Thursday, June 9, 2011

Những Địa Danh Mang Tên Cái II

SV sưu tầm

Chúng ta thấy chữ Cái ở hai miền Nam Bắc khác nhau.

Dưới đây là bài viết do Conlele thu thập và mang lên trang Phuot.com với một số chi tiết nhân vật lịch sử vùng đó đã loại bỏ.
Được biết bài viết này đuợc lưu chuyển chính thức trên internet dưới tên của tác giả bài viết là Vương Kim Hùng (Úc châu)

http://www.dongnaicuulongucchau.org.au/tapsan01/subpages/nc_diadanhtencai.pdf


1. Miền Bắc có những địa danh mang tên Cái, là do hình dáng mà đặt tên như: Ðảo Cái Bàn,
Cái Bầu. Trong Vịnh Hạ Long có 2 đảo tên là: Cái Bầu, Cái Bàn. Cũng trong thành phố Hạ Long nầy, có một địa danh mang tên Cái Lân, tại đây cũng có một đền thờ gọi là Cái Lân.
Huyện Vân Ðồn có một thị tứ tên là Cái Rồng.
Ngoài khơi bờ biển Thị Xã Mong Cái, còn có một hòn đảo mang tên là Cái Chiên. Tất cả
những cư dân nầy sống bằng nghề đánh cá, hay kinh doanh ngành du lịch. Ðó là những địa
danh ở miền Bắc, còn miền Trung không có chữ Cái.

Trái lại ở miền Nam chúng ta thấy rất nhiều, ngoài những địa danh mang tên Cái đó, còn có Sông, Kinh, Rạch, Vàm cũng mang tên Cái. Ðôi lúc có những địa danh trùng với nhau.
2) Sau đây là những địa danh mang tên Cái ở miền Nam:
Tỉnh Tây Ninh, có một Vàm là Cái Răng nằm khoảng giữa từ Tây Ninh đến Bến Kéo. Ngoài ra còn có con Rạch tên là Cái Bác, nằm trong Xã Phước Vinh, Huyện Châu Thành. Con rạch nầy nối liền sông Vàm Cỏ Ðông chảy qua Kampuchia.

Tỉnh Long An, có Huyện Mộc Hóa với 2 địa danh Cái Nứa, Cái Ðôi. Cũng tại đây có con sông Vàm Cỏ Tây nhận nước từ con rạch Cái Rô chảy qua
Kampuchia. Long An còn có một Huyện nữa tên là Tân Hưng, có các địa danh mang tên Cái:
Cái Bát, Cái Môn, Cái Sách. Ðịa danh Cái Bát có con kinh Cái Bát chảy qua gặp con Rạch
Cái Cỏ rồi chảy vào Tỉnh Xvay Riêng Kampuchia.
Tỉnh Tiền Giang, tại Tiền Giang có một Huyện tên là Cái Bè
Ðịa danh Cái Bè nằm trên Quốc Lộ IV (Sài Gòn về Cà Mau) nổi danh qua những vườn cây
ăn trái như: Cam Mật, ổi Xá Lị, mận Hồng Ðào, vú sữa Hột Gà. Ðặc biệt có loại chuối Cái Bè
ăn rất ngon (mọc từ thân cây ra). Cái Bè có 2 địa danh mang tên Cái Thia và Cái Nưa. Tại đây
cũng có con Rạch Cái Thia chảy qua Ðồng Tháp Mười.
Qua Cái Bè bước sang Tỉnh Bến Tre chúng ta lại có Quận Ðôn Nhơn (bây giờ gọi là
huyện Chợ Lách). Nằm trên Cù Lao Minh với 2 địa danh mang tên Cái Mơn và Cái Nhum.
Hai địa danh nầy nổi tiếng có nhiều vườn trái cây, ở đây có vườn sầu Riêng của Ông Chín
Hóa trồng, rất nổi tiếng (hạt lép nhiều cơm, thơm ngon ngọt). Cư dân sống ở đây đều theo
đạo Công Giáo, tại đây có một ngôi giáo đường rất cổ, trước sân nhà thờ Cái Mơn, có một
cây cổ thụ to gọi là cây Thiên Tuế.
Cái Mơn cũng là nơi sinh của Trương Vĩnh Ký. Dưới bến đò Ðình Khao, có con Rạch tên là Cái Kè, khoảng từ Vĩnh Long đi chợ Lách. Cái Kè đi xuống một chút là tới Cái Muối, rồi qua gặp Cái Gà. Chợ Lách còn có một địa danh nữa tên là Cái Tắc thuộc Xã Hưng Khánh Trung, ngoài ra còn có cù lao tên là Cái Cát. Ngoài Cái Nhum ở chợ Lách., còn có một địa danh mang tên Cái Nhum nữa, là Cái Nhum, Huyện Mân Thít thuộc Tỉnh Vĩnh Long.
Tại Huyện Giồng Trôm thuộc Xã Hưng Lễ có một địa danh mang tên Cái Ða Trại. Nơi đây
đánh dấu bước chân của Nguyễn Ánh trốn chạy quân Tây Sơn, gần đó là Cái Mít Nguyễn
Ánh cũng tá túc thời gian ngắn. Huyện Thạnh Phú có địa danh Cái Cá thuộc Xã Mỹ Hưng. Ði
qua Mỏ Cày có con Rạch tên là Cái Gấm, nhận nước từ con sông Hàm Luông. Tại Quận Ba
Tri có điạ danh mang tên là Cái Bông, đây cũng là nơi sinh ra Cụ Phan Thanh Giản. Tại
Huyện Châu Thành có một Xã tên là Cái Nứa. Riêng tại Bến Tre ngay trung tâm thành phố
có 2 cây cầu tên là Cái Cối và Cái Cá.
Sau đây đến Vĩnh Long: Vào ngày 25-08-1960 cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã khánh
thành Khu Trù Mật Cái Sơn thuộc Tỉnh Vĩnh Long. Tại Huyện Bình Minh, tên địa phương
gọi là Cái Vồn. Thời Ðệ I Cộng Hòa có Tướng Trần Văn Soái (Phật Giáo Hòa Hảo) đặt bản
doanh tại đây. Ðây cũng là cửa ngỏ để đi Cần Thơ qua Bắc Bình Minh. Ðến Huyện Tam Bình có địa danh tên là Cái Cui, thuộc Xã Hòa Lộc. Ðây cũng là quê hương của giáo sư Phạm Hoàng Hộ (Cựu Viện Trưởng Viện Ðại Học Cần Thơ).

Huyện Vũng Liêm có Cù Lao Cái Dứa, thuộc Xã Thanh Bình.. Tại Thị Xã Vĩnh Long có con sông Cái Ca ở Phường 2 chảy qua Phường 1 rồi đổ ra sông Cổ Chiên cuối cùng chảy ra biển.
Nằm sát bên Vĩnh Long có Tỉnh Trà Vinh, đây là tỉnh có nhiều người Khmer ở, có tất cả 129
ngôi chùa Miên lớn nhỏ khắp nơi ở trong tỉnh. Tại huyện Duyên Hải có điạ danh Cái Cối
thuộc Xã Long Vĩnh và Cái Ðôi thuộc Xã Long Khánh.

Ði về hướng Sa Ðéc có một địa danh tên là Cái Tàu Hạ tức Quận Ðức Tôn (trước năm 1975)
nay đổi thành Huyện Châu Thành. Nơi đây có nhiều lò nung gạch, cung cấp gạch cho các
tỉnh miền Tây. Chữ Cái Tàu được hiểu là “con sông nước lạt”.

Huyện Lai Vung Sa Ðéc có con Rạch tên là Cái Mít thuộc Xã Vĩnh Thới. Con rạch nầy chảy
qua sông Hậu. Huyện Hồng Ngự có địa danh Cái Cái, là nơi tập trung dân chúng sống nhờ
vào nguồn thủy sản cá tôm tép, từ biển hồ của Kampuchia chảy qua. Gần Cái Cái còn có Cái
Tiêu, Cái Sơ nữa cũng trong Huyện Hồng Ngự. Chúng ta thấy thiên nhiên rất ưu đãi cho đồng
bào sống trong vùng sông Tiền, sông Hậu. Vì chính 2 con sông nầy là nguồn lợi kinh tế cho
đồng bào ở đây, ngoài nhiệm vụ cung cấp cá, tôm, nước ngọt dùng để làm ruộng, tưới nương
rẫy. Mỗi năm sau mùa nước nổi, chúng ta được một lớp đất phù sa mầu mỡ, dùng để trồng
trọt hay cày cấy. Bản chất đất không có làm biếng, chỉ có con người mới làm biếng.
“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”
Qua phần đất của sông Hậu có Tỉnh An Giang. Chúng ta thấy có địa danh Cái Tàu Thượng ở
Xã Mỹ An Hưng nằm trên đường từ bắc Cao Lãnh đi Chợ Mới. Từ Bắc Vàm Cống về Long
Xuyên có địa danh mang tên Cái Sơn. Trên đường Long Xuyên đi Châu Ðốc gặp một địa
danh tên là Cái Dầu, đây cũng là Huyện Châu Phú thuộc Tỉnh An Giang. Ða số người dân
sống ở đây (An Giang, Châu Ðốc) đều theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo, người sáng lập là Ðức
Huỳnh Phú Sổ.

Giáp ranh Tỉnh An Giang có Tỉnh Kiên Giang, tại đây có 2 con sông mang tên Cái Lớn và
Cái Bé. Hai con sông nầy xuất phát từ Tỉnh Chương Thiện chảy ra cửa biển Rạch Giá. Ðảo
Phú Quốc có quần đảo An Thới, trong đó có hòn đảo Cái Bàn thuộc Vịnh Thái Lan.
Quay về Hậu Giang chúng ta thấy có địa danh mang tên Cái Sắn, thuộc Xã Vĩnh Trinh
Huyện Thốt Nốt. Rời Cái Sắn chúng ta đến Cần Thơ sẽ gặp ngay chợ Cái Khế. Chợ nầy nằm khoảng giữa từ bến xe đến cầu Bắc Cần Thơ, có thể nói chợ Cái Khế là ngôi chợ lớn thứ nhì sau chợ Bến
Ninh Kiều của thành phố Cần Thơ. Hướng về Bến Ninh Kiều qua đường Hai Bà Trưng có
cây cầu Cái Khế bắc qua đường Nguyễn Trãi. Kế bên chân cầu là dinh của Ông Tướng Vùng
IV (Tướng Nguyễn Khoa Nam cùng Lê Văn Hưng đã tự sát vào thời điểm 30-04-1975). Sát
bên là hãng BGI (nước ngọt, nước đá) của Pháp trước năm 1975. Tại Cần Thơ còn có trung
tâm kỹ nghệ Cái Sơn Hàng Bàng. Là nơi sản xuất hàng thủ công nghệ và vật dụng gia đình.
Dọc theo bờ sông Hậu đi hướng về Ðại Ngãi lần lượt chúng ta thấy có những địa danh như:
Cảng Cái Cui (đang xây cất) Cái Sâu, Cái Gia, Cái Ðôi rồi đến Cái Côn.

Tại đây có một con Kinh gọi là Cái Côn để đi vô Phụng Hiệp, trước khi tới Phụng Hiệp gặp
nhau tại ngã bảy (7 con Kinh đi 7 hướng khác nhau). Cái Côn trước năm 1975 là quận Phong
Thuận. Sau 1975 là Xã An Lạc Tây thuộc Huyện Kế Sách, từ Cái Côn đi xuống sẽ gặp Cái
Cao, Cái Trâm, Cái Trưng, những địa danh nầy đều thuộc Quận Kế Sách. Tại Xã Nhơn Mỹ
có một con rạch để vô Huyện Kế Sách, được gọi là Vàm Cái Sách (theo lời ông Lê Công
Tiệp là người dân cố cựu ở Mương Khai - Trà Ếch, hiện Ông định cư ở Bass Hill Sydney).
Ðối diện Vàm Cái Sách là Cù Lao Quốc Gia, đã được cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
viếng thăm vào năm 1973.

Từ Cần Thơ đi xe xuống Sóc Trăng, sẽ gặp ngay một Huyện cách Cần Thơ 5 cây số. Ðó là
Cái Răng, tên Cái Răng nguyên là gốc chữ Miên đọc “carăng” nghĩa thật tên Cà Ràng. Cà
Ràng là tên cái lò làm bằng đất sét, được đặt ở bếp dùng để nấu ăn. Cái Răng là một Huyện
của Cần Thơ đứng hàng thứ nhứt về mọi mặt, có câu ca dao nói về Cái Răng:
“Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Ðiền,
Anh có thương em cho bạc cho tiền.
Ðừng cho lúa gạo xóm giềng họ hay”

Qua 3 câu ca dao trên chúng ta thấy cuộc sống của người dân Cái Răng và những vùng phụ
cận rất là sung túc của một thời trước 1975. Sau 1975 Cái Răng tách làm 2 Huyện: Châu
Thành A và Châu Thành. Huyện Châu Thành có con Kinh mang tên là Cái Dầu đổ ra sông
Hậu.

Ngoài ngôi chợ cố định, Cái Răng còn có một chợ nổi nữa. Ðó là chợ nổi nhóm trên sông,
đây là nét sinh hoạt đặc thù của người dân miền Tây. Chợ nổi nầy chủ yếu là bán trái cây,
rau, củ không giới hạn thời gian, ngày cũng như đêm đều có nhóm chợ. Trong vùng Cái Răng
còn có những ngôi chợ: Cái Chanh, Cái Muồng, Cái Da.
Từ Rạch Ðầu Sấu đi vô sẽ gặp Rạch Cái Sơn, rồi đổ qua Rạch Bình Thủy.
Rời Cái Răng đi xuống khoảng 15 cây số, sẽ gặp một địa danh mang tên là Cái Tắc. Tại Cái
Tắc có một ngã 3 nếu chạy thẳng sẽ tới Phụng Hiệp, còn theo hướng Lộ Tẻ dẫn tới Tỉnh
Chương Thiện. Chương Thiện là một Tỉnh nhỏ của Miền Tây.

Vùng Hỏa Lựu (Vị Thanh) có 2 địa danh mang tên Cái Sình, Cái Su; ở đây trồng rất nhiều
khóm.

Huyện Long Mỹ (Chương Thiện) còn có địa danh mang tên Cái Nhào, Cái Dứa. Ðây cũng là
chiến trường trước năm 1975, xảy ra những trận đánh giữa Sư Ðoàn 21 Bộ Binh với quân
Cộng Sản.

Từ Cái Tắc đi xuống sẽ gặp Tỉnh Sóc Trăng, nếu đi Long Phú sẽ gặp địa danh Cái Oanh nằm
ở gần cầu sắt Tân Thạnh (quê hương của Ðại Tướng Cao văn Viên). Ðối diện với Cái Oanh là
Cái Xe và Cái Ðường thuộc phần đất của quận Mỹ Xuyên.

Tại huyện Thạnh Trị (Phú Lộc) có Khu Trù Mật Cái Trầu thuộc Xã Tuân Tuất, ở đây cũng có
một con Kinh Cái Trầu chảy qua gặp Kinh Xáng Phụng Hiệp.
NgTrước khi tới Bạc Liêu khoảng chừng 5 cây số là Cái Dầy. Cư dân ở đây hay người dân ở
Bạc Liêu, đều biết đại điền chủ Trần Trinh Trạch. Ông là một trong những người giàu có ở
miền Nam, Ông có người con trai tên là Trần Trinh Huy ( Ba-Huy). Ông Trần Trinh Trạch là
người giỏi kiếm tiền, thì con trai ông lại giỏi ăn chơi. Ðúng với danh gọi là Công Tử Bạc
Liêu, không có chỗ nào mà thiếu vắng công tử, nếu chỗ đó là chốn ăn chơi nổi tiếng. Công
Tử Bạc Liêu thể hiện đúng cá tính con người miền Nam.

Tại Cái Dầy có nghĩa trang Trần Gia, Cậu Ba Huy cũng chôn cất tại đây (chết vào đầu tháng Giêng 1973).
Gần Cái Dầy có Cái Gia thuộc Xã Châu Hưng
Huyện Vĩnh Lợi Bạc Liêu.
nh TTừ Bạc Liêu đi xuống Cà Mau, chúng ta có Cái Tràm (Xã Long Thạnh, Huyện Vĩnh Lợi). Tại
Xóm Lung có con Kinh Cái Cùng, nhận nước từ Kinh Xáng Bạc Liêu rồi đổ ra biển Ðông.
Tại đây đồng bào sinh sống bằng nghề làm ruộng muối, trồng nhãn. Ðịa danh Cái Cùng nằm
trong Xã Long Ðiền Ðông A, Huyện Giá Rai. Ở đây có một câu chuyện rất thương tâm:

Sau ngày 20-07-1954 Hiệp Ðịnh Genève có ghi “tất cả mọi quân nhân Pháp đều phải rời khỏi
nước Việt Nam”, nhưng có một anh quân nhân Pháp có người vợ Việt Nam và 3 đứa con (2
trai, 1 gái) ở lại Ấp Mỹ Ðiền, Xã Long Ðiền Ðông để sinh sống. Hằng ngày anh quân nhân
nầy làm thuê làm mướn cho những người giàu có ở đây. Nhưng không may cho anh là vợ anh
bị bệnh, anh không dám đem vợ của anh đến bệnh viện Bạc Liêu để trị bệnh (vì bản thân anh
trốn ở lại Việt Nam). Sau đó vợ anh chết, anh đem chôn xác vợ ngay tại chòi của anh ở. Mỗi
ngày trước khi ăn cơm, 4 cha con dều dọn cơm cùng thức ăn ra trước phần mộ của vợ van
vái, sau đó 4 cha con mới ăn. Năm 1960 trong đợt hành quân của Sư Ðoàn 21 (Trung Ðoàn
33) đã gặp anh tại đây, bộ chỉ huy Sư Ðoàn 21 gọi điện về cho Quân Khu IV báo cáo sự có
mặt của anh quân nhân người Pháp nầy. Cuối cùng Tòa Ðại Sứ Pháp ở Sài Gòn lãnh anh
cùng 3 người con về Pháp. Bản thân anh cùng 3 người con không muốn về Pháp chỉ muốn ở
Việt Nam và sống chết cho quê hương Việt Nam. Nhưng đành gạt lệ để về Pháp.
rị Lần qua Huyện Hồng Vân có các địa danh: Cái Chanh, Cái Nhum. Ðây cũng có con Rạch Cái Chanh Lớn đổ về Huyện Phước Long. tạÐoạn đường từ Tắc Vân đến Cà Mau, có Cái Ngang ở gần đầu lộ Tân Thành. Cuối cùng chúng ta đến Cà Mau là nơi tận cùng của đất nước. Tại Huyện U Minh có con Rạch Cái Tàu, chảy ra biển Rạch Giá, cư dân ở đây trồng rẫy: Như khoai, đậu cùng vườn cây ăn trái. Bước qua Huyện Cái Nước, đây là huyện xung quanh toàn là những rừng đước. Cây đước giúp ích cho người dân rất nhiều như: Dùng làm cột nhà, cột để đóng đáy ngoài sông, biển. Còn dùng làm chất đốt như: Than, củi. Ngoài địa danh Cái Nước ra, còn có Cái Nhum thuộc Xã Hưng Mỹ, Cái Rô thuộc Xã Lương Thế Trân. Cái Ðôi Xã Phú Tâm còn có Cái Ðôi Vàm, đây là con sông đổ ra biển.

Huyện Ngọc Hiển (trước 1975 là Quận Năm Căn, tại đây có căn cứ Hải Quân, Hải Ðội 5
Duyên Phòng) ngoài ra còn có địa danh tên Cái Nải, chung quanh ở đây toàn là rừng đước.
Huyện Ðầm Dơi có Cái Keo thuộc Xã Quách Phẩm, đồng bào ở đây làm ruộng, trồng khoai
lang, khoai mì và đào ao nuôi cá. Cái Ngay ở Xã Thanh Tùng, có một sân chim rất lớn có đủ
loại chim: Như cò Quắm, Gương Sen, Chàng Bè. Tại Xã Tân Duyệt nổi danh qua nghề dệt
chiếu, đã được cố nghệ sĩ Út Trà Ôn ca bài “Tình Anh Bán Chiếu” của soạn giả Viễn Châu.
Ngoài ra còn có con Rạch Cái Bé, chảy ra biển Ðông.

Tên nước, tên địa danh gắn liền với triều đại, với chế độ. Tên có bị thay đổi hay không cũng
tùy thuộc vào sự tồn vong của chế độ đó. Mỗi một tấc đất là một tấc máu xương, của các bậc
tiền nhân, anh hùng liệt nữ trong công cuộc bảo vệ đất nước. Mỗi một địa danh là một chứng
tích lịch sử, dù tên gọi của nước, địa danh có thay đổi. Nhưng nước ta, dân tộc ta thì muôn
đời vẫn hiện hữu, là những kết quả tiếp nối của nhiều thế hệ, nhiều triều đại, nhiều chế độ đã
tích lũy gần 5000 năm giữ nước và dựng nước là thực tại có giá trị trường cửu.

No comments: