Văn Siêu soạn, Vũ Tá Trứ khắc năm Giáp Tý (1864) ở xung quanh chiếc nghiên đá đặt trên Đài Nghiên. Về sau, bài Minh khắc in trong Phương Đình văn loại năm Tự Đức 35 (1882) (Tục tập, tờ 54a), được môn đệ là Quang lộc tự khanh quyền sung Hà Nội Tuần phủ Vũ Nhự kiểm duyệt.
Năm 1937, khi trùng tu đền, bài Minh được đắp bằng vôi vữa, trên Cuốn thư trước cổng ra vào đền, ngay bên dưới Đài Nghiên.
Như vậy, bài Minh đã có 1 chính bản và 2 dị bản. Sau đây xin lần lượt điểm lại các bản.
1.Bản chính phải được chấm câu và dịch nghĩa
như sau
古 有:
穴 地 直 硯 註 道 德 經 斫 大 方 硯 著 漢 春 秋 石 斯 硯 也 匪 象 何 形 不 方 不 員 妙 存 諸 用 不 高 不 下 位 乎 厥 中 俯 還 劍 水 仰 石 筆 峰 應 上 台 而 吐 雲 物 含 元 氣 而 磨 虛 空 |
Cổ hữu:
Huyệt địa trực nghiễn, Chú Đạo đức kinh. Chước đại phương nghiễn, Trước Hán Xuân thu. Thạch tư nghiễn dã, Phỉ tượng hà hình. Bất phương bất viên, Diệu tồn chư dụng. Bất cao bất hạ, Vị hồ quyết trung. Phủ Hoàn Kiếm thuỷ, Ngưỡng thạch bút phong. Ứng Thượng Thai nhi thổ vân vật, Hàm nguyên khí nhi ma hư không. |
Nghĩa là:
Xưa có:
Dùng thẳng hốc đất làm nghiên,
Chú giải Kinh Đạo đức.
Đẽo nghiên lớn hình vuông,
Chép Kinh Xuân thu đời Hán.
Còn chiếc nghiên đá này,
Hình gì cũng chẳng giống.
Không vuông cũng không tròn,
Nhưng khéo chứa công dụng.
Không thấp cũng không cao,
Vị trí vào khoảng giữa.
Cúi soi nước Hồ Gươm,
Ngửa trông ngọn bút đá.
Ứng sao Thượng Thai nhả lời hay,
Hợp nguyên khí mài vòm trời rộng.
Bài Minh miêu tả hình dáng và công dụng của chiếc nghiên đá xưa (hình vuông, dùng để chép kinh, sử) và hình dáng của chiếc nghiên của Nguyễn Văn Siêu tạo ra này (không vuông, cũng không tròn), và công dụng của nó là làm đẹp quang cảnh trong quần thể Tháp Bút, Đài Nghiên, Hồ Gươm...
Nghiên đá
2. Bài minh trong Phương Đình văn loại
Như trên đã nói, năm Tự Đức thứ 35 (1882), bài Minh được khắc ván in trong Phương Đình văn loại, và được đặt tên: Nghiễn đài minh硯 臺 銘. Nhưng bài Minh ở đây đã bị sửa đổi một số chữ và thay đổi vị trí một số câu so với bản chính khắc trên Đài Nghiên. Như đưa câu 3 và câu 4 lên đầu, đẩy câu 1 và câu 2 xuống dưới, để bài Minh có câu 4 hợp vận với câu 6. Sự thay đổi như sau:
Xưa có:
Dùng thẳng hốc đất làm nghiên,
Chú giải Kinh Đạo đức.
Đẽo nghiên lớn hình vuông,
Chép Kinh Xuân thu đời Hán.
Còn chiếc nghiên đá này,
Hình gì cũng chẳng giống.
Không vuông cũng không tròn,
Nhưng khéo chứa công dụng.
Không thấp cũng không cao,
Vị trí vào khoảng giữa.
Cúi soi nước Hồ Gươm,
Ngửa trông ngọn bút đá.
Ứng sao Thượng Thai nhả lời hay,
Hợp nguyên khí mài vòm trời rộng.
Bài Minh miêu tả hình dáng và công dụng của chiếc nghiên đá xưa (hình vuông, dùng để chép kinh, sử) và hình dáng của chiếc nghiên của Nguyễn Văn Siêu tạo ra này (không vuông, cũng không tròn), và công dụng của nó là làm đẹp quang cảnh trong quần thể Tháp Bút, Đài Nghiên, Hồ Gươm...
Nghiên đá
2. Bài minh trong Phương Đình văn loại
Như trên đã nói, năm Tự Đức thứ 35 (1882), bài Minh được khắc ván in trong Phương Đình văn loại, và được đặt tên: Nghiễn đài minh硯 臺 銘. Nhưng bài Minh ở đây đã bị sửa đổi một số chữ và thay đổi vị trí một số câu so với bản chính khắc trên Đài Nghiên. Như đưa câu 3 và câu 4 lên đầu, đẩy câu 1 và câu 2 xuống dưới, để bài Minh có câu 4 hợp vận với câu 6. Sự thay đổi như sau:
古 有:
石 斯 硯
也
著 漢 春
秋
穴 地 直
硯
註 道 德
經
石 斯 硯
也
匪 象 何
形
|
Cổ hữu:
Thạch tư nghiễn dã, Trước Hán Xuân thu. Huyệt địa trực nghiễn, Chú Đạo đức kinh. Thạch tư nghiễn dã, Phỉ tượng hà hình. |
Bài
Minh trong Phương Đình văn loại, không những chỉnh lý đoạn mở đầu, mà
còn thay đổi một số từ trong một số câu, như câu: “Huyệt địa trực nghiễn,” có
lẽ do thấy các chữ trong câu đều vần trắc, nên đổi chữ “trực” thành chữ “vi,”
để trong câu có một chữ vần bằng, nghĩa là: “Dùng hốc đất làm nghiên,” chữ của
Nguyễn Văn Siêu “Dùng thẳng hốc đất làm nghiên” hay hơn.
Hay câu thứ 4: “Chú Đạo đức kinh,” sửa là “Chú Lão Tử kinh.” Câu thứ 8: “Diệu tồn chư dụng” sửa là “Diệu tàng kỳ dụng” (Khéo dấu công dụng). Còn hai chữ cuối trong câu cuối cùng của bài minh là “hư không” sửa lại là “thương khung” (vòm trời xanh).
Nêu ra những hiện tượng trên đây là để nói rằng, tình trạng “tam sao thất bản,” hoặc tự ý sửa chữa nguyên tác trong các tư liệu Hán Nôm là điều hay xảy ra.
Hay câu thứ 4: “Chú Đạo đức kinh,” sửa là “Chú Lão Tử kinh.” Câu thứ 8: “Diệu tồn chư dụng” sửa là “Diệu tàng kỳ dụng” (Khéo dấu công dụng). Còn hai chữ cuối trong câu cuối cùng của bài minh là “hư không” sửa lại là “thương khung” (vòm trời xanh).
Nêu ra những hiện tượng trên đây là để nói rằng, tình trạng “tam sao thất bản,” hoặc tự ý sửa chữa nguyên tác trong các tư liệu Hán Nôm là điều hay xảy ra.
3.
Bài Minh trong Cuốn thư
Năm Bảo Đại Đinh Sửu (1937), trùng tu đền Ngọc Sơn, lối lên Đài Nghiên bị bít lại, có lẽ là để cửa ra vào đền được mở rộng hơn. Trên cửa ra vào ấy tạo một Cuốn thư bằng vôi vữa, ngay dưới Nghiên đá. Trong Cuốn thư là bài Minh nói trên. Vì lối lên Đài Nghiên bị phá bỏ, nên bài Minh được tái tạo trong cuốn thư để mọi người không lên được Đài Nghiên vẫn có thể thưởng thức. Bài Minh đắp bằng vôi vữa, rồi sơn đen lên các nét chữ, chữ viết theo lối Thảo thư, phải là người tinh tường chữ Hán mới đọc được.
Năm Bảo Đại Đinh Sửu (1937), trùng tu đền Ngọc Sơn, lối lên Đài Nghiên bị bít lại, có lẽ là để cửa ra vào đền được mở rộng hơn. Trên cửa ra vào ấy tạo một Cuốn thư bằng vôi vữa, ngay dưới Nghiên đá. Trong Cuốn thư là bài Minh nói trên. Vì lối lên Đài Nghiên bị phá bỏ, nên bài Minh được tái tạo trong cuốn thư để mọi người không lên được Đài Nghiên vẫn có thể thưởng thức. Bài Minh đắp bằng vôi vữa, rồi sơn đen lên các nét chữ, chữ viết theo lối Thảo thư, phải là người tinh tường chữ Hán mới đọc được.
Ở hai bên Cuốn thư có thêm 2
dòng lạc khoản: Bên phải là 4 chữ đắp thành 1 hàng “Đinh Sửu trùng tu.” Bên
trái còn 6 chữ chia làm 2 hàng: “Phương Đình tử” (3 chữ tiếp theo mất nét chưa
đọc được và mất hẳn 2 chữ tiếp theo). Bên phải Cuốn thư, cạnh dòng “Đinh Sửu
trùng tu” chắc hẳn còn một dòng nữa, có như thế mới cân đối với 2 dòng lạc
khoản ở bên trái. Dòng này đoán là “Bảo Đại tuế thứ,” vì lâu ngày dòng chữ bị
sứt mẻ, trong một lần quét vôi và tô lại chữ nào đó, người ta bỏ hẳn nó đi,
cũng như đã bỏ hẳn 2 chữ ở dòng lạc khoản bên trái. Theo ông Phạm Đức Huân,
chuyên viên Bảo tàng Bộ Văn hóa, trước năm 1945, còn có người trông thấy dòng
chữ đó.
Dựa vào dòng lạc khoản “Bảo Đại tuế thứ Đinh Sửu trùng tu” mới biết bài Minh trong Cuốn thư được tái tạo năm 1937, khi trùng tu Đài Nghiên và một số hạng mục khác.
Đoán “Bảo Đại tuế thứ” là căn cứ vào: Đài Nghiên xây năm 1864, đến năm 1945, chỉ có 2 năm Đinh Sửu: Năm Đinh Sửu niên hiệu Tự Đức thứ 30 (1877) và năm Đinh Sửu niên hiệu Bảo Đại thứ 12 (1937). Nếu nói trùng tu năm Tự Đức thứ 30 (1877), thì Đài Nghiên mới xây sau 13 năm đã phải trùng tu, vậy chỉ có thể trùng tu năm Đinh Sửu niên hiệu Bảo Đại thứ 12 (1937) là hợp lý.
Vì chỉ còn dòng lạc khoản “Đinh Sửu trùng tu” nên có vị dịch là “Trùng tu năm 1817,” trước khi xây Đài Nghiên! Cũng có vị dịch “Trùng tu năm 1877,” và dịch dòng lạc khoản bên trái: “Phương Đình làm bài Minh” khiến người đọc hiểu rằng, Phương Đình làm bài Minh khi trùng tu Đài Nghiên năm 1877!
Bài Minh trong Cuốn thư, chỉ có một chữ trong câu “Phỉ tượng hà hình” chép sai so với nguyên tác. Đó là thay chữ “hình” bằng chữ “tượng”: “Phỉ tượng hà tượng,” khiến cho trong câu có 2 chữ “tượng,” rất khó cắt nghĩa.
Dựa vào dòng lạc khoản “Bảo Đại tuế thứ Đinh Sửu trùng tu” mới biết bài Minh trong Cuốn thư được tái tạo năm 1937, khi trùng tu Đài Nghiên và một số hạng mục khác.
Đoán “Bảo Đại tuế thứ” là căn cứ vào: Đài Nghiên xây năm 1864, đến năm 1945, chỉ có 2 năm Đinh Sửu: Năm Đinh Sửu niên hiệu Tự Đức thứ 30 (1877) và năm Đinh Sửu niên hiệu Bảo Đại thứ 12 (1937). Nếu nói trùng tu năm Tự Đức thứ 30 (1877), thì Đài Nghiên mới xây sau 13 năm đã phải trùng tu, vậy chỉ có thể trùng tu năm Đinh Sửu niên hiệu Bảo Đại thứ 12 (1937) là hợp lý.
Vì chỉ còn dòng lạc khoản “Đinh Sửu trùng tu” nên có vị dịch là “Trùng tu năm 1817,” trước khi xây Đài Nghiên! Cũng có vị dịch “Trùng tu năm 1877,” và dịch dòng lạc khoản bên trái: “Phương Đình làm bài Minh” khiến người đọc hiểu rằng, Phương Đình làm bài Minh khi trùng tu Đài Nghiên năm 1877!
Bài Minh trong Cuốn thư, chỉ có một chữ trong câu “Phỉ tượng hà hình” chép sai so với nguyên tác. Đó là thay chữ “hình” bằng chữ “tượng”: “Phỉ tượng hà tượng,” khiến cho trong câu có 2 chữ “tượng,” rất khó cắt nghĩa.
4.
Nhận xét chung
Xem xét lại các bài đã dịch, phần lớn là dựa vào bài Minh trong cuốn thư. Những bài dịch ấy như trên đã nói, không những cách chấm câu chưa đúng, mà trong từng câu dịch còn nhiều chỗ chưa chính xác, đây chỉ nêu một vài ví dụ có tính chất tiêu biểu, như: Hầu hết người dịch chưa hiểu hết nghĩa của chữ “tượng,” nên cắt nghĩa là “hình tượng,” là “biểu tượng”! Như dịch là: “Nếu không là biểu tượng thì sao thành hình tượng” (Dịch theo bài Minh trong cuốn thư: Phỉ tượng hà tượng) (Tạp chí Hán Nôm số 1, 1991). Hay dịch là “Hình tượng của nó ra sao” (Dịch đúng với câu trong nguyên tác: Phỉ tượng hà hình) (Phương Đình văn loại, Nxb. Văn Học, 2002) v.v... Chữ “tượng” ở đây có nghĩa là “giống” “giống như” là nghĩa thường gặp trong Hán ngữ cổ đại cũng như trong Hán ngữ hiện đại. Câu “Phỉ tượng hà hình” phải dịch là “Chẳng giống hình gì” mới đúng.
Hay câu: “Huyệt địa trực nghiễn” (Dùng thẳng hốc đất làm nghiên), có vị dịch là “Xoi đất làm nghiên,” có vị dịch “Lấy đất huyệt làm nghiên”! Hay câu: “Thạch tư nghiễn dã” (Cái nghiên đá này), có vị dịch là “Từ đó tách ra làm nghiên”? Còn chữ “ma” trong câu cuối của bài Minh: “Hợp nguyên khí nhi ma hư không,” có vị dịch chữ “ma” là “cọ sát” ? Đây tả cái Nghiên dùng để mài mực, sao lại cọ sát ?...
Dịch Hán phiên Nôm đều là công việc khó khăn, mấy ai tránh khỏi sai lầm. Tác giả bài viết này cũng nằm trong số đó. Biết phận mình nên không dám phê phán gì nhiều. Nhưng lần này thấy không thể không nói ra, vì bài Minh trên Đài Nghiên của Nguyễn Văn Siêu, ở ngay trung tâm Thủ đô mà cứ “Dĩ ngoa truyền ngoa” mãi thì lòng không đành. Bài viết này có sử dụng một số tư liệu trong cuốn Lời người xưa nhắc bảo sắp xuất bản của ông Phạm Đức Huân. Nhân đây xin tỏ lời cảm ơn./.
Lâm Giang (2006)
Xem xét lại các bài đã dịch, phần lớn là dựa vào bài Minh trong cuốn thư. Những bài dịch ấy như trên đã nói, không những cách chấm câu chưa đúng, mà trong từng câu dịch còn nhiều chỗ chưa chính xác, đây chỉ nêu một vài ví dụ có tính chất tiêu biểu, như: Hầu hết người dịch chưa hiểu hết nghĩa của chữ “tượng,” nên cắt nghĩa là “hình tượng,” là “biểu tượng”! Như dịch là: “Nếu không là biểu tượng thì sao thành hình tượng” (Dịch theo bài Minh trong cuốn thư: Phỉ tượng hà tượng) (Tạp chí Hán Nôm số 1, 1991). Hay dịch là “Hình tượng của nó ra sao” (Dịch đúng với câu trong nguyên tác: Phỉ tượng hà hình) (Phương Đình văn loại, Nxb. Văn Học, 2002) v.v... Chữ “tượng” ở đây có nghĩa là “giống” “giống như” là nghĩa thường gặp trong Hán ngữ cổ đại cũng như trong Hán ngữ hiện đại. Câu “Phỉ tượng hà hình” phải dịch là “Chẳng giống hình gì” mới đúng.
Hay câu: “Huyệt địa trực nghiễn” (Dùng thẳng hốc đất làm nghiên), có vị dịch là “Xoi đất làm nghiên,” có vị dịch “Lấy đất huyệt làm nghiên”! Hay câu: “Thạch tư nghiễn dã” (Cái nghiên đá này), có vị dịch là “Từ đó tách ra làm nghiên”? Còn chữ “ma” trong câu cuối của bài Minh: “Hợp nguyên khí nhi ma hư không,” có vị dịch chữ “ma” là “cọ sát” ? Đây tả cái Nghiên dùng để mài mực, sao lại cọ sát ?...
Dịch Hán phiên Nôm đều là công việc khó khăn, mấy ai tránh khỏi sai lầm. Tác giả bài viết này cũng nằm trong số đó. Biết phận mình nên không dám phê phán gì nhiều. Nhưng lần này thấy không thể không nói ra, vì bài Minh trên Đài Nghiên của Nguyễn Văn Siêu, ở ngay trung tâm Thủ đô mà cứ “Dĩ ngoa truyền ngoa” mãi thì lòng không đành. Bài viết này có sử dụng một số tư liệu trong cuốn Lời người xưa nhắc bảo sắp xuất bản của ông Phạm Đức Huân. Nhân đây xin tỏ lời cảm ơn./.
Lâm Giang (2006)
(Sưu tầm và thu thập từ trang nhà Việt Nguyễn Quốc.)
No comments:
Post a Comment