Thursday, June 9, 2011

Những Địa Danh Mang Tên Cái I

Những địa danh mang tên Cái

Theo Vương Hồng Sển thì miền Nam có cỡ 160 địa danh mang tên Cái

Nước Việt Nam có hình chữ S, phía đông hoàn như toàn là giáp biển. Giao thông bằng đường thủy là phương tiện thích hợp nhất cho sự vận chuyển từ miền Bắc đến miền Trung và Nam từ thuở lập quốc. Sau này ngoài hệ thống giao thông đuờng bộ, hệ thống đường thủy ở miền Nam cũng phát triển nhiều và những địa danh mang tên Cái hiện hiện nhiều vô kể.
Bài viết ngắn này thử tìm hiểu và thu thập những địa danh mang chữ “Cái”.
Chữ CÁI có nghĩa ra sao?
Có nhiều cách giải thích về chữ cái một cách tổng quát, và cũng có một số địa danh được giải thích theo sự tích của vùng đó.
Chữ Cái được cho là chữ cổ của dân tộc Phù Nam, có nghĩa là sông con, vì hầu như tất cả địa danh trong Nam bộ bắt đầu bằng chữ cái đều nằm trên một con sông nhỏ, chảy ra một con sông lớn.
Nếu cho rằng chữ Cái xuất phát từ chữ Hán mà ra thì có hai chữ Cái đuợc đề cập đến.
Ý nghĩa chữ Cái

I.
Bộ 85 水 thủy
溉 cái, khái
(Động) Tưới, rót. ◎Như: quán cái 灌溉 tưới nước vào.
(Động) Giặt rửa.
溉 cái: nghĩa gốc là động từ như rót nước, khơi nước, dẫn nước (thủy lợi).
Nhưng tiếng Việt lại dùng như một danh từ với nghĩa là kênh, rạch.
Do đó có các địa danh gắn liền với sông nước vùng Cửu Long và các đất ven biển mang tên Cái, thí dụ như Cái Lân, (Quảng Ninh) Cái Mơn, Cái Bè, Cái Nước , v.v…

I I.
Cái cũng là một âm mang tính chất nguồn gốc, nâng đỡ, bao bọc.
Bộ 1 一 nhất
丏 diễn, cái
(Động) Che lấp không thấy.
(Danh) Tường ngắn ngày xưa dùng để tránh tên bắn.
Chữ Cái này hiểu như nghĩa mẹ= đàn bà cho nên có người cho rằng chữ Cái mang giống cái.

III.
Một âm khác với Cái 丐 có ý cầu khẩn
Bộ 1 一 nhất
丐 cái
(Động) Xin, cầu khẩn.
(Động) Cho, cấp cho. .
(Danh) Người ăn xin, người ăn mày. ◎Như: khất cái 乞丐 người ăn mày.

Dựa vào sự liên hệ giữa hệ thống sông lạch kênh với những địa danh mang tên Cái, chúng ta có thể cho rằng chữ Cái bắt nguồn từ chữ 溉 cái bộ thủy .

Sóng Việt Đàm Giang
***

No comments: