Saturday, March 8, 2014

Tai Vách Mạch Dừng

Đàm Giang sưu tầm và ghi chép



Tai Vách Mạch Rừng.
Tai Vách Mạnh Dừng
Đã lâu đọc nhóm chữ (cụm từ)  “Tai vách mạch rừng”, và cả “tai vách mạch dừng” người viết vẫn thắc mắc về chữ rừngdừng. Mạch rừng chẳng có nghĩa chi hết? Chữ dừng nghĩa là gì?
Nay nhân đang viết về những chữ Hán việt có đồng âm và gây nhiều nhầm lẫn về phát âm nên viết một chút về “tai vách mạch rừng/dừng” này.

Đúng phải là tai vách mạch dừng                .
Từ điển Thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân (NXB Khoa học Xã hội, 1997) không có mục từ “tai vách mạch rừng”, chỉ có “tai vách mạch dừng” với hướng dẫn xem giảng nghĩa ở mục từ “dừng mạch vách tai”. Theo đó, “dừng mạch vách tai” nghĩa là: “Phải cẩn thận khi nói chuyện với người khác vì có thể lời nói của mình lọt vào tai người thứ ba. (Thường nói: Tai vách mạch dừng)”. Từ điển chua thêm: Dừng là nan tre hay nứa làm cốt để trát vách.

Người xưa làm vách nhà bằng đất với các thanh tre đan ngang dọc vào nhau để làm cốt, sau đó trát đất sét lên. Từ đó hình thành thành ngữ “dừng (có) mạch, vách (có) tai” và dần dần tỉnh lược thành “dừng mạch vách tai”.

Một quyển từ điển hồi đầu thế kỷ 20 là Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931:161): Câu tục ngữ Tai vách mạch dừng được ghi ở trang 504 của cuốn từ điển ấy và giải thích là nan để làm cốt vách.
Tấm hình sưu tầm trên internet cho thấy thanh tre đan ngang dọc làm cốt vách sau đó được trát lên với đất sét.

Trong dân gian thường hay sử dụng câu “Tai vách mạch dừng” để nhắc nhở việc cẩn thận trong nói năng kẻo có ngày lại bị thiệt hại đến bản thân, bị nhiều người bàn tán.


Ca dao có dẫn: 
Ở đây tai vách mạch dừng
Những điều bí mật xin đừng ba hoa

Nguyễn Du trong truyện Kiều cũng có câu :
Ở đây tai vách mạch dừng

Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi

No comments: