Đàm Giang biên soạn và chụp hình
Hàng Cô.
Tiếp sau các
Ông Hoàng thì đến hàng giá các cô gồm 12 vị (Thập nhị Vương Cô). Các Cô là thị
nữ của Thánh Mẫu và các vị Chầu. Lần hầu
này có 5 cô giáng và nhập đồng, đó là Cô
Đôi Thượng Ngàn (Cô Đệ Nhị), Cô Bơ Ba, Cô Sáu (Cô Đệ Lục), Cô Chín, và Cô Bé Đắc
Lệ. Cũng như giá Chầu, nhiều Cô cónguồn gốc từ dân tộc thiểu số nên lễ phục của
các Cô có nhiều màu sắc sặc sỡ và vải vóc đẹp. Các Cô cũng múa nhiều thể điệu
như múa quạt, múa chèo đò, múa mồi, múa khăn v.v…..và múa rất uyển chuyển, vui
tươi tương ứng với âm nhạc và các bài văn chầu.
-
Cô Đôi Thượng Ngàn. Cô Đôi thường là giá cô ngự về đầu
tiên (mở khăn cho hàng cô) để chứng lễ. Khi cô về ngự thường mặc áo lá xanh,
hoặc váy xanh và áo xanh ngắn, trên đầu có choàng khăn kết thành
hình đóa hoa, hai bên tai có cài hai đóa
hoa. Cô về đồng thường khai cuông rồi múa mồi, múa tay tiên hái tài hái lộc cho
đồng tử.
“Cô vốn là con Vua Đế
Thích trên Thiên Cung, được phong là Sơn Tinh Công Chúa, ra vào hầu cận bơ tòa
Vua Mẫu trong điện ngọc, nơi tiên cảnh. Sau cô giáng sinh xuống đất Ninh Bình
làm con gái nhà một chúa đất ở chốn sơn lâm. Về sau cô theo hầu Đức Diệu Tín
Thuyền Sư Lê Mại Đại Vương (chính là Mẫu Thượng Ngàn, Bà Chúa Sơn Trang) học
đạo phép để giúp dân. Rồi khi về thiên, cô được theo hầu cận ngay bên cạnh Mẫu
Thượng Ngàn Đông Cuông Tuần Quán, được Mẫu Bà truyền cho vạn phép, giao cho cô
dạy người rừng biết thống nhất về ngôn ngữ (nên có khi còn gọi là Cô Đôi Đông
Cuông).”
-
Cô Ba
Thoải Cung (Cô Bơ).
“Cô vốn là con Thủy Tề ở dưới Thoải Cung, được phong là
Thoải Cung Công Chúa, giá ngự vào ra trong Cung Quảng Hàn. Có người còn nói
rằng, Cô Bơ là con gái vua Long Vương rất xinh đẹp nết na nên được Đức Vương
Mẫu (có người cho rằng đó là Mẫu Cửu Trùng Thiên) cho theo hầu cận, chầu chực
trong cung cấm. Sau này Cô Bơ Thoải giáng sinh vào thời Lê Trung Hưng.Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, cô đã có
công giúp vua Lê trong những năm đầu kháng chiến.
Người ta cho rằng,
Cô Bơ được lệnh Vua Cha giáng trần để giúp vua, đến chí kì mãn hạn thì có xe
loan lên đón rước cô về Thủy Cung. Sau đó cô hiển linh giúp dân chúng ở vùng
ngã ba sông, độ cho thuyền bè qua lại được thuận buồm xuôi gió vậy nên cô còn
có danh hiệu là Cô Bơ Bông (do tích cô giáng ở ngã ba sông) hay Cô Bơ Thác Hàn
(theo tên gọi ở nơi quê nhà). Ai hữu sự đến kêu van cửa cô đều được như ý nên
danh tiếng cô vang lừng khắp nơi nơi Cô Bơ luôn giá ngự về đồng, già trẻ, từ đồng
tân đến đồng cựu, hầu như ai cũng hầu về Cô Bơ Bông. Khi cô giáng vào ai, dù
già hay trẻ thì sắc mặt đều trở nên hồng hào tươi tốt, đẹp đẽ lạ thường. Khi cô
ngự đồng, cô thường mặc áo trắng, đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) có thắt lét
trắng (có khi dùng thắt dải lưng hồng) rồi cô cầm đôi mái chèo, bẻ lái dạo chơi
khắp nơi. Lúc chèo thuyền có khi có còn khoác thêm chiếc áo choàng trắng, trên
khăn có cài ba nén hương, bên hông có dắt tiền đò, rồi khi chèo thuyền xong, cô
lại cầm dải lụa để đi đo gió đo nước đo mây. Lúc cô an tọa người ta thường xin
cô thuốc để trị bệnh, vậy nên Cô Bơ ngự về thường hay làm phép “thần phù” để
ban thuốc chữa bệnh.”
-
Cô Sáu Lục Cung, Cô Sáu Sơn Trang.
" Cô cũng vốn là thánh cô nguyên tích là người Nùng ở đất Hữu Lũng, Lạng Sơn. Cô Sáu là người kề cận Chầu Lục Cung Nương nên cô mới được gọi là Cô Sáu Lục Cung hay còn có danh khác là Cô Sáu Sơn Trang. Khi nhân dân lập đền thờ phụng Chầu Bà, vẫn thỉnh Cô Sáu là cô trấn bản đền Lục Cung. Ngoài ra, theo một số tích cũ kể lại, Cô Sáu Lục Cung sinh thời là người con gái xinh đẹp nết na, lại có tài chữa bệnh, cô thường đi khắp rừng sâu núi thẳm để hái thuốc cứu người vậy nên khi hiển thánh, Cô Sáu vẫn thường được muôn dân tôn là tiên cô có tài chữa bệnh cứu người, dân chúng khắp nơi về cửa cô để xin thuốc tiên trị bệnh."
Trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô, Cô Sáu Lục Cung rất hay về ngự đồng. Các thanh đồng đạo quan thường thỉnh giá Cô Sáu Sơn Trang ngự đồng khi khai đàn mở phủ hay trong những dịp hầu vui, đón tiệc tiên thánh. Cô Sáu ngự đồng thường mặc áo lam hoặc áo tím chàm (ngắn vạt rộng tay). Cô ngự đồng khai cuông rồi múa mồi như các tiên cô trên Thượng Ngàn khác.
" Cô cũng vốn là thánh cô nguyên tích là người Nùng ở đất Hữu Lũng, Lạng Sơn. Cô Sáu là người kề cận Chầu Lục Cung Nương nên cô mới được gọi là Cô Sáu Lục Cung hay còn có danh khác là Cô Sáu Sơn Trang. Khi nhân dân lập đền thờ phụng Chầu Bà, vẫn thỉnh Cô Sáu là cô trấn bản đền Lục Cung. Ngoài ra, theo một số tích cũ kể lại, Cô Sáu Lục Cung sinh thời là người con gái xinh đẹp nết na, lại có tài chữa bệnh, cô thường đi khắp rừng sâu núi thẳm để hái thuốc cứu người vậy nên khi hiển thánh, Cô Sáu vẫn thường được muôn dân tôn là tiên cô có tài chữa bệnh cứu người, dân chúng khắp nơi về cửa cô để xin thuốc tiên trị bệnh."
Trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô, Cô Sáu Lục Cung rất hay về ngự đồng. Các thanh đồng đạo quan thường thỉnh giá Cô Sáu Sơn Trang ngự đồng khi khai đàn mở phủ hay trong những dịp hầu vui, đón tiệc tiên thánh. Cô Sáu ngự đồng thường mặc áo lam hoặc áo tím chàm (ngắn vạt rộng tay). Cô ngự đồng khai cuông rồi múa mồi như các tiên cô trên Thượng Ngàn khác.
-
Cô Chín Sòng Sơn, Cô Chín Thượng Ngàn.
Cô Chín Sòng Sơn :Còn gọi là cô Chín Giếng , một tiên cô tài phép , theo hầu Mẫu trong đền Sòng , lại có tài xem bói, lại có tài trị bệnh cứu người. Sau khi quy tiên, Vua truyền dân lập đền cô ở xứ Thanh Hóa , cách đền Sòng sơn không xa; ngay trước đền là chín giếng tự nhiên do cô cai quản . Khi ngự đồng cô mặc áo hồng nhạt màu đào phai , có lúc cô múa quạt tiến Mẫu , múa cờ tiến Vua , cũng có lúc cô thêu hoa dệt lụa , rồi lại múa cánh tiên.
Cô Chín Sòng Sơn :Còn gọi là cô Chín Giếng , một tiên cô tài phép , theo hầu Mẫu trong đền Sòng , lại có tài xem bói, lại có tài trị bệnh cứu người. Sau khi quy tiên, Vua truyền dân lập đền cô ở xứ Thanh Hóa , cách đền Sòng sơn không xa; ngay trước đền là chín giếng tự nhiên do cô cai quản . Khi ngự đồng cô mặc áo hồng nhạt màu đào phai , có lúc cô múa quạt tiến Mẫu , múa cờ tiến Vua , cũng có lúc cô thêu hoa dệt lụa , rồi lại múa cánh tiên.
-
Cô
Bé Bắc Lệ là người hầu kề cận của Chầu Bắc
Lệ, một chầu bà người Nùng trên Lạng sơn nhưng cũng chính là Mẫu Thượng ngàn hóa
thân. Cô mặc lễ phục dân tộc thiểu số mầu áo màu xanh (Nhạc phủ), trên đầu mang
khăn đẹp, có cài hoa, cổ đeo kiềng.
Hàng Cậu.
Giá cuối cùng của
buổi lễ là giá Cậu. Trong 10 Thánh hàng Cậu chỉ có cậu Ba Bơ và cậu Bé là nhập
đồng. Hai vị này là thánh nhỏ tuổi nên cách ăn mặc rất trẻ như đầu vấn khăn rìu,
ống quần với dải quần xà cạp, áo cánh ngắn, điệu bộ múa như múa lân, múa hèo đều
phù hợp với lứa tuổi của vị Thánh nhập đồng. Cậu Ba Bơ Thoải phủ mặc quần áo màu
trắng, vấn khăn rìu trắng. Cậu Bé Hoàng Quận Nhạc phủ (Đồi Ngang) thì mặc bộ quần trắng, áo
xanh, vấn khăn rìu xanh rất ngộ nghĩnh.
Cậu Ba Bơ Cậu Bé Hoàng quận Đồi Ngang
Trong
suốt thời gian các giá đồng, thường sau khi ông Đồng đã thực hiện các nghi thức
rồi ngồi xuống và sẽ ban phước lành cho những người muốn cầu xin cùng phát Lộc.
Những mẫu LỘC nhận được trong một buổi xem Lên Đồng tại Houston, Texas, USA
Buổi
hầu đồng đến đây coi như chấm dứt, Ông Đồng tung khăn, cởi bỏ lễ phục rồi đứng
dậy tươi cười vui vẻ chào và cảm ơn quan kháchđã tới dự, rồi mời khách lưu lại
hưởng lộc Thánh với bữa cơm do nhà Đền đãi.
còn tiếp...
Đàm Giang
Tháng 3, 2015
No comments:
Post a Comment