Đàm Giang biên soạn và chụp hình.
Hàng Chầu.
Trong số 12 vị
Thánh hàng Chầu, ông Đồng chỉ nhập có năm vị: Chầu Đệ I Thiên Phủ, Chầu Đệ Tứ Địa phủ, Chầu Lục Nhạc phủ, Chầu Mười Đồng Mỏ,
và Chầu Bé Bắc Lệ.
Căn cứ vào văn chầu và thần tích thì tất
cả các Thánh hàng Chầu đều là là nữ thần
đại diện và giúp việc cho Thánh Mẫu ở Tứ Phủ. Phần lớn trong số các vị Thánh hàng
Chầu có nguồn gốc là người dân sắc tộc thiểu số như Chầu Đệ I người Dao, Chầu Lục người Nùng, chầu
Mười người Tày nên trang phục của các vị
Thánh này rất đẹp, và ngay cả âm nhạc và
điệu múa như múa mồi, múa quạt, múa kiếm, v.v…đều mang sắc thái dân tộc thiểu số.
-
Chầu Đệ
Nhất Thượng Thiên. Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên được coi
là hoá thân của Mẫu Đệ Nhất. Chầu Bà vốn là Thiên Cung Tiên Nữ, con vua Ngọc
Hoàng, giáng hiện trong xứ Thanh giúp dân hộ quốc. Trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà,
bà là vị ở ngôi cao nhất, cai quản Thượng Thiên, nắm giữ sổ Tam Toà. Khi thanh
nhàn bà lại cùng các cô nàng hầu cận vui vẻ dạo chơi, giáng phúc cho dân. Cũng
có quan niệm cho rằng, bà còn là Quế Hoa Công Chúa (hay còn gọi là Chầu Quế,
khác với Mẫu Đệ Nhị) trên Thiên Cung, xuống Đồi Ngang Phố Cát, kề cận bên Mẫu
Liễu Hạnh.
Bà khá ít khi ngự đồng (đây cũng là đặc điểm chung của các vị thánh trên hàng Thượng Thiên), chỉ khi nào có tiệc khai đàn mở phủ, mà người ra trình đồng có toà lễ Tứ Phủ Chầu Bà Sơn Trang thì thường thỉnh bà về chứng toà đàn màu đỏ (gồm hình Chúa ( Chầu), đôi cô hầu cận cầm quạt, mười hai cô nàng, động chúa, thuyền thoi…). Khi ngự đồng thì chầu thường mặc áo màu đỏ thêu phượng (hoặc có thể là áo gấm).
Bà khá ít khi ngự đồng (đây cũng là đặc điểm chung của các vị thánh trên hàng Thượng Thiên), chỉ khi nào có tiệc khai đàn mở phủ, mà người ra trình đồng có toà lễ Tứ Phủ Chầu Bà Sơn Trang thì thường thỉnh bà về chứng toà đàn màu đỏ (gồm hình Chúa ( Chầu), đôi cô hầu cận cầm quạt, mười hai cô nàng, động chúa, thuyền thoi…). Khi ngự đồng thì chầu thường mặc áo màu đỏ thêu phượng (hoặc có thể là áo gấm).
Vì chầu là hoá thân của Mẫu Đệ Nhất nên nơi nào Mẫu ngự thì đều có thể coi là
đền chầu.
-
Chầu
Đệ Tứ Khâm Sai Lý Ngọc Ba Chiêu Dung
Công Chúa (daomauvietnam.blogspot. com
Sự
tích về người nữ anh hùng này được Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính ghi chép lại
trong cuốn “Di tích và đền miếu nữ danh nhân Việt Nam”
“Theo tài liệu thì tại xã Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang xưa (nay là xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội ) có ông tù trưởng tên là Đặng Công Thành kết duyên cùng bà Lý Thị Ngọc. Ông bà vốn là người tu nhân tích đức, luôn làm việc phúc cho nhân dân trong vùng. Ông bà sinh được 5 người con trai. Sau khi chồng mất bà ở vậy một mình nuôi dạy các con trưởng thành.
Nghe tin Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa, bà cùng các con cất quân về tụ nghĩa. Thấy mẹ con bà có khí phách phi thường thì Hai Bà Trưng mừng lắm và phong cho bà là Lý Thị Ngọc Ba – ý muốn tôn sùng lãnh tụ khởi nghĩa đứng đầu là Trưng Trắc, sau là Trưng Nhị và thứ ba là Lý Thị Ngọc Ba.
Sau khi tế cờ ở Hát Môn, Hai Bà Trưng xung trận, các đạo quân đều tả xung hữu đột, chống trận vang trời, quân Tô Định bị bại trận, nghĩa quân Hai bà thu phục được 65 thành.
Trưng Trắc xưng vua, Trưng Nhị được phong là Bình Khôi Công chúa và bà Lý Thị Ngọc Ba được phong là Chiêu Dung Công chúa. Sau chiến thắng, bà được Hai Bà Trưng thưởng tiền và phong cho vùng đất Kim Cốc làm đất thang mộc.
Để tưởng nhớ đến công lao của bà và các con nhân dân trong vùng lấy ngày mùng 6 tháng chạp hàng năm là ngày giỗ cùng là ngày hội của dân làng Kim Cốc. Dưới thời Lê Trung Hưng, vua đã từng cử đại thần về đây làm lễ dâng hương để tưởng nhớ công lao của bà và các con.
Công lao của bà như vậy nên bà đã được đưa vào hệ thống thánh Chầu trong Tứ phủ. Bà là Chầu đệ Tứ Khâm Sai.”
“Theo tài liệu thì tại xã Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang xưa (nay là xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội ) có ông tù trưởng tên là Đặng Công Thành kết duyên cùng bà Lý Thị Ngọc. Ông bà vốn là người tu nhân tích đức, luôn làm việc phúc cho nhân dân trong vùng. Ông bà sinh được 5 người con trai. Sau khi chồng mất bà ở vậy một mình nuôi dạy các con trưởng thành.
Nghe tin Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa, bà cùng các con cất quân về tụ nghĩa. Thấy mẹ con bà có khí phách phi thường thì Hai Bà Trưng mừng lắm và phong cho bà là Lý Thị Ngọc Ba – ý muốn tôn sùng lãnh tụ khởi nghĩa đứng đầu là Trưng Trắc, sau là Trưng Nhị và thứ ba là Lý Thị Ngọc Ba.
Sau khi tế cờ ở Hát Môn, Hai Bà Trưng xung trận, các đạo quân đều tả xung hữu đột, chống trận vang trời, quân Tô Định bị bại trận, nghĩa quân Hai bà thu phục được 65 thành.
Trưng Trắc xưng vua, Trưng Nhị được phong là Bình Khôi Công chúa và bà Lý Thị Ngọc Ba được phong là Chiêu Dung Công chúa. Sau chiến thắng, bà được Hai Bà Trưng thưởng tiền và phong cho vùng đất Kim Cốc làm đất thang mộc.
Để tưởng nhớ đến công lao của bà và các con nhân dân trong vùng lấy ngày mùng 6 tháng chạp hàng năm là ngày giỗ cùng là ngày hội của dân làng Kim Cốc. Dưới thời Lê Trung Hưng, vua đã từng cử đại thần về đây làm lễ dâng hương để tưởng nhớ công lao của bà và các con.
Công lao của bà như vậy nên bà đã được đưa vào hệ thống thánh Chầu trong Tứ phủ. Bà là Chầu đệ Tứ Khâm Sai.”
-
Chầu Lục
Cung Nương. Chầu Lục vốn là người Nùng (vì vậy nên có người còn gọi bà là Mế
Lục Cung Nương), con nhà lệnh tộc trên vùng Chín Tư, Lạng Sơn cũng dưới thời Lê
Trung Hưng.
"Tương
truyền, chầu vốn là tiên nữ trên Thiên Đình, chẳng may để rơi chén ngọc nên bị
trích giáng xuống trần gian. Chầu giáng sinh vào nhà họ Trần (cha họ Trần, mẹ
họ Hoàng) vốn là lệnh tộc trên miền Lạng Sơn,
được 19 năm thì mãn hạn về chầu Đế Đình, nhưng vì chầu còn thương nhớ
phụ mẫu nơi trần gian nên Ngọc Đế cho bà hiển thánh, cai giữ miền non ngàn sơn
trang, nơi rừng Chín Tư, Hữu Lũng. Cũng như Chầu Năm, Chầu Lục hiển ứng giúp
dân làm trồng trọt. Chầu Lục cũng là một trong các vị chầu danh tiếng trên ngàn
có lẽ bởi vì chầu rất hay bắt đồng. Cũng như Chầu Đệ Nhị, người ta cũng thường
hay thỉnh Chầu Lục về ngự đồng. Khi ngự đồng, chầu mặc áo màu lam (hoặc màu
chàm xanh), khai cuông rồi múa mồi."
-
Chầu Mười Đồng Mỏ. "Chầu Mười vốn là
người Tày, dưới thời Lê Thái Tổ Trung Hưng khởi binh chống giặc Minh. Chầu sinh
quán trong một gia đình có truyền thống đao cung ở đất Mỏ Ba (Đồng Mỏ), Lạng
Sơn. Sau này, chầu trở thành vị nữ tướng tài ba, tập hợp quân dân các dân tộc ở
đất Đồng Mỏ, giúp vua Lê đánh đuổi giặc Minh. Vua rất tin tưởng, giao cho chầu
trấn giữ các châu, nơi cửa ải Chi Lăng. Trong trận quyết chiến Chi Lăng, Xương
Giang, chầu đã lập chiến công, chém cụt đầu tên tướng giặc là Liễu Thăng. Kháng
chiến thắng lợi, bà được vua phong công, giao cho cai quản vùng Mỏ Ba, Đồng Mỏ,
trấn giữ ải Chi Lăng. Tại vùng Mỏ Ba, ba giúp dân lập xóm ấp làng bản, dạy dân
làm ăn, được già trẻ xa gần ai ai cũng mến phục. Đến cuối mùa thu thì chầu về
tiên."
-
Chầu Bé Bắc Lệ. "Chầu Bé vốn gốc
người Nùng, dưới thời Lê Thái Tổ, chầu giáng sinh xuống miền Bắc Lệ, Lạng Sơn. Chầu cũng là vị có công giúp dân, giúp
nước. Có tài liệu cho rằng Chầu Bé tuy là một vị chầu bà người Nùng trên Lạng
Sơn, nhưng chầu lại chính là do Mẫu Thượng Ngàn hóa thân, giúp vua Lê Thái Tổ
trong cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh, và sau này được vua phong là
Lê Mại Đại Vương. Vậy nên đôi khi Chầu Bé cũng được đồng nhất với Bà Chúa Sơn
Trang. Tương truyền, Chầu Bé có phép thần thông do Đức Thái Tổ ban quyền có thể
lay núi chuyển ngàn. Chầu rất nhân hậu, có việc dữ lành chầu đều mách bảo cho
người trần."
Ông Hoàng.
Sau hàng Chầu là
giá các Ông Hoàng. Cũng theo các bài văn chầu và điển tích dân gian, các Ông Hoàng
này là các Quan Văn (khác với quan Võ
trong hang Quan ở trên). Họ là nhũng người có công lao trong việc giúp dân và mở
mang đất nước. Ba Ông Hoàng nhập Đồng là Hoàng Ba Bơ, Ông Hoàng Bảy, và Ông Hoàng
Mười.
-
Ông
Hoàng Ba Bơ phò vua diệt giặc.
-
Ông
Hoàng Bảy. Ông là con trai thứ bảy của Bát Hải Đại Vương. Ông đáng giặc vùng Lạng
Sơn, Thất-Khê. Theo truyền thuyết ông làm quan trấn giữ Lào Cai, Yên Bái nên
mang tên Hoàng Bảy Bảo Hà. Khi nhập Đồng Ông mặc áo xanh biển đậm.
-
Ông
Hoàng Mười.
Khi về ngự đồng Ông Mười (thuộc Địa phủ) thường mặc áo vàng đầu đội khăn xếp vàng. Ông nổi danh có vóc dáng thanh nhã, hào phóng vui
vẻ, về ngự tấu hương rồi khai quang, lúc ông múa cờ xông pha chinh chiến, lúc lại
lại lấy quạt làm quyển thư, lấy bút gài đầu để đi bách bộ vịnh phú ngâm thơ.
Khi ông ngự không khí rất vui, cung văn tấu những điệu Hò Xứ Nghệ.
còn tiếp...
Đàm Giang
Tháng 3, 2015
No comments:
Post a Comment