Đạo Mẫu Tam Phủ/Tứ Phủ và Lên Đồng
Đàm Giang sưu tầm và biên soạn.
Đầu Xuân năm nay nhân tình cờ đọc trên diễn đàn chuyên môn
có vài điện thư nói về lên đồng và chầu văn liên quan đến lên đồng làm gợi trí
tò mò tìm hiểu của người viết về tín ngưỡng dân gian Đạo Mẫu. Nếu trong một buổi
một mặt họp mặt lúc trà dư tửu hậu, có ai đó gióng lên câu hỏi về lên đồng thì
hầu như tất khách có mặt đều trả lời đó là một hình tích hầu bóng mê tín, có những
bà đồng nhảy múa và cũng có người còn kể lại là ngày nhỏ ở trong nước đã thấy có
cả bà Đồng xiên que qua má mà không thấy máu chi hết! Cá nhân người viết này cũng
nhớ mang máng là ngày nhỏ xíu có được xem lên đồng và có chút sờ sợ.
Nay bốn mươi năm xa quê hương cộng thêm hơn hai mươi năm di
cư vào miền Nam nước Việt, nói đến chuyện lên đồng thì cứ tưởng như mình nói
chuyện cổ tích. Nhưng nghĩ vậy mà không phải vậy, nếu mở internet và đánh những
chữ khóa vào thì ra biết cơ man nào là tài liệu về Đạo Mẫu và lên đồng, ngay cả
trên Facebook và sẽ thấy lên đồng/hầu đồng
hiện nay có mặt khắp nơi trong nước, đền thờ Đạo Mẫu và đền thờ những vị Thánh,
Quan, Hoàng v.v… hiện hiện ở miền Bắc rất nhiều và cả ở miền Trung và trong Nam
nữa.
Và thật đúng là một tình cờ, vào những ngày đầu năm Ất Mùi
người viết lại đã có dịp ngồi xem một buổi lên đồng trên đất Hoa kỳ, lại ngay tại
tỉnh đang sinh sống, tại một Đền rất trang khang và uy nghiêm; đó là đền thờ Đạo
Mẫu và Đức Thánh Trần nằm ở vùng Tây Bắc thành phố Houston, Texas, USA.
Dưới đây là bài viết ngắn nói về Đạo Mẫu Tam phủ/Tứ phủ tại
Hoa kỳ và Lên Đồng.
Cũng cần lưu ý là Đạo Mẫu này là một tín ngưỡng cổ truyền
khác với tục thờ Mẫu nói chung của người Á đông. Và tưởng cũng cần nhấn mạnh hầu
đồng/lên đồng trong Đạo Mẫu hoàn toàn khác với hình thức nhập hồn hầu bóng mang
nhiều mê tín dị đoan và trục lợi, hình thức này khá phổ biến tại quê nhà. Hình ảnh
do người viết (Đàm Giang) chụp.
Nguồn gốc của tín ngưỡng Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ“Có một số nhà nghiên cứu cho rằng tục thờ Mẫu có nguồn gốc từ thời Tiền sử khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên như : trời, đất, sông nước, rừng núi …. Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tôn vinh các vị thần được cho là có khả năng siêu phàm, có thể điều khiển được thiên nhiên vốn mang tính quy luật. Trong quá trình mưu sinh tìm nguồn sống, con người luôn vẫn phải dựa vào thiên nhiên vì thế họ đã tôn thờ các hiện tượng tự nhiên như đấng tối cao là Mẫu và thờ Mẫu, mong muốn Mẫu sẽ là người bảo trợ và che trở cho đời sống con người, là cứu cánh của mọi khổ đau bất hạnh.
Thờ Mẫu có nguồn gốc ở miền Bắc. Các vị được thờ trong các đền, chùa, miếu, điện; đặc biệt là có Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ trong một loại hình kiến trúc riêng là Phủ: Phủ Dầy, Phủ Tây Hồ. Vào đến miền Nam, "Ðạo" này đã hoà nhập "Mẫu" với các nữ thần trong tín ngưỡng địa phương: Thánh Mẫu Thiên Y A Na (Huế), Thánh Mẫu Linh Sơn (Tây Ninh).” (GS Ngô Đức Thịnh).
Trước khi đi xem buổi lên đồng, cá nhân người viết không nghĩ là đáng chú ý, chỉ đi vì tò mò muốn biết, nhưng khi xem thì thấy rất đáng chú ý, và sau khi đi xem về thì đã dành rất nhiều thì giờ để tìm hiểu về những nhân vật Thần linh trong Đạo mẫu và lên đồng, nghi lễ quan trọng tiêu biểu của Đạo mẫu Tứ phủ.
Trước hết xin viết về Đền Đức Thánh Trần ở vùng tây
bắc thành phố Houston. Đền này nằm trên con đường Emnora (mà có người đã gọi là
Êm Nở Ra) cho dễ nhớ. Đứng ngoài đường nhìn vào thì chúng ta chỉ thấy một khoảng
không gian rất rộng dài với cái hàng rào và cánh cổng có chút đặc biệt Á đông.
Qua cổng ngoài đường vào trong sân thì nhìn căn nhà Đền bề ngoài cũng chỉ giống
như những căn nhà khác với hai tượng sư tử ngay cửa chính, với nhiều cờ biểu tượng
quốc gia và tín ngưỡng. Nhưng khi bước qua cửa chính của căn nhà/đền thì quả là
một ngạc nhiên tuyệt vời.
Theo lời bà chủ Đền (bà P.B.T.) cho hay thì ông bà đã
mua căn nhà này vào năm 1978 và gần đây hơn đã mua thêm một căn nhỏ ngay bên cạnh,
rồi đã sửa đổi, thay đổi và xây lại phần ngoài nhìn ra mặt tiền nhiều lần để có
được cấu trúc toàn mỹ như ngày nay.
Từ cửa chính bước vào thì có ba phòng thông suốt
sang nhau.
Phòng chính giữa là Điện thờ lớn nhất có bàn thờ
Tam Thánh Mẫu trên cao phía sau, với tượng
Tam Mẫu: Thiên Phủ (chính giữa khăn đỏ) Nhạc phủ (bên trái khăn xanh ) và Thoải phủ (bên phải khăn trắng)
phía trước có bàn thờ Ngọc Hoàng và Ngũ
vị Thần Vương.
Bên phải của
điện thờ chính là bàn thờ riêng biệt thờ
Ông Hoàng Mười.
Bên trái thờ có một bàn thờ khác thờ một vị Thần
mặt đỏ.
Theo truyền thuyết, ông Hoàng Mười là
con thứ mười của Đức Vua cha Bát Hải Động Đình. Theo lệnh ông giáng trần để
giúp dân phù đời. Về thân thế của ông khi hạ phàm thì có rất nhiều dị bản.
“Truyền thuyết cũng kể rằng ông Hoàng Mười quê ở làng Xuân
Am, tổng Yên Đổ, phủ Hưng Nguyên xưa (nay là Hưng Thịnh, Hưng Nguyên, Nghệ An).
Ngài là một vị tướng tài có công lớn trong cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn, hy sinh
trong trận Âm Công đánh vào thành Lục Niên. Âm Công là một trận nghi binh làm
voi giả, chiến thuyền giả. Ngài kéo quân đánh tập hậu, tả xung hữu đột làm cho
quân Minh kinh hồn bạt vía. Ngài đã bị thương nặng, chỉ kịp phi ngựa về đến quê
nhà thì mất.
Nhiều nhà nghiên cứu hiện nay khảo sát
thần tích gần 50 đền thờ cho rằng ông giáng xuống trần thành Uy Minh Vương Lý
Nhật Quang, con trai Vua Lý Thái Tổ, cai quản châu Nghệ An, thời Lý.
Theo một số đền thờ vùng Nghệ Tĩnh thì
ông được coi là Lê Khôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh
chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh. Vì thế, ông Hoàng Mười còn
được nhân dân xứ Nghệ tôn vinh là "Đức thánh minh", là một vị quan
nằm trong hệ thống điện thần thờ Mẫu tứ phủ ở Việt Nam. Nơi nào có điện thờ Mẫu
là nơi đó có tượng hoặc bàn thờ ông Hoàng Mười.
Một sự tích được
lưu truyền khác như sau: Ông Mười giáng sinh thành Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới
thời Vua Lê Thái Tổ, có công giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao cho trấn giữ
đất Nghệ An, Hà Tĩnh (cũng chính là nơi quê nhà của ông).”
Dù bất cứ truyền thuyết nào Ông Hoàng cũng đều đuợc
dân quý trọng vì có công lao với đất nước. Sau khi mất ông hiển linh và đuợc dân
lập đền thờ ở Nghệ An.
Thần mặt đỏ.
“Việc thờ
Quan Vũ ở Việt Nam có từ nhiều thế kỷ, từ Bắc đến Nam. Người Việt Nam thờ ông
trong nhiều chùa, thờ chung với Phật. Người Việt gọi là Hán Thọ Đình Hầu - hay
phổ biến là Quan Thánh Đế Quân. Trong dân gian tôn là thần Trung Nghĩa. Bàn thờ
thường đặt trong điện Quan Đế.”
Phòng bên phải là Đền thờ Đức Trần Hưng Đạo và Nhị
vị Nữ Vương (bên trái Nữ Vương khăn vàng), bên phải nữ Vương/ Tướng khăn đỏ. Trên
cao là Ngai vua. Phía sau bàn thờ Đức Thánh Trần là bàn thờ thân nhân họ Trần.
Phòng bên trái là phòng Đức chúa Thượng Ngàn Với Tượng
Thánh Mẫu Thượng Ngàn ở trên núi cao. Phía dưới có rất nhiều nhân vật thần linh
tiêu biểu và những người phục hầu kề cận Thánh Mẫu, và có cả suối nước rất đẹp.
Đàm GiangTháng ba, 2015
No comments:
Post a Comment