Nhà thờ Đức Bà Reims
Và Rượu Champagne.
Sóng Việt Đàm Giang biên soạn.
Reims, thành phố quan
trọng nhất vùng Champagne, nơi có Nhà thờ Reims và hệ thống hầm rượu nổi tiếng
của các nhà sản xuất. Sau khi đi thăm hầm rượu G.H. MUMM, chúng tôi đi thăm nhà
thờ Reims.
Nhà thờ Đức Bà Reims ( Notre-Dame
de Reims) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Reims, Pháp. Được xây
dựng từ thế kỷ 13, đây là một trong các nhà thờ cổ nhất và cũng là lớn nhất của
Pháp.
Nhà thờ Đức Bà ở Reims xây dựng xong vào năm 1272 trên nền một
giáo đường đã có trước đó từ năm 401. Nhà thờ Reims lại có vai trò quan trọng
trong lịch sử nước Pháp. Do ảnh hưởng quyền lực to lớn của các tổng giám mục
thành Reims cũng như là nơi cất giữ “bình nước thánh tôn vương”, đây là nơi đăng quang của 25 vị vua Pháp, vị
vua cuối cùng làm lễ đăng quang tại đây là vua Charles X (năm 1825).
Nhà thờ có kiến trúc cổng vòm kiểu Gothique, dưới những hàng
tượng thánh, có nhiều tượng bị tàn phá nặng, vết tích của thời cách mạng Pháp.
Với hơn 2,300 tượng thờ và tượng trang trí khắp chung quanh, Reims là nhà thờ
có nhiều tượng nhất ở châu Âu. Đặc biệt ngay phía trước có một thiên thần cười.
Thiên thần cười (Smiling Angel), còn được gọi là Nụ cười của Reims, là một tác phẩm điêu khắc mang tính biểu tượng nằm ở mặt tiền phía tây của nhà thờ. Thiên thần mỉm cười là tượng duy nhất có biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt, bởi vì thông thường các tác phẩm điêu khắc thiên thần thuộc thể loại này không có nét diễn tả trên khuôn mặt. Thần mỉm cười duy nhất này là thần được cho là mang lại hy vọng, niềm tin và sức mạnh để phục hồi cho mọi người bằng nụ cười.
Đầu của thần có nụ cười rơi xuống từ trên cao xuống sàn vỡ thành từng mảnh. Những mảnh vụn được thu nhặt và đuợc cất giữ trong hầm mồ của nhà thờ. Trong những năm kế tiếp 1915-16, những mảnh tượng vỡ vụn vẫn còn được tiếp tục thu thập. Tất cả đều được trữ trong hầm nhà thờ. Sau đó vào tháng 3 năm 1918, khi quân Đức mở một cuộc tiến công lớn vào thành phố Rheims, những đồ vật tàng trữ trong nhà thờ đổ nát, bao gồm cả các mảnh vỡ của bức tượng, đã được vận chuyển ra khỏi thành phố, và bị phân tán đi nhiều nơi khác nhau ở Paris.
Sau khi chiến tranh kết thúc, những mảnh
vụn của các bức tượng cuối cùng đã được thu hồi lại trở về nhà thờ Reims. Sau
nhiều ý kiến trái ngược (có nên phục hồi tượng không hay là cứ để nguyên dấu vết tàn phá chứng minh cho sự hủy
diệt của chiến tranh), thì tượng đã được phục hồi.
Vào trong nhà thờ,
chúng ta thấy có một đặc điểm khác của Nhà thờ là Vitrail du Champagne,
những cửa sổ kính màu lịch sử Champagne. Cửa sổ này bao gồm ba khung cao mười mét được nối với ba vòng kính tròn màu phía
trên đường kính 2.4 mét. Trong
ba
khung cửa sổ Champagne này, bạn có thể xem tất cả các câu chuyện về lịch sử sản xuất Champagne; những
người thợ trồng nho làm việc trong vườn nho, thu hoạch nho và cuối cùng là ép
nho và làm rượu trong các hầm chứa, công cụ trồng nho và sản xuất rượu vang và
cảnh quan của 44 làngvùng Champagne. Và còn có cả nhưng nhân vật quan hệ đến rượu nho Champagne như Dom Pérignon (ông thầy hầm rượu của Hautvillers), John the Baptist
(vị thánh bảo trợ của công nhân hầm rượu) và St Vincent (vị thánh của
những người trồng nho).
Cùng với ảnh hưởng trong thành phố, Ki tô giáo cũng sở hữu những lãnh địa lớn
trong đó có nhiều ruộng nho rất tốt, làm ra những thứ rượu rất ngon dùng trong
các thánh lễ. Và vào năm 1114, một vị giám mục tại đây đã soạn thảo một văn
kiện quy hoạch các ruộng nho thuộc quyền các tu viện và nhà thờ trong vùng
Champagne. Đây chính là thư tịch cổ xưa nhất (chứ không phải đạo luật 1927)
khai sinh vùng nho Champagne.
Nhưng dấu ấn của Thiên Chúa giáo đối với rượu champagne không
chỉ có vậy. Một số người tin rằng tác giả thứ rượu vang vàng sủi bọt mà ngày
nay không thể thiếu trong các dịp tiệc tùng là một thầy tu dòng Benedicte tên là
Dom Pérignon (1638-1715), nhưng thật ra không phải thế. Trước thời Dom
Pérignon, người ta vẫn làm ra rượu champagne bằng cách này hay cách khác, nhưng
Dom Pérignon được xem là người đã cải thiện quy trình làm rượu. Và phải đến đầu
thế kỷ 19 phương thức làm rượu methode champenoise mới được nhà Veuve Cliquot
hoàn thiện.
Dom Pérignon cũng là người phát minh ra kiểu vỏ chai dày dùng
đựng rượu champagne và chiếc nút bần (liège) nổi tiếng vẫn dùng đến ngày nay.
Rượu Champagne nổi tiếng Dom Pérignon, một loại vang cuvée của hãng
Moet & Chandon mang tên ông. Ông cũng là người đồng thời với vua Louis XIV
(1638-1715).
Đã nhiều thế kỷ trôi qua nhưng những ô kính vẽ những điển tích
trong Kinh thánh vẫn sáng màu rực rỡ. Không khí trong thánh đường thật tĩnh
lặng, khách tham quan trong sự im lặng tuyệt đối, như không muốn phá hỏng sự
trang nghiêm nơi 25 vị vua Pháp đã từng quỳ chịu lễ tôn vương.
Một chút lịch sử. Nhà thờ Reims, nhà thờ Paris và nhà thờ Chartres, là những nhà thờ nổi tiếng nhất thế giới. Tuy nhiên, nhà thờ Đức Bà Reims nổi bật về tỷ lệ tuyệt vời và vẻ đẹp lộng lẫy của nó; và đó là lý do mà Vua Louis IX, người trị vì nước Pháp , ra lệnh rằng tất cả các vị vua tương lai của Pháp sẽ phải được xức dầu thánh tại Nhà thờ Đức Bà. Và trong hơn 500 năm, họ đã làm đúng như thế.
Chắc chắn không ai bước vào nhà thờ mà không thấy một viên đá trắng hình vuông nhỏ, được đặt ngay lối dẫn vào chính điện mang hàng chữ:
ICI
SAINT REMI
BAPTISA CLOVIS
ROI DES FRANCS
Và từ đó, Reims đã chuyển đổi từ một trung tâm thương mại của khu vực thành một biểu tượng quyền lực cho tất cả người dân nước Pháp. Nhà thờ nhỏ phát triển thành một nhà thờ lớn hơn, và khi nó bị thiêu rụi vào năm 1211, công việc xây dựng Nhà thờ Đức Bà mới được bắt đầu ngay lập tức.
Một nguồn tài trợ. Vào ngày 3 tháng 5 năm 1924, John D. Rockefeller, Jr., đã viết thư cho Thủ tướng Pháp Raymond Poincaré để đề nghị chính thức hỗ trợ tài chính cho việc trùng tu một số di tích quốc gia của Pháp. Bản thân món quà đã tài trợ cho việc sửa chữa tại ba địa điểm riêng biệt: Nhà thờ Reims, Cung điện Versailles và Cung điện Fontainebleau. Nhưng Rockefeller và các nhân viên của ông luôn nhấn mạnh rằng điều quan trọng nhất trong ba công trình là việc trùng tu Nhà thờ Reims, một biểu tượng quốc gia được tôn kính của người dân Pháp.
Rất khó để chỉ ra một lý do duy nhất khiến John D. Rockefeller, Jr. quyết định
giúp khôi phục lại các di tích văn hóa Pháp. Chắc chắn món quà phù hợp với truyền
thống gia đình. Ngay cả trước khi kiếm được hàng triệu USD vào cuối thế kỷ 19,
John D. Rockefeller, Sr. đã dành một phần trăm đáng kể thu nhập của mình cho
các hoạt động từ thiện. Được thành lập vào năm 1913, Rockefeller Foundation là
cơ chế chính để thực hiện hoạt động từ thiện có tổ chức của Rockefeller. Nó hoạt
động trên toàn thế giới để hỗ trợ các sáng kiến giáo dục, y tế và sức khỏe cộng
đồng.
Các báo cáo về sự đóng góp đã bao quát góc độ biểu tượng này, nhấn mạnh vào Nhà thờ. Một bài báo New York Evening World vào ngày 30 tháng 5 năm 1924 có tiêu đề, “Rockefeller Jr. tặng 1,000,000 đô la, giúp khôi phục nhà thờ Reims.” Tiếp theo là một phụ đề nhỏ hơn, thông báo “$ 750,000 sẽ được sử dụng để sửa chữa các cung điện tại Versailles và Fontainebleau ($250,000 dành cho nhà thờ Reims).
Luật chi phối Sức
mạnh. Người phụ nữ dẫn đầu một con sư tử.
Thương mại. Người đàn ông đang ngồi trên một số kiện hàng
hóa.
Trên đế vua Louis XV
đứng còn có quốc huy bằng đồng của Pháp và của thành phố
Reims.
Thêm một chút về rượu champagne.
Kèm
theo dưới đây là nhãn hiệu một cổ chai rượu
Champagne từ Henri Abelé
với hình Thiên thần mỉm cười). Maison Abelé được thành lập vào năm 1757 đã có những đóng góp lớn vào việc phục hồi Nhà thờ Đức Bà Reims. Hãng rượu này cũng có rượi cuvée cao cấp
mang tên Sourire de Reims Brut và Sourire de Reims Rosé.
SV Đàm Giang biên soạn.
Bộ hình của người viết
October 06, 2020
No comments:
Post a Comment